Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

THÔNG TIN QUẢNG BÁ TRỰC TUYẾN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
---oOo---

NGUYỄN HẢI LONG

THÔNG TIN QUẢNG BÁ TRỰC TUYẾN VỀ
DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
---oOo---

NGUYỄN HẢI LONG

THÔNG TIN QUẢNG BÁ TRỰC TUYẾN VỀ
DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016

2


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
---oOo---

NGUYỄN HẢI LONG

THÔNG TIN QUẢNG BÁ TRỰC TUYẾN VỀ
DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành

:

VIỆT NAM HỌC

Mã số

:

60 22 01 13

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

PGS.TS. PHAN HUY XU

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN


Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả.
Các kết quả nghiên cứu và kết luận trong luận văn này là trung thực, không
sao chép từ bất kì một nguồn nào và dƣới bất kì hình thức nào. Việc tham
khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã đƣợc thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài
liệu tham khảo đúng quy định.

Tác giả luận văn

Nguyễn Hải Long

i


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Quốc tế
Hồng Bàng và Ban lãnh đạo Viện Đào tạo Sau đại học đã tổ chức lớp cao học
Việt Nam học.
Trân trọng cảm ơn các Quý Thầy/Cô là các giáo sƣ, tiến sĩ đã trực tiếp giảng
dạy và truyền đạt kiến thức tạo nền tảng cho công tác nghiên cứu.
Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Phan Huy Xu – ngƣời thầy đã tận tình
chỉ dẫn và trực tiếp giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn
Quý cơ quan và quý du khách đã nhiệt tình cho ý kiến khảo sát.
Trong quá trình làm luận văn, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót.
Kính mong nhận đƣợc sự góp ý và nhận xét từ quý thầy cô.
Kính chúc Quý Thầy/Cô hạnh phúc và thành đạt trong công việc.

Trân trọng cảm ơn!


ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................ viii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài. ........................................................................ 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. ........................................................... 6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu............................................... 6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................. 7
7. Bố cục của luận văn ................................................................................. 8
CHƢƠNG 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn thông tin quảng bá trực tuyến về
du lịch văn hóa Lâm Đồng ......................................................................... 9
1.1 Cơ sở lí luận ............................................................................................ 9
1.1.1 Du lịch văn hóa. .................................................................................. 9
1.1.2 Thông tin du lịch văn hóa. ................................................................ 14
1.1.3 Quảng bá du lịch ............................................................................... 20
1.2 Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 22

iii



1.2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân cƣ, kinh tế xã hội và
thắng cảnh ở Lâm Đồng........................................................................... 22
1.2.2 Tài nguyên du lịch văn hóa Lâm Đồng. ........................................... 25
1.2.3 Cơ sở thực tiễn về thông tin trực tuyến và nhu cầu quảng bá du lịch
văn hóa Lâm Đồng................................................................................... 31
Tiểu kết........................................................................................................ 35
CHƢƠNG 2: Thực trạng thông tin quảng bá trực tuyến về du lịch văn
hóa Lâm Đồng ........................................................................................... 37
2.1 Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa Lâm Đồng. ............................... 38
2.2 Khảo sát các trang tin trực tuyến (website) du lịch văn hóa của Lâm
Đồng ....................................................................................................... 45
2.2.1 Tổ chức quản lý thông tin trực tuyến về du lịch văn hóa .................. 46
2.2.2 Nội dung thông tin ............................................................................. 49
2.2.3 Kỹ thuật .............................................................................................. 51
2.3 Quảng bá du lịch văn hóa Lâm Đồng qua mạng Internet. .................... 55
2.3.1 Ảnh hƣởng tích cực đối với du lịch văn hóa. ..................................... 55
2.3.2 Những khó khăn và trở ngại đối với du lịch văn hóa. ....................... 57
Tiểu kết........................................................................................................ 65
CHƢƠNG 3: Giải pháp thông tin quảng bá trực tuyến về du lịch văn hóa
Lâm Đồng .................................................................................................. 68
3.1 Giải pháp xây dựng hệ thống trang tin trực tuyến (website) về du lịch
văn hóa tỉnh Lâm Đồng .......................................................................... 68
3.1.1 Mục tiêu xây dựng hệ thống website du lịch văn hóa Lâm Đồng. .... 68
3.1.2 Giới thiệu nội dung website du lịch văn hóa Lâm Đồng. .................. 70

iv


3.1.3 Quản trị nội dung thông tin website du lịch văn hóa Lâm Đồng....... 74
3.2 Các giải pháp khác. ............................................................................... 79

