Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

CUỘC THI TRÌNH DIỄN PHÁO HOA QUỐC TẾ ĐÀ NẴNG 2015, MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.81 KB, 41 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA DU LỊCH

SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN HOÀNG NGỌC TRÂM
LỚP : 13DSK

MSSV: 1321000922

THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
CUỘC THI TRÌNH DIỄN PHÁO HOA QUỐC TẾ ĐÀ
NẴNG 2015, MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ TỔ CHỨC SỰ KIỆN

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: LÊ THỊ LAN ANH

TP.HCM, Tháng 12 năm 2015.


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA DU LỊCH

SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN HOÀNG NGỌC TRÂM

THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
CUỘC THI TRÌNH DIỄN PHÁO HOA QUỐC TẾ ĐÀ
NẴNG 2015, MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP



CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ TỔ CHỨC SỰ KIỆN

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: LÊ THỊ LAN ANH

TP.HCM, Tháng 12 năm 2015.


MỤC LỤC


4

PHẦN MỞ ĐẦU
LỜI CẢM ƠN
Câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “ Uống nước nhớ nguồn” điều mang
một triết lí nhân văn sâu sắc. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối
ứng xử đúng đắn. Để có được bài báo cáo hoàn thiện ngày hôm nay, em đã nhận được
rất nhều sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè. Em xin gởi lời cảm ơn
chân thành đến toàn thể quý thầy cô trường Đại học Tài Chính – Marketing, đặc biệt là
các thầy cô thuộc khoa Du Lịch đã truyền đạt kiến thức bằng tâm huyết cho chúng em
trong suốt thời gian vừa qua. Trong học kỳ này, chúng em được tham gia kiến tập với
chủ đề “Hành trình con đường di sản Miền Trung” do khoa Du Lịch tạo điều kiện. Qua
đó, em được hiểu thêm về văn hóa, truyền thống của những vùng đất em được đặt chân
tới. Cảm nhận được tình người Miền Trung đối với du khách và những nét đặc trưng
nổi bật của từng địa danh. Chuyến đi đó là một trải nghiệm đầy giá trị và tuyệt vời.
Lời cám ơn chân thành nhất em xin gởi đến cô Lê Thị Lan Anh, người đồng
hành cùng lớp 13DSK trong suốt hành trình đến với Miền Trung thân yêu và là giảng
viên đã tận tâm, hướng dẫn em trong thời gian làm bài báo cáo kiến tập nghề nghiệp
này. Em rất cảm ơn sự giúp đỡ của cô. Với thời lượng đi thực tế và kiến thức hạn hẹp.

chắc chắn bài báo cáo vẫn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong
nhận được những đánh giá, nhận xét, ý kiến đóng góp để bài báo cáo được hoàn thiện
hơn.
Trân trọng,
Sinh viên thực hiện: Trần Hoàng Ngọc Trâm


5

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Thiên nhiên ưu đãi cho Đà Nẵng nằm giữa vùng kế cận ba di sản văn hoá thế
giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, chính vị trí này đã làm nổi rõ
vai trò của thành phố Đà nẵng trong khu vực, đó là nơi đón tiếp, phục vụ, trung chuyển
khách. Hệ thống cơ sở hạ tầng khá đồng bộ với cảng biển và sân bay quốc tế, đồng thời
là điểm cuối ra biển Đông của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây.
Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước,
là trung tâm kinh tế- xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp,
thương mại du lịch và dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng
về trung chuyển vận tải trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính - viễn thông và tài
chính - ngân hàng; một trong những trung tâm văn hoá - thể thao, giáo dục - đào tạo và
khoa học công nghệ của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về
quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và cả nước. Theo tinh thần nghị quyết Số
33-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ “Về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” để phát triển du lịch Đà Nẵng
đến năm 2020, UBND thành phố đã xây dựng chương trình du lịch phát triển Đà Nẵng
nhằm đẩy mạnh đầu tư, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành
phố.
Trên tinh thần đó, năm 2008 Lễ hội thi bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng lần đầu
tiên được tổ chức với thành công lớn. Lễ hội thu hút hàng trăm ngàn khán giả với sự
hoành tráng và độc đáo tạo cơ hội cho ngành du lịch tổ chức tuyên truyền, quảng bá

tiềm năng du lịch. Sự kiện này đã được diễn ra thường niên tại Sông Hàn nhằm tạo
điểm nhấn thăm quan cho du khách tại khu vực trung tâm thành phố.
Đến nay, sau 7 lần tổ chức rất thành công, Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế
Đà Nẵng đã để lại ấn tượng đẹp trong long du khách muôn phương từ công tác truyền
thông, quảng bá, hậu cần, vận động tài trợ, trang trí đường phố… đến ký thuật pháo
hoa trình diễn của các đội tham dự. Cuộc thi Trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng đã


6

trở thành thương hiệu của thành phố Đà Nẵng và được sự hưởng ứng của rất nhiều du
khách.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được, thì cuộc thi vẫn còn những
mặt tồn tại và hạn chế như công tác tổ chức còn lung túng, công tác truyền thông chưa
được đẩy mạnh, an ninh chưa đảm bảo và vấn đề bảo bệ mội trường chưa được kiểm
soát chặt chẽ. Nội dung trên các website không được cập nhật thường xuyên và sai
nhiều lỗi khi chuyển từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh. Do đó, cần phải có những giải
pháp khắc phục để Cuộc thi Trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng phát huy được
những thế mạnh xứng đáng là một sản phẩm đặc thù, một thương hiệu du lịch của
thành phố, để hạn chế những bất cập gây tốn kém chi phí.
Căn cứ vào thực trạng, tính cấp bách của vấn đề, em đã lựa chọn đề tài “Cuộc
thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2015, mặt còn tồn tại và giải pháp” tìm ra
những bất cập và giải pháp để nâng cao hiệu quả cho cuộc thi trong thời gian tới nhằm
thu hút khách du lịch hơn.

