Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Bài tiểu luận thị trường chứng khoán công ty CNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.29 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA TÀI CHÍNH NGẦN HÀNG

BÁO CÁO THỰC HÀNH
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Giảng viên hướng dẫn: Ngô Kim Thanh
Sinh viên thực hiện: Tăng Vĩnh Kiện
MSSV: 71300074

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 11 năm 2015


MỤC LỤC


1. TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP
1.1. Giới thiệu chung(BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN)
-

Tên công ty: Công ty cổ phần CNG Việt Nam
Tên quốc tế: CNG Vietnam Joint Stock Company
Tên viết tắt: CNG Vietnam
Giấy phép đăng ký kinh doanh: Số 492032000040 do Ban Quản lý KCN tỉnh Bà

-

Rịa Vũng Tàu cấp vào ngày 28/5/2007
Xuất thân: Tổng Công ty Dung Dịch Khoan và Hóa Phẩm Dầu Khí – Công ty Cổ
Phần (DMC), Công ty IEV Energy Sdn. Bhd (Malaysia), Công ty TNHH Sơn Anh

-



thành lập
Ngành: Kinh doanh sản phẩm khí đốt
Vốn điều lệ: 270,000,000,000 VNĐ (Hai trăm bảy mươi tỷ đồng)
Trụ sở: Lầu 7 GAS TOWER, Số 61B đường 30/4, Phường Thắng Nhất, Thành phố

-

Vũng Tàu.
Điện thoại: + 84 - 64 – 3574618
Fax: + 84 - 64 – 3574619
Email: hoặc
Website: www.cng-vietnam.com

1.2. Lịch sử hình thành( CAFEF.VN-HỒ SƠ CÔNG TY- THÔNG TIN CƠ BẢN)
Công ty Cổ Phần CNG Việt Nam được thành lập vào ngày 28/5/2007 theo Giấy chứng
nhận đầu tư số 492032000040 do Ban Quản lý KCN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cấp với vốn
điều lệ ban đầu là 19.2 tỷ đồng, trên cơ sở góp vốn của các cổ đông sáng lập: Tổng Công
ty Dung Dịch Khoan và Hóa Phẩm Dầu Khí – Công ty Cổ Phần (DMC) (51% vốn điều
lệ), Công ty IEV Energy Sdn. Bhd (Malaysia) (42% vốn điều lệ), Công ty TNHH Sơn
Anh (7% vốn điều lệ). CNG Vietnam chuyên sản xuất, vận chuyển, phân phối khí nén
thiên nhiên (Compressed Natural Gas - CNG) để cung cấp cho các nhà máy có sử dụng
nhiệt năng trong quá trình sản xuất, chế biến; phục vụ cho các khu chung cư và được sử
dụng như là nhiên liệu thay thế xăng dầu trong ngành giao thông vận tải.
Năm 2008, CNG VIETNAM tăng vốn điều lệ lên 67.200.000.000 (sáu mươi bảy tỷ hai
trăm triệu đồng) với sự tham gia triệu đồng) với sự tham gia góp vốn thêm của các cổ
đông: Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas), Công ty cổ phần phân phối khí thấp áp
(PVGas D).
3



Năm 2009, Tổng Công ty Khí Việt Nam chuyển nhượng toàn bộ phần vốn đang sở hữu
tại CNG VIETNAM sang Công ty Cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Nam - PVGas
South. CNG VIETNAM tiếp tục phát triển mở rộng thị trường phân phối khí CNG thông
qua việc đầu tư thực hiện dự án: Nâng công suất nhà máy CNG Phú Mỹ lên 70 triệu Sm3.
Năm 2010, Để thực hiện đầu tư các dự án mở rộng sản xuât, Công ty đã phát hành
5.780.000 cổ phần nhằm tăng vốn điều lệ từ 67,2 tỷ đồng lên 125 tỷ đồng cho cổ đông
hiện hữu, cán bộ chủ chốt và cổ đông chiến lược của Công ty theo Nghị quyết số 314/NQ
- ĐHĐCĐ/2010 của ĐHĐCĐ ngày 02/04/2010.
Từ tháng 3/2011, Sau khi hệ thống nén khí giai đoạn điều chỉnh chính thức đi vào hoạt
động cho đến nay, tổng công suất thiết kế CNG chính thức đạt 70 triệu Sm3, cung cấp khí
cho 21 khách hàng tại các khu vực Nhơn Trạch, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Long An.
Sau khi tiến hành tăng vốn điều lệ lên 203,1 tỷ đồng, Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ
Chí Minh cấp quyết định số 167/2011/QĐ - SGDHCM, chấp thuận việc đăng ký niêm yết
cổ phiếu CNG trên sàn giao dịch. Ngày 23/11/2011 cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng
khoán TP Hồ Chí Minh (Hose) với số lượng 20.312.038 cổ phiếu, mã chứng khoán là
CNG.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận việc tăng vốn điều lệ lên 213,28 tỷ đồng.
Ngày 25/09/2013, Ủy ban chứng khoán Nhà nước thông qua việc phát hành cổ phiếu tăng
vốn điều lệ của Công ty từ 213,28 tỷ đồng lên 270 tỷ đồng.
Ngày 15/4/2014, HĐQT Công ty ra Nghị quyết số 4/NQ - HĐQT phê duyệt chi trả cổ tức
đợt 2 năm 2013 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% trên vốn điều lệ hiện hành. 2007 2009 2011
2013 2008 2010 2012 2014 Ngày 08/07/2014, HĐQT Công ty ra Quyết định số 176/QĐCNG phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh Công ty tại miền Bắc.

4


1.3. Lĩnh vực hoạt động GIỐNG LSHT
1.


Sản xuất, chiết nạp và kinh doanh khí thiên nhiên CNG, LNG và LPG;

2.