3.2.1 Giải pháp quản lý. .............................................................................. 79
3.2.2 Giải pháp chuyên môn. ...................................................................... 81
3.3 Giải pháp đội ngũ nhân sự về thông tin du lịch văn hóa. ..................... 85
Tiểu kết........................................................................................................ 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 91
PHỤ LỤC .......................................................................................................... i
Phụ lục 1: Sản phẩm nghiên cứu của luận văn .............................................. i
Phụ lục 2: Phiếu khảo sát khách du lịch nội địa ........................................... ii
Phụ lục 3: Nội dung phỏng vấn du khách quốc tế. ...................................... ix
Phụ lục 4: Công cụ khảo sát trực tuyến ....................................................... xi
Phụ lục 5: Danh mục website đƣợc khảo sát ............................................. xiv

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TT Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

Trang

1

CNTT

Công nghệ thông tin


2

CQTTDL

Cơ quan thông tin du lịch

3;19;53

3

CSDL

Cơ sở dữ liệu

52;82;83

4

HTTTDL

Hệ thống thông tin du lịch

5

ICOMOS

6

7


SEAMEO
SPAFA

UNWTO

Hội đồng Quốc tế các Di chỉ
và Di tích
Trung tâm Khảo cổ và Nghệ
thuật trực thuộc Tổ chức Bộ
trƣởng Giáo dục các quốc gia
Đông Nam Á
Tổ chức Du lịch Thế giới

vi

7; 85

3;16

11

11

9;11


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Số

Tên hình


TT
2.1

2.2

2.3
2.4

2.5

2.6

Thống kê mức độ hấp dẫn du lịch Lâm Đồng
Địa phƣơng du lịch thuộc Lâm Đồng đƣợc du khách lựa
chọn
Điểm du lịch văn hóa đƣợc tham quan nhiều nhất
Sơ đồ tổ chức quản lý thông tin trực tuyến về
du lịch văn hóa Lâm Đồng.
Biểu đồ tổng hợp ý kiến đánh giá của du khách từ
TripAdvisor
Thống kê kết quả tìm kiếm bằng từ khóa về du lịch văn
hóa qua công cụ Google Search

Trang

39

40


41
46

56

58

2.7

Biểu đồ về kênh thông tin đƣợc lựa chọn

62

2.8

Biểu đồ về nội dung thông tin du khách quan tâm

62

2.9

Biểu đồ về nguồn website truy cập

63

2.10

Tổng hợp đánh giá chất lƣợng thông tin du lịch văn hóa

64


vii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số

Tên hình

hình

Trang

1.1

Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng

22

1.2

Thác Voi – Thị trấn Nam Ban – Huyện Lâm Hà

25

1.3

Nhà thờ Cam Ly, ngôi nhà chung của Chúa và Yàng

26


1.4

Khu trƣng bày tiêu bản “Mộc bản Triều Nguyễn”

27

1.5

Ngôi nhà làm bằng đất đỏ bazan xác lập hai kỷ lục Việt
Nam.

28

1.6

Tổ hợp trƣng bày nghề gốm của ngƣời Chu Ru

29

1.7

Bộ nhạc cụ gõ trƣng bày tại Bảo tàng Lâm Đồng

30

1.8

Bản đồ du lịch Lâm Đồng


33

2.1

Cổng khu di chỉ khảo cổ Cát tiên

42

2.2

Đồi A1 có bộ linga - yoni lớn nhất Đông Nam Á

42

2.3

Quang cảnh bên ngoài Khu khảo cổ Cát Tiên

43

2.4

Cổng khu du lịch Dambri

43

2.5

Tu viện Bát Nhã – Bảo Lộc


44

2.6

Giáo xứ La Vang - Tƣợng gà Drahoa -. Nhà thờ K‟Long

44

2.7

Thông tin đăng tải số liệu cũ – nguồn Cổng thông tin Lâm
Đồng: />
50

vn/home/about/pages/tiem_nang_du_lich.aspx

viii


2.8

Thông tin đăng tải số liệu mới – nguồn Báo Lâm Đồng
Online: />
51

don-tren-36-trieu-luot-du-khach-2630051/

2.9

Minh họa kiểm tra tốc độ truy cập website – nguồn: tác giả

tự thực hiện qua công cụ PageSpeed Insights.

53

Minh họa sự tƣơng thích của website du lịch văn hóa Lâm
2.10 Đồng với thiết bị thông minh – ảnh chụp từ giao diện công

54

cụ Mobile-Friendly Test.
Minh hoạ website du lịch văn hóa Lâm Đồng không tƣơng
2.11 thích với thiết bị thông minh - ảnh chụp từ

Mobile-

55

Friendly Test.

