SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN THI: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 150 phút ( Không kể giao đề)
Đề thi gồm 05 câu, 01 trang.
Câu 1. (2,0 điểm)
a. Em hiểu thế nào là chí tuyến? Nếu trục Trái đất nghiêng 77 033' thì các chí tuyến nằm
ở vĩ tuyến nào?
b. Trình bày và giải thích sự thay đổi nhiệt độ không khí trên Trái Đất.
Câu 2. (2,0 điểm)
a. Dựa vào bảng số liệu sau hãy nhận xét và giải thích về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc
vào Nam của nước ta.
Địa điểm
Lạng Sơn
Hà Nội
Huế
Đà Nẵng
TP. Hồ Chí Minh
Nhiệt độ
21,2
23,5
25,1
25,7
27,1
TB năm
0
( C)
b. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy phân tích ảnh hưởng của khí
hậu đến địa hình và sông ngòi của nước ta.
Câu 3. (1,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 15) và kiến thức đã học:
a. Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta.
b. Tỉ lệ dân thành thị phản ánh quá trình đô thị hóa nước ta diễn ra như thế nào?
Câu 4. (3,0 điểm)
Dựa vào Átlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a. Trình bày cơ cấu ngành công nghiệp nước ta .
b. Phân tích ảnh hưởng của tự nhiên nước ta đối với sự phát triển ngành thủy sản.
Câu 5. (2,0 điểm)
Cho bảng số liệu về tình hình sản xuất lúa cả năm của nước ta.
Năm
2000
2002
2005
2007
Tiêu chí
Diện tích (nghìn ha)
7666
7504
7329
7207
Sản lượng (triệu tấn)
32,5
34,4
35,8
35,9
Năng suất (tạ/ha)
42,4
45,8
48,8
49,8
a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng các tiêu chí sản xuất lúa của nước ta (năm
2000 là 100%).
b. Qua bảng số liệu và biểu đồ, nhận xét và giải thích về tình hình sản xuất lúa của
nước ta giai đoạn trên.
---------------Hết---------------(Thí sinh được sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam xuất bản từ năm 2009 để làm bài)
Họ và tên thí sinh: ………………………………............ SBD:..................................
Giám thị 1: ..……….................................Giám thị 2: ...................................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
Câu
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN: ĐỊA LÍ 9
(Hướng dẫn gồm 05 câu, 03 trang)
Hướng dẫn chấm
a. (0.5đ)
- Chí tuyến: là những đường mà ở đó có ánh sáng Mặt Trời chiếu
vuông góc với mặt đất vào các ngày hạ chí và đông chí.
- Nếu trục Trái đất nghiêng 77 0 33' thì các chí tuyến nằm ở vĩ
tuyến: 900 - 77 0 33' = 12 0 27'
b.Trình bày và giải thích sự thay đổi nhiệt độ không khí (1.5đ)
- Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ:(Biểu hiện: nhiệt độ
giảm dần từ xích đạo về 2 cực).
+ Do: Trái đất hình cầu, góc chiếu sáng của Mặt Trời đến Trái
Đất giảm dần từ xích đạo về 2 cực.
1
(2,0 điểm)
2
(2,0 điểm)
- Nhiệt độ không khí thay đổi theo vị trí gần hay xa biển:(Biểu
hiện: càng gần biển mùa đông càng ấm, mùa hạ càng mát).
+ Do: Đặc tính hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt của đất và nước khác
nhau.
- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao: ( Biểu hiện: càng lên
cao nhiệt độ càng giảm - TB: lên cao 100m giảm 0,6 0C)
+ Do: Khi Mặt Trời chiếu sáng lớp không khí dày đặc sát mặt đất
nở ra, bốc lên cao giảm nhiệt độ. Mặt khác, lớp không khí ở dưới
thấp chứa nhiều bụi và hơi nước nên hấp thụ được nhiều nhiệt
hơn lớp không khí loãng trên cao.
a (1,0 điểm)
- Nhận xét: Nhiệt độ trung bình năm ở nước ta tăng dần từ Bắc
vào Nam (Dẫn chứng)
- Giải thích:
+ Do lãnh thổ nước ta kéo dài theo nhiều vĩ độ (theo chiều Bắc Nam).
+ Càng vào Nam càng gần xích đạo nên góc chiếu của tia Mặt
Trời càng lớn vì vậy lượng nhiệt nhận được càng nhiều.
+ Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc càng vào Nam càng yếu dần
và từ dãy Bạch Mã vào Nam ít chịu ảnh hưởng của gió này.
b (1,0 điểm)
- Ảnh hưởng tới địa hình: (0.5đ)
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm làm cho đất đá bị phong hóa
mạnh mẽ tạo nên lớp vỏ phong hóa dày, vụn bở.
+ Lượng mưa lớn tập trung theo mùa làm xâm thực mạnh ở địa
hình đồi núi và bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông, nước mưa
hòa tan đá vôi tạo nên dạng địa hình Cacxtơ độc đáo.
Điểm
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
- Ảnh hưởng tới sông ngòi: (0.5đ)
+ Lượng mưa lớn hình thành nhiều sông, sông ngòi nhiều nước.
Mưa theo mùa khiến dòng chảy cũng phân theo mùa. Sông có
một mùa nước đầy vào thời kì mưa nhiều và một mùa nước cạn
vào thời kì ít mưa.
+ Mưa lớn làm cho địa hình dễ bị xói mòn nhưng sông ngòi lại
mang nhiều phù sa.
+ Mùa mưa chậm dần từ B-N
3
(1,0 điểm)
4
(3,0 điểm)
a. Nhận xét (0.5đ)
- Thời kì 1985-2003, số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước
ta liên tục tăng. (Dẫn chứng).
- Tỉ lệ dân thành thị còn thấp(Dẫn chứng).
b. Tỉ lệ dân thành thị phản ánh quá trình đô thị hóa nước ta
diễn ra như thế nào? (0.5đ)
- Tỉ lệ dân thành thị tăng liên tục, chứng tỏ nước ta đang trong
quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.
- Số dân thành thị chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu dân số phản
ánh trình độ đô thị hóa còn thấp, phần lớn đô thị thuộc loại vừa
và nhỏ.
a. Đặc điểm cơ cấu ngành công nghiệp nước ta (1.0đ)
- Hệ thống công nghiệp của nước ta có sự tham gia của đủ thành
phần kinh tế(Nhà nước, ngoài nhà nước, có vốn nước ngoài).
- Nước ta có cơ cấu ngành công nghiệp rất đa dạng với đủ các
ngành thuộc các lĩnh vực( Dẫn chứng).
- Một số ngành công nghiệp trọng điểm đã được hình thành: CN
chế biến lương thực thực phẩm, CN cơ khí điện tử, CN khai thác
nhiên liệu, CN vật liệu xây dựng….
- Sự phát triển của các ngành này có tác động thúc đẩy sự tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
b. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên nước
ta đối với sự phát triển ngành thủy sản (2.0đ)
* Thuận lợi:
- Nước ta có vùng biển rộng để đánh bắt và nuôi trồng
- Có nhiều ngư trường lớn ( Hải Phòng- Quảng Ninh, Bà RịaVũng Tàu- Ninh Thuận- Bình Thuận, Cà Mau- Kiên Giang, QĐ
Trường Sa- Hoàng Sa.
- Có diện tích sông ngòi ao hồ lớn để đánh bắt, nuôi trồng thủy
sản nước ngọt.
- Diện tích đầm phá lớn ven biển để nuôi trồng thủy sản nước
măn, lợ...
- Khí hậu nóng, ẩm quanh năm thuận lợi cho khai thác và nuôi
trồng.
- Nguồn thủy sản nước ta rất phong phú cả về số lượng và trữ
lượng các loài.
* Khó khăn
- Khí hậu diễn biến thất thường, nhiều dịch bệnh.
- Có nhiều thiên tai: (lũ lụt, bão, các đợt gió mùa đông bắc).
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Xử lí số liệu (0.5đ)
- Bảng tốc độ tăng trường các chỉ tiêu sản xuất lúa
nước ta
(Đơn vị %)
Năm
2000
2002
2005
5
(2,0
điểm)
Tiêu chí
Diện tích
Sản lượng
Năng suất
100,0
100,0
100,0
97,8
105,8
108,0
0,5
95,6
110,1
115,0
Vẽ biểu đồ(1.0đ)
Vẽ biểu đồ 3 đường biểu diễn, xuất phát từ mốc năm
2000 là 100% (Các biểu đồ khác hoặc vẽ mà không xử
lí số liệu thì không cho điểm)
- Biểu đồ đủ tên, ghi chú, đảm bảo thẩm mĩ.
