Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.76 MB, 207 trang )

iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU............................................................................ xii
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN.......................................................9
1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước .....................................................................9
1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài...................................................................15
1.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................22
1.3.1. Tiếp cận vấn đề nghiên cứu.................................................................................22
1.3.2. Hệ thống dữ liệu ..................................................................................................22
1.3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu..............................................................................23
1.3.4. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu..............................................................23
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP
TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG.......................................................26
2.1. Tổng quan về lĩnh vực tài chính ngân hàng ...........................................................26
2.1.1. Lĩnh vực tài chính ngân hàng .............................................................................26
2.1.2. Một số tổ chức tài chính trung gian.....................................................................26
2.2. Hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.....................31
2.2.1. Khái niệm hoạt động mua bán và sáp nhập.........................................................31
2.2.2. Hình thức mua bán và sáp nhập ..........................................................................35
2.2.3. Phương thức thực hiện mua bán và sáp nhập ......................................................39
2.2.4. Quy trình thực hiện mua bán và sáp nhập ...........................................................41
2.3. Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng .....51
2.3.1. Khái niệm phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập.........................................51
2.3.2. Sự cần thiết phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng.......................................................................................................................51


2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động mua bán và sáp nhập trong
lĩnh vực tài chính ngân hàng..........................................................................................54


iv

2.4. Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động mua bán và sáp nhập lĩnh vực tài chính
ngân hàng.......................................................................................................................57
2.4.1. Nhân tố ngoài doanh nghiệp................................................................................58
2.4.2. Nhân tố thuộc doanh nghiệp................................................................................61
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP TRONG
LĨNH VỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM .................................................63
3.1. Khái quát về lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam ............................................63
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.......................................................................63
3.1.2. Lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam thời gian qua .......................................67
3.2. Thực trạng hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Việt Nam........................................................................................................................71
3.2.1. Giai đoạn từ trước 1997.......................................................................................71
3.2.1. Giai đoạn từ 1997 đến 2005 ................................................................................72
3.2.2. Giai đoạn từ 2005 đến 2007 ................................................................................74
3.2.3. Giai đoạn từ 2007 đến nay...................................................................................76
3.3. Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực
tài chính ngân hàng Việt Nam .......................................................................................85
3.3.1. Số lượng và giá trị thương vụ mua bán và sáp nhập ...........................................85
3.3.2. Chất lượng các thương vụ mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng Việt Nam ......................................................................................................90
3.3.3. Kết luận chung về thực trạng phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong
lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam.......................................................................100
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ NHÓM ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP TRONG LĨNH VỰC

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020.......................................117
4.1. Triển vọng phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng Việt Nam ....................................................................................................117
4.2. Một số nhóm đề xuất và khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động mua bán
và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam .........................................122
4.2.1. Đề xuất đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng .......................................122
4.2.1.1. Hoàn thiện thể chế và xây dựng khung pháp lý chuyên biệt cho hoạt động
mua bán và sáp nhập....................................................................................................122


v

4.2.1.2. Nghiên cứu biên độ và thời gian tăng tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần của các
nhà đầu tư nước ngoài tại các tổ chức tài chính Việt Nam..........................................126
4.2.1.3. Phổ biến kiến thức về mua bán và sáp nhập và khuyến khích các tổ chức
chủ động thực hiện M&A bằng nhiều hình thức .........................................................127
4.2.1.4. Ban hành quy trình chuẩn cho các thương vụ mua bán và sáp nhập
tại thị trường Việt Nam................................................................................................130
4.2.1.5. Ban hành hướng dẫn cụ thể về công tác định giá hoạt động mua bán
và sáp nhập ..................................................................................................................140
4.2.1.6. Ban hành các quy định bắt buộc về minh bạch trong công bố thông tin
tài chính doanh nghiệp.................................................................................................144
4.2.1.7. Khuyến khích hình thành các tổ chức tư vấn hoạt động mua bán và sáp nhập
chuyên nghiệp..............................................................................................................144
4.2.2. Đề xuất đối với các tổ chức tài chính ngân hàng...............................................145
4.2.2.1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch, mục tiêu mua bán và sáp nhập cụ thể.........145
4.2.2.2. Tuân thủ chặt chẽ quy định về minh bạch và công bố thông thông tin..........146
4.2.2.3. Kết hợp chặt chẽ với các tổ chức tư vấn trong quá trình thực hiện mua bán và
sáp nhập .......................................................................................................................146
4.2.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp................................148

4.2.3. Khuyến nghị đối với các cơ quan, ban ngành chức năng..................................149
4.2.3.1. Khuyến nghị chung.........................................................................................149
4.2.3.2. Khuyến nghị cụ thể.........................................................................................150
4.2.3.2.1. Đối với Nhà nước ........................................................................................150
4.2.3.2.2. Đối với Bộ Tài chính ...................................................................................152
4.2.3.2.3. Đối với Ngân hàng Nhà nước......................................................................153
4.2.3.2.4. Đối với Ủy ban chứng khoán Nhà nước......................................................154
KẾT LUẬN .................................................................................................................156
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ CỦA
TÁC GIẢ ..................................................................................................................... xiii
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... xiv
PHỤ LỤC .................................................................................................................... xxi
Phụ lục 1. Bảng khảo sát về hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng Việt Nam .................................................................................................... xxi


vi

Phụ lục 2. Kết quả khảo sát ....................................................................................... xxvi
Phụ lục 3. Các kết quả ước lượng mô hình Probit cho thấy mối quan hệ giữa tình hình
kinh doanh của doanh nghiệp tài chính và khả năng doanh nghiệp sẽ thực hiện hoạt
động mua bán và sáp nhập....................................................................................... xxxiv
Phụ lục 4. Giải thích ý nghĩa mô hình Probit đánh giá mối quan hệ giữa tình hình
kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng doanh nghiệp sẽ thực hiện thương vụ
mua bán và sáp nhập trong các tổ chức tài chính ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007 2013 ........................................................................................................................ xxxvii
Phụ lục 5. Quy định pháp lý về hoạt động mua bán và sáp nhập tại Việt Nam ...... xxxix
Phụ lục 6. Tình hình tài chính của 22 tổ chức tài chính ngân hàng Việt Nam đã
thực hiện M&A giai đoạn 2007 - 2013 ......................................................................... xl



vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Giải thích thuật ngữ

ABBANK

An Binh Bank
Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình

ACB

Asia Commercial Bank
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

ADB

Asian Development Bank
Ngân hàng Phát Triển Châu Á

AMC

Asset Management Company
Công ty quản lý tài sản

ANZ

Australia and New Zealand Banking Group Ltd

Tập đoàn tài chính Úc NewZealand

BIDV

Bank for Investment and Development of Vietnam
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BIS

Bank for International Settlements
Ngân hàng thanh toán quốc tế

BOC

Bank of China
Ngân hàng Trung Hoa

BTC

Bộ Tài chính

CAR

Capital Adequacy Ratio
Hệ số an toàn vốn

CBA

Commonwealth Bank of Australia
Ngân hàng Thịnh Vương Úc


CCB

China Construction Bank
Ngân hàng Xây Dựng Trung Hoa

CP

Chính phủ

CTCK

Công ty chứng khoán

CTCP

Công ty cổ phần

ĐHQGHN

Đại học quốc gia Hà Nội

DN

Doanh nghiệp


viii

EBIT


Earning Before Interest and Tax
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

EXIMBANK

Export and Import Bank
Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu

FICOMBANK

Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất

FCFE

Free Cash Flow to Equity
Chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu

FDI

Foreign Direct Investment
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

FPTS

Công ty chứng khoán FPT

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GIADINHBANK

Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định

GIC

Global Insurance Company
Công ty bảo hiểm toàn cầu

HABUBANK

Hanoi Building Bank
Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội

HSBC

Hongkong and Shanghai Banking Corporation
Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải

IAS

International Accounting Standards
Chuẩn mực kế toán quốc tế

IBJ

The Industrial Bank of Japan
Ngân hàng Công Nghiệp Nhật Bản


ICBC

International Commerce Bank of China
Ngân hàng Thương Mại Quốc Tế Trung Hoa

IDJ

Công ty cổ phần Đầu Tư Tài Chính Quốc Tế

IFRS

International Financial Reporting Standards
Chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế

KPMG

Công ty kiểm toán KPMG

LIENVIETBANK

Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt

LIENVIETPOSTBANK

Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt


ix


M&A

Mergers and Acquisitions
Mua bán và sáp nhập

MB

Military Bank
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

MHB

Mekong Housing Bank
Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng
Sông Cửu Long

MUFG

Mitsubishi UFJ Financial Group
Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ

MXB

My Xuyen Bank
Ngân hàng thương mại cổ phần Mỹ Xuyên



Nghị định


NDT

Nhân dân tệ

NHNNVN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

NHTW

Ngân hàng trung ương

NI

Net Income
Lợi nhuận sau thuế - Thu nhập ròng

NXB

Nhà xuất bản

NYSE


New York Stock Exchange
Sàn chứng khoán New York

OCB

Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông

ODA

Official Development Assistance
Khoản hỗ trợ phát triển chính thức

OTC

Over – the - counter
Thị trường phi tập trung

PVI

Petro Vietnam Insurance Joint Stock Corporation
Công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam

PWC

Pricewaterhousecoopers
Công ty kiểm toán Pricewaterhousecoopers


x




Quyết định

ROA

Return on Asset
Hệ số thu nhập trên tài sản

ROE

Return on Equity
Hệ số thu nhập trên vốn chủ sở hữu

SACOMBANK

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

SCB

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

SEABANK

Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á

SFC

Saigon Financial Company

Công ty tài chính Sài Gòn

SHB

Sahabank
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội

SOUTHERN BANK

Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam

SSI

Saigon Securities Joint Stock Company
Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn

TCNH

Tài chính ngân hàng

TECHCOMBANK

Ngân hàng thương mại cổ phần
Kỹ Thương Việt Nam

TINNGHIABANK

Ngân hàng thương mại cổ phần Tín Nghĩa

TT


Thông tư

TTCK

Thị trường chứng khoán

UBCKNN

Ủy ban chứng khoán Nhà nước

UNCTAD

United Nations Conference on Trade and Development
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương Mại và Phát Triển

USD

United State Dollar
Đô la Mỹ

VCB

Vietcombank
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

VCSC

Viet Capital Securities JSC
Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt


VIB

Vietnam International Bank


xi

Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam
VIETINBANK

Ngân hàng Công Thương Việt Nam

VND

Việt Nam Đồng

VNPT

Vietnam Posts and Telecommunications Group
Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam

VNR

Vietnam Ranking
Bảng xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam

VPBANK

Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng


VPSC

Công ty Dịch Vụ Tiết Kiệm Bưu Điện

WACC

Weighted Average Cost of Capital
Chi phí sử dụng vốn bình quân

WTO

World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới


xii

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Phân loại hoạt động mua bán và sáp nhập ...................................................32
Sơ đồ 2.2. Thực hiện đề xuất phương án sáp nhập........................................................42
Sơ đồ 2.3. Chính thức thỏa thuận thực hiện M&A........................................................43

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tình hình M&A tại các công ty chứng khoán Việt Nam giai đoạn
2007 đến 2013 ...............................................................................................................80
Biểu đồ 3.2. Tình hình M&A tại các công ty bảo hiểm Việt Nam giai đoạn
2007 đến 2013 ...............................................................................................................81
Biểu đồ 3.3. Tỷ trọng số lượng thương vụ M&A Việt Nam theo ngành giai đoạn
2007 đến 2013 ...............................................................................................................86

Biểu đồ 3.4. Tỷ trọng giá trị thương vụ M&A Việt Nam theo ngành giai đoạn
2007 đến 2013 ...............................................................................................................87
Biểu đồ 3.5. Tình hình M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam giai đoạn
2007 đến 2013 ...............................................................................................................87
Biểu đồ 3.6. Đánh giá động cơ của hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực
tài chính ngân hàng Việt Nam .......................................................................................93
Biểu đồ 3.7. Đánh giá nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động mua bán và sáp nhập trong
lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam.........................................................................93
Biểu đồ 3.8. Đánh giá một số hạn chế ảnh hưởng tới sự phát triển của hoạt động M&A
trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam .............................................................109
Biểu đồ 3.9. Đánh giá mức độ quan trọng dẫn tới giao dịch M&A trong lĩnh vực
tài chính ngân hàng Việt Nam gặp thất bại .................................................................113
Biểu đồ 3.10. Đánh giá mức độ am hiểu về M&A......................................................113


xiii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Thương vụ mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Việt Nam giai đoạn 1997 đến 2004...............................................................................73
Bảng 3.2. Một số thương vụ mua bán và sáp nhập trong ngành Ngân hàng Việt Nam
giai đoạn 2007 đến nay..................................................................................................77
Bảng 3.3. Một số thương vụ M&A điển hình trong ngành bảo hiểm giai đoạn
2005 đến 2013 ...............................................................................................................81
Bảng 3.4. Mô tả các biến tài chính đưa vào mô hình phân tích tình hình kinh doanh của
các doanh nghiệp tài chính ngân hàng giai đoạn trước và sau khi thực hiện M&A và
xác suất doanh nghiệp sẽ thực hiện M&A ....................................................................92
Bảng 3.5. So sánh tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp tài chính ngân hàng....94
Bảng 3.6. Mô hình Probit cho thấy mối quan hệ giữa tình hình kinh doanh của
doanh nghiệp và xác suất doanh nghiệp tài chính sẽ thực hiện M&A ..........................97

Bảng 3.7. Kết quả thực nghiệm mô hình Probit đánh giá mối quan hệ giữa tình hình
kinh doanh của doanh nghiệp và xác suất doanh nghiệp tài chính sẽ thực hiện
hoạt động mua bán và sáp nhập.....................................................................................98


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trên thế giới, các hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) được hình thành từ rất
sớm, phổ biến ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển. Đánh dấu cho sự ra
đời của hoạt động M&A được khởi nguồn vào cuối thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ thứ 20,
tuy nhiên sự phát triển mạnh nhất của hoạt động này chỉ thực sự diễn ra vào những
năm 90 của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Đi đầu là lĩnh vực tài chính ngân hàng của Mỹ,
sau đó là Châu Âu, Châu Mỹ La Tinh và cuối cùng là các quốc gia tại khu vực Châu
Á. Huttchison và Mason (2001) [59]. Trong vài năm gần đây, các thương vụ mua bán
và sáp nhập trên thế giới không ngừng gia tăng về cả số lượng và giá trị các thương vụ.
Năm 2013, tổng giá trị M&A toàn cầu đạt 2.215 tỷ USD với khoảng 10.000 thương
vụ. Goldman Sachs (2014). Giải pháp tài chính này đã trở thành một trong những vấn
đề được quan tâm không chỉ tại các quốc gia phát triển mà cả ở các quốc gia đang phát
triển, đặc biệt phổ biến trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Việt Nam sau gần 30 năm cải cách kinh tế, có thể thấy thời điểm này nền kinh
tế đang chuyển động theo hướng chuẩn bị cho một chu kỳ phát triển kinh tế mới (bắt
đầu vào năm 2011), thời điểm mà các doanh nghiệp tư nhân nội địa buộc phải hợp tác
cùng nhau trong bất kỳ phương thức nào để gia tăng quy mô và năng lực cạnh tranh
hoặc sẽ phải chọn lựa việc chuyển giao cho các doanh nghiệp nước ngoài. Trong bối
cảnh hội nhập nền kinh tế quốc tế, hệ thống các tổ chức tài chính ngân hàng (TCNH)
Việt Nam đã lớn mạnh vượt bậc, tăng trưởng nhanh về số lượng cũng như chất lượng,
mở rộng mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước, tạo tiền đề vững chắc cho Việt Nam
chuyển sang nền kinh tế thị trường, đồng thời đóng góp to lớn cho quá trình tăng

trưởng kinh tế đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công khi hội nhập, các tổ
chức này cũng đã bộc lộ một số bất cập, yếu kém như vốn điều lệ và tính thanh khoản
thấp, tỷ lệ nợ xấu gia tăng, trình độ quản trị còn yếu, nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu
cầu hội nhập. Thực trạng này đặt ra vấn đề cấp bách là phải tái cấu trúc hệ thống tài
chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mại (NHTM), công ty chứng khoán (CTCK)
và công ty bảo hiểm (CTBH). Khi yêu cầu tái cấu trúc đặt ra, hoạt động M&A doanh


2

nghiệp thành công sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao sức mạnh toàn diện, lợi thế cạnh
tranh, đồng thời thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.
Bên cạnh đó, thị trường M&A Việt Nam cũng mới chỉ thực sự sôi động và phát
triển trong 7 năm trở lại đây từ 2007 cùng với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán.
Trong đó, các thương vụ đầu tư vốn cổ phần khi nhà đầu tư nước ngoài tiến hành mua
cổ phần của các tổ chức tài chính, đánh dấu cho những thương vụ M&A đầu tiên trong
lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam. Việc các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và
các tổ chức tài chính ngân hàng nói riêng tham gia vào hoạt động M&A trong những
năm qua hoàn toàn theo chiều hướng tích cực và không nằm ngoài quy luật phát triển
của các doanh nghiệp trên thế giới, điển hình là các doanh nghiệp tài chính.
Một là, hoạt động mua bán và sáp nhập góp phần cải thiện cơ cấu doanh nghiệp
và độ mở cửa thị trường, sự gắn kết và nâng cao khả năng cạnh tranh trong môi trường
kinh doanh toàn cầu. Bởi khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về mở
cửa thị trường tài chính vào năm 2020, các doanh nghiệp tài chính trong nước cần đủ
mạnh để có thể tồn tại trong môi trường kinh doanh quốc tế.
Hai là, hoạt động mua bán, sáp nhập là một giải pháp tốt trong tái cấu trúc toàn
hệ thống tài chính, góp phần giảm bớt số lượng, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt
động của các tổ chức tài chính trên thị trường. Bởi hiện nay, Việt Nam có 5 (trong đó 4
ngân hàng đã cổ phần hóa nhưng Nhà nước vẫn chiếm cổ phần chi phối, còn lại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn chưa được cổ phần hóa), 34 ngân hàng

thương mại cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh và 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài
chiếm, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 18 công ty tài chính, 95 công ty chứng
khoán và 59 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ và rất nhiều các tổ chức
tài chính tín dụng khác, số lượng các doanh nghiệp tài chính là khá lớn trên quy mô
của thị trường và toàn bộ nền kinh tế. Do đó, hoạt động mua bán và sáp nhập sẽ góp
phần loại bỏ những bất cập, chênh lệch quá lớn về tài chính và nâng cao năng lực quản
trị của các tổ chức, hướng tới xây dựng một nền tài chính Việt Nam phát triển về chất
lượng và bền vững.
Ba là, hoạt động mua bán và sáp nhập các tổ chức tài chính sẽ góp phần ngăn
chặn được sự đổ vỡ, phá sản của một số tổ chức tài chính. Điều này có thể gây nên
những ảnh hưởng tiêu cực đến toàn hệ thống tài chính. Thời gian qua lĩnh vực tài


3

chính ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như chất lượng tài sản
kém, khó khăn về thanh khoản, chất lượng lợi nhuận thấp, yếu kém về quản trị và quản
lý rủi ro. Nhiều tổ chức tài chính địa phương quá nhỏ, quy mô vốn thấp, yếu kém về
năng lực quản trị đã nhanh chóng nâng tầm thành các tổ chức có quy mô quốc gia, do
vậy, sớm bộc lộ những yếu kém trong khâu quản lý dòng tiền, cũng như sử dụng hiệu
quả nguồn vốn. Điều này gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tới hệ thống tài chính nói
riêng và nền kinh tế nói chung. Do vậy, hoạt động mua bán và sáp nhập góp phần hỗ
trợ các doanh nghiệp tài chính không rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán,
khánh kiệt về nguồn vốn, phải tuyên bố phá sản...từ đó khôi phục lại hoạt động kinh
doanh.
Bốn là, hoạt động mua bán và sáp nhập làm thay đổi cơ cấu sở hữu, quyền kiểm
soát, điều hành, năng lực tài chính và quy mô kinh doanh của tổ chức tài chính, từ đó
góp phần mở ra những cơ hội kinh doanh mới, tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính và doanh nghiệp trong nền
kinh tế.

Năm là, hoạt động mua bán và sáp nhập là kênh thu hút các nguồn lực nước
ngoài hiệu quả. Bởi cùng với quá trình toàn cầu hóa, các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm cơ hội
ở các quốc gia khác và lĩnh vực tài chính luôn là đích đến đầu tiên mà các nhà đầu tư
hướng tới. Thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập, các tổ chức tài chính sẽ có cơ
hội thực hiện các hoạt động đầu tư hoặc bán cổ phần cho các đối tác nước ngoài.
Hoạt động mua bán và sáp nhập đem lại nhiều lợi ích đối với các tổ chức tài
chính nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do vậy, việc chú trọng tập trung phát triển
giải pháp tài chính quan trọng này đóng vai trò cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Tuy
nhiên, hoạt động mua bán và sáp nhập mới chỉ thực sự phát triển tại Việt Nam trong 7
năm trở lại đây, do vậy nó còn khá mới cả về thực tiễn lẫn lý luận. Một số nghiên cứu
gần đây mới dừng lại ở việc giải quyết một số khía cạnh, nội dung nhất định của hoạt
động mua bán và sáp nhập, tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào đi sâu, có tính chất
hệ thống về hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại thị
trường Việt Nam. Xuất phát từ thực tế trên, nghiên cứu về việc cần phải phát triển giải
pháp tài chính này là cần thiết cả về lý luận và thực tiễn.
Nghiên cứu về hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân


4

hàng nhằm giải quyết nhiều vấn đề, cần có sự xem xét và đánh giá cụ thể về: hệ thống
hóa cơ sở lý luận về hoạt động mua bán và sáp nhập và sự phát triển của hoạt động này
trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, các phương thức, quy trình thực hiện và một số
nhân tố chính tác động tới hoạt động này trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Trong đó
xem xét và đánh giá để thấy được có mối liên hệ mật thiết giữa kết quả hoạt động kinh
doanh của của doanh nghiệp và khả năng, xác suất doanh nghiệp tài chính sẽ thực hiện
các thương vụ mua bán và sáp nhập.
Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập
trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam” làm đề tài để nghiên cứu.


2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Tác giả luận án nghiên cứu những vấn đề cơ
bản về hoạt động mua bán và sáp nhập và sự phát triển của hoạt động này trong lĩnh
vực tài chính ngân hàng. Với mục tiêu phân tích đánh giá thực trạng tình hình phát
triển của mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam giai đoạn
2007 đến 2013, cũng như xem xét sự tác động của hoạt động mua bán và sáp nhập tới
tình hình hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính trên thị trường, tập trung vào
3 nhóm tổ chức là ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm
để thấy có mối liên hệ mật thiết giữa tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp
và khả năng doanh nghiệp sẽ thực hiện hoạt động mua bán và sáp nhập. Từ kết quả
nghiên cứu cho thấy hoạt động mua bán và sáp nhập có những tác động tích cực tới kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi thực hiện thương vụ. Do vậy, tác
giả nhận định cần phải phát triển hoạt động này trong lĩnh vực tài chính Việt Nam là
cần thiết trong giai đoạn hiện nay và sắp tới, cũng từ đó tác giả đưa ra một số đề xuất,
khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động này trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt
Nam đến năm 2020.
- Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu tổng quát, toàn
bộ luận án sẽ nghiên cứu từ các vấn đề mang tính lý luận cơ bản của hoạt động mua
bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đến thực trạng tình hình phát triển
hoạt động này trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam thời gian qua, cụ thể trong
3 nhóm tổ chức tài chính trung gian là Ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán và
công ty bảo hiểm. Từ đó, tác giả đưa ra dự báo triển vọng, đề xuất, và khuyến nghị


5

nhằm phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Việt Nam đến năm 2020. Các mục tiêu cụ thể như sau:
i.


Nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về hoạt động mua bán và sáp nhập và sự
phát triển của hoạt động này trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

ii.

Phân tích thực trạng phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực
tài chính ngân hàng Việt Nam.

iii. Đánh giá thực trạng phát triển của hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh
vực tài chính ngân hàng Việt Nam thông qua sự gia tăng về số lượng và giá trị
của các thương vụ mua bán và sáp nhập trong ngành tài chính ngân hàng Việt
Nam.
iv. Đánh giá sự ảnh hưởng của hoạt động mua bán và sáp nhập tới kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp và xem xét mối quan hệ giữa tình hình kinh
doanh hiện tại của doanh nghiệp tài chính với khả năng, xác suất doanh nghiệp
sẽ thực hiện hoạt động mua bán và sáp nhập.
v.

Dự báo triển vọng phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài
chính ngân hàng Việt Nam.

vi. Đề xuất và khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong
lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam đến năm 2020.
- Câu hỏi nghiên cứu: để đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên, luận án trả
lời một số câu hỏi sau:
i

Thực trạng hoạt động mua bán và sáp nhập tại các tổ chức tài chính Việt Nam
cụ thể trong ba nhóm tổ chức tài chính trung gian là ngân hàng thương mại,
công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm trong giai đoạn 2007 đến 2013 diễn

biến ra sao về số lượng, giá trị và chất lượng thương vụ ?

ii

Hoạt động mua bán và sáp nhập có ảnh hưởng thế nào tới tình hình kinh doanh
của doanh nghiệp tài chính giai đoạn sau thương vụ mua bán ?

iii

Kết quả kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp có ảnh hưởng thế nào tới khả
năng doanh nghiệp sẽ tiến hành các thương vụ mua bán trong tương lai ?

iv

Triển vọng, xu hướng phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực
tài chính ngân hàng Việt Nam thời gian tới ?

v

Cần những giải pháp gì để phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh


6

vực tài chính ngân hàng Việt Nam ?
vi

Nhà nước, các bộ ngành liên quan cần có những chính sách hỗ trợ ra sao để tạo
điều kiện cho sự phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài
chính ngân hàng Việt Nam từ nay đến năm 2020 ?


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động mua
bán và sáp nhập và tình hình phát triển của hoạt động này trong lĩnh vực tài chính ngân
hàng Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong luận án, tác giả nghiên cứu hoạt động mua bán
và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam thời gian qua, cụ thể giai
đoạn 2007 đến 2013, tập trung ở ba nhóm tổ chức tài chính trung gian là Ngân hàng,
công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm. M&A được xem xét trên phương diện là
giải pháp tài chính quan trọng góp phần hỗ trợ doanh nghiệp tài chính nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, tác giả tập trung xem xét đánh giá tình hình
hoạt động kinh doanh của 22 doanh nghiệp tài chính ngân hàng đại diện cho toàn bộ
thị trường để thấy có sự tác động tích cực của hoạt động mua bán và sáp nhập tới kết
quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sau khi thực hiện thương vụ mua bán.
Thêm vào đó, tác giả cũng xem xét, đánh giá để thấy có mối liên hệ mật thiết giữa tình
hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp tới xác suất, khả năng các doanh nghiệp tài
chính nói chung sẽ tiến hành các thương vụ mua bán và sáp nhập.
Tác giả luận án sử dụng bộ dữ liệu khảo sát 833 cán bộ làm trong lĩnh vực tài
chính ngân hàng của 34 ngân hàng và các chi nhánh, 16 công ty chứng khoán, 7 công
ty bảo hiểm, 10 công ty tài chính và 23 tổ chức liên quan tới lĩnh vực tài chính như
quỹ đầu tư, công ty tư vấn tài chính...để đánh giá về triển vọng phát triển của hoạt
động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam giai đoạn
2014 đến 2020.
- Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu khảo sát tập trung chủ yếu từ năm 2007 đến năm 2013. Các đề xuất
và khuyến nghị đến năm 2020. Tác giả lựa chọn nghiên cứu sâu từ năm 2007, bởi đây
là thời điểm có sự tăng trưởng đột biến của các thương vụ M&A trong lĩnh vực tài
chính Việt Nam, đây cũng là năm đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của các chỉ tiêu



7

kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, thời kỳ này cũng đánh dấu việc thực thi nhuần nhuyễn hệ
thống các văn bản pháp quy mới như Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu Tư 2005,
Luật chứng khoán 2006 và nhiều văn bản pháp lý khác.
- Giới hạn nghiên cứu: Hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực ngân
hàng tài chính là vấn đề rộng, bao gồm nhiều khía cạnh nghiên cứu như phương thức,
quy trình, cách thức, tổ chức, các nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ giữa tình hình hoạt
động kinh doanh của tổ chức tài chính và sự phát triển của các thương vụ mua bán và
sáp nhập, sự tác động của hoạt động mua bán và sáp nhập tới kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp sau thương vụ mua bán. Sau khi tiến hành khảo sát, đánh giá,
và phân tích báo cáo tài chính của 22 tổ chức tài chính giai đoạn 2007 đến 2013 cho
thấy hoạt động mua bán và sáp nhập có tác động tích cực tới kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Do vậy, luận án của tác giả sẽ tập trung vào đánh giá sự gia
tăng của số lượng, giá trị, chất lượng của các thương vụ mua bán tại các tổ chức tài
chính ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007 đến 2013, đồng thời xem xét mối quan hệ
giữa tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp tài chính và khả năng phát triển
của các thương vụ mua bán trong tương lai.

4. Đóng góp mới của luận án
Trên cơ sở kế thừa nền tảng lý luận và thực tiễn của nhiều nghiên cứu độc lập
từ trước về hoạt động mua bán và sáp nhập, luận án có một số đóng góp mới, khác biệt
với các nghiên cứu trước đây cụ thể như sau:
(1) Tác giả lựa chọn cách tiếp cận nghiên cứu hoạt động mua bán và sáp nhập trên
phạm vi của cả 3 loại hình tổ chức tài chính trung gian đặc thù của lĩnh vực tài
chính là ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm thay vì
chỉ nghiên cứu hoạt động này tại một nhóm tổ chức riêng biệt như các nghiên cứu
trước.
(2) Trên cơ sở nguồn số liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính của 22 tổ chức tài chính ngân
hàng đại diện trên thị trường đã thực hiện hoạt động mua bán và sáp nhập, luận án

đã xử lý số liệu nhằm phân tích, đánh giá và cho thấy có sự tác động tích cực của
hoạt động mua bán và sáp nhập tới tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp giai đoạn sau thương vụ mua bán.
(3) Nghiên cứu không chỉ đưa ra các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của hoạt động


8

mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng như các nghiên cứu trước,
mà tác giả đã thực hiện khảo sát bằng phiếu hỏi để thấy rõ có mối liên hệ giữa tình
hình kinh doanh của doanh nghiệp và sự phát triển của hoạt động mua bán và sáp
nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
(4) Tác giả đã vận dụng mô hình hồi quy định lượng Probit để tiến hành đánh giá và
chứng minh hoạt động mua bán và sáp nhập có ảnh hưởng tích cực tới kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp tài chính, và mối quan hệ mật thiết giữa tình
hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp tới xác suất doanh nghiệp sẽ tiến hành
các thương vụ mua bán và sáp nhập.
(5) Tác giả đã sử dụng tối đa nguồn dữ liệu của các tổ chức tài chính trong nước và
quốc tế đã công bố để thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động mua bán
và sáp nhập và sự phát triển của hoạt động này trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Việt Nam giai đoạn 2007 đến 2013. Từ đó, đưa ra một số nhóm đề xuất và khuyến
nghị tới Nhà nước, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng Khoán
Nhà nước nhằm tăng cường rà soát và hoàn thiện kịp thời các văn bản chính sách
điều tiết lĩnh vực tài chính ngân hàng để tạo điều kiện cần thiết hỗ trợ doanh
nghiệp, tạo nền tảng cho quá trình phát triển của hoạt động mua bán và sáp nhập
trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam đến năm 2020.

5. Cấu trúc của luận án
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục các từ viết tắt, Danh mục sơ
đồ, bảng biểu, Danh mục tài liệu tham khảo, và Phụ lục, Luận án được cấu trúc thành

4 chương:
Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của
luận án.
Chương 2. Cơ sở lý luận về hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng.
Chương 3. Thực trạng hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng Việt Nam.
Chương 4. Một số nhóm đề xuất và khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động mua
bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam đến năm 2020.


9

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có một số tác giả nghiên cứu về hoạt
động mua bán và sáp nhập, tuy nhiên số lượng không nhiều và cũng chỉ tập trung vào
một số khía cạnh nhất định của hoạt động mua bán. Hơn nữa, số lượng thương vụ cũng
không nhiều và đa phần tập trung vào giai đoạn từ 2007 trở lại đây, đặc biệt trong lĩnh
vực tài chính ngân hàng. Do vậy, nghiên cứu hoạt động mua bán và sáp nhập và sự
phát triển của hoạt động này trong toàn bộ lĩnh vực tài chính ngân hàng trong 3 nhóm
tổ chức tài chính trung gian gồm ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán và các
công ty bảo hiểm là một vấn đề mới, nhất là khi Việt Nam đang thực hiện chính sách
mở cửa lĩnh vực tài chính, bãi bỏ các rào cản phân biệt giữa doanh nghiệp tài chính
trong nước và các doanh nghiệp tài chính nước ngoài theo các cam kết quốc tế đã ký.
Nghiên cứu của Trần Ái Phương (2008) [25] đánh giá hoạt động mua bán và sáp
nhập là cơ hội cho các ngân hàng gia tăng lợi nhuận, hình thành các nguồn thu nhập
mới, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa, giúp tổ chức xây dựng và phát triển chiến lược

quảng bá thương hiệu, nâng cao lợi thế kinh tế theo quy mô và đạt được những lợi thế
kinh tế từ các cơ hội. Nghiên cứu đánh giá hoạt động mua bán và sáp nhập là quan
trọng khi các ngân hàng nhỏ hợp nhất lại với nhau dưới cùng một chủ sở hữu, bộ máy
quản lý, từ đó tạo cơ sở hỗ trợ tổ chức hợp nhất vận hành tốt hơn, tập trung hơn, các
hoạt động kinh doanh sẽ có thể được điều tiết tốt hơn thông qua cơ chế chia sẻ nguồn
lực và tạo thêm nhiều cơ hội mới khi sáp nhập hoặc hợp nhất. Tuy nhiên mặc dù hoạt
động M&A trong ngành tài chính ngân hàng rất phổ biến trên thế giới nhưng lại khá
mới tại thị trường Việt Nam, chính vì vậy Việt Nam cần tận dụng lợi thế là người đi
sau để phát huy các lợi thế từ công cụ tài chính quan trọng này. Nghiên cứu tập trung
vào các giải pháp phát triển hoạt động M&A theo hướng tự các ngân hàng nội địa sáp
nhập lại với nhau để hình thành các tập đoàn tài chính nội địa. Bài nghiên cứu chưa đề
cập tới hoạt động M&A có yếu tố nước ngoài, mà trên thực tế M&A là công cụ tài
chính có cả yếu tố trong nước và ngoài nước. Trong đó, một yếu tố quan trọng góp
phần tạo nên xu thế M&A toàn cầu là sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài.


10

Theo xu hướng phát triển chung và cam kết mở của thị trường tài chính ngân hàng của
Chính phủ Việt Nam, không còn sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và
nhà đầu tư nước ngoài, do vậy, khi đề cập tới M&A cần phải quan tâm tới cả khía cạnh
nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Vương Hoàng Quân, Trần Trí Dũng và Nguyễn Thị Châu Hà (2009) [35, tr 3245] tập trung nghiên cứu, đề cập đến khái niệm của hoạt động mua bán và sáp nhập
(M&A), các hình thức mua bán và sáp nhập, những thuận lợi và khó khăn của việc
phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập tại thị trường Việt Nam. Nghiên cứu đi sâu
vào tình hình M&A ở Việt Nam liên quan tới số lượng và giá trị thương vụ, một số
hạn chế và phân tích nguyên nhân. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở những
khía cạnh cơ bản nhất, nêu một cách chung chung về hoạt động mua bán và sáp nhập,
mà chưa đi sâu vào từng lĩnh vực cụ thể như lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Nghiên cứu của Nguyễn Hòa Nhân (2009) [12, tr 25-32] đã tiến hành nêu lên

thực trạng hoạt động mua bán và sáp nhập tại thị trường Việt Nam, đánh giá sự cần
thiết phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập bởi M&A là công cụ tài chính quan
trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu chỉ ra những lợi ích cơ bản mà
công cụ M&A hỗ trợ doanh nghiệp nhằm đảm bảo hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền
vững, là tiền đề cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Bởi, hoạt động M&A là
một công cụ tài chính đặc biệt, nó thường xuất hiện nhiều trong giai đoạn khi nền kinh
tế gặp khó khăn, các doanh nghiệp thua lỗ không thể tiếp tục tồn tại, điều này buộc các
doanh nghiệp hoặc tuyên bố phá sản hoặc sử dụng công cụ M&A để liên kết với các
đối tác mới để có thể tiếp tục tồn tại trên thị trường. Trong nghiên cứu, tác giả cũng
nêu rõ cụm từ M&A hiện khá phổ biến và được gọi là “Sáp nhập (Mergers) và Thâu
tóm (Acquisitions). Tác giả đã tiến hành hệ thống hóa các loại hình sáp nhập, nêu điểm
giống và khác nhau giữa các loại hình sáp nhập. Bên cạnh đó, tác giả nêu lên những
khó khăn, thách thức của hoạt động M&A trong tất cả các lĩnh vực tại thị trường Việt
Nam trong giai đoạn 2005-2008. Tuy nhiên, với dung lượng hạn chế của bài báo, việc
đề cập toàn diện nhiều vấn đề M&A sẽ không đảm bảo được chiều sâu của các nội
dung nghiên cứu. Do vậy, nhìn chung các thông tin tác giả đưa ra mang tính chất liệt
kê, dàn trải của hoạt động mua bán và sáp nhập trong của nền kinh tế Việt Nam thời
gian qua. Ngoài ra, phần giải pháp cũng chỉ mang tính chất chung chung, bài viết chưa
nêu rõ giải pháp cụ thể để thực hiện các đề xuất nêu ra.


11

Nguyễn Mạnh Thái (2009) [13] dự báo trong thời gian tới sẽ có khoảng 500.000
doanh nghiệp Việt nam đặt mục tiêu thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và phát triển
thị trường. Do vậy, đây chính là cơ hội và triển vọng cho một thị trường M&A phát
triển. Nghiên cứu cho rằng, M&A là một sự lựa chọn tốt đối với các nhà đầu tư, đặc
biệt là nhà đầu tư nước ngoài khi họ đánh giá cao tiềm năng phát triển của Việt Nam.
Việt nam đã, đang và sẽ mở rộng cánh cửa dịch vụ tài chính, viễn thông, đây là cơ hội
cho thị trường M&A Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay hệ

thống cơ sở pháp lý về hoạt động M&A còn nhiều bất cập, thiếu sự thống nhất, nằm
rải rác trong nhiều văn bản, là rào cản trực tiếp cho việc tiếp cận M&A của các doanh
nghiệp. Nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở việc đề cập sự phát triển thị trường mua bán
và sáp nhập ở tất cả các loại hình doanh nghiệp mà không tập trung riêng cho lĩnh vực
tài chính ngân hàng.
Nghiên cứu của tác giả Bùi Thanh Lam (2009) [1, tr 23-28] khẳng định M&A
là phương thức hữu hiệu và là giải pháp tốt để cấu trúc lại hệ thống ngân hàng, tạo cơ
sở tập trung nguồn lực, mở rộng phát triển mạng lưới, nâng cao năng lực cạnh tranh,
cải thiện công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, giảm chi phí, đẩy nhanh tiến độ cổ
phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, “làm sạch” các doanh nghiệp yếu kém và là
phương thức thu hút đầu tư trực tiếp và gián tiếp hiệu quả, thúc đẩy thị trường chứng
khoán và thị trường quốc gia phát triển. Nghiên cứu chỉ tập trung vào thực trạng hoạt
động mua bán và sáp nhập trong ngành ngân hàng, không đề cập tới tổng thể lĩnh vực
tài chính ngân hàng. Trong nghiên cứu, tác giả tập trung vào các giải pháp mang tính
pháp lý vĩ mô mà không đề cập tới các giải pháp khác ở khía cạnh vi mô. Để tạo cơ sở
cho M&A phát triển trên cơ sở thực trạng nghiên cứu, ngoài yếu tố pháp lý còn có rất
nhiều yếu tố như bản thân doanh nghiệp tham gia vào hoạt động M&A, năng lực cán
bộ công tác liên quan tới M&A và tư duy của doanh nghiệp trong việc minh bạch công
bố các thông tin tài chính phục vụ cho công tác M&A.
Nghiên cứu điển hình của Trịnh Thị Phan Lan và Nguyễn Thùy Linh (2010) [30]
cho rằng sự hòa hợp về văn hóa là một trong những nhân tố quyết định tới sự thành
công của một thương vụ M&A. Trong đó, sự hòa hợp văn hóa trong M&A không có
nghĩa là sự xâm phạm nét riêng của tổ chức về văn hóa, mà nếu thật sự có sự “thôn
tính” của nền văn hóa này với một nền văn hóa khác thì đó không gọi là hòa hợp hay
hòa nhập văn hóa. Sự hòa nhập về mặt văn hóa chính là quá trình doanh nghiệp đi tìm


12

ngôn ngữ chung cho một cuộc sống chung hay sự tồn tại của doanh nghiệp sau khi sáp

nhập hoặc hợp nhất. Nghiên cứu chỉ ra sự hài hóa về văn hóa doanh nghiệp sẽ góp
phần tới 36% sự thành công của một thương vụ M&A. Do hạn chế của một bài báo,
tác giả không thể bao quát tất cả các vấn đề ảnh hưởng tới sự thành công hay thất bại
của một thương vụ M&A mà chỉ tập trung vào yếu tố văn hóa. Bên cạnh yếu tố văn
hóa còn có rất nhiều nhân tố tạo nên sự thành công hay thất bại của một thương vụ
M&A như cách doanh nghiệp đối xử với nhân viên, cung cấp các thông tin liên quan
tới thương vụ M&A một cách đầy đủ tới mọi nhân viên trong doanh nghiệp, cách thức
điều hành của ban lãnh đạo mới...
Nghiên của của Trần Đình Cung, Lưu Minh Đức (2010) [27] đã làm rõ các khái
niệm về mua bán và sáp nhập trên góc độ quản trị doanh nghiệp, quản trị công ty. Nhìn
chung, tác giả chỉ tập trung phân tích về hoạt động mua bán và sáp nhập dưới góc độ
quản trị doanh nghiệp với vai trò của nhà quản lý doanh nghiệp nói chung mà không
đề cập tới các vấn đề mua bán và sáp nhập ở góc độ doanh nghiệp tài chính.
Theo Vũ Thống Nhất (2011) [34] nội dung cơ bản của nghiên cứu đề cập tới
hoạt động M&A trong ngành ngân hàng và một số nhân tố tác động tới hoạt động
M&A của ngành ngân hàng. Trong đó, nghiên cứu nhấn mạnh một trong những nhân
tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng tới hoạt động M&A của ngành ngân hàng Việt Nam
giai đoạn hiện nay là sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng ảnh hưởng tới quyết định
M&A của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần phải sáp nhập, hợp nhất nhằm tăng
quy mô, thị phần. Tuy nhiên nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở việc nêu lên các nhân tố,
mà chưa có sự đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đó tới hoạt động M&A trong
ngành ngân hàng ở mức độ thế nào. Bên cạnh đó, một phần do tính hạn chế của một
bài báo nên nghiên cứu cũng không thể đi sâu phân tích từng nhân tố ảnh hưởng thế
nào tới hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính Việt Nam.
Tác giả Harry Hoan Tran CFA và Thuan Nguyen FCCA, trong báo cáo tư vấn
tài chính của Tập đoàn StoxPlus Việt Nam (2011) [8] cho rằng các ngân hàng thương
mại Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng do chất lượng
tài sản kém, khó khăn về thanh khoản, chất lượng lợi nhuận thấp, yếu kém về quản trị
và về quản lý rủi ro. Do vậy, Chính phủ cần phải nhanh chóng đưa ra chương trình tái
cơ cấu ngành thông qua công cụ mua bán và sáp nhập để giúp các ngân hàng không bị

rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Từ đó, hướng tới mục tiêu hỗ trợ các ngân


13

hàng giải quyết 3 vấn đề là giảm nợ xấu, tăng vốn sở hữu và nâng cao tính thanh
khoản của hệ thống. Tuy nhiên, điểm hạn chế của nghiên cứu là chỉ dừng lại ở việc
nêu lên tình hình thực tế hoạt động tại một số ngân hàng Việt Nam mà không bao quát
toàn bộ ngành tài chính. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ giới hạn phạm vi trong việc phân
tích sự phát triển của hoạt động mua bán và sáp nhập riêng cho ngành ngân hàng, mà
hiện nay hoạt động M&A có thể xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, ngay cả trong lĩnh vực
dịch vụ tài chính cũng bao gồm cả công ty bảo hiểm và công ty chứng khoán.
Nghiên cứu của Trần Phi Hùng (2011) [29] khẳng định hoạt động M&A tại
Việt Nam còn rất sơ khai, tuy nhiên đây là một thị trường hứa hẹn nhiều cơ hội đầu tư
cho các tổ chức, cá nhân cả trong và ngoài nước. Hiện số lượng và giá trị giao dịch
M&A tại Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn khi so sánh với nhiều quốc gia trên thế
giới. Tuy nhiên các thương vụ đã diễn ra phần nào có tác động tích cực đến nền kinh tế
nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. M&A đã dần khẳng định là một giải pháp
hiệu quả giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua thay đổi quy mô
và tái cấu trúc bộ máy quản lý, điều hành. Nghiên cứu đề cập tới những thuận lợi, cơ
hội của M&A đối với nền kinh tế Việt Nam cũng các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy
nhiên, bên cạnh những thuận lợi và cơ hội, nghiên cứu không xem xét tới những thách
thức có thể ảnh hưởng tới việc phát triển hoạt động M&A tại thị trường Việt Nam. Bởi
thực tế cho thấy, dù giá trị lợi ích đạt được từ M&A là rõ và có đóng góp lớn trên thị
trường, thì cũng còn nhiều vấn đề khác cần giải quyết nhằm tạo cơ hội cho M&A phát
triển như vấn đề pháp lý, sự am hiểu về M&A, mức độ minh bạch của các thông tin
công bố, vấn đề nhân sự…
Võ Văn Cần, Huỳnh Thị Xuân Mai (2011) [31] nghiên cứu quy trình thực hiện
M&A tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nghiên cứu chỉ ra rằng một trong những công
cụ tài chính hữu ích trong thời kỳ kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp trước nguy cơ

phá sản, M&A là “tấm phao cứu sinh” hiệu quả. Nghiên cứu cho ra rằng M&A tới đây
sẽ phát triển mạnh trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, y tế, khai thác mỏ, công nghệ,
dịch vụ tài chính và các sản phẩm tiêu dùng. Tại thị trường Châu Á, hoạt động M&A
sẽ tăng mạnh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, bất động sản, hàng tiêu dùng, viễn
thông và hàng không. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu rộng nên nghiên cứu giới hạn
ở việc thống kê các quy trình M&A của một số quốc gia, khu vực mà chưa hệ thống
hóa để nêu lên một quy trình M&A cơ bản mà có thể đáp ứng và áp dụng phù hợp tại


14

thị trường Việt Nam.
Tác giả Vũ Anh Dũng (2012) [32] nghiên cứu quy trình tiến hành một thương
vụ M&A gồm 4 giai đoạn chính là lập kế hoạch chiến lược, điều tra và lựa chọn doanh
nghiệp, tiến hành đàm phán và hợp nhất doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động M&A tại
Việt Nam hiện nay đa phần tập trung vào hình thức bán hay nhượng lại một phần cổ
phần cho các đối tác chứ chưa thực sự là hình thức hợp nhất hay mua lại toàn bộ 100%
cổ phần sở hữu giữa các bên giống như hoạt động M&A quốc tế. Trong những trường
hợp như vậy thì quy trình M&A đơn giản hơn nhiều so với thực tế quy trình của một
thương vụ M&A thực sự. Nghiên cứu tập trung vào một khía cạnh của thương vụ
M&A, đó là quy trình thực hiện một thương vụ và không hệ thống hóa các vấn đề lý
luận liên quan tới hoạt động mua bán và sáp nhập cũng như hoạt động mua bán và sáp
nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Điểm chung của các bài viết và công trình nghiên cứu trên mới dừng lại ở nêu
những kiến thức khái quát về hoạt động mua bán và sáp nhập, tình hình phát triển
chung của hoạt động này tại thị trường Việt Nam. Các nghiên cứu hạn chế đi sâu vào
phân tích một lĩnh vực, ngành nghề cụ thể hoặc do những hạn chế về thời lượng
nghiên cứu, nên các nghiên cứu thường chỉ nêu ra mà không chứng minh. Bên cạnh
đó, các nghiên cứu tập trung tới một khía cạnh nào đó của M&A. Điều đáng quan tâm
khi tiến hành xem xét M&A là khả năng tập trung kinh tế, hình thành các tổ chức lớn

mạnh hơn, góp phần giảm đi số lượng các doanh nghiệp cùng cung ứng một loại hình
sản phẩm/dịch vụ, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị
trường... thì các nghiên cứu không đề cập tới.
Tóm lại, các nghiên cứu trước đây về hoạt động mua bán và sáp nhập đã có
những đóng góp quan trọng về cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động M&A, cũng
như sự hình thành và phát triển của hoạt động này tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên,
do đây là công cụ tài chính vẫn còn khá mới, đang trong giai đoạn đầu của sự phát
triển và tiềm năng phát triển hơn nữa trong thời gian tới, đặc biệt đối với lĩnh vực tài
chính ngân hàng, do vậy đòi hỏi một nghiên cứu sâu hơn trong từng lĩnh vực, ngành
nghề cụ thể. Trong đó nghiên cứu thực trạng phát triển hoạt động mua bán sáp nhập
trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam thông qua việc đánh giá sâu mức độ ảnh
hưởng cụ thể của hoạt động mua bán và sáp nhập tới kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp sau mua bán là một vấn đề cần thiết để nghiên cứu trong bối cảnh hệ


×