Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

đánh giá tình hình xuất nhập khẩu việt nam giai đoạn 2001 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.59 KB, 31 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính tất yêu của đề tài.
Vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX sự tan dã của Liên Xô đã phá vỡ hai thế
cực cảu nền kinh tế thế giới thiết lập nên thế đa cực và hình thành nên trật tự kinh
tế thế giới mới.
Nền kinh tế thế giới ngày càng diễn ra những biến đổi sâu sắc cả về chiều rộng
lẫn chiều sâu theo quy mô và theo cơ cấu gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế
của mỗi quốc gia và tới trật tự kinh tế thế giới nói chung. Nên kinh tế thế giới đa
cức được hình thành với các trung tâm kinh tế Mỹ, Nhật, Tây Âu, Đông Nam á, Mỹ
La Tinh diễn ra sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế. Điều này tạo điều
kiện cho các nước đang phát triển hội nhập vào nền kinh tế thế giới và tạo đà cho
sự phát triển đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức cho các nước đang phát triển.
Xu hướng của thế giới hiện nay là chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Các cường
quốc về kinh tế ngày càng quan tâm đến các nước nghèo và giúp đỡ các nước
nghèo phát triển kinh tế. Quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế ngày
càng diễn ra mạnh mẽ. Điều này đòi hỏi phải có sự giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau cùng
phát triển giữa các quốc gia trong khu vực, nhằm đứng vững trong sự cạnh tranh
khốc liệt của nền kinh tế thế giới. Toàn cầu hoá nền kinh tế là sự phát triển của sự
phân công lao động đến mức cao và chuyên môn hoá diễn ra sâu sắc giữa các nước,
nó góp phần làm giảm bớt sự cạnh tranh và tạo điều kiện cho các nước cùng phát
triển. Các nước trong khu vực tìm được tiếng nói chung, lợi ích chung tập hợp lại
thành khu vực kinh tế tự do như hiệp hội các nước ASEAN với AFTA, các nước
Bắc Mỹ với NAFTAS, các nước Nam Mỹ với MOCERSUR. Họ thực thi các chính
sách kinh tế với các nước ngoài khối về các vấn đề như xuất nhập khẩu, sản xuất
hàng hoá, thuế quan
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa là một hoạt động có vai trò quan trong thúc
đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, có vai trò quan trọng trong sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy
nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, bổ sung nguồn tư liệu sản xuất, và bổ sung quỹ
hàng hoá tiêu dùng, góp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện các
mục tiêu cơ bản về kinh tế - xã hội của đất nước.


Chớnh vỡ vy thỳc đẩy xuất nhp khẩu là một chủ trơng lớn trong sự nghiệp
công nghiệp hoá hiện đại hoá của Đảng và Nhà Nớc ta, điều này đã đợc khảng định
rõ trong Đại Hội lần thứ 8 và nghị quyết 01NQ/TW của Bộ chính trị về mở rộng và
nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, nhằm thực hiện chiến lợc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hớng công nghiệp hoá hớng về xuất khẩu, nâng cao năng lực xuất nhp
khẩu hiện tại.
Do ú chỳng em ó la chn ti: ỏnh giỏ tỡnh hỡnh xut nhp khu ca
Vit Nam giai on 2001 2012 lm ti nghiờn cu, giỳp nõng cao kin
thc v hiu bit ca bn thõn v ch : xut nhp khu Vit Nam. Mc dự ó
c gng hon thnh bi nghiờn cu tuy nhiờn do thi gian v nng lc bn thõn cú
hn, bi nghiờn cu ca chỳng em khụng trỏnh khi nhng sai sút chỳng em rt
mong nhn c s sa cha v úng gúp ý kin ca cụ cựng cỏc bn.
Chỳng em xin chõn thnh cm n!
2.Mc tiờu nghiờn cu.
- H thng húa c s lý lun ca hot ng xut nhp khu.
- ỏnh giỏ c thc trng hot ng xut nhp khu ca Vit Nam giai on
2001 2012.
- xut c nhng gii phỏp thỳc y hot ng xut nhp khu ca Vit
Nam trong thi gian ti.
3.i tng v phm vi nghiờn cu
3.1.i tng nghiờn cu.
Tỡnh hỡnh xut nhp khu hng húa ca Vit Nam
3.2.Phm vi nghiờn cu.
Giai on t nm 2001 n nm 2012.
4.Nội dung nghiên cứu.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luân nội dung nghiên cứu của bài tiểu luận bảo
gồm:
- Cơ sở lý luận của hoạt động xuất nhập khẩu.
- Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2012.
- Giải pháp thúc đấy hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong tương lai.

5.Phương pháp nghiên cứu.
5.1.Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp
+Dựa trên cơ sở kế thừa số liệu của tổng cục thống kê, tổng cục điều tra về tình
hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2012 qua các văn
bản, báo cáo.
+Tìm hiểu các văn bản pháp luật, quyết định, quy phạm, tiêu chuẩn liên quan
đến các vấn đề xuất nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam
5.2. Phương pháp xử lý số liệu.
+ Phương pháp thống kê: từ các số liệu thu thập được thống kê các thông tin có
liên quan đến tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2001 –
2012
+ Phương pháp so sánh: Từ số liệu tiến hành so sanh tình hình xuất nhập khẩu
theo từng lĩnh vực, theo từng giai đoạn để đưa ra những nhận xét phục vụ công tác
nghiên cứu.
.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ số liệu, tài liệu thu thập được, phân tích vấn
đề nhắm đưa ra những kết luận có độ tin cậy cao.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận của hoạt động xuất nhập khẩu .
1.Những khái niệm chung về hoạt động xuất nhập khẩu .
1.1.Một số khái niệm về hoạt động xuất- nhập khẩu.
Theo qui định về chế độ và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu thì hoạt độnh kinh doanh xuất nhập khẩu phải nhằm phục vụ nền kinh tế trong
nước phát triển trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng và thế
mạnh sẵn có về lao động, đất đai và các tài nguyên khác của nền kinh tế, giải quyết
công ăn việc làm cho nhân dân lao động, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và qui
trình công nghệ sản xuất, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá đất nước, đáp
ứng các yêu cầu cơ bản và cấp bách về sản xuất và đời sống, đồng thời góp phần

hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng và điều hồ cung cầu để ổn định thị truờng trong
nước.
Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Nó
không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua
bán phức tạp có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc
đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước
nâng cao mức sống của nhân dân. Xuất nhập khẩu là hoạt động dễ đem lại hiệu
quả đột biến nhưng có thể gây thiệt hại lớn vì nó phải đối đầu với một hệ thống
kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể trong nước tham gia xuất nhập khẩu
không dễ dàng khống chế được.
Xuất nhập khẩu là việc mua bán hàng hoá với nước ngoài nhằm phát triển
sản xuất kinh doanh đời sống. Song mua bán ở đây có những nét riêng phức tạp
hơn trong nước như giao dịch với người có quốc tịch khác nhau, thị trường rộng
lớn khó kiểm soát, mua bán qua trung gian chiếm tỷ trọng lớn,đồng tiền thanh toán
bằng ngoại tệ mạnh, hàng hoá vận chuyển qua biên giới cửa khẩu, cửa khẩu các
quốc gia khác nhau phải tuân theo các tập quán quốc tế cũng như địa phương.
Hoạt động xuất nhập khẩu được tổ chức thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều
khâu từ điều tra thị trường nước ngoài, lựa chọn hàng hoá xuất nhập khẩu, thương
nhân giao dịch, các bước tiến hành giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng tổ chức
thực hiện hợp đồng cho đến khi hàng hoá chuyển đến cảng chuyển giao quyền sở
hữu cho người mua, hoàn thành các thanh toán. Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ này phải
được nghiên cứu đầy đủ,kỹ lưỡng đặt chúng trong mối quan hệ lẫn nhau,tranh thủ
nắm bắt những lợi thế nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất, phục vụ đầy đủ kịp thời
cho sản xuất, tiêu dùng trong nước.
Đối với người tham gia hoạt động xuất nhập khẩu trước khi bước vào nghiên
cứu, thực hiện các khâu nghiệp vụ phải nắm bắt được các thông tin về nhu cầu hàng
hoá thị hiếu, tập quán tiêu dùng khả năng mở rộng sản xuất, tiêu dùng trong nước,
xu hướng biến động của nó. Những điều đó trở thành nếp thường xuyên trong tư
duy mỗi nhà kinh doanh xuất nhập khẩu để nắm bắt được .
1.2.Vai trò của xuất- nhập khẩu.

a) Vai trò của Nhập khẩu.
Nhập khẩu có vai trò quan trọng trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy
nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh
tế, bổ sung nguồn tư liệu sản xuất, và bổ sung quỹ hàng hoá tiêu dùng, góp phần ổn
định và cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện các mục tiêu cơ bản về kinh tế - xã
hội của đất nước. Quy mô, nhịp độ nhập khẩu tuỳ thuộc vào nhu cầu và thực lực
của nền kinh tế, trước hết vào quy mô, nhịp độ xuất khẩu. Cùng với việc đẩy mạnh
xuất khẩu, việc nhập khẩu cũng không ngừng tăng lên trong mối quan hệ cân đối
hợp lí. Các quốc gia đều có chính sách và cơ chế quản lí nhập khẩu phù hợp với lợi
ích và điều kiện cụ thể của nước mình. Kim ngạch nhập khẩu của một nước tăng
lên, có thể làm nảy sinh ảnh hưởng song trùng: mở rộng nhập khẩu, đáp ứng nhu
cầu xây dựng, sản xuất trong nước; nhưng kim ngạch nhập khẩu tăng lên quá nhiều,
có thể làm giảm thu nhập quốc dân, hạn chế nhu cầu tiêu dùng trong nước, ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế. Trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chính
sách nhập khẩu của Việt Nam là ưu tiên nhập khẩu thiết bị, công nghệ tiên tiến, vật
tư để phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá; bảo hộ sản xuất trong nước có chọn lọc, đúng mức, có hiệu quả.
b) Vai trò của Xuất khẩu.
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu :Để phục vụ cho sự nghiệp
công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ,cần phải có một nguồn vốn lớn để nhập
khẩu máy móc ,thiết bị ,công nghệ hiện đại .Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ các
nguồn :xuất khẩu ,đầu tư nước ngoài ,vay vốn ,viện trợ ,thu từ hoạt động du lịch
,các dịch vụ có thu ngoại tệ ,xuất khẩu lao động Xuất khẩu là nguồn vốn chủ yếu
để nhập khẩu .
Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế ,thúc đẩy sản xuất phát
triển .Xuất khầu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển.Xuất khẩu không chỉ
tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp cho việc gia tăng nhu cầu sản
xuất ,kinh doanh ở những ngành liên quan khác.Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng
thị trường tiêu thụ ,giúp cho Sản xuất ổn định và kinh tế phát triển.vì có nhiều thị
trường=>Phân tán rủi ro do cạnh tranh .Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng

cung cấp đầu vào cho sản xuất ,nâng cao năng lực sản xuất trong nước.Thông qua
cạnh tranh trong xuất khẩu ,buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản
xuất ,tìm ra những cách thức kinh doanh sao cho có hiệu quả ,giảm chi phí và tăng
năng suất .
Xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người
dân.Xuất khẩu làm tăng GDP,làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân,từ đó có tác
động làm tăng tiêu dùng nội địa->nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng .Xuất
khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong nền kinh tế ,nhất là trong ngành
sản xuất cho hàng hoá xuất khẩu ,xuất khẩu làm gia tăng đầu tư trong ngành sản
xuất hàng hoá xuất khẩu ->Là nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng .
1.3.Các nhân tố ảnh hướng đến hoạt động xuất nhập khẩu.
1.3.1.Các chính sách và quy định của Nhà nước.
Có thể nói các chính sách và quy định của nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động kinh doanh xuất khẩu. Thông qua việc đề ra các chính sách và quy định, Nhà
nước thiết lập môi trường pháp lý nhằm điều chỉnh các hoạt động của các doanh
nghiệp. Chúng ta có thể xem xét tác động của các chính sách đó dưới các khía cạnh
sau :
a. Tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái là giá cả tại đó ngoại hối được mua và bán. Tỷ giá hối đoái và chính
sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực hiện chiến lược hướng ngoại, đẩy
mạnh xuất khẩu. Một tỷ giá hối đoái chính thức (HĐCT) được điều chỉnh theo quá
trình lạm phát có liên quan gọi là tỷ giá hối đoái thực tế (HĐTT). Nếu tỷ giá hối
đoái chính thức là không đổi và tỷ giá hối đoái thực tế tăng lên thì, các nhà xuất
khẩu các sản phẩm sơ chế, là người bán theo mức giá cả quốc tế nằm ngoài tầm
kiểm soát của họ sẽ bị thiệt. Họ phải chịu chi phí cao hơn do lạm phát trong nước.
Hàng xuất khẩu của họ trở nên kém sinh lợi do ngoại tệ thu được phải bán lại với
HĐCT cố định không được tăng lên để bù lại chi phí sản xuất cao hơn. Các nhà
xuất khẩu các sản phẩm chế tạo có thể làm tăng giá cả xuất khẩu của họ để bù đắp
lại chi phí nội địa cao hơn, nhưng kết quả khả năng chiếm lĩnh thị trường sẽ giảm.
Họ chỉ có thể giữ nguyên mức giá tính theo ngoại hối và lợi nhuận thấp. Nếu tình