(Nếu thiếu tên biểu đồ, chú thích hoặc chia khoảng
cách trên trục hoành không hợp lí thì trừ mỗi lỗi
0,25đ).
Nhận xét và giải thích(0.5đ)
- Diện tích liên tục giảm cả về số lượng và tỉ trọng
(DC: Diện tích giảm 459 nghìn ha và tỉ trọng giảm từ
100% năm 2000 xuống còn 94,0% năm 2007.
- NN: diện tích trồng lúa chuyển sang làm đất thổ cư,
chuyên dùng và do chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
- Năng suất và sản lượng lúa liên tục tăng cả về số
lượng và tỉ trọng (Dẫn chứng)
NN: Do áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất (lai
tạo giống mới, sử dụng thuốc trừ sâu, phấn bón...).
Sản lượng lúa tăng nhanh, diện tích trồng giảm nên
năng suất lúa tăng.
---------------Hết--------------
1,0
0,25
0,25
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 9 NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN THI: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 150 phút ( Không kể giao đề)
Đề thi gồm 05 câu, 01 trang
ĐỀ DỰ BỊ
Câu I (2,0 điểm)
a. Trình bày và giải thích sự phân bố nhiệt độ không khí theo vĩ độ địa lí.
b. Vì sao ở vùng cực ít mưa?
Câu II (2,0 điểm)
Dựa vào át lát Địa lí Việt Nam và kiến đã học hãy:
a. Nêu những điểm khác nhau của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây
Bắc và Bắc Trung Bộ.
b. Giải thích vì sao ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ tính chất nhiệt đới bị giảm sút
mạnh mẽ?
Câu III (1,0 điểm)
Cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã
hội? Cần có biện pháp gì để khắc phục những khó khăn này?
Câu IV (3,0 điểm)
a. Hiện nay sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta diễn ra như thế nào?
b. So sánh qui mô, cơ cấu của trung tâm công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và Hà
Nội.
Câu V (2,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1999 - 2010.
(Đơn vị: Triệu USD)
Năm
1999
2003
2007
2010
Xuất khẩu
11541,4
20149,3
48561,4
72236,7
Nhập khẩu
11742,1
25255,8
62764,7
84868,6
Tổng số
23283,5
45405,1
111326,1
157105,3
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai
đoạn 1999 – 2010.
b. Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra những nhận xét cần thiết.
----------------------Hết---------------------Họ và tên thí sinh:...............................................................Số báo danh:.....................................
Chữ ký của giám thị 1:........................................Chữ ký của giám thị 2:.....................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
HẢI DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM
LỚP 9 NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN THI: ĐỊA LÍ
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Câu
Hướng dẫn chấm
I
(2 Điểm)
a. Trình bày và giải thích sự phân bố nhiệt độ không khí
theo vĩ độ địa lí.
- Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm.
Nguyên nhân là do càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của Mặt
Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ.
- Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt năm càng tăng.
Nguyên nhân là càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng
và chênh lệch thời gian chiếu sáng càng lớn. Ở vĩ độ cao mùa
hạ đã có góc chiếu sáng lớn lại có thời gian chiếu sáng dài
(dần tới 6 tháng ở cực). Mùa đông góc chiếu sáng nhỏ (dần tới
không) thời gian chiếu sáng lại ít dần (6 tháng đêm ở cực)
b. Ở vùng cực ít mưa vì:
- khu vực khí áp cao, không có gió thổi đến
- Nhiệt độ không khí thấp, không khí không bốc lên được
Câu
II
(2 Điểm)
Điểm
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,25đ
0,5đ
Hướng dẫn chấm
Điểm
Điểm khác nhau của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc
Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất
cả nước.
- Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn:
- Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Có tiết mưa ngâu.
0,25
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
- Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình.
- Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm:
- Ảnh hưởng của gió Phơn Tây Nam khô nóng nên ít mưa
(mùa hạ). Mùa mưa chậm dần từ Tây Bắc xuống Bắc Trung
Bộ
Giải thích:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ tính chất nhiệt đới giảm sút
mạnh mẽ vì:
- Ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc, miền nằm ở vị
trí tiếp giáp với khu vực ngoại chí tuyến và á nhiệt đới Hoa
Nam.
