Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Phân tích tình hình cho vay vốn hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.29 KB, 72 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: NCS. Phạm Thị Thanh Xuân

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH
------------------------

uế

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

H

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN HỘ NGHÈO
TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH



Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Ngọc Thúy
Lớp: K43B TC-NH
Niên khóa: 2009 - 2013

Giáo viên hướng dẫn:
NCS. Phạm Thị Thanh Xuân

Huế, tháng 05 năm 2013

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy-K43BTC-NH


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: NCS. Phạm Thị Thanh Xuân

Trong suốt bốn năm học tập tại trường Đại
Học Kinh Tế Huế, tôi đã được tiếp nhận rất

uế

nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong học tập
cũng như trong cuộc sống. Quá trình thực tập

H

này là dịp để tôi có thể áp dụng những lý


tế

thuyết đã được học một cách thiết thực nhất.

h

Để có kiến thức và kết quả thực tập ngày

in

hôm nay, trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu

cK

sắc đến toàn thể các giảng viên trường Đại
Học Kinh Tế Huế, cùng các giảng viên đã từng

họ

giảng dạy tại lớp K43B TC-NH. Đặc biệt, tôi
xin cảm ơn chân thành đến cô Phạm Thị Thanh

Đ
ại

Xuân-người cô đã trực tiếp giúp đỡ, góp ý và
hướng dẫn một cách tận tình giúp tôi vượt qua
khó khăn để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến toàn thể Ban Lãnh Đạo, các phòng ban

thuộc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội
huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình nói chung và các
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy-K43BTC-NH


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: NCS. Phạm Thị Thanh Xuân

anh chị nhân viên ở bộ phận Kế hoạch nghiệp
vụ nói riêng đã hướng dẫn, chỉ bảo và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
thời gian thực tập vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

uế

Huế, tháng 05 năm 2013

H

Sinh viên thực hiện

tế

Nguyễn Thị Ngọc Thúy

in

h


LỜI CAM ĐOAN

cK

Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi được thực
hiện trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại Phòng giao dịch Ngân
hàng chính sách xã hội huyện Lệ Thủy. Các thành quả đạt được

họ

trong khóa luận này là từ quá tình nghiên cứu, phân tích của tôi. Đề
tài có sử dụng những thông tin và số liệu, tham khảo trong bài khóa

Đ
ại

luận này được trích dẫn đầy đủ

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy-K43BTC-NH


GVHD: NCS. Phạm Thị Thanh Xuân

tế

H

uế


Khóa luận tốt nghiệp

DN

Chính trị - Xã hội

cK

CT-XH

in

h

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

họ

DTTS

Doanh nghiệp
Dân tộc thiểu số
Đối tượng chính sách

ĐVT

Đơn vị tính

Đ
ại


ĐTCS

GQVL

Giải quyết việc làm

HĐUT

Hợp đồng ủy thác

HĐUN

Hợp đồng ủy nhiệm

HSSV

Học sinh sinh viên

LĐ-TBXH

Lao động - thương binh xã hội

Ngđ

Ngàn đồng

NHTM

Ngân hàng thương mại


PGD NHCSXH

Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy-K43BTC-NH


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: NCS. Phạm Thị Thanh Xuân
Sản xuất kinh doanh

Trđ

Triệu đồng

TK-VV

Tiết kiệm-vay vốn

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TW

Trung ương

UBND


Ủy ban nhân dân

VBLT

Văn bản liên tịch

VSMTNT

Vệ sinh môi trường nông thôn

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

H


uế

SXKD

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy-K43BTC-NH


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: NCS. Phạm Thị Thanh Xuân

MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu đề tài......................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3

uế

4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3
5. Kết cấu khóa luận ....................................................................................................3

H

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................4

tế


1.1 Cơ sở lý luận ..........................................................................................................4
1.1.1 Khái niệm về nghèo đói ..................................................................................4

in

h

1.1.2 Tiêu chí phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo.....................................................5
1.1.3 Tín dụng đối với hộ nghèo ..............................................................................7

cK

1.1.3.1 Khái niệm .................................................................................................7
1.1.3.2 Vai trò của tín dụng đối với hộ nghèo......................................................7
1.1.4 Khái quát về NHCSXH Việt Nam ..................................................................8

họ

1.1.4.1 Sự ra đời của NH CSXH Việt Nam..........................................................8
1.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của NHCSXH Việt Nam ...................................8

Đ
ại

1.1.4.3 Đối tượng phục vụ của NHCSXH Việt Nam ...........................................9

1.1.5 Chương trình Cho vay hộ nghèo ...................................................................11
1.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo............................13
1.1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo..................15


1.2 Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................16
1.2.1 Tình hình nghèo đói ở Việt Nam ..................................................................16
1.2.2 Tình hình nghèo đói trên địa bàn ..................................................................18
1.2.2.1 Tình hình nghèo đói tỉnh Quảng Bình....................................................18
1.2.2.2 Tình hình nghèo đói ở huyện Lệ Thủy...................................................19

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy-K43BTC-NH


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: NCS. Phạm Thị Thanh Xuân

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHO VAY VỐN HỘ NGHÈO TẠI PGD
NHCSXH HUYỆN LỆ THỦY....................................................................................20
2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và đối tượng điều tra .....................................20
2.1.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Huyện Lệ Thủy ............................................20
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................20
2.1.1.2 Đặc điểm về kinh tế-xã hội.....................................................................20
2.2 Khái quát về PGD NHCSXH huyện Lệ Thủy .....................................................22

uế

2.3 Đánh giá hoạt động tín dụng tại PGD NHCSXH huyện Lệ Thủy.......................23
2.3.1 Về nguồn vốn ................................................................................................23

