Tải bản đầy đủ (.docx) (161 trang)

Luận văn Thạc sĩ KT-Phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế (FULL)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 161 trang )

B GIO DC V O TO
I HC HU
TRNG I HC KINH T

Vế QUNH DNG

PHáT TRIểN DịCH Vụ THẻ TạI NGÂN HàNG TMCP
NGOạI THƯƠNG VIệT NAM - CHI NHáNH HUế
CHUYấN NGNH: QUN TR KINH DOANH
M S: 60 34 01 02

LUN VN THC S KHOA HC KINH T

HU, 2015


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt

Giải thích

1.

ATM

Automatic teller machine (Máy giao dịch tự động)

2.

VIETCOMBANK Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam


3.

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

4.

CMND

Chứng minh nhân dân

5.

CSCNT

Cơ sở chấp nhận thẻ

6.

ĐVCNT

Đơn vị chấp nhận thẻ

7.

ĐVLK

Đơn vị liên kết


8.

KH

Khách hàng

9.

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

10.

NHPH

Ngân hàng phát hành

11.

NHTM

Ngân hàng Thương mại

12.

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần


13.

NHTT

Ngân hàng thanh toán

14.

NHTW

Ngân hàng trung ương

15.

POS

Point of Sale (Máy chấp nhận thanh toán thẻ)

16.

TTT

Trung tâm thẻ


MỤC LỤC
Trang
L
ỜI
CA

M
ĐO
AN
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
.i
LỜI
CẢ
M
ƠN
......
......


...............................................................................
........... ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHOA HỌC KINH TẾ .......................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
................................................................. iv
MỤC LỤC
...............................................................................
.............................v DANH MỤC CÁC BIỂU
BẢNG ..................................................................
..... ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
...............................................................................
.x PHẦN MỞ ĐẦU
...............................................................................
......................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
.......................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN
CỨU.......................................................................
............. 2
2.1. Mục tiêu chung
...........................................................................
..................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể
...........................................................................
..................... 2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
........................................................ 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu
...........................................................................
........... 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu
...........................................................................

.............. 2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU......................................................................
..... 3

4.
1.
P
h
ư
ơ
n
g
p
h
á
p
th
u
th

p
s

li

u.


..........................................................................

3
4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
........................................................... 3
4.3. Các phương pháp phân tích
...........................................................................
.. 4
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
...............................................................................
.5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN ............... 6
DỊCH VỤ THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI .................................. 6
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ THẺ CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
...............................................................................
............... 6
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của thẻ ngân
hàng ............................................. 6
1.1.2. Khái niệm dịch vụ thẻ
...........................................................................
........ 8
1.1.3. Phân loại thẻ thanh toán
...........................................................................
... 11


1.1.4. Lợi ích và rủi ro khi sử dụng dịch vụ thẻ.................................................... 12
1.1.5. Quy trình nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ ....................................... 17

1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI ......................................................................................................... 20
1.2.1. Nội dung phát triển dịch vụ thẻ tại các Ngân hàng Thương mại................ 20
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ thẻ trong ngân hàng................ 23
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thẻ của NHTM .................. 25
1.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT..................... 28
1.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................... 28
1.3.2. Các giả thuyết ............................................................................................. 29
1.4. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ .................................
30
1.4.1. Thực trạng hoạt động thanh toán thẻ tại các NHTM hiện nay ................... 30
1.4.2. Thực trạng hoạt động thanh toán thẻ tại các NHTM trên địa bàn Thừa
Thiên Huế .................................................................................................................. 31
1.4.3. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng ........................................... 32
1.4.4. Bài học kinh nghiệm và điều kiện vận dụng .............................................. 34
1.4.5. Tổng lược công trình nghiên cứu liên quan................................................ 35
TÓM TẮT CHƯƠNG 1.......................................................................................... 37
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI
NHÁNH HUẾ .......................................................................................................... 38
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VÀ
VIETCOMBANK CHI NHÁNH HUẾ..................................................................... 38
2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam ........................ 38
2.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương - Chi nhánh Huế ............. 40
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Huế ....................................................... 41
2.1.4. Các nguồn lực của Vietcombank Huế ........................................................ 43
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Huế ............................... 49


2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP

NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUẾ ............................................ 51
2.2.1. Các sản phẩm và tiện tích của thẻ thanh toán tại Vietcombank Huế.......... 51
2.2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Vietcombank Huế ............................ 62
2.2.2.1. Số lượng thẻ phát hành và thị phần................................................................
62
2.2.2.2. Sự đa dạng về sản phẩm thẻ và tiện ích của dịch vụ thẻ ..............................
64
2.2.2.3. Mạng lưới ATM, đơn vị chấp nhận thẻ .........................................................
65
2.2.2.4. Doanh số thanh toán thẻ ..................................................................................
67
2.2.2.5. Thu nhập từ hoạt động cung cấp dịch vụ thẻ ................................................
68
2.3. ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ CỦA
VIETCOMBANK HUẾ ............................................................................................ 69
2.3.1. Đặc điểm của đối tượng khảo sát................................................................ 69
2.3.2. Tình hình sử dụng các loại thẻ của Vietcombank Huế ............................... 70
2.3.3. Đánh giá về mức độ trải nghiệm dịch vụ thẻ của khách hàng .................... 71
2.3.4. Nguồn thông tin chủ yếu nhất ảnh hưởng đến lựa chọn dịch vụ thẻ của
khách hàng................................................................................................................. 72
2.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thẻ của Vietcombank Huế 73
2.3.5.1. Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha......................................
73
2.3.5.2. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) ............
76
2.3.5.3. Kiểm định độ tin cậy thang đo của các nhân tố trích rút..............................
81
2.3.6. Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thẻ của
Vietcombank Huế...................................................................................................... 82
2.3.7. Đánh giá của khách hàng về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ

thẻ của Vietcombank Huế ......................................................................................... 87
2.2.8. Đánh giá chung về phát triển dịch vụ thẻ tại Vietcombank Huế ................ 93


2.2.8.1. Những thành tựu .............................................................................................. 93
2.2.8.2. Những tồn tại.................................................................................................... 94
2.2.8.3. Nguyên nhân .................................................................................................... 95
TÓM TẮT CHƯƠNG 2.......................................................................................... 96


CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUẾ ...........................
97
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ......................................................................... 97
3.1.1. Tiềm năng phát triển dịch vụ thẻ tại tỉnh Thừa Thiên Huế ........................ 97
3.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ thẻ tại Vietcombank Huế ........................... 97
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUẾ ............................................ 98
3.2.1. Đa dạng hóa dịch vụ thẻ của Vietcombank Huế ..........................................
98
3.2.2. Điều chỉnh chính sách phí linh hoạt, cạnh tranh.......................................100
3.2.3. Mở rộng và phát triển mạng lưới các ĐVCNT, hệ thống máy ATM .......101
3.2.4. Hoàn thiện hệ thống công nghệ cho dịch vụ thẻ.......................................102
3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho dịch vụ thẻ..............................104
3.2.6. Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường, quảng bá, phân phối sản
phẩm và chăm sóc khách hàng ................................................................................107
3.2.7. Tăng cường quản trị rủi ro ........................................................................109
3.2.8. Phòng chống rủi ro trong phát hành và thanh toán thẻ .............................112
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................113
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................114

1. KẾT LUẬN .........................................................................................................114
2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................114
2.1. Kiến nghị đối với chính phủ ........................................................................114
2.2. Kiến nghị đối với Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam và NHNN Việt Nam .......115
2.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam .................115
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................117
PHỤ LỤC ...............................................................................................................119
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG
PHẢN BIỆN 1
PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN
VĂN


DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1: Tình hình lao động Vietcombank Huế qua 3 năm 2012-2014 ................. 44
Bảng 2.2: Tình hình tài sản nguồn vốn của Vietcombank Huế qua 3 năm 2012 2014 ........................................................................................................................... 46
Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn Vietcombank Huế qua 3 năm 2012-2014 ......... 48
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh Vietcombank Huế qua 3 năm 2012-201450
Bảng 2.5: Số lượng phát hành thẻ năm 2012-2014................................................... 63
Bảng 2.6: Thị phần thẻ ATM tại thị trường Thừa Thiên Huế đến 31/12/2014......... 64
Bảng 2.7: Số lượng máy ATM, POS của Vietcombank Huế qua 3 năm 2012-201465
Bảng 2.8: Thị phần máy ATM các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến
31/12/2014................................................................................................................. 66

Bảng 2.9: Thị phần máy POS các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến
31/12/2014................................................................................................................. 67
Bảng 2.10: Doanh số thanh toán thẻ tại Vietcombank Huế qua 3 năm 2012-2014 ..
68
Bảng 2.11: Doanh thu dịch vụ thẻ qua 3 năm 2012 - 2014 ...................................... 68
Bảng 2.12: Đặc điểm đối tượng khảo sát .................................................................. 70
Bảng 2.13: Kết quả kiểm định hệ số Cronbach‘s Alpha đối với các nhân tố ...........
74 ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thẻ của Vietcombank Huế ...................................
74
Bảng 2.14: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test ........................................................ 76
Bảng 2.15: Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................... 77
Bảng 2.16: Hệ số Cronbach’s Alpha của các nhóm biến quan sát ........................... 82
Bảng 2.17: Kết quả phân tích hồi quy đa biến .......................................................... 83
Bảng 2.18: Mô hình tóm tắt sử dụng phương pháp Enter ......................................... 85
Bảng 2.19: Kiểm định về sự phù hợp của mô hình hồi quy...................................... 86


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Số hiệu sơ đồ, hình

Tên sơ đồ, hình

Trang

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quy trình phát hành thẻ .................................................................. 17
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình thanh toán thẻ................................................................. 18
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Huế .................................................... 42
Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................... 29
Hình 2.1: Logo Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam................................... 39
Hình 2.2: Thẻ Vietcombank Connect24 ................................................................... 52