trạng ngược lại là tỉ giá HĐTT giảm so với tỷ giá HĐCT, khi đó sẽ có lợi hơn cho
các nhà xuất khẩu.
b. Thuế quan và quota :
Khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước tại thị trường xuất khẩu cũng
chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuế xuất khẩu và quota.
Thuế xuất khẩu có xu thế làm giảm xuất khẩu và do đó làm giảm nguồn thu ngoại
tệ của đất nứơc. Còn quota là hình thức hạn chế về số lượng xuất khẩu có tác động
một mặt làm giảm số đầu mối tham gia xuất khẩu trực tiếp, mặt khác tạo cơ hội
thuận lợi cho những người xin được quota xuất khẩu.
c. Các chính sách khác của nhà nước.
Các chính sách khác của nhà nước như xây dựng các mặt hàng chủ lực, trực tiếp
gia công xuất khẩu , đầu tư cho xuất khẩu, lập các khu chế xuất , các chính sách tín
dụng xuất khẩu, chính sách trợ cấp xuất khẩu cũng góp phần to lớn tác đọng tới
tình hình xuất của một quốc gia. Tùy theo mức độ can thiệp, tính chất và phương
pháp sử dụng các chính sách trên mà hiệu quả và mức độ ảnh hưởng của nó tới lĩnh
vực xuất khẩu sẽ như thế nào. Bên cạnh các chính sách trên, nhóm các chính sách
hỗ trợ mang tính thể chế - tổ chức, các khung pháp lý và hệ thống hành chính cũng
là một trong các nhân tố tác động trực tiếp tới họat động xuất khẩu của các doanh
nghiệp.
1.3.2.Nhân tố con người.
Con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động. Hoạt động xuất
khẩu hàng hoá phải nhấn mạnh tới nhân tố con người bởi vì nó là chủ thể sáng tạo
và trực tiếp điều hành các hoạt động, ảnh hưởng của nhân tố này thể hiện qua hai
chỉ tiêu chủ yếu nhất. Đó là tinh thần làm việc và năng lực công tác. TInh thần làm
việc được biểu hiện bởi bầu không khí trong doanh nghiệp, tình đoàn kết và ý chí
phấn đấu cho mục tiêu chung. Năng lực của nhân viên lại biểu hiện qua kỹ năng
điều hành, công tác các nghiệp cụ cụ thể và qua kết quả của hoạt động. Để nâng
cao vai trò nhân tố con người, các doanh nghiệp một mặt phải chú trọng đào tạo
cán bộ, công nhân viên, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ của họ, mặt khác, phải
quan tâm thích đáng đến lợi ích cá nhân, bao gồm cả lợi ích vật chất lẫn tinh thần.

1.3.3.Mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ngoại thương phụ thuộc rất lớn vào hệ thống
mạng lưới kinh doanh của nó.một mạng lưới kinh doanh rộng lớn, với các điểm
kinh doanh được bố trí hợp lý là điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện các hoạt
động như tạo nguồn hàng, vận chuyển , làm đại lý xuất khẩu một cách thuận tiện
hơn và do đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Nếu mạng lưới
kinh doanh là quá thiếu, hoặc bố trí ở các điểm không hợp lý sẽ gây cản trở cho
hoạt động kinh doanh làm triệt tiêu tính năng động và khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thương trường.
1.3.4.Khả năng cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp như vốn cố định bao gồm các máy móc,
thiết bị chế biến, hệ thống kho hàng, hệ thống phương tiện vận tải, các điểm thu
mua hàng , đại lý, chi nhánh và trang thiết bị của nó cùng với vốn lưu động là cơ sở
cho hoạt động kinh doanh.các khả năng này quy định quy mô và tính chất của hoạt
động kinh doanh xuất khẩu, và vì vậy cũng góp phần quyết định tới hiệu quả kinh
doanh. Rõ ràng là, một doanh nghiệp có hệ thống kho hàng hợp lý, các phương tiện
vận tải đầy đủ và cơ động, các máy móc chế biến hiện đại sẽ góp phần nâng cao
chất lượng hàng hóa và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Do vậy, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu một cách có tính khả thi
và hiệu quả hơn. Trong kinh doanh xuất khẩu, thông thường các doanh nghiệp
ngoại thương có cơ cấu vốn lưu động và cố định theo tỷ lệ 8:2 hoặc 7:3 là hợp lý.
Tuy vậy, việc tăng vốn cố định là cần thiết nhằm góp phần mở rộng qui mô kinh
doanh, cho phép xâm nhập và cạnh tranh trên thị trường lớn hơn.
2. Vụ Xuất Nhập Khẩu (XNK)
2.1. Về cơ chế chính sách ngoại thương
- Xây dựng, phổ biến, kiểm tra theo dõi thực hiện, kiến nghị,bổ xung, sửa đổi
các chính sách: thuế XNK, phí thuế quan, khuyến khích xuất khẩu, thưởng xuất
khẩu, buôn bán biên giới, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh, đổi hàng, tạm
xuất tái nhập, miễn thuế
- Chịu trách nhiệm tham gia với các vụ khác về các vấn đề có liên quan