2.12

2.13

3.1

Từ khóa tìm kiếm về du lịch văn hóa Lâm Đồng đủ dữ kiện
đánh giá xu hƣớng tìm kiếm qua Google Trends.
Từ khóa tìm kiếm về du lịch văn hóa Lâm Đồng không đủ
dữ kiện đánh giá xu hƣớng tìm kiếm qua Google Trends.
Giao diện trang chủ website du lịch văn hóa Lâm Đồng –

nguồn: hailong.dongan.edu.vn

59

59

70

3.2

Giao diện tạo và cấp quyền cho các nhóm quản trị website.

75

3.3

Danh sách nhóm quản trị nội dung thông tin website.

76

3.4

Giao diện quản lý các chuyên mục (menu) quản trị nội
dung.

76

3.5

Giao diện quản lý các chuyên mục (menu) quản trị nội

dung.

77

3.6

Giao diện quản lý các chuyên mục thông tin sự kiện.

77

ix


Giao diện quản lý các chuyên mục tin (bài viết thuộc các
3.7

chuyên mục giới thiệu, văn hóa vật thể - phi vật thể, du

77

lịch văn hóa).
3.8

3.9

Giao diện biên soạn cập nhật bài viết lên website.
Minh họa đội ngũ nhân sự quản trị nội dung website du
lịch văn hóa.

x


78

84


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lâm Đồng là tỉnh nằm ở vùng đất Nam Tây Nguyên có trên 40 dân tộc
làm ăn sinh sống, đã có sự giao lƣu và những ảnh hƣởng lẫn nhau về phong
tục tập quán sản xuất, sinh hoạt văn hóa. Tiềm năng và lợi thế về du lịch văn
hóa Lâm Đồng rất lớn, điểm đến di tích lịch sử, tâm linh, khảo cổ, các lễ hội
dân tộc truyền thống đặc sắc của các dân tộc bản địa lễ hội cồng chiêng,
festival hoa, đan xen với bản sắc văn hóa của các dân tộc nhập cƣ. Đây là
nguồn tài nguyên du lịch văn hóa dân tộc có giá trị bản sắc văn hóa, đặc biệt
hấp dẫn.
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, nguồn thông tin trực
tuyến về du lịch văn hóa đƣợc khách du lịch và các nhà làm du lịch và quan
tâm khai thác, là yếu tố quan trọng trong quảng bá và xúc tiến du lịch văn
hóa. Tuy nhiên quảng bá thông tin du lịch văn hóa Lâm Đồng còn dựa vào
các hình thức quảng bá truyền thống nhƣ ấn phẩm tờ rơi, quảng bá truyền
miệng là chính. Quảng bá trực tuyến về du lịch văn hóa chƣa đƣợc chú trọng,
chƣa sử dụng sức mạnh của công nghệ thông tin. Thông tin trực tuyến về du
lịch văn hóa Lâm Đồng chƣa đƣợc cung cấp đầy đủ và kịp thời . Do đó du
khách trong và ngoài nƣớc chƣa biết nhiều về du lịch văn hóa Lâm Đồng.
Quảng bá du lịch văn hóa qua thông tin trực tuyến nhằm nâng cao hình
ảnh về du lịch văn hóa Lâm Đồng, thu hút lƣợng du khách tăng doanh thu
cho ngành du lịch ở Lâm Đồng, trong đó có cộng đồng dân cƣ đƣợc hƣởng
lợi. Đặc biệt, thông tin trực tuyến là chiếc “cầu nối” giữa điểm du lịch với
du khách, là công cụ tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến hữu hiệu làm hài

hòa lợi ích giữa khách du lịch và công ty du lịch. Thông tin trực tuyến về du
lịch văn hóa đƣợc tổ chức tốt sẽ là cơ sở để các nhà quản lí hoạch định chính
sách và thu hút đầu tƣ phát triển du lịch Lâm Đồng.
Xuất phát từ thực tiễn trên, việc đánh giá vai trò thông tin du lịch văn
hóa trong hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch Lâm Đồng là cần thiết . Vì
1