Hình 2.3: Thẻ đồng thương hiệu Co.opmart - Vietcombank .................................... 52
Hình 2.4: Thẻ Vietcombank Connect24 Visa ........................................................... 53
Hình 2.5: Thẻ Vietcombank Mastercard - Thẻ phong cách ...................................... 54
Hình 2.6: Thẻ Vietcombank Unionpay ..................................................................... 54
Hình 2.7: Thẻ Vietcombank Cashback Plus American Express ............................... 55
Hình 2.8: Thẻ Vietcombank Vietnam Airlines Platinum American Express ........... 55
Hình 2.9: Thẻ Vietcombank Visa Platinum .............................................................. 56
Hình 2.10: Thẻ tín dụng Vietcombank Vietnam airline American express .............. 57
Hình 2.11: Thẻ Thẻ tín dụng Vietcombank American Express ................................ 58
Hình 2.12: Thẻ tín dụng Vietcombank Visa/Mastercard/ JCB/ Unionpay ............... 59
Hình 2.13: Tình hình sử dụng các loại thẻ thanh toán Vietcombank........................ 71
Hình 2.14: Mức độ trải nghiệm dịch vụ thẻ của khách hàng trên địa bàn ................ 72
Hình 2.15: Nguồn thông tin chủ yếu nhất ảnh hưởng đến khách hàng..................... 72
Hình 2.16: Đánh giá của khách hàng về uy tín của ngân hàng ................................. 87
Hình 2.17: Đánh giá của khách hàng về trang thiết bị CSVC của ngân hàng .......... 88
Hình 2.18: Đánh giá của khách hàng về chính sách marketing ................................ 89
Hình 2.19: Đánh giá của khách hàng về nguồn lực con người ................................. 90
Hình 2.20: Đánh giá của khách hàng về tiện ích của thẻ thanh toán ........................ 91
Hình 2.21: Đánh giá của khách hàng về mạng lưới ATM ........................................ 92
Hình 2.22: Đánh giá của khách hàng về thủ tục phát hành và thanh toán thẻ .......... 93


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế thị trường, thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng nhằm
thu lợi nhuận là mục tiêu của mỗi doanh nghiệp. Đối với ngành ngân hàng, mục tiêu
đó được cụ thể hoá bằng xu hướng đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
bằng việc cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chất lượng và tiện dụng. Thẻ
thanh toán là một trong những dịch vụ như vậy.
Mặt khác, trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như ngày nay, những

thành tựu to lớn, những tiến bộ vượt bậc của công nghệ tin học và viễn thông hiện
đại đã được ứng dụng nhanh chóng vào mọi lĩnh vực kinh tế xã hội. Đặc biệt trong
lĩnh vực ngành ngân hàng, công nghệ thanh toán qua ngân hàng ngày càng hiện đại
và tinh vi là nhờ vào những ứng dụng của công nghệ tin học. Một trong số những
ứng dụng thành công đó là thẻ ngân hàng, phương tiện chi trả hiện đại của thế giới
ngày nay.
Thực tế những năm qua cho thấy dịch vụ thẻ đã đem lại nhiều thành tựu đáng
kể cho Việt Nam nói chung và các ngân hàng tham gia thanh toán thẻ nói riêng.
Thông qua phát hành và thanh toán thẻ, các ngân hàng đã đem lại cho nền kinh tế
một lượng vốn đầu tư khá lớn, một lượng ngoại tệ đáng kể…góp phần vào phát
triển kinh tế đất nước. Chúng ta có thể khẳng định rằng thẻ thanh toán ra đời là một
tất yếu của một nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên dịch vụ này trong thời gian tới sẽ
phải đối mặt với nhiều khó khăn, liệu sự tăng trưởng của thị trường thẻ trong những
năm qua có quá “nóng” không. Thực chất sự phát triển ấy có đạt được cân bằng
giữa số lượng và chất lượng không. Và hình thức thanh toán này trong thời gian qua
đã đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế như thế nào. Vì vậy quan tâm phát
triển dịch vụ thẻ là việc rất cần thiết.
Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
- Chi nhánh Huế (Vietcombank Huế) đã lần lượt triển khai nhiều loại sản phẩm thẻ, đẩy
mạnh hàng loạt dịch vụ thẻ đi kèm. Tuy nhiên, hoạt động dịch vụ thẻ

12


của Vietcombank Huế vẫn còn nhiều bất cập: Kết quả đạt được có tương xứng với
tiềm năng. Sự tăng trưởng của dịch vụ thẻ những năm qua có đạt được sự cân bằng
giữa số lượng và chất lượng không. Có đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng trong nền
kinh tế. Với những lý do như trên, việc nghiên cứu để đưa ra giải pháp nhằm đẩy
mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại Vietcombank Huế một cách có cơ sở khoa học và
thực tiễn là vô cùng cấp thiết. Vì lý do đó, đề tài: “Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân

hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế” được chọn
làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp phát triển dịch
vụ thẻ tại Vietcombank Huế trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về thẻ ngân hàng
và phát triển dịch vụ thẻ của NHTM.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Vietcombank Huế.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thẻ tại Vietcombank Huế.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung trọng tâm của đề tài: là những vấn đề về thẻ và phát triển dịch vụ
thẻ tại Vietcombank Huế.
- Đối tượng khảo sát: Khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ thẻ tại
Vietcombank Huế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được triển khai tại Vietcombank Huế.
- Phạm vi thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng giai đoạn 2012 - 2014 và
đề xuất giải pháp đến năm 2018.
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu giải pháp nhằm phát triển
dịch vụ thẻ tại Vietcombank Huế