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TP. ĐÀ NẴNG VÀ “ CUỘC THI
TRÌNH DIỄN PHÁO HOA QUỐC TẾ ĐÀ NẴNG 2015”
1.1 Tổng quan về thành phố Đà Nẵng
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Trong lịch sử dân tộc, Đà nẵng được biết đến không chỉ là một thành phố cảng

lớn nhất miền Trung Việt Nam mà còn là một địa danh gắn liền với công cuộc mở
mang bờ cõi Đại Việt từ nhiều thế kỷ trước. Dấu vết của một cửa ngõ giao lưu quốc tế
gắn liền với xứ Đàng Trong vẫn còn, đây là một tiểu đồn quan trọng trong công cuộc
chống ngoại xâm của hai cuộc kháng chiến thần thánh vừa qua.
Giữa thế kỷ XVI, khi Hội An đã là trung tâm buôn bán sầm uất ở phía Nam thì
Đà Nẵng mới là vị trí tiền cảng, trung chuyển hàng hóa, tu sửa tàu thuyền.


7

Đầu thế kỷ XVIII, vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần trở thành thương cảng thay
thế cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở Châu Âu phát triển với những loại tàu
thuyền lớn, đáy sâu, ra vào vịnh Đà Nẵng.
Năm 1835, khi vua Minh Mạng có dụ: 'Tàu Tây chỉ được đậu tại cửa Hàn, còn
các cửa biển khác không được tới buôn bán' thì Đà Nẵng trở thành một thương cảng
lớn bậc nhất miền Trung. Tiểu thủ công nghiệp địa phương phát triển với những ngành
sửa chữa tàu thuyền, sơ chế nông lâm hải sản; dịch vụ thương mại cũng phát đạt. Sau
khi xâm chiếm toàn bộ đất nước ta vào năm 1889, thực dân Pháp tách Đà Nẵng khỏi
Quảng Nam và đổi tên thành Tourane, chịu sự cai quản trực tiếp của Toàn quyền Đông
Dương.
Tháng 3 năm 1965, Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ quân
sự hỗn hợp lớn. Năm 1967, Đà Nẵng được chính quyền Việt Nam Cộng hòa ấn định là
thành phố trực thuộc trung ương và xác định mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành trung
tâm chính trị, quân sự, văn hóa cho vùng I và II chiến thuật.
Năm 1975, hòa bình lập lại, Đà Nẵng (là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà
Nẵng) bắt tay vào khôi phục những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh. Mặc dù còn
lắm khó khăn nhưng công cuộc phục hồi và phát triển thành phố đã đạt được nhiều
thành quả, nhất là thời kỳ đổi mới, sau 1986.
Ngày 6/11/1996 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết
cho phép tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà

Nẵng trực thuộc Trung ương. Về địa giới hành chính, thành phố Đà Nẵng mới bao gồm
thành phố Đà Nẵng trước đây, huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa.
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
-

Vị trí địa lý, diện tích tự nhiên: Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng quần
đảo trên biển Đông. Vùng đất liền nằm ở 15055' đến 16014' vĩ độ Bắc, 107018' đến
108020' kinh độ Đông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng


8

Nam, Đông giáp Biển Đông. Vùng biển gồm quần đảo Hoàng Sa nằm ở 15045’ đến
17015’ vĩ độ Bắc, 1110 đến 1130 kinh độ Đông, cách đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng
Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía Nam.
+ Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường
bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía
Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là
trung điểm của 4 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh
địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
+ Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những
cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan,
Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với
điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển
và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi
cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.
+ Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.283,42 km2; trong đó, các quận
nội thành chiếm diện tích 241,51 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.041,91
km2.
-


Khí hậu: Đà Nẵng nằm trong vùng nhiệt đới khí hậu điển hình. Mỗi năm có 2 mùa rõ
rệt. Mùa nưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 01 đến tháng 7.
Nhiệt độ trung bình năm khoản 25,9 oC, riêng vùng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m,
nhiệt độ trung bình khoảng 20oC. Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%. Lượng mưa
trung bình năm là 2.504,57mm. Số giờ nắng bình quân là 2.156,2 giờ/năm.

-

Địa hình: được thiên nhiên ưu đãi, Đà Nẵng vừa có đồng bằng, vừa có núi, có song, có
biển. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn (trên 70%), độ cao khoảng từ 700 – 1.500m,
độ dốc lớn, là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn; có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh
thái của thành phố. Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc


9

thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh
hương của biến nên bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở công nghiệp – dịch
vụ, nông nghiệp, quân sự, khu dân cư và các khu chức năng của thành phố.
1.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội:
1.1.3.1 Vị trí chiến lược:
-

Thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh
chóng và bền vững.

-

Thành phố Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, nằm trên trục giao thông Bắc

– Nam của quốc gia về đường bộ, đường sắt, đường hàng không; cách thành phố Hà
Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam. Đà Nẵng
có vị trí thuận lợi về các tuyến đường biển, đường hàng không quốc tế.