2.2. Về chính sách mặt hàng
- Xây dựng các đề án các quy hoạch phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, quản
lý hàng nhập khẩu, bảo hộ hàng sản xuất trong nước,
- Xây dựng cơ chế quản lý hàng hoá XNK trong từng thời kỳ.
- Xây dựng kế hoạch hàng năm và dài hạn, phân giao chỉ tiêu xuất khẩu (XK),
nhập khập (NK) (nếu có), theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch, hàng tháng có báo
cáo tình hình thực hiện kế hoạch XK, NK hàng hoá, đề xuất các biện pháp bảo đảm
thực hiện kế hoạch.
- Tham gia góp ý kiến về các dự án phát triển sản xuất, XK của các bộ ngành
các tỉnh.
- Tham gia xác định cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, cân đối tiền
hàng, cán cân thương mại.
- Đánh giá hoạt động tổng kết của các doanh nghiệp XNK thuộc Bộ, ngành
các tỉnh, hướng dẫn hoạt động của họ.
- Chính sách đối với các thành viên kinh tế tham gia XK, chính sách và cơ chế
hoạt động của các hiệp hội ngành hàng.
- Phân tích sự biến động giá cả của thị trường thế giới, giá cả các trung tâm
giao dịch, giá cả các đối tượng cạnh tranh để cung cấp cho các doanh nghiệp XNK
ở Việt Nam.
- Theo dõi tình hình XNK với các nước (cung cấp thông tin thị trường, xác
định nhu cầu XNK và khả năng cạnh tranh về tiêu chuẩn hàng hoá, mở cửa thị
trường, hạn chế nhập siêu).
- Phát hiện chỉ đạo điều tra việc bán phá giá, trợ cấp phân biệt đối xử của các
nước đối tác, đề xuất biện pháp áp dụng.
- Tổng hợp các báo cáo, phối hợp giải quyết các kiến nghị, đề xuất của các
phòng quản lý XNK
- Tham gia xây dựng quy định về chất lượng hàng hoá XNK, kiểm tra hàng
hoá XNK quy định về nhãn sản phẩm, xuất xứ hàng hoá. Hàng hoá cho hội
chợ triển lãm, trưng bầy, tiếp thị, khuyến mại, quảng cáo.
2.3. Các phòng quản lý XNK

- Cấp giấy phép XNK, C/O và các loại giấy tờ khác theo quy định.
- Theo dõi phát hiện và phối hợp với tổ EU giải quyết các vấn đề liên quan đến
chống giấy phép giả và các giấy tờ liên quan đến bộ hồ sơ giấy phép giả.
- Phối hợp với tổ EU và với phòng thương mại và các văn phòng của Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ở các địa phương giải quyết các vấn đề liên
quan đến C/O
2.4. Phòng Tổng hợp
- Tổng hợp xây dựng cơ chế điều hành XNK hàng năm, theo dõi tình hình thực
hiện. Kiến nghị, bổ xung, sửa đổi.
- Tổng hợp xây dựng kế hoạch XNK hàng năm, dài hạn.
- Tổng hợp xây dựng báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch XNK tháng, quý, năm.
- Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thực hiện kế hoạch XNK.
- Tổng hợp các thông tin về XNK.
- Tổng hợp các vấn đề chung có liên quan đến công việc của các bộ phận, chuyên
viên trong vô. Theo dõi các việc phát sinh không thuộc các phần việc đã phân công
cho các bộ phận trong vô.
- Theo dõi tình hình XNK với các nước (cung cấp thông tin, xác định nhu cầu
XNK và khả năng cạnh tranh về tiêu chuẩn hàng hoá, mở cửa thị trường, hạn chế
nhập siêu )
- Văn thư, quản trị của Vụ
Chương 2: Thực trạng tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 –
2012.
1. Thực trạng tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007 ( Giai
đoạn trước khi Việt Nam gia nhập tổ chức )
1.1 Giá trị và tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu.
Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu không ổn định. Năm 2001,
tăng trưởng xuất nhập khẩu chỉ đạt 3,7% do tình tình kinh tế - chính trị thế giới
biến động. Chỉ số này đã được cải thiện vào năm 2002, và bứt phá trong hai năm
2003-2004. Sau khi suy giảm nhẹ vào năm 2005, tốc độ tăng trưởng tiếp tục giữ ở
mức cao, đặc biệt năm 2007 là 30%, cao nhất trong 7 năm của giai đoạn 2001–

2007. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 20,5%.
Năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 109.391 triệu USD, gấp 3,5 lần so
với
31.247 triệu USD của năm 2001
Đơn vị: Triệu USD,%
Năm Tổng kim ngạch
Trị giá Tăng
trưởng
2007 109.391 30,0
2006 84.215 21,6
2005 69.104 18,0
2004 58.578 29,0
2003 45.405 24,6
2002 36.452 16,7
2001 31.247 3,7
Nguồn: Bộ Công thương, Tổng cục Thống kê
1.2.Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu.
a. Nhóm hàng khoáng sản, nhiên liệu:
Năm 2007 chỉ riêng hai mặt hàng dầu thô và than đá đã chiếm gần 20% tổng kim
ngạch xuất khẩu cả nước. Sản lượng xuất khẩu dầu thô và than đá tăng trưởng
không ổn định.
khối lượng dầu thô xuất khẩu qua các năm khá ổn định, dao động trong khoảng 15-
20 triệu tấn, cao nhất là năm 2004 với khối lượng xuất khẩu 20,5. Khối lượng xuất
khẩu dầu thô chỉ tăng nhẹ trong những năm đầu của giai đoạn 2001-2007 rồi giảm
dần. Sở dĩ có sự sụt giảm này là do các mỏ dầu cũ dần cạn kiệt trong khi công tác
thăm dò và mua lại mỏ dầu mới của các nước khác không đạt nhiều tiến triển.
Kim ngạch xuất khẩu dầu thô giai đoạn 2001-2007 có xu hướng tăng dần theo thời
gian, cao nhất là năm 2007 với kim ngạch xuất khẩu đạt 8,59 tỷ USD. Tốc độ phát
triển bình quân là 118,35% và lượng tăng bình quân của kim ngạch xuất khẩu dầu
thô là 0,91 tỷ USD. So với năm 2001, giá trị xuất khẩu năm 2007 tăng them 5,67 tỷ