H

2.3.2 Về tình hình sử dụng vốn ..............................................................................28
2.3.2.1 Tình hình dư nợ giai đoạn 2002-2012....................................................28


tế

2.3.2.2 Tình hình cho vay, thu nợ năm 2012......................................................35
2.4 Đánh giá hoạt động cho vay vốn hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Lệ Thủy

h

giai đoạn 2010-2012 ..................................................................................................37

in

2.4.1 Tình hình cho vay- thu nợ hộ nghèo từ năm 2010-2012 ..............................37

cK

2.4.2 Tình hình dư nợ, cho vay ..............................................................................39
2.4.4 Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn........................................................................41
2.4.5 Quy mô vay vốn hộ nghèo từ năm 2010-2012..............................................42

họ

2.4.6 Tình hình hộ nghèo qua chương trình tín dụng năm 2012............................43
2.5 Hiệu quả tín dụng của chương trình cho vay hộ nghèo .......................................44

Đ
ại

2.5.1 Hiệu quả từ phía NH .....................................................................................44
2.5.2 Hiệu quả từ phía hộ nghèo ............................................................................47


2.6 Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân ............................................................48
2.6.1 Từ phía địa phương .......................................................................................48
2.6.2 Từ phía các tổ chức CT-XH..........................................................................48
2.6.3 Từ phía NH ...................................................................................................49

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY VỐN
HỘ NGHÈO .................................................................................................................53
3.1 Giải pháp về phía NH ..........................................................................................53

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy-K43BTC-NH


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: NCS. Phạm Thị Thanh Xuân

3.1.1 NHCSXH cần xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và xếp hạng chất
lượng tín dụng nội bộ .............................................................................................53
3.1.2 NHCSXH cần chủ động trong công tác huy động vốn và đa dạng hoá các
nguồn vốn...............................................................................................................53
3.1.3 Hoàn thiện về công tác tổ chức, tăng cường cơ sở vật chất, duy trì tốt hoạt
động tại các điểm giao dịch....................................................................................53
3.1.4 Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay ủy thác đối với hộ nghèo thông qua

uế

các tổ chức CT-XH ................................................................................................54
3.1.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho NHCSXH ...................................55


H

3.1.6 Cho vay đúng đối tượng, tính toán, cân đối nguồn vốn cho vay cho các xã, kịp
thời, phù hợp với chu kì SXKD, tạo điều kiện cho hộ nghèo có thể vay vốn cao hơn .56

tế

3.1.7 Thực hiện cho vay ưu đãi đối với hộ cận nghèo ...........................................56
3.2 Giải pháp về phía tổ chức Hội .............................................................................56

h

3.2.1 Xây dựng được các chương trình hoạt động:................................................56

in

3.2.2 Bình xét đúng hộ nghèo, hộ cận nghèo.........................................................57

cK

3.3 Giải pháp về phía hộ nghèo .................................................................................57
3.3.1 Lên kế hoạch SXKD rõ ràng, tính toán nhu cầu thị trường trước khi
vay vốn ..................................................................................................................57

họ

3.3.2 Sử dụng vốn vay đúng mục đích, có ý thức sử dụng vốn vay có hiệu quả,
hoàn trả đúng hạn ...................................................................................................58

Đ

ại

3.3.3 Tìm tòi, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào SXKD.................................58
PHẦN III: KẾT LUẬN ...............................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy-K43BTC-NH


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: NCS. Phạm Thị Thanh Xuân

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG
Trang
 Sơ đồ
Sơ đồ quy trình cho vay hộ nghèo .................................................................................13

 Biểu đồ

uế

Biểu đồ 1: Tăng trưởng nguồn vốn qua 10 năm hoạt động ( giai đoạn 2002-2012) .....26
Biểu đồ 2: Kết cấu nguồn vốn năm 2012(ĐVT:%).......................................................26

H

Biểu đồ 3: Tăng trưởng dư nợ qua 10 năm hoạt động (giai đoạn 2002-2012)..............30
Biểu đồ 4: Kết cấu dư nợ năm 2012 (ĐVT: %).............................................................30


h

tế

Biểu đồ 5: Doanh số cho vay- thu nợ hộ nghèo từ năm 2010-2012..............................37

in

 Bảng

Bảng 1: Tiêu chí phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo theo khu vực của Bộ LĐ-TBXH...6

cK

Bảng 2: Đối tượng phục vụ của NHCSXH Việt Nam...................................................10
Bảng 3: Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam từ năm 2004-2011 ...............................................16

họ

Bảng 4: Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo ở huyện Lệ Thủy từ năm 2010-2012....................19
Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn qua 10 năm hoạt động ( giai đoạn 2003-2012).....25
Bảng 6: Tổng nguồn vốn do các tổ chức Hội nhận ủy thác đến thời điểm 31/12/2012 ......27

Đ
ại

Bảng 7: Tốc độ tăng trưởng dư nợ qua 10 năm hoạt động (giai đoạn 2002-2012).......29
Bảng 8: Phân loại dư nợ các chương trình cho vay theo đơn vị nhận ủy thác
năm 2012 ........................................................................................................33


