Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Bài thực tập chuyên ngành Cầu đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 24 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP KĨ THUẬT

BÁO CÁO THỰC TẬP KĨ THUẬT
Nội dung báo cáo gồm 3 phần:
I. Những thu hoạch thông qua nghe giảng các chuyên đề.
II. Những thu hoạch, ghi chép ( quay, chụp) quan sát nhận định thông qua tham
quan kiến tập trên hiện trường.
III. Những thu hoạch chuyên đề tự tìm hiểu được giao theo nhóm.

Mở đầu:
Mục đích chương trình thực tập sản xuất
Là một học phần trong khung đào tạo chuyên nghành nhằm:
-

Tạo điều kiên để sinh viên tìm hiểu thực tế và trực tiếp tham gia các loại công
việc trong hoạt động hoạt đọng sản xuất của ngành xây dựng cầu.
Giáo dục ý thức lao động, tác phong công nghiệp và tạo điều kiện cho sinh
viên làm quen với điều kiện công trường xây dựng.
Tạo điều kiện để sinh viên được trực tiếp tiếp xúc với công trình cầu, tìm hiểu
các bộ phận và nghiên cứu những công năng của từng bộ phận, kết cấu.

NGUYỄN THANH BÌNH – CĐB B K52

1


BÁO CÁO THỰC TẬP KĨ THUẬT

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÁC CHUYÊN ĐỀ
1.Giới thiệu công trình cầu:
1.1 Khi các tuyến đường gặp các chướng ngại như: Sông ngòi, khe suối, thung lũng,


các công trình khác có sẵn (tuyến đường cũ, công trình công nghiệp, văn hoá...) mà
không thể vòng tránh được thì phương án xây dựng các công trình cầu được xét đến.
Cầu là công trình nhân tạo để nối liền đường, vượt qua các chướng ngại mà tuyến
đường không vòng tránh được.
1.2 Các bộ phận cơ bản của cầu

- Kết cấu phần trên: Kết cấu nhịp( dầm, dàn, khung, vòm…), mặt cầu, liên kết khác.
- Kết cấu phần dưới: Nền móng, mố và trụ.
Kết cấu nhịp cầu để đỡ mặt đường xe chạy và trực tiếp chịu tải trọng của xe cộ chạy
trên cầu và truyền xuống mố trụ thông qua gối cầu. Mố ở hai đầu cầu còn có nhiệm vụ
chắn đất nền đường đầu cầu và nối tiếp cầu và đường. Tất cả các tải trọng của cầu và hoạt
tải trên cầu đều truyền xuống nền đất thông qua móng.
1.3 Những kích thước cơ bản công trình cầu:
- Chiều dài toàn cầu (L) là khoảng cách giữa hai đuôi mố, chiều dài toàn bộ công trình.
- Chiều dài nhịp tính toán(ltt) là khoảng cách giữa tim các gối, chiều dài nhịp(l).
- Nhịp tĩnh không (l0) là khoảng trống hai mép trụ ở mực nước cao nhất.
NGUYỄN THANH BÌNH – CĐB B K52

2


BÁO CÁO THỰC TẬP KĨ THUẬT

- Khẩu độ thoát nước của cầu(L0) là tổng các nhịp tĩnh (L0 = l0)).
- Chiều cao cầu (H) là đỉnh mặt đường xe chạy đến MĐ( cầu cạn), MNTN.
- Chiều cao kiến trúc(HKT) cao độ mặt đường đến đáy dầm.
- Mực nước cao nhất, mực nước thấp nhất thiết kế ứng với tần suất thiết kế.
- Mực nước thông thuyền(HTT) MNCN mà tàu bè qua lại được.
1.4 Phân loại cầu:
1.4.1. Theo kết cấu chịu lực

- Cầu dầm, Cầu dàn, Cầu vòm, Cầu khung, Cầu treo, Cầu dây văng.
1.4.2. Theo yêu cầu sử dụng:
- Cầu ô tô, cầu đường sắt, cầu đi bộ, cầu đường ống dẫn…
1.4.3. Theo vật liệu xây dựng kết cấu nhịp:
- Cầu thép, cầu bê tông, cầu bê tông cốt thép, cầu gỗ…
1.4.4. Theo cao độ mặt đường xe chạy:
- Cầu xe chạy trên, cầu xe chạy dưới, cầu đường xe chạy giữa…
1.4.5. Theo phương pháp xây dựng:
- Cầu thi công tại chỗ, Cầu lắp ghép, bán lắp ghép…
2. Vai trò và cấu tạo của những bộ phận phục vụ khai thác trên cầu:
2.1 Bố trí mặt đường xe chạy cầu ô tô:
Cấu tạo các lớp phủ mặt cầu ô tô có thể gồm các lớp như sau(tính từ trên xuống):
-

-

Nếu sử dụng bê tông asphalt: Lớp bê tông asphanlt -> Lớp BTCT bảo hộ(cầu lắp
ghép) không có với cầu có BT đổ tại chỗ -> Lớp cách nước( bảo vệ bản bê tông mặt
cầu) -> Lớp vữa xi măng.
Nếu sử dụng BTXM: Lớp BTXM có lưới thép -> Lớp phòng nước -> Lớp tạo dốc.

NGUYỄN THANH BÌNH – CĐB B K52

3


BÁO CÁO THỰC TẬP KĨ THUẬT

2.2 Lề đường người đi bộ:
Để dảm bảo an toàn cho người đi bộ trên cầu, lề đường nên đặt cao hơn mặt xe chạy từ

20- 40 cm. Để giảm tĩnh tải, có thể làm đường người đi và mặt cầu có cùng cao độ.
2.3 Những dạng dải phân cách trên cầu:
Để định hướng và phân chia làn xe chạy. Kích thước và loại dải phân cách được sử
dụng tùy theo yêu cầu của công trình.

2.4 Lan can cầu:
Bảo đảm an toàn cho người và phương tiện. Việc sử dụng loại và vật liệu lan can đảm
bảo yêu cầu và tính thẩm mĩ.

NGUYỄN THANH BÌNH – CĐB B K52

4


BÁO CÁO THỰC TẬP KĨ THUẬT

2.5 Ống thoát nước :
Các ống thoát nước phải có đường kính ít nhất là 150mm và làm bằng các vật liệu bền
chịu được ăn mòn của khí quyển. Trên mặt ống phải có nắp chắn rác. Cần bố trí các ống
thoát nước sao cho nước mưa thoát nhanh và không bị thấm vào mặt ngoài của cầu hoặc
chảy lên nền đường chui qua dưới gầm cầu (nếu có). Vì vậy trong trường hợp cần thiết
có thể đặt ống máng dọc, ống thoát nước thẳng đứng hoặc giếng tụ nước.Đối với cầu ô tô
1m2 diện tích hứng nước mưa của mặt cầu thì ứng với 1cm2 diện tích ống thoát nước.

2.6 Khe co giãn:
Khe biến dạng đặt ở vị trí đầu kết cấu nhịp nối với kết cấu nhịp tiếp theo hoặc nối với
mố cầu. Khe biến dạng phải bảo đảm cho các đầu kết cấu nhịp có thể chuyển vị xoay và
chuyển vị dài một cách tự do dưới tác dụng của tải trọng, của sự thay đổi nhiệt độ và của
NGUYỄN THANH BÌNH – CĐB B K52


5


BÁO CÁO THỰC TẬP KĨ THUẬT

các yếu tố khác, phù hợp với sơ đồ tính toán của kết cấu nhịp. Mặt khác, khe biến dạng
phải đảm bảo cho xe chạy qua êm thuận, không cho nước từ mặt cầu chảy xuống đầu kết
cấu nhịp và xuống đỉnh trụ, mố, dễ dàng lắp đặt thây thế, chi phí phù hợp.
Các loại khe co giãn:
Khe co giãn nhiệt độ

Khe co giãn răng lược

Khe co giãn cao su bản thép
Ngoài ra còn có khe co giãn bằng bản thép góc, khe co giãn bản thép trượt…
3. Mố cầu:
Trong công trình cầu, mố thuộc kết cấu phần dưới, được chôn trong đất, nằm trong vùng
ẩm ướt chịu xâm thực xói lở. Mố có các chức năng: đỡ kết cấu nhịp, truyền tải trọng từ
kết cấu nhịp xuống nền móng, là nơi tiếp giáp giữa đường và cầu đảm bảo xe chạy êm
thuận. Mố còn chắn đất nền đầu cầu, chịu áp lực ngang đất đắp, đảm bảo ổn định nền
đường đầu cầu, còn chống xói lở lún sụt.
NGUYỄN THANH BÌNH – CĐB B K52

6


BÁO CÁO THỰC TẬP KĨ THUẬT

Các bộ phận của mố cầu:


-

Móng mố (1) là bộ phận dưới cùng của mố, đỡ tường trước, tường thân hay tường
cánh.
Tường thân mố hay tường trước (2): là bộ phận đỡ tường đỉnh và mũ mố.
Tường đỉnh (3): bộ phận chắn đất sau dầm chủ hoặc dầm mặt cầu, có chiều cao tính
từ mặt cầu đến mặt kê gối.
Tường cánh(4): là các tường chắn đất chống sụt lở của nền đường theo phương ngang
cầu.
Mũ mố(5): là bộ phận để kê gối cầu, chịu áp lực trực tiếp từ kết cấu nhịp truyền
xuống.

Hình dạng các loại mố: Mố chữ U, chữ T, Mố vùi (tường dọc, tường ngang), Mố chân
dê.

Mố chữ nhật

NGUYỄN THANH BÌNH – CĐB B K52

7


BÁO CÁO THỰC TẬP KĨ THUẬT

Mố kê

Mố chữ U

Mố chữ T, chữ thập


NGUYỄN THANH BÌNH – CĐB B K52

8


BÁO CÁO THỰC TẬP KĨ THUẬT

Mố
vùi

NGUYỄN THANH BÌNH – CĐB B K52

9


BÁO CÁO THỰC TẬP KĨ THUẬT

4. Trụ cầu:
Nhiệm vụ, vai trò: kê hai đầu kết cấu nhịp, phân chia nhịp cầu, chịu tải trọng va xô,
chịu xói lở vào bào mòn.
Trụ cầu gồm 3 bộ phận chính: mũ, thân và móng trụ, trên những sông có dòng nước chảy
xiết hoặc có
khả năng va
đập của tàu
bè, cây trôi,
có thể đặt bộ
phận chống
va xô bảo vệ
cho trụ.


Phân loại: Trong trụ cầu dầm có trụ thân đặc rộng, trụ thân hẹp, trụ thân cột
Trụ đặc thân rộng:

NGUYỄN THANH BÌNH – CĐB B K52

10


BÁO CÁO THỰC TẬP KĨ THUẬT

Trụ thân hẹp:

NGUYỄN THANH BÌNH – CĐB B K52

11


BÁO CÁO THỰC TẬP KĨ THUẬT

Trụ thân cột:

Ngoài ra còn có trụ lắp ghép, trụ bán lắp ghép….
5. Gối cầu:
- Là bộ phận liên kết giữa kết cấu nhịp và mố trụ. Trong hầu hết các hệ thống, trừ hệ
khung đều có gối cầu nhằm:
Truyền tải trọng từ kết cấu nhịp xuống mố trụ và đất nền.
Đảm bảo chuyển vị tương đối( tịnh tiến, xoay) giữa kết cấu nhịp và mố trụ.
-

Có hai loại gối chính là gối cố định và gối di động.

Có nhiều loại gối cầu như: Gối trượt, gối con lăn,gối cao su, gối chậu…

NGUYỄN THANH BÌNH – CĐB B K52

12


BÁO CÁO THỰC TẬP KĨ THUẬT

Gối thép con lăn

Gối cao su bản thép

Gối chậu
6. Công tác thi công:
6.1. Công tác bê tông:
- Trộn.
- Vận chuyển: không phân tầng, mất nước, đảm bảo trong thời gian liên kết.
- Đổ, đầm bê tông: liên tục, không phân tầng, chiều cao đổ 1,5m, tốc độ đổ.
Chất lượng bê tông phụ thuộc vào khả năng lấp đầy thể tích ván khuôn vì thế sử dụng
đầm.
NGUYỄN THANH BÌNH – CĐB B K52

13


BÁO CÁO THỰC TẬP KĨ THUẬT

Bảo dưỡng bê tông chống mất nước, tăng độ ẩm, giảm nhiệt độ.


6.2. Công tác tạo dự ứng lực:
Nhằm tăng sức kháng của kết cấu
Bao gồm tạo DƯL kéo trước hoặc kéo sau bằng cách sử dụng neo và kích để thực hiện
quá trình căng, kéo thép, cáp có cường độ cao.
6.3. Công tác đóng cọc
- Chế tạo cọc.
NGUYỄN THANH BÌNH – CĐB B K52

14


BÁO CÁO THỰC TẬP KĨ THUẬT

- Vận chuyển: lưu ý điểm móc.
- Đóng cọc sử dụng máy móc chuyên dụng.
7. Công tác kích kéo:
8. An toàn lao động trong công trường:
Khi đến công trường xây dựng cần tuân thủ đầy đủ về bảo hộ an toàn lao động theo quy
định.
9. Những yêu cầu cơ bản đối với một cây cầu:
- Yêu cầu kĩ thuật:
Người lập dự: án đem lại lợi ích kinh tế, tiết kiệm chi phí.
Người thiết kế: kết cấu đản bảo độ bền, độ cứng, độ ổn định. Sử dụng kết cấu mới, vật
liệu mới, có tính khả thi trong thi công.
Người thi công: có thể thi công được, cơ giới hóa.
Người quản lí: dễ sửa chữa, bảo dưỡng.
-

Yêu cầu kinh tế.
Yêu cầu về mĩ quan.


PHẦN II: NHỮNG NỘI DUNG THU HOẠCH, GHI CHÉP, QUAN SÁT
NHẬN ĐỊNH THÔNG QUA THAM QUAN KIẾN TẬP TRÊN HIỆN TRƯỜNG
ĐỊA ĐIỂM 1: CẦU ĐÔNG TRÙ.
NGUYỄN THANH BÌNH – CĐB B K52

15


BÁO CÁO THỰC TẬP KĨ THUẬT

Nội dung:
1. Tên công trình: Cầu Đông Trù.
2. Cầu bắc qua sông Đuống, nằm trên quốc lộ 5 kéo dài, nối Huyện Đông Anh và Quận
Long Biên, cách cầu Đuống cũ khoảng 4.5km. Công trình khởi công năm 2006 dự kiến
ban đầu hoàn thành năm 2008 do Tổng công ty Cầu đường Quảng Tây (Trung Quốc)
tham gia dự án với tư cách nhà thầu phụ đặc biệt, chịu trách nhiệm thi công kết cấu phần
trên công trình. Tuy nhiên, tháng 6-2012, nhà thầu Trung Quốc đã xin rút khỏi dự án.
Hiện tại Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1) đang thi công dự án
và đẩy nhanh tiến độ kịp hoàn thành vào cuối tháng 9/2014.
3. Ý nghĩa: Nhằm góp phần giải tỏa lượng giao thông liên tỉnh từ hướng Hải Phòng,
Quảng Ninh đi các tỉnh phía tây và tây bắc Hà Nội.

4. Các thông số về cầu: Cầu dài 1 240m trong đó cầu chính dài 500m, rộng 55m gồm 6
làn xe hai bên lan can cho người đi bộ.
Cầu Đông Trù là cầu vòm ống thép nhồi bê tông và chịu được động đất cấp 8. Vòm có 3
mối nối hiện trường. Cáp được căng từng giai đoạn, bê tông được bơm từ dưới lên.

NGUYỄN THANH BÌNH – CĐB B K52


16


BÁO CÁO THỰC TẬP KĨ THUẬT

5. Cầu có 3 nhịp 80-120-80m.
Kết cấu nhịp: gồm dầm ngang,dầm dọc được đúc sẵn và lắp ráp, treo bằng hệ thống
kích,neo, cáp đứng DƯL từ hệ thống vòm.
6. Nhịp dẫn lên cầu: Gồm 10 nhịp dẫn 50m – 250m, dầm hộp bản rỗng, liên tục được thi
công đúc trên dàn dáo.

NGUYỄN THANH BÌNH – CĐB B K52

17


BÁO CÁO THỰC TẬP KĨ THUẬT

7. Loại mố, trụ:

Trụ cầu trên cạn.
Dưới sông:Bệ móng của trụ dưới mực nước 4-5m đặt trên 60 cọc khoan nhồi ( trụ giữa),
48 cọc (bờ trụ biên).
8. Khe co giãn: dự tính khe co giãn răng lược.

NGUYỄN THANH BÌNH – CĐB B K52

18



BÁO CÁO THỰC TẬP KĨ THUẬT

9. Loại gối: Sử dụng gối chậu.

Gối ở mố đường dẫn lên cầu.

ĐỊA ĐIỂM 2: CẦU VƯỢT NÚT GIAO THÔNG CẦU GIẤY
1. Công trình thuộc dự án xây dựng vành đai 2 (Nhật Tân – Láng).
2. Vị trí: Đường Bưởi từ Km 5+ 700 đến Km 6 + 537.13
Cầu bê tông bản rỗng đổ tại chỗ. Gồm 2 mố, 7 trụ với tổng chiều dài 271m.
Cầu gồm 2 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên rộng 10m.

Hệ thống dàn dáo.
NGUYỄN THANH BÌNH – CĐB B K52

19


BÁO CÁO THỰC TẬP KĨ THUẬT

Ống thép tạo lỗ rỗng trong dầm
3. Kết cấu: kết hợp dầm và khung, có 3 trụ ngàm.
4. Mố, trụ cầu:

5. Khe co giãn: dự tính răng lược.
6. Gối cầu: gối thép.
NGUYỄN THANH BÌNH – CĐB B K52

20



BÁO CÁO THỰC TẬP KĨ THUẬT

7. Trình tự thi công nhịp cầu:
7.1. Tạo mặt bằng thi công, đầm đất.
7.2. Lắp hệ thống dàn dáo.
7.3. Thử tải( triệt tiêu độ lún của nền, hệ số thử 1,25P).
7.4. Tính lún, bù cao độ đến cao độ thiết kế.
7.5. Lắp đặt cốt thép, lắp cáp DƯL, ván khuôn.
7.6. Đổ bê tông, cường độ đạt 80% cường độ tiêu chuẩn tiến hành căng kéo cáp.
7.7. Bơm vữa xi măng, cắt cáp, tháo dỡ ván khuôn.

PHẦN 3: NHỮNG THU HOẠCH CHUYÊN ĐỀ TỰ TÌM HIỂU THEO NHÓM
CẦU VƯỢT DAEWOO.
1. Cầu vượt nút giao thông Kim Mã- Nguyễn Chí Thanh.
Cầu dầm thép lắp ghép, tiết diện hộp hở, khẩu độ nhịp lớn.
Cầu 4 nhịp, dài 270m, rộng 16m, 4 làn xe
Kết cấu cầu có nhịp dầm hộp thép liên hợp bản BTCT

NGUYỄN THANH BÌNH – CĐB B K52

21


BÁO CÁO THỰC TẬP KĨ THUẬT

2. Mố cầu sử dụng chữ U khoan nhồi.

3. Trụ cầu:


NGUYỄN THANH BÌNH – CĐB B K52

22


BÁO CÁO THỰC TẬP KĨ THUẬT

4. Mặt cầu: Bê tông asphalt.
5. Lan can:

6. Khe co giãn: Răng lược.

7. Loại gối cầu:

8. Hệ thống điện chiếu sáng, thoát nước, biển báo, đèn tín hiệu…
NGUYỄN THANH BÌNH – CĐB B K52

23


BÁO CÁO THỰC TẬP KĨ THUẬT

NGUYỄN THANH BÌNH – CĐB B K52

24



×