Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.64 KB, 18 trang )

Giảng viên: GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc

LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, người đã
cho tôi những lời động viên, lời khuyên chân thành và lời chỉ dẫn tận tình, để giúp tôi
hoàn thành bài tiểu luận. Qua lớp học, tôi cảm nhận được tình cảm, tâm huyết và trách
nhiệm mà cô đã dành cho công việc của mình, cho việc đào tạo những cán bộ quản lý
giáo dục ở hiện tại cũng như trong tương lai, góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo
dục và đào tạo nước nhà.
Trong thời gian giới hạn và sự nắm bắt kiến thức chưa thật sự sâu sắc, nên bài
tiểu luận tôi trình bày sẽ còn những hạn chế nhất định. Vì vậy tôi kính mong cô quan
tâm góp ý giúp tôi, bài tiểu luận được hoàn thiện và có tác dụng tích cực khi tôi ứng
dụng vào thực tiễn tại đơn vị mình trong thời gian tới.
Chúc cô và gia đình luôn dồi dào sức khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn.

Học viên: Nguyễn Tấn Phát


Giảng viên: GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc

MỤC LỤC
Câu 1: Đồng chí hãy chứng minh văn hóa nhà trường mạnh, tích cực sẽ nâng cao
chất lượng dạy học? .......................................................................................................1
1. Khái niệm văn hóa, văn hóa tổ chức, văn hóa nhà trường ....................................1
1.1 Khái niệm văn hóa .............................................................................................. 1
1.2 Khái niệm văn hóa tổ chức .................................................................................1
1.3 Khái niệm văn hóa nhà trường ..........................................................................2
2. Chứng minh văn hóa nhà trường mạnh, tích cực sẽ nâng cao chất lượng dạy
học ...................................................................................................................................2
2.1 Biểu hiện văn hóa mạnh, tích cực trong một nhà trường ............................... 2


2.2. Văn hóa tích cực sẽ nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường ............2
2.2.1. Văn hóa góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.......2
2.2.2. Văn hóa nhà trường tạo động lực làm việc ..............................................3
2.2.3. Văn hóa nhà trường kiểm soát, điều chỉnh hành vi.................................3
2.2.4. Văn hóa nhà trường hạn chế tiêu cực và xung đột ..................................3
2.2.5. Văn hóa nhà trường ảnh hưởng trực tiếp đến các thành viên ...............4
Câu 2: Hãy mô tả nhận diện ra văn hóa nhà trường/đơn vị mình. Những điểm
mạnh và yếu. Trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp để khắc phục hạn chế đó và
phát huy những điểm mạnh của đơn vị mình? ...........................................................6
1. Giới thiệu khái quát tình hình trung tâm giáo dục thường xuyên Bến Cát.........6
1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 6
1.2 Tổ chức bộ máy ...................................................................................................6
1.3 Cơ sở vật chất ......................................................................................................6
1.4. Cảnh quan môi trường ......................................................................................7
1.5. Số liệu lớp, học sinh ............................................................................................ 7
1.6. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ................................................................ 7
1.7. Trình độ chuyên môn .........................................................................................7
1.8. Nhiệm vụ của Trung tâm ...................................................................................7
2. Thực trạng hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường trong trung tâm giáo dục
thường xuyên Bến Cát ...................................................................................................7
2.1. Những điểm mạnh .............................................................................................. 9
2.2. Những điểm yếu ..................................................................................................9
2.3. Nguyên nhân .....................................................................................................10
2.4. Những biện pháp để khắc phục hạn chế và phát huy những điểm mạnh
trong trung tâm giáo dục thường xuyên Bến Cát ................................................10
2.4.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cán bộ, giáo viên, nhân viên và toàn
thể học sinh về công tác xây dựng văn hóa nhà trường ..................................10
2.4.2. Xây dựng các kế hoạch, xác định rõ mục tiêu, nội dung và chương
trình xây dựng văn hóa nhà trường ..................................................................10
2.4.3. Tăng cường giáo dục chính trị - tư tưởng cho cán bộ, giáo viên, nhân

viên và học sinh ...................................................................................................11
Học viên: Nguyễn Tấn Phát


Giảng viên: GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc

2.4.4. Tăng cường quản lý nề nếp dạy học và chất lượng dạy và học ............11
2.4.5. Đẩy mạnh vai trò của Đoàn thanh niên, coi đó là lực lượng nòng cốt
trong các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trong học sinh ...............11
2.4.6. Xây dựng môi trường cảnh quan văn hóa, khuôn viên xanh – sạch –
đẹp kết hợp với tăng cường cơ sở vật chất nhà trường, lớp học ....................11
2.4.7. Phối kết hợp với các lực lượng giáo dục địa phương và gia đình.........12
2.4.8. Tổ chức phong trào thi đua xây dựng “nếp sống văn minh” giữa các
lớp, các khối lớp và trong toàn trung tâm ........................................................12
2.4.9. Tăng cườn công tác kiểm tra, đánh giá và thông tin, truyền thông
trong công tác xây dựng văn hóa nhà trường ..................................................12
3. Kết luận ....................................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Học viên: Nguyễn Tấn Phát


Giảng viên: GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu
VHNT
CB, GV, NV
NQ-CP