Bảng 9: Doanh số cho vay, thu nợ năm 2012................................................................35
Bảng 10: Doanh số cho vay- thu nợ hộ nghèo từ năm 2010-2012................................37
Bảng 11: Dư nợ cho vay hộ nghèo từ năm 2010-2012 .................................................39
Bảng 12: Vòng quay vốn tín dụng từ năm 2010-2012 ..................................................40
Bảng 13: Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn từ năm 2010-2012 ..........................................41
Bảng 14: Quy mô vay vốn hộ nghèo từ năm 2010-2012 ..............................................42
Bảng 15: Tình hình hộ nghèo qua chương trình tín dụng năm 2012 ............................43

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy-K43BTC-NH


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: NCS. Phạm Thị Thanh Xuân

TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động của chương trình cho vay
vốn hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Lệ Thủy trong giai đoạn 2010-2012. Mục
tiêu của đề tài:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tín dụng chính sách và đói nghèo.
- Đánh giá kết quả hoạt động cho vay vốn hộ nghèo. Từ đó rút ra một số nguyên

uế

nhân, tồn tại trong công tác tín dụng.

H

- Đề xuất một số định hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối

với hộ nghèo.

tế

Để thực hiện mục tiêu đó, đề tài tiến hành thu thập số liệu từ các báo cáo ở các
nguồn có liên quan như báo cáo của PGD NHCSXH huyện Lệ Thủy năm 2010, năm

h

2011, năm 2012; báo cáo Phòng LĐ-TBXH, báo cáo UBND huyện, Tổng cục thống

in

kê,... cũng như tham khảo sách báo, luận văn, các bài viết trên internet,... liên quan đến
đề tài. Sau đó, tiến hành phân tích, tổng hợp, thống kê và sử dụng các bảng biểu minh

cK

hoạ để đánh giá tình hình cho vay vốn hộ nghèo.
Quá trình nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo ở huyện Lệ Thủy

họ

trong ba năm trở lại đây tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn còn khá cao, nguồn vốn
phục vụ hộ nghèo có tăng đáng kể song còn hạn chế trong khi còn nhiều hộ nghèo cần
được giúp đỡ, công tác tín dụng vẫn còn bộc lộ những yếu kém nhất định. Tuy nhiên,

Đ
ại


so với những gì đã cố gắng, nỗ lực từ phía ngân hàng và các hộ nghèo, nhìn chung,
công tác tín dụng tại PGD NHCSXH huyện Lệ Thủy được thực hiện ngày một tốt hơn.
Biểu hiện là tỷ lệ nợ quá hạn giảm thấp, số lượt giải ngân gia tăng với mức vốn vay
cao, chất lượng cuộc sống của người nghèo ổn định, cải thiện.
Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề còn
hạn chế từ phía ngân hàng, các tổ chức hội, các hộ nghèo và nâng cao hiệu quả chương
trình cho vay vốn hộ nghèo tại địa bàn.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy-K43BTC-NH


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: NCS. Phạm Thị Thanh Xuân

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài
Cho đến hôm nay, đói nghèo vẫn là vấn đề cấp thiết, là mối quan tâm hàng đầu ở
các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Giảm nghèo
bền vững là một trọng tâm trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội năm 2011-2020
và cũng là nội dung chính của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

uế

giai đoạn 2012 - 2015. Việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 80 thể hiện quyết tâm lớn

H

trong công tác XĐGN nhằm từng bước cải thiện, nâng cao đời sống hộ nghèo, vùng

sâu, vùng xa, còn gặp khó khăn. Thành tựu XĐGN trong những năm qua đã tạo sự

tế

chuyển biến mạnh mẽ và toàn diện ở các vùng nghèo, thu hẹp khoảng cách giữa nông
thôn với thành thị, góp phần tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

h

Là một trong những huyện nghèo của miền Trung, huyện Lệ Thủy thuộc tỉnh

in

Quảng Bình đang tiếp tục cố gắng vươn lên trên con đường giảm nghèo hiệu quả. Đây
là vùng quê gió Lào cát trắng, thời tiết khắc nghiệt, nhiều nắng, lắm mưa, đất đai

cK

hoang hóa, bạc màu, tài nguyên thiên không mấy giàu có. Huyện có 5 xã miền núi, rẻo
cao đặc biệt khó khăn với số dân là 12.498 người, trong đó có 4.358 người dân tộc

họ

Vân Kiều. Trình độ văn hóa của người dân chưa cao, vẫn quen với tập quán du canh
du cư, chưa ổn định được đời sống. Vùng nghèo ở đồng bằng vẫn canh cánh nỗi lo
cơm áo gạo tiền, không thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói từ bao đời. Trong

Đ
ại


những năm qua, nhờ có chính sách hỗ trợ tích cực từ phía Đảng và nhà nước, Lệ Thủy
đang từng ngày đổi mới, cải thiện bộ mặt nông thôn mới. Tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo
có xu hướng giảm đáng kể. Hiện nay, tỉ lệ hộ nghèo chiếm 13,55% và 11,61% hộ cận
nghèo xấp xỉ kế hoạch đặt ra. Tích cực giảm nghèo là một trong những chủ trương lớn
được chính quyền cơ sở và nhân dân nỗ lực phấn đấu thực hiện.
Một trong những chính sách hỗ trợ đắc lực cho hộ nghèo chính là việc thành lập
và đưa vào hoạt động của NHCSXH Việt Nam- NH phục vụ người nghèo và các đối
tượng chính sách. NH chính là công cụ hữu hiệu giúp người nghèo có động lực làm ăn
có hiệu quả, gia tăng mức sống. PGD NHCSXH huyện Lệ Thủy thời gian vừa qua đã