vậy, tôi chọn đề tài “Thông tin quảng bá trực tuyến về du lịch văn hóa
tỉnh Lâm Đồng” làm đề tài cho luận văn nghiên cứu cao học của tôi.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Thông tin du lịch văn hóa trực tuyến là một trong những khía cạnh
nghiên cứu về du lịch văn hóa trong thời kỳ thông tin Internet phát triển. Căn
cứ trên cơ sở nghiên cứu thông tin học trong lĩnh vực khoa học thông tin –
thƣ viện. Để thực hiện đề tài luận văn này tác giả đã tham khảo một số tƣ
liệu tiêu biểu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, chia ra theo một số lĩnh vực
nghiên cứu nhƣ sau:
2.1 Lĩnh vực du lịch văn hóa
- Trần Thúy Anh (2014), “Giáo trình du lịch văn hóa những vấn đề lý
luận và nghiệp vụ”, Nxb. Giáo dục Việt Nam. Nội dung giáo trình nêu những
kiến thức nền tảng về du lịch văn hóa, phƣơng pháp tiếp cận và ứng xử văn
hóa, những kiến thức nghiệp vụ về hƣớng dẫn du lịch, nghiệp vụ xây dựng
giới thiệu chƣơng trình du lịch văn hóa.
- Nguyễn Văn Cần (2011) “Địa chí văn hóa Việt Nam”, Giáo trình dùng
cho sinh viên đại học các ngành văn hóa, Nxb. Lao Động. Giáo trình Địa chí
văn hóa Việt Nam cung cấp kiến thức cơ bản cho sinh viên về lý luận địa chí
văn hóa, các khái niệm, đặc trƣng, phân loại, giá trị của địa chí văn hóa, lịch
sử hình thành và phát triển địa chí văn hóa ở Việt Nam cũng nhƣ phƣơng
pháp bổ sung, bảo quản, khai thác, biên soạn địa chí văn hóa để phục vụ sự
nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa hiện nay.

- Trần Mạnh Thường (2014), Việt Nam văn hóa và du lịch, Nxb.Thông
Tấn. Nội dung giới thiệu với bạn đọc một bức tranh toàn cảnh về nền văn hóa
đa dạng và lâu đời của dân tộc Việt Nam từ địa lý, danh lam thắng cảnh, di
tích lịch sử văn hóa đến lễ hội, phong tục, tập quán... của 64 tỉnh thành trên cả
nƣớc.

2


- Phú Văn Hẳn (2011) “Phát triển bền vững du lịch văn hóa dân tộc ở
Tây Nguyên”, Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội, Tr.36-40. Nêu lên tiềm
năng du lịch văn hóa dân tộc Tây Nguyên, thực trạng phát triển hiện tại và đề
ra giải pháp phát triển bền vững cho du lịch văn hóa dân tộc tại Tây Nguyên.
- Lê Anh Tuấn, Nguyễn Tuấn Dũng (2014)“Ấn phẩm thông tin trong
hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch” . Tạp chí nghiên cứu văn hóa- Đại học
Văn hóa Hà Nội. Bài viết tạp chí viết về Ấn phẩm thông tin du lịch có vai trò
quan trọng trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch. Bài viết này có mục
đích hệ thống hóa, phân loại các ấn phẩm thông tin du lịch, đồng thời có
những đánh giá sơ bộ về hệ thống các ấn phẩm thông tin du lịch nói chung và
hệ thống ấn phẩm thông tin của ngành du lịch Việt Nam.
- Phạm Thị Bích Thủy (2011) “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa
tỉnh Thái Bình”: Luận văn Thạc sĩ : 5.01.02, Trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn Hà Nội. Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về du lịch văn
hóa nhƣ: tài nguyên du lịch nhân văn, điểm đến du lịch văn hóa, thị trƣờng,
nguồn khách .... để từ đó xây dựng sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch,
tổ chức thực hiện và quản lý nhằm mục đích phát triển du lịch và bảo tồn văn
hóa góp phần phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình.
2.2 Lĩnh vực thông tin du lịch
-


Phan Thị Huệ (2015) “Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin phục

vụ du lịch tại Việt Nam”. Luận án Tiến sĩ Thông tin – Thư viện, Nxb. Trường
Đại học Văn hóa Hà Nội (2015). Nội dung nêu lên việc nghiên cứu xây dựng
hệ thống thông tin phục vụ du lịch (HTTTDL) đảm bảo sự thống nhất từ
trung ƣơng đến địa phƣơng, từ cơ quan quản lí các cấp đến từng đơn vị, đảm
bảo việc bổ sung, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các Cơ quan thông tin du
lịch (CQTTDL) trong toàn ngành với mục tiêu cung cấp thông tin đầy đủ,
chính xác, kịp thời đến NDT du lịch trong và ngoài nƣớc.
- Phạm Khánh Thiện “Ứng dụng Semantic web để xây dựng hệ thống
tra cứu thông tin về văn hóa Tây Nguyên” Luận văn thạc sĩ kỹ thuật chuyên