USD(274,79%). Mặc dù lượng xuất khẩu có giảm đi 0,3 triệu tấn (98,2%) nhưng
do giá dầu thô tăng mạnh thêm 336 $/thùng (gấp 3 lần) nên kim ngạch xuất khẩu
không giảm mà vẫn tăng theo xu hướng chung.
Để tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, trong những năm tới kim ngạch xuất
khẩu các mặt hàng này sẽ giảm dần.
b. Nhóm hàng nông lâm thủy sản
Trong vòng 7 năm 2001-2007, giá trị xuất khẩu các mặt hàng này đã tăng lên gần
gấp 3
lần. Đây là những mặt hàng chịu nhiều tác động của thị trường thế giới. Trong
những năm 2001-2003, do ảnh hưởng của kinh tế thế giới suy giảm, nhu cầu về
nông sản, thủy sản giảm làm giảm giá hàng loạt mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu tăng rất chậm trong giai đoạn này. Những năm còn
lại của giai đoạn 2001-2007, do tình hình kinh tế thế giới phục hồi và chi phí sản
xuất gia tăng; giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đã tăng nhanh.
Trong năm 2007, khối lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản có phần giảm hoặc
tăng
không nhiều. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu lại tăng rất cao so với năm 2006. Nguyên
nhân là giá nông sản thế giới đang trên đà lên giá. Đầu năm 2008, thế giới đối mặt
với cuộc khủng hoảng lương thực khi giá hầu hết các nông sản chính như: bắp, lúa
mì, gạo đều tăng gấp 2 -3 lần trong vòng chưa đầy hai năm.
*Tóm lại, do đã có quá trình phát triển lâu dài, đã khai thác phần lớn tiềm năng nên
hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam những năm qua có xu
hướng tăng trưởng chậm lại về khối lượng, nhưng vẫn gia tăng nhanh về giá trị do
giá cả thế giới có xu hướng tăng lên.
c. Nhóm hàng chế biến:
Đây là nhóm hàng gồm nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: dệt may, giày dép,
sản
phẩm cơ khí, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử, thủ công mỹ nghệ… Có thể
phân chia các mặt hàng này thành hai nhóm
+ Hàng chế biến chính: thủ công mỹ nghệ, dệt may, giày dép, thực phẩm chế biến,

hóa phẩm tiêu dùng, sản phẩm cơ khí – điện, vật liệu xây dựng, sản phẩm gỗ.
+ Hàng chế biến cao: điện tử và linh kiện máy tính, phần mềm.
(1) Dệt may, da giày:
Tình hình xuất khẩu dệt may, da giày của Việt Nam 7 năm qua luôn ổn định. Tốc
độ
tăng trưởng bình quân của ngành dệt may là 23%, da giày là 15,3%. Hai ngành này
có chung đặc điểm là sử dụng nhiều lao động, phù hợp với lợi thế lao động giá rẻ ở
Việt Nam. Những hạn chế của các ngành này là phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu
của nước ngoài (60%-70%), hao phí điện năng lớn.
(2) Sản phẩm gỗ
Các sản phẩm gỗ gia tăng giá trị xuất khẩu một cách đều đặn trong giai đoạn 2001-
2007. Trong vòng 7 năm, giá trị xuất khẩu tăng gấp 7 lần. Năm 2004 có tốc độ tăng
trưởng kỉ
lục 81%, qua đó đưa gỗ vào nhóm hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Gia
nhập WTO mở ra những thuận lợi và cả khó khăn cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu.
(3) Máy tính và linh kiện điện tử:
Ngành xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính đang ngày càng có vai trò
quan
trọng trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Nếu như không tính năm 2002 xuất
khẩu mặt
hàng này giảm đi do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới thì tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu bình quân của mặt hàng này giai đoạn 2003-2007 đạt 29,4%, cao nhất
trong số các mặt hàng chủ lực
*Tóm lại, vấn đề nan giải đối với các sản phẩm chế biến: dệt may, da giày, sản
phẩm gỗ, sản phẩm nhựa… là nguồn nguyên, phụ liệu phần lớn phải nhập khẩu từ
nước ngoài. Do vậy, giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu chưa cao, các doanh
nghiệp chưa thực sự chủ động trong việc kí kết các hợp đồng. Nhiều sản phẩm chế
biến còn mang tính chất gia công
1.3.Các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu
a. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu

Các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam theo thứ tự là: Mỹ, EU,
ASEAN,
Nhật Bản, Trung Quốc, Australia. Trong giai đoạn 2001-2007, Kim ngạch xuất
khẩu vào tất cả các thị trường trọng điểm đều tăng trưởng ấn tượng: xuất khẩu vào
EU tăng 2,8 lần, vào Nhật tăng 2,3 lần và vào ASEAN tăng 2,8 lần. Đáng chú ý
nhất là việc gia tăng xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Nếu như năm 2001, giá trị xuất
khẩu sang thị trường lớn nhất thế giới này chỉ là 1065,3 triệu USD, thì đến năm
2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 10,54 tỷ USD, xấp xỉ 10 lần năm 2001. Kết quả
này có được là nhờ Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ kí kết vào năm 2000 và có
hiệu lực vào cuối năm 2001.
Định hướng xuất khẩu của Việt Nam là đa dạng hóa thị trường, gia tăng xuất khẩu
sang
các nước châu Âu, châu Mỹ và giảm xuất khẩu sang các nước châu Á.
b. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu
Các đối tác Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất đều thuộc khu vực Đông Á: Trung
Quốc,
Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông. Năm
2001, Việt Nam nhập khẩu đến 73,7% hàng hóa từ các nước trên; đến 11 tháng đầu
năm 2007, con số này là 76,3%. Trong chính sách về cơ cấu thị trường nhập khẩu,
định hướng đƣa ra là giảm tỷ trọng nhập khẩu từ các nước châu Á xuống còn 55%
vào năm 2010. Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kì 2001-2010 còn đề cập
tới việc gia tăng nhập khẩu từ các thị trường công nghệ nguồn như Mỹ, EU, Nhật
Bản lên 40% vào năm 2010. Tuy nhiên, đến thời điểm này có thể thấy mục tiêu này
hoàn toàn không khả thi.
*Tuy hàng hóa của chúng ta xuất khẩu sang khoảng 200 nước và vùng lãnh thổ
nhưng kim ngạch xuất khẩu sang 40 thị trường lớn nhất đã chiếm đến 97% giá trị
xuất khẩu, 20 thị trường lớn nhất chiếm đến 90% giá trị xuất khẩu. Trong nhập
khẩu, Việt Nam mua đến 76,3% hàng hóa từ 8 đối tác lớn nhất.
Các đối tác xuất khẩu chủ yếu là các thị trường có công nghệ nguồn, trong khi các
đối

