Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Một số biện pháp cơ bản nâng cao năng lực cán bộ công chức áp dụng quản lý rủi ro trong thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu vận tải bằng đường biển quan cảng hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 85 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số
liệu được nêu trong luận văn là trung thực và có trích nguồn. Kết quả nghiên
cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào.
Hải Phòng, ngày 16 tháng 05 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Tiến Hải

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trường Đại học Hàng Hải Việt
Nam và các Thầy Cô đến từ các đơn vị đào tạo khác đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức hữu ích trong suốt những năm học tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến lãnh đạo Cục Hải quan Thành
phố Hải Phòng; Lãnh đạo Phòng Quản lý Rủi ro, Phòng Thuế Xuất nhập
khẩu, Trung tâm công nghệ thông tin; Chi cục kiểm tra sau thông quan, Văn
Phòng Cục và các anh, chị, em, các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình hỗ trợ
thông tin, góp ý và đưa ra các phân tích, đánh giá sâu sắc những nội dung liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm TS. Nguyễn Hữu Hùng đã tận tình hướng dẫn
tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Hải Phòng, ngày 16 tháng 05 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Tiến Hải

ii




MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
`............................................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1:........................................................................................................ 6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THÔNG QUAN HÀNG
HÓA XUẤT NHẬP KHẨU................................................................................6
1.1. KHÁI NIỆM................................................................................................. 6
1.1.1. Khái niệm về rủi ro trong lĩnh vực nghiệp vụ hải quan.........................6
1.1.2. Khái niệm về công tác quản lý rủi ro trong lĩnh vực nghiệp vụ hải
quan Việt Nam..................................................................................................... 8
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Hải quan Việt Nam về QLRR trong thông
quan hàng hóa XNK..........................................................................................27
1.3.5. Điều 19. Kiểm tra viên trung cấp hải quan (mã số 08.052)..................34
1.3.5.1. Chức trách:...........................................................................................34
1.3.5.2. Nhiệm vụ:..............................................................................................34
Hình 2. Sơ đồ bộ máy Cục Hải quan thành phố Hải Phòng..........................39
2.1.2. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển Phòng QLRR..............43
2.1.3. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu cơ bản do Nhà nước giao.....................45
2.1.3.1. Công tác thu nộp ngân sách từ năm 2010 đến năm 2014..................45
2.1.3.3. Công tác kiểm soát chống buôn lậu:...................................................48
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO NĂNG LỰC
CBCC CỤC HẢI QUAN TP HẢI PHÒNGÁP DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO
TRONG THÔNG QUAN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU QUA CẢNG
HẢI PHÒNG CỦA CỤC HẢI QUAN HẢI PHÒNG.....................................67

iii



DANH MỤC CÁC TỪ, THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
BTC
Bộ Tài chính

Giải thích

TCHQ

Tổng cục Hải quan

HQHP
CBCC

Hải quan Hải Phòng
Cán bộ công chức

CBP

Customs authorities and the U.S. Border Protection - cơ quan Hải
quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ

CSI

Container Security Initiative- Sáng kiến an ninh container

EU

European Union-Liên minh châu Âu


GTT02

Chương trình quản lý giá tính thuế

HS

Harmonized System Explanatory and Commodily Database- Hệ
thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa

KTTT

Chương trình kế toán tập trung

KTSTQ
NSNN

Kiểm tra sau thông quan
Ngân sách nhà nước

PLHQ

Pháp luật hải quan

QLRR
TRIPS

Quản lý rủi ro
TRIPS Agreement- Hiệp định TRIPS


VCIS

Vietnam Customs Intelligent System - Hệ thống thông tin tình báo

VNACCS

Vietnam Automated Cargo Clearance System-Hệ thống thông quan
hàng hóa tự động

XNC

Xuất nhập cảnh

XNK
WCO

Xuất nhập khẩu
World Customs Organization- Tổ chưc hải quan thế giới

WTO

World Trade Organization- Tổ chức thương mại thế giới

AHTN

Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN

iv



DANH MỤC BẢNG

Số bảng

Tên bảng

Bảng 1:

Thống kê tiền thuế thu nộp NSNN của Cục Hải quan
TP Hải Phòng từ năm 2010 đến 2014

Bảng 2:

Kim ngạch XNK qua cảng Hải Phòng từ năm 20102014

Bảng 3:

Tổng hợp phân luồng tờ khai năm 2013

Bảng 4:

Tổng hợp số liệu tờ khai chuyển luồng năm 2012 và
2013

Bảng 5:

Tổng hợp phân luồng tờ khai năm 2014

Trang
Error:

Reference
source not
found
Error:
Reference
source not
found
Error:
Reference
source not
found
Error:
Reference
source not
found
Error:
Reference
source not
found

DANH MỤC HÌNH
Số hình

Tên hình

Hình 1:

Sơ đồ Quy trình quản lý rủi ro

Hình 2


Sơ đồ bộ máy Cục Hải quan thành phố Hải Phòng

Hình 3

Biểu đồ số thuế thu nộp ngân sách 2010-2014

v

Trang
Error:
Reference
source not
found
Error:
Reference
source not
found
Error:
Reference


Hình 4

Biểu đồ kim ngạch XNK từ năm 2010 đến 2014
( ĐVT: tỷ USD)