3


ngành khoa học máy tính (2011). Nội dung nghiên cứu công nghệ Semantic
Web với nhu cầu khai thác những thông tin về văn hóa khu vực Tây Nguyên
của ngƣời dùng. Đề tài phát triển theo hƣớng nâng cao chất lƣợng tìm kiếm
tra cứu thông tin về văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên.
- Haitao Song (2005), Information Management in the Travel Industry:
the Role and Impact of the Internet, University of the Western Cape Cape
Town.- “Quản lý thông tin công nghiệp du lịch: Vai trò và tác động của
Internet, Đại học Western Cape Cape” Công trình nghiên cứu đã đi sâu phân
tích lợi ích của Internet trong hoạt động du lịch, những quan điểm khác nhau
trong việc sử dụng mạng Internet của nhà cung ứng du lịch, của khách du
lịch trong giao dịch thƣơng mại điện tử nhƣ đặt phòng, đặt tour qua mạng...
Trên cơ sở thực tế, tác giả đƣa ra mô hình quản lí thông tin dựa trên trục lõi
tri thức và ngành IMBOK (Information Management Body of Knowledge)
với hai vấn đề tách biệt: một là, Internet (công nghệ thông tin) và mặt kia là
lợi ích (chiến lƣợc kinh doanh).

2.3 Lĩnh vực đánh giá chất lượng thông tin trực tuyến
- Bộ Khoa học và Công nghệ “Các tiêu chí cơ bản đánh giá trang thông
tin điện tử trên mạng Internet của các đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và
Công nghệ”- Ban hành kèm theo Quyết định số 2444 /QĐ-BKHCN ngày 05
/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Nêu ra 8 nội dung cơ
bản của website đánh giá theo thang điểm 100 bao gồm: nội dung thông tin,
mức độ tiên tiến của công nghệ, tính thân thiện, tính công bố và tƣơng tác.
- Phan Văn Hòa (2004), Mô hình chất lượng ISO – 9126, Tạp chí PC
World. Cho biết Mô hình chất lƣợng ISO-9126 trên thực tế đƣợc mô tả là
một phƣơng pháp phân loại và chia nhỏ những thuộc tính chất lƣợng, nhằm
tạo nên những đại lƣợng đo đếm đƣợc dùng để kiểm định chất lƣợng của sản
phẩm.
- Kavindra Kumar Singh (2014), Implementation of a Model for
Websites Quality Evaluation – DU Website, International Journal of

4


Innovations & Advancement in Computer Science IJIACS, Volume 3, Issue
1, p.27-37. – “Đánh giá chất lượng website đại học Delhi bằng các mô hình
đánh giá ISO” Sử dụng mô hình theo tiêu chuẩn ISO-9126 và ISO-14598 để
đƣa ra các sơ đồ đánh giá cụ thể áp dụng cho trang web của đại học Delhi.
- Jaslin Md. Dahlan, A Cross-Cultural Web Usability Analysis of Asian
Country’ Official Tourism Websites, Journal The WINNERS, Vol. 12 No. 2,
September 2011: 142-153. – “Phân tích chức năng giao lưu văn hóa của
website du lịch các nước Châu Á” Nêu lên nhu cầu sử dụng website trong
du lịch và đƣa ra các con số thống kê dựa trên 39 website du lịch ở khu vực
Châu Á đƣợc nghiên cứu trong 7 tháng. Từ căn cứ này đƣa ra các tiêu chí
yêu cầu đối với việc phát triển website du lịch.
Phát triển du lịch văn hóa Lâm Đồng đã đƣợc nghiên cứu từ nhiều khía

cạnh và cấp độ nghiên cứu của các chuyên ngành khoa học. Tuy nhiên việc
nghiên cứu cụ thể hoạt động thông tin trực tuyến về du lịch văn hóa trong
quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Lâm Đồng chƣa có đề tài nghiên cứu cụ thể.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
- Đánh giá vai trò và hiệu quả của thông tin trực tuyến về du lịch văn hóa
trong hoạt động xúc tiến và quản bá du lịch Lâm Đồng.
- Vận dụng kiến thức thông tin học, kỹ thuật công nghệ thông tin để xây
dựng hệ thống website thông tin trực tuyến về du lịch văn hóa Lâm Đồng.
3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Giới thiệu tài nguyên và tiềm năng du lịch văn hóa Lâm Đồng.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về du lịch văn hóa Lâm Đồng.
- Thực trạng thông tin trực tuyến về du lịch văn hóa Lâm Đồng.
- Đề xuất giải pháp, kiến nghị đến các cơ quan quản lý nhà nƣớc, doanh
nghiệp, tổ chức và cá nhân làm du lịch nhằm nâng cao chất lƣợng hiệu quả
thông tin trực tuyến du lịch văn hóa Lâm Đồng để phục vụ khách du lịch
trong nƣớc và nƣớc ngoài.
5


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Khách du lịch.
- Trang thông tin (website) về Du lịch văn hóa Lâm Đồng của các công
ty du lịch lữ hành.
- Nguồn tƣ liệu trực tuyến về du lịch văn hóa Lâm Đồng.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Sử dụng số liệu năm 2014, năm 2015 đến hết Quý 1/2016.
- Không gian nghiên cứu:
 Website quản lý nhà nƣớc về du lịch văn hóa tỉnh Lâm Đồng.