tác nhập khẩu chủ yếu lại là các thị trường không có công nghệ nguồn
Xuất nhập khẩu theo khu vực kinh tế và theo nhóm hàng
a. Theo khu vực kinh tế
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có giá trị xuất khẩu thấp hơn khu vực
kinh
tế trong nước vào những năm 2001-2002, xấp xỉ trong năm 2003 và vượt lên trong
những năm sau của giai đoạn 2001-2007. Điều này cho thấy khu vực sử dụng
vốn FDI có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm cao hơn khu vực trong nước.
Giai đoạn này còn chứng kiến sự xuất siêu của khu vực kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài và nhập siêu của khu vực kinh tế trong nước. Năm 2007, khu
vực kinh tế trong nước đã nhập siêu gần 19 tỷ USD và kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài xuất siêu hơn 6 tỷ USD.
b. Theo nhóm hàng
(1) Xuất khẩu
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2001-2006 nhóm hàng công
nghiệp
nặng và khoáng sản, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm,
thủy sản lần lượt là 18,4%; 22,2% và 15,2%. Như vậy, nhóm hàng Công nghiệp
nhẹ và Tiểu thủ công nghiệp gia tăng nhanh về giá trị và chiếm vai trò ngày càng
quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu quốc gia. Vai trò của nhóm hàng nông, lâm thủy
sản giảm đáng kể.
(2) Nhập khẩu
Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân của ba nhóm hàng: máy móc, thiết bị,
dụng
cụ, phụ tùng; nguyên, nhiên vật liệu; hàng tiêu dùng trong giai đoạn 2001-2006 lần
lượt là 17,4%; 25,9% và 19,3%. Sau 5 năm 2001-2006, cơ cấu nhập khẩu đã có
thay đổi theo hướng tăng dần tỉ trọng nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu, giảm tỉ
trọng hai nhóm hàng máy móc, thiết bị và hàng tiêu dùng.
1.4.Tình trạng nhập siêu:
Bảng 1: Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2001-2008

Đơn vị: Triệu USD,%
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng kim ngạch
Trị giá Tăng
trưởng
Trị giá Tăng
trưởng
Trị giá Tăng
trưởng
2007 48.561 22,0 60.830 37,0 109.391 30,0
2006 39.805 22,9 44.410 20,4 84.215 21,6
2005 32.223 21,6 36.881 15,0 69.104 18,0
2004 26.503 31,5 32.075 27,0 58.578 29,0
2003 20.149 20,6 25.256 27,9 45.405 24,6
2002 16.706 11,2 19.746 21,8 36.452 16,7
2001 15.029 3,8 16.218 3,7 31.247 3,7
2000 14.483 25,5 15.637 34,5 30.120 30,0
Nguồn: Bộ Công thương, Tổng cục Thống kê
Nhập siêu xảy ra liên tục trong cả giai đoạn 2001-2007. Ngoại trừ năm 2005 có giá
trị
nhập siêu giảm nhẹ, các năm còn lại giá trị nhập siêu tăng liên tục, đặc biệt năm
2007 vừa qua tăng gần 2,5 lần. Đây là mức tăng kỉ lục trong thời gian qua. Tỉ lệ
nhập siêu trên tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 cũng cao kỉ lục: 25,82%, cao
nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Tình hình 2 tháng đầu năm 2008 đã cho thấy
nhập siêu đến gần 4,3 tỷ USD, bằng 49,2% kim ngạch xuất khẩu
xuất khẩu tăng trưởng khá nhanh đã góp phần quan trọng bảo đảm nhập siêu luôn
ở mức dưới 20% kim ngạch xuất khẩu cho tới trước năm 2007. Tổng kim ngạch
nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2001 - 2005 ước là 130 tỉ USD, so với tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa bằng khoảng 118%. Thời gian 2002 - 2003, nhập khẩu
tăng với tốc độ cao hơn xuất khẩu, nhưng sang năm 2004, tốc độ tăng trưởng nhập
khẩu đã chậm hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, tình hình này tiếp tục cho tới hết

năm 2006. Điều này cho phép cải thiện lớn cán cân thương mại, nhập siêu chỉ còn
dưới 5 tỉ USD, bằng 14,4% kim ngạch xuất khẩu của năm 2005 và 12,1% của năm
2006.
vấn đề đáng quan ngại nhất hiện nay là xuất khẩu tăng chậm hơn nhiều so với
nhập khẩu đã làm trầm trọng thêm tình trạng nhập siêu của Việt Nam. Từ năm
2007 đến nay, xu hướng diễn biến của nhập siêu đã đảo chiều so với xu hướng cải
thiện tốt của giai đoạn 2004 - 2006, khi mà tốc độ tăng xuất khẩu luôn cao hơn tốc
độ tăng nhập khẩu. Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên của
WTO, xuất khẩu hàng hóa vẫn duy trì được tốc độ cao trên 22% nhưng nhập khẩu
lại tăng tới 37%. Kết quả là nhập siêu lên tới 12,4 tỉ USD, tương đương với 25,7%
tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.
2.Thực trạng tình hình xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam 2008-2012. ( Giai đoạn
sau khi Việt Nam gia nhập WTO)
Trong các năm trở lại đây, tuy kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn,
thách thức nhưng hoạt động xuất nhập khẩu vẫn đạt kết quả cao, vượt trội cả về
quy mô xuất khẩu và tốc độ tăng từng năm. Tốc độ tăng xuất khẩu cao hơn tốc độ
tăng của nhập khẩu, nhập siêu đã giảm và về kim ngạch tuyệt đối, cả về tỷ lệ
nhập siêu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2012 ước đạt 228 tỷ USD (tăng
12,1% so với năm 2011)
Xuất khẩu:Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (KNXK) uớc đạt 114,6 tỷ USD,
tăng 18,1% so với năm 2011. Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong
nước chiếm tỷ trọng 44,1% đạt 50,6 tỷ USD. Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 55,9% đạt 64 tỷ USD.
Dệt may hiện là ngành xuất khẩu số 1 của Việt Nam với kim ngạch năm 2012 đạt
trên 15 tỷ USD (chiếm 13% tổng kim ngạch xuất khẩu), trong đó xuất khẩu sang thị
trường Mỹ chiếm 50% và sang Nhật Bản chiếm 10%. Hiệp định TPP được ký sẽ
giúp ngành dệt may tiếp cận thị trường Mỹ với mức thuế suất 0% so với mức thuế
trên 7% hiện nay. Như vậy, mức kim ngạch sang thị trường này sẽ không dừng lại ở
mức 7,5 tỷ USD năm 2012.
Da giày hiện là ngành xuất khẩu lớn thứ 5 với kim ngạch năm 2012 đạt 7,2 tỷ USD