13


4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
a. Đối với số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tổng kết công tác chuyên môn ở
các bộ phận của Vietcombank Huế qua các năm 2012, 2013, 2014 và phương hướng
hoạt động năm tiếp theo và nguồn tài liệu được thu thập từ sách, báo, tạp chí và các
tài liệu đã công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet.
b. Đối với số liệu sơ cấp
Việc thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện tại Vietcombank Huế. Giao dịch
viên tại các chi nhánh Vietcombank Huế chịu trách nhiệm phát phiếu để khách hàng
trả lời. Số bảng hỏi được phát cho 180 khách hàng sử dụng thường xuyên dịch vụ
thẻ của Vietcombank Huế.
- Phương pháp chọn mẫu: Với đối tượng nghiên cứu của đề tài, tổng thể
nghiên cứu là không xác định, do đó không thể thực hiện phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên, vì vậy phương pháp chọn mẫu thuận tiện được sử dụng trong đề tài này
để chọn và phỏng vấn những khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ thẻ của
Vietcombank Huế.
- Kích thước mẫu Theo Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang (2007),
cỡ mẫu tối thiểu để có thể thực hiện phân tích nhân tố phải bằng 5 lần số biến quan
sát trong bảng câu hỏi để kết quả điều tra là có ý nghĩa. Như vậy với bảng hỏi khảo
sát khách hàng có 27 biến quan sát thì cần phải đảm bảo có ít nhất 135 quan sát
trong mẫu điều tra. Tuy nhiên, chúng tôi đã phát ra 180 bảng hỏi để dự phòng
trường hợp khách hàng không trả lời. Số bảng hỏi được sử dụng là 155 bảng hỏi.
4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Sử dụng phương pháp phân tổ để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu điều tra
theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.
- Việc xử lý và tính toán số liệu được thực hiện trên máy tính theo các phần
mềm thống kê thông dụng EXCEL và SPSS 20.0.

14


4.3. Các phương pháp phân tích

- Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha: Theo Hoàng Trọng và các đồng
nghiệp (2005), độ tin cậy đạt yêu cầu khi Cronbach’s Alpha ≥ 0,8. Cronbach’s
Alpha từ 0,6 trở lên cũng có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang
nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người được phỏng vấn trong bối cảnh nghiên
cứu (trường hợp của đề tài - nghiên cứu khám phá) nên khi kiểm định sẽ lấy chuẩn
Cronbach’s Alpha ≥ 0,6.
- Phân tích nhân tố khám phá: Được sử dụng để rút gọn tập nhiều biến
quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn
nhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu (Hair và các tác giả,
1998).
Số lượng nhân tố: Được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue đại diện cho
phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser thì những
nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu.
Phương pháp trích hệ số được sử dụng trong nghiên cứu này là Pricipal Axis
Factoring với phép xoay Varimax. Phương pháp Principal Axis Factoring sẽ cho ta
số lượng nhân tố là ít nhất để giải thích phương sai chung của tập hợp biến quan sát
trong sự tác động qua lại giữa chúng.
- Phân tích hồi quy tuyến tính: Được sử dụng để mô hình hoá mối quan hệ
nhân quả giữa các biến, trong đó một biến gọi là biến phụ thuộc (hay biến được giải
thích) và các biến kia là các biến độc lập (hay biến giải thích). Mức độ phù hợp của
mô hình được đánh giá bằng hệ số R2 điều chỉnh. Giá trị R2 điều chỉnh không phụ
thuộc vào độ lệch phóng đại của R2 do đó được sử dụng phù hợp với hồi quy tuyến
tính đa biến.
Kiểm định ANOVA được sử dụng để kiểm định độ phù hợp của mô hình
tương quan, tức là có hay không có mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ
thuộc. Thực chất của kiểm định ANOVA đó là kiểm định F xem biến phụ thuộc có
liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp các biến độc lập hay không, và giả thuyết H0
được đưa ra là β = 0. Trị thống kê F được tính từ giá trị R2 của mô hình đầy đủ, giá
k


15


trị Sig. bé hơn mức ý nghĩa kiểm định sẽ giúp khẳng định sự phù hợp của mô hình
hồi quy.
- Phân tích thống kê mô tả: Sử dụng để xử lý các dữ liệu và thông tin thu
thập được nhằm đảm bảo tính chính xác và từ đó, có thể đưa ra các kết luận có tính
khoa học và độ tin cậy cao về vấn đề nghiên cứu.
Tất cả các phương pháp trên đây dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật
biện chứng, tiếp cận đối tượng nghiên cứu theo quan điểm: khách quan, toàn diện,
phát triển và hệ thống.
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ thẻ của NHTM;
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam - Chi nhánh Huế;
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam - Chi nhánh Huế.

