Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

(TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ LỊCH SỬ) Ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ Trung tại Đông Nam Á đến độc lập dân tộc các nước trong khu vực từ năm 2001 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.44 KB, 24 trang )

1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

ẢNH HƯỞNG CẠNH TRANH CHIẾN LƯỚC MỸ - TRUNG
TẠI ĐÔNG NAM Á ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC
CỦA CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015

Chuyên ngành : Lịch sử Phong trào cộng sản,
công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc
Mã số

: 62.22.03.12

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2016


2

Công trình được hoàn thành
tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hoàng Giáp

Phản biện 1: ……………………………………………………………………………………………………………
Phản biện 2:……………………………………………………………………………………………………………


Phản biện 3:……………………………………………………………………………………………………………

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện,
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi……giờ……..ngày…….tháng …….. năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Bước sang thế kỷ XXI, châu Á - Thái Bình Dương (CA-TBD)trong đó có
khu vực Đông Nam Á (ĐNA) đang trở thành trung tâm phát triển của thế giới và
đồng thời cũng là nơi cạnh tranh quyết liệt của các cường quốc, trong đó có Mỹ và
Trung Quốc. Sau sự kiện 11/9/2001, Mỹ đã điều chỉnh cơ bản chiến lược toàn cầu
với mục tiêu hướng tới chống khủng bố và thực hiện vai trò lãnh đạo thế giới. Đặc
biệt đến thời Tổng thống B.Obama, Mỹ đã thực hiện chiến lược “xoay trục” từ
châu Âu - Đại Tây Dương sang CA-TBD nhằm kiểm soát tốt hơn tầm ảnh hưởng ở
khu vực sau một thời gian lơ là. Về phíaTrung Quốc, sau gần 40 năm tiến hành cải
cách đã nổi lên trở thành một cường quốc đe dọa ngôi vị bá chủ thế giới của Mỹ.
ĐNA có vị trí quan trọng trong chiến lược của các cường quốc thế giới,
trong đó có Mỹ và Trung Quốc.Trước tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung
Quốc, Mỹ tăng cường sự hiện diện tại ĐNA. Chính sự cạnh tranh chiến lược giữa
Mỹ - Trung tại ĐNA đã tạo ra nhiều ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đếm sự phát
triển cũng như củng cố và giữ gìn độc lập dân tộc (ĐLDT) của các nước trong khu
vực.Điều này đặt các quốc gia ĐNA, trong đó có Việt Nam trước những thách thức
không nhỏ, buộc các nước này phải có chính sách đối ngoại khôn khéo, mềm dẻo
trong việc bảo vệ nền ĐLDT trong bối cảnh mới. Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Ảnh

hưởngcạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại Đông Nam Á đến độc lập dân tộc
các nước trong khu vực từ năm 2001 đến năm 2015”có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn sâu sắc trong việc bảo vệ và củng cố ĐLDTcủa các nước ĐNA.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Luận án phân tích và làm rõ ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại
ĐNA đến ĐLDT của các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam từ năm 2001 đến
năm 2015, đồng thời rút ra những nhận xét, đề xuất đối sách nhằm bảo vệ vững chắc
ĐLDT và chủ quyền quốc gia của Việt Nam trước ảnh hưởng của cạnh tranh chiến
lược Mỹ - Trung tại ĐNA trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án


4
Luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Làm rõ khái niệm cơ bản và khung lý thuyết; Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại ĐNA hiện nay.
-Làm rõ thực trạng cạnh tranh chiến lược của Mỹ - Trung tại ĐNAtừ năm
2001 đến năm 2015 và ảnh hưởng của nó đếnĐLDT các nước trong khu vực, trong
đó có Việt Nam.
-Rút ra những nhận xétvà kinh nghiệm trong công cuộc bảo vệ và củng cố
ĐLDT của các nước trong khu vực ĐNA vàđề xuất đối sách với Việt Nam trước
ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án đi sâu phân tích những ảnh hưởng cạnh
tranh chiến lược của Mỹ - Trung tại ĐNA đến ĐLDT của các nước trong khu vực
trong đó có Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung: Luận án sẽ đi sâu phân tích cạnh tranh chiến lược của
Mỹ - Trung tại ĐNA trên một số lĩnh vực chủ yếu ảnh hưởng đến ĐLDT của các

nước trong khu vực, trên cơ sở đó đó đề cập những chủ trương, đường lối của Việt
Nam thời gian tới.
- Phạm vi thời gian:đề tài được giới hạn từ năm 2001 đến năm 2015.
- Phạm vi không gian: ĐLDT của các nước ĐNA, đặc biệt là các nước trong
ASEAN
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Hệ thống các quan điểm và phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; lý luận quan hệ quốc tế, lý thuyếtchủ nghĩa hiện
thực; những quan điểm đường lối, chính sách đối ngoại, các chủ trương chính sách
nêu trong cương lĩnh, văn kiện, nghị quyết của của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu: phương pháp lịch sử và logic kết hợpvới các phương
pháp phân tích địa chính trị, nghiên cứu tình huống, so sánh hệ thống, tổng hợp…
5.Đóng góp mới về khoa học của luận án