(chiếm 6,3% tổng kim ngạch xuất khẩu), trong đó xuất khẩu sang thị trường Mỹ
chiếm 31%, sang Nhật Bản chiếm 5%. Hiệp định TPP sẽ giúp ngành da giày tiếp
cận thị trường Mỹ với mức thuế suất 0% thay vì trên 12% hiện nay. Như vậy, mức
kim ngạch sang thị trường này sẽ không dừng lại ở mức 2,24 tỷ USD năm 2012.
Thủy sản (chủ yếu cá tra, cá ba sa, tôm) hiện là ngành xuất khẩu lớn thứ 6 với kim
ngạch năm 2012 đạt gần 6,2 tỷ USD (5,4% tổng kim ngạch xuất khẩu), trong đó
xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm 17%, sang Nhật Bản 12%. Nếu Hiệp định TPP
được ký, thuế của Mỹ áp cho thủy sản Việt Nam sẽ chỉ còn từ 0% tới 6%.
Đồ gỗ là ngành xuất khẩu lớn thứ 8 với kim ngạch xuất khẩu năm 2012 là trên 4,6
tỷ USD (chiếm 4% tổng kim ngạch xuất khẩu). Với Hiệp định TPP, thuế của Mỹ áp
cho đồ gỗ Việt Nam sẽ là 0%, tạo điều kiện cho Việt Nam tăng mạnh xuất khẩu đồ
gỗ sang Mỹ.
1.1 Tình hình xuất nhập khẩu:
1.1.1.Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu.
Với nhiều biện pháp tăng cường kiểm soát để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng
tiêu dung chưa cần thiết hoặc trong nước đã sản xuất được, nhiều mặt hàng có khối
lượng nhập khẩu giảm so với năm 2010
Tổng kim ngạch nhập khẩu (KNNK) hàng hóa tính ước đạt 113,8 tỷ USD tăng
6,59%
so với cùng kỳ năm 2011, trong đó khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
ước đạt 60 tỷ USD, chiếm 52,7% tổng KNNK cả nước, tăng 22,95%; kim ngạch
nhập khẩu của khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 53,8 tỷ USD,
chiếm 47,3%, giảm 7,1% so năm 2011.
Bảng 3: Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta trong năm 2012(tỷ USD)
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ
tùng
16,04
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và
linh kiện
13,1

Điện thoại các loại linh kiện 5,04
Xăng dầu các loại 8,96
Nhóm hàng nguyên liệu, phụ liệu
ngành dệt may, da giày
12,49
Phân bón các loại 1,69
Sắt thép các loại 5,97
Chất dẻo nguyên liệu 4,8
Thức ăn gia súc và nguyên liệu 2,46
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2012 đạt
16,04 tỷ USD, tăng 3,2% so với năm 2011, trong đó khối các doanh nghiệp FDI đạt
8,57 tỷ USD, tăng 30% và khối các doanh nghiệp trong nước đạt 7,47 tỷ USD,
giảm 14,6%.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này
năm 2012 đạt 13,1 tỷ USD, tăng 67% về số tương đối và tăng 5,26 tỷ USD về số
tuyệt đối so với năm 2011. Khối các doanh nghiệp FDI nhập khẩu gần 11,58 tỷ
USD, tăng 78% và khối các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 1,53 tỷ USD, tăng
4,1%.
Điện thoại các loại và linh kiện: Tính đến hết năm 2012, cả nước nhập khẩu 5,04 tỷ
USD, tăng 85,3% so với năm2011.
Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này trong năm 2012 chủ yếu từ các thị trường:
Trung Quốc 3,43 tỷ USD, tăng 96,4% và chiếm 68% kim ngạch nhập khẩu của cả
nước; Hàn Quốc 1,33 tỷ USD, tăng 78,8%; Singapore 76,4 triệu USD ; Đài Loan
(Trung Quốc) 59,5 triệu USD, tăng 36,1%… so với năm 2011.
Xăng dầu các loại: Tính đến hết năm 2012, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả
nước là 9,2 triệu tấn, giảm 13,8% so với năm 2011 với trị giá gần 8,96 tỷ USD,
giảm 9,3%.
Nhóm hàng nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may, da, giày: Tổng kim ngạch nhập
khẩu nhóm hàng này trong năm 2012 đạt gần 12,49 tỷ USD, tăng 1,8% so với năm
2011. Trong đó trị giá nhập khẩu vải là 7,04 tỷ USD, tăng 4,6%; nguyên phụ liệu