16


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của thẻ ngân hàng
Thẻ ngân hàng đầu tiên ra đời năm 1949 do Frank Mc Namara, một doanh
nhân người Mỹ sáng chế. Có một lần sau khi dùng bữa tối tại một nhà hàng, ông

bỗng phát hiện ra mình không mang theo tiền mặt. Ông phải gọi điện cho vợ nhanh
chóng mang tiền đến thanh toán. Tình trạng khó xử này đã khiến ông mày mò chế
tạo một phương tiện chi trả tiền mặt trong những trường hợp tương tự như thế. Thế
là lần đầu tiên Mc Namara cho ra đời loại thẻ mang tên Diners Club. Năm 1950,
những chiếc thẻ nhựa đầu tiên được đưa vào lưu hành rộng rãi, những người có thẻ
Diners Club này có thể ghi nợ khi ăn tại 27 nhà hàng tại thành phố New York và
phải chịu một khoản lệ phí hàng năm là 5 USD. Những tiện ích của chiếc thẻ ngay
lập tức gây được sự chú ý và đã chinh phục một lượng đông đảo khách hàng do họ
có thể mua hàng trước mà không phải chi trả tiền ngay. Đến năm 1955 hàng loạt thẻ
mới ra đời như Trip charge, Golden key, Gourmet Club và đến năm 1958, Carte
Blanche và American Express ra đời và thống lĩnh thị trường. Lúc đầu phần lớn thẻ
chỉ dùng cho giới doanh nhân nhưng các ngân hàng đã thấy rằng giới bình dân mới
là đối tượng sử dụng chủ yếu trong tương lai. Với sự thay đổi chiến lược khách hàng
của mình, các ngân hàng nhanh chóng xâm nhập vào thị trường thẻ và coi đây là thị
trường tiềm năng.
Ngân hàng Mỹ là nơi đầu tiên phát hành thẻ Bank American mà ngày nay là
Visa Card. Năm 1966 Bank American bắt đầu liên kết với các liên bang khác để
phát triển mạng lưới thẻ này. Trong khi thẻ Bank American đang thành công rực rỡ
thì các tổ chức phát hành thẻ khác cũng đang tìm kiếm khả năng cạnh tranh với loại

17


thẻ này. Năm 1966, một hiệp hội ngân hàng mới, trong đó gồm 14 ngân hàng của
Mỹ đã xây dựng một hệ thống giao dịch tự động nối mạng trong thanh toán thẻ tín

18


dụng. Ngay sau đó, năm 1967, có 4 ngân hàng bang Califonia có hiệp hội thẻ mang

tên Wessten State Bank Card Association đã liên kết với hiệp hội ngân hàng
Interbank phát hành thẻ Master Charge mà ngày nay có tên là Master Card. Năm
1979, tổ chức thẻ quốc tế Master Card được thành lập. Hiện nay hiệp hội có tới
29000 thành viên.
Bên cạnh Visa Card và Master Card, thẻ American Express và JCB của Nhật
Bản cũng vươn lên mạnh mẽ. Doanh thu của các loại thẻ này cũng lên tới hàng trăm
tỷ USD với hàng chục triệu thẻ lưu hành.
Với sự phát triển của thẻ thanh toán, các hiệp hội đang cạnh tranh nhau quyết
liệt nhằm dành phần lớn thị trương cho mình. Sự cạnh tranh này tạo điều kiện cho
thẻ thanh toán có cơ hội phát triển trên phạm vi toàn cầu.
Tại Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử, phải đối mặt với 2 cuộc chiến tranh lớn
nên nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, cần nhiều thời gian để khôi phục và phát
triển. Chính vì thế thẻ ngân hàng xuất hiện ở nước ta khá muộn so với các nước
khác trong khu vực. Mãi đến năm 1990, thẻ tín dụng quốc tế mới lần đầu tiên có
mặt tại Hà Nội do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam khi ấy làm đại lý thanh toán
cho các định chế tài chính quốc tế. Phải đến năm 1993 Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam mới phát hành thí điểm thẻ ngân hàng đầu tiên. Cũng vào năm này, hội
các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam được thành lập với 4 thành viên sáng lập
gồm Vietcombank, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu và First Vinabank. Hành lang pháp lý cho hoạt động
thẻ lúc ấy chỉ là quyết định số 74 do thống đốc ngân hàng Nhà nước ký ban hành
ngày 10/04/1993, quy định “thể lệ tạm thời về phát hành và sử dụng thẻ thanh
toán”. Việc ứng dụng thẻ tại Việt Nam vào thời điểm đó còn bị giới hạn rất nhiều về
cơ sở pháp lý, điều kiện kinh nghiệm, hạ tầng kỹ thuật…Trên cơ sở thỏa thuận của
ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thí điểm phát hành thẻ tự xây dựng quy chế, hợp
đồng phát hành và sử dụng thẻ, tính pháp lý chỉ dừng ở mức điều chỉnh “nội bộ”
giữa ngân hàng phát hành và chủ thẻ.
Ban đầu loại hình sản phẩm này phát triển khá chậm, chủ yếu là dành cho