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy-K43BTC-NH

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: NCS. Phạm Thị Thanh Xuân

làm tốt vai trò của mình giúp người nghèo có vốn nuôi trồng, sản xuất các giống cây
trồng vật nuôi, đem lại tương lai đến trường cho học sinh, sinh viên, mang đến lối
thoát nghề nghiệp cho các đối tượng chính sách đi lao động ở nước ngoài, hỗ trợ các
chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường từng bước nâng cao mức sống của các hộ
gia đình gặp khó khăn, vùng miền núi xa xôi. Trong 9 chương trình tín dụng ưu đãi
đang triển khai trên địa bàn tỉnh thì cho vay hộ nghèo là một trong những chương trình
ra đời sớm nhất, được tập trung nguồn lực lớn và sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống

uế

chính trị. Cho người nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi là một trong những cách trao

“cần câu” để họ vươn lên đổi thay cuộc sống của chính mình. Thực tế cho thấy, song

H

song với những mặt đã đạt được vẫn tồn tại một số vấn đề. Kết quả giảm nghèo có
chuyển biến nhưng chưa thực sự bền vững. Số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập

tế

sát chuẩn nghèo còn lớn, tỉ lệ hộ tái nghèo hằng năm còn cao. Tỉ lệ hộ cận nghèo còn ở
mức cao nhưng chưa được quan tâm đúng mức, thiếu vốn sản xuất. Nhu cầu vay vốn

h

chưa tương xứng với vốn vay. Nhiều bất cập trong công tác vay vốn và cho vay vốn

in

làm cho vốn vay không phát huy được tác dụng hoặc vốn tới tay người dân thì bị sử

cK

dụng sai mục đích do vậy hiệu quả sử dụng vốn vẫn chưa cao dẫn tới lãng phí vốn mà
người nghèo thì vẫn cứ nghèo. Nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế thấp nhất tình
trạng tái nghèo của các hộ, vốn vay được sử dụng đúng mục đích, phù hợp với nhu cầu,

họ

khi ấy đồng vốn vay thực sự sẽ là miếng cơm, manh áo của người nghèo, là phao cứu
sinh giúp họ thoát nghèo.


Đ
ại

Từ thực tế đó, nhằm củng cố kiến thức đã được học cùng với những kinh nghiệm
thực tế qua đợt thực tập vừa rồi, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài : “Phân tích tình hình
cho vay vốn hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp cho mình.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
- Hệ thống hoá những lý luận cơ bản của hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo.
- Sự cần thiết tất yếu khách quan của việc thành lập NHCSXH.
- Phân tích, đánh giá tình hình cho vay và tác động của vốn vay đến các hộ nghèo
tại địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2010-2012.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy-K43BTC-NH

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: NCS. Phạm Thị Thanh Xuân

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả sử dụng vốn của
hộ nghèo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Việc thực hiện chương trình cho vay vốn hộ nghèo tại PGD
NHCSXH huyện Lệ Thủy
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Nghiên cứu tại địa bàn huyện Lệ Thủy


uế

+ Thời gian: Phân tích tình hình vay vốn của các hộ nghèo giai đoạn 2010-2012
4. Phương pháp nghiên cứu

H

- Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng số liệu thứ cấp được cung cấp bởi
NHCSXH huyện Lệ Thủy, sách báo, tạp chí chuyên ngành NH, website NH.

tế

- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Sử dụng tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu sau: Phương pháp đối chiếu so sánh, thống kê, phân tích, tổng hợp và sử

hướng dẫn.

cK

5. Kết cấu khóa luận

in

h

dụng các bảng biểu minh hoạ trên cơ sở số liệu thực tế và tham khảo ý kiến người

Ngoài phần mở đầu, kết luận khóa luận gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.


Lệ Thủy.

họ

Chương II: Đánh giá hiệu quả cho vay vốn hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện

Đ
ại

Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay vốn hộ nghèo.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy-K43BTC-NH

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: NCS. Phạm Thị Thanh Xuân

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Khái niệm về nghèo đói
Trước đây người ta thường đánh đồng nghèo đói với mức thu nhập thấp. Coi thu
nhập là tiêu chí chủ yếu để đánh giá sự nghèo đói của con người. Tuy nhiên, trong

uế


thực tế thu nhập thấp không phản ánh hết được các khía cạnh của đói nghèo.
Hiện nay, do sự phát triển của nền kinh tế thế giới, quan điểm đói nghèo đã được

H

hiểu rộng hơn, sâu hơn và cũng có thể được hiểu theo các cách tiếp cận khác nhau:
- Hội nghị bàn về giảm nghèo đói ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương do

tế

ESCAP tổ chức tháng 9 năm 1993 tại Băng Cốc-Thái Lan đã đưa ra khái niệm về định
nghĩa đói nghèo: Nghèo đói bao gồm nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối:

in

h

+ Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả
mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa

cK

nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của địa phương.
+ Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình
của cộng đồng.

họ

- Năm 1998 UNĐP công bố một bản báo cáo nhan đề “Khắc phục sự nghèo khổ
của con người” đã đưa ra những định nghĩa về nghèo:


Đ
ại

+ Sự nghèo khổ của con người: thiếu những quyền cơ bản của con người như biết

đọc, biết viết, được tham gia vào các quyết định cộng dồng và được nuôi dưỡng tạm đủ.
+ Sự nghèo khổ tiền tệ: thiếu thu nhập và khả năng chi tiêu tối thiểu.
+ Sự nghèo khổ cực độ: nghèo khổ, khốn cùng tức là không có khả năng thoả

mãn những nhu cầu tối thiểu.
+ Sự nghèo khổ chung: mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn được xác định như
sự không có khả năng thoả mãn những nhu cầu lương thực và phí lương thực chủ yếu,
những nhu cầu này đôi khi được xác định khác nhau ở nước này hoặc nước khác.
Ở Việt Nam, theo tác giả Nguyễn Vũ Phúc, tách riêng đói và nghèo thành 2 khái
niệm riêng biệt.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy-K43BTC-NH

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: NCS. Phạm Thị Thanh Xuân

- Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần
những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống
trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
- Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và

thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là các hộ dân
cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ 1 đến 3 tháng, thường vay mượn cộng đồng và thiếu
khả năng chi trả. Giá trị đồ dùng trong nhà không đáng kể, nhà ở dột nát, con thất học,

uế

bình quân thu nhập dưới 13kg gạo/người/tháng (tương đương 45.000VND).
“Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có những điều kiện về cuộc

H

sống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền được tham gia vào các quyết
định của cộng đồng”.

tế

Đây có thể xem là định nghĩa chung nhất về nghèo đói, có tính chất hướng dẫn về
phương pháp đánh giá, nhận diện những nét trọng yếu, cơ bản về nghèo đói.

h

1.1.2 Tiêu chí phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo

in

Định nghĩa: Chuẩn nghèo là tiêu chuẩn để đo mức độ nghèo của các hộ dân, là căn

cK

cứ cho các hỗ trợ về chính sách cho hộ đó. Chuẩn nghèo ở mỗi quốc gia là khác nhau.

Ở Việt Nam, tiêu chí phân này phân theo chuẩn nghèo quốc gia, nghĩa là dựa vào
thu nhập bình quân khẩu/tháng. Từ năm 1993 đến cuối năm 2005, Chính phủ Việt

họ

Nam đã 4 lần nâng mức chuẩn nghèo.

Theo Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày, trong đó

Đ
ại

phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 20012005", thì những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn
miền núi và hải đảo từ 80.000 đồng/người/tháng (960.000 đồng/người/năm) trở xuống
là hộ nghèo, ở khu vực nông thôn đồng bằng những hộ gia đình có thu nhập bình quân
đầu người từ 100.000 đồng/người/tháng (1.200.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ
nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 150.000
đồng/người/tháng (1.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng
7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 thì ở khu
vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy-K43BTC-NH

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: NCS. Phạm Thị Thanh Xuân


(2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có
thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm)
trở xuống là hộ nghèo.
Theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30 tháng 1
năm 2011 về ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 như sau:
Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống;

uế

Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống;

H

Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến
520.000 đồng/người/tháng;

tế

Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến
650.000 đồng/người/tháng.

h

Điểm mới ở Quyết định lần này là có đưa vào tiêu chí phân loại hộ cận nghèo.

in


Điều này hỗ trợ rất tích cực cho công tác ban hành Quyết định về tín dụng đối với hộ

cK

cận nghèo.

2001-2005

2006-2010

2011-2015

ĐVT: đồng/ người/ tháng

Khu vực

Thu nhập bình quân
đầu người

Hộ nghèo nông thôn, miền núi, hải đảo

<=80.000

Hộ nghèo nông thôn đồng bằng

<=100.000

Hộ nghèo thành thị

<=150.000


Hộ nghèo nông thôn

<=200.000

Hộ nghèo thành thị

<=260.000

Hộ nghèo nông thôn

<=400.000

Hộ nghèo thành thị

<=500.000

Hộ cận nghèo nông thôn

401.000- 520.000

Hộ cận nghèo thành thị

501.000- 650.000

Đ
ại

Giai đoạn


họ

Bảng 1: Tiêu chí phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo theo khu vực của Bộ LĐ-TBXH

( Nguồn: Bộ LĐ-TBXH)

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy-K43BTC-NH

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: NCS. Phạm Thị Thanh Xuân

1.1.3 Tín dụng đối với hộ nghèo
1.1.3.1 Khái niệm
- Theo nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về
tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác thì tín dụng đối với hộ
nghèo là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để thực hiện cho
vay ưu đãi hộ nghèo, hộ cận nghèo đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh,
nhằm góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.
1.1.3.2 Vai trò của tín dụng đối với hộ nghèo

uế

- Chuẩn nghèo, cận nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kì.

H


- Góp phần thực hiện mục tiêu XĐGN, đảm bảo phúc lợi và an sinh xã hội
trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

tế

Tín dụng cho hộ nghèo mang lại diện mạo mới cho người nghèo. Từ chỗ phải lo
miếng cơm manh áo hằng ngày, người nghèo đã có vốn để phát triển sản xuất, định

h

hướng trồng cây gì, nuôi con gì để cải thiện cuộc sống. Tình hình XĐGN của đại

in

phương cũng góp phần nâng cao. Khi gánh nặng cơm áo không còn là nỗi lo của người

cK

nghèo thì vấn đề phúc lợi và sinh xã hội mới phát huy có hiệu quả và thiết thực hơn.
Theo Bộ LĐ-TBXH, từ năm 2003-2011, chi cho an sinh xã hội ở nước ta bình quân
chiếm 6,6% GDP/năm; ban hành 20 chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo; mỗi

họ

năm chi khoảng 1.000 tỷ đồng và khoảng 50-60 nghìn tấn gạo hỗ trợ người dân ở các
địa phương khắc phục thiên tai, ổn định cuộc sống.