-

Đà Nẵng - Thành phố động lực của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung
Ngày 13/8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Vùng Kinh tế trọng
điểm miền Trung gồm năm tỉnh và thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng
Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế
so sánh của Vùng, từng bước phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung thành
một trong những vùng phát triển năng động của cả nước. Trong đó, Đà Nẵng được xác
định là thành phố đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triển
cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

-

Đà Nẵng - Cửa ngõ phía Đông của Hành lang Kinh tế Đông – Tây (EWEC)
Hành lang Kinh tế Đông - Tây là một trong năm hành lang kinh tế được phát triển theo
sáng kiến của Ngân hàng Phát triển Châu Á ở khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông. Đây
là tuyến đường bộ dài 1.481 km nối hai bờ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đi qua


10

13 tỉnh/thành phố của 4 nước, bắt đầu từ thành phố cảng Mawlamyine đến cửa khẩu
Myawaddy (Myanma), đi qua Thái Lan, Lào và điểm đến cuối cùng là cảng Tiên Sa Đà Nẵng của Việt Nam.
-

Hành lang Kinh tế Đông - Tây không chỉ đem lại cơ hội cho các quốc gia trên tuyến

đường đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và nâng cao mức sống cho
nhân dân, mà còn tạo khả năng cho các doanh nghiệp của các nước tiếp cận tốt hơn các
vùng nguyên liệu, thị trường dịch vụ, vốn, công nghệ và lao động..., tạo điều kiện
thuận lợi cho việc đầu tư và buôn bán qua biên giới, đa dạng hóa hoạt động kinh tế và
xuất khẩu, thúc đẩy phát triển du lịch.

-

Đà Nẵng - Cửa vào của các di sản văn hoá và di sản thiên nhiên thế giới
Đà Nẵng nằm ở trung tâm của “Con đường di sản thế giới” kết nối các di sản thế giới ở
miền Trung - Việt Nam, bao gồm: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình);
cố đô Huế với hai di sản là Quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế;
tỉnh Quảng Nam với hai di sản là: Thánh địa Mỹ Sơn và đô thị cổ Hội An. Cùng với
hai di sản thế giới khác là cố đô Luang Prabang và quần thể Angkor Wat, chương trình
này kết hợp thành một chương trình hợp tác du lịch lớn hơn là "Lào, Campuchia, Việt
Nam: 3 quốc gia, một điểm đến”.
Đà Nẵng – Đô thị cổ Hội An : 30km về phía Đông Nam.
Đà Nẵng – Thánh địa Mỹ Sơn : 70km về phía Tây Nam.
Đà Nẵng – Cố đô Huế : 100km về phía Bắc.
Đà Nẵng – Phong Nha - Kẻ Bàng : 300km về phía Bắc.
1.1.3.2 Cơ sở hạ tầng


11

-

Cảng Tiên Sa là cảng thương mại lớn thứ ba của Việt Nam sau cảng Sài Gòn và cảng
Hải Phòng. Năng lực bốc dỡ hàng hoá 4 triệu tấn/năm, có thể tiếp nhận các loại tàu
hàng có trọng tải 45.000DWT và các tàu chuyên dùng khác như tàu container, tàu

khách, tàu hàng siêu trường siêu trọng. Từ cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) hiện có các tuyến
tàu biển quốc tế đi Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.

-

Sân bay Đà Nẵng được tổ chức hàng không quốc tế xác định là điểm trung chuyển của
đường bay Đông - Tây. Công suất phục vụ 6 triệu lượt khách/năm. Tổng Công ty hàng
không Cảng hàng không miền Trung đã có kế hoạch nghiên cứu mở rộng nhà ga để đạt
mức 10 triệu hành khách mỗi năm vào năm 2020.

-

Hệ thống đường giao thông không ngừng được mở rộng, với nhiều công trình lớn trên
địa bàn thành phố như đường Nguyễn Tất Thành, đường Ngô Quyền, đường Hoàng Sa,
đường Trường Sa, cầu Sông Hàn, cầu Tuyên Sơn, cầu Thuận Phước… Hệ thống giao
thông kết nối với các tỉnh, thành bên ngoài có hầm đường bộ Hải Vân, Quốc lộ 14B,
Quốc lộ 1A và sắp tới là đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi tạo điều kiện thuận lợi
về giao thông và phát triển du lịch và làm thay đổi cơ bản diện mạo của một đô thị
thuộc loại sầm uất nhất ở miền Trung, Việt Nam.

-

Hệ thống bưu chính - viễn thông: Đà Nẵng là một trong ba trung tâm bưu chính, viễn
thông lớn của Việt Nam; là một trong ba điểm kết nối cuối cùng quan trọng nhất của
mạng trung kế đường trục quốc gia và điểm kết nối trực tiếp với Trạm cáp quang biển
quốc tế SEA-ME-WE 3 với tổng dụng lượng 10Gbps kết nối Việt Nam với gần 40
nước ở Châu Á và Châu Âu. Mạng lưới viễn thông trên địa bàn hiện này gồm 2 tổng
đài chính và 12 tổng đài vệ tinh với dụng lượng hơn 40.000 số. Hệ thống kết nối mạng
không dây (wifi) đang được triển khai xây dựng dự kiến cuối tháng 6/2013 sẽ hoàn
thành và đưa vào hoạt động với 250 điểm kết nối và người dân có thể sử dụng nhiều

dịch vụ tiện ích thông qua hệ thống này.


12

-

Hệ thống cấp điện, cấp nước: Nguồn điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất được cung
cấp từ lưới điện quốc gia qua đường dây 500 KV Bắc - Nam. Nhà máy nước Đà Nẵng
hiện có công suất 120.000m3/ngày đêm. Thành phố đang đầu tư xây dựng Nhà máy
nước Hòa Liên với công suất 120.000m3/ngày đêm, nâng tổng công suất cấp nước lên
325.000m3/ngày đêm vào năm 2020.
1.1.3.3 Kinh tế:

-

Đà Nẵng được xác định là một trong những trung tâm kinh tế với tốc độ tăng trưởng
kinh tế liên tục ở mức cao và khá ổn định.

-

Với những ưu đãi thiên nhiên ban tặng và nỗ lực không ngừng của chính quyền thành
phố trong việc nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch, Đà Nẵng đã và đang trở
thành 1 trong những điểm hẹn du lịch hấp dẫn nhất trong khu vực.