Nội dung
Văn hóa nhà trường
Cán bộ, giáo viên, nhân viên
Nghị quyết- chính phủ

THPT

Trung học phổ thông

GDTX

Giáo dục thường xuyên

Học viên: Nguyễn Tấn Phát


Giảng viên: GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc

Câu hỏi:
Câu 1: Đồng chí hãy chứng minh văn hóa nhà trường mạnh, tích cực sẽ nâng cao chất
lượng dạy học?
Câu 2: Hãy mô tả nhận diện ra văn hóa nhà trường/đơn vị mình. Những điểm mạnh và
yếu. Trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp để khắc phục hạn chế đó và phát huy
những điểm mạnh của đơn vị mình?
Trả lời:
Câu 1: Đồng chí hãy chứng minh văn hóa nhà trường mạnh, tích cực sẽ nâng cao
chất lượng dạy học?
1. Khái niệm văn hóa, văn hóa tổ chức, văn hóa nhà trường
1.1 Khái niệm văn hóa
Có rất nhiều các khái niệm khác nhau về văn hóa. Có văn hóa của tổ chức, của

một nhóm người và văn hóa của từng cá nhân. Văn hóa của tổ chức, nhóm người và
văn hóa cá nhân hòa quyện vào nhau dựa trên những giá trị chung nhưng đồng thời
mỗi cá nhân với giá trị riêng của bản thân tạo nên sự đa dạng của văn hóa tổ chức.
Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,
tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và
các phương thức sử dụng.
Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp
của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra
nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
Theo UNESCO (2002) định nghĩa: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một
tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội
hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả
cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”.
Khái niệm được nhắc đến nhiều hiện nay là “Văn hóa là toàn bộ những giá trị
vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra”.
1.2 Khái niệm văn hóa tổ chức
Văn hóa tổ chức cũng có nhiều khái niệm theo những cách tiếp cận khác nhau.
Greert Hofstede (1991) cho rằng: “Đó là một tập hợp các giá trị, niềm tin và
hành vi trí tuệ của tổ chức tạo nên sự khác biệt của các thành viên của tổ chức này với
các thành viên của tổ chức khác”.
K.A.Gold thì: “Văn hóa tổ chức là phẩm chất riêng của tổ chức được nhận thức
phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực”.
M. Amiel, F. Bonnet, J. Jacobs (1993) định nghĩa như sau: “Văn hóa tổ chức là
toàn bộ các giá trị, niềm tin, truyền thống và thói quen có khả năng quy định hành vi
của mỗi thành viên trong tổ chức, mang lại cho tổ chức một bản sắc riêng, ngày càng
phong phú thêm và có thể thay đổi theo thời gian”.

Học viên: Nguyễn Tấn Phát


Trang 1


Giảng viên: GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc

1.3 Khái niệm văn hóa nhà trường
Theo Phạm Quang Huân (Viện Nghiên cứu Sư phạm) cho rằng: “ Xét về bản
chất, mỗi nhà trường là một tổ chức hành chính - sư phạm. Đó là một thế giới thu nhỏ
với những cơ cấu, chuẩn mực, quy tắc hoạt động, những giá trị, điểm mạnh và điểm
yếu riêng do những con người cụ thể thuộc mọi thế hệ tạo lập. Với tư cách là một tổ
chức, mỗi nhà trường đều tồn tại, dù ít hay nhiều, một nền văn hóa nhất định”.
G.C. Urben, L.W.Hugies, C.J. Noris (2004) cho rằng: “Một nhà trường tốt có
chuẩn chất lượng cao, có kỳ vọng cao đối với học sinh, có môi trường giảng dạy và
học tập tốt, hay nói cách khác là có văn hóa nhà trường tốt”.
Văn hóa nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và
truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành viên
trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và
tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm.
2. Chứng minh văn hóa nhà trường mạnh, tích cực sẽ nâng cao chất lượng dạy
học
2.1 Biểu hiện văn hóa mạnh, tích cực trong một nhà trường
Mỗi nhà trường sẽ có những quy định, những giá trị văn hóa mạnh, văn hóa tích
cực riêng phù hợp với định hướng, giá trị riêng mang bản sắc của nhà trường. Dựa trên
đặc điểm của một nhà trường thành công, có thể liệt kê những biểu hiện của văn hóa
mạnh, văn hóa tích cực dưới đây:
- Dạy học hướng vào học sinh, lấy học sinh làm trung tâm.
- Chương trình học đảm bào tính học thuật, tính khoa học.
- Phương pháp giảng dạy tích cực hóa người học, kích thích tự học.
- Khuyến khích chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn.
- Thúc đẩy, cổ vũ tinh thần hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm.

- Đẩy mạnh bồi dưỡng, phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
- Chia sẻ vai trò lãnh đạo (hiệu trưởng và các giáo viên phải cùng làm việc,
cùng hoạt động với tinh thần hợp tác và cộng tác).
- Nuôi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
- Xây dựng mối quan hệ thân thiện, hỗ trợ, gần gũi với cộng đồng.
- Lãnh đạo chia sẻ tầm nhìn.
- Nuôi dưỡng bầu không khí cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn
nhau.
- Khuyến khích giáo viên cải tiến phương pháp nâng cao chất lượng dạy học.
2.2. Văn hóa tích cực sẽ nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường
2.2.1. Văn hóa góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường
Theo John Capozzi thì: Văn hóa nhà trường (VHNT) được coi là chương trình
đào tạo ẩn. Cùng với những vấn đề quan trọng được giảng dạy trên lớp, chúng ta còn
có chương trình đào tạo ẩn. Chương trình đào tạo ẩn góp phần tạo dựng các mối quan
hệ giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên và hình thành nên những đặc
điểm, tích cách của người học.
Học viên: Nguyễn Tấn Phát

Trang 2


Giảng viên: GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc

Roland Meighan cho rằng: Chương trình đào tạo ẩn được giảng dạy thông qua
nhà trường, chứ không phải thông qua bất cứ một giáo viên nào. Nó là những gì thâm
nhập vào học sinh, nhưng có thể là những điều không bao giờ được giảng dạy trên lớp.
Nó hình thành nên định hướng cuộc sống và thái độ đối với việc học tập cho người
học.
Cùng với chương trình đào tạo chính thức, mỗi nhà trường còn cần xây dựng và
chuyển tải chương trình đào tạo ẩn đến mỗi người học. Chương trình đào tạo ẩn trong