Cung cấp các dịch vụ cải tạo, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt các thiết bị chuyển đổi
cho các phương tiện sử dụng nhiên liệu thiên nhiên CNG, LNG và LPG;

3.

Kinh doanh dịch vụ vận chuyển khí CNG, LNG và LPG và kinh doanh các nhiên
liệu khác theo quy định của pháp luật;

4.

Cung cấp dịch vụ xây dựng, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa công trình khí;

5.

Mua bán và cho thuê thiết bị công nghiệp phục vụ công trình khí.

1.4. Công ty cùng ngành CAFEF.VN
-

Công ty Cổ phần Tập đoàn Dầu khí An Pha
Tổng Công ty Khí Việt Nam-CTCP
Công ty Cổ phần MT Gas
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Gas Đô Thị
Tổng Công ty Gas Petrolimex-CTCP
Công ty Cổ phần Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam
Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Nam

Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Bắc
Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Dầu khí Vũng Tàu

5


1.5. Cơ cấu tổ chức và vốn
1.5.1

Sơ đồ tổ chức(BCTN)
Hình 1.1: Sơ đồ tổ
chức của CNG Việt
Nam (Nguồn:
)
1.5.2

Danh sách các
cổ đông lớn

Bảng 1.1: Danh sách
cổ đông lớn trong
CNG Việt Nam
(Nguồn:
)
Tên cổ đông
CTCP Kinh doanh Khí hóa
lỏng Miền Nam
Utilico Emerging Markets
Limited
Halley Sicav - Halley Asian

Prosperity
Frontaura Global Frontier
Fund LLC
1.5.3

Số cổ phiếu
14,904,263

Tỷ lệ (%)
55.2

2,820,000

10.44

2,600,940

9.63

1,270,720

4.71

Cơ cấu cổ đông

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu cổ đông trong CNG Việt Nam (Nguồn: )
1.5.4

Ban lãnh đạo
Bảng 1.2: Ban lãnh đạo trong CNG Việt Nam (Nguồn: )


Họ tên
Vũ Tuấn Ngọc
Đặng Văn Vĩnh

Chức vụ
Chủ tịch HĐQT
TV HĐQT – TGĐ
6

Sở hữu cổ phần (%)
0.26
0.25


Nguyễn Thị Hồng Hải
Trần Văn Nghị
Lê Thị Thu Giang
Trần Quang Đán
Bùi Văn Đản
Nguyễn Mạnh Hùng

TV HĐQT – PGĐ Tài chính
TV HĐQT
TV HĐQT
PGĐ
PGĐ
Kế toán trưởng

0

0
0
0.17
0
0

1.6. Hoạt động kinh doanh
1.6.1

Sản phẩm chính

CNG là khí thiên nhiên nén, thành phần chủ yếu là CH4 - metane (chiếm 85%- 95%)được
lấy từ những mỏ khí thiên nhiên, mỏ dầu (khí đồng hành) hoặc khí nhà máy (thu được
trong quá trình sản xuất của các nhà máy lọc dầu), qua xử lý và nén ở áp suất cao (200
đến 250 bar) để tồn trữ vào bồn chuyên dụng và vận chuyển tới các hộ tiêu thụ là các nhà
máy có sử dụng nhiệt năng, các khu chung cư….. Do thành phần đơn giản dễ xử lý để loại
bỏ các hợp chất độc hại như SOx, Nox, CO2, không có benzene và hydrocarbon thơm
kèm theo, nên khi đốt nhiên liệu này không giải phóng nhiều khí độc như SO2, NO2,
CO…, và hầu như không phát sinh bụi. Vì vậy, sử dụng CNG thay thế các nhiên liệu
truyền thống như than, dầu sẽ bảo vệ môi trường và giảm chi phí.(CNG Việt Nam)
1.6.2
-

Công suất nhà máy CNG Phú Mỹ
Địa điểm: Đường số 15, KCN Phú Mỹ I, Tân Thành,Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Tổng diện tích: 10,000 m2
Thời gian bắt đầu hoạt động: 03/9/2008
Phạm vi cung cấp khí CNG: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận, Long An và
Thành phố Hồ Chí Minh.


-

Công suất của máy nén từ 2000 đến 2500 Sm3/h.

-

Đặc tính kỹ thuật:
+ Lưu lượng : 2000 đến 2500 Sm3/h;
+ Áp suất đầu vào: 14 – 22 barg;
7


+ Áp suất đầu ra: 200 đến 250 barg;
+ Nhiệt độ khí đầu vào: 10 - 40 oC;
+ Công suất điện: ≤370 KW/h/máy.
-

Bồn chứa CNG loại composite 20ft:
+ Tổng thể tích: 17m3;
+ Áp suất làm việc: 250 barg.

-

Bồn chứa CNG loại composite 40ft:
+ Tổng thể tích: 34m3;
+ Áp suất làm việc: 250 barg.

-

Bồn chứa CNG loại thép 40ft:

+ Tổng thể tích: 18m3;
+ Áp suất làm việc: 200 barg.

8


2. PHÂN TÍCH NGÀNH
2.1. Môi trường vĩ mô
2.1.1

Giá dầu

Trong suốt năm 2014 và đầu năm 2015, giá dầu thế giới liên tục giảm và ảnh hưởng mạnh
đến giá dầu Việt Nam và đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của
của doanh nghiệp sản xuất dầu khí nói chung và CNG Vietnam nói riêng.