 Nguồn thông tin trực tuyến về du lịch văn hóa Lâm Đồng đăng tải
trên website của Tổng cục Du lịch.
 Website của một số Công ty du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
5.1 Phương pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp luận: Để thực hiện đề tài này, trong quá trình nghiên cứu,
tôi dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Nghiên cứu thực nghiệm:
 Phƣơng pháp thực địa: Dựa trên thông tin trực tuyến về các điểm du
lịch văn hóa tại Lâm Đồng, thực hiện du khảo các điểm du lịch văn hóa theo
quốc lộ 20 và thành phố Đà Lạt.
 Phƣơng pháp khảo sát, điều tra xã hội học bằng mâu phiếu khảo sát:
Thiết lập bảng khảo sát điều tra xã hội học đối với khách du lịch nội địa dựa
trên 100 mẫu phiếu khảo sát đƣợc thu thập. Số liệu thu thập đƣợc đƣợc xử lý
bằng công cụ Microsoft Office Excel và công cụ khảo sát trực tuyến Google
Docs.
 Phƣơng pháp phỏng vấn: tiến hành phỏng vấn trực tiếp, một số du
khách quốc tế tại các điểm du lịch ở Đà Lạt. Các dữ liệu phỏng vấn đƣợc

6


dùng để đánh giá định lƣợng về thực trạng thông tin trực tuyến du lịch văn
hóa tại Lâm Đồng.
 Phƣơng pháp thu thập số liệu: Dựa trên các công cụ trực tuyến của
Google và mạng du lịch TripAdvisor thu thập các số liệu về thông tin du lịch
văn hóa Lâm Đồng.
 Phƣơng pháp tiếp cận liên ngành : Địa chí học, Thông tin học, Văn
hóa học, Du lịch và ứng dụng CNTT nhằm xây dựng, định hƣớng phát triển
nguồn thông tin trực tuyến về du lịch văn hóa Lâm Đồng.

5.2 Nguồn tư liệu
Trong luận văn chúng tôi sử dụng các nguồn tƣ liệu từ các sách chuyên
khảo về Lâm Đồng, bài viết đăng trên báo/tạp chí chuyên ngành du lịch, tạp
chí thông tin tƣ liệu, nguồn thông tin tƣ liệu trực tuyến viết về du lịch văn
hóa Lâm Đồng, các đề tài nghiên cứu về thông tin du lịch, du lịch văn hóa
tỉnh Lâm Đồng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa về mặt khoa học
Thông tin du lịch văn hóa Lâm Đồng đã văn bản hoá, số hóa tƣ liệu
các giá trị văn hoá, khắc họa nên diện mạo, đặc trƣng, sắc thái độc đáo, sự
phong phú trong văn hoá, phản ánh các di sản văn hoá vật thể, văn hoá phi
vật thể của con ngƣời tại đây. Đây là cơ sở các giá trị về thông tin khoa học
cho phát triển du lịch văn hóa tại Lâm Đồng.
6.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn
-

Luận văn hình thành dựa trên cơ sở nghiên cứu từ các chuyên ngành

khác nhau về Du lịch văn hóa, nêu lên tầm quan trọng trong việc sƣu tập, tổ
chức và quản lý thông tin du lịch văn hóa.
-

Là cơ sở thông tin cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch văn hóa tỉnh

Lâm Đồng dành cho cơ quan quản lý, doanh nghiệp du lịch, ngƣời làm du lịch
và du khách.

7



Xây dựng website chuyên đề về thông tin về du lịch văn hóa tỉnh Lâm

Đồng.