Đ
ại


- Hỗ trợ vốn có hiệu quả
Việc hỗ trợ vốn theo phương thức hoàn trả nên nguồn vốn được sử dụng nhiều

lần, quay vòn vốn nhanh vì thế nhiều người cùng hưởng lợi. Điều này có hiệu quả hơn
nhiều so với phương thức cấp phát vốn.
- Tạo các tác động tích cực đến người vay
Từ chỗ thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn hay không có kế hoạch làm ăn, người
nghèo đã chủ động được cuộc sống của họ. Cùng với việc giúp đỡ tận tình từ chính
quyền cơ sở tới các tổ chức CT-XH, tổ TK-VV ở địa phương, người nghèo đã có ý
thức tìm tòi phương thức SXKD có hiệu quả, tiếp cận thị trường, nâng cao chất lượng
đời sống, vươn lên thoát nghèo, tìm cách hoàn trả vốn vay đúng hạn.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy-K43BTC-NH

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: NCS. Phạm Thị Thanh Xuân

- Góp phần xóa bỏ vấn nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn
Trước đây, khi vốn vay ưu đãi cho tới được tay người nghèo thì họ vẫn cứ luẩn
quẩn trong vòng túng thiếu. Không đủ ăn, dịch bệnh, thiên tai khiến người nghèo đối
mặt với nguy cơ nghèo đói đe dọa thường xuyên. Làm thuê, bán lúa non, cầm cố nhà
cửa để xoay xở cuộc sống. Khi không còn gì trong tay họ buộc phải vay nặng lãi để
trang trải chi tiêu. Lãi mẹ đẻ lãi con mãi không trả được nợ. Nguồn vốn tín dụng cho
người nghèo ra đời đã góp phần cải thiện cuộc sống của họ, dần đẩy lùi vấn nạn này.

uế


- Hỗ trợ tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thực hiện
phân công lại lao động, xây dựng nông thôn mới

H

Áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất đang là hướng đi tích cực
trong ngành nông nghiệp. Việc chuyển đổi trồng cây gì, nuôi con gì, chọn giống cho

tế

năng suất cao áp dụng vào thực tiễn sản xuất, thực hiện trên diện rộng đòi hỏi vốn đầu
tư khá nhiều. Việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi đã tạo thuận lợi cho người nghèo thực

h

hiện được điều đó. Thông qua hình thức này tạo ra các ngành nghề dịch vụ mới góp

in

phần vào việc phân công lại lao động trong nông nghiệp cũng như các lĩnh vực khác.

cK

Phát triển kinh tế làm kéo theo an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, hạn chế
những mặt tiêu cực nhờ đó tạo bộ mặt mới cho nông thôn.
1.1.4 Khái quát về NHCSXH Việt Nam

họ


1.1.4.1 Sự ra đời của NH CSXH Việt Nam
NHCSXH Việt Nam được thành lập theo quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày

Đ
ại

04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại NH phục vụ người nghèo.
Khắc phục những tồn tại trong mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của NH phục vụ
người nghèo, tăng cường vai trò của tín dụng chính sách, NHCSXH Việt Nam đã thực
hiện tốt vai trò chuyển tải vốn đến tay người nghèo và các đối tượng chính sách một
cách có hiệu quả, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế-chính trị-xã hội.
1.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của NHCSXH Việt Nam
- Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng
lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tổ chức huy động tiết kiệm
trong cộng đồng người nghèo.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy-K43BTC-NH

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: NCS. Phạm Thị Thanh Xuân

- Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ
có giá khác; vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; vay tiết kiệm
Bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; vay NH Nhà nước.
- Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không hoàn
trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức

CT-XH, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ trong nước và nước ngoài.
- Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoài nước.

uế

- NHCSXH có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống liên NH trong nước.

 Cung ứng các phương tiện thanh toán.

H

- NHCSXH được thực hiện các dịch vụ NH về thanh toán và ngân quỹ:

tế

 Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước.

h

 Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt.

in

 Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc NH Nhà nước.

cK

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho SXKD, tạo việc làm, cải
thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm
nghèo, ổn định xã hội.


họ

- Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá nhân
trong nước, ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác.

Đ
ại

1.1.4.3 Đối tượng phục vụ của NHCSXH Việt Nam
Tính đến 31/12/2012 dư nợ NHCXH đạt 113.921 tỷ đồng, tăng 10.190 tỷ đồng

(9,8%) so với năm 2011, tập trung vào 6 chương trình tín dụng: cho vay hộ nghèo, cho
vay HSSV, cho vay hộ SXKD vùng khó khăn, cho vay nước sạch và VSMTNT, cho
vay vốn Quỹ quốc gia về GQVL và cho vay hỗ trợ hộ nghèo làm nhà. Hiện nay
NHCSXH Việt Nam cho vay 18 chương trình, dự án.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy-K43BTC-NH

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: NCS. Phạm Thị Thanh Xuân

Bảng 2: Đối tượng phục vụ của NHCSXH Việt Nam
ĐVT: lãi suất %/năm
STT
1


Đối tượng cho vay

Lãi suất

Hộ nghèo
Hộ nghèo

7,8

Hộ nghèo tại 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ ngày 27/12/2008
Cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

3

Các đối tượng cần vay vốn để GQVL

7,8

uế

2

H

Cho vay cơ sở SXKD của thương binh, người tàn tật
Cho vay thương binh, người tàn tật