Biểu đồ 2.1: Giá dầu thô trên sàn New York năm 2006 – 2015(Nguồn: Nasdaq)
Trong 2 tháng gần đây, giá dầu thế giới liên tục đi xuống. Giá dầu những ngày qua có lúc
về dưới 40 USD/thùng - mức thấp nhất hơn 10 năm trở lại đây. Nhiều chuyên gia nhận
định, giá dầu khó có thể tăng mạnh trở lại, thậm chí với kịch bản xấu nhất, giá dầu có thể
xuống 30 USD/thùng.
Những lí do khiến giá dầu thô bắt đầu đi xuống từ tháng 6/2014 đến giờ đang ẩn nấp bên
trong những dấu hiệu vô cùng rõ ràng:

9


-

Thứ nhất, nhu cầu dầu hiện ở mức thấp, do các hoạt động kinh tế yếu kém, cùng

với việc gia tăng hiệu suất và xu hướng chuyển dịch từ dầu sang các nhiên liệu
khác.

-

Thứ hai, bất ổn ở Iraq và Libya, hai nước sản xuất dầu lớn với tổng sản lượng gần
4 triệu thùng/ngày, cũng không ảnh hưởng đến sản lượng của họ. Do vậy, thị
trường dầu mỏ không phải lo ngại về rủi ro địa chính trị.

-

Thứ ba, Mỹ đã trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Mặc dù quốc gia này
không xuất khẩu dầu thô, nhưng hiện tại Mỹ nhập khẩu ít hơn nhiều, dẫn tới dư
thừa đầu ra tiêu thụ sản phẩm.

-

Thứ tư, một số nước nhập khẩu dự trữ dầu nhằm bảo đảm an ninh năng lượng, nay
lượng dự trữ cũng tương đối bảo hòa, khiến cho giá dầu giảm.

-

Cuối cùng, Ả Rập Saudi và các đồng minh vùng Vịnh của họ đã quyết định không
hy sinh thị phần riêng của mình để khôi phục giá dầu. Họ có thể cắt giảm sản
lượng mạnh, nhưng những lợi ích của họ sẽ rơi vào tay những quốc gia như Iran và
Nga.

Đối với nguồn khí từ bể Cửu Long và Nam Côn Sơn, giá bán cho các nhà máy điện và
nhà máy đạm thường thấp hơn so với giá bán cho các hộ công nghiệp. Giai đoạn vừa qua
(2012-2014) giá khí bán ra cho hộ công nghiệp thông qua PVGasD, PVGas South, CNG

VIETNAM (là đơn vị vận chuyển, phân phối) đã tăng theo lộ trình của PVGas. Trên cơ
sở tăng giá bán để tiếp cận giá khí trên thế giới nhưng vẫn cạnh tranh hơn so với nhiên
liệu mà khách hàng đang sử dụng. Tại Việt Nam, giá dầu thô giảm mạnh cũng đã ảnh
hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một số đơn vị trong ngành dầu
khí và CNG VIETNAM cũng không phải là ngoại lệ.
Theo giải trình từ phía công ty, nguyên nhân lợi nhuận sụt giảm là do giá dầu quý 4/2014
của thế giới và dầu trong nước giảm mạnh dẫn đến giá bán CNG giảm đã làm ảnh hưởng
đến lợi nhuận của công ty. Khi giá đầu vào tăng lên một mức cố định nhưng giá khí đàu
10


ra lại biến động theo giá nhiên liệu thay thế là LPG, DO. Trong khi đó, việc tăng giá khí
lại không dễ dàng đối với Công ty do khí thiên nhiên là nhiên liệu thay thế được bán với
giá cạnh tranh so với các nhiên liệu khác.
Theo đó mặc dù doanh thu vẫn tăng trưởng đạt 275 tỷ đồng tăng 14,11% so với cùng kỳ
quý 4/2013 nhưng giá vốn cũng tăng cao nên lãi gộp chỉ tăng thêm hơn 1 tỷ đồng so với
cùng kỳ đạt hơn 52 tỷ đồng.
Nếu tình hình giá dầu thế giới giảm kéo dài, sẽ ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến kết quả
kinh doanh năm 2015 của CNG. Chính vì vậy mà giá dầu thế giới là yếu tố vĩ mô ảnh
hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động của CNG.
2.1.2

Môi trường kinh tế

a) Tình hình tăng trưởng kinh tế

Tình hình tăng trưởng kinh tế góp phần ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụcủa thị trưởng
tiềm năng cho việc cung cấp CNG cũng như LNG sau này.Đông Nam Bộ là khu vực tập
trung nền trung tâm kinh tế, trung tâm thương mại, khoa học – kỹ thuật và giao lưu nội bộ
và quốc tế được gắn kết bởi đường bộ, đường biển và đường hàng không thuận lợi cho

việc mở rộng các quan hệ kinh tế liên vùng và quốc tế.
Từ đó tập trung ngày càng nhiều các nhà máy mở rộng sản xuất, thu hút vốn từ các đầu tư
nước ngoài thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Ngoài ra, nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến các khoản thu của CNG Vietnam, vì nó chiếm
dụng vốn, thất thoát nguồn vốn của Công ty. Khi Công ty gặp khó khăn trong việc quản
lý về dòng tiền sẽ không nắm bắt được cơ hội đầu tư quan trọng. Tác động đến việc quản
trị tài sản và nguồn vốn lưu động, dẫn đến các khoản nợ xấu phát sinh từ nợ công khách
hàng kéo dài và không có khả năng thanh toán làm giảm lợi nhuận Công ty.

Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2004-2015(Nguồn: Tổng cục thống kê)
11


Các chuyên gia kinh tế lý giải Việt Nam nhập khẩu lớn từ Trung Quốc với cơ cấu nhập
khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu và máy móc thiết bị. Vì vậy, việc đồng nhân dân tệ giảm
giá cùng với giá xăng, dầu xuống thấp, tạo điều kiện giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành,
tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng
trưởng kinh tế - 5.98% năm 2014 và dự báo năm 2015 sẽ đạt 6.4%.
Kinh tế ngày càng phát triển thì việc quan tâm đến bảo vệ môi trường ngày càng cao, nên
việc lựa chọn nguồn nguyên liệu trong mọi hoạt động của thế giới là vấn đề đáng chú ý
của các doanh nghiệp. Từ đó, rất nhiều nguồn năng lượng mới được phát hiện và đưa vào
sử dụng trong đó có khí thiên nhiên. Ngày nay nhu cầu sử dụng khí thiên nhiên trên toàn
cầu là rất lớn, tập trung vào các nước phát triển như Mỹ, Nga, Brazil và các nước Châu
Âu. Đặc biệt là ở Việt Nam, đây là nguồn nhiên liệu sạch thu hút sự quan tâm của các nhà
đầu tư trong nước và nước ngoài.
b) Lãi suất

Với yếu tố lãi suất của môi trường vĩ mô sẽ ảnh hưởng mạnh đến đến các hoạt động huy
động vốn cho các dự án đầu tư.
Bước sang năm 2015, chỉ có VietinBank là ngân hàng duy nhất thông báo giảm lãi suất

cho vay từ 9%/năm xuống 8,7%/năm, các ngân hàng khác chưa có động thái điều chỉnh.
Lãi suất Aprocimex vay vốn của Agribank vẫn ở mức 9%-10%/năm.
Mặc dù lãi vay đã được giảm nhưng chỉ giảm một cách nhỏ giọt và chưa theo thị trường
nên vẫn cao hơn so với nước ngoài – doanh nghiệp nước ngoài chỉ vay lãi suất 2% - 3%.
Khi mặt bằng lãi vay tăng cao, đồng thời chi phí tài chính sẽ tạo áp lức lớn đối với lợi
nhuận của Công ty và đặc biệt là việc huy động vốn cho các dự án đầu tư hiện tại và
tương lai trở nên khó khăn hơn.
c) Lạm phát

Lạm phát ảnh hưởng mạnh đến tình hình hoạt động kinh doanh của CNG Vietnam khi giá
nhiên liệu đầu vào tăng mạnh, tác động đến chi phí Công ty tạo ra giá vốn sản phẩm cao.

12


Biểu đồ 2.3: Lạm phát Việt Nam 2010-2015 (Nguồn: Tổng cục thống kê)
Bên cạnh đó lạm phát Việt Nam đã được kiềm chế lại, năm 2011 lạm phát Việt Nam đạt
mức cao nhất (18.12%) và dần được kiềm chế trong năm 2012 (6.81%), năm 2014 lạm
phát sẽ giảm đến mức (4.09%) và dự báo sẽ tăng nhẹ 4.3% năm 2015. Điều này cho thấy
nền kinh tế của nước Việt Nam có dấu hiệu phục hồi và dần phát triển. Tác động tích cực
đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước và CNG Vietnam.
2.1.3

Chính sách

Vào ngày 14/06/2011, Bộ Giao Thông Vận Tải khuyến khích chủ phương tiện giao thông
sử dụng nhiên liệu sạch đó là khuyến khích các chủ phương tiện sử dụng khí dầu hóa lỏng
(LPG) và khí nén tự nhiên (CNG)
Theo thống kê, có gần 500 công ty sản xuất trong các khu công nghiệp gần đó có khả
năng sử dụng thêm 338 triệu mét khối khí đốt/năm. Nguồn cung khí ở Việt Nam sẽ tăng

11%/năm trong giai đoạn 2013 -2017. Bên cạnh đó, đề án sản xuất 300 xe bus chạy bằng
khí nén thiên nhiên CNG và đưa vào hoạt động vào tháng 4 năm nay của Ủy Ban Nhân
Dân thành phố Hồ Chí Minh đã được phê duyệt sẽ góp phần làm tăng cầu tiêu thụ khí
CNG trong nước năm 2014.
Có thể thấy rằng tiềm năng của CNG trong giao thông vận tải cũng như công nghiệp tại
Việt Nam là rất lớn trong tương lai cùng với các chính sách khuyến khích sử dụng nhiên
liệu sạch của Nhà nước. Xu hướng sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, thân thiện với môi trường
tại Việt Nam chắc chắn sẽ tăng mạnh trong tương lai gần.
2.2. Cung – cầu
2.2.1

Nguồn cung

Vì khí Metane (CH4) lấy từ mỏ khí thiên nhiên, mỏ dầu là chủ yếu. Nhưng ở Việt Nam từ
trước đến nay, vì nhiều lý do khách quan nên việc thu hồi và sử dụng khí metane từ khai
thác than chưa được thực hiện. Để có những nghiên cứu ban đầu đặt nền móng cho công
nghệ thu hồi khí metane ở các mỏ hầm lò của Việt Nam, năm 2000 Viện Khoa học Công
nghệ Mỏ đã thực hiện đề tài nghiên cứu: “Tổng quan về công nghệ thu hồi và sử dụng khí
13


mêan từ nguồn khí thải mỏ và từ các vỉa than vào mục đích kinh tế và giảm thiểu ô
nhiễm môi trường”.
Theo đó, các phương pháp khoan thu hồi khí metane từ các vỉa than ở các mỏ than khai
thác hầm lò sẽ được tiến hành trước và trong khi khai thác tuỳ theo điều kiện và kế hoạch
khai thác mỏ.
Qua đó, nguồn nhiên liệu đầu vào khí Metane sẽ nhiều hơn và tạo nên nguồn cung lớn
cho việc sản xuất khí CNG ra thị trường vào những năm gần nhất trong tương lai. Nhà
cung cấp khí đầu vào của CNG Vietnam là PV Gas D, đây là công ty duy nhất được phép
cung cấp khí đường ống và trực thuộc PVGas (nhà cung cấp khí duy nhất tại Việt Nam).