dệt may da giày 3,16 tỷ USD, tăng 7,1%; xơ sợi dệt là gần1,41 tỷ USD, giảm 8,4%
và bông là hơn 877 triệu USD, giảm 16,7%.
Trong năm qua, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhập khẩu
7,81 tỷ USD, giảm nhẹ 0,9% và các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 4,67 tỷ
USD, tăng 6,5% so với năm 2011.
Phân bón các loại: Tính đến hết năm 2012, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước
là 3,96 triệu tấn, giảm 6,9%, trị giá là 1,69 tỷ USD, giảm 4,8% so với năm 2011.
Trong đó nhập khẩu nhiều nhất là phân SA với 1,16 triệu tấn, tăng 30,1%; phân
Kali là 839 nghìn tấn, giảm 11,4%; phân DAP là 759 nghìn tấn, tăng 21,7%; phân
Ure là 504 nghìn tấn, giảm 55,4%; phân NPK: 341 nghìn tấn, tăng 9,4% và phân
bón loại khác là 357 nghìn tấn, tăng 2,5% so với năm 2011.
Sắt thép các loại: Tính đến hết năm 2012, tổng lượng nhập khẩu sắt thép của Việt
Nam là 7,6 triệu tấn, tăng 3,0%, kim ngạch nhập khẩu là 5,97 tỷ USD, giảm 7,2%.
Trong đó, lượng phôi thép nhập khẩu là 444 nghìn tấn, trị giá đạt 278 triệu USD,
giảm 49,4% về lượng và giảm 51,8% về trị giá so với năm 2011.
Chất dẻo nguyên liệu: Tính đến hết năm 2012, cả nước nhập khẩu gần 2,74 triệu
tấn chất dẻo nguyên liệu, trị giá đạt 4,8 tỷ USD, tăng 7,1% về lượng và tăng nhẹ
0,9% về trị giá so với năm 2011.
Việt Nam nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu chủ yếu từ các thị trường: Ả rập Xê út
với gần 569 nghìn tấn, tăng 16%; Hàn Quốc gần 516 nghìn tấn, tăng 17,1%; Đài
Loan 382 nghìn tấn, tăng 2,8%; Thái Lan 298 nghìn tấn, tăng 11,8… so với năm
2011.
Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này năm 2012
đạt 2,46 tỷ USD, tăng 3,5%; trong đó nhập khẩu khô dầu đậu tương đạt 1,26 tỷ
USD, giảm 1,8% so với năm 2011.
1.1.2. Cán cân xuất nhập khẩu.
Năm Kim ngạch Việt Nam Cán cân
thương mại
Xuất khẩu Nhập khẩu
2008 62,7 80,7 -18

2009 57 69,9 -12,9
2010 72,2 84,8 -12,6
2011 96,3 105,7 -9,4
2012 114,6 114,3 0,3
tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu đang có xu hướng giảm dần qua các năm và cụ thể là
hết năm 2012 thì lần đầu tiên sau 20 năm cán cân thương mại thặng dư 780 triệu
USD. Đây là một tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, cũng cần thận trọng trong việc nhìn
nhận tình hình này bởi vì có thể giá xuất khẩu tăng khi nhu cầu thế giới hặc mức
giá thế giới tăng, nhưng nếu cấu trúc xuất nhập khẩu không thay đổi thì căn bản –
chuyển dịch từ các mặt hàng nông lâm nghiệp, tài nguyên thiên nhiên, thâm dụng
lao động, giá trị gia tăng thấp sang các mặt hàng giá trị cao và vì thế là nền kinh tế
sẽ liên tục chịu những cú sốc thất thường về giá trên thị trường thế giới.
Cấu trúc cán cân thương mại của Việt Nam vẫn chưa có những thay đổi căn bản:
Nhập siêu tập trung ở khu vực kinh tế trong nước. Nhập siêu chủ yếu từ Trung
Quốc. và nhập siêu hàng hóa trung gian chiếm tỷ trọng lớn.
Bảng 4: Cán cân thương mại theo khu vực kinh tế từ năm 2008 – năm 2012.
Năm Cán cân thương mại theo khu vực kinh
tế
Khu vực trong
nước
Khu vực FDI
2008 -14,5 -3,4
2009 -10,9 -1,9
2010 -9,8 -2,8
2011 -8,9 -11
2012 -3,1 3,5
Về cán cân thương mại phân theo khu vực kinh tế, khu vực kinh tế trong nước có
mức
thâm hụt tương đối. Tính đến hết ngày 15/12/2012 nhập siêu của khu vực này là 3,1
tỷ USD.

Còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt thặng dư thương mại ước tính là 3,5 tỷ
USD.
Như vậy để giải quyết vấn đề nhập siêu thì giải pháp phải hướng tới là nhằm khắc
phục nhập siêu ở khu vực kinh tế trong nước Về cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu,
xuất khẩu chủ yếu tập trung vào các mặt hàng nông lâm nghiệp, các mặt hàng
thâm dụng lao động và các tài nguyên thiên nhiên chẳng hạn như dầu thô, than đá,
gạo, xăng dầu … Nhập khẩu cũng tập trung và các mặt hàng làm đầy vào cho hoạt
động sản xuất phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu chẳng hạn như xăng dầu, chất dẻo,
vải, sắt thép, điện tử, máy tính và linh kiện, máy móc thiết bj, dụng cụ, phụ tùng
khác.
1.2 Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD của Việt Nam qua các năm vẫn
là:
EU, Hoa Kì, Nhật Bản, Úc, Trung Quốc , Nga và các nước thành viên trong
ASEAN.Trong đó Hoa Kì, EU và Nhật Bản luôn là đối tác xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam kể từ năm 2008 đến nay. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu qua các thị
trường tăng mạnh qua các năm. Cụ thể:
EU là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Kết thúc năm 2012, kim ngạch
xuất
khẩu ước đạt 20 tỷ USD tăng 21,3% so với năm 2011. Tốc độ tăng trưởng nhanh ,
đạt 21,4% năm 2010, và 45% năm 2011. Mặt hàng chủ lực mà Việt Nam xuất khẩu
sang thị trường EU vẫn là dệt may, gỗ và các sản phẩm về gỗ
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, chiếm 18% tổng kim ngạch
xuất
khẩu . Kết thúc năm 2012, kết quả xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ khá khả
quan, đạt khoảng 19 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng đạt 17%so với năm 2011. Với
kết quả này, bước sang năm 2013 Hoa Kỳ vẫn là một trong số các thị trường xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam.
Nhật bản là thị trường Châu Á mà Việt Nam xuất siêu khá lớn trong các năm gần
đây.

Tuy kim ngạch xuất khẩu giảm vào năm 2009, tuy nhiên tình hình đã khôi phục vào
năm 2010 và tăng mạnh vào năm 2011,năm 2012 đạt 13,9 tỷ USD tăng 23,3%.
ASEAN đạt 17,8 tỷ USD, tăng 28%; Trung Quốc đạt 14,2 tỷ USD, tăng 11,1%;
Hàn

×