Hình 5

Biểu đồ số tờ khai làm thủ tục tại Cục HQHP từ

2010 đến 2014

Hình 6

Biểu đồ TK phân luồng 2011

Hình 7

Biểu đổ tỷ lệ phân luồng TK 2011

Hình 8

Biểu đồ TK phân luồng 2013

Hình 9

Biểu đổ tỷ lệ phân luồng TK 2013

Hình 10

Biểu đồ TK phân luồng 2014

Hình 11

Biểu đổ tỷ lệ phân luồng TK 2014

vi

source not
found

Error:
Reference
source not
found
Error:
Reference
source not
found
62
Error:
Reference
source not
found
64
Error:
Reference
source not
found
65
Error:
Reference
source not
found


PHN M U
1.Tớnh cp thit ca ti nghiờn cu
Hi nhp kinh t quc t ó to ra s chuyn bin mnh m trong tt c
cỏc lnh vc, c bit l hot ng thng mi quc t. Cựng vi ỏp lc ngy
cng ln ca cng ng thng mi quc t trong vic gim thiu s can

thip ca Hi quan i vi hot ng xut nhp khu, xut nhp cnh, rỳt
ngn thi gian thụng quan, ũi hi c quan Hi quan ngy cng chỳ trng hn
vo vic ci cỏch th tc hnh chớnh, to thun li cho hot ng xut nhp
khu, xut nhp cnh trong khi ú vn phi m bo kim soỏt vic tuõn th
phỏp lut Hi quan ca cỏc t chc, cỏ nhõn kinh doanh hng hoỏ xut nhp
khu, c bit l hng hoỏ cú s lng ln c vn ti bng ng bin.
Trong những năm gần đây chúng ta đang chứng kiến sự chuyển mình
mạnh mẽ của đất nớc trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực vừa mở ra cho Việt Nam những
cơ hội phát triển, đồng thời cũng mang đến những thách thức không nhỏ cần
phải vợt qua.
t n s cõn bng gia to thuõn li trong thụng quan v kim
soỏt hng húa XNK, ngnh Hi quan ó dn t b phng thc qun lý hi
quan truyn thng, kim tra i vi hu ht hng húa xut nhp khu
chuyn sang ỏp dng k thut Qun lý ri ro. Vic ỏp dng k thut Qun lý
ri ro trong thụng quan ó em li li th v hiu qu to ln cho Ngnh Hi
quan.
Cụng tỏc Qun lý ri ro trong thụng quan hng húa XNK l mt cụng
tỏc nghip v c bn v rt quan trng xuyờn sut trong hot ng nghip
v Hi quan, nhng thc t cho thy: cũn mt b phn khụng nh cỏn b,
cụng chc hi quan cỏc cp, n v cha nhn thc y v tm quan
trng cng nh cỏch thc t chc xõy dng, qun lý, ng dng qun lý ri

1


ro; dẫn đến công tác này chỉ được tiến hành một cách hình thức, thậm chí
nhiều nơi chưa được trú trọng. Khả năng thu thập thông tin, phân tích, đánh
giá rủi ro của đại bộ phận công chức hải quan còn rất hạn chế; nguy cơ rủi
ro tiềm ẩn trong một số khâu, lĩnh vực nghiệp vụ chưa được nghiên cứu,

xem xét thấu đáo; dẫn đến tình trạng vẫn còn nhiều rủi ro chưa được xem
xét và kiểm soát kịp thời. Tất cả các hạn chế nêu trên đã ảnh hưởng không
nhỏ đến năng lực quản lý của ngành Hải quan.
Bản thân là một công chức của Cục Hải quan TP Hải Phòng, với chức
trách nhiệm vụ kiêm nhiệm công tác Quản lý rủi ro tại đơn vị, có thể nói
rằng việc nghiên cứu: “ Một số biện pháp cơ bản nâng cao năng lực cán bộ
công chức áp dụng quản lý rủi ro trong thông quan hàng hoá xuất nhập
khẩu vận tải bằng đường biển quan cảng Hải phòng” là cấp thiết, phù hợp
với thực tiễn quá trình áp dụng quản lý rủi ro, cũng như tiến trình cải cách,
phát triển, hiện đại hoá của ngành Hải quan hiện nay nói chung và Cục Hải
quan thành phố Hải Phòng nói riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau đây
(1). Hệ thống hóa lý thuyết về công tác quản lý rủi ro và ứng dụng vào
thông quan hàng hóa XNK vận tải bằng đường biển qua cảng Hải Phòng.
(2). Đánh giá thực trạng và những mặt đã đạt được và nhưng tồn tại,
hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý rủi ro trong thông quan hàng
hoá xuất nhập khẩu vận tải bằng đường biển.
(3). Đề xuất một số biện pháp cơ bản để nâng cao năng lực CBCC áp
dụng quản lý rủi ro trong thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu vận tải bằng
đường biển qua cảng Hải phòng.
3. Đối tượng nghiên cứu

2


Thứ nhất, hệ thống hoá các vấn đề lý luận về rủi ro và quản lý rủi ro
trong thông quan hàng hóa XNK và kinh nghiệm các nước trên thế giới về
ấp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động Hải quan, rút ra những bài học kinh
nghiệm cho Hải quan Việt Nam.