-

Cơ cấu kinh tế (2011): Dịch vụ 52,98% – Công nghiệp và Xây dựng 43,84% – Nông
nghiệp 3,18, mục tiêu đến năm 2020 là: Dịch vụ 55,6% - Công nghiệp và Xây dựng
42,8% – Nông nghiệp 1,6%.

(Nguồn: Niên giám Thống kê Đà Nẵng 2011).
1.1.3.4. Tiềm năng du lịch phong phú:
Du lịch được xác định là một trong các ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.
Hơn 5 năm qua, thành phố Đà Nẵng đã nỗ lực xây dựng hình ảnh một đô thị năng
động, hiện đại và môi trường trong sạch gắn với chiến lược phát triển các chuỗi sự
kiện, lễ hội cộng đồng. Nằm trên “ Con đường Di sản thế giới”, Đà Nẵng còn được
biết đến như một điểm hẹn của các sự kiện và lễ hội. Từ các lễ hội truyền thống như
Lễ hội Quán Thế Âm, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Đình làng Túy Loan, Đình làng Hải
Châu cho đến các sự kiện nổi bật như Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế, Cuộc thi


13

dù bay quốc tế,… đã và đang thu hút hàng triệu lượt khách du lịch đến với Đà Nẵng
mỗi năm.
1.1.3.5. Nguồn nhân lực:
-

Tính đến 30/11/2011, lực lượng lao động toàn thành phố là 453.400 người, chiếm 48%
tổng dân số của thành phố, trong đó:
Công nhân kỹ thuật: 37.130 người
Trung cấp: 25.580 người
Đại học, cao đẳng: 81.770 người
Khác: 309.000 người
Tỷ lệ lao động qua đào tạo (ước năm 2011): 52%
Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề (ước năm 2011): 39%

-

Theo Quy hoạch phát triển nhân lực của thành phố đến năm 2020, Đà Nẵng có 70% lao

động qua đào tạo, trong đó có 21% có trình độ đại học, cao đẳng; 16% - trung cấp
chuyên nghiệp và 33% công nhân kỹ thuật.

-

Đà Nẵng là trung tâm giáo dục - đào tạo lớn nhất của khu vực miền Trung – Tây
Nguyên và là trung tâm lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh).
1.1.3.6. Môi trường đầu tư:

-

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư đến làm việc tại
Đà Nẵng, Chính quyền thành phố đã thực hiện đơn giản hóa thủ tục đầu tư, nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường năng lực


14

đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng thuận
lợi, công khai minh bạch và hấp dẫn.
-

Thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” trong cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự
án.

-

Xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến năm 2015 thành phố Đà Nẵng trở thành
thành phố có chính quyền điện tử.

1.2. Giới thiệu chung về lễ hội
1.2.1. Lịch sử ra đời:
Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng ( trước đây có tên gọi là Cuộc thi
bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, viết tắt là DIFC theo tên gọi tiếng Anh, (Da Nang
International Fireworks Competition) được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2008. Xuất
phát từ ý tưởng tạo ra những hoạt động, sự kiện mang tầm vóc quốc gia và quốc tế tại
Đà Nẵng, góp phần xây dựng Đà Nẵng trở thành một “Thành phố sự kiện”, UBND
thành phố đã đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chọn Đà Nẵng là địa
phương duy nhất trong cả nước tổ chức cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế hàng năm. DIFC
được tổ chức tại cảng song Hàn, nhân kỷ niệm Ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng
(29/3), từ năm 2011 cuộc thi chuyển sang thời điểm kỷ niệm Ngày Giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước (30-4).
Được tổ chức rất thành công qua 6 kỳ, từ năm 2008 đến năm 2015 với kinh phí
100% xã hội hóa, DIFC đã trở thành một trong những sự kiện văn hóa đặc sắc không
chỉ của Đà Nẵng, mà còn của Việt Nam, được hàng triệu người dân, du khách trong và
ngoài nước mong đợi. Mỗi năm có một chủ đề nhất định và các đội dự thi khác nhau
với những màn trình diễn pháo hoa đầy ấn tượng đã đem lại thương hiệu pháo hoa cho
Đà Nẵng.


15

Mỗi năm một chủ đề, mỗi đội thi đấu khác nhau đã làm cho DIFC luôn mới
nhưng lại rất riêng. Từ năm 2008 - 2013, cuộc thi thu hút 18 đội pháo hoa quốc tế và
đội chủ nhà Đà Nẵng, với 6 chủ đề: Vũ điệu Tiên Sa; Âm vang Sông Hàn; Huyền thoại
Sông Hàn; Lung linh Sông Hàn; Sắc màu Đà Nẵng; Tình yêu Sông Hàn”. Từ năm
2013, cuộc thi được tổ chức 2 năm một lần, năm 2015 tiếp tục với chủ đề “Đà Nẵng Bản giao hưởng sắc màu” với sự tham gia của 5 đội đại diện 5 châu lục.
Đội pháo hoa Đà Nẵng - Việt Nam được thành lập vào năm 2008, là đội pháo
hoa đầu tiên của Việt Nam được phép dự thi các cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế ở
trong và ngoài nước. Các thành viên của đội đều là những người con của thành phố Đà

Nẵng thân yêu, là những sĩ quan thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố; ngoài nhiệm vụ
bảo vệ Tổ quốc, họ còn góp phần làm đẹp thành phố, phục vụ nhân dân và bạn bè gần
xa thưởng thức những màn pháo hoa rực rỡ sắc màu trong các cuộc thi và đón giao
thừa mừng năm mới.
Trong những năm qua, đội pháo hoa Đà Nẵng - Việt Nam đã dự thi và đoạt Giải
Khuyến khích tại DIFC các năm 2008, 2009; Giải Ba tại DIFC liên tục từ năm 2010
đến năm 2013; năm nay, lại tiếp tục đoạt giải Ba đồng hạng cùng với đội Hoa Kỳ, xếp
sau đội Úc và đội Ba Lan. Ngoài ra, đội Đà Nẵng - Việt Nam còn tham gia các chương
trình khác như: Lễ hội Pháo hoa Ánh sáng 2012 Vancouver (Canada) đoạt Giải Nhì;
tham gia Trình diễn pháo hoa tại tỉnh Champasak - Lào năm 2012; Trình diễn pháo hoa
tại tỉnh Sekong - Lào vào năm 2009... Điều đó cho thấy sự phát triển vượt bậc của đội
Đà Nẵng - Việt Nam trong các màn trình diễn pháo hoa nghệ thuật theo nhạc.
Và cho đến nay, DIFC đã chứng tỏ bản thân Cuộc thi là một thành tố quan trọng
trong việc xây dựng và tiếp thị thương hiệu Đà Nẵng, khiến cho thành phố ngày càng
trở nên một điểm đến được ưa thích đối với du khách cả trong và ngoài nước.


16

1.2.2. Mục tiêu chung và riêng của lễ hội:
1.2.2.1. Mục tiêu chung
-

Nhận thấy được tầm quan trọng của du lịch trong cơ cấu kinh tế của thành phố, UBND
đã xây dựng các chương trình cụ thể : “ Tập trung phát triển mạnh về du lịch và các
dịch vụ mà thành phố có thế mạnh, xây dựng Đà Nẵng trở thành một trung tâm thương
mại, dịch vụ, du lịch lớn nhất của đất nước” theo tinh thần nghị quyết số 33-NQ/TW
của Bộ Chính trị khóa IX “Về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Với mục tiêu tuyên truyền, quảng bá tiềm
năng du lịch Việt Nam cũng như lòng hiếu khách của người dân.


-

Hiểu biết thêm về nền văn hóa của các quốc gia có đội thi tham dự thông qua các tiết
mục nghệ thuật thể hiện nét văn hóa đặc sắc của quốc gia đó, thông qua việc tiếp xúc
với các thành viên trong đội dự thi, thông qua chính các màn trình diễn pháo hoa đầy
màu sắc, thông qua âm nhạc mà đội dự thi sử dụng để làm nền cho màn trình diễn của
mình.

-

Góp phần làm cho du khách thập phương hiểu sâu hơn và tự hào hơn về truyền thống
văn hóa lâu đời của nhân dân ta, tăng cường hơn nữa sự giao lưu văn hóa giữa các
vùng miền với nhau và với bạn bè quốc tế.
1.2.2.2. Mục tiêu riêng

-

Cuộc thi Trình diễn pháo hoa Đà Nẵng giúp quảng bá hình ảnh thành phố, tạo dựng
nên thương hiệu “Đà Nẵng - thành phố sự kiện”. Tạo “cú hích” đối với ngành du lịch
và dịch vụ của thành phố. Với lượng khách du lịch tìm đến Đà Nẵng ngày càng đông
vào mỗi dịp DIFC mang lại lợi ích về kinh tế.


17

-

Đem lại luồng gió mới cho đời sống tinh thân của người dân nơi đây. Mỗi kỳ DIFC
đều tạo ra cho thành phố Đà Nẵng một không khí lễ hội sôi nổi, rộn ràng với những

dòng người đổ về sông Hàn trong niềm hân hoan và xúc động khó tả. Và chính từ
những người dân trong không khí phấn khởi và đầy tự hào đó sẽ thêm yêu mến thành
phố mình, và góp phần tiếp tục quảng bá hình ảnh thành phố.
1.2.3. Thông tin tổ chức chương trình, thời gian, địa điểm:

-

Tổ chức:
+ Đơn vị tổ chức: UBND thành phố Đà Nẵng.
+ Đơn vị tư vấn: Công ty Global 2000.
+ Đơn vị truyền thông: Công ty Cổ Phần Nghệ Thuật Việt (VietArt)
+ Đơn vị vận động tài trợ cho chương trình: Công Ty Cổ Phần Nghệ
Thuật Việt (VietArt).

-

Thời gian: 02 đêm, 28 và 29/4/2015 (Thứ Ba và Thứ Tư).

-

Địa điểm:
+ Các địa điểm bán vé
1. Nhà hát Trưng Vương:35 Phan Chu Trinh - đt: 0511.3865777
2. Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh: 155 Phan Chu Trinh - đt: 0511.3561292
3. Trung tâm Xúc Tiến Du Lịch: 32a Phan Đình Phùng - đt:0511.3863595.
4. Trung tâm tổ chức sự kiện và lễ hội: 102 Lê Lợi - đt: 0511.3888119
5. Công ty Cp Nghệ Thuật Việt: 62 Nguyễn Thị Minh Khai - đt:
0511.3840780
+ Địa điểm bắn: Cảng Sông Hàn.
+ Địa điểm khán đài chính: Vỉa hè đường Trần Hưng Đạo, đối diện khu vực bắn.

Đường Bạch Đằng, đường Trần Hưng Đạo, cầu Sông Hàn, cầu Thuận Phước, một số
tàu thuyền được phép hoạt động trên sông... là những điểm xem trình diễn pháo hoa
của người dân và du khách.


18

1.2.4. Chủ đề và các đội tham dự DIFC
Cuộc thi Trình diễn pháo hoa quốc tế lần thứ 7 tại Đà Nẵng với chủ đề “ Đà Nẵng –
Bản giao hưởng sắc màu” với sự tham gia của các đội đã từng nhận được nhiều giải
thưởng trong các cuộc thi trên thế giới đến từ 5 châu lục gồm: Nam Phi, Hoa Kỳ, Úc,
Ba Lan và đội chủ nhà Đà Nẵng – Việt Nam. Người dân và du khách sẽ được mãn
nhãn với những màn pháo hoa đẹp mắt, sống động và đầy sắc màu của 5 quốc gia.


CHƯƠNG 2: CUỘC THI TRÌNH DIỄN PHÁO HOA QUỐC TẾ ĐÀ NẴNG 2015
2.1. Công tác chuẩn bị
2.1.1. Ý tưởng chương trình
Với chủ đề “Đà Nẵng – Bản giao hưởng sắc màu”, cuộc thi trình diễn pháo hoa
quốc tế Đà Nẵng 2015 được ví như một tác phẩm nghệ thuật do các nghệ nhân tài ba
vẽ lên nền trời sông Hàn về đêm, mang bản sắc văn hóa 5 quốc gia đến từ 5 châu lục
trên thế giới. Đó là những câu chuyện được kể lại từ sự kết hợp giữa ánh sáng và âm
nhạc trên bâu trời sông Hàn, tạo nên bản giao hưởng đầy màu sắc.
2.1.2. Hoạt động truyền thông, quảng bá:
-

Cuộc thi Trình diễn Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFC) đã trở thành một trong những
sự kiện văn hóa đặc sắc tại Việt Nam và là thương hiệu riêng của Đà Nẵng qua 6 năm
tổ chức thành công (2008-2013) với nhiều dấu ấn để lại trong lòng du khách và khán
giả truyền hình.

Nhằm phục vụ công việc quảng bá, cung cấp thông tin về Cuộc thi bắn pháo hoa
quốc tế 2015, tại địa chỉ website www.phaohoa.danang.vn đã hình thành một mạng
lưới thông tin khá phong phú. Website này là kênh thông tin chính thức của TP Đà
Nẵng cung cấp cho du khách chi tiết về DIFC từ chương trình, các hoạt động phụ trợ,
các đội thi đấu… Ngoài tiếng Việt, website còn có tiếng Anh và Tiếng Nhật.
Bên cạnh đó, DIFC 2015 cũng được quảng bá rộng rãi, mạnh mẽ nhất từ trước
đến nay với 3 kênh truyền thông quốc tế: Star Worrld, BBC World, National
Geographic tại khu vực Châu Á; quảng bá trên Bản tin du lịch số, E-Newsletter, cổng
thông tin du lịch, Quầy thông tin tại sân bay Đà Nẵng và trên các mạng xã hội. Công ty
Lê Nguyễn tài trợ quảng bá trực quan về DIFC2015 tại 13 tỉnh, thành trong cả nước
trên hệ thống pano, hộp đèn quảng cáo…


Bên cạnh website chính thức này của Thành phố Đà Nẵng, mạng xã hội cũng
góp phần quảng bá mạnh mẽ cho DIFC 2015. Chỉ cần lên các mạng xã hội và gõ từ
khoá “ Phao hoa Da Nang”, sẽ xuất hiện nhiều trang có thông tin liên quan đến các
hoạt động phục vụ du khách trong dịp du khách đến Đà Nẵng để thưởng lãm pháo hoa
như thông tin về khách sạn, các nhà hàng, các quán cà phê, các điểm tham quan du
lịch, vui chơi giải trí tại Đà Nẵng.
-

Đặc biệt, chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, VTV4, VTV Đà
Nẵng, DRT, truyền hình cáp Sông Thu, kênh truyền hình NetViet, Goldsun Focus
Media… Ngoài ra, Cuộc thi Trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2015 được các cơ
quan thông tấn báo chí đưa tin và quảng bá trong một thời gian dài, trước trong và sau
cuộc thi như: Thông tấn xã Việt Nam, báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Đà Nẵng, Công an
Đà Nẵng, báo điện tử Dân Trí, VnExpress, báo Vietnamnet, Vietnam News.
2.1.3. Xin tài trợ:
Theo lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng, hầu hết kinh phí tổ chức cuộc thi đều là xã
hội hóa. Cuộc thi đã đón nhận sự quan tâm, hỗ trợ của nhiều tổ chức và cá nhân. Công

ty CP Nghệ Thuật Việt (VietArt) là đơn vị vận động tài trợ và thực hiện quyền lợi nhà
tài trợ. Thư mời tài trợ được chuẩn bị và trình bày rõ ràng cụ thể. Qua đó, các nhà tài
trợ có thể tài trợ theo các định mức của Nhà tài trợ cao cấp, cấp trung, phổ thông.
Trong đó, có 89 đơn vị đã tham gia ký kết hợp đồng tài trợ “khủng” nhất từ trước đến
này là tổng giá trị 45,5 tỉ đồng. Trong đó 29,4 tỉ đồng tiền mặt và hơn 16,1 tỉ đồng là
sản phẩm dịch vụ.
2.1.4. Kế hoạch tài chính, tổ chức thực hiện:
Đây là lần thứ 7 TP Đà Nẵng vinh dự được đăng cai tổ chức cuộc thi. Tại cuộc
thi lần này có sự tham dự của 5 đội pháo hoa đã từng giành nhiều giải thưởng trong các
cuộc thi pháo hoa trên thế giới, gồm: Nam Phi, Hoa Kỳ, Úc, Ba Lan và Việt Nam.

-

Để đảm bảo an toàn cho người dân và du khách xem pháo hoa, UBND TP Đà Nẵng chỉ
đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông cùng
các sở, ban, ngành khác tăng cường thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền


thông về các điểm bán vé chính thức, các đặc điểm nhận diện vé thật để tránh tình
trạng người dân và du khách mua nhầm vé giả. Mặt khác, lực lượng chức năng tăng
cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý thật nặng hành vi in ấn, lưu hành vé DIFC 2015 giả
trên thị trường. Giá vé các khán đài được bán với mức: 500.000 đồng/vé (khán đài B3),
400.000 đồng/vé (khán đài B4) và 300.000 đồng/vé (khán đài C1). Trong khi đó, thông
tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Đà Nẵng cho biết, năm nay hệ thống khán
đài xem pháo hoa được Đà Nẵng mở rộng, tăng quy mô so với các cuộc thi trước. Cụ
thể, sẽ có 32.000 chỗ ngồi (trên tổng diện tích hơn 12.000m2) ở các khán đài A, B, C
để phục vụ nhu cầu thưởng thức pháo hoa của người dân và du khách. 6
Ngoài việc đảm bảo vé và chỗ ngồi, thì có hơn 16.300 phòng khách sạn sẵn sàng
đón khách. Ngay từ đầu năm, TP đã ban hành kế hoạch bình ổn giá, tập trung vào các
lĩnh vực dịch vụ lưu trú (khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ). Theo đó, các dịch vụ lưu trú

phục vụ du khách trong dịp này không được tăng giá quá 50% so với ngày thường,
đồng thời phải đăng ký, niêm yết công khai giá phòng tại quầy lễ tân và bán đúng giá
niêm yết. Giá cả các cơ sở lưu trú đã đăng ký cũng được niêm yết trên website của Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
-

Các dịch vụ kinh doanh vận tải khách bằng xe taxi, xe buýt và phương tiện thủy nội
địa; dịch vụ ăn uống cũng nằm trong kế hoạch bình ổn giá mùa lễ hội này. Riêng đối
với dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô, các quận Sơn Trà, Hải Châu đã hướng
dẫn người dân đăng ký điểm trông giữ xe phục vụ du khách. Theo đó, đến nay quận
Sơn Trà đã có 120 điểm đăng ký, quận Hải Châu có 70 điểm đăng ký. Nhằm hạn chế
đến mức thấp nhất việc nâng giá không đúng quy định, các quận cử cán bộ giám sát tại
các điểm giữ xe; đồng thời UBND TP cũng chỉ đạo tăng cường lực lượng chức năng ở
các quận, huyện khác để hỗ trợ quận Sơn Trà và Hải Châu.

-

Về vấn đề an ninh, trật tự, phòng chống cháy tại khu vực bắn pháo hoa, Công an TP
nhiều tháng qua đã triển khai các phương án và lực lượng, phương tiện để đảm bảo an
toàn cho người dân và du khách; đồng thời huy động các lực lượng có liên quan diễn
tập xử lý tình huống. Các cơ quan chức năng đã hoàn thành việc kiểm tra, cấp phép cho


tàu và phương tiện hoạt động trên Sông Hàn đưa du khách xem pháo hoa trên sông. Sở
Thông tin và Truyền thông đã làm việc với các bộ phận, đơn vị có liên quan đảm bảo
hệ thống đường truyền truy cập các mạng điện thoại và internet thông suốt, không bị
nghẽn tại khu vực bắn pháo hoa. Ngoài hệ thống Wi-Fi Đà Nẵng đã đưa vào sử dụng,
du khách khi ngồi xem bắn pháo hoa tại các khu vực khán đài sẽ được sử dụng đường
truyền Wi-Fi miễn phí tốc độ cao. Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng đã lắp đặt
thêm 10 trạm thu phát Wi-Fi miễn phí rải khắp các khu vực khán đài xem bắn pháo

hoa.
2.1.5. Quản trị rủi ro:
-

Tại khu vực sân khấu diễn ra cuộc thi trước giờ G, các công nhân đã tích cực kiểm tra
lại độ an toàn của khan đài khổng lồ trước giờ khai mạc.

-

Ở ngoài khu vực lắp đặt bệ phóng pháo hoa, an ninh được thắt chặt nghiêm ngặt. Khu
vực bãi bắn được cách ly với bên ngoài bở 2 lớp hàng rào thép và hàng chục chiến sĩ,
công an, bộ đội và dân quân. Hàng chục xe cứu hỏa và tàu tuần tra đường thủy huy
động để diễn tập chuẩn bị sẵn sang cho cuộc thi mang tầm cỡ quốc tế.

-

Trên các tuyến đường, nhiều cảnh sát giao thông, an ninh trật tự đi tuần tra, cơ động.
Ngày 28/04, tiến hành rào chắn tuyến đường Bạch Đằng. Ngoài ra, các tuyến đường
Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Trần Quý Cáp và đường Nguyễn Thế Lộc cũng sẽ bị
cấm lưu thông từ 16h đến hết sự kiện bắn pháo hoa trong 2 đêm 28-29/04.
2.2. Các nội dung và hoạt động diễn ra lễ hội
2.2.1. Thể lệ cuộc thi, tiêu chí đánh giá và cơ cấu giải thưởng.

-

Thể lệ cuộc thi: Mỗi đội tham gia trình diễn trong khoảng từ 20 - 22 phút (không được
dưới 20 phút và không quá 22 phút) theo chủ đề của Cuộc thi Trình diễn Pháo hoa
quốc tế Đà Nẵng 2015.

-


Tiêu chí đánh giá màn trình diễn:


+

Ý tưởng, sự đa dạng và chủ đề của màn trình diễn.

+

Sự phong phú, đa dạng về màu sắc.

+

Tính độc đáo và chất lượng của màn trình diễn.

+

Quy mô và số lượng hiệu ứng.

+

Sự đồng bộ giữa âm thanh và hình ảnh, sự phù hợp của nhạc với hình ảnh
của pháo hoa.

+

-

Phù hợp với chủ đề và thể hiện được ý nghĩa chủ đề của Cuộc thi.


Cơ cấu giải thưởng:
+

01 Giải Nhất.

+

01 - 02 Giải Nhì.

+

01 - 02 Giải Ba.

+

01 - 02 Giải Khuyến khích.

2.2.2. Hoạt động diễn ra cuộc thi
 Chương trình cuộc thi:

Đêm 28/4/2015:
- 16h30: Mở cửa cho người xem vào các khán đài
- 18h00: Chương trình nghệ thuật
- 19h30: Đón khách VIP
- 20h00: Chương trình văn nghệ chính thức
- 20h20: Lễ khai mạc Cuộc thi
- 20h35: Đội Nam Phi trình diễn
- 20h55: Giải lao, ca nhạc
- 21h10: Đội Hoa Kỳ trình diễn

- 21h30: Giải lao, ca nhạc
- 21h45: Đội Đà Nẵng - Việt Nam trình diễn.
Đêm 29/4/2015:
- 16h30: Mở cửa cho người xem vào các khán đài


- 18h00: Chương trình nghệ thuật
- 19h30: Đón khách VIP
- 20h00: Chương trình văn nghệ chính thức
- 20h20: Đội Úc trình diễn
- 20h40: Giải lao, ca nhạc
- 20h55: Đội Ba Lan trình diễn
- 21h15: Giải lao, ca nhạc
- 21h30: Lễ Trao giải và Bế mạc Cuộc thi.
Với chủ đề “Đà Nẵng - Bản giao hưởng sắc màu”, đêm hội đã mang đến cho
khán giả hai bên bờ sông Hàn một đại tiệc âm thanh và sắc màu thật sự đặc sắc, ấn
tượng.
DIFC lần thứ 7 với sự tham gia của 5 đội: Mỹ, Ba Lan, Úc, Nam Phi và đội chủ
nhà Đà Nẵng - Việt Nam đã đón nhận sự hưởng ứng nhiệt tình cùng sự mến mộ, yêu
thích của hàng vạn khán giả, nhân dân, du khách trong nước và quốc tế. Sự kiện này
trở thành điểm nhấn đáng chú ý nhất trong mùa du lịch năm 2015 tại thành phố Đà
Nẵng.
Trải qua 6 lần tổ chức, các đội tham gia không chỉ đem đến cho người xem
những cảm xúc đặc biệt bằng hiệu ứng nghệ thuật giữa âm thanh và ánh sáng mà các
màn trình diễn còn ẩn chứa những giá trị tinh thần đặc sắc mang đặc trưng văn hóa của
mỗi quốc gia tham dự cuộc thi.
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND thành phố cho hay,
hòa chung không khí của ngày giải phóng đất nước 30-4 và lễ 1-5, thành phố Đà Nẵng
tiếp tục tổ chức Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế lần thứ 7 năm 2015. Đây là sản
phẩm du lịch đặc trưng của Đà Nẵng và là điểm hẹn ngày càng thú vị “giữ chân” bao

du khách gần xa.
“Cuộc thi năm nay diễn ra trong 2 đêm (28 và 29-4) với chủ đề "Đà Nẵng - Bản giao
hưởng sắc màu" nhằm khẳng định Đà Nẵng tiếp tục là nơi hội tụ năm châu với những
màn pháo hoa hoành tráng, rực rỡ, đầy sắc màu qua những phần trình diễn điêu luyện
và chuyên nghiệp của các đội đại diện đến từ 5 châu lục. Chúng tôi tin tưởng rằng với


kinh nghiệm qua 6 năm tổ chức, sự hội tụ của các anh tài trong cuộc thi năm nay sẽ
mang đến cho du khách gần xa “bữa đại tiệc” sắc màu và âm thanh thực sự ấn tượng”,
Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ nhấn mạnh.
Sau phần phát biểu khai mạc, đại diện Ban tổ chức (BTC) DIFC 2015 đã tặng
kỷ niệm chương cho các nhà tài trợ DIFC 2015. Mở đầu lễ khai mạc là chương trình
nghệ thuật đặc sắc đem lại nhiều cung bậc cảm xúc cho hàng vạn người thưởng thức lễ
hội ánh sáng trên sông Hàn. Ca khúc Đà Nẵng đêm pháo hoa (nhạc: Đình Thậm, thơ:
Huỳnh Văn Chính) do ca sỹ Hà Anh Tuấn cùng vũ đoàn ABC và tốp múa đoàn ca múa
nhạc Đà Nẵng thể hiện đã kéo hàng vạn ánh nhìn hướng lên sân khấu lung linh, huyền
ảo.
Những ai đã từng xem các mùa pháo hoa trước đều cảm thấy ấn tượng với sức
hút không thay đổi và nhiều ý nghĩa về mặt du lịch, ngoại giao… của cuộc thi trình
diễn pháo hoa mang đẳng cấp quốc tế. Năm nay cũng vậy, chưa đến giờ pháo hoa khai
hỏa nhưng ngay từ chiều, nhiều người dân và du khách đã tản bộ 2 bên bờ sông Hàn để
chờ đợi và hẹn nhau đi xem mùa pháo hoa mới.
Lần đầu đến với DIFC 2015, đội Nam Phi đem đến cho người xem sự hoang dã,
huyền bí của núi của rừng, của những điệu kèn vuvuzela từ một xứ sở xa xôi. Màn
trình diễn “Bầu trời xanh châu Phi” của đội Nam Phi đưa khán giả vào một chuyến du
ngoạn ngắn, quay về vài thập kỷ trước của sắc màu và lịch sử đất nước Nam Phi.
Phần âm nhạc cũng là những bản nhạc nói về màu sắc do chính những nghệ sĩ Nam Phi
sáng tác góp phần tăng thêm hòa quyện âm thanh, ánh sáng mang lại vẻ lung linh,
huyền ảo cho màn trình diễn của đội.
Càng về cuối những màn pháo hoa càng sôi động, dồn dập như chính những con

người ở châu Phi đó là sự nồng nhiệt, có một chút hoang dã nhưng vô cùng mến khách.
Màn trình diễn giàu cảm xúc mang chủ đề “Bầu trời xanh” của đội pháo hoa “khai vị”
bữa tiệc DIFC 2015 đã khiến người xem phải trầm trồ thán phục bởi những hiệu ứng


×