Tuy nhiên, sản lượng cung cấp cho CNG Vietnam chỉ bằng 5% trên tổng sản lượng khai
thác, do đó việc biến động về sản lượng khai thác của PVGas không ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của CNG Vietnam.
2.2.2

Nhu cầu

Khách hàng tiêu thụ khí của CNG Vietnam chủ yếu là các hộ công nghiệp. Nền kinh tế
đang đà phục hồi nhưng chưa bền vững, ngành công nghiệp thu hẹp sản xuất, bất động
sản trầm lắng, nhu cầu đối với sản phẩm CNG cũng suy giảm theo.
Thêm vào đó, giá khí biến động tăng mạnh, khách hàng chuyển sang sử dụng các nhiên
liệu thay thế khác. Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự tồn tại và phát triển của CNG
Vietnam. Nếu tình hình kinh tế vẫn tiếp tục biến động khó lường sẽ ảnh hưởng xấu đến
Công ty.

Biểu đồ 2.4: Sản lượng tiêu thụ khí CNG của CNG Vietnam 2010-2014
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2014)
Mặc dù các yếu tố giá khí biến động mạnh, nhưng sự nỗ lực của CNG Vietnam mở rộng
thị trường tiêu thụ, thắt chặt mối quan hệ với khách hàng cùng với sự hồi phục của nền
kinh tế đã tạo nên bức phá trong năm 2013 (tiêu thụ 62 triệu m 3) sau sự sụt giảm trong
năm 2012 (53 triệu m3) và tiếp tục tăng trưởng trong năm 2014 (75 triệu m3).
14


2.3. Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay chỉ có hai nhà cung cấp khí CNG trên thị trường Việt Nam là CNG Vietnam và
CTCP Khí hóa lỏng miện Nam (PVGas S) mà CTCP PV Gas South là cổ đông chi phối
của CNG Vietnam nên hiện tại CNG Vietnam không có đối thủ cạnh tranh.
Hệ thống phân phối CNG cho các khu đô thị, khách hàng công nghiệp và phương tiện
giao thông vận tải tại khu vực Nam Bộ và Bắc Bộ do Công ty cổ phần đầu tư phát triển

gas đô thị (Gas City), Công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc (PV Gas
North), Công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Nam (PV Gas South), Công ty cổ
phần CNG Việt Nam (CNG Việt Nam), Công ty cổ phần phân phối khí thấp áp Dầu khí
Việt Nam (PV Gas D) quản lý với công suất trên 150 triệu m 3/năm. CNG được PV Gas
North, PV Gas South, CNG Việt Nam, PV Gas D phân phối đến các khách hàng công
nghiệp có nhu cầu sử dụng khí làm nhiên liệu cho quá trình sản xuất nhưng nằm xa hệ
thống đường ống phân phối khí thấp áp.
2.4. Rào cản gia nhập
2.4.1

Rào cản về chính sách chính phủ

Nghị định của chính phủ về kinh doanh dầu mỏ hóa lỏng:
-

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

Điều kiện để sản xuất chế biến LPG:
-

Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký sản xuất, chế biến

-

LPG.
Có cơ sở sản xuất, chế biến LPG (sau đây gọi tắt là nhà máy sản xuất LPG) theo
đúng quy hoạch, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây


-

dựng,
Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến LPG.
Có phòng thử nghiệm chất lượng LPG đủ năng lực để kiểm tra chất lượng LPG
theo quy định hiện hành.
15


-

Có kho LPG (ngoài sức chứa kho đã được phê duyệt trong dự án đầu tư) với tổng
dung tích các bồn chứa tối thiểu 5.000 m3 (năm nghìn mét khối) được xây dựng
theo quy hoạch, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật hiện hành để tiếp nhận LPG nhập
khẩu từ tầu hoặc phương tiện vận chuyển khác.

Đối với khí CNG: Nhà cung cấp khí đầu vào của CNG Vietnam là PV Gas D, đây là công
ty duy nhất được phép cung cấp khí đường ống và trực thuộc PVGas, tạo một sức ép cực
kỳ lớn đến với các doanh nghiệp mới muốn gia nhập ngành này.
Nên rào cản gia nhập ngành khí đốt nói chung và sản xuất khí CNG nói riêng về chính
sách của chính phủ là rất lớn.
2.4.2

Rào cản nguồn lực

Ngành khí đốt cần một nguồn vốn rất lớn vào các chi phí đầu tư ban đầu:
-

Máy móc thiết bị

Nhà máy sản xuất khí
Hệ thống vận chuyển
Hệ thống các trạm giảm áp đặt tại các khách hàng
Kho trữ khí
Công nghệ kỹ thuật

Bên cạnh đó còn có rào cản về nguồn nhân lực, để sản xuất và chiết nạp khí CNG, LNG
và LPG, nguồn nhân lực Công ty phải được đào tạo với trình độ chuyên môn cao trong
việc vận hành các hệ thống máy nén khí, trạm giảm áp, các trang thiết bị máy móc kỹ
thuật chuyên dụng đồi hỏi kỹ năng và trình độ cao.