Thứ hai, nghiên cứu rủi ro trong thông quan hàng hóa XNK vận tải
bằng đường biển và biện pháp nhằm hạn chế, khắc phục rủi ro tiêu cực tiềm
ẩn trong hoạt động nghiệp vụ hải quan của Cục Hải quan thành phố Hải
Phòng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt lý luận: Một số vấn đề về rủi ro; quản lý rủi ro. Luận văn đi
sâu nghiên cứu về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan của Tổ
chức Hải quan thế giới (WCO) và mô hình đang được áp dụng ở các nước
tiên tiến trên thế giới làm cơ sở lý luận, bao gồm các văn kiện, tài liệu bài
giảng tập huấn nghiệp vụ và các chương trình hợp tác trao đổi được tổ chức
trong ngành Hải quan.
Về mặt thực tiễn: Luận văn chọn điển hình nghiên cứu là các biện
pháp cơ bản để nâng cao năng lực CBCC của Cục Hải quan TP Hải Phòng áp
dụng quản lý rủi ro trong thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu vận tải bằng
đường biển qua cảng Hải phòng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của phép biện chứng, đề tài sử dụng đồng
thời các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích và tổng hợp,
phương pháp so sánh, phương pháp duy vật biện chứng và các phương pháp
thống kê, chuyên gia.
Sử dụng mô hình và qui trình quản lý rủi ro hoạt động Hải quan của các
nước như những cơ sở so sánh và phân tích thực trạng, đánh giá nhận xét
cũng như đề xuất các giải pháp.

3


6. Những điểm mới của đề tài
- Đề tài luận giải, hệ thống những vấn đề lý luận về nghiệp vụ QLRR,
cách tiếp cận, các khái niệm và kỹ thuật QLRR.

- Chỉ ra những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, cùng với những nguyên
nhân của tình trạng này, là cơ sở cho việc khắc phục, nâng cao hiệu quả của
công tác QLRR.
- Đề xuất các biện pháp cơ bản để nâng cao năng lực CBCC của Cục
Hải quan TP Hải Phòng trong việc áp dụng quản lý rủi ro trong thông quan
hàng hoá xuất nhập khẩu vận tải bằng đường biển .

4


7. Ý nghĩa của đề tài
- Sản phẩm của đề tài có giá trị ứng dụng cao trong thực tiễn áp dụng
QLRR của ngành Hải quan; góp phần quan trọng vào sự thành công của
chương trình cải cách, hiện đại hóa ngành Hải quan.
8. Cấu trúc của Luận văn
Cấu trúc của luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo
và phụ lục, được chia thành ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác Quản lý rủi ro trong thông quan
hàng hoá xuất nhập khẩu.
Chương 2: Thực trạng áp dụng quản lý rủi ro trong thông quan hàng
hóa xuất nhập khẩu vận tải bằng đường biển của CBCC Cục Hải quan TP Hải
Phòng.
Chương 3: Một số biện pháp cơ bản để nâng cao năng lực CBCC Cục
Hải quan TP Hải Phòng áp dụng quản lý rủi ro trong thông quan hàng hoá
xuất nhập khẩu vận tải bằng đường biển qua cảng Hải phòng.
`

5



CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THÔNG
QUAN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
1.1. KHÁI NIỆM
1.1.1. Khái niệm về rủi ro trong lĩnh vực nghiệp vụ hải quan
Theo Từ điển tiếng Việt, “rủi ro có nghĩa là điều không tốt lành, tai họa
bất ngờ xảy đến cho con người”. Rủi ro có thể được hiểu là sự kiện không
may xẩy ra luôn gắn liền với hoạt động và môi trường sống của con người.
Theo tài liệu hướng dẫn Phụ lục tổng quát Công ước KYOTO định
nghĩa rủi ro (trong lĩnh vực hải quan) là “nguy cơ tiềm ẩn của việc không tuân
thủ pháp luật hải quan”. Theo định nghĩa trên thì rủi ro trong lĩnh vực hải
quan khác với rủi ro theo nghĩa thông thường đó là sự không tuân thủ PLHQ;
trong đó, LHQ là khách thể bị xâm hại bởi những hành vi của tổ chức, cá
nhân (có thể thực hiện hoặc không thực hiện) diễn ra trong lĩnh vực hải quan;
những hành vi này có thể gây ra những thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất
trong lĩnh vực hải quan.
Rủi ro mang tính động, không chắc chắn, luôn thay đổi theo môi trường
và các yếu tố tác động liên quan; nó được cấu thành bởi hai yếu tố: tần suất
xuất hiện rủi ro và hậu quả của nó. Thông qua hai yếu tố này chúng ta có thể
đo lường được mức độ của rủi ro.
Khái niệm rủi ro trong lĩnh vực nghiệp vụ hải quan: Thuật ngữ “rủi ro”
được sử dụng từ thời cổ đại, nó có nguồn gốc từ buôn bán hàng hải của các
thương nhân người Ý thời bấy giờ. Rủi ro là sự kết hợp của khái niệm bất trắc
hoặc không chắc chắn ở trên biển và khả năng thiệt hại trong vận tải (tầu,
hàng hóa) ở trên biển. Nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung đi sâu phân tích tìm
ra quy luật của những nguy cơ, bất trắc và thiệt hại xảy ra trong lĩnh vực vận