7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, phần chính luận văn gồm 3 chƣơng. Bố cục đƣợc trình bày nhƣ
sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về thông tin trực tuyến du lịch
văn hóa Lâm Đồng.
Nội dung trình bày về các khái niệm liên quan đến du lịch văn hóa và
thông tin trực tuyến du lịch. Cơ sở thực tiễn về du lịch Lâm Đồng liên quan
đến thông tin trực tuyến du lịch văn hóa.
Chƣơng 2: Thực trạng thông tin trực tuyến về du lịch văn hóa Lâm
Đồng.
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn trình bày tại chƣơng 1, trong chƣơng
2 nội dung nêu thực trạng du lịch văn hóa Lâm Đồng. Bằng các phƣơng
pháp nghiên cứu và các công cụ đánh giá trực tuyến nêu lên thực trạng về
thông tin trực tuyến du lịch văn hóa Lâm Đồng trong hoạt động cung cấp
thông tin cho du khách.
Chƣơng 3: Giải pháp thông tin trực tuyến về du lịch văn hóa trong
hoạt động quảng bá du lịch tỉnh Lâm Đồng.
Đề xuất giải pháp xây dựng hệ thống thông tin trực tuyến về du lịch văn
hóa Lâm Đồng gồm Website , trang Fanpage mạng xã hội Facebook, trang
video Youtube chuyên về du lịch văn hóa Lâm Đồng. Đồng thời đƣa ra các
giải pháp về quản lý, về chuyên môn cho hoạt động thông tin du lịch văn hóa
Lâm Đồng.

8



CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THÔNG TIN
TRỰC TUYẾN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA LÂM ĐỒNG
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Du lịch văn hóa
1.1.1.1

Khái niệm về du lịch

Du lịch là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống của con ngƣời,
và xuất hiện từ khi có con ngƣời. Vì vậy, du lịch là một hoạt động mang tính
tự nhiên. Xã hội loài ngƣời càng phát triển, nhu cầu tự nhiên này của con
ngƣời ngày càng tăng. Đặc biệt, từ những năm 50 của thế kỉ XX, khi một bộ
phận ngƣời đã đủ ăn, đủ mặc thì du lịch trở thành một nhu cầu không thể
thiếu và trở thành một hiện tƣợng kinh tế xã hội phổ biến ở nhiều nƣớc trên
thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, do khác nhau về điều kiện kinh tế - xã hội, thời gian, không
gian và xuất phát từ các góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi ngành khoa học,
mỗi nhà nghiên cứu lại có những cách hiểu khác nhau về du lịch.
- Theo Luật du lịch Việt Nam đƣợc Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005
tại Khoản 1, Điều 4, định nghĩa nhƣ sau: “Du lịch là hoạt động của con
ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham
quan, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. [15].
- Theo Hoàng Văn Thành [25, tr.17]: trích dẫn các định nghĩa về du lịch
của các tổ chức trên thế giới nhƣ sau:
+ Theo Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp quốc (UNWTO) (1994)
hiểu thao phía cầu: Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những ngƣời
du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải
nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thƣ giãn; cũng nhƣ mục đích

hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhƣng
9


không quá một năm, ở bên ngoài môi trƣờng sống định cƣ; nhƣng loại trừ
các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng
nghỉ ngơi năng động trong môi trƣờng sống khác hẳn nơi định cƣ.
+ Theo Hiệp hội du lịch Đông Nam Á, hiểu theo phía cung: Du lịch là
việc cung ứng và làm marketing cho các sản phẩm và dịch vụ với mục đích
đem lại sự hài lòng cho khách.
Căn cứ vào điều kiện du lịch Việt Nam thì định nghĩa về du lịch theo
Luật du lịch là định nghĩa phù hợp.
1.1.1.2
-

Khái niệm về du lịch văn hóa

Khái niệm về văn hóa và thuật ngữ liên quan:

+ Khái niệm về văn hóa, theo tác giả Trần Ngọc Thêm “Văn hoá là một hệ
thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo và tích
lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tƣơng tác giữa con ngƣời với
môi trƣờng tự nhiên và xã hội” [13,Tr.7].
+ Thuật ngữ văn hóa sinh thái, theo tác giả Ngô Đức Thịnh: “Văn hóa sinh
thái là một dạng thức văn hóa tƣơng ứng với một vùng sinh thái nhất định”
[29,Tr.11]
+ Thuật ngữ văn hóa tâm linh, tín ngƣỡng “ Tâm linh là sinh hoạt tinh thần
siêu thực tiễn, là cơ sở nảy sinh tôn giáo và tính ngƣỡng, là một cách thức
đồng nhất tinh thần với vũ trụ của con ngƣời”[13,Tr.121].
Qua các định nghĩa trên cho thấy văn hóa là nền tảng cho việc phát

triển du lịch văn hóa nhƣ thăm quan các công trình văn hóa, tìm hiểu các di
tích lịch sử, khám phá, cảm thụ vẻ đẹp về thiên nhiên, con ngƣời của mỗi
vùng đất. Tài nguyên sinh thái và tài nguyên văn hóa tạo ra sự kích thích hình
thành nhu cầu đi du lịch, đánh thức các giá trị tự nhiên, giá trị văn hóa vật
chất và tinh thần hấp dẫn du khách đến du lịch mang lại hiệu quả kinh tế cho
địa phƣơng. Bên cạnh những loại hình du lịch nhƣ du lịch sinh thái, du lịch

10


khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục…, du lịch văn hóa là xu
hƣớng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới, bởi đem lại giá trị lớn cho
cộng đồng xã hội.
-

Theo Dƣơng Hồng Hạnh [7] nêu các khái niệm về du lịch văn hóa của

một số tổ chức trong nƣớc và quốc tế nhƣ sau:
+ Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): Du lịch văn hóa bao gồm
những hoạt động của những ngƣời với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám
phá về văn hóa nhƣ các chƣơng trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu
diễn, về các lễ hội và các sự kiện văn hóa khác nhau, thăm các di tích đền đài,
văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian hành hƣơng.
+ Theo Hội đồng quốc tế các Di chỉ và Di tích (ICOMOS): Du lịch văn
hóa là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những di tích và di chỉ. Nó
mang lại những ảnh hƣởng tích cực bằng việc đóng góp vào duy tu, bảo tồn.
Loại hình này trên thực tế đã minh chứng.
- Theo Khoản 22, Điều 4, Luật du lịch Việt Nam 2005 [15]: Du lịch văn
hóa là một hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham
gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

- Theo Trần Thúy Anh [1, tr.7] trích dẫn khái niệm về du lịch văn hóa
nhƣ sau: Ở nhiều nƣớc, nhất là ở Đông Nam Á (theo SEAMEO SPAFA), về
mặt lý thuyết ngƣời ta xếp loại hình du lịch văn hóa (Cultural Tourism) vào
loại hình du lịch sinh thái (Eco Tourism) bởi cho rằng sinh thái học
(Escology) bao gồm cả sinh thái học nhân văn (Human Ecology).
Dù tiếp cận dƣới góc độ nào thì du lịch văn hóa cũng là một lĩnh vực
hoạt động của du lịch, lấy việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn là mục
đích để tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thƣởng thức những giá trị văn hóa
của du khách.
1.1.1.3 Một số thuật ngữ liên quan đến du lịch văn hóa.
- Tài nguyên du lịch nhân văn và Tài nguyên du lịch xã hội
11


 Tài nguyên du lịch nhân văn: Theo Luật du lịch Việt Nam đƣợc
Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 tại Khoản 1, Điều 13, định nghĩa nhƣ
sau: “Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố
văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc,
các công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các di sản văn hoá vật thể,
phi vật thể khác có thể đƣợc sử dụng phục vụ mục đích du lịch.”[15]
 Tài nguyên du lịch xã hội : là những nét riêng biệt về phong tục, tập
quán, quan niệm và phƣơng thức sản xuất, sinh hoạt trong đời sống dân cƣ
của mỗi dân tộc. [1,tr.15]
Tài nguyên du lịch nhân văn và xã hội nhằm phục vụ du lịch văn hóa
có những tính chất chung là: Đa dạng (làm phong phú sản phẩm du lịch),
hấp dẫn (thu hút du khách), độc đáo (là nét riêng có, đặc trƣng), Không dịch
chuyển (ngay cả khi có các sản phẩm mô phỏng cũng không thay thế đƣợc),
và dễ tổn thất. Trong khi tài nguyên du lịch tự nhiên tạm coi là vô hạn (vô
hạn tƣơng đối) thì tài nguyên du lịch nhân văn và xã hội lại là hữu hạn cần
bảo vệ để khai thác lâu dài.

Tài nguyên du lịch nhân văn còn mang những đặc điểm chung nhƣ có
mối quan hệ chặt chẽ với điều kiện tự nhiên, tài nguyên tự nhiên, với các
điều kiện kinh tế - xã hội, chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên, quy
luật văn hóa. Vì vậy, mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phƣơng thƣờng hiện
hữu tài nguyên du lịch nhân văn mang tính đặc sắc, độc đáo riêng để hấp dẫn
du khách.
Tính chất của tài nguyên du lịch nhân văn là tạo nên sự hứng thú đối
với du khách về nhu cầu tìm hiểu lịch sử, tìm về cội nguồn, góp phần làm
nảy sinh, thúc đẩy động cơ đi du lịch nói chung, du lịch văn hóa nói riêng.
Tài nguyên du lịch xã hội lại là điểm lôi cuốn, là điều kiện để du lịch phát
triển theo chiều sâu thông qua việc hƣởng thụ văn hóa của các nƣớc khác,
dân tộc khác.

12


×