16


3. PHÂN TÍCH CHỈ SỐ
3.1. Tỷ số về tính thanh khoản
Bảng 3.1: Tỷ số về tính thanh khoản (Nguồn: Báo cáo tài chính CNG Vietnam)
ST
T
1
2
3
4
5

Chỉ tiêu
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hàng tồn kho
Hệ số thanh toán hiện

thời
Hệ số thanh toán nhanh

2010
182,823
86,701
4,802

2011
396,382
207,355
10,006

2012
316,418
166,426
21,501

2013
510,957
147,459
23,173

2014
521,088
184,285
21,932

2.11
2.05


1.91
1.86

1.90
1.77

3.47
3.31

2.83
2.71

Từ năm 2010 đến năm 2014, hệ số thanh toán hiện thời qua các năm đều lớn hơn 1, như
vậy doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động. Theo số
liệu trong bảng cân đối kế toán, nợ ngắn hạn tăng mạnh nhất vào năm 2011 (207,355 triệu
đồng) để đầu tư vào tài sản ngắn hạn và bắt đầu giảm dần trong năm 2 năm sau, năm 2014
nợ ngắn hạn được tăng nhẹ (184,285 triệu đồng) để tiếp tục đầu tư vào tài sản lưu động
(521,088 triệu đồng năm 2014). Đặt biệt trong năm 2014, giá dầu biến động làm cho kết
quả kinh doanh CNG Vietnam bị giảm và ảnh hưởng đến nợ ngắn hạn của công ty. Với sự
biến đổi của nền kinh tế vĩ mô năm 2014, hệ số thanh toán hiện thời của công ty được
tăng dần và cao nhất vào năm 2013 (3.47), sau đó giảm lại 2.83 năm 2014. Điều này có
nghĩa CNG Vietnam có 2.83 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo trả cho 1 đồng nợ ngắn hạn
khi đến hạn trả trong năm 2014.
Bên cạnh đó, hệ số thanh toán nhanh được yếu tố hàng tồn kho tác động thêm vì hàng tồn
kho không có tính thanh khoản cao, sự phát triển của CNG Vietnam cũng ảnh hưởng vào
hàng tồn kho, vì quy mô càng lớn, hàng tồn kho càng lớn và được tăng đến 21,932 triệu
đồng năm 2014. Mặc dù trong 3 năm cuối cùng hàng tồn kho nằm trong khoảng khoảng
21,000 triệu đến 24,000 vẫn đảm bảo được hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp (lần
lượt là 1.77, 3.31 và 2.71).Như vậy, công ty không cần thanh toán hàng tồn kho cũng có


17


khả năng trả nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động mà còn hỗ trợ được nguồn cung khi thị
trường đang có nhu cầu.
Khả năng thanh toán của CNG Vietnam trong năm 2014 đều ở mức cao. Điều này cho
thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp luôn đảm bảo ổn định, bền vững và đáp ứng kip
thời cho nhu cầu kinh doanh.
3.2. Tỷ số hoạt động
Bảng 3.2: Tỷ số hoạt động (Nguồn: Báo cáo tài chính CNG Vietnam)
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Chỉ tiêu
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Khoản phải thu bình
quân

Hàng tồn kho bình
quân
TSCĐ bình quân
Tổng tài sản bình quân
Vòng quay hàng tồn
kho
Số ngày tồn kho
Vòng quay khoản phải
thu
Kỳ thu tiền
Vòng quay TSCĐ
Vòng quay tổng tài sản

2010

2011

2012

2013

285,408
(153,935
)

731,819
(455,538
)

801,188

(616,167
)

949,781
(744,291
)

2014
1,085,58
1
(856,053
)

51,842

107,658

144,363

160,351

163,036

2,587
140,496
266,732

7,404
234,431
532,425


15,754
258,771
664,503

22,337
161,343
625,938

22,553
104,971
634,833

59.50
7

61.53
6

39.11
10

33.32
11

37.96
10

5.51
66

2.03
1.07

6.80
53
3.12
1.37

5.55
65
3.10
1.21

5.92
61
5.89
1.52

6.66
55
10.34
1.71

Sau khi hàng tồn kho được tăng lên ở năm 2011, 2012 và 2013 thì vòng quay hàng tồn
kho được giảm dần qua các nămvà số ngày tồn kho được tăng lên nhưng không đáng kể
và không ảnh hưởng nhiều đến kết chi phí hàng tồn kho của doanh nghiệp(số ngày tồn
kho là 10 ngày trong năm 2014 ít hơn 1 ngày so với năm 2013). Trong bảng cân đối kế
toán, dự phòng giảm giá hàng tồn kho qua các năm đều bằng 0, ta thấy được cách quản lý
hàng tồn kho của CNG Vietnam rất hiệu quả, không ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóa.
Mà ngành nghề kinh doanh CNG Vietnam là khí CNG cho các hộ tiêu thụ tại khu công

nghiệp từ đường ống dẫn khí và các xe vận chuyển cho khách hàng đăng ký sử dụng
18