7,8


Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài

3,9
7,8

h

Cho vay người lao động thuộc các hộ nghèo và người DTTS thuộc 62 huyện nghèo theo
Nghị quyết 30a của Chính phủ ngày27/12/2008

cK

Cho vay các đối tượng còn lại thuộc 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ
ngày 27/12/2008
Cho vay xuất khẩu lao động

7,8

Các đối tượng khác theo Quyết định của Chính phủ

họ

Cho vay mua nhà trả chậm đồng bằng sông Cửu Long

3

Cho vay nước sạch vàVSMTNT

10,8


Hộ gia đình SXKD vùng khó khăn

10,8

Đ
ại

5

6

in

4

3,9

tế

Các đối tượng khác

0

Hộ DTTS đặc biệt khó khăn
Hộ DTTS di dân định canh định cư

0
(7,8 hoặc 0)

Cơ sở SXKD, dịch vụ sử dụng lao động sau cai nghiện ma túy


7,8

Phát triển lâm nghiệp

7,8

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

10,8

Hộ nghèo về nhà ở
Cho vay lao động mất việc làm do suy giảm kinh tế

3
(7,8 hoặc 6)

(Nguồn: www.vbsp.org.vn)

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy-K43BTC-NH

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: NCS. Phạm Thị Thanh Xuân

1.1.5 Chương trình Cho vay hộ nghèo
Theo văn bản số 316/NHCS-KH ngày 02/05/2003 hướng dẫn nghiệp vụ cho vay

đối với hộ nghèo như sau:
- Nguyên tắc vay vốn
Hộ nghèo vay vốn phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
+ Sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay.
+ Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận.

uế

- Điều kiện để được vay vốn

H

+ Hộ nghèo phải có địa chỉ cư trú hợp pháp tại địa phương được UBND xã xác
nhận theo danh sách 03/TD.

do Bộ LĐ-TBXH công bố từng thời kỳ.

tế

+ Có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã, phường, thị trấn theo chuẩn hộ nghèo

h

+ Chủ hộ hoặc người thừa kế được uỷ quyền giao dịch là người đại diện hộ gia

cK

trách nhiệm trả nợ NHCSXH.

in


đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với NHCSXH, là người ký nhận nợ và chịu

+ Hộ nghèo phải tham gia Tổ TK-VV trên địa bàn.
- Những hộ nghèo không được vay vốn của NHCSXH

họ

+ Những hộ không còn sức lao động.
+ Những hộ độc thân đang trong thời gian thi hành án.

Đ
ại

+ Những hộ nghèo được chính quyền địa phương loại ra khỏi danh sách vay vốn

vì mắc tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, lười biếng không chịu lao động.
+ Những hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội như già cả neo đơn, tàn tật, thiếu

ăn do ngân sách Nhà nước trợ cấp.
- Mức cho vay
Mức cho vay quy định đối với từng loại mục đích cụ thể như sau:
+ Cho vay SXKD, dịch vụ: mức cho vay tối đa 30 trđ/hộ.
+ Cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nước sạch, điện thắp
sáng và học tập với mức cho vay cụ thể như sau:

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy-K43BTC-NH

11



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: NCS. Phạm Thị Thanh Xuân

 Cho vay sửa chữa nhà ở, mức cho vay tối đa 3 trđ/hộ.
 Cho vay điện thắp sáng, mức cho vay tối đa 1,5 trđ/hộ.
 Cho vay nước sạch, mức tối đa 4 trđ/hộ.
 Cho vay chi phí học tập tại các trường phổ thông: Tổng giám đốc uỷ quyền cho
Giám đốc chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố quyết định mức cho vay
nhưng không vượt quá tổng 4 khoản chi phí học tập cao nhất được vay
Lưu ý: Mức cho vay tối đa của chương trình cho vay hộ nghèo là: 30 trđ/1hộ

uế

(bao gồm cả nhu cầu SXKD và nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nước sạch, điện thắp sáng,

H

chi phí học tập cho con em học trường phổ thông).

- Lãi suất cho vay: 0,65 %/tháng; Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi

tế

suất cho vay.
- Thời hạn cho vay

h


+ Cho vay ngắn hạn: Đến 12 tháng.

in

+ Cho vay trung hạn: Trên 12 tháng đến 60 tháng.

cK

+ Cho vay dài hạn: Trên 60 tháng (đối với trường hợp cho vay để trang trải chi
phí cho con em học phổ thông).

họ

NHCSXH và hộ vay thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào:
+ Mục đích sử dụng vốn vay của người vay.

Đ
ại

+ Thời hạn thu hồi vốn của phương án đầu tư (chu kỳ SXKD).
+ Khả năng trả nợ của người vay.
+ Nguồn vốn cho vay của NHCSXH.
- Phương thức cho vay
NHCSXH thực hiện cho vay theo phương thức uỷ thác cho các tổ chức tín dụng,
tổ chức CT-XH theo hợp đồng uỷ thác hoặc trực tiếp cho vay hộ nghèo.
- Bộ hồ sơ cho vay
Bộ hồ sơ cho vay được NHCSXH cấp miễn phí và thống nhất theo mẫu in sẵn
trên phạm vi toàn quốc

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy-K43BTC-NH


12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: NCS. Phạm Thị Thanh Xuân

- Quy trình cho vay
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHO VAY HỘ NGHÈO
(1)
Hộ nghèo

Tổ TK-VV
(7)

(6)
(2)

Tổ chức
CT-XH cấp xã

uế

(8)

H

(3)
NHCSXH


(5)

tế

UBND cấp xã
(4)

in

01/TD), gửi cho Tổ TK-VV.

h

Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số

cK

Bước 2: Tổ TK-VV cùng tổ chức CT-XH tổ chức họp để bình xét những hộ
nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách mẫu 03/TD trình UBND cấp xã xác nhận là

họ

đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.
Bước 3: Tổ TK-VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới NH.
Bước 4: NH phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND cấp xã (mẫu 04/TD).

