Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty thạch bàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.12 KB, 91 trang )

Lời nói đầu
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển như vũ bão, đất nước
đang trên đà phát triển theo con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì
càng cần nhiều các doanh nghiệp, các công ty. Để quản lý được phải nhờ sự
điều hành của Nhà nước và kế toán với tư cách là công cụ quản lý ngày càng
được khai thác tối đa sức mạnh và sự uyển chuyển của nó nhằm điều chỉnh vĩ
mô và kiểm soát sự vận hành của nền kinh tế trong hiện thực phong phú và đa
chiều. Mặt khác, kế toán còn là công cụ không thể thiếu được trong hệ thống
các công cụ quản lý vốn, tài sản và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp đồng thời nó là nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy để Nhà
nước điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế.
Giá thành sản phẩm cũng như phạm trù kinh tế khác của sản xuất có vai
trò to lớn trong quản lý và sản xuất. Nó là nhân tố tác động trực tiếp đến giá cả
hàng hoá, để tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì không thể không
kế hoạch hoá hạch toán mọi chi phí sao cho đạt lợi nhuận cao nhất với chi phí
thấp nhất. Vì vậy, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành đúng đủ, chính
xác, kịp thời là nhân tố quan trọng trong quyết định doanh lợi cho công ty.
Bước sang một thế kỷ mới - thế kỷ XXI - thế kỷ của nhân loại phát triển
của khoa học kỹ thuật đất nước lại càng phải đổi mới và các công trình kiến
trúc hạ tầng ngày lại xây dựng nhiều. Công ty Thạch Bàn qua nhiều giai đoạn
phát triển đã đứng vững được trong nền kinh tế thị trường đầy tính cạnh tranh
này. Sản phẩm của Công ty không chỉ được biết đến ở trong nước mà còn
ngoài nước. Để Công ty lớn mạnh và phát triển như hiện nay là nhờ có sự thay
đổi cơ chế quản lý. Để thâm nhập sản phẩm của mình ra ngoài thị trường với
chất lượng tốt, giá thành hạ và đem lại hiệu quả kinh tế cao thì tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã thực sự trở thành khâu trung tâm và
quan trọng cho toàn bộ công tác kế toán ở Công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tập hợp chi phí và tính giá
thành cũng như hiểu được mục đích kinh doanh của các công ty là gì và thực
tế ở Công ty Thạch Bàn em đã mạnh dạn đi tìm hiểu vấn đề này. Đây là yêu
cầu khách quan và có tính thời sự cấp bách và đặc biệt có ý nghĩa khi sản xuất


của các doanh nghiệp đã gắn chặt với cơ chế thị trường.
Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình chỉ bảo giúp đỡ của thầy cô
giáo và phòng Tài chính - Kế toán của Công ty Thạch Bàn đã giúp em hoàn
thành báo cáo này.
Nội dung, kết cấu đề tài gồm:
Phần I: Cơ sở lý luận về tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm.
Phần II: Thực trạng công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm gạch ốp lát Granit tại Công ty Thạch Bàn.
more information and additional documents
connect with me here: />

PhÇn III: Mét sè ý kiÕn nh»m hoµn thiÖn c«ng t¸c tËp hîp chi phÝ s¶n
xuÊt vµ tÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm g¹ch èp l¸t Granit t¹i C«ng ty Th¹ch Bµn.

more information and additional documents
connect with me here: />

Phần I
Cơ sở lý luận tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
I. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất

1. Chi phí sản xuất:
1.1. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền
của toàn bộ các chi phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết mà
doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Các
doanh nghiệp cần phải có các yếu tố cơ bản về chi phí và chi phí lao động, chi
phí về vật tư lao động và đối tượng lao động. Sự tham gia của các yếu tố sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp có sự khác nhau và nó hình thành các
khoản chi phí tương ứng.
Chi phí sản xuất gắn liền với sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn.
Vì thế, quản lý chi phí sản xuất thực chất là việc quản lý, việc sử dụng hợp lý,
tiết kiệm các loại tài sản, vật tư... của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất
kinh doanh. Mặt khác, chi phí sản xuất là cơ sở tạo nên giá thành sản phẩm,
lao vụ, dịch vụ hoàn thành nên quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất là mục tiêu
hạ giá thành sản phẩm.
Như vậy, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hàng hoá
thì biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động vật hoá và lao động sống
cần thiết của doanh nghiệp phải chi ra trong một kỳ để tiến hành sản xuất kinh
doanh được gọi là chi phí sản xuất. Nội dung của nó bao gồm các yếu tố như:
chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung,
chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Do đó, việc tập hợp chi phí sản xuất cần phải được tiến hành trong
những khoảng thời gian nhất định không phân biệt sản phẩm đã hoàn thành
hay chưa. Để quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được chặt chẽ,
làm cơ sở cho việc phân tích quá trình phát sinh chi phí sản xuất hình thành
giá thành sản phẩm cũng như kết cấu tỷ trọng của chi phí sản xuất, người ta
cần tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo một số tiêu thức khác nhau.
2. Phân loại chi phí sản xuất.
Phân loại chi phí sản xuất là một yêu cầu tất yếu để hạch toán chính xác
chi phí sản xuất, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất kinh doanh có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức
khác nhau và tuỳ thuộc vào mục đích yêu cầu quản lý. Tuy nhiên, về mặt hạch
toán chi phí sản xuất thường được phân theo các tiêu thức khác nhau.
2.1. Phân loại theo yếu tố chi phí
Theo quy định hiện hành, toàn bộ chi phí được chi thành 7 yếu tố chi
phí sau:
more information and additional documents

connect with me here: />

- Yếu tố nguyên liệu, vật liệu
- Yếu tố nhiên liệu, động lực
- Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương
- Yếu tố BHXH, BHYT, KDCĐ
- Yếu tố khấu hao tài sản cố định
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài
- Yếu tố chi phí bằng tiền khác.
2.2. Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.
Để thuận lợi cho việc tính giá thành toàn bộ chi phí được phân theo
khoản mục, cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ
chi phí cho từng đối tượng. Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) ở Việt
Nam bao gồm 3 khoản mục chi phí: - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung.
Ngoài ra, khi tính chỉ tiêu giá thành toàn bộ (giá thành đầy đủ) thì chỉ
tiêu giá thành còn bao gồm khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp và chi
phí bán hàng.
2.3. Phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí.
Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm
và chi phí thời kỳ.
- Chi phí sản phẩm: Là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được
sản xuất ra hoặc được mua.
- Chi phí thời kỳ: Là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ. Nó
không phải là một phần giá trị sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua nên
được xem là các phí tổn cần được khấu trừ ra từ lợi tức của thời kỳ mà chúng
phát sinh (bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp).
2.4. Phân loại theo quan hệ của chi phí và khối lượng công việc sản
phẩm hoàn thành.

Để việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí thuận tiện đồng thời làm căn
cứ để ra các quyết định kinh doanh, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được
phân theo quan hệ với khối lượng công việc hoàn thành. Theo cách này chi phí
được chia thành biến phí và định phí.
- Biến phí: Là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với công
việc hoàn thành (chẳng hạn chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực
tiếp). Tuy nhiên, các chi phí biến đổi nếu tính trên một đơn vị sản phẩm lại có
tính cố định.
- Định phí: Là những chi phí không đổi về tổng số, về tỷ lệ so với công
việc hoàn thành (chẳng hạn chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mặt
bằng, phương tiện kinh doanh...). Các chi phí này nếu tính cho một đơn vị sản
phẩm thì lại biến đổi nếu như số lượng sản phẩm thay đổi.
II. Giá thành sản phẩm.
more information and additional documents
connect with me here: />

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về
lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản
phẩm lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành.
1. Phân loại giá thành
Giá thành kế hoạch căn cứ vào thời điểm tính và nguồn số liệu để tính
giá thành, giá thành kế hoạch được tính trước khi sản xuất kinh doanh trên cơ
sở giá thành thực tế của kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ
kế hoạch.
- Giá thành thực tế sản phẩm, dịch vụ là toàn bộ hao phí, của các yếu tố
dùng để tạo ra sản phẩm, dịch vụ trong đó bao gồm quản lý NVLTT, chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm dịch vụ hoàn
thành
Giá thành sản phẩm sản xuất được tính:
Giá thành

sản xuất thực tế
của sản phẩm

Chi phí
sản xuất sản
phẩm dở dang
đầu kỳ

Chi phí
sản xuất phát
sinh trong kỳ

Chi phí sản
xuất sản phẩm dở
dang cuối kỳ.

- Giá thành định mức: Là giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản
xuất sản phẩm và được xây dựng trên cơ sở xác định mức chi phí hiện hành tại
thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch thường vào ngày đầu tháng, giá thành
định mức có thể thay đổi do giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự
thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Giá thành toàn bộ: là chi phí thực tế của số sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ
và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của một số sản phẩm dịch
vụ đó.
Công thức tính:
Giá thành
= Giá thành sản
+ Chi phí bán hàng + Chi phí QLDN
toàn bộ
xuất thực tế của

phân bổ cho sản
phân bổ cho
sản phẩm dịch vụ
phẩm, dịch vụ đã
sản phẩm, dịch
đã tiêu thụ
tiêu thụ
vụ đã tiêu thụ
2. ý nghĩa của chỉ tiêu giá thành.
Giá thành là một phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất hàng hoá, đó là
một phạm trù kinh tế khách quan, đồng thời có đặc tính chủ quan trong một
giới hạn nhất định. Giá thành còn là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất
lượng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế, tài chính của
doanh nghiệp. Để xem xét việc quản lý giá thành, người ta căn cứ chỉ tiêu mức
hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành. Thông qua hai chỉ tiêu này có thể thấy được
trình độ sử dụng hợp lý, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, khả năng tận dụng
công suất máy móc thiết bị sản xuất và mức độ trang bị áp dụng kỹ thuật sản
xuất tiên tiến kết quả của việc sử dụng hợp lý sức lao động, tăng năng suất lao
more information and additional documents
connect with me here: />

động và trình độ quản lý kinh tế - tài chính, trình độ hạch toán của doanh
nghiệp.
3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Về thực chất chi phí sản xuất và giá thành là hai mặt khác nhau của quá
trình sản xuất. Tất cả những khoản chi phí phát sinh và chi phí tính trước có
liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ
tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là
biểu toàn bộ khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra ở bất kể kỳ nào nhưng có
liên quan đến khối lượng công việc sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.

Sơ đồ mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
A
B
CPSX dở
CPSX phát sinh trong kỳ
dang đầu kỳ
Tổng giá thành sản phẩm
CPSX dở dang cuối
hoàn thành
kỳ
C
D
Qua sơ đồ ta thấy: AC = AB + BD - CD
Tổng giá thành = CPSX dở dang + Chi phí sản xuất - Chi phí sản xuất
sản phẩm
đầu kỳ
phát sinh trong
dở dang cuối kỳ
kỳ
Khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các
ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng
tổng chi phí phát sinh trong kỳ.
4. ý nghĩa của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm
Hạch toán chi phí sản xuất là một hình thức quản lý kinh tế có kế hoạch
của doanh nghiệp. Nó đòi hỏi phải dùng đến tiền tệ để đo lường, đánh giá kết
quả hoạt động kinh tế, phải bù đắp được những chi phí bỏ ra bằng chính doanh
thu của mình trên cơ sở tiết kiệm vốn và đảm bảo có lãi. Hạch toán kinh tế
thúc đẩy tiết kiệm thời gian lao động, đảm bảo tích luỹ, tạo điều kiện cho việc
mở rộng không ngừng tái sản xuất mở rộng trên cơ sở áp dụng khoa học công

nghệ tiên tiến nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao và nâng cao phúc lợi cho
người lao động.
5. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Để đáp ứng được những yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm, kế toán phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng
tính giá thành sản phẩm.

more information and additional documents
connect with me here: />

- Tổ chức kế toán tập hợp các chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã
xác định và phương pháp kế toán tập hợp chi phí thích hợp. - Xác định chính
xác chi phí về sản phẩm làm dở cuối kỳ.
- Thực hiện tính giá thành sản phẩm kịp thời, chính xác theo đúng đối
tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành hợp lý.
-- Thực hiện phân tích tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí sản
xuất, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm để có những kiến nghị
đề suất cho lãnh đạo doanh nghiệp ra các quyết định thích hợp trước mắt cũng
như lâu dài đối với sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
III. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm
1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất:
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất ở doanh nghiệp được xác định tuỳ
thuộc vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, vào yêu cầu của
công tác quản lý giá thành... Bởi thế, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có
thể là mới phát sinh chi phí như phân xưởng, tổ, đội sản xuất, giai đoạn công
nghệ hoặc có thể là đối tượng chịu chi phí như chi tiết, bộ phận sản phẩm,
nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng... Như vậy, xác định đối tượng hạch toán chi
phí sản xuất là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định

nơi chi phí phát sinh và nơi chịu chi phí. Việc xác định đối tượng tập hợp chi
phí sản xuất là công việc đầu tiên, định hướng cho toàn bộ công tác tập hợp
chi phí sản xuất sau này. Trên cơ sở xác định đúng, thích hợp đối tượng tập
hợp chi phí sản xuất mà tổ chức ghi chép ban đầu, tổ chức bộ sổ kế toán phù
hợp để từ đó phân công công tác rõ ràng cho nhân viên kế toán theo dõi việc
thực hiện công tác của mình theo đúng chế độ quy định. Có nhiều phương
pháp hạch toán chi phí sản xuất khác nhau tuỳ theo đối tượng hạch toán ở từng
doanh nghiệp. Trong thực tế thường áp dụng một số phương pháp hạch toán
chi phí sau:
- Hạch toán chi phí theo sản phẩm
- Hạch toán chi phí theo chi tiết hoặc bộ phận sản phẩm
- Hạch toán chi phí theo nhóm sản phẩm - Hạch toán chi phí theo đơn
đặt hàng.
2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm.
2.1. Đối tượng tính giá thành:
Việc xác định đối tượng tính giá thành được dựa trên các cơ sở sau:
* Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất:
- Với sản xuất giản đơn, đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối
cùng.
- Với sản xuất phức tạp, đối tượng tính giá thành là bán thành phần ở
từng bước chế tạo hay thành phẩm ở bước chế tạo cuối cùng.
* Loại hình sản xuất: Đơn chiếc, sản xuất hàng loạt nhỏ hay sản xuất
hàng loạt với khối lượng lớn.
more information and additional documents
connect with me here: />

- Với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ, đối tượng tính giá
thành sản phẩm của từng đơn.
- Điều kiện sản xuất hàng loạt khối lượng lớn, đối tượng tính giá thành
có thể là sản phẩm cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo.

* Yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh.
- Với trình độ cao, có thể chi tiết đối tượng tính giá thành ở các góc độ
khác nhau.
- Với trình độ thấp, đối tượng tính giá thành có thể bị hạn chế và thu
hẹp lại. Nếu đặc điểm của doanh nghiệp cùng một quy trình sản xuất, cùng
một loại vật liệu nhưng sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau thì đối
tượng tính giá thành có thể quy về một loại sản phẩm gốc (sản phẩm tiêu
chuẩn) để sau đó tính ra giá thành các loại sản phẩm khác. Đối tượng tính giá
thành là sản phẩm, bán thành phẩm, công việc hoặc lao vụ nhất định đòi hỏi
phải xác định tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Đơn vị giá thành
của từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ phải thống nhất và phù hợp với thị
trường.
2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hay hệ thống phương
pháp được sử dụng để tính tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị sản
phẩm.
* Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản đơn): Phương
pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại h ình sản xuất giản
đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất và khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn
như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ).
Giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính
Tổng giá thành
sản phẩm

Tổng chi phí sản
xuất thực tế phát sinh
trong kỳ

Chênh lệch giá trị
SPDD đầu kỳ so với

cuối kỳ

Giá thành đơn vị sản phẩm =
* Phương pháp tổng cộng chi phí: Được áp dụng đối với các doanh
nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản
xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ
phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Giá
thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ
phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận
sản xuất tạo nên thành phẩm.
Giá thành sản phẩm = Z1 + Z2 + .... + Zn
Phương pháp tổng cộng chi phí được áp dụng phổ biến trong các doanh
nghiệp khai thác, dệt nhuộm, cơ khí chế tạo, may mặc...
more information and additional documents
connect with me here: />

* Phương pháp hệ số:
Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong
cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng
lao động nhưng đồng thời thu được nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí
không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà phải tập trung cho cả quá
trình sản xuất. Theo phương pháp này, trước hết kế toán căn cứ vào hệ số quy
đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, rồi từ đó đưa vào tổng chi phí
liên quan đến giá thành sản phẩm đã được tập hợp để tính giá thành sản phẩm
gốc và giá thành từng loại sản phẩm.
Giá thành đơn vị sản phẩm gốc =
Giá thành đơn vị
Giá thành đơn vị
Hệ số quy đổi
sản phẩm từng loại

sản phẩm gốc
từng loại sản phẩm
Trong đó:
Số lượng sản phẩm quy đổi =
Giá trị sản
Giá trị sản
+ Tổng chi phí Tổng giá thành =
phẩm dở dang
phát sinh trong
phẩm dở dang
sản xuất của các
đầu kỳ
kỳ
cuối kỳ
loại sản phẩm
* Phương pháp tỷ lệ: Được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất
nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt
kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo (dụng cụ, phụ tùng...). Để giảm bớt khối lượng
hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản
phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi
phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra tổng giá thành và
giá thành đơn vị sản phẩm từng loại.
Giá thành thực tế
Giá thành kế hoạch
Tỷ lệ
đơn vị sản phẩm từng
(hoặc định mức) đơn vị
chi phí
loại
sản phẩm từng loại

Trong đó:
Tỷ lệ chi phí = x 100
Tổng giá thành
Giá thành thực tế
Số lượng sản
thực tế từng loại sản
đơn vị sản phẩm từng
phẩm từng loại
phẩm
loại
* Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ:
Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên
cạnh các sản phẩm chính còn có thể thu được các sản phẩm phụ (các doanh
nghiệp chế biến đường, rượu, bia...) để tính giá trị sản phẩm chính, kế toán
phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá
trị sản phẩm phụ có thể xác định theo nhiều phương pháp như giá có thể sử
dụng được, giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu...
Tổng
Giá trị
Tổng
Giá trị
Giá trị
more information and additional documents
connect with me here: />

giá thành
sản phẩm
chính

sản phẩm

chính dở
dang đầu kỳ

chi phí phát
sinh trong kỳ

sản phẩm
phụ thu hồi

sản phẩm
chính dở
dang cuối
kỳ.
* Phương pháp liên hợp: Là phương pháp áp dụng trong những doanh
nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản
phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác
nhau như doanh nghiệp sản xuất hoá chất, dệt kim, đóng giầy, may mặc...
Trên thực tế, kế toán có thể kết hợp phương pháp trực tiếp với tổng cộng
chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ sản phẩm phụ. ..
* Phương pháp tính giá thành phân bước
Tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán có bán thành phẩm:
Phương án hạch toán này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có yêu cầu
hạch toán kinh tế nội bộ cao hoặc bán thành phẩm ra ngoài. Đặc điểm của
phương án hạch toán này là khi tập hợp chi phí sản xuất của các giai đoạn
công nghệ, giá trị bán thành phẩm của các bước trước chuyển sang bước sau
được tính theo giá thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục chi
phí gọi là kết chuyển tuần tự. Trình tự tập hợp chi phí và tính giá thành theo
phương án này có thể phản ánh qua sơ đồ sau:
+ Có tính giá thành bán thành phẩm
Sơ đồ

+ Phương án không có bán thành phẩm
Theo phương án này, kế toán không cần tính giá thành bán thành phẩm
trong từng giai đoạn mà chỉ tính giá thành thành phẩm hoàn thành bằng cách
tổng cộng chi phí nguyên vật liệu chính và các chi phí chế biến khác trong
giai đoạn công nghệ.

Có thể phản ánh phương án này qua sơ đồ sau:
Chi phí nguyên vật liệu chính cho thành
phẩm

Tổng
giá

Chi phí bước 1 tính cho thành phẩm

thành
sản

more information and additional documents
connect with me here: />
phẩm


Chi phí bước 2 tính cho thành phẩm

Chi phí bước... tính cho thành phẩm

Chi phí bước n tính cho thành phẩm
4. Các hình thức sổ sách:
Với mỗi doanh nghiệp thì có một hình thức tổ chức sổ kế toán riêng phù

hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. ở Việt Nam hiện
nay áp dụng cho các doanh nghiệp 1 trong 4 hình thức sổ kế toán sau: * Hình
thức Nhật ký chung: Đặc trưng cơ bản của hình thức này là theo trình tự thời
gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu từ
Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức này
gồm các loại sổ kế toán chủ yếu sau:
- Sổ Nhật ký chung
- Sổ Cái
- Các sổ, Thẻ kế toán chi tiết.
* Hình thức Nhật ký - Sổ cái: Theo hình thức này các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh
tế trên cơ sở Nhật ký - Sổ cái. Căn cứ để ghi Nhật ký - Sổ cái là chứng từ gốc
hay bảng tổng hợp chứng từ gốc. Hình thức này gồm các loại sổ kế toán sau:
- Sổ Nhật ký - Sổ cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
* Hình thức chứng từ - ghi sổ: Là hình thức sổ kế toán tổng hợp giữa
ghi sổ theo thời gian trên sổ Đăng ký chứng từ Ghi sổ.
- Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả
năm (theo số thứ tự trong sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ), và có chứng từ gốc
đính kèm phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Bao gồm:
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
* Hình thức Nhật ký - Chứng từ: là hình thức tổ chức sổ kế toán chung
để tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của
các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ theo bên Nợ của các tài
khoản đối ứng. Hình thức này bao gồm:
- Nhật ký chứng từ
- Bảng kê (số 4, 5, 6 và Nhật ký chứng từ số 07)
more information and additional documents

connect with me here: />

- Sổ cái
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết. 3. Phương pháp tập hợp chi phí
3.1. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh
nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
a. Hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính,
vật liệu phụ, nhiên liệu... được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm.
Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối
tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản
phẩm, loại sản phẩm lao vụ...) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó.
Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu
hao, theo hệ số, heo trọng lượng, số lượng sản phẩm...
Chi phí vật liệu
Tổng chi phí vật
Tỷ lệ (hay hệ số
phân bổ cho từng đối
liệu phân bổ
phân bổ)
tượng
Tỷ lệ (hay hệ số phân bổ) =
* Tài khoản sử dụng:
Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng
TK 621 - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp.
Tài khoản này được mở chi tiêu theo từng đối tượng tập hợp chi phí
(phân xưởng, bộ phận sản xuất).
Bên Nợ: Giá trị nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản
phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.

Bên có: - Giá trị nguyên, vật liệu xuất dùng không hết nhập kho hay
chuyển kỳ sau.
- Kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp vào TK 154 - Chi phí sản
xuất kinh doanh dở dang.
TK 621 không có số dư cuối kỳ.
* Phương pháp hạch toán
- Xuất kho nguyên vật liệu, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo
sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Nợ TK 621 (chi tiết theo từng đối
tượng)
Có TK 152 (chi tiết vật liệu): giá trị thực tế xuất dùng theo từng loại.
- Trường hợp niên vật liệu về không nhập kho mà xuất dùng trực tiếp
cho sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Căn cứ vào giá thực tế
xuất dùng, kế toán ghi:
Nợ TK 621
Nợ TK 133: Thuế VAT được khấu trừ
Có TK 331, 111, 112: Vật liệu mua ngoài
Có TK 411: Vật liệu nhận cấp phát, nhận liên doanh
Có TK 154: Vật liệu tự sản xuất hay thuê ngoài, gia công
more information and additional documents
connect with me here: />

Có TK khác (311, 336, 338): Vật liệu vay, mượn.
- Giá trị vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho hay chuyển kỳ sau:
Nợ TK 152 Có TK 621
- Giá trị vật liệu còn lại kỳ trước nhập lại kho mà để lại bộ phận sử dụng
sẽ được kế toán ghi vào đầu kỳ sau bằng bút toán:
Nợ TK 621
Có TK 152
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp cho từng đối
tượng tính giá thành:

Nợ TK 621
Có TK 152
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp cho từng đối
tượng tính giá thành:
Nợ TK 154 Có TK 621
2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (CNCTT)
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao lao động phải trả
(gồm tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương)
cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các
lao vụ, dịch vụ. Ngoài ra, CPNCTT còn bao gồm các khoản đóng góp cho các
quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn do người sử dụng lao
động chịu và tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền
lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất.
* Tài khoản sử dụng: Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử
dụng tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí
Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực
hiện lao vụ dịch vụ theo từng đối tượng.
Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá
thành
TK 622 - cuối kỳ không có số dư
* Phương pháp hạch toán
- Tính ra tổng số tiền công, tiền lương và phụ cấp phải trả trực tiếp cho
công nhân sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ.
Nợ TK 622 Có TK 334
Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo
phương pháp kiểm kê định kỳ
Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm theo phương
pháp kê khai thường xuyên
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định (phần tính vào chi phí

19%0
Nợ TK 622
Có TK 338 (3382, 3383, 3384)
more information and additional documents
connect with me here: />

- Với những doanh nghiệp sản xuất mang tính chất thời vụ, phần tiền
lương tính vào chi phí và các khoản tiền lương tính trước của công nhân sản
xuất (ngừng sản xuất theo kế hoạch)
Nợ TK 622 Có TK 335
- Cuối kỳ, kết chuyển CPNCTT vào tài khoản tính giá thành theo từng
đối tượng tập hợp chi phí:
Nợ TK 154
Có TK 622
3. Hạch toán chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất
sản phẩm sau CPNVLTT và CPNCTT. Đây là những chi phí phát sinh trong
phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Để theo dõi các
khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 - Chi phí sản xuất
chung. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản
xuất dịch vụ.
Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất
- Kết chuyển (hoặc phân bổ) chi phí sản xuất chung vào chi phí sản
phẩm hay lao vụ, dịch vụ.
TK 627 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành 6 tiểu khoản tuỳ
thuộc vào yếu tố chi phí sau:
6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng
6272 - Chi phí vật liệu
6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất

6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ
6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
6278 - Chi phí bằng tiền khác.
* Phương pháp hạch toán:
- Tính ra tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng
Nợ TK 627 (6271)
Có TK 338 (3382, 3383, 3384)
- Chi phí vật liệu dùng chung phân xưởng
Nợ TK 627 (6272)
Có TK 152
- Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất dùng cho các bộ phận, phân xưởng
Nợ TK 627 (6273)
Có TK 153
- Trích khấu hao TSCĐ của phân xưởng
Nợ TK 627 (6274)
Có TK 214
- Chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, sửa chữa nhỏ...)
Nợ TK 627 (6277)
more information and additional documents
connect with me here: />

Nợ TK 133: Thuế VAT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331: Giá trị mua ngoài
- Các chi phí phải trả (trích trước) khác tính vào chi phí sản xuất chung
trong kỳ (chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí ngừng sản xuất theo kế hoạch...), giá
trị công cụ nhỏ
Nợ TK 627
Có TK 335: Chi tiết chi phí phải trả
Có TK 142: Chi tiết chi phí trả trước
- Các chi phí bằng tiền khác (tiếp tân, hội nghị...)

Nợ TK 627 (6278)
Có TK lq (111, 112)
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
Nợ TK lq (111, 112)
Có TK 627
- Cuối kỳ, tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức phù
hợp cho các đối tượng chịu chi phí.
Nợ TK 154
Có TK 627
* Phân bổ chi phí sản xuất chung
Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ,
dịch vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho
từng đối tượng (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ) theo tiêu thức phù hợp. Trong thực
tế, các tiêu thức được sử dụng phổ biến để phân bổ chi phí sản xuất chung như
phân bổ theo định mức, theo tiền lương công nhân sản xuất.
Công thức phân bổ
Mức chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng đối tượng = x Tổng chi
phí sản xuất chung cần phân bổ
4. Tổng chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
4.1. Tổng chi phí sản xuất
* Tài khoản sử dụng
Việc tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm được tiến hành trên tài
khoản 154 - "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang". Tài khoản này được mở
chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí hay loại sản
phẩm, loại lao vụ, dịch vụ... của các bộ phận sản xuất kinh doanh chính, sản
xuất kinh doanh phụ (kể cả thuê ngoài gia công chế iến).
Nội dung phản ánh của TK 154 như sau:
Bên Nợ: Tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ (chi phí
NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sản xuất chung).
Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất

- Giá thành sản xuất thực tế (hay chi phí thực tê) của sản phẩm, lao vụ,
dịch vụ hoàn thành.
more information and additional documents
connect with me here: />

Dư Nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang chưa
hoàn thành.
* Phương pháp hạch toán
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (chi tiết theo
từng đối tượng, phân xưởng, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ...)
Nợ TK 154 Có TK 621
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp (chi tiết theo đối
tượng)
Nợ TK 154
Có TK 622
- Phân bổ (hoặc kết chuyển) chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm,
lao vụ, dịch vụ (chi tiết theo từng đối tượng)
Nợ TK 154
Có TK 627
Đồng thời phản ánh các bút toán ghi giảm chi phí
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất (vật tư, sản phẩm thiếu hụt trên
dây chuyền sản xuất, sản phẩm hỏng trên dây chuyền không sửa chữa được),
vật tư xuất dùng không hết, phế liệu thu hồi...)
Nợ TK lq (152, 138, 334, 111, 112, 154...)
Có TK 154 (chi tiết đối tượng)
- Giá thành thực tế sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành
Nợ TK 155: Nhập kho thành phẩm
Nợ TK 157: Gửi bán không qua kho
Nợ TK 632: Bán trực tiếp không qua kho
Nợ TK 152, 153

Có TK 154
4.2. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang:
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến
còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm,
doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
tại các bộ phận, phân xưởng hoặc dây chuyền sản xuất. Tuỳ theo đặc điểm tổ
chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm, doanh nghiệp
có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau:
- Đánh giá sản phẩm dở dang dựa theo chi phí kế hoạch hoặc định mức.
Căn cứ vào mức độ hoàn thành và chi phí định mức (hoặc kế hoạch) cho từng
khâu công việc để xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ là bao nhiêu. Phương
pháp này thường được áp dụng với bán thành phẩm. - Phương pháp ước tính
theo sản lượng tương đương:
Theo phương pháp này, người ta căn cứ vào mức độ hoàn thành của sản
phẩm dở để ước tính nó đạt bao nhiêu % so với sản phẩm hoàn thành. Để đảm
bảo tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để
more information and additional documents
connect with me here: />

tính các chi phí chế biến, còn các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phải xác
định theo số thực tế đã dùng.
- Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% theo chi phí
chế biến. Thường được áp dụng đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế
biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí:
Giá trị sản
Giá trị NVL chính nằm
50% chi phí chế
phẩm dở dang
trong SPDD (theo định
biến so với thành phẩm

mức)
Phương pháp tính theo chi phí vật liệu chính tiêu hao nằm trong sản
phẩm dở dang. Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm
giá trị vật liệu chính tiêu hao nằm trong sản phẩm dở còn chi phí chế biến nằm
hết trong thành phẩm hoàn thành trong kỳ.
Phương pháp tính theo chi phí vật liệu trực tiếp hay chi phí trực tiếp.
Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp (nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp) mà không tính đến
các chi phí khác.
5. Các hình thức sổ sách
Phần II: Thực trạng công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm gạch ốp lát Grant tại Công ty Thạch Bàn
Đặc điểm hoạt động chung của Công ty
Tên gọi: Công ty Thạch Bàn
Ngày thành lập: 15/02/1959
Trụ sở: Xã Thạch Bàn - Gia lâm - Hà Nội
Hình thức sở hữu: Doanh nghiệp Nhà nước Hình thức hoạt động: Hạch
toán độc lập
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất kinh doanh, vật liệu xây dựng và xây lắp
Tổng số công nhân viên (2000): 400
Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp Niên độ kế toán: từ
01/01/2000 - 31/12/2000
Đơn vị sử dụng tiền tệ trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam.
Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung.
I. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh
doanh tại Công ty Thạch Bàn có ảnh hưởng đến công tác hệ thống chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm.
1. Tìm hiểu sự ra đời và phát triển của Công ty Thạch Bàn
Công ty Thạch Bàn là doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất kinh
doanh hạch toán độc lập, tiền thân là "Công trường gạch Thạch Bàn" thuộc

"Công ty sản xuất vật liệu kiến trúc Hà Nội" được UBHC thành phố Hà Nội ra
quyết định thành lập vào ngày 15/02/1959, được thành lập theo quyết định số
498/BKT ngày 05/6/1969 của Bộ Kiến trúc và sau đó là quyết định số
100A/BXD - TCLĐ ngày 24/3/1993 của Bộ Xây dựng, là đơn vị thành viên
của Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng.
more information and additional documents
connect with me here: />

Sau hơn 40 năm hoạt động Công ty đã phát triển qua các giai đoạn:
1. Những ngày đầu thành lập: từ tháng 2 năm 1959 đến tháng 7 năm
1964, trong nền kinh tế tập trung, với công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét
nung là tạo hình thủ công, phơi cáng che phên nứa - nung đốt lò đứng 3-4 vạn
viên/mẻ và sản lượng toàn xí nghiệp chỉ đạt 3-4 sau tăng lên 8 -9 triệu
viên/năm.
2. Trưởng thành qua thời kỳ chống Mỹ: Từ tháng 8 năm 1968 đến cuối
năm 1985 trong nền kinh tế tập trung, với công nghệ sản xuất gạch ngói đất
sét nung là hệ máy gia công chế tạo hình FG5, hệ máy có hút chân không
Tiệp Khắc - sấy tunel kiểu cũ 10 hầm - nung đốt lò đứng cải tiến 8-10 vạn
viên/mẻ và sản lượng toàn xí nghiệp tăng từ 14 đến 23 triệu viên/năm.
Vững vàng trước thử thách của nền kinh tế thị trường: từ đầu năm 1985
đến tháng 3 năm 1991, trong nền kinh tế thị trường, với công nghệ sản xuất
gạch ngói đất sét nung là hệ máy gia công chế biến tạo hình FG5, hệ máy có
hút chân không Bungari - sấy tunel kiểu cũ 10 hầm - nung đốt lò đứng cải tiến
8-10 vạn viên/mẻ và sản lượng toàn xí nghiệp đạt 14-16 triệu viên/năm.
4. Đầu tư và phát triển (từ tháng 4 năm 1991 đến tháng 12 năm 1994):
Trong nền kinh tế thị trường, với công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung là
bộ máy gia công chế biến tạo hình có hút chân không Bungari - sấy tunel kiểu
cũ - nung đốt lò tunel công suất 20-25 triệu viên/năm, xí nghiệp đã tăng sản
lượng từ 25 lên 30 triệu viên/năm. Tháng 4/1993, Bộ trưởng Bộ xây dựng
quyết định tách xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn ra khỏi liên hợp các xí nghiệp

gạch ngói sành sứ thành đơn vị trực thuộc Bộ. Ngày 20 tháng 7 năm 1994, để
phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Bộ
trưởng Bộ xây dựng ra quyết định số 480/BXD - TCLĐ đổi tên xí nghiệp gạch
ngói Thạch Bàn thành Công ty Thạch Bàn. Trong thời gian này, Công ty đã
bước đầu tham gia công tác xây lắp và chuyển giao công nghệ sản xuất gạch
ngói đất sét nung bằng lò tunel 5 vươn lên tầm cao mới (từ tháng 01 năm 1995
đến nay, tháng 9/1999):
- Công ty đã phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế thị trường.
- Với công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung là tạo hình có hút chân
không Bunrari - sấy tunel kiểu mới - nung đốt lò tunel công suất 20-25 triệu
viên/năm.

more information and additional documents
connect with me here: />

more information and additional documents
connect with me here: />

Phần II
Thực trạng công tác tổ chức hạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm gạch ốp lát Granit
tại Công ty Thạch Bàn.
Đặc điểm hoạt động chung của công ty
Tên gọi: Công ty Thạch Bàn Ngày thành lập: 15/02/1959
Trụ sở: xã Thạch Bàn - Gia Lâm - Hà Nội Hình thức sở hữu: Doanh
nghiệp Nhà nước
Hành thức hoạt động: Hạch toán độc lập
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và xây lắp
Tổng số công nhân viên (2000): 4000
Chế độ kế toán áp dụng tại Doanh nghiệp

Niên độ kế toán| từ 01/01/2000 - 31/12/2000
Đơn vị sử dụng tiền tệ trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam
Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung
I. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức quản lý hoạt động
sản xuất kinh doanh tại Công ty Thạch Bàn có ảnh hưởng đến
công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm.

1. Tìm hiểu sự ra đời và phát triển của Công ty Thạch Bàn
Công ty Thạch Bàn là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng Công ty
Thuỷ tinh và gốm xây dựng được thành lập theo quyết định số 100A/BXDTCLĐ ngày 24/3/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Công ty có trụ sở đóng tại: Xã Thạch Bàn - Gia Lâm - Hà Nội
Ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu: Sản xuất vật liệu xây dựng, vật
liệu trang trí nội thất, xây lắp và chuyển giao công nghệ các công trình vật liệu
xây dựng (gạch gốm sứ), xây dựng các công trình dân dụng, kinh doanh vật tư
thiết bị phục vụ ngành xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng.
Cũng như hầu hết các đơn vị kinh tế quốc doanh, Công ty đã có một quá
trình phát triển không ngừng để tồn tại và khẳng định vai trò của mình. Tiền
thân của Công ty là "Công trường gạch Thạch Bàn được thành lập từ
more information and additional documents
connect with me here: />

15/2/1959 thuộc Công ty Kiến trúc Hà Nội, sản xuất hoàn toàn thủ công, sản
lượng thấp từ 2-3 triệu viên sản phẩm /năm.
Sau hơn 40 năm hoạt động Công ty đã phát triển qua các giai đoạn:
1. Những ngày đầu thành lập: từ tháng 2/1959 đến đầu tháng 7/1964,
trong nền kinh tế tập trung, với công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung là
tạo hình thủ công, phơi cáng che phên nứa, cung đốt lò đứng 3-4 vạn viên/mẻ
và sản lượng toàn xí nghiệp chỉ đạt 3-4 sau tăng lên 8-9 triệu viên/năm.
2. Trưởng thành qua thời kỳ chống Mỹ: từ tháng 8 năm 1968 đến cuối

năm 1985 trong nền kinh tế tập trung, với công nghệ sản xuất gạch ngói đất
sét nung là hệ máy gia công chế biến tạo hình EG5, hệ máy có hút chân không
Tiệp Khắc - sấy tunel kiểu cũ 10 hầm nung đốt lò đứng 8-10 vạn viên/ mẻ và
sản lượng toàn xí nghiệp tăng từ 14 đến 23 triệu viên/năm.
3. Vững vàng trước thử thách của nền kinh tế thị trường: từ đầu năm
1985 đến tháng 3 năm 1991, trong nền kinh tế thị trường, với công nghệ sản
xuất gạch ngói đất sét nung là hệ máy gia công chế biến tạo hình EG5, hệ máy
có hút chân không Bungaria-sấy tunel kiểu cũ 10 hầm - nung đốt lò cải tiến 810 vạn viên/mẻ và sản lượng toàn xí nghiệp chỉ đạt 14-16 triệu viên/năm.
4. Đầu tư và phát triển (từ tháng 4 năm 1991 đến tháng 12 năm 1994):
Trong nền kinh tế thị trường, với công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung là
hệ máy gia công chế biến tạo hình có hút chân không Bungaria - sấy tunel
kiểu mới - nung đốt lò tunel công suất 20-25 triệu viên/năm, Xí nghiệp đã
tăng sản lượng từ 25 lên 30 triệu viên/năm. Tháng 4/1993, Bộ Xây dựng quyết
định tách Xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn ra khỏi liên hiệp các Xí nghiệp gạch
ngói sành sứ thành đơn vị trực thuộc Bộ. Ngày 30 tháng 7 năm 1994, để phù
hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, Bộ trưởng
Bộ Xây dựng ra quyết định số 480/BXD-TCLĐ đổi tên Xí nghiệp Gạch ngói
Thạch Bàn thành Công ty Thạch Bàn. Trong thời gian này, Công ty đã bước
đầu tham gia công tác xây lắp và chuyển giao công nghệ sản xuất gạch ngói
đất sét nung bằng lò tunel.
5. Vươn lên tầm cao mới (từ tháng 01 năm 1995 đến nay, đến tháng 9
năm 1999):
- Công ty đã phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế thị trường.
- Với công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung là hệ máy gia công chế
biến tạo hình có hút chân không Bungaria- sấy tunel kiểu mới - nung đốt lò
tunel công suất 20-25 triệu viên/năm. Qua nhiều sáng kiến như lắp quạt đẩy lò
nung tunel, pha than vào gạch mộc, làm nguội nhanh, Công ty đã tăng sản
lượng từ 30 lên 38 triệu viên/năm.
more information and additional documents
connect with me here: />


- Từ năm 1993 đến năm 1999, Công ty đã tham gia công tác xây lắp và
chuyển giao công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung bằng lò tunel được 33
nhà máy, góp phần thay đổi tận gốc nghề làm gạch ở Việt Nam.
- Tháng 8 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số
4265/KTN phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Nhà máy gốm Granit nhân tạo
của Công ty Thạch Bàn, với tổng số vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng Việt Nam.
Ngày 21 tháng 11 năm 1996, mẻ sản phẩm Granit đầu tiên của Công ty ra lò.
Đến nay, sau khi tách dây chuyền sản xuất gạch ngói đất sét nung thành công
ty cổ phần, doanh thu của công ty đã đạt trên 100 tỷ VNĐ, sản lượng
1.000.000m2/năm. Công ty đang triển khai lắp đặt dây chuyền 2 nhà máy
Granit, đưa sản lượng toàn công ty lên 2.000.000m2/năm vào cuối năm 2000.
Hiện nay, sản phẩm granit của công ty đã được tiêu thụ trên toàn quốc, với 3
chi nhánh ở 3 miền, hơn 800 đại lý và bước đầu xuất khẩu sang Hàn Quốc,
Ucraina, Lào.
Để phù hợp với các chính sách kinh tế xã hội và đứng vững trong nền
kinh tế thị trường những năm gần đây Công ty đã đa dạng hoá ngành nghề
kinh doanh:
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất và vật
tư thiết bị phục vụ ngành xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng.
- Thi công xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp (gạch, ngói,
gốm, sứ)
- Tư vấn xây dựng các công trình vật liệu xây dựng (gạch, gốm, sứ); tư
vấn sử dụng máy móc thiết bị sản xuất gồm sứ và tổ chức chuyển giao công
nghệ sản xuất các sản phẩm gốm sứ.
- Các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.
Là một trong những đơn vị hàng đầu của ngành sản xuất vật liệu xây
dựng Việt Nam, Công ty luôn chú trọng đầu tư nâng cao kỹ thuật công nghệ
cho dây chuyền sản xuất gạch ốp lát granit đạt chất lượng cao nhất, thoả mãn
những nhu cầu tôn chỉ "chữ tín với khách hàng".

Để thực hiện tốt chỉ tiêu đó, Công ty quyết định xây dựng và áp dụng có
hiệu quả cải tiến liên tục "Hệ thống quản lý chất lượng" theo tiêu chuẩn ISO
9002.
Biểu 1: Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
1998

Doanh thu

Lợi nhuận

Tiền lương bq

Nộp NS nhà
nước

110.004

250

0,961531

2256

more information and additional documents
connect with me here: />

1999


118.116

479

1,031657

7289

2000

135.428,82

6834

1,524000

8881,20

more information and additional documents
connect with me here: />

2. Đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm gạch ốp lát granit
Nguyên vật liệu chính để sản xuất gạch granit là đất sét, Caolin, Fenspat,
Đôlomit được khai thác chủ yếu ở trong nước. Có một số loại vật liệu phụ
công ty phải nhập từ nước ngoài như bi nghiền, quả lô, đĩa vát cạnh, đá mài.
Nguyên vật liệu xuất kho vật tư cho sản xuất được đưa tới nhà máy bắt đầu
quá trình sản xuất sản phẩm. Nguyên liệu sau khi gia công được chuyển lên
dây chuyền sản xuất qua hệ máy nghiền bi, bể hồ, sấy phun, lò nung. Sản
phẩm sau khi nung được nhập kho bán thành phẩm nhà máy. Căn cứ vào kế
hoạch sản xuất trong kỳ một số sản phẩm sau nung qua hệ máy lựa chọn một

phần được đóng hộp (sản phẩm thường), một phần được chuyển tới dây
chuyền vát cạnh, mài bóng để tiếp tục gia công thành sản phẩm vát cạnh, còn
sản phẩm mài bóng ngoài vát cạnh còn được mài bóng bề mặt nhờ đá mài, quả
lô kim cương. Sản phẩm vát cạnh, bài bóng sau khi gia công cũng được đóng
hộp. Sản phẩm đóng hộp sau khi được bộ phận KCS kiểm tra chất lượng, đóng
dấu mới được nhập kho thành phẩm.
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất gạch ốp lát granit nhân tạo
Sơ đồ 1
Nguyên vật liệu

Si lô đơn màu

Trộn hai trục

Nạp liệu

Sàng rung

Si lô đa màu

Máy lựa chọn

Sản phẩm đạt tiêu
chuẩnđóng gói

Nhập kho thành

Nghiền bi

Bể chứa có khuấy chậm


Sấy phem

Kết chứa

Sàng rung(qua
khử từ)

Máy ép

Sấy đứng

Tráng men,
engobe

Lò nung

Sấy tunel

Máy vát cạnh,
mài bóng

morephẩm
information and additional documents
connect with me here: />
Xe goòng


3) Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất của Công ty
Thạch Bàn

Công tác quản lý là khâu quan trọng để duy trì hoạt động của bất kỳ một
doanh nghiệp nào. Nó thật sự cần thiết và không thể thiếu được trong sự vận
hành mọi hoạt động, đảm bảo giám sát chặt chẽ tình hình sản xuất của doanh
nghiệp. Bộ máy quản lý tại Công ty là một đội ngũ cán bộ có năng lực giữ vai
trò chủ chốt điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty một cách năng động và
có hiệu quả.
Sau khi cổ phần Nhà máy gạch ngói Thạch Bàn, Công ty Thạch Bàn gồm
có 4 nhà máy (xí nghiệp) thành viên: Nhà máy gạch ốp lát granit: Xí nghiệp
kinh doanh, xí nghiệp xây lắp và tư vấn xây dựng; phân xưởng cơ điện. Mỗi
đơn vị có nhiệm vụ khác nhau: Nhà máy gạch ốp lát granit chuyên sản xuất
gạch granit cao cấp, xí nghiệp kinh doanh chuyên tiêu thụ sản phẩm gạch
granit và kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng khác. Xí nghiệp xây lắp
chuyên thực hiện các công việc xây dựng trong và ngoài công ty, phân xưởng
cơ điện chuyên lắp đặt, sửa chữa thiết bị điện cho toàn Công ty, chủ yếu phục
vụ cho sản xuất ở nhà máy gạch granit.
Do đặc điểm Công ty Thạch Bàn gồm có 4 đơn vị thành viên nên việc tổ
chức quản lý sản xuất kinh doanh cũng mang nhiều nét đặc trưng so với các
doanh nghiệp khác. Công ty hiện nay có hơn 300 cán bộ công nhân viên trong
đó nhà máy gạch granit chiếm khoảng 200 người, bậc thợ trung bình của công
nhân sản xuất là 5, 6, 7. Đội ngũ quản lý tại công ty có trên 90 người trong đó
hơn 80% kỹ sư, cử nhân các ngành nghề.
Để đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả công ty tổ chức bộ máy gọn
nhẹ theo chế độ một thủ trưởng. Đứng đầu là giám đốc công ty - người có
quyền hành cao nhất, chịu mọi trách nhiệm với Nhà nước và tập thể cán bộ
công nhân viên về mọi mặt trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Giúp việc cho
giám đốc là 1 phó giám đốc, 1 trợ lý giám đốc cùng hệ thống các phòng, ban
khác. Nhà máy là bộ phận trực tiếp tham gia chế tạo sản phẩm.
Hiện nay, công ty có 4 phòng chức năng giúp việc giám đốc, mỗi phòng,
ban chức năng có nhiệm vụ cụ thể sau:
* Văn phòng công ty:

Chịu trách nhiệm các công việc sau:
+ Công tác hành chính
+ Công tác tổ chức lao động: Tuyển chọn, theo dõi, quản lý nhân sự toàn
công ty đồng thời giúp Giám đốc xét duyệt lương khối gián tiếp.
more information and additional documents
connect with me here: />

×