19



các khách hàng là người nước ngoài và người có thu nhập cao. Nhưng theo thời
gian, cùng với sự đi lên của đất nước ta, các ngân hàng trong nước đã đưa ra thêm
nhiều dòng sản phẩm thẻ, không chỉ là thẻ tín dụng mà còn có thẻ ghi nợ dành cho
nhiều khách hàng nội địa. Trong những năm qua, dịch vụ thẻ đã phát triển với tốc
độ cao, đặc biệt là 5 năm trở lại đây, từ việc thẻ ngân hàng được xem như một tài
sản hay thương hiệu đối với những gương mặt thành đạt đến nay đã trở thành những
công cụ thanh toán thông dụng. Tính đến nay, toàn thị trường thẻ Việt Nam có 52 tổ
chức tham gia phát hành thẻ được gần 57,1 triệu thẻ. Toàn bộ hệ thống có 46 ngân
hàng thương mại trang bị máy ATM/POS với số lượng đạt đến 14.300 máy ATM và
hơn 101.400 POS. [24]
Nhìn chung, thị trường thẻ tăng trưởng cao, các sản phẩm thẻ ngày càng đa
dạng và phong phú. Trong đó, thẻ ghi nợ tuy ra đời chậm hơn nhưng có tốc độ tăng
trưởng khá cao.
1.1.2. Khái niệm dịch vụ thẻ
1.1.2.1. Khái niệm dịch vụ
Xung quanh câu hỏi dịch vụ là gì? Có rất nhiều câu trả lời khác nhau. Dưới
đây đề tài trình bày một số khái niệm dịch vụ tiêu biểu:
Theo Từ điển Tiếng Việt (2004): Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho
những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công.
Theo Quan điểm kinh tế học: Dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như
hàng hoá nhưng phi vật chất (Từ điển Wikipedia). Bản chất của dịch vụ là sự cung
ứng để đáp ứng nhu cầu như: dịch vụ du lịch, thời trang, chăm sóc sức khoẻ và
mang lại lợi nhuận.
Theo Philip Kotler (2002): Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng
nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu.
Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất.
Theo Từ điển thuật ngữ Kinh tế tài chính: Dịch vụ là sự phục vụ góp phần
đáp ứng các nhu cầu của cá nhân hay tập thể khác với thể thức chuyển quyền sở hữu

một thứ của cải vật chất nào đó.

20


Vì vậy có thể hiểu, dịch vụ là một sản phẩm kinh tế không phải là một vật
phẩm mà là công việc của con người dưới hình thái là lao động thể lực, kiến thức và
kỹ năng chuyên nghiệp, khả năng tổ chức và thương mại.
1.1.2.2. Khái niệm thẻ
Từ các góc độ xem xét, nghiên cứu khác nhau, người ta đưa ra các khái niệm
về thẻ khác nhau. Nhưng tựu chung lại, bản chất của thẻ thanh toán là một phương
tiện thanh toán, chi trả mà người sở hữu thẻ có thể dùng để thoả mãn nhu cầu về
tiêu dùng của mình, kể cả rút tiền mặt hoặc sử dụng nó làm công cụ thực hiện các
dịch vụ tự động do ngân hàng hoặc các tổ chức khác cung cấp. Thẻ không hoàn toàn
là tiền tệ, nó là biểu tượng về sự cam kết của ngân hàng hoặc tổ chức phát hành bảo
đảm thanh toán những khoản tiền do chủ thẻ sử dụng bằng tiền của ngân hàng cho
chủ thẻ vay hoặc tiền của chính chủ thẻ đã gửi tại ngân hàng.
Bản chất của thẻ có thể hiểu qua các khái niệm về thẻ như sau:
- Theo khái niệm tổng quát thì: Thẻ là một danh từ chung chỉ một vật nhỏ,
gọn, chứa đựng các thông tin nhằm sử dụng vào một hoặc một số mục đích nào đó.
Do vậy, thẻ sẽ được gắn với những tính chất, đặc điểm, nội dung riêng biệt để trở
thành một loại cụ thể như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ...
- Xét về giác độ phát hành thì: Thẻ là một phương tiện do ngân hàng, các
định chế tài chính hoặc các công ty phát hành dùng để giao dịch mua bán hàng hoá,
dịch vụ hoặc rút tiền mặt.
- Đứng từ giác độ công nghệ thanh toán thì: Thẻ là phương thức thanh toán
ghi sổ điện tử số tiền của các giao dịch cần thanh toán thực hiện trên hệ thống thanh
toán được kết nối giữa các chủ thể tham gia dựa trên nền tảng công nghệ ngân hàng
và tin học viễn thông.
Theo quan điểm của NHNN Việt Nam thể hiện qua quy chế phát hành, sử

dụng và thanh toán thẻ ngân hàng ban hành theo Quyết định 20/2007/QĐ-NHNN
ngày 15/05/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và xét theo mục đích sử dụng
thì: “Thẻ ngân hàng là một phương tiện thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ không
dùng tiền mặt hoặc có thể được rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự đông hoặc các