5
1. Làm rõ những khái niệm cơ bản và khung lý thuyết để triển khai và phân
tích các nội dung trong luận án như: khái niệm về “cạnh tranh chiến lược”, “độc lập
dân tộc”; lý thuyết của Chủ nghĩa hiện thực và quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin về cạnh tranh chiến lược.
2. Thông qua việc phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến cạnh tranh chiến
lược Mỹ - Trung tại ĐNA trong 15 năm đầu thế kỷ XXI, luận án tóm lược lại những
biến đổi của tình hình thế giới và khu vực CA-TBD trong đó có ĐNA sau Chiến
tranh lạnh, đây là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến sự cạnh tranh chiến lược Mỹ Trung tại ĐNA. Ngoài ra, vấn đề cốt lõi ảnh hưởng đến cạnh tranh chiến lược giữa
Mỹ và Trung Quốc chính là vai trò của khu vực ĐNA trong lợi ích chiến lược cũng
như trong mối quan hệ phức tạp giữa hai nước này.
3. Luận án chỉ ra những diễn biến cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại Đông
Nam Á từ năm 2001 đến năm 2015 và ảnh hưởng của nó đến độc lập dân tộc của các
nước trong khu vực.
4.Luận án nêu lên những kinh nghiệm đối sách của các nước ĐNA trước ảnh
hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại khu vực và đề xuất với Việt Nam trong

việc đưa ra những giải pháp hợp lý để bảo vệ nền độc lập dân tộc trong bối cảnh
mới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về lý luận: Góp phần làm rõ thêm về sự cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và
Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay ở khu vực CA-TBD và những tác động đến quá
trình củng cố ĐLDT của các nước ĐNA.
-Về thực tiễn: góp phần gợi mở một số vấn đề thực tiễn trong viêc hoạch
định và triển khai các chính sách đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu và giảng dạy về
lịch sử thế giới hiện đại, lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đồng
thời có thể góp phần phục vụ cho công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta hiện
nay.
7. Kết cấu của luận án:


6
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận án được kết cấu thành 4 chương với 13 tiết.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI
Các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án tập trung vào 3 hướng: thứ
nhất, ĐNA trong chiến lược của Mỹ và Trung Quốc; thứ hai, đề cập đến chiến lược
Mỹ và Trung Quốc tại ĐNA và ảnh hưởng của nó đến khu vực; thứ ba, đối sách
chung của một số nước ĐNA trước ảnh hưởng của sự cạnh tranh chiến lược Mỹ Trung.
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔNG NAM Á TRONG
CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ VÀ TRUNG QUỐC
1.1.1. Các nghiên cứu trong nước
Các công trình đã tập trung xem xét ĐNA trong các vòng xoáy chiến lược
tạo nên bởi xu thế toàn cầu hóa và sự thay đổi địa chính trị khu vực; những chuyển
động phức tạp của ASEAN hiện nay. Những cơ hội và thách thức đối với khu vực

và từng quốc gia, tiêu biểu như:cuốn sách “Biển Đông: Địa chính trị, lợi ích, chính
sách và hoạt động của các bên liên quan”do Đặng Đình Quý, Nguyễn Minh Ngọc
(chủ biên) (2013), Nxb Thế giới;bài “Châu Á - Thái Bình Dương trong chiến lược
của Mỹ và Trung Quốc” của Nguyễn Ngọc Ánh (2012), tạp chí Quan hệ Quốc
phòng, quý 4 và bài “Đông Nam Á trong lợi ích chiến lược của Mỹ và Trung Quốc”
của Lê Minh Trang, Trần Khánh (2014), tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á...
1.1.2. Các nghiên cứu nước ngoài
Công trình của các nhà nghiên cứu đi sâu phân tích sự biến đổi của tình hình
an ninh khu vực ĐNA.Các tác giả đều nhận định ĐNA là trọng điểm bố trí chiến
lược của Mỹ và Trung Quốc, cũng là nơi được các nước lớn bên ngoài khu vực
quan tâm “chăm sóc” vì lợi ích của chính họ khiến tình hình nơi này thiếu ổn
định.Tiêu biểu như : Công trình “The New Global Polictics of the Asia - Pacific”
của tác giả Michael K.Connors, Resmy Davison, Jorn Dosch (2004), Ursinus


7
College; bài“Bàn cờ ĐNA và nước cờ đột phá Việt Nam” GS Cốc Nguyên Dương
(2013), báo mạng Hoàn Cầu, ngày 11/11.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ẢNH HƯỞNG CHIẾN
LƯỢC MỸ - TRUNG TẠI ĐÔNG NAM Á
1.2.1. Các nghiên cứu trong nước
Đề cập đến mối quan hệ Mỹ và Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay, các
nghiên cứu cho rằngquan hệ Trung - Mỹ thể hiện rõ hai mặt vừa hợp tác, vừa cạnh
tranh, kiềm chế lẫn nhau.Tiêu biểu như các công trình:sách “Quan hệ Mỹ - Trung
hợp tác và cạnh tranh luận giải dưới góc độ cân bằng quyền lực”của tác giả Nguyễn
Thái Yên Hương (2011),Nxb Chính trị Quốc gia và sách “Quan hệ Mỹ - Trung
Quốc: thập nên đầu thế kỷ XXI” do tác giả Lê Khương Thùy (chủ biên) (2012), Nxb
Khoa học Xã hội học.
Đề cập đến vấn đề chiến lược của Mỹ và Trung Quốc,các tác giả nghiên cứu
đã phân tích các giai đoạn chuyển biến và sự điều chỉnh chiến lược và quá trình triển