mỗi nhà trường chính là VHNT. Nếu thực hiện tốt chương trình đào tạo ẩn, nghĩa là
nhà trường đã thành công trong việc nâng cao chất lượng dạy học.
2.2.2. Văn hóa nhà trường tạo động lực làm việc
Động lực sư phạm được tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó văn hóa là một động
lực vô hình nhưng có sức mạnh kích cầu hơn cả các biện pháp kinh tế. Cụ thể:
- VHNT giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc
mình làm.
- VHNT phù hợp, tích cực tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các cán bộ, giáo
viên, nhân viên (CB, GV, NV) trong tập thể sư phạm, giữa giáo viên và học sinh.
Đồng thời tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, lành mạnh. Đó là nền tảng
tinh thần cho sự sáng tạo – điều vô cùng quan trọng đối với hoạt động sư phạm mà đối
tượng là tri thức và con người;
- VHNT tích cực giúp cho người dạy, người học và mỗi người trong lực lượng
xã hội xung quanh có cảm giác tự hào, hãnh diện vì được là thành viên của tổ chức nhà
trường, được làm việc vì những mục tiêu cao cả của nhà trường. Muốn tạo động lực
cần khơi dậy nhu cầu và đáp ứng nhu cầu chính đáng của mọi người. Khi khả năng đáp
ứng nhu cầu thấp, động lực với người lao động sư phạm là đồng lương, thu nhập và
những giá trị vật chất. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, nhu cầu vật chất thỏa
mãn một mức độ nào đó, người lao động nói chung, nhà sư phạm nói riêng sẵn sàng
đánh đổi, chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hòa đồng,
thân thiện, thoải mái, được cống hiến, sáng tạo và được thừa nhận và tôn trọng.
2.2.3. Văn hóa nhà trường kiểm soát, điều chỉnh hành vi
VHNT kiểm soát hành vi của các cá nhân trong trường thông qua các chuẩn
mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận, truyền thống. Đó là những luật lệ
thành văn và bất thành văn được lưu truyền qua các thế hệ trong nhà trường. Việc
kiểm soát hành vi bằng văn hóa sẽ giúp các thành viên điều chỉnh hành vi của mình
cho phù hợp với văn hóa chung, hướng tới những chuẩn mực chung.
2.2.4. Văn hóa nhà trường hạn chế tiêu cực và xung đột
VHNT giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức vấn đề, cách
đánh giá, lựa chọn, định hướng và hành động. VHNT gắn kết các thành viên lại thành

một khối, tạo ra những dư luận tích cực hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với quy
tắc, chuẩn mực thông thường của tổ chức. Vì vậy, VHNT hạn chế những nguy cơ mâu
thuẫn và xung đột và khi xung đột là không thể tránh khỏi thì VHNT tạo ra hành lang
Học viên: Nguyễn Tấn Phát

Trang 3


Giảng viên: GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc

pháp lý, đạo lý phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắc
không để phá vỡ tính chỉnh thể của tổ chức nhà trường.
Tổng hợp tất cả các yếu tố trên, từ sự gắn kết, tạo động lực, điều phối kiểm soát
và hạn chế những nguy cơ làm giảm sức mạnh của tổ chức, rõ ràng là văn hóa tổ chức
đã làm tăng hiệu quả các hoạt động trong nhà trường.
2.2.5. Văn hóa nhà trường ảnh hưởng trực tiếp đến các thành viên
Đối với giáo viên, VHNT có tác động khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia
sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Giáo viên cảm thấy thoải mái dễ dàng thảo luận về
những vấn đề khó khăn mà họ đang gặp phải như chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm
chuyên môn, trao đổi phương pháp và kỹ năng giảng dạy, quan tâm đến công việc của
nhau. Giáo viên cùng hợp tác với lãnh đạo nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục
đã đề ra, tạo bầu không khí tin cậy thúc đẩy giáo viên quan tâm đến chất lượng và hiệu
quả giảng dạy, học tập. Tạo bầu không khí cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, tạo
động lực để giáo viên quan tâm cải tiến nâng cao chất lượng dạy và học, cải thiện
thành tích giảng dạy và học tập của trường.
Đối với học sinh, VHNT có đặc điểm tạo ra một bầu không khí học tập tích
cực. Học sinh cảm thấy tự tin, thoải mái, vui vẻ, ham học, được thừa nhận, được tôn
trọng, cảm thấy mình có giá trị. Học sinh thấy rõ trách nhiệm của mình, tích cực khám
phá và tích cực tương tác với giáo viên, nhóm bạn. Học sinh nỗ lực đạt thành tích học
tập tốt nhất, tạo ra môi trường thân thiện, học sinh cảm thấy gắn bó với trường, lớp,

thích thú với việc đến trường, an toàn, cởi mở và chấp nhận các nhu cầu và hoàn cảnh
khác nhau của học sinh. Khuyến khích học sinh phát biểu quan điểm cá nhân và xây
dựng mối quan hệ ứng xử tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau giữa thầy và
trò.
Môi trường văn hóa ảnh hưởng xấu đến chất lượng dạy học khi chứa đựng các
yếu tố tiêu cực. Sự thiếu chia sẻ mục đích và tầm nhìn không thống nhất do dựa trên
lợi ích cá nhân. Cán bộ giáo viên không tìm thấy ý nghĩa trong công việc, có suy nghĩ
tiêu cực hoặc không có tình cảm với học sinh và đồng nghiệp. VHNT tiêu cực còn tồn
tại nhiều suy nghĩ không tốt về đồng nghiệp và học sinh. Vai trò lãnh đạo của Hiệu
trường trong nhà trường không được phát huy cũng như những hình mẫu xấu phát
triển mạnh trong nhà trường. Ngoài ra, sự xuất hiện thường xuyên của những nghi ngờ
và thù hằn cá nhân. Cảm xúc thất vọng, chán nản xuất hiện trong CB, GV, NV cũng là
những biểu hiện của VHNT tiêu cực. Trong một môi trường nhà trường nặng về truyền
thụ, giáo điều, áp đặt, học sinh sẽ trở nên thụ động, thiếu sự tự tin vào bản thân. Môi
trường nhà trường không thân thiện sẽ trở thành những rào cản khiến học sinh không
bộc lộ và phát triển hết được khả năng của mình, không thực sự hứng thú, có trách
nhiệm tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi, lao động… trong nhà trường. Môi
trường VHNT tồn tại sự áp đặt, thiếu tôn trọng, thiếu sự công bằng của giáo viên với
học sinh cũng sẽ khiến học sinh mặc cảm, tự ti, thụ động.
Lâu nay giáo dục chúng ta coi trọng dạy chữ mà chưa thực sự chú ý việc dạy
người. Coi trọng số lượng hơn là chất lượng… Điều đó đã dẫn đến một thực tế là ngày
Học viên: Nguyễn Tấn Phát

