Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tác động của nhà máy thủy điện đến môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.22 KB, 22 trang )

Lời mở đầu

Với sự phát triển của thế giới ngày nay nguồn năng lượng được coi là yếu
tố quan trọng nhất . Sử dụng quá mức các nguồn năng lượng không tái tạo dẫn
tới ngày càng nhiều nguồn năng lương bị khan hiếm cạn kiệt .
Ngày nay con người đã tận dụng các nguồn năng lượng tự nhiên : gió ,
năng lượng mặt trời , nước…..
Thủy điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước. Đa số năng lượng
thủy điện có được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay
một tuốc bin nước và máy phát điện. Kiểu ít được biết đến hơn là sử dụng năng
lượng động lực của nước hay các nguồn nước không bị tích bằng các đập nước
như năng lượng thủy triều .
Thủy điện không gây ô nhiễm môi trường , nhưng các hoạt động thủy điện
và nhà máy thủy điện sẽ gây tác động đến môi trường bằng cách thay đổi môi
trường , ảnh hưởng đến sử dụng đất đai nhà cửa và môi trường sống tự nhiên ở
khu vực đập .
Bài tiểu luận này sẽ làm rõ tác động của hoạt động thủy điện đến môi
trường , các biện pháp giảm thiểu và thực trạng thủy điện của Việt Nam.

1


I.Giới thiệu chung về thủy điện
I.1. Ưu điểm của thủy điện

Hình 1 : Đập thủy điện trên sông Mê Kông

Thủy điện đã sản sinh ra được nguồn năng lượng khổng lồ phục vụ nhu cầu
thiết yếu của con người đồng thời giải quyết được vấn đề cạn kiệt năng lượng
của thế giới . Lợi ích lớn nhất của thủy điện là hạn chế được giá thành nhiên liệu.
Các nhà máy thủy điện không phải chịu cảnh tăng giá của nhiên liệu hóa thạch


như dầu mỏ , khí thiên nhiên hay than đá, và không cần phải nhập nhiên liệu.
Các nhà máy thủy điện cũng có tuổi thọ lớn hơn các nhà máy nhiệt điện, chi phí
nhân công cũng thấp bởi vì các nhà máy này được tự động hoá cao và có ít người
làm việc tại chỗ khi vận hành thông thường.
Các nhà máy thủy điện hồ chứa bằng bơm hiện là công cụ đáng chú ý nhất
để tích trữ năng lượng về tính hữu dụng, cho phép phát điện ở mức thấp vào giờ
thấp điểm (điều này xảy ra bởi vì các nhà máy nhiệt điện không thể dừng lại
hoàn toàn hàng ngày) để tích nước sau đó cho chảy ra để phát điện vào giờ cao
điểm hàng ngày.

2


Việc vận hành cách nhà máy thủy điện hồ chứa bằng bơm cải thiện hệ số tải
điện của hệ thống phát điện. Những hồ chứa được xây dựng cùng với các nhà
máy thủy điện thường là những địa điểm thư giãn tuyệt vời cho các môn thể thao
nước, và trở thành điểm thu hút khách du lịch. Các đập đa chức năng được xây
dựng để tưới tiêu, kiểm soát lũ, hay giải trí, có thể xây thêm một nhà máy thủy
điện với giá thành thấp, tạo nguồn thu hữu ích trong việc điều hành đập.
(Nguồn: Wikipedia )
I.2. Nhược điểm của thủy điện
Các dự án nhà máy thủy điện lớn có thể phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh
thái xung quanh. Hoạt động của nhà máy thủy điện tác động rất lớn đến môi
trường .
“Hydropower does not pollute the water or the air. However, hydropower
facilities can have large environmental impacts by changing the environment and
affecting land use, homes, and natural habitats in the dam area.”
(Nguồn : Wikipedia )

II. Các hoạt động cửa nhà máy thủy điện tác động đến môi trường

và biện pháp giảm thiểu
II.1. Môi trường địa chất địa mạo


Tác động
- Gây động đất kích thích . Nguyên nhân trong quá trình xây dựng cần
có hoạt động nổ mìn để khai thác vật liệu xây dựng như: đất, đá,… và để
chuyển hướng dòng chảy của sông…
- Gây sụt lở xói mòn đất (hình 2)

3


Hình 2 : Sụt lở đất do hoạt động của nhà máy thủy điện

-

Biện pháp gỉam thiểu :
Quan trắc long dẫn hạ du , chống xói mòn cục bộ
San lấp hố khai thác và phủ xanh bề mặt
(Nguồn : Environmental Impacts of Hydroelectric Power )

II.2. Môi trường đất
Thiệt hại về diện tích đất do xấy dựng là tác động chính yếu trong quá trình
xây dựng đập thủy điện


Nguyên nhân :

- Tổn thất về đất vĩnh viễn do việc xây dựng hồ chứa làm ảnh hưởng đến

hệ sinh thái. Tuy vậy việc thay đổi một diện tích đất bằng một diện tích nước hồ
đối với môi trường đất khu vực lân cận hồ chứa lại là một chuyển biến tích cực:
tăng diện tích mặt nước dẫn đến tăng độ ẩm không khí, tăng lượng nước ngầm
trong đất, góp phần tăng trưởng tốt cho lớp phủ thực vật hoặc cây trồng xung
quanh hồ. Điều này có tác dụng chống xói mòn, giữ độ phì trong đất.

4


- Tổn thất về đất do việc chiếm dụng tạm thời trong xây dựng làm nơi ăn,
ở cho công nhân, kho, bãi chứa,…


Hậu quả của những tác động trên :
-

Gây nên sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất:

+ Nếu đất làm hồ chứa trước đây là khu vực dân cư sinh sống và hoạt
động canh tác nông nghiệp nay bị chiếm dụng và sau khi dự án đi vào hoạt
động thì nó sẽ là vùng để khai thác, nuôi trồng thuỷ sản.
+ Nếu đất này trước đó là rừng nay bị chiếm dụng sẽ gây mất mát lớn
cho hệ sinh thái: từ hệ sinh thái cạn chuyển sang hệ sinh thái nước.
+ Nếu những vùng bị chiếm dụng mà chứa các mỏ tài nguyên khoáng
sản trong lòng đất thì quá trình làm hồ chứa này đã làm mất mát tái nguyên
trong khu vực đó đồng thời làm cản trở việc khai thác tài nguyên.
- Gây nên sự thay đổi cơ cấu nghề nghiệp cho người dân: từ hoạt động
nông nghiệp, nghề rừng chuyển sang nghề nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản.



Biện pháp giảm thiểu :

Với việc mất diện tích đất cần:
+ Qui hoạch cẩn thận các vùng đất chiếm dụng tạm thời phục vụ xây
dựng một cách hợp lý để giảm thiểu các tác động đến môi trường.
-

+ Lập kế hoạch di dời các loài động vật sống trong khu vực lòng hồ
đến nơi ở mới (khu vực lân cận, hoặc khu bảo tồn). Còn với các thực vật sống
trong khu vực đó sẽ được điều tra, khảo sát nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên gỗ
và bảo vệ thực vật vùng ven hồ chứa.
+ Với khu vực chứa mỏ tài nguyên thì cần tập trung khai thác mỏ trước
khi cho tích nước.
-

Với nguy cơ xói mòn, sạt lở đất:

5


+ Các khu vực khai thác đất đá,… để xây dựng thì cần qui hoạch cẩn thận.
+ Các hoạt động mở đường cần có biện pháp gia cố, tăng độ ổn định sườn
dốc đối với hệ thống đường sá mở trên địa hình dốc, đặc biệt là đường gần sông.

II.3 Môi trường nước
II.3.1 Ảnh hưởng đến chế độ thủy văn
Chế độ thủy văn sẽ thay đổi căn bản từ dạng sông suối thành dạng hồ
chứa với mực nước hồ. Hàng năm mực nước hồ chứa sẽ thay đổi từ mực nước
chết đến mực nước dâng bình thường .
Tại hạ lưu đập sẽ có thay đổi lớn về điều kiện thủy văn so với trước khi

xây dựng công trình, mùa kiệt dòng chảy vào hồ chứa sẽ bị giảm nhưng tăng lên
đáng kể ở hạ lưu nhà máy làm tăng khả năng tưới cho các vùng canh tác ven
sông.
II.3.2 Ảnh hưởng đến chất lượng nước


Trong quá trình thi công

+ Một lượng đất đá được đổ vào các sông suối để chặn dòng, các hoạt động
về khai thác đất, đá, cát, khi đào bóc tầng phủ, các trạm sản xuất vật liệu khi rửa
đá, cát cho trạm trộn bê tông, các công tác đào móng, đào làm đường thi công
các đập, đào kênh v.v..khi gặp trời mưa một lượng bùn cát chảy tràn xuống sông
suối làm tăng độ đục của nước sông lên. (Hình 3)

6


Hình 3 : Nước sông đục ngầu nơi sạt lở đất thủy điện (nguồn : tinmoitruong.vn)


Trong quá trình thi công cần có các biện pháp giảm thiểu để hạn chế đến
mức thấp nhất về lượng bùn cát chảy vào sông. Các biện pháp cần thiết đó
là hạn chế việc đào bới đất, cần có các rãnh thoát nước hoặc cấp thoát ra
các bể lọc lắng và xử lý trước khi xả ra sông.

+ Một lượng nhiên liệu rất lớn để phục vụ cho nhu cầu hoạt động của các
phương tiện cơ giới, máy móc v.v… và nếu các nhiên liệu này bảo quản không
cẩn thân có thể gây ra sự cố tràn dầu, có thể tràn trực tiếp vào sông hoặc được
xâm nhập theo dòng chảy vào sông. Khả năng khắc phục sự cố này là rất khó.



Ngay từ đầu phải có khu vực dành riêng cho việc dự trữ nhiên liệu an toàn
và được bảo vệ nghiêm ngặt.

7


+ Một lượng không nhỏ chất thải rắn từ quá trình xây dựng như các chất
hữu cơ, hoặc kim loại sẽ góp phần làm tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng, gây ô
nhiễm hữu cơ, ô nhiễm kim loại nặng.
+ Bên cạnh đó, do trong quá trình thi công còn sử dụng chất nổ để khai thác
đá, làm đường hầm tuy-nen, phá đá mở rộng lòng sông tại tuyến đập chính, làm
móng tràn và nhà máy v.v.. nên các loại hóa chất sinh ra từ các loại thuốc nổ sẽ
lan truyền đến các dòng nước làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước sông
trong thời gian thi công.




Biện pháp quản lý chặt chẽ và quan trắc thường xuyên trong quá trình thi
công, cũng như trong quá trình nhà máy đi vào hoạt động sẽ được triển
khai.
Khi hồ chứa vận hành:

+ Ở thời kỳ đầu sự phân hủy các chất hữu cơ như cây cối, thân cây, rễ cây
và lá cây sẽ phát sinh những loại khí độc cao như Sunfide, metane, carbon
dioxide v.v… sẽ được hòa tan trong nước. Ngoài ra các vật chất được tích tụ từ
các nguồn nước sông suối đổ vào có thể gây nên nhiễm khuẩn trong nước hồ,
làm ảnh hưởng đến chất lượng nước sông khi xả ra hạ lưu.
+ Để giảm thiểu ô nhiễm hữu cơ là thu dọn lòng hồ sạch trước khi tích nước.

Sau khi tích nước cần thả cá vào hồ vừa làm sạch thêm môi trường nước vừa
tăng giá trị kinh tế, đồng thời cần có biện pháp vớt rác định kì nhất là tại các
tuyến đập chính, phụ và đập tràn .
+ Sự phân tầng nước hồ với sự chênh lệch nhiệt độ từ 1-5 oC. Sự phân tầng
sẽ làm thay đổi quá trình trao đổi nhiệt và khí. Hậu quả là khi hồ đầy nước, ở
tầng sâu ôxy sẽ bị khử nhưng ngược lại chất dinh dưỡng sẽ giàu hơn và nhiệt độ
thấp hơn ở tầng mặt, ở chỗ nước nông và thượng lưu ôxy sẽ giàu hơn.
II.3.3 Ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản

8




Ảnh hưởng ở khu vực hình thành hồ chứa

-

Tạo thành vùng nước rộng lớn để nuôi cá và khai thác cá.

-

Thay đổi chất lượng nước , phân tầng nhiệt độ, các thành phần hóa học
dinh dưỡng => thay đổi sinh thái, quần thể sinh vật ở vùng hồ.

-

Giảm thành phần loài thủy sản do mất một số loài sống ở vùng nước chảy
và nước nông.


-

Làm giảm một số loài cá quý hiếm như cá Chình , cá Chiên , cá sóc trăng ,
cá Nàng hương…

-

Làm mất bãi đẻ của nhiều loài cá kinh tế và quý hiếm.



Ảnh hưởng ở thượng lưu hồ

-

Gây ngập ú , úng ở đoạn sông phía trên hồ chứa làm phù sa lắng đọng ,
ảnh hưởng đến bãi đẻ và sự di chuyển của cá bố mẹ, làm giảm thiểu khả
năng tự làm sạch của hồ nước.

-

Tốc dộ dòng chảy chậm lại làm thay đổi môi trường sống của thủy sinh
vật , cá nước tĩnh thay thế cá nước chảy làm mất một số loài quý hiếm.



Ảnh hưởng ở hạ lưu đập

-


Đập chắn ngang dòng sông (Hình 4) , cản đường di cư sinh sản

-

Thay đổi chế đọ thủy văn, chất lượng nước làm đảo lộn nhiều hoạt động
sống của thủy sinh vật.

-

Giữ lại khối lượng lớn nước giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh vật phù
du , làm mất bãi đẻ , bãi sinh trưởng.

9


-

Giảm diện tích ngập lụt , gia tăng lưu lượng dòng chảy mùa khô gây giảm
sút nguồn lợi thủy sản , có thể dẫm tới tuyệt chủng.

10


Hình 4 : Bản đồ thu nhỏ các nhà máy thủy điện nằm trên sông Mê Kông


Ở vị trí xây dựng công trình

-


Mất nơi sinh sống của các loài thủy sản

-

Mất giá trị làm nơi sinh sống cho cá ở cửa xả (Hình 5 )

Hình 5 : Môi trường nước ở cửa xả đập thủy điện (nguồn : tinmoitruong.vn )
(Nguồn : )

II.4. Môi trường không khí
Môi trường không khí khi nhà máy thủy điện đi vào hoạt động không có ảnh
hưởng gì lớn gây khó khăn cho người dân .
-

Không khí khu vực xung quanh các nhà máy thủy điện trong quá trình xây
dựng bị ô nhiễm do các bụi đá , bụi đất.

11


-

Độ ẩm không khí quanh vùng tăng cao , tăng độ ẩm đất ven hồ => tạo điều
kiện thuận lợi để hệ sinh thái ven hồ phát triển

-

Diện tích mặt nước tăng , có tác động tích cực đến biên độ ngày – đêm.

II.5 Môi trường sinh thái

Hoạt động của thủy điện gây mất cân bằng hệ sinh thái
II.5.1 Đối với thực vật


Tác động

- Trong quá trình xây dựng và thi công , khu vực đập chính , đập phụ ,
đập tràn , cửa lấy nước , nhà máy và các mỏ đất đá , đườn th công , khu vực lán
trại , khu làm việc . . . và sau khi tích nước , một số loài thực vật phân bố ở long
hồ sẽ bị mất đi ( chủ yếu là các loài thứ sinh và các loại cây trồng)
- Thành phần loài thực vật có giá trị khoa học và tài nguyên đều tập trung
chủ yếu ở các kiểu rừng rậm nhiệt đới gió mùa => Khi xây dựng hình thành hồ
chứa sẽ ít có nguy cơ gây trực tiếp diệt vong các loài này.


Biện pháp giảm thiểu:

• - Chọn phương án ít bất lợi nhát về môi trường

- Quản lí chặt chẽ quá trình dân nhập cư vào khu vực dự án.
- Bảo vệ rừng , ngă chặn việc đốt phá rừng làm đất canh tác chặt cây trog
khu vực công trình và rừng đầu nguồn.
- Giáo dục công nhân và nhân dân có ý thức bảo vệ rừng
II.5.2. Đối với động vật

12


Trong quá trình xây dựng sẽ tọa ra những xáo trônhs lớn đối với môi
trường sống của động vật hoang dã trong khu vực dự án. Việc sử dụng cơ giới

suốt ngày đêm , nổ mìn khai thác vật liệu xây dựng , một lượng người lớn tập
trung vào khu vực sẽ làm thú hoặc bị bắt hoặc bị nhảy ra khỏi khu vực. Tác động
này chắc chắn sẽ không tránh khỏi mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào qui mô xây
dựng công trình. Đối với động vật quý hiếm trong khu vực này hầu như không
còn, do dân cư xâm nhập sâu vào hầu hết các nơi của khu vực dự án.
Để hạn chế tối thiểu những tác động bất lợi của thủy điện đến các loài động
vật cần áp dụng các biện pháp :
-

Có các điều khoản ràng buộc trong hồ sơ mời thầu về công ti quản lí công
nhân xây dựng trong việc bảo vệ thú rừng, cấm săn bắn thú, nổ mìn bắt cá
và chặt cây cối bừa bãi.

-

Qui định về tiêu chuẩn bảo vệ môi trường đối với các thiết bị máy móc sử
dụng trong quá trình thi công đảm bảo không gây tiếng ồn, xả bụi khói
v.v… quá tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam.

-

Tìm kiếm và tổ chức các mỏ khai thác vật liệu xây dựng xa các cánh rừng.

-

Lập các hành lang an toàn cho thú di chuyển đến khu vực an toàn hoặc di
chuyển chúng đến khu bảo tồn.

-


Kết hợp với chính quyền địa phương cũng như các ngành liên quan như
kiểm lâm, công an v.v… nhằm mục đích bảo vệ rừng và thú rừng.

-

Giáo dục cho công nhân và người dân địa phương có ý thức yêu thiên nhiên
và sẵn sàng bảo vệ các loài động vật trên cạn và dưới nước.

-

Sẵn sàng cứu chữa và giúp đỡ khi gặp thú bị thương hoặc sự cố.

II.6 Môi trường kinh tế xã hội

13


Thuỷ điện có tiềm năng rất lớn trong việc cải thiện công bằng xã hội trong
suốt thời gian dự án được triển khai và quản lý theo cách thức đẩy mạnh sự
công bằng giữa các thế hệ hiện tại và tương lai, giữa các cộng đồng bản địa và
trong khu vực, giữa các nhóm bị thiệt hại và toàn xã hội nói chung.
Thủy điện thúc đấy phát triển kinh tế xã hội theo chiều hướng tích cực ,
giúp các nước đang phát triển giải quyết được nhiều vẫn đề về việc làm , về
nguồn năng lượng thiếu hụt .
II.6.1 Sự phân bố lại dân cư


Tác động

Khi xây dựng công trình bắt buộc phải xây dựng một mạng lưới giao

thông dẫn đến các tuyến công trình, các đường tạm phục vụ thi công. Các đường
giao thông thuận lợi này sẽ dẫn đến một lượng lớn dân cư trong khu vực hoặc từ
nơi khác đến để làm ăn sinh sống.
 Ảnh hưởng tiêu cực: làm gia tăng dân số, khai phá đất đai, sang nhượng

đất đai trái phép, phá rừng làm nương rẫy, gây khó khăn trong việc kiểm
soát về an ninh trật tự và phát sinh các tệ nạn xã hội.
 Ảnh hưởng tích cực : đa dạng hóa các thành phần kinh tế tạo ra bộ mặt

nông thôn phát triển, hàng hóa sản xuất sẽ lưu thông dễ dàng thuận tiện
trong địa phương cũng như các địa phương khác xa hơn.


Biện pháp khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực :

Ban quản lý dự án kết hợp với chính quyền địa phương cũng như các ban
ngành liên quan cần sớm có những biện pháp cụ thể về việc kiểm soát dân nhập
cư tự do và những người thân của những người làm dự án.
II.6.2 Biến đổi phát triển kinh tế khu vực

14


Nhà máy thủy điện phát triển đồng thời cũng làm thay đổi nên kinh tế ở khu
vực đó , ảnh ưởng nhiều mặt tích cực :
-

Trong quá trình thi công công trình, nhiều cơ hội việc làm sẽ xuất hiện,
giúp cho bộ phận thanh niên thất nghiệp có việc làm. Những người có nghề
nghiệp chuyên môn hoặc đã được đào tạo qua các trường đều có cơ hội

được tiếp cận với công nghệ mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong công
tác tư vấn, giám sát, thi công tại hiện trường.

-

Lưới điện quốc gia sẽ dẫn đến tận vùng xa nhất của các xã vùng sâu thuộc
dự án, với nguồn điện này ở đây sẽ hình thành các xưởng chế biến nông sản
thực phẩm tại chỗ, nơi giàu có về nguyên liệu như cà phê, chè, dâu tằm, cây
ăn quả v.v.. Ngoài ra các kế hoạch phát triển công nghiệp, nông nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp và khai khoáng qui mô lớn tại các huyện sẽ được phát
triển. Kinh tế phát triển sẽ làm đời sống của nhân dân đặc biệt là người dân
tộc thiểu số sẽ được cải thiện dần từng bước.

II.6.3 Tạo năng lượng và cơ sở hạ tầng cho đất nước và khu vực
-

Khi dự án xây dựng đập thuỷ điện đi vào hoạt động thì đây là nguồn năng
lượng đáng kể cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia trong tương lai khi
nhu cầu dùng điện của các ngành kinh tế cũng như sinh hoạt của người dân
ngày một tăng cao.

-

Đối với khu vực địa phương, điện sẽ được cung cấp cho các ngành kinh
tế, và dân cư xung quanh dự án, góp phần phát triển công nghiệp, nông
nghiệp trong các xã bị ảnh hưởng mà hiện tại vẫn còn nghèo. Việc sử dụng
nước từ hồ chứa cho việc tưới sẽ làm tăng cao năng suất cây trồng cho
người dân sống xung quanh khu vực dự án.

-


Ngoài ra để tiến hành thi công và vận hành công trình, cần thiết phải làm
mới nhiều tuyến đường nối các công trình. Toàn bộ hệ thống đường sá và
hệ thống điện do công trình mang lại sẽ phục vụ cho giao thông địa phương
15


đặc biệt là các đồng bào dân tộc thiểu số được giao thương thuận lợi với
người Kinh trong và ngoài địa phương.

III. Thực trạng tác động thủy điện đến môi trường Việt Nam
Ở Việt Nam , việc xây dựng và vận hành các nhà máy công trinh thủy điện có
tác động lớn và lâu dài đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường lưu vực sông.
Tác động bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực . Những tác động tiêu cực của
Việt Nam nhìn chung so với thế giới không có gì khác biệt , sâu hơn vào thực
tiễn tình hình thủy điện Việt Nam có một số bất cập :
- Quy hoạch thiết kế các công trình thủy điện với quy mô vừa và nhỏ chưa
chặt chẽ và còn nhiều thiếu xót đặc biệt là ở vùng miền trung và Tây Nguyên .
- Phát triển thủy điện một cách ồ ạt , xây dựn cả công trình thủy đienj có
sông suất rất nhỏ gây biến đổi hệ sinh thái , không có tác động cho việc thúc
đẩy phát triển nền kinh tế .
- Cửa sống miền trung rộng nhưng lại bị các cồn cát chắn nên thoát lũ rất
kém . Nguyên nhân gây ra là các thủy điện mùa khô phải giữ nước khiến động
lực nước biển thắng động lực nước sông, đẩy các cồn cát hình thành cao hơn
gây khó thoát nước khi lũ đến.
- Khi xây dựng các công trình thủy điện , Việt Nam chưa chú ý nhiều đến
hiệu quả phát điện và lợi nhuận đầu ra . Điển hình là nước ta có rất nhiều nhà
máy phát điện với công suất lớn như Sơn La , Hòa Bình … nhưng vẫn phải
nhập khẩu điện từ nước ngoài về .
Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí

hậu , nước biển dâng cao và các hiện tượng thời tiết trờ nên cựca đoan , diên
tích rừng đầu nguồn suy giảm gây nên lũ lụt ngày càng trầm trọng.

16


Hệ thống sông ngòi nước ta dày đặc chằng chịt thuận lợi cho việc phát triển
thủy điện kèm theo đó cũng mang lại rất nhiều rủi ro . Có rất nhiều nhà máy
thủy điện đều quy hoạch trên cùng một con sông và dug tích chống lũ của các
công trình này quá nhỏ so với quy mô dự án . Hậu quả là việc xả lũ từ các đâp
thủy điện ở thưởng nguồn gây ra lũ lụt trầm trọng ở hạ lưu , ảnh hưởng tới môi
trường dưới hạ lưu , gây thiệt hại về người và của .

IV . Tổng Kết
Thủy điện có thể được coi là một nguồn năng lượng tái tạo , chi phí
thấp , thải ra rất ít lượng khí nhà kính so với các phương thức tạo ra
năng lượng khác . Tuy nhiên khi phát triển và xây dựng công trình
thủy lợi phải tính toán kĩ lưỡng tới sự phát triển của kinh tế xã hội và
môi trường . Việc làm hôm nay có ảnh hưởng trực tiếp đến thế hệ mai
sau vậy nên sự phát triển thủy điện phải đi đôi với sự bền vững .

17


Tài liệu tham khảo
1 . Giảo trình
“ Nhà máy thủy điện” của Nguyễn Đức Tình.
-

Báo cáo về vấn đề môi tường liên quan của nhóm Cao học quản lí môi

trường K19 – Đh Khoa học Tự Nhiên TPHCM
: Các trang web , bài báo về tác động của thủy điện đối với môi trường

2

- Beauty of Hydropower : />-

Environmental Impacts of Hydroelectric Power : />
-

Tác động môi trường từ hoạt động của đập thủy điện :
/>
-

Tác động của thủy điện đến nguồn lợi thủy sản : />
-

Thủy điện Wikipedia : />%C4%91i%E1%BB%87n

18


-

Tiểu luận về thủy điện và môi trường : />
-

Tổng quan lợi ích và ảnh hưởng của công trình thủy điện :
/>rint.aspx?itemid=2378


Mục lục
Tiêu đề

Trang

I.Giới thiệu chung về thủy điện………………………………

02
I.1. Ưu điểm của thủy điện………………………………………… ….02
I.2. Nhược điểm của thủy điện……………………………………… . 03

II. Các hoạt động cửa nhà máy thủy điện tác động đến môi
trường và biện pháp giảm thiểu……………………………….. 03
II.1. Môi trường địa chất địa mạo………………………………….. .. 03
II.2. Môi trường đất………………………………………………….. .. 04
II.3 Môi trường nước ……………………………………………........05
II.3.1 Ảnh hưởng đến chế độ thủy văn………………………....... 05
II.3.2 Ảnh hưởng đến chất lượng nước…………………...……… 05
II.3.3 Ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản…………………..…… 07
II.4. Môi trường không khí ………………………………………….. 10
II.5 Môi trường sinh thái………………………………………………. 11
II.5.1 Đối với thực vật………………………………………………... 11

19


II.5.1 Đối với động vật………………………………………………...11
II.6 Môi trường kinh tế xã hội……………………………………….…12
II.6.1 Sự phân bố lại dân cư ………………………………………….13
II.6.2 Biến đổi phát triển kinh tế khu vực……………………………13

II.6.3 Tạo năng lượng và cơ sở hạ tầng cho đất nước và khu vực.14

III. Thực trạng tác động thủy điện đến môi trường Việt Nam...14
V. Tổng kết ……………………………………………………….16
Tài liệu tham khảo………………………………………………………….17

20


21


22



×