21


ngân hàng đại lý hoặc Thẻ ngân hàng là một phương tiện thanh toán không dùng
tiền mặt mà chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán chi phí mua hàng
hoá, sử dụng dịch vụ tại các điểm chấp nhận”.
Xuất phát từ thực tiễn qua quá trình phát triển chức năng sử dụng của các
loại thẻ hiện nay, dựa trên sự phát triển của công nghệ thì mục đích sử dụng của thẻ
không còn bó hẹp trong tình lĩnh vực cụ thể như lúc mới hình thành. Với một tấm
thẻ không chỉ dùng để thanh toán tại ĐVCNT để mua hàng hoá dịch vụ, cũng không
chỉ dùng để rút tiền mặt... mà với một tấm thẻ, khách hàng có thể vừa dùng để mua
hàng, rút tiền mặt, chuyển khoản, xem sao kê tài khoản của mình tại ngân hàng,
giao dịch mua bán qua Internet, trả cước phí dịch vụ công cộng; chủ thẻ có thể vừa
sử dụng bằng tiền gửi của mình tại ngân hàng, vừa sử dụng tiền vay nếu được ngân
hàng chấp nhận...
Tóm lại, chúng ta có thể hiểu thẻ là chìa khoá đa năng để chủ thẻ kết nối với
các chủ thể khác tham gia hệ thống thanh toán thẻ phục vụ quá trình lưu chuyển
hàng hoá, tiền tệ được thoả thuận trước nhằm thực hiện các dịch vụ thoả mãn nhu
cầu của mình.
1.1.2.3. Khái niệm dịch vụ thẻ
Dịch vụ thẻ là một loại hình dịch vụ thuộc nhóm các dịch vụ bán lẻ hay còn
gọi là dịch vụ cá nhân của một ngân hàng hiện đại. Đây là một dịch vụ mà trong đó
ngân hàng sẽ cung cấp một công cụ thanh toán, thẻ thanh toán, cho các khách hàng,
để khách hàng sử dụng các tính năng tiện ích và các dịch vụ mà ngân hàng đó cung
cấp thông qua công cụ thanh toán này.

Theo góc độ lịch sử, dịch vụ thẻ ban đầu được phát triển bởi các tổ chức, cá
nhân phi ngân hàng. Khi đó, với mục đích thay thế cho tiền mặt và các khoản vay
ứng trước, các thẻ thanh toán được phát hành và được chấp nhận thanh toán trong tổ
chức và các cá nhân đó. Cùng với thời gian, các tổ chức thẻ như JCB, DINNERS ra
đời và tiếp đó là các tổ chức thẻ AMEX, VISA và MASTERCARD được hình
thành và phát triển. Lúc này, với khối lượng giao dịch thanh toán không ngừng phát
triển, các ngân hàng đó tham gia vào hoạt động của các tổ chức thẻ này với vai trò

22


là trung gian thanh toán, tiến tới là thành viên chính thức trên cả hai mảng phát hành
và thanh toán thẻ. Qua đó, dịch vụ thẻ tại ngân hàng đã phát triển thành một loại
hình dịch vụ cá nhân của các ngân hàng, với khối lượng thẻ phát hành và số lượng,
giá trị giao dịch thanh toán xử lý không ngừng gia tăng…
1.1.3. Phân loại thẻ thanh toán
Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau, người ta có thể phân thẻ thanh toán ra
thành nhiều loại khác nhau, cụ thể như sau:
1.1.3.1. Phân loại theo công nghệ sản xuất
Thẻ khắc chữ nổi: là loại thẻ được chế tạo dựa trên công nghệ khắc chữ nổi
trên bề mặt thẻ. Mặc dù, tấm thẻ đầu tiên được sản xuất dựa trên công nghệ này
nhưng hiện nay loại thẻ này không còn được sử dụng phổ biến nữa bởi kĩ thuật thô
sơ khiến loại thẻ này rất dễ bị giả mạo.
Thẻ băng từ: là loại thẻ được sản xuất dựa trên công nghệ thư tín, với 2 băng
từ chứa những thông tin cố định về chủ thẻ.
Nhược điểm của loại thẻ này đó là thông tin ghi trên thẻ không thể tự mã hoá
được, thẻ chỉ mang các thông tin cố định, không gian chứa dữ liệu ít, không áp dụng
được kỹ thuật mã hoá, bảo mật thông tin…
Thẻ thông minh: là loại thẻ được sản xuất dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin học.
Thẻ được gắn một chíp điện tử nên có cấu trúc giống như một máy tính hoàn hảo.

Hiện nay, loại thẻ này đang ngày càng được sử dụng một cách phổ biến do
có độ an toàn cao về kỹ thuật, khó bị làm giả…
1.1.3.2. Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ
Thẻ tín dụng: là loại thẻ dùng thanh toán trước, trả tiền cho ngân hàng sau,
nghĩa là dựa vào uy tín hoặc khả năng tài chính của chủ thẻ mà ngân hàng sẽ cấp
cho chủ thẻ một hạn mức tín dụng nhất định cho phép chủ thẻ tiêu xài trong hạn
mức ấy, sau đó theo từng định kỳ (có thể cuối tháng) ngân hàng sẽ gởi hoá đơn
thanh toán dành cho chủ thẻ chủ thẻ phải thanh toán lại cho ngân hàng số tiền tín
dụng mà chủ thẻ đã sử dụng.
Thẻ ghi nợ: cũng là một trong những phương tiện thanh toán không dùng

23


tiền mặt. Song khác với thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và
gắn liền với tài khoản tiền gửi của chủ thẻ mở tại Ngân hàng do vậy nó cũng không
có hạn mức tín dụng. Chủ thẻ sẽ chi tiêu và rút tiền trực tiếp trên tài khoản đó. Khi
trong tài khoản của chủ thẻ không có tiền, họ không thể sử dụng thẻ ghi nợ để thanh
toán hay rút tiền (không có tính chất "tín dụng”). Thẻ ghi nợ còn có thể được sử
dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động (ATM).
Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản:
+ Thẻ online: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay lập
tức vào tài khoản chủ thẻ.
+ Thẻ offline: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ vào tài
khoản chủ thẻ sau đó vài ngày.
1.1.3.3. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ
Thẻ nội địa: là thẻ được giới hạn trong phạm vi một quốc gia, do vậy đồng
tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó.
Thẻ quốc tế: đây là loại thẻ được chấp nhận trên toàn thế giới, sử dụng các
ngoại tệ mạnh để thanh toán.

1.1.3.4. Phân loại theo chủ thể phát hành
Thẻ do Ngân hàng phát hành: là loại thẻ do các Ngân hàng phát hành cho
khách hàng, giúp khách hàng sử dụng linh hoạt tài khoản của mình hay tài khoản
được ngân hàng cấp tín dụng.
Thẻ do tổ chức phi Ngân hàng phát hành: là loại thẻ du lịch và giải trí của
các tập đoàn kinh doanh lớn, các cửa hiệu lớn… phát hàng như Diner’s Club,
Amex…
1.1.4. Lợi ích và rủi ro khi sử dụng dịch vụ thẻ
1.1.4.1. Lợi ích khi sử dụng thẻ
Đối với chủ thẻ
- Khách hàng có thể sử dụng thẻ để rút tiền mặt hoặc tiến hành các giao dịch
(chuyển khoản, nộp tiền,… ) ở các máy rút tiền tự động mà không cần phải trực tiếp
đến Ngân hàng. Khách hàngsử dụng các tiện ích hoàn hảo của thẻ như thanh toán

24


hóa đơn tiền điện, mua các loại thẻ viễn thông trả trước, dịch vụ Mobile Banking…
- Thẻ thanh toán được xem là một chiếc ví tiền điện tử, khách hàng không
cần phải mang tiền mặt nhiều khi đi du lịch, mua sắm,… chỉ với chiếc thẻ thanh
toán, khách hàng có thể thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ ởcác cửa hàng trong nước
cũng như quốc tế;
- Trong việc chi trả lương cho công nhân, việc trả lương qua thẻ sẽ giúp giảm
chi phí bao thư, giảm chi phí cho người trả lương, giúp công nhân giữ tiền an toàn
và chuyển tiền về cho người thân thông qua chuyển khoản với chi phí thấp hơn.
Đối với Ngân hàng
- Việc phát triển dịch vụ thẻ giúp các Ngân hàng chấp nhận thanh toán và
phát hành thẻ tiết kiệm được thời gian trong việc phục vụ khách hàng đến rút tiền,
giảm số lượng nhân viên giao dịch;
- Ngân hàng huy động được một số dư khá lớn để thực hiện các hoạt động

kinh doanh khác của mình;
- Có thêm nguồn thu nhập từ phí dịch vụ thẻ.
Đối với các đơn vị chấp nhận thẻ
- Tiết kiệm thời gian trong việc kiểm, đếm tiền, tăng tốc độ thanh toán cho
khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh;
- Tiết kiệm được chi phí bảo quản, cất giữ tiền mặt;
- Được cung cấp và hướng dẫn sử dụng miễn phí các trang thiết bị phục vụ
cho hoạt động thanh toán bằng thẻ;
- Được hưởng các lợi ích khác do Ngân hàng cung cấp.
Đối với nền kinh tế
- Tiết kiệm chi phí xã hội: Thanh toán bằng thẻ sẽ giúp giảm bớt một lượng
lớn tiền mặt trong lưu thông, từ đó, giảm chi phí in ấn, phát hành, vận chuyển tiền
mặt, tiêu huỷ tiền cũ rách và nạn tiền giả…
- Đẩy nhanh tốc độ thanh toán, góp phần giúp nền kinh tế phát triển;
- Việc thanh toán bằng thẻ thanh toán rất an toàn, chính xác và tiết kiệm thời
gian, tạo lập niềm tin của người dân vào hoạt động của hệ thống Ngân hàng, nhà

25


×