- Miền có địa hình thấp, các dãy núi có hướng vòng cung mở
rộng về phía bắc và Đông Bắc nên gió mùa Đông Bắc tác động
mạnh mẽ.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
- Thuận lợi: Theo cơ cấu dân số theo độ tuổi thì dân số nước ta
trong độ tuổi lao động khá cao, bảo đảm có nguồn lao động
dồi dào cho việc phát triển kinh tế của đất nước. Ngoài ra hàng
năm dân số nước ta vẫn tăng thêm 1 triệu người tạo thêm
nguồn lao động dự trữ lớn.
- Khó khăn: Tuy số lao động dồi dào, nguồn dự trữ lao động
lớn song trong điều kiện sản xuất còn thấp kém, đất nước vừa
thoát khỏi chiến tranh chưa lâu nên mức phát triển kinh tế
chưa đáp ứng được nhu cầu đời sống của một số dân quá đông.
Ngoài ra còn gây nhiều bất ổn về xã hội và bảo vệ môi trường.
- Giải pháp khắc phục khó khăn :
+ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ; mở mang nhiều
khu công nghiệp, nhà máy ; kêu gọi đầu tư các doanh nghiệp
trong và ngoài nước để giải quyết nạn dư thừa nhân công, tạo
nhiều việc làm cho người lao động.
+ Nhà nước có chính sách hợp lí về xuất khẩu lao động sang
các nước công nghiệp tiên tiến, vừa giảm bớt sức ép về thất
nghiệp, vừa tạo điều kiện cho người lao động tiếp thu, học hỏi
kĩ thuật, nâng cao tay nghề.
0,25
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
IV
(3 Điểm)
a. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta diễn ra như
thế nào? (1,0đ)
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của công cuộc
đổi mới nền kinh tế nước ta. Thể hiện ở 3 mặt:
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành (diễn giải)
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ (diễn giải)
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế (diễn
giải)
III
(1 Điểm)
b. So sánh qui mô cơ cấu ngành CN của trung tâm CN Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (2,0đ)
* Giống nhau:
- Quy mô: Đều là 2 trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất
cả nước (Giá trị sản xuất trên 120 nghìn tỉ đồng)
- Cơ cấu ngành của 2 trung tâm đều rất đa dạng với nhiều
ngành chung như CN chế biến LTTP, CN sản xuất ô tô...
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0.25
0.25
* Khác nhau:
- Quy mô: Hà Nội có quy mô nhỏ hơn TP Hồ Chí Minh
+ Hà Nội là trung tâm CN lớn thứ 2 cả nước với giá trị sản
xuất chiếm khoảng 2-10% so với cả nước.
+ TP Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước
với giá trị sản xuất chiếm khoảng trên 10% so với cả nước.
- Cơ cấu ngành CN: TP Hồ Chí Minh có cơ cấu ngành đa dạng
hơn so với Hà Nội và hướng chuyên môn hóa của 2 trung tâm
khác nhau khá rõ rêt.
+ Hà Nội có 9 ngành CN ( kể tên) trong đó hướng chuyên môn
hóa là các ngành CN truyền thống như: Chế biến LTTP, cơ
khí...
+ TP Hồ Chí Minh có 12 ngành CN ( kể tên) trong đó có nhiều
ngành công nghiệp hiện đại như điện tử, đóng tàu, nhiệt điện
bằng khí...
Câu
V
(2 Điểm)
Hướng dẫn chấm
a. Vẽ
Lập bảng xử lí số liệu ( 0,5 điểm)
Bảng cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn
1999 – 2010 (%)
Năm
1999
2003
2007
Xuất khẩu
49,6
44,4
43,6
Nhập khẩu
50,4
55,6
56,4
Tổng số
100
100
100
- Vẽ biểu đồ miền:
Đảm bảo tính chính xác, khoa học, thẩm mỹ (Có đủ các
yếu tố: Tên biểu đồ, chú giải, số liệu, chia khoảng cách
năm) (1,0 điểm).
b. Nhận xét ( 0,5 điểm)
- Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu có sự thay đổi. Hướng chung
là: Giảm tỉ trọng giá trị xuất khẩu, tăng tỉ trọng giá trị nhập
khẩu. Tỉ trọng giá trị nhập khẩu luôn lớn hơn tỉ trọng giá trị
xuất khẩu.
- Sự thay đổi cơ cấu khác nhau theo thời gian: Từ 1999 - 2007,
tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm, tỉ trọng giá trị nhập khẩu tăng.
Từ 2007 - 2010, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng, tỉ trọng giá trị
nhập khẩu giảm.
----------------------Hết----------------------
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Điểm
0,5
1,0
0,25
0,25