Trang 4


Giảng viên: GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc

càng xuất hiện những biểu hiện lệch chuẩn trong giới học đường. Học sinh đánh nhau,
xử lý nhau theo kiểu “xã hội đen”, thiếu tôn trọng thầy, sa đà vào các loại ma túy như

game, chat. Trang phục không phù hợp, bộc lộ tình cảm khác giới trước tuổi để dẫn
đến việc giải quyết nhau rất bạo lực và tiêu cực như học sinh nữ lột quần áo của nhau
giữ đường trước con mắt dửng dưng hoặc cổ vũ của bạn bè, nhục mạ nhau, tung clip
xấu lên mạng. Tình trạng thiếu công bằng, gian lận trong thi cử… Tất cả điều đó đã
gây ra những hệ lụy đáng tiếc cho xã hội và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng
giáo dục. Văn hóa nhà trường bị biến dạng.
Sự hình thành văn hóa của học sinh chịu sự giáo dục từ gia đình, nhà trường, xã
hội và luôn luôn cần sự hỗ trợ, kết hợp của 3 nhân tố này. Hiện nay, quan niệm sống
hiện đại đã làm thay đổi giá trị gia đình cùng tác động trực tiếp từ môi trường xã hội
đã ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ trẻ khiến những ứng xử văn hóa của một bộ phận học
sinh ngày càng xuống cấp. Trong việc hình thành văn hóa của học sinh, vai trò của
người thầy là trung tâm, quan trọng nhất. Nhiều học sinh bị ảnh hưởng đối với những
hành vi ứng xử tiêu cực của thầy cô giáo như chửi mắng, trừng phạt khiến các em bị
đau khổ về thể xác, tinh thần. Trong nhiều trường hợp, thầy cô giáo đã cậy vào sức
mạnh của kỷ luật, quyền lực, thậm chí là bạo lực khiến học sinh thiếu tự tin, bất an…
dẫn đến khả năng hòa nhập cộng đồng và tiếp thu kiến thức bị hạn chế. Nghiêm trọng
hơn, những hình thức kỷ luật tiêu cực đã dẫn đến những rối loạn tâm lý cho học sinh,
thậm chí là hủy hoại bản thân. Như vậy, có lúc, có nơi, chính giáo viên đã dạy cho học
sinh cách ứng xử theo kiểu hễ sai là chửi, mắng, đánh.
Từ đó cho thấy, VHNT ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục bởi nó ảnh hưởng
đến tất cả các hoạt động trong nhà trường. Do đó, xây dựng một môi trường VHNT
tích cực khuyến khích dạy và học, đề cao sự sáng tạo, hợp tác, hiểu biết và tôn trọng
lẫn nhau là góp phần thiết thực vào nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học của nhà
trường. Một nhà trường chỉ có môi trường giáo dục tốt khi trường đó xây dựng được
VHNT lành mạnh, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện và nuôi dưỡng những giá trị
tốt đẹp ở cá nhân mỗi CB, GV, NV và học sinh.

Học viên: Nguyễn Tấn Phát

Trang 5



Giảng viên: GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc

Câu 2: Hãy mô tả nhận diện ra văn hóa nhà trường/đơn vị mình. Những điểm
mạnh và yếu. Trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp để khắc phục hạn chế đó và
phát huy những điểm mạnh của đơn vị mình?
1. Giới thiệu khái quát tình hình trung tâm giáo dục thường xuyên Bến Cát
1.1. Điều kiện tự nhiên
Những năm gần đây trung tâm đã có nhiều đóng góp, khẳng định vị trí của
mình với giáo dục tỉnh nhà. Trung tâm tọa lạc ở khu phố 2, phường Mỹ Phước, Thị Xã
Bến Cát, Tỉnh Bình Dương. Bến Cát là một thị xã nằm ở trung tâm tỉnh Bình Dương,
cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50km. Phía bắc giáp với huyện Bàu Bàng, phía
tây là huyện Dầu Tiếng, phía đông là huyện Phú Giáo và huyện Tân Uyên, phía nam là
thành phố Thủ Dầu Một và huyện Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh). Ngày 29/12/2013,
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 136/NQ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính huyện
Bến Cát để thành lập thị xã Bến Cát. Trên địa bàn thị xã chia thành 8 đơn vị hành
chính, trong đó bao gồm 5 phường và 3 xã trực thuộc: Phường Mỹ Phước, Tân Định,
Thới Hoà, Hoà Lợi, Chánh Phú Hoà, Xã Phú An, Xã An Tây và Xã An Điền, diện tích
tự nhiên 234,422 km2, dân số 203.420 người. Thị xã có trữ lượng lớn khoáng sản phi
kim loại như cao lanh, đất sét, đất làm gạch ngói, sỏi đỏ. Nguồn nước mặt và nước
ngầm phong phú với 2 con sông Sài Gòn và sông Thị Tính chảy qua địa bàn thị xã. Hệ
thống giao thông đường thuỷ, đường bộ phát triển nối liền các tỉnh trong vùng
và thành phố Hồ Chí Minh. Bến Cát còn có tiềm năng lớn về đất đai để phát triển
trồng trọt các loại cây công nghiệp, cây ăn trái và quy hoạch xây dựng các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, là tiền đề thuận lợi để phát triển sản xuất công nghiệp. Dù
đóng ở Thị xã nhưng đa phần học sinh đều ở xa, nhiều em phải ở trọ hoặc đi học bằng
xe bus và một bộ phận học sinh lớn tuổi, hoặc bỏ học đã lâu nên khó khăn trong việc
giảng dạy. Một bộ phận giáo viên công tác xa nhà phải dạy đêm, con nhỏ rất vất vả.
Nhưng được sự quan tâm của chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt là sự hỗ trợ