khai của Mỹ và Trung Quốc sau chiến tranh lạnh trong đó có khu vực ĐNA.Tiêu
biểu là những cuốn sách“Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở khu vực Đông
Nam Á trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI và tác động đến Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Hoàng Giáp (chủ biên), (2013), Nxb Chính trị Quốc gia và đề tài khoa học
“Hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở Đông Nam Á và tác động của
chúng đối với khu vực và Việt Nam thời kỳ hậu chiến tranh lạnh (giai đoạn từ 1991
đến 2010)”của tác giả Trần Khánh (2014). Các nhà nghiên cứu cho rằng cạnh tranh
chiến lược Mỹ - Trung đã tạo cho các quốc gia ĐNA có cơ hội tiếp xúc nhiều nguồn
vốn, nguồn đầu tư, tuy nhiêncũng đứng trước thách thức suy yếu liên kết nội khối
của ASEAN, tăng thêm cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, ảnh hưởng đến ngoại
giao song phương và đa phương...
1.2.2. Các nghiên cứu nước ngoài
Các nghiên cứu nước ngoài cho rằng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tác
động đến phương thức tập hợp lực lượng không chỉ ở ĐNA mà cả ở khu vực CA TBD, điều này tạo ra những tình huống không dễ xử lý đối với các nước trong khu
vực và làm gia tăng tính phức tạp trong quan hệ quốc tế như:sách“Chiến lược và


8
chính sách ngoại giao của Trung Quốc”của tác giả Sở Thụ Long, Kim Uy (2008),
Nxb Chính trị Quốc gia và các bài “The United States and China in East Asia:
Dynamics of A Volatile Volatile”và bài “The Strategic Situation and Prospects of
China-U.S. Relations” của tác giả Shi Yinhong (2007), tạp chí China and World
Affairs, No.2.
1.3. CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỐI SÁCH CỦA CÁC
NƯỚC ĐÔNG NAM Á TRƯỚC ẢNH HƯỞNG CẠNH TRANH CHIẾN
LƯỢC MỸ - TRUNG
1.3.1. Các nghiên cứu trong nước
Các nhà nghiên cứu đã đề xuất đối sách của các nước tại ĐNA trong chính
sách ngoại giao trước cạnh tranh chiến lược của Mỹ và Trung Quốc, tiêu biểu như:
sách “Hợp tác liên kết ASEAN hiện nay và sự tham gia của Việt Nam” của Nguyễn

Hoàng Giáp, Nguyễn Hữu Cát và Nguyễn Thị Quế (2006), Nxb Chính trị Quốc gia
và bài“Tầm nhìn của Cộng đồng kinh tế ASEAN sau 2015 và một số vấn đề đặt ra”
của các tác giảNguyễn Huy Hoàng, Ngô Thảo Quỳnh (2015), tạp chí Nghiên cứu
Đông Nam Á, số 4.
Trong các công trình nghiên cứu như: Độc lập, tự chủ - định hướng và
nguyên tắc bất biến của đối ngoại Việt Nam” của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh
(2014), tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 3; bài“Sự sáng tạo trong đường lối đối
ngoại của Đảng ta thời kỳ đổi mới” của tác giả Nguyễn Tất Giáp (2015), tạp chí Lý
luận chính trị, số 2 và bài “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực
bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong thời kỳ hội nhập quốc tế” của
tác Ngô Xuân Lịch (2015),tạp chí Cộng sản số 868, các nhà khoa học cho rằng
chínhsự đổi mới tư duyđường lối đối ngoại, sự sáng tạo kết hợp một cách hiệu quả
sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, đưa nước ta ngày càng chủ động và tích
cực hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới.
1.3.2. Các nghiên cứu nước ngoài
Các chuyên gia khẳng định hầu hết các nước ASEAN đều lựa chọn phương
án cùng quan hệ với Mỹ và Trung Quốc để phát triển đất nước tránh bị lệ thuộc vào
bất kỳ cường quốc nào và cho rằng các nước ASEAN cần phải đoàn kết nhiều hơn