trước, nên công tác dự trữ được công ty tính toán kỹ lưỡng và cập nhật kịp thời nên việc
quản lý hàng tồn kho được đánh giá hiệu quả trong năm qua.
Theo tính toán thì vòng quay khoản phải thu được tăng trong năm 2014 đạt 6.66 lần và kỳ
thu tiền bình quân giảm khoảng 6 ngày so với năm 2013, điều này cho thấy CNG
Vietnam ít bán chịu và hoạt độnghiệu quả trong việc thu hồi công nợ, duy trì ổn định hoạt
động kinh doanh nên doanh nghiệp có thể điều khiển dòng tiền một cách linh hoạt cho các
hoạt động sản xuất và các hoạt động khác trong đầu tư và phát triển thị trường.
Vòng quay tài sản cố định tăng dần qua những năm và tăng mạnh trong năm 2014 - 10.34
lần, như vậy cứ 1 đồng tài sản cố định tạo ra được 10.34 đồng doanh thu thuần. Trong
bảng cân đối kế toán CNG Vietnam, tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình
được tăng liên tục (lần lượt là 109,110 triệu đồng và 712 triệu đồng). Đặc biệt trong năm
2014, CNG Vietnam không còn sử dụng tài sản thuê tài chính nữa, có nghĩa là doanh
nghiệp có thể tự mua sắm tài sản cố định mà không cần phải đi thuê bên ngoài. Các chỉ số
vòng quay tài sản cố định qua những năm thấy được công ty đầu tư và quản lý tài sản cố
định một cách hiệu quả.
Với chỉ số vòng quay tổng tài sản có xu hướng biến động từ năm 2010 – 2013 và năm
2014 chỉ số này được tăng mạnh – đạt 1.71 lần, như vậy việc sử dụng tổng tài sản để tạo
ra doanh thu được tăng lên trong năm 2014.Đó cũng là một trong những điểm mạnh của
CNG Vietnam, 1 đồng tài sản tạo ra được 1.71 đồng doanh thu. Với tình trạng phát triển
này thì trong tương lai doanh thu trong tổng tài sản sẽ ngày càng cao trong tương lai.
Nhưng trong tổng tài sản thì tiền và các khoản tương đương tiền trong tài sản ngắn hạn
chiếm hơn 50% tổng tài sản (288,735 triệu đồng năm 2014, cao hơn năm 2013 ở mức
249,842 triệu đồng). Việc ảnh hưởng ít nhiều từ giá dầu, lãi suất và các thông tin vĩ mô
khác làm giảm lượng đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp (cắt giảm 15,000 triệu đồng còn
40,000 triệu đồng) và quy mô hoạt động của CNG Vietnam phải có lượng tiền lớn để duy
trì hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng lượng tiền mặt trong năm 2014 (126,620 triệu

đồng) lại cao gấp 2 lần năm 2013 (62,192 triệu đồng), lý do có sự chênh lệch lớn như vậy
là vì trong năm 2014, CNG Vietnam đầu tư 2 trạm PRU cho khách hàng mới và 3 chi phí
trạm PRU nên cần một lượng tiền lớn đầu tư năm 2015. Đồng thời doanh nghiệp giảm
19


lượng tiền đầu tư ngắn hạn phản ánh doanh nghiệp có thái độ bảo thủ và an toàn trong đầu
tư trước sự thay đổi của các yếu tố vĩ mô. Nên việc sử dụng vốn chưa thật hiệu quả.
3.3. Tỷ số quản lý nợ
Bảng 3.3: Tỷ số quản lý nợ (Nguồn: Báo cáo tài chính CNG Vietnam)
STT

Chỉ tiêu

1

Tổng nợ

2

Tổng tài sản

3

Vốn chủ sở hữu

4

EBIT


2010
126,40
0
359,57
6
233,17
6
112,91
9

5
6
7
8

Chi phí lãi vay
Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Tỷ số nợ trên VCSH
Tỷ số khả năng trả lãi vay

(7,217)
0.35
0.54
15.65

2011

2012

2013


317,510 243,165 184,645
705,274 623,732 628,143
387,764 380,567 443,498
252,969 155,657 153,543
(26,064 (23,422 (14,508
)
)
)
0.45
0.39
0.29
0.82
0.64
0.42
9.71
6.65
10.58

2014
209,15
4
641,52
2
432,36
8
137,52
3
(7,483)
0.33

0.48
18.38

Năm 2014, tỷ số nợ trên tổng tài sản đạt 0.33, tức là doanh nghiệp phải đi vay mượn để
đầu tư 33% tổng tài sản, nhưng trong các năm gần đây chỉ số này biên động không nhiều
và chỉ đạt mức cao nhất là 0.45 trong năm 2011 vì CNG Vietnam cần vốn để mở rộng quy
mô hoạt động vào năm 2010. Như vậy CNG Vietnam đã áp dụng tốt đòn bẫy tài chính để
thực hiện đầu tư tài sản, mở rộng quy mô hoạt động và doanh nghiệp cũng có khả năng tự
chủ về tài chính, không bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố lãi vay.
Mặc khác, ta thấy được tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của cả 5 năm đều nhỏ hơn 1, có
nghĩa là tài sản của doanh nghiệp chủ yếu được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu, ít phụ thuộc
vào việc vay mượn. Năm 2014, tỷ số này bằng 0.48 lần.
Tỷ số khả năng trả lãi vay năm 2014 đạt 18.38, điều này phản ánh công ty hoàn toàn có
khả năng sử dụng doanh thu từ hoạt động kinh doanh để trả cho lãi vay, đồng thời cũng
phản ánh tình hình hoạt động có hiệu quả của CNG Vietnam.
Từ 3 chỉ số trên có thể kết luận rằng việc sử dụng đòn bẫy tài chính của CNG Vietnam rất
hiệu quả, vừa có thể tự chủ tài chính, vừa tạo nên sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư và
20


chứng tỏ kết quả hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp. Hiện nay, công ty đang duy trì tỷ
lệ nợ vay trên tổng tài sản ở mức thấp nhưng vẫn đảm bảo cấu trúc tài chính hiện tại.
3.4. Tỷ số khả năng sinh lợi
Biểu đồ 3.1: Tỷ số khả năng sinh lợi (Nguồn: Báo cáo tài chính CNG Vietnam)
Qua biểu đồ, ta thấy được lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của doanh nghiệp có dấu
hiệu giảm mạnh từ năm 2010 – 2012 và thay đổi không nhiều trong năm 2012 – 2014,
năm 2014 chỉ số ROA giảm đến mức 17.72%, có nghĩa là vào năm 2014 cứ 100 đồng tài
sản sẽ tạo ra 17.72 đồng doanh thu.
Đồng thời chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên
doanh thu (NPM) cũng được giảm dần, lần lượt bằng 25.69% và 10.36% năm 2014. Đặc

biệt ở 2 chỉ số này là 2 chỉ số mà nhà đầu tư cũng như các cổ đông trong trong công ty
quan tâm nhất, nếu 2 chỉ số này ngày càng giảm thì sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý của
nhà đầu tư và cổ đông sẽ xem xét rút vốn ra khỏi doanh nghiệp.
Mặc dù nền kinh tế gặp khó khăn do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công của
châu Âu chưa được giải quyết và ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sản xuất và thương mại
toàn cầu dẫn đến thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp trong năm 2012 và cùng với sự
biến động giá dầu năm 2014 nhưng chỉ số ROA và ROE vẫn giữ được sự ổn định trong
bối cảnh nền kinh tế khó khăn. Điều này cho thấy tình hình hoạt động của công ty khá tốt,
việc sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu đạt hiệu quả cao.
3.5. Tỷ số giá thị trường
Bảng 3.4: Tỷ số giá thị trường (Nguồn: Báo cáo tài chính CNG Vietnam)
STT
1
2
3
4
5
6
7