của hội phụ huynh nên trung tâm có một cơ ngơi khang trang, sạch sẽ và thoáng mát.
1.2 Tổ chức bộ máy
Năm 2016, đội ngũ CB, GV, NV gồm 55 người, trong đó Ban giám đốc là 3
người, số giáo viên, nhân viên là 52 người. Cơ cấu tổ chức gồm một chi bộ Đảng với
22 Đảng viên, năm tổ bộ môn, một tổ hành chánh, công đoàn và đoàn thanh niên.
Trường có 4 khối: khối 9 là 1 lớp, khối 10 là 8 lớp, Khối 11 là 5 lớp và khối 12 là 7
lớp, với tổng số là 735 học sinh.
1.3 Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất của nhà trường gồm 3 dãy với 12 phòng học, 14 phòng làm
việc. Trong đó có: 2 phòng máy tính phục vụ dạy tin học (có 60 máy tính có kết nối
internet); 20 máy tính ở các dãy phòng làm việc được kết nối internet phục vụ cho giáo
viên (nghiên cứu, nhập điểm, quản lý học sinh), 3 phòng học được lắp máy chiếu, loa
âm thanh.

Học viên: Nguyễn Tấn Phát

Trang 6


Giảng viên: GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc

Ngoài ra trung tâm có 14 máy chiếu projector, 6 máy tính xách tay, 20 máy in,
2 máy photo và một số phương tiện khác (một số thiết bị máy tính đã xuống cấp
nhiều).
1.4. Cảnh quan môi trường
Cảnh quan môi trường sư phạm Xanh – Sạch – Đẹp, khuôn viên trong và ngoài
trường nhiều cây xanh, thảm cỏ tạo môi trường thân thiện.
1.5. Số liệu lớp, học sinh
Năm học 2015-2016 trung tâm có 4 khối: khối 9 là 1 lớp, khối 10 là 8 lớp, khối
11 là 5 lớp và khối 12 là 7 lớp, với tổng số là 735 học sinh.

1.6. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Ban Giám Đốc: 3 người (1 Giám Đốc và 2 Phó Giám Đốc).
Tổ Hành chánh – Tổng Hợp: 12 người (1 Tổ Trưởng, 1 Tổ Phó, 10 nhân viên)
Tổ Toán: 7 người (1 Tổ Trưởng, 1 Tổ Phó, 5 giáo viên)
Tổ Văn – Giáo dục công dân: 7 người (1 Tổ Trưởng, 1 Tổ Phó, 5 giáo viên)
Tổ Lý – Hóa – Sinh: 7 người (1 Tổ Trưởng, 1 Tổ Phó, 5 giáo viên)
Tổ Anh – Sử – Địa: 7 người (1 Tổ Trưởng, 1 Tổ Phó, 5 giáo viên)
Tổ Kỹ Thuật Hướng Nghiệp: 12 người (1 Tổ Trưởng, 1 Tổ Phó, 10 giáo viên)
1.7. Trình độ chuyên môn
Số giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trung tâm GDTX Bến Cát là 43/55 người
chiếm 78,18% tổng số cán bộ, giáo viên trung tâm. Trong đó:
- Trình độ Thạc sỹ có 6/43 giáo viên chiếm 13,95%
- Trình độ Đại học có 36/43 giáo viên chiếm 83,72%
- Trình độ Cao đẳng có 1/43 giáo viên chiếm 2,33%
1.8. Nhiệm vụ của Trung tâm
Thực hiện chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, hỗ trợ
chuyên môn cho trung tâm học tập cộng đồng. Thực hiện chương trình trung học cơ sở
và trung học phổ thông hệ giáo dục thường xuyên. Dạy nghề phổ thông cho học sinh
lớp 11 của các trường THPT trên địa bàn thị xã Bến Cát. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngoại ngữ, tin học.
Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập, đề xuất với Sở
Giáo dục và Đào tạo, với việc tổ chức các chương trình và hình thức học phù hợp với
từng loại đối tượng, đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng,
chuyển giao công nghệ và xây dựng xã hội học tập;
Nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục góp phần phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên.
2. Thực trạng hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường trong trung tâm giáo dục
thường xuyên Bến Cát
Qua nhiều năm công tác, tôi nhận thấy được tình hình hoạt động của trung tâm
về mặt bề nổi, đơn vị tương đối định hình được nét VHNT theo các tiêu chuẩn của đơn

vị văn minh, nhà trường văn hoá, đảm bảo các tiêu chuẩn của trường học xanh sạch
đẹp.
Học viên: Nguyễn Tấn Phát

Trang 7


Giảng viên: GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc

Cơ sở vật chất của trung tâm nhìn chung tương đối đầy đủ, cảnh quan thoáng
mát, khuôn viên sân trường sạch đẹp, có bồn hoa, cây cảnh, được nhân viên, giáo viên
và học sinh thay phiên chăm sóc. Phòng học có trang trí khẩu hiệu từng lớp. Các
phòng giám đốc, tổ bộ môn bố trí khoa học, thuận tiện cho các bộ phận trao đổi giải
quyết công việc. Có khu vực niêm yết công khai các thủ tục hành chính, quy định nội
quy trung tâm, hướng dẫn quy trình làm việc, lịch làm việc và kế hoạch của các bộ
phận…
Trung tâm chú trọng công tác giáo dục niềm tin, chú trọng các nghi lễ truyền
thống, giữ gìn phong tục của tổ tiên, tinh thần tôn sư trọng đạo, hiếu kính với mẹ cha.
Cuối năm tổ chức nghi lễ cúng tất niên. Trước khi ra trường, học sinh lớp 12 được tổ
chức lễ tri ân và trưởng thành để bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ và thầy cô.
Công tác tương thân tương ái giúp đỡ đồng nghiệp gặp khó khăn được chú
trọng vun đắp. Ngoài việc thăm viếng các dịp hiếu hỷ, trong năm vừa qua CB, GV,
NV và học sinh của trung tâm đã tổ chức quyên góp tổng cộng 2 đợt giúp đỡ giáo viên
và học sinh gặp khó khăn đột xuất với tổng số tiền thu được 5.200.000 đồng.
Tích cực hưởng ứng phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”, trung tâm đề cao khẩu hiệu “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng
tạo”, “Thanh niên năng động, sáng tạo, học tập vì ngày mai lập thân lập nghiệp”.
Trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày, ngôn ngữ giữa thầy và trò mang tính chuẩn mực,
cách xưng hô giữa trò với trò thể hiện được sự thân thiện, hồn nhiên. CB, GV, NV có
đồng phục riêng của trung tâm, lấy màu xanh dương làm màu chủ đạo được mặc vào