9
nữa,tiếp tục kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng
hóatrước những hành động nguy hiểm của Trung Quốc ở Biển Đông. Tiêu biểu hai
bài “The Effect of US - China’s Competition on Southeast Asian Countries”(2013),
tạp chí Quan hệ Quốc phòng, quý 3và“China’s Rise and the Meaningful lesson to
East Asia” (2014), Thông tin những vấn đề lý luận, số 6của tác giả Takashi
Shiraishi.
Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Nhìn chung, các công trình khoa học chủ yếu đi sâu nghiên cứu những khía
cạnh riêng biệt, làm rõ những vấn đề cụ thể trong quan hệ quốc tế. Các khoa họcnước

ngoàinghiên cứu về đề tài này có phần phong phú, đa dạng, có tính chất chuyên sâu,
bài bản, hệ thống hơn. Các công trình đã được công bốthường phân tích vấn đềdựa
trên góc độ quan hệ quốc tế mà chưa có tác giả đứng trên góc độ ĐLDT để nghiên
cứu. Tuy nhiên, các công trình trênlà tài liệu quý báu, góp phần không nhỏ trong thành
công của luận án.
Những vấn đề chưa được giải quyết:
Thứ nhất, các tác giả đã chưa đi sâu trong vấn đề an ninh phi truyền thống
tác động đến ĐLDT của các nước trong khu vực.
Thứ hai, các tác giả còn ít phân tích cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trungảnh
hưởng như thế nào đến quyền tự quyết của các quốc gia, dân tộc, đến sinh mệnh chính
trị, sự phát triển đất nước trong khu vực.
Những vấn đề tập trung lý giải và làm rõ thêm:
Một là, lý giải rõ nguyên nhân vì sao diễn ra sự điều chỉnh chiến lược của cả
Mỹ và Trung Quốc ở khu vực ĐNA gần đây.
Hai là, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại ĐNA gồm những nội dung gì, có
ảnh hưởng như thế nào đối với công cuộc bảo vệ, củng cố chủ quyền quốc gia và nền
ĐLDT của các nước trong khu vực.
Ba là, luận án đưa ra được những nhận xét, kinh nghiệm, đối sách của các
nước ĐNA và đề xuất đối sách với Việt Nam trong bảo vệ ĐLDT trước ảnh hưởng
từ cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại ĐNA hiện nay.
Chương 2


10
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CẠNH TRANH CHIẾN LƯỢC MỸ TRUNGTẠI ĐÔNG NAM Á TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015
2.1. MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ CẠNH TRANH CHIẾN LƯỢC VÀ ĐỘC LẬP
DÂN TỘC
2.1.1. Khái niệm cạnh tranh chiến lược
Cạnh tranh chiến lược là sự ganh đua, đấu tranh của một nước hoặc liên minh
các nước với đối thủ của mình về phương châm, phương cách, chính sách và mưu lược

được hoạch địnhtrong một khoảng thời gian nhất định, nhằm thực hiện các mục tiêu đã
đề ra để giành phần hơn, phần thắng về vị thế, quyền lực, sự ảnh hưởng hay lợi ích trên
toàn phương diện.
Cạnh tranh giữa các nước lớn hiện nay chi phối và làm phức tạp hơn các mối
quan hệ, tạo ra những thay đổi trong hợp tác giữa các nước, nhất là các cường quốc.
Điều này đã làm tăng tính phụ thuộc giữa các nước vào nhau nhiều hơn, kéo theo việc
tập hợp lực lượng của các cường quốc đang có những thay đổi hết sức phức tạp, gây
ra những biến chuyển địa chính trị, địa kinh tế và tác động trực tiếp đến lợi ích của các
nước khác.
Ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung có thể dẫn đến xung đột giữa
hai nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình bảo vệ nền ĐLDT của các nước
đang phát triển; đến quyền tối cao trong việc định đoạt các vấn đề trong nước và
quyền được bình đẳng trong quan hệ quốc tế, cũng như quyền tự quyết định các vấn
đề đối ngoại của quốc gia dân tộc… của các nước, các khu vực và toàn thế giới.
2.1.2.Khái niệm về độc lập dân tộc
Độc lập dân tộc là cái đích trực tiếp của công cuộc giải phóng dân tộc khỏi
ách áp bức, đô hộ và xâm lược từ bên ngoài để khẳng định quyền làm chủ đất nước
và quyền phát triển của dân tộc, là sự thống nhất lãnh thổ và chủ quyền quốc gia,
là sự độc lập và tự chủ trong mối quan hệ với các quốc gia dân tộc khác với cộng
đồng quốc tế, là ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Hiện nay, hầu hết là các nước đang phát triển giành được độc lập về chính
trị, nhưng về kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật ít nhiều còn phụ thuộc vào các


11
nước phát triển. Thông qua chính sách đầu tư, hỗ trợ, viện trợ về kinh tế các nước lớn
thường ra giá, mặc cả các điều kiện về chính trị, dùng kinh tế để đổi lấy chính trị tạo ra
nguy cơ xâm phạm đến ĐLDT, chủ quyền và an ninh quốc gia
2.1.3. Lý thuyết của Chủ nghĩa Hiện thực về cạnh tranh giữa các nước
lớn