Chỉ tiêu
EAT
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành
Vốn chủ sở hữu
Lãi cơ bản trên CP (EPS)
Hệ số Giá/Thu nhập 1 CP (P/E)
Hệ số Giá/Giá trị sổ sách 1 CP (P/B)
Giá trị sổ sách
21


2013
123,900
26,999,673
443,498
4,589
7.00
1.95
16,426

2014
112,489
26,999,673
432,368
4,166
7.70
2.00
16,014


Trong 2 năm 2013 và 2014 số lượng cổ phiếu vẫn không thay đổi, thay vào đó vốn chủ sở
hữu và lợi nhuận sau thuế (EAT) có sự suy giảm, lần lượt là 112,489 triệu và 432,368
triệu năm 2014. Để đánh giá sự khác biệt nên lấy giá cổ phiếu CNG là 32,100 đồng để
giúp nhà đầu tư đánh giá lãi cơ bản trên cổ phần giảm, năm 2013 là 4,589 đồng và năm
2014 là 4,166 đồng.
Qua đó, chỉ số lãi cơ bản trên cổ phiếu(EPS) cũng ảnh hưởng đến chỉ số giá/thu nhập 1 cổ
phiếu(P/E), hệ số P/E năm 2014 là 7.70 có nghĩa là nhà đầu tư muốn tạo ra 1 đồng lợi
nhuận thì phải bỏ ra 7.70 đồng tiền cổ phiếu cao hơn năm 2013 0.70 đồng.
Mặc dù doanh thu trong năm 2014 (1,085,581 triệu đồng) cao hơn doanh thu 2013
14,29% và vượt 8% kế hoạch đề ra nhưng lợi nhuận sau thuế trong năm 2014 lại thấp
hơn. Cụ thể là áp lực cạnh tranh của các loại nhiên liệu thay thế giá rẻ, hầu như công ty

không tăng giá bán khí nhằm hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn khó khăn. Giá dầu giảm
trong quý 4 năm 2014 dẫn đến giá bán CNG giảm nhưng vẫn không ảnh hưởng đến kết
quả kinh doanh của công ty. Kết quả là lợi nhuận sau thuế (EAT) năm 2014 đạt 112,489
triệu đồng và đã hoàn thành 102% kế hoạc đề ra.

22


3.6. Phân tích DU POINT

ROE 25.69%

ROA

Đòn cân nợ

17.72%

1.48

NPM

Vòng quay tổng tài sản

10.36%

1.71

Sơ đồ 3.1: Chỉ số của CNG Vietnam năm 2014(Nguồn: Báo cáo tài chính CNG Vietnam)


ROE 23.83%

ROA

Đòn cân nợ

11.34%

2.03

NPM

Vòng quay tổng tài sản

10.90%

0.93

Sơ đồ 3.2: Chỉ số của PV Gas D năm 2014(Nguồn: Báo cáo tài chính PV Gas D)
23


Sử dụng phương pháp DU POINT để đánh giá khả năng hoạt động của CNG Vietnam và
công ty cùng ngành – PV Gas D. Theo 2 sơ đồ trên, ta thấy CNG Vietnam có khả năng
hoạt động tốt hơn các doanh nghiệp cùng ngành như là PV Gas D trong năm 2014. Lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu của 2 doanh nghiệp lần lượt là 25.69% và 23.83%. Lý do ảnh
hưởng đến ROE của doanh nghiệp được chia làm 2 chỉ số chính.
Đó chính là lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và khả năng sử dụng đòn bẫy nợ của 2
doanh nghiệp. Theo phân tích các tỷ số nợ ở phần trên mặc dù CNG Vietnam sử dụng đòn
cân nợ có hiệu quả (1.48) nhưng vẫn không bặng PV Gas D (2.03). Trong ROA thì Tỷ

suất lợi nhuận sau thuế của CNG Vietnam và PV Gas D có sự chênh lệch đáng kể - chỉ số
ROA của CNG là 17.72% và của PV Gas D là 11.34%.Trong đó, chỉ số ảnh hưởng lớn là
vòng quay tổng tài sản, việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu của CNG Vietnam lại là
một lợi thế cạnh tranh và tạo ra sự khác biệt so với PV Gas D, với chỉ số là 1.71 của CNG
Vietnam và 0.93 của PV Gas D.

24


4. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Biểu đồ 4.1: Phân tích kỹ thuật CNG VIETNAM 10/2014 đến 11/2015
(Nguồn: AmiBroker)
4.1. Chỉ báo Bollinger Bands
Trong biểu đồ ta giá cổ phiếu có xu hướng giảm trong 3 tháng cuối năm 2013 và có xu
hướng tăng nhẹ từ đầu năm 2015 đến đầu tháng 11/2015.
Thời gian trước tháng 10/2015 ta thấy giá cổ phiếu CNG vượt quá dãy dưới đường
Bollinger Bands, đặt biệt là vào cuối năm 2014, đầu tháng 4/2015, giữa tháng 5/2015 và

25


×