các ngày thứ hai hàng tuần. Giáo viên lên lớp giờ chính khoá phải mặc áo dài, học sinh
nữ mặc áo dài trắng tất cả các giờ học chính khoá trong tuần. Thứ sáu hàng tuần tất cả
học sinh đều mặc áo đoàn thanh niên thể hiện sự nhiệt huyết, năng động, sáng tạo của
tuổi trẻ.
Hàng năm, các hoạt động truyền thống của trung tâm được duy trì thường
xuyên như hoạt động văn hoá – văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng các ngày lễ lớn
trong năm, sân chơi thanh niên theo chủ điểm hàng quý, hàng tháng, hàng tuần…
Theo thời gian, nhiều giá trị đã được CB, GV, NV và học sinh trung tâm thừa
nhận và tôn trọng như: việc đề cao các giá trị nhân văn, sự trung thực và tôn trọng, tính
kỷ luật, tính ổn định, tính thực chất trong công tác và hiệu quả dạy học. Một số giá trị
mà giáo viên, nhân viên mong muốn xây dựng và đạt được trong thời gian sắp tới đó là
sự dân chủ, sự đổi mới, tinh thần hợp tác, chia sẻ trong công việc.
Tôi nhận thấy một trong những yếu tố được đa số cán bộ giáo viên thừa nhận đó
là khi họ có niềm tin về một môi trường giáo dục lành mạnh, dân chủ, với người lãnh
đạo không tham nhũng, hết mình vì tập thể, biết tôn trọng nhân viên, lắng nghe ý kiến
của nhân viên, họ sẽ cố gắng làm việc và cống hiến cho trung tâm.
Theo nhận định của tôi, việc xây dựng VHNT tại trung tâm giáo dục thường
xuyên (GDTX) Bến Cát trong nhiều năm qua luôn được các thế hệ lãnh đạo trung tâm
chú tâm vun trồng, sau nhiều năm đã cơ bản định hình thành nền nếp. Diện mạo trung
tâm thay đổi theo thời gian, chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng được cải thiện,
Học viên: Nguyễn Tấn Phát

Trang 8


Giảng viên: GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc

các hoạt động văn hoá văn nghệ thể dục thể thao đạt được nhiều thành tích, trung tâm
thực sự trở thành một trong những đơn vị văn hoá của địa phương.
2.1. Những điểm mạnh

Bầu không khí tương đối cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn
nhau. Lãnh đạo điều hành trung tâm hoạt động hiệu quả, công khai, minh bạch. Các tổ
chức đoàn thể phát huy tốt vai trò của mình.
Chia sẻ quyền lực, trao quyền, khuyến khích tính tự chịu trách nhiệm; các phó
giám đốc và tổ trưởng chuyên môn phần lớn đều thấy được vai trò và trách nhiệm của
mình khi được Giám đốc giao quyền. Mỗi cán bộ, giáo viên đều biết rõ công việc mình
phải làm, tích cực tham gia vào việc ra các quyết định dạy và học.
Coi trọng con người, cổ vũ sự nỗ lực hoàn thành công việc và công nhận sự
thành công của mỗi người; chú trọng tính sáng tạo và đổi mới; khuyến khích làm việc
nhóm;
Khuyến khích giáo viên cải tiến phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học.
Giáo viên được khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến trong mọi hoạt động của trung
tâm. Học sinh được khuyến khích bày tỏ ý kiến (cả về phương pháp giảng dạy và giáo
dục của giáo viên), được lãnh đạo trung tâm lắng nghe và giải quyết kịp thời những
yêu cầu chính đáng trong các buổi tọa đàm trao đổi ý kiến chia sẻ kinh nghiệm của
lãnh đạo trung tâm;
Công tác trao đổi chuyên môn được tăng cường. Giáo viên quan tâm đến chất
lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập.
Trung tâm thể hiện sự quan tâm, có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, lôi kéo cộng
đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề của giáo dục, đặc biệt trong việc giáo dục
những học sinh chậm tiến, học sinh vi phạm kỷ luật, học sinh cá biệt.
2.2. Những điểm yếu
Một số giáo viên thiếu sự cởi mở, ít gần gũi học sinh, không thấu hiểu tâm tư
nguyện vọng của học sinh. Thiếu sự động viên khuyến khích, chưa phát huy tính tích
cực, sáng tạo của học sinh trong học tập, còn áp đặt kiến thức cho học sinh một cách
chủ quan. Một số giáo viên thường xuyên trách mắng học sinh vì các em không có sự
tiến bộ, khiến cho học sinh mặc cảm, chán học và bỏ học. Một số giáo viên sử dụng
hình thức trách phạt thiếu tính sư phạm như chép phạt quá nhiều, phạt tiền học sinh
chậm tiến bộ để gây quỹ lớp.
Trong nội bộ giáo viên đôi lúc vẫn còn hiện tượng thiếu sự hợp tác, thiếu sự

chia sẻ học hỏi lẫn nhau. Một bộ phận giáo viên thiếu chủ động trong công việc, còn
hiện tượng việc ai nấy làm, thiếu sự hỗ trợ cho nhau. Một số giáo viên chưa tích cực
tham gia các hoạt động văn hoá xã hội.
Còn xảy ra hiện tượng gian lận trong thi cử, tình trạng bạo lực học đường vẫn
còn, trong đó có hiện tượng học sinh gây gỗ đánh nhau với các thế lực bên ngoài trung
tâm.
Một bộ phận học sinh đua đòi ăn chơi, còn những biểu hiện lệch lạc về giới tính
theo phong trào, sống thiếu niềm tin, không có lý tưởng, lười lao động.
Học viên: Nguyễn Tấn Phát