Nội dung chính của Chủ nghĩa Hiện thực là: lợi ích là yếu tố căn bản trong quan
hệ quốc tế và được đảm bảo bằng quyền lực. Quan hệ quốc tế được mô tả như một cuộc
cạnh tranh giành quyền lực giữa các nước theo đuổi lợi ích quốc gia, xung đột là bản
chất của quan hệ quốc tế.Các nước lớn luôn tìm mọi cách làm thay đổi cục diện thế giới
đồng thời tác động, gây ảnh hưởng tới các nước đang phát triển, các nước nhỏ hơn
mình, hi sinh quyền lợi của các nước nhỏ để thỏa mãn quyền lợi của các nước lớn.
2.1.4. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về cạnh tranh chiến lược
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về cạnh tranh chủ yếu dựa trên sự vận
động của đấu tranh giai cấp, sự mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất,
mâu thuẫn giữa cơ sở hạ tầng với kiến thức thượng tầng. Xã hội quốc tế là một hệ thống
thế giới, trong đó xung đột quốc tế, hợp tác quốc tế, cục diện thế giới v.v. cơ bản được
giải quyết bởi quan hệ giữa hai giai cấp với nhau.
2.2. NHÂN TỐ QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH
DƯƠNG
2.2.1.Những biến đổi của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh
Thế giới đang quá độ sang trật tự thế giới mới, trật tự đa cực. Vị thế lãnh đạo
của Mỹ đang bị lung lay và gặp nhiều thách thức. Hiện nay, cùng với một số nước
lớn khác, Mỹ và Trung Quốc có vai trò quan trọng trong việc tác động đến bối
cảnh, đến ĐLDT, hòa bình và ổn định của mỗi quốc gia, khu vực.
Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế lớn; nhưng chiến tranh cục bộ, xung
đột và chạy đua vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ,
khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên và cạnh tranh kinh tế vẫn diễn ra
gay gắt. Các vấn đề toàn cầu, an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống diễn
biến ngày càng phức tạp. Các nước lớn vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh gay
gắt, chi phối và làm phức tạp hơn các quan hệ quốc tế.


12
2.2.2.Tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Hiện nay, CA-TBD trong đó có ĐNA đang là khu vực kinh tế phát triển và

được xem là “điểm sáng” của nền kinh tế toàn cầu, có vị trí địa chính trị quan trọng
của các cường quốc trong thế kỷ XXI.
Đặc tính nổi bật của ĐNA là chế độ chính trị hết sức đa dạng; trình độ phát
triển không đồng đều; đa dân tộc, đa tôn giáo, có nền văn hóa “đoàn kết, thống nhất
trong đa dạng.
Quá trình đấu tranh bảo vệ và củng cố ĐLDT của khu vực ĐNAdiễn ra sôi
động dưới nhiều hình thức, nội dung phong phú, đa dạng.ASEAN từ một Hiệp hội
của những nước nghèo và chậm phát triển, hiện nay, Cộng đồng ASEAN đã vươn
lên với nhiều thành tích đáng nể, có nền kinh tế đứng thứ bảy của thế giới.
2.3. ĐÔNG NAM Á TRONG LỢI ÍCH CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ VÀ
TRUNG QUỐC
2.3.1.Đông Nam Á trong lợi ích chiến lược củaMỹ
Về địa chính trị, chiến lược, là khu vực năng động nhất, một trung tâm chính
của quyền lực toàn cầu và là trọng tâm trong chiến lược “tái cân bằng” trong nhiệm kỳ
2 của Tổng thống B.Obama.Về chiến lược an ninh - quân sự, Biển Đông là một mắt
xích trọng yếu trong hệ thống quân sự ven biển của Mỹ ở châu Á, là nơi hỗ trợ đắc
lực cho việc duy trì “vành đai sắt” khống chế Trung Quốc ở phía Đông, đảm bảo
nguyên trạng cho Đài Loan cũng như củng cố quan hệ đồng minh chiến lược của
Mỹ ở khu vực.Về kinh tế - thương mại, là một thị trường đầu tư lớn, nơi tiêu thụ
hàng hóa công nghiệp chế tác, mang lại lợi nhuận cao cho Mỹ. Các nước ĐNA có
nguồn nhân lực dồi dào, sức lao động rẻ, mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư
và có lợi cho người tiêu dùng Mỹ với chất lượng sản phẩm đảm bảo, giá rẻ. Ngoài
ra, cơ cấu kinh tế Mỹ và các nước ĐNA có khả năng hỗ trợ, bổ sung cho nhau, mang
lại lợi ích cho cả hai phía.Về văn hóa - giáo dục, ĐNA nằm trong chiến lược quảng
bá giá trị của Mỹ.
2.3.2. Đông Nam Á trong lợi ích chiến lược của Trung Quốc
Về địa chính trị, chiến lược,là một mắt xích quan trọng cho chiến lược tiến ra
thế giới và xuống châu Đại Dương; là cửa ngõ duy nhất để Trung Quốc mở rộng