6



chuyển hàng hải và vận dụng những kết quả nghiên cứu này vào lĩnh vực kinh
doanh bảo hiểm. Sau này, việc nghiên cứu về rủi ro còn được phát triển ra các
lĩnh vực khác như ngân hàng, kinh doanh, quản lý…Ngày nay, việc nghiên
cứu phương pháp quản lý rủi ro thực sự trở thành môn khoa học ứng dụng
không chỉ trong các khu vực kinh tế tư nhân mà còn được đưa vào áp dụng
trong lĩnh vực quản lý của cơ quan nhà nước, như cơ quan Hải quan, Thuế,
Ngân hàng…
Rủi ro trong lĩnh vực hải quan có thể phân chia thành hai dạng chủ yếu:
rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan. Rủi ro khách quan được đánh giá qua
biểu hiện của một số đặc tính tự nhiên của hàng hóa cùng với sự kết hợp của
phân loại, thuế XNK, xuất xứ hàng hóa, phương tiện vận tải, phương thức vận
chuyển, đóng gói…là đối tượng cho hành vi vi phạm PLHQ. Ví dụ như hàng
hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc hàng hóa có thuế suất
nhập khẩu cao,…Rủi ro chủ quan được đánh giá qua biểu hiện của các yếu tố
liên quan như nhà XK, NK, hàng vận chuyển, đại lý khai hải quan…Các yếu
tố chủ quan được nhận biết từ sự kết hợp của các yếu tố cho phép đặc trưng
hàng hóa và có tính chất xác định các hành vi liên quan trong hoạt động; đặc
biệt là các chủ thể tham gia trực tiếp như nhà nhập khẩu, đại lý hải quan…Ví
dụ như doanh nghiệp thường xuyên thay đổi địa bàn hoạt động, doanh nghiệp
nhiều lần vi phạm PLHQ, doanh nghiệp chưa hoạt động đủ 365 ngày…
Tiếp cận từ mục tiêu của ngành Hải quan, có thể phân chia rủi ro thành
hai loại chủ yếu, là rủi ro cản trở tạo thuận lợi thương mại, thường xuất hiện
chủ yếu do hệ thống pháp luật không phù hợp, từ sự cứng nhắc của cơ quan
Hải quan hoặc nảy sinh từ những bất cẩn, thiếu trách nhiệm hoặc thiếu liêm
chính của công chức thừa hành; những rủi ro này cản trở rất lớn đến mục tiêu
của cơ quan Hải quan, nhưng thường ít được quan tâm hoặc có quan tâm
nhưng không đúng mức. Loại rủi ro thứ hai là việc không tuân thủ của tổ

7



chức, cá nhân thực hiện XN, XNC. Đây là vấn đề trọng tâm của chương trình
QLRR hướng đến giải quyết. Loại rủi ro này được biết đến như buôn lậu, gian
lận thương mại về trị giá, phân loại hàng hóa, giấy phép, hồ sơ, chứng từ hải
quan…Để nhận diện, phân loại và tập trung nguồn lực kiểm soát có hiệu quả
đối với các rủi ro, cơ quan Hải quan thường phân chia rủi ro thành các lĩnh
vực cụ thể, còn gọi là lĩnh vực rủi ro (Risk Areas). Lĩnh vực rủi ro có thể
được hiểu là các hoạt động thương mại quốc tế, các lĩnh vực hoạt động hải
quan tiềm ẩn rủi ro. Việc phân chia lĩnh vực rủi ro giúp cho việc xác định,
phân tích và hệ thống hóa các rủi ro cần quản lý. Một số lĩnh vực rủi ro chủ
yếu trong lĩnh vực hải quan thường được xác định (không giới hạn), bao
gồm: lĩnh vực vận tải, thương mại quốc tế; khai hải quan; phân loại hàng hóa;
trị giá hải quan; chế độ hạn ngạch thuế quan; cơ chế, chính sách quản lý hàng
hóa XK, NK; buôn lậu…
1.1.2. Khái niệm về công tác quản lý rủi ro trong lĩnh vực nghiệp vụ
hải quan Việt Nam
Trong lĩnh vực nghiệp vụ hải quan, QLRR có thể được hiểu là việc áp
dụng có hệ thống các quy định pháp luật, các quy trình, các biện pháp nghiệp
vụ, để xác định, đánh giá và phân loại các rủi ro có thể tác động tiêu cực đến
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan, làm cơ sở để cơ quan hải
quan phân bổ nguồn lực hợp lý nhất, áp dụng các biện pháp quản lý có hiệu
quả.
Theo Điều 4 Luật Hải quan 2014 có giải thích:
Rủi ro là nguy cơ không tuân thủ pháp luật về hải quan trong việc thực
hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá
cảnh phương tiện vận tải.
Quản lý rủi ro là việc cơ quan hải quan áp dụng hệ thống các biện
pháp, quy trình nghiệp vụ nhằm xác định, đánh giá và phân loại mức độ rủi

8



ro, làm cơ sở bố trí, sắp xếp nguồn lực hợp lý để kiểm tra, giám sát và hỗ trợ
các nghiệp vụ hải quan khác có hiệu quả.
Theo Điều 3 Thông tư 175/2013/TT-BTC Quy định áp dụng quản lý rủi
ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, khái niệm rủi ro được hiểu như sau:
- Rủi ro (trong hoạt động nghiệp vụ hải quan) là nguy cơ tiềm ẩn các
việc không tuân thủ pháp luật về hải quan trong thực hiện xuất khẩu, nhập
khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
- Rủi ro trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan là những nguy cơ
tiềm ẩn khả năng và hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật hải quan và các
quy định liên quan lĩnh vực quản lý hải quan.
Các khái niệm khác:
Kiểm soát rủi ro: là hoạt động quản lý rủi ro, bao gồm việc thực thi
chính sách, tiêu chuẩn, thủ tục và những thay đổi để loại bỏ hoặc làm giảm
thiểu những nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh rủi ro.
Quy trình quản lý rủi ro: là việc áp dụng có hệ thống các chính sách,
thủ tục và kinh nghiệm thực tế vào việc thiết lập bối cảnh, xác định, phân tích,
đánh giá, xử lý, theo dõi và phản hồi kết quả xử lý rủi ro.
Tiêu chí rủi ro: là một hoặc một nhóm các chỉ số cho phép xác định,
đo lường, đánh giá và phân loại đối với từng rủi ro; bao gồm:
+ Tiêu chí phân loại rủi ro: là tiêu chí để chấp nhận hay không chấp
nhận rủi ro.
+ Tiêu chí đánh giá rủi ro: là tiêu chí để đo lường, đánh giá mức độ của
rủi ro; theo 3 loại sau:
1. Tiêu chí lựa chọn: Là tiêu chí rủi ro được thiết lập theo một chỉ số rủi
ro hoặc tổ hợp các chỉ số rủi ro tạo ra công cụ xác định và đánh giá mức độ
của rủi ro.