Đ
ại


Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức CT-XH cấp xã.
Bước 6: Tổ chức CT-XH cấp xã thông báo cho Tổ TK-VV.
Bước 7: Tổ TK-VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ

được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.
Bước 8: NH tiến hành giải ngân đến người vay.
1.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo
- Doanh số cho vay: phản ánh nhu cầu vay vốn và cung ứng vốn đến hộ nghèo
- Doanh số thu nợ: cho biết tình hình thu hồi vốn thể hiện khả năng sử dụng vốn
của hộ nghèo có hiệu quả hay không?

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy-K43BTC-NH

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: NCS. Phạm Thị Thanh Xuân

- Dư nợ: tức là vốn của NH đang tham gia vào quá trình chu chuyển vốn, thể hiện
quy mô hoạt động cho vay.
- Nợ quá hạn: là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền NH chưa thu được sau
một thời gian nhất định kể từ ngày khoản cho vay đến hạn thanh toán đến thời điểm
đang xét.
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn =

x100


uế

Tổng dư nợ
Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng.

H

- Vòng quay vốn tín dụng: là một chỉ tiêu quan trọng xem xét chất lượng tín
dụng , nó phản ánh tần suất sử dụng vốn.

tế

Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng =

h

Dư nợ bình quân

cK

hay ít so với tổng số hộ nghèo.

in

- Tỷ lệ hộ được vay vốn: cho biết số hộ được vay vốn chiếm bao nhiêu % nhiều

Số hộ được vay

Tỷ lệ hộ được vay vốn =


x100

họ

Tổng số hộ nghèo

- Quy mô vay vốn: cho biết số tiền mà hộ nghèo nhận được tính bình quân một

Đ
ại

hộ được vay.

Doanh số cho vay hộ nghèo

Quy mô món nợ =

Số hộ nghèo được vay

- Tỷ lệ vốn so với nhu cầu: là tỷ số của tổng số tiền vay nhận được và tổng số tiền
mà hộ nghèo yêu cầu.
Tổng số tiền được vay
Tỷ lệ vốn so với nhu cầu =

x100
Tổng số tiền yêu cầu

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy-K43BTC-NH


14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: NCS. Phạm Thị Thanh Xuân

1.1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo
- Nhân tố về phía NH:
+ Mô hình tổ chức, chiến lược hoạt động: Đối tượng chính là các hộ nghèo, có
hoàn cảnh khó khăn, các hộ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi nên nguồn vốn muốn tới
tay người nghèo, phát huy tích cực vai trò của nó cần thiết có một mô hình tổ chức hợp
lý, thuận tiện cùng với một chiến lược hoạt động đúng đắn, cụ thể. Tăng cường các
điểm giao dịch tại các xã, thực hiện tốt chiến lược phù hợp từng thời kỳ và đối tượng

uế

phục vụ đảm bảo hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo.
+ Phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên: Cho vay người nghèo

H

là loại hình cho vay mang tính chất rủi ro cao do đa phần người nghèo còn thiếu trình
độ hiểu biết, thiếu những kĩ năng SXKD nên vốn vay chưa được sử dụng đúng mục

tế

đích dẫn tới khả năng thu hồi vốn còn chậm. Để nâng cao hiệu quả tín dụng đòi hỏi
cán bộ tín dụng phải có những kiến thức, kĩ năng xử lý công việc thấu đáo, nhanh


in

nhu cầu của hộ nghèo

h

nhẹn đồng thời phải luôn gần gũi, bám sâu bám sát dân để có thể hiểu, phục vụ tốt

cK

+ Quy trình cho vay: Chất lượng tín dụng ưu đãi có được đảm bảo hay không
tuỳ thuộc khá nhiều vào việc xây dựng tốt quy trình cho vay, việc thực hiện tốt các quy
định ở từng bước và sự phối hợp chặt chẽ, khoa học giữa các bước trong quy trình.

họ

+ Công tác kiểm tra, kiểm soát vốn vay: Công tác kiểm tra, kiểm soát vốn vay
của tổ chức cho vay cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín
dụng ưu đãi đối với người nghèo. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát vốn vay nhằm đảm

Đ
ại

bảo cho vay đúng đối tượng, vốn vay được sử dụng đúng mục đích. Kiểm tra, kiểm
soát cũng nhằm đánh giá được thực trạng của chất lượng tín dụng ưu đãi, từ đó tìm ra
những hạn chế, thiếu sót và có biện pháp khắc phục, hạn chế rủi ro để nâng cao chất
lượng tín dụng ưu đãi.
- Nhân tố từ phía hộ nghèo
+ Trình độ nhận thức và năng lực SXKD: Nhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ
khi tham gia chương trình tín dụng ưu đãi có ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng.

Nhận thức sai về vốn vay ưu đãi làm cho người nghèo cái nhìn lệch lạc về số vốn được
hỗ trợ, tạo tâm lý ỷ lại, không có thái độ hợp tác dẫn tới khả năng hoàn vốn thấp, vốn
sử dụng sai mục đích nhiều. Năng lực SXKD chưa cao, thiếu những kinh nghiệm làm

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy-K43BTC-NH

15


×