13
ảnh hưởng, phá vỡ sự bao vây, phong tỏa của Mỹ.Về an ninh – quân sự, là khu đệm
và lá chắn bên ngoài trực tiếp bảo vệ an ninh quốc gia phía Đông Nam của Trung
Quốc.Các quần đảo ở Biển Đông được Trung Quốc xem như là một căn cứ chiến
lược để phòng thủ, ngăn chặn, kiểm soát tuyến đường biển và có thể là căn cứ tấn
công đất liền.Về kinh tế - thương mại, là nơi hấp dẫn , làđối tác quan trọng để Trung
Quốc phát triển kinh tế, thực hiện chiến lược “Đại khai phá miền Tây", dự án “một trục
hai cánh” nhằm mở rộng các hành lang, vành đai kinh tế qua đó mở rộng ảnh hưởng
đối với khu vực.Về văn hóa - giáo dục, văn hóa tương đồng là công cụ để Trung Quốc
tập hợp lực lượng chống lại các giá trị dân chủ, nhân quyền phương Tây, đồng thời giúp
Trung Quốc dễ dàng hợp tác với các nước trong khu vực
2.4. DIỄN BIẾN QUAN HỆ MỸ - TRUNG
Quan hệ Mỹ - Trung đã trải qua những bước thăng trầm trong lịch sử. Đặc
điểm quan hệ Mỹ - Trung Quốc phức tạp, thiếu lòng tin lẫn nhau, đan xen hai xu
hướng vừa hợp tác vừa đấu tranh; vừa kiềm chế, vừa đối thoại, đã tác động không
nhỏ đến tình hình chính trị thế giới và khu vực ĐNA. Cuộc chạy đua tranh giành ảnh
hưởng và lợi ích giữa Mỹ và Trung Quốc ở khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó
có ĐNA diễn ra ngày càng quyết liệt, chứa đựng nguy cơ bùng nổ xung đột lớn.
Chương 3
THỰC TRẠNG ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC NƯỚC
ĐÔNG NAM ÁTRONG CẠNH TRANH
CHIẾN LƯỢC MỸ - TRUNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015
3.1. THỰC TRẠNG CẠNH TRANH CHIẾN LƯỢC MỸ - TRUNG TẠI
ĐÔNG NAM Á
Tại ĐNA, Mỹ đã triển khai các chiến lược bao gồm: chiến lược toàn cầu hóa,
chiến lược sức mạnh thông minh, chiến lược xoay trục, chiến lược tái cân bằng. Về
phía Trung Quốc, nước này tập trung triển khai bốn chính sách lớn là: chiến lược
ngoại giao nước lớn, chiến lược ngoại giao với láng giềng, chiến lược năng lượng
và chiến lược biển.
3.1.1.Cạnh tranh trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao



14
Trong cơ chế hợp tác đa phương,Trung Quốc chủ động sáng lập và tích cực
tham gia các cơ chế của khu vực ĐNA; xác định lấy ĐNA là mũi tấn công chính thông
qua việc tích cực xây dựng quan hệ hữu nghị, lấy nền tảng phát triển kinh tế cùng có lợi
với ASEAN, làm giảm và tiến tới xóa bỏ thuyết về “mối đe dọa từ Trung Quốc” từ đó
tập hợp lực lượng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế, thể hiện vai trò nước lớn có trách
nhiệm để tranh giành ảnh hưởng ĐNA với Mỹ, kiềm chế ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực,
ngăn chặn Mỹ liên minh quân sự với các nước ĐNAbao vây Trung Quốc.
Về phía Mỹ, thông qua việc tham gia và đóng vai trò tích cực vào các tổ chức,
diễn đàn của ASEAN, nước nàythúc đẩy liên kết theo hướng thể chế hóa; xây dựng cơ
chế nhân quyền và triển khai các cơ chế giải quyết tranh chấp tại Biển Đông. Ngoài ra,
Mỹ hợp tác với các nước ngoài khu vực như Nhật Bản, Ấn Độ trong vấn đề can dự
Biển Đông để cùng kiềm chế Trung Quốc; Mỹ còn đẩy mạnh trao đổi và hợp tác với
Trung Quốc, lôi kéo nước này tham gia có trách nhiệm vào các cơ chế khu vực
Về quan hệ song phương, Trung Quốc coi việc củng cố quan hệ với các nước
láng giềng khu vực là một ưu tiên quan trọng, thực hiện các chính sách “láng giềng
hữu hảo”, “tam lân” và phương châm “hợp tác cùng thắng”, “cùng phát triển, cùng
phồn vinh”, “gác tranh chấp, cùng khai thác”, nỗ lực xóa bỏ “Thuyết đe dọa từ
Trung Quốc” tại ĐNA.Tuy nhiên, trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc thực hiện
chính sách “ngoại giao vạch đường đỏ”,đe dọa trừng phạt các nước có thái độ
cứng rắn trong tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc bất chấp đi trái ngược với
quy định hàng hải quốc tế.
Mỹ tăng cường củng cố và mở rộng mối quan hệ hợp tác với Indonesia, Việt
Nam;lôi kéo Myanmar thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Hiện nay, mức
độ quan hệ của Mỹ với các nước ĐNA chia làm ba nhóm: đồng minh thân thiết
(Thái Lan và Philippines); đối tác chiến lược(Singapore) vàđối tác chiến lược tiềm
năng (Indonesia, Malaysia và Việt Nam).
3.1.2. Cạnh tranh trên lĩnh vựcan ninh -quốc phòng

Biển Đông đang trở thành nơi Trung Quốc và Mỹ cạnh tranh ảnh hưởng quyết
liệt trên mặt trận an ninh - quốc phòng. Nếu Trung Quốc tham vọng độc chiếm Biển
Đông,với yêu sách “đường lưỡi bò” và coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”thì Mỹ