9



2. Tiêu chí tính điểm: là tiêu chí rủi ro được đánh giá và biểu thị bằng
điểm số rủi ro.
3. Tiêu chí ngẫu nhiên: là những tiêu chí lựa chọn mẫu theo phương
pháp thống kê, xác xuất để đo lường mức độ tuân thủ theo từng đối tượng và
lĩnh vực được xác định.
Xác định rủi ro là quá trình thu thập, phân tích thông tin để làm rõ vi
phạm pháp luật về hải quan có khả năng xảy ra, nguyên nhân và nội dung của
khả năng xảy ra vi phạm.
Phân tích rủi ro là việc sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và kỹ
thuật công nghệ thông tin để xem xét một cách có hệ thống các nguồn thông
tin hiện có nhằm xác định khả năng xảy ra và hậu quả của hành vi vi phạm
pháp luật về hải quan.
Đánh giá rủi ro là việc xem xét một cách có hệ thống các rủi ro đã
được xác định, phân tích bằng việc đối chiếu với tiêu chí quản lý rủi ro đã
được thiết lập và những rủi ro đã được xử lý trước đó.
Hồ sơ quản lý rủi ro là tập hợp thông tin, dữ liệu về quá trình xác định,
phân tích, đánh giá, xử lý đối với một rủi ro cụ thể, được lưu trữ dưới dạng
văn bản hoặc dữ liệu điện tử, nhằm phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động
nghiệp vụ hải quan.
Hồ sơ quản lý doanh nghiệp là tập hợp thông tin, dữ liệu được cập
nhật thường xuyên, phản ánh trạng thái hoạt động và thái độ chấp hành pháp
luật của doanh nghiệp nhằm phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ
hải quan.
1.1.3. Nhân tố gây ra rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
1.1.3.1. Nhân tố khách quan
Thứ nhất, trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Trình độ phát triển kinhtế
- xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của các DN.


10


Trình độ phát triển kinh tế càng cao thì sự phát triển của DN càng lớn nhiều,
tính cạnh tranh càng gay gắt nhưng có thuận lợi là mối quan hệ giữa các loại
hình DN càng chặt chẽ, công tác XNK đối với các DN càng phát triển.
Thứ hai, chính sách và cơ chế quản lý: Một chính sách và cơ chế đúng
đắn hợp lý sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển công tác XNK của
DN. Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động XNK và
rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ XNK của Hải quan. Chính sách và cơ chế
quản lý rõ ràng, minh bạch càng làm cho ý thức của DN càng cao, đồng thời
nghiệp vụ hải quan trong XNK càng chặt chẽ và thể hiện tính chính xác, kịp
thời giảm thiểu tối đa rủi ro trong nghiệp vụ XNK của Hải quan.
1.1.3.2. Nhân tố chủ quan
Thứ nhất, hệ thống thông tin, dữ liệu: Quản lý rủi ro có hiệu quả phải
được dựa trên hệ thống thông tin, dữ liệu đầy đủ, chính xác và có giá trị ứng
dụng cao trong vận hành quản lý rủi ro. Việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu
luôn phải được đi trước và là điều kiện tiền đề cho việc áp dụng QLRR.
Thứ hai, chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất của đội ngũ
CBCC Hải quan phù hợp yêu cầu đòi hỏi của quản lý hải quan hiện đại.
Thứ ba, công tác tuyên truyền, phổ biến phát luật (các quy định về thủ
tục hải quan; xuất nhập khẩu; xuất nhập cảnh; cư dân biên giới …. ) cho đội
ngũ CBCC và cộng đồng Doanh nghiệp để thực hiện đúng các quy định trên.
Triển khai, quán triệt đến từng cán bộ, công chức thực hiện trực tiếp
quy trình thủ tục hải quan các văn bản liên quan đến quản lý nhà nước về hải
quan để thực hiện đúng quy định pháp luật. Thường xuyên rà soát văn bản hết
hiệu lực, kiến nghị sửa đổi và bổ sung, sửa đổi những nội không phù hợp
nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua cửa
khẩu. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục, cách thức quản lý điều hành, chú


11


trọng các biện pháp thu hút doanh nghiệp, tạo thông thoáng, thuận lợi cho
doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua địa bàn.
Thứ tư, thực hiện có hiệu quả cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm
thiểu thời gian tiếp nhận, đăng ký tờ khai, giải quyết hồ sơ miễn thuế, trả lời
vướng mắc của khách hàng, giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá.
Tiếp tục tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính, duy trì tốt
hoạt động “một cửa” và hoạt động của Tổ rà soát thủ tục hành chính; triển
khai các bước tiếp theo của kế hoạch cải cách hành chính của Tổng cục Hải
quan. Đẩy mạnh hoạt động của các tổ tư vấn để tiếp nhận và giải quyết kịp
thời các vướng mắc, phát sinh của khách hàng.
Thứ năm, cơ sở vật chất và ứng dụng CNTT
Về hiện đại hoá cơ sở vật chất: Máy phát điện, thiết bị tin học (Máy vi
tính, máy in, thiết bị tin học khác...); Điều hoà nhiệt độ, bàn ghế, hệ thống âm
thanh hội trường, máy huỷ tài liệu.... cho các đơn vị trực thuộc Cục; trang bị
máy ảnh, máy ghi âm, camera cầm tay cho lực lượng chống buôn lậu; lắp đặt
hệ thống mạng Lan tại Hải quan và trang bị tài sản, trang thiết bị tin học phục
vụ triển khai hoạt động của các Đội nghiệp vụ Hải quan; lắp mạng Lan tại khu
vực kiểm hoá chi cục HQ…
Về ứng dụng công nghệ thông tin: Quan tâm chú trọng đến hạ tầng
công nghệ thông tin, hiện tại hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu
thực hiện thủ tục hải quan điện tử, bao gồm: Hệ thống trang thiết bị máy tính,
hệ thống mạng, đường truyền đáp ứng yêu cầu.
Thứ sáu, công tác hỗ trợ khách hàng
Có kế hoạch tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho người khai
hải quan, người nộp thuế giúp khách hàng kịp thời nắm vững các quy định
của Nhà nước về Hải quan, nâng cao nhận thức và ý thức tự giác tuân thủ


12


pháp luật của khách hàng trong quá trình tham gia hoạt động XNK, XNC và
quá cảnh phương tiện vận tải, hàng hoá.
1.1.4. Phân loại rủi ro:
Sự khác nhau giữa QLRR trong hoạt động hải quan đối với QLRR trong
lĩnh vực nghiệp vụ hải quan. Điểm khác nhau chủ yếu là ở phạm vi áp dụng,
như: QLRR trong hoạt động hải quan được hiểu là việc áp dụng kỹ thuật phân
tích, đánh giá và xử lý rủi ro vào trong tất cả các hoạt động của cơ quan Hải
quan, bao gồm các vấn đề về bộ máy tổ chức, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tằng,
tài chính, hoạt động nghiệp vụ… trong đó, lĩnh vực nghiệp vụ hải quan chỉ là
một bộ phận của hoạt động hải quan.
Có rất nhiều cách phân loại rủi ro, ở mỗi một lĩnh vực khác nhau ta có
những cách phân loại khác nhau phù hợp với đặc điểm và thuộc tính của lĩnh
vực đó. Trong lĩnh vực hải quan, rủi ro được phân loại theo nhiều tiêu chí
khác nhau:
1.1.4.1. Theo nguồn gốc của rủi ro:
- Rủi ro tiềm ẩn: là những rủi ro bắt nguồn từ động cơ vụ lợi của các
chủ thể kinh tế khiến họ cố tình làm sai quy định của pháp luật. Thuộc loại rủi
ro này có buôn lậu, gian lận tuế quan, buôn bán hàng bị cấm...
- Rủi ro quy định: là những rủi ro phát sinh tư sơ hở trong quy định
pháp luật tạo cơ hội cho các nhà xuất nhập khẩu có hành vi liên quan đến gian
lận thương mại hoặc nhập lậu hàng hóa mà không bị trừng phạt.
- Rủi ro phát hiện: là những sai phạm nghiêm trọng của đối tượng quản
lý hải quan mà nhân viên hải quan không phát hiện được do yếu kém hoặc do
vấn đề đạo đức và những sai phạm của hải quan cấp dưới mà đoàn kiểm tra
cấp trên không phát hiện ra.
1.1.4.2. Theo các lĩnh vực:
- Rủi ro trong khâu làm kê khai hải quan: là loại rủi ro liên quan đến việc người


13


khai hải quan không kê khai đúng, đủ số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước.
- Rủi ro trong khâu thực hiện nghiệp vụ của nhân viên hải quan. Đây là
các rủi ro thường gặp khi nhân viên hảui quan phạm sai lầm trong tính thuế
hoặc trong kiểm tra lô hàng hóa xuất nhập khẩu khiến chủ hàng có cơ hội
không tuân thủ pháp luật.
- Rủi ro trong khâu cung cấp thông tin: là loại rủi ro xảy ra khi nhân
viên hải quan được cung cấp thông tin sai lạc dẫn đến định hướng sai hoạt
động kiểm tra. Trên thực tế, cơ quan hải quan không thể trực tiếp kiểm tra
mọi lô hàng hóa xuất nhập khẩu mà chủ yếu kiểm tra dựa trên thông tin về
nguy cơ không tuân thủ của chủ hàng.
- Rủi ro bất khả kháng: là rủi ro do thiếu công nghệ và trang bị máy móc đủ
khả năng hỗ trợ cho công việc kiểm tra hoặc do ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai...
nên dẫn đến kết luận nhầm hoặc không phát hiện ra sai lệch trong chuyến hàng.
1.1.5. Mục tiêu của áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan
Trong những năm gần đây, khi các nước đang thực hiện tiến trình hội
nhập về kinh tế, chính trị và xã hội thì vai trò và trọng trách của ngành Hải
quan ngày càng được nâng cao, đồng thời cũng là ngành đòi hỏi cần được
hiện đại hoá. Do đó nhu cầu bức thiết đối với ngành là cần hiện đại hoá một
cách toàn diện cả về nhân lực và vật lực. Cũng như bất kỳ một hệ thống nào
khác, ngành Hải quan trong hoạt động của mình luôn gặp phải các rủi ro nên
việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý hải quan được
coi là vấn đề hàng đầu và trở thành điểm nhấn quan trọng trong các mục tiêu,
kế hoạch của ngành. Vì vậy, quản lý rủi ro trong quản lý hải quan đã và đang
là một tất yếu khách quan.
Trước hết, quản lý rủi ro sẽ đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá hải
quan, đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính, làm giảm những bước thủ tục


14


rườm rà, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại, hoạt động xuất
nhập khẩu.
Các cơ quan quản lý Nhà nước mà đặc biệt là cơ quan Hải quan, với
nhiệm vụ quản lý và thực hiện các thủ tục để hàng hoá được xuất khẩu, nhập
khẩu cùng với các doanh nghiệp đều mong muốn giảm thiểu các chi phí liên
quan đến thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá. Tiết kiệm chi phí vật chất
cũng như các chi phí về thời gian mà doanh nghiệp phải bỏ ra khi thực hiện
thủ tục Hải quan là một trong những yếu tố làm tăng thêm sức cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường. Việt Nam hiện nay đang trong quá trình cải
cách các thủ tục hành chính, tăng tính hiệu quả của các cơ quan công quyền
trong hoạt động của mình nên việc thay đổi các thủ tục Hải quan cho phù hợp
với yêu cầu quản lý mới là rất cần thiết.
Ngành Hải quan quản lý các rủi ro của mình trong các quy định có liên
quan tới giấy phép, các điều khoản về trị giá, về xuất xứ hàng hoá, cơ chế
miễn giảm thuế, ưu đãi thuế, hạn chế thương mại, vấn đề an ninh quốc gia
cũng như những nguy cơ có thể gây cản trở cho tạo thuận lợi thương mại. Do
vậy, việc có được một hệ thống quy trình quản lý nhằm giảm thiểu rủi ro để
đảm bảo đạt được các mục tiêu một cách có hiệu quả ở mức có thể chấp nhận
được là một đòi hỏi tất yếu. Những quy định thủ tục này bao gồm việc phân
tích, đánh giá, xử lý, giám sát và rà soát các rủi ro có thể ảnh hưởng đến các
mục tiêu quản lý.
Để nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về hải quan, đảm bảo thực
hiện có hiệu quả chính sách kinh tế của Nhà nước, chống buôn lậu, gian lận
thương mại, ngăn chặn buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hoá, buôn bán
hàng cấm, ngăn chặn các giao dịch bất hợp pháp, đảm bảo nguồn thu cho
ngân sách nhà nước, góp phần bảo vệ trật tự, an toàn cho xã hội, lợi ích của

người tiêu dùng, an ninh quốc gia, môi trường thì việc áp dụng quản lý rủi ro

15


trong thủ tục hải quan là điều cần làm. Cùng với yêu cầu trên, cần phải đảm
bảo tính hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về hải quan: đảm bảo tạo
thuận lợi, thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, dịch vụ, cụ
thể: thủ tục hải quan phải đơn giản, minh bạch; tăng tốc độ lưu chuyển hàng
hoá trong giao dịch ngoại thương; thông quan nhanh; giảm thiểu chi phí cho
doanh nghiệp; cung cấp thông tin nhanh chóng, công khai; sự tận tụy của cơ
quan hải quan. Quản lý rủi ro dựa trên nguyên lý cơ bản là đánh giá xác suất
và khả năng xảy ra vi phạm pháp luật của các đối tượng. Trên cơ sở bộ tiêu
chí quản lý rủi ro, phương pháp quản lý rủi ro sẽ góp phần thu gọn lại công
việc, giúp cho các cán bộ công chức thực hiện trọng tâm trọng điểm vào
những đối tượng, địa điểm hay xảy ra vi phạm để kịp thời có những biện
pháp xử lý và ngăn chặn các lần vi phạm sau. Quản lý rủi ro tốt là nền tảng
để hoạt động của Hải quan có hiệu quả.
Yêu cầu hội nhập và xu hướng phát triển của hải quan quốc tế cũng là
một yêu cầu để áp dụng quản lý rủi ro; Trong đó, yêu cầu đổi mới, áp dụng
quy trình quản lý rủi ro hiện đại trở thành một trong những yêu cầu hàng đầu.
1.1.6. Nội dung áp dụng quản lý rủi ro hải quan trong các khâu
nghiệp vụ Hải quan.
Quản lý rủi ro là một phương pháp để tiến hành công việc, có thể được
áp dụng trong các nghiệp vụ cụ thể của hải quan, được quy định tại Luật Hải
quan, bao gồm:
- Thủ tục hải quan;
- Kiểm tra hải quan;
- Giám sát hải quan;
- Kiểm soát hải quan;

- Kiểm tra sau thông quan;
- Trong công tác thông tin tình báo;

16


- Trong công tác điều tra chống buôn lậu;
- Các hoạt động nghiệp vụ khác liên quan đến hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện
vận tải.
1.1.7. Nguyên tắc, điều kiện áp dụng quản lý rủi ro hải quan
* Xây dựng bộ tiêu chí quản lý rủi ro
Để có thể áp dụng hiệu quả quản lý rủi ro trong hoạt động này, các cơ
quan hải quan trước hết phải xây dựng được: Bộ tiêu chí quản lý rủi ro, hệ
thống phân tích đánh giá rủi ro và các biện pháp để xử lý rủi ro.
Các tiêu chí quản lỷ rủi ro chủ yếu để quản lý Nhà nước về hải quan
bao gồm:
- Bộ tiêu chí theo quy định pháp luật hải quan, chính sách quản lý nhà
nước về hải quan trong từng thời điểm, giai đoạn cụ thể.
- Bộ tiêu chí phân tích là nhóm các chỉ số phản ánh về dấu hiệu vi
phạm pháp luật về hải quan.
- Bộ tiêu chí tính điểm rủi ro là nhóm các chỉ số được tập hợp và tính
toán mức độ rủi ro dựa trên việc đánh giá và cho điểm rủi ro trước đối với các
chỉ số tham gia vào quá trình tính toán.
- Bộ tiêu chí lựa chọn ngẫu nhiên là việc áp dụng phép toán xác suất,
thống kê dựa trên các chỉ số liên quan để lựa chọn ngẫu nhiên các đối tượng
kiểm tra theo tỷ lệ nhất định theo quy định của Luật hải quan.
Hiện nay Hải quan Việt Nam đang sử dụng các tiêu chí theo cách phân
loại theo tiêu chí tĩnh, tiêu chí động, tiêu chí lựa chọn xác suất.
* Tiêu chí tĩnh là các tiêu chí có tính chất ổn định trong khoảng thời gian

nhất định. Tiêu chí này xác định khả năng và mức độ rủi ro bằng cách áp dụng
các phương pháp tính toán dựa trên cơ sở thông tin do cơ quan hải quan thu
thập, phân tích. Bộ tiêu chí tĩnh bao gồm 7 nhóm tiêu chí:

17


- Nhóm tiêu chí ưu tiên;
- Nhóm tiêu chí đánh giá, phân loại doanh nghiệp;
- Nhóm tiêu chí phân loại hàng hóa;
- Nhóm tiêu chí phân loại xuất xứ;
- Nhóm tiêu chí phân loại hình thức thanh toán;
- Nhóm tiêu chí loại hình xuất - nhập khẩu;
- Nhóm các tiêu chí khác.
* Tiêu chí động là các tiêu chí có tính chất biến động theo thời gian và
được áp dụng ngay tại thời điểm phát hiện có dấu hiệu vị phạm pháp luật hải
quan. Các tiêu chí này dựa trên các thông tin trinh sát, thông tin về doanh
nghiệp, hàng hóa có khả năng và mức độ rủi ro cao và phải kiểm tra hải quan.
Tiêu chí rủi ro động trong hoạt động thông quan gồm:
- Thông tin phục vụ xác định doanh nghiệp đăng ký tờ khai như: Doanh
nghiệp giải thể; Doanh nghiệp cưỡng chế thuế; Danh mục hàng hóa cấm xuất
khẩu nhập khẩu.
- Doanh nghiệp được ưu tiên làm thủ tục hải quan.
- Doanh nghiệp được ân hạn thuế.
- Thông tin lựa chọn lô hàng phải kiểm tra thực tế bao gồm: Thông tin
về chính sách, chế độ quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương
tiện vận tải xuất cảnh nhập cảnh cần phải tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa;
Thông tin về dấu hiệu vi phạm liên quan đến hàng hóa, hành lý xuất khẩu,
nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh.
Tiêu chí động được xây dựng trên cơ sở các tiêu thức của tờ khai hải

quan, gồm 2 loại:
- Tiêu chí đơn: được xác định bởi một yếu tố (chủ yếu là tổ chức, cá
nhân, hàng hóa). Ví dụ: doanh nghiệp có mã số thuế, hàng hóa có mã số thuế.
- Tiêu chí tổ hợp: được xác định bởi 2 hoặc nhiều yếu tố thành một

18


chuỗi tổ hợp nhằm làm rõ thông tin về đối tượng quản lý. Tiêu chí tổ hợp
càng nhiều yếu tố cấu thành thì độ chi tiết và chính xác càng cao. Ví dụ: Hàng
hóa có mã số + Xuất xứ + Cửa khẩu + v.v.
* Tiêu chí lựa chọn ngẫu nhiên được áp dụng cho việc lựa chọn ngẫu nhiên
để kiểm tra thực tế hàng xuất khẩu, nhập khẩu, nhằm phục vụ phân tích, đo lường
mức độ tuân thủ pháp luật về hải quan của chủ hàng, theo các chỉ số sau đây:
- Loại hình xuất khẩu, nhập khẩu.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu.
- Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
- Mức độ rủi ro theo nhóm đối tượng cụ thể.
- Tỷ lệ xác suất lựa chọn.
Việc lựa chọn xác suất được thực hiện tự động trên hệ thống, theo các tiêu
chí trên với tỷ lệ không quá 5% tổng số lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo tỷ lệ
bình quân của mỗi ngày trong tháng trước đó tại một Chi cục Hải quan.
Hệ thống phân tích, đánh giá rủi ro hỗ trợ phân luồng, lựa chọn đối
tượng kiểm tra trên cơ sở hồ sơ rủi ro được cập nhật thông tin từ các lĩnh vực
nghiệp vụ hải quan sau:
- Từ hoạt động xuất khẩu nhập khẩu thương mại, phương tiện vận tải
xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chuyển cảng.
- Từ công tác Kiểm tra sau thông quan.
- Từ thông tin tình báo.

- Từ công tác Điều tra chống buôn lậu.
- Từ hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành hải quan và doanh nghiệp.
- Từ đội ngũ cán bộ để triển khai thực hiện kỹ thuật quản lý rủi ro.
* Áp dụng quản lý rủi ro theo nguyên tắc sau:
Điều 4 thông tư số 175/2013/TT-BTC đã quy định nguyên tắc áp dụng

19


×