Trang 9


Giảng viên: GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc

Còn hiện tượng thiếu ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ
sinh cá nhân. Một số lớp học còn hiện tượng viết vẽ bẩn, khạc nhổ bữa bãi, vứt bã kẹo
cao su không đúng nơi quy định, không tiết kiệm điện, hút thuốc trong trung tâm …
2.3. Nguyên nhân
Tâm lý lứa tuổi học sinh trong giai đoạn hiện nay có sự biến chuyển phức tạp,
ảnh hưởng từ nhiều nguồn khác nhau, việc giáo dục gia đình đôi lúc không được các
bậc cha mẹ quan tâm đúng mức. Nhiều gia đình có tâm lý “khoán trắng” việc giáo dục
học sinh cho trung tâm. Một bộ phận không nhỏ học sinh có nhận thức kém, ý thức kỷ
luật chưa cao, một vài em bị lôi kéo xúi giục, dính vào các mối quan hệ nguy hiểm,
phức tạp.
Trung tâm đôi lúc chưa chú trọng công tác bồi dưỡng giáo viên, đặc biệt là bồi
dưỡng những kiến thức về tâm lý sư phạm, kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh
trong dạy học. Đôi lúc vì chú tâm quá nhiều đến chất lượng học tập mà xem nhẹ việc
giáo dục đạo đức cũng như công tác xây dựng VHNT.
Chất lượng đầu vào của học sinh thấp, năng lực tiếp thu của học sinh còn hạn

chế, số lượng học sinh yếu kém còn cao. Một số giáo viên năng lực chuyên môn yếu,
chậm đổi mới phương pháp giảng dạy, gặp nhiều khó khăn trong quá trình tương tác
với học sinh.
Đời sống của một bộ phận giáo viên mới ra trường còn gặp nhiều khó khăn,
chưa thực sự ổn định để an tâm công tác.
2.4. Những biện pháp để khắc phục hạn chế và phát huy những điểm mạnh trong
trung tâm giáo dục thường xuyên Bến Cát
Trước những biểu hiện của văn hoá nêu trên, trung tâm cũng đã đề ra một số
biện pháp nhằm khuyến khích, nuôi dưỡng văn hoá tích cực, lành mạnh và hạn chế các
biểu hiện văn hoá tiêu cực, cụ thể là:
2.4.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cán bộ, giáo viên, nhân viên và toàn thể
học sinh về công tác xây dựng văn hóa nhà trường
Định kỳ hàng năm tổ chức ít nhất một lần hội thảo, nói chuyện về vấn đề
VHNT, bồi dưỡng kỹ năng về công tác xây dựng VHNT cho CB, GV, NV và cả học
sinh trong nhà trường. Khi tổ chức cần mời những chuyên gia am hiểu về công tác
quản lý, đặc biệt là công tác xây dựng VHNT ở các trung tâm GDTX.
Khi xây dựng quy định, chức năng, nhiệm vụ của người cán bộ quản lý phải có
dự thảo và lấy ý kiến rộng rãi của các cấp quản lý, đặc biệt là của giáo viên toàn trung
tâm để tạo sự đồng thuận cao trong quá trình thực hiện.
Xây dựng chế độ khen thưởng kịp thời và tương xứng với nhiệm vụ phải làm để
động viên CB, GV, NV và học sinh khi tham gia công việc.
2.4.2. Xây dựng các kế hoạch, xác định rõ mục tiêu, nội dung và chương trình xây
dựng văn hóa nhà trường
Giám đốc nắm tình hình xây dựng VHNT do mình phụ trách về mọi mặt.
Đặt ra mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu cho tập thể học sinh, CB, GV, NV cần đạt
được và nguồn lực cần thiết.
Học viên: Nguyễn Tấn Phát

Trang 10



Giảng viên: GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc

Lựa chọn biện pháp xây dựng VHNT tương ứng với điều kiện thực tế để thực
hiện mục tiêu.
Dự thảo và hoàn thiện kế hoạch.
2.4.3. Tăng cường giáo dục chính trị - tư tưởng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên
và học sinh
Tổ chức hội thi giữa các lớp, tổ chức thảo luận… nhằm cung cấp cho CB, GV,
NV và học sinh những hiểu biết về quá trình hình thành và phát triển của trung tâm, về
những truyền thống và vai trò của trung tâm đối với sự nghiệp giáo dục chung của đất
nước.
Tổ chức các buổi sinh hoạt chính trị dưới cờ đầu tuần (có thể tổ chức hai tuần
một lần với sự tham dự của các CB, GV, NV)
Tổ chức giáo dục chính trị tư tưởng cho CB, GV, NV và học sinh gắn với kỷ
niệm các ngày lễ lớn của dân tộc.
Phối hợp tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động chính trị - xã hội của địa
phương với việc tham gia vào các hoạt động xã hội.
2.4.4. Tăng cường quản lý nề nếp dạy học và chất lượng dạy và học
CB, GV, NV học tập quy chế, những điều được quy định với nhà giáo.
Xây dựng nội quy của trung tâm, lấy ý kiến tập thể từ phía giáo viên về việc
thực hành nề nếp dạy học.
Thực hiện nề nếp ra vào lớp, kế hoạch được xây dựng, chương trình môn học,
thời khóa biểu.
Thực hiện hồ sơ chuyên môn: kế hoạch giảng dạy theo tuần, giáo án, sổ họp, sổ
đầu bài, sổ điểm lớp…
Phối hợp các lực lượng giáo dục trong trường để xây dựng nề nếp dạy học:
đoàn thanh niên, môi trường xanh – sạch – đẹp, môi trường văn hóa.
Kiểm tra đánh giá việc thực hiện nề nếp CB, GV, NV và học sinh trong trung
tâm, đột xuất, định kỳ.

2.4.5. Đẩy mạnh vai trò của Đoàn thanh niên, coi đó là lực lượng nòng cốt trong
các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trong học sinh
Tổ chức với quy mô rộng lớn và gắn với những ngày lễ, ngày truyền thống của
Đoàn, của dân tộc.
Nội dung của các hoạt động phải phong phú, thiết thực, phù hợp với nhu cầu,
nguyện vọng và sở thích của học sinh.
Việc tổ chức các hoạt động phải được tiến hành ở quy mô lớn nhằm tạo điều
kiện cho tất cả học sinh được tham gia.
Tổ chức giúp đỡ trẻ em lang thang cơ nhỡ, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh
hùng, các hoạt động tạo thu nhập cho học sinh, hoạt động câu lạc bộ thơ, văn…
2.4.6. Xây dựng môi trường cảnh quan văn hóa, khuôn viên xanh – sạch – đẹp kết
hợp với tăng cường cơ sở vật chất nhà trường, lớp học
Phát triển mạnh thư viện điện tử với nhiệm vụ cung cấp dịch vụ thông tin với số
lượng sách, tài liệu tính theo tỷ lệ học sinh ngày càng lớn phải là ưu tiên hàng đầu.
Học viên: Nguyễn Tấn Phát

Trang 11


Giảng viên: GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc

Mở rộng diện tích lớp học, máy tính nối mạng Internet, phòng thí nghiệm…
Tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa trong trung tâm với các hình thức văn
nghệ, giải trí lành mạnh.
2.4.7. Phối kết hợp với các lực lượng giáo dục địa phương và gia đình
Đề xuất họp bàn biện pháp, tạo cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong và
ngoài trung tâm như ban Giám đốc, tổ bộ môn, công đoàn, đoàn thanh niên, gia đình,
xã hội.
Làm rõ trách nhiệm của các lực lượng liên quan đến công tác xây dựng VHNT
và cơ chế phối hợp.

Định kỳ mỗi học kỳ một lần tổng kết và thông báo kết quả học tập và rèn luyện
của học sinh cho gia đình học sinh được biết.
Tăng cường mối liên hệ gia đình và trung tâm.
Tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề giáo dục.
2.4.8. Tổ chức phong trào thi đua xây dựng “nếp sống văn minh” giữa các lớp,
các khối lớp và trong toàn trung tâm
Thi đua giữa các lớp học sinh về thực hiện tốt nội quy giờ học.
Thi đua giữa các lớp học sinh về tích cực hưởng ứng các hình thức và phương
pháp dạy học phát huy vai trò chủ thể hoạt động của giáo viên, có những biểu hiện
cộng tác chủ động với giáo viên và các học sinh khác trong học tập, đề xuất những giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập.
Thực hiện có chất lượng cao các bài thi và kiểm tra do giáo viên yêu cầu theo
chương trình môn học mà không có hiện tượng quay cóp, gian lận trong kiểm tra, thi
cử.
Tích cực lên án và đề xuất các hình thức xử lý phù hợp đối với những biểu hiện
vi phạm quy chế thi cử, nội quy học tập.
2.4.9. Tăng cườn công tác kiểm tra, đánh giá và thông tin, truyền thông trong
công tác xây dựng văn hóa nhà trường
Yêu cầu ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn lớp báo cáo về tình hình học
sinh trong lớp về các mặt học tập, rèn luyện bằng văn bản và gửi về giáo viên chủ
nhiệm lớp vào thứ sáu hàng tuần.
Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giám thị và đoàn thanh niên cung cấp thông
tin về tình hình học sinh cho lãnh đạo trung tâm.
Trung tâm tổ chức học, tổng kết rút kinh nghiệm công tác xây dựng VHNT đối
với các thành viên trong trung tâm theo học kỳ và đề ra phương hướng học kỳ tới.
Tổ chức sơ kết hoạt động xây dựng VHNT của các thành viên trong trung tâm
dưới sự lãnh đạo của Giám đốc trung tâm để tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo
trung tâm.
3. Kết luận
VHNT có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với chất lượng và hiệu quả hoạt động

của nhà trường. Phát triển VHNT có ý nghĩa tích cực đối với học sinh, đối với giáo
Học viên: Nguyễn Tấn Phát

Trang 12


Giảng viên: GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc

viên và cả đối với lãnh đạo nhà trường. Có thể nói, VHNT có ý nghĩa và tầm quan
trọng đặc biệt đối với việc xây dựng thương hiệu của nhà trường.
Trong những năm qua, việc xây dựng, phát triển VHNT của trung tâm GDTX
Bến Cát được Ban giám đốc chú ý quan tâm, công tác giáo dục toàn diện học sinh
được chú trọng, nhà trường cơ bản đã định hình được những giá trị cơ bản, xác định
được các mục tiêu để phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều biểu hiện
văn hoá tích cực, nhà trường vẫn còn tồn tại những biểu hiện văn hoá thiếu tích cực,
cần được khắc phục, thay đổi. Hình thành, phát triển VHNT là một quá trình, đòi hỏi
trách nhiệm của tất cả các thành viên trong đơn vị, trong đó Giám đốc đóng vai trò
quyết định. Điều quan trọng là phải làm cho tất cả các thành viên hiểu rõ vai trò, trách
nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng VHNT. Bản thân tôi nghĩ trên cương vị,
chức trách công việc của từng người, mọi cá nhân đều có thể đóng góp sức mình cho
sự phát triển VHNT lành mạnh, góp phần vào sự phát triển ổn định và xây dựng uy tín
của nhà trường.

Bình Dương, ngày 25 tháng 07 năm 2016
Người viết

Nguyễn Tấn Phát

Học viên: Nguyễn Tấn Phát


Trang 13


Giảng viên: GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Quản lí văn hóa nhà trường trong thế kỉ 21, Bài giảng
của module.
2. Bùi Minh Hiền – Nguyễn Vũ Bích Hiền (Đồng chủ biên) (2015), Quản lý và lãnh
đạo nhà trường, NXB Đại học Sư phạm.
3. Luật Giáo dục (2005), NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Nghị quyết số 136/NQ-CP: Chính Phủ (29/12/2013), điều chỉnh địa giới hành
chính huyện Bến Cát để thành lập thị xã Bến Cát.
6. Tham khảo trên trang web: google.com, tailieu.vn, giaoan.violet.vn,
khotailieu.com, 123doc.org.

Học viên: Nguyễn Tấn Phát



×