15
tuyên bố Biển Đông là nơi Mỹ có “lợi ích quốc gia”, đồng thời luôn khẳng định bảo
vệ lợi ích trong tự do hàng hải và lợi ích các công ty của mình đang làm ăn trên Biển
Đông
Trong20 năm qua, Trung Quốc không ngừng tiến hành hiện đại hóa quân
đội, tiềm lực quân sự, đặc biệt là lực lượng hải quân. Trung Quốc muốn khẳng định
với thế giới rằng mình đã chính thức trở thành nước lớn, một cường quốc biển, mặt
khác nhằm đe dọa các nước ĐNA và cảnh cáo những nước lớn trong đó có Mỹ
không nên can thiệp vào vấn đề Biển Đông.
Về phía Mỹ, ngoài việc việc tập hợp lực lượng chống lại chủ nghĩa khủng bố
toàn cầu thì nước này còn mở rộng ngoại giao an ninh và chú trọng hơn vào vấn đề an
ninh biển, trong đó có vấn đề tranh chấp chủ quyền và tự do hàng hải ở Biển
Đông.Mỹ tăng cường, mở rộng sự hiện diện quân sự nhất là lực lượng không quân
và hải quântrong khu vực để duy trì bá quyền, bảo vệ lợi ích của mình.Mỹ hiện có
ít nhất 3 tuyến răn đe chiến lược bao vây Trung Quốc.
3.1.3. Cạnh tranh trên lĩnh vực kinh tế - thương mại
Với phương châm“kinh tế ưu tiên, chính trị theo sát, lấy kinh tế lôi kéo chính
trị, thúc đẩy chính trị”, thông qua quan hệ kinh tế để tạo ra những đột phá mới về
chính trị, an ninh.Trung Quốc đã sử dụng sức mạnh kinh tế để tăng cường ảnh
hưởng trong khu vực.
Trong khi đó, chiến lược kinh tế của Mỹ ở ĐNA là nhằm biến khu vực trở
thành thị trường tự do hóa kiểu phương Tây và tạo ra thị trường cho hàng hóa công
nghệ cao của Mỹ. Mỹ mở rộng quan hệ kinh tế song phương và đa phương, thông
qua việc nâng cao vai trò của APEC để thúc đẩy tự do buôn bán, đầu tư và hợp tác
phát triển, thúc đẩy đàm phán TPP...nhằm ngăn chặn ảnh hưởngkinh tế của Trung

Quốc với khu vực.
Cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong việc giành giật thị trường ĐNA
cũng ngày càng trở nên quyết liệt. Nếu như, Trung Quốc hướng tới việc kết nối các
khu vực và các quốc gia trên thế giới về thương mại với Trung Quốc là tâm điểm,
bằng cách mở ra các tuyến đường thương mại lớn thì Mỹ lại hướng tới việc thiết lập


16
các quy định và luật chơi để tăng tính kết nối cao độ giữa các nền kinh tế với kinh tế
Mỹ.
3.1.4. Cạnh tranh trên các lĩnh vực văn hóa - giáo dục
Trong vấn đề giáo dục, Trung Quốc coi giáo dục là ưu tiên quốc gia trong việc
triển khai phổ biến văn hóa Trung Hoa. Một trong những phương thức tuyên truyền
văn hóa của Trung Quốc là thành lập các Học viện Khổng tử trên khắp thế giới, mà
ĐNA là trọng điểm. Ngoài ra, chính sách cấp thị thực cho lưu học sinh của Trung
Quốc khá dễ dàng, khác hẳn với việc thắt chặt cấp thị thực cho lưu học sinh của Mỹ.
Chính sách này đã khuyến khích học sinh tại các nước ĐNA tới Trung Quốc lưu học,
mở rộng ảnh hưởng của các trường đại học Trung Quốc.
Để đối phó lại những động thái rất bài bản của Trung Quốc, Mỹ đã phát huy
những giá trị văn hóa và giáo dục tiên tiến, hiện đại nhất thế giới; xây dựng nhiều
chương trình du học với những học bổng hấp dẫn cho khu vực ĐNA.
Trong vấn đề truyền thông, Chính phủ Mỹ đã coi việc duy trì địa vị dẫn đầu
trong truyền thông tin tức toàn cầu, đảm bảo quan niệm giá trị của Mỹ tiếp tục ảnh
hưởng tích cực đến văn hóa của các quốc gia khác.Mỹ coi trọng việc sử dụng công
cụ truyền thông đại chúng để truyền tải giá trị văn hóa của họ ra thế giới.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng tăng cường tận dụng các phương tiện thông tin
đại chúng để quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Trung Hoa. Tốc độ mở
rộng phạm vi phủ sóng chương trình truyền thanh, truyền hình trên toàn thế giới, các
bộ phim truyền hình dã sử hoành tráng, dài tập luôn được chiếu trong khung giờ vàng
tại các nước ĐNA.

3.2. ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG
NAM Á
3.2.1. Ảnh hưởng đến an ninh và chủ quyền quốc gia
-Ảnh hưởng tích cực: giúp ĐNA cân bằng quan hệ với nước lớn; hạn chế
những bất đồng bùng nổ thành xung đột vũ trang.
-Ảnh hưởng tiêu cực:
Một là, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh và chủ quyền biển đảo của các quốc
gia tại khu vực ĐNA; Hai là, gây bất ổn về chính trị đối với các nước tại khu vực; Ba


17
là, ảnh hưởng đến việc tự chủ trong việc ra quyết sách phát triển đất nước, gây bất ổn an
ninh của các nước trong khu vực; Bốn là, làm gia tăng sức mạnh quốc phòng, chạy đua
vũ trang gây bất ổn trong khu vực; Năm là, làm bùng phát các vấn đề an ninh phi truyền
thống.
3.2.2. Ảnh hưởng đến phát triển đất nước và khu vực
- Tạo ra những cơ hội:
Thứ nhất, mở rộng quan hệ thương mại - đầu tư; Thứ hai, giúp các chính phủ
có cách nhìn toàn diện, học hỏi nhiều kinh nghiệm trong việc cải cách cơ cấu kinh
tế; Thứ ba, tạo ra thị trường rộng lớn và trở thành thị trường hấp dẫn của các nước
lớn; Thứ tư, tạo cơ hội cho Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và các nhà đầu tư phương
Tây chuyển hướng đầu tư sang ĐNA giúp kinh tế khu vực phát triển; Thứ năm, tăng
cường hội nhập và phong phú thêm văn hóa dân tộc.
-Nảy sinh nhiều thách thức:
Thứ nhất, lợi ích kinh tế của ASEAN ảnh hưởng do phải hình thành cộng
đồng sớm hơn dự kiến; Thứ hai, kinh tế yếu kém, lạm phát tăng cao do đầu tư
nhiều vào quân sự; Thứ ba, lệ thuộc kinh tế kéo theo lệ thuộc chính trị vào Trung
Quốc và Mỹ; Thứ tư, rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” và ảnh hưởng nghiêm trọng đến
đời sống người dân; Thứ năm, buộc các quốc gia ĐNA lựa chọn TPP hay RCEP; Thứ
sáu, ảnh hưởng đến cạnh tranh thị trường tại khu vực.

3.2.3. Ảnh hưởng đến vị thế quốc tế và tập hợp lực lượng ở khu vực
-Ảnh hưởng thuận lợi:
Thứ nhất, tạo điều kiện nâng cao vai trò vị thế, uy tín, ảnh hưởng tại khu vực và
quốc tế; Thứ hai, tạo cơ hội cho ASEAN trở thành người dẫn đầu của khu vựcvới việc
thúc đẩy liên kết, hợp tác trong khu vực và quốc tế,phối hợp tìm kiếm giải pháp đảm bảo,
ổn định hòa bình.
-Ảnh hưởng nghịch:làm mất đoàn kết, gây chia rẽ nội bộ ASEAN, đặc biệt
trong vấn đề Biển Đông khiến cho việc tập hợp lực lượng trở nên phức tạp.
3.3. ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC VIỆT NAM
3.3.1. Ảnh hưởng tích cực


18
Thứ nhất, tạo điều kiện cho Việt Nam nâng cao vai trò, vị thế chính trị trên
trường quốc tế và khu vực; Thứ hai, tạo thuận lợi cho Việt Nam triển khai thực hiện
chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế từ đó củng cố
độc lập tự chủ của mình và mở rộng hội nhập quốc tế; Thứ ba, Việt Nam có cơ hội để
học hỏi, tăng cường quan hệ hợp tác an ninh - quốc phòng với các nước lớn có tiềm
lực quân sự, công nghiệp và kỹ thuật hiện đại; Thứ tư, đảm bảo chủ quyền lãnh thổ và
đối phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống; Thứ năm, làm tăng vị thế của Việt
Nam trong việc hợp tác và liên kết kinh tế cho khu vực và thế giới; Thứ sáu, Việt Nam
có điều kiện thuận lợi tiếp xúc, giao lưu văn hóa, làm giàu văn hóa truyền thống, đồng
thời đẩy mạnh ngoại giao văn hóa, nâng cao vị thế nền văn hóa Việt Nam trên trường
quốc tế.
3.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực
Thứ nhất, tạo ra nhiều thách thức đối với an ninh quốc gia
Tham vọng Mỹ và Trung Quốc tại ĐNA gây ra tình thế khó xử cho Việt Nam
trong quan hệ với các nước lớn. Việt Nam có thể bị kẹt ở giữa, trở thành “bia đỡ đạn”
của đối thủ kia.
Trong vấn đề Biển Đông, chủ quyền biển đảo của Việt Nam sẽ ảnh hưởng nghiêm

trọng nhất nếu Mỹ và Trung Quốc bắt tay ở Biển Đông. Ngoài ra, Trung Quốc mạnh tay
đầu tư thuê đất tại các nơi trọng yếu điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc
phòng của Việt Nam.
Thứ hai, ảnh hưởng đến sự phát triển củađất nước
Sự xâm nhập của các nhà thầu Mỹ, Trung Quốc sẽ khiến các nhà thầu Việt
Nam không thể cạnh tranh nổi do hạn chế về năng lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp
trong nước sẽ bị thua ngay trên sân nhà.
Những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc là các hàng
hóa thô, sơ chế, có giá trị tăng thấp. Trong khi đó, những mặt hàng Việt Nam nhập
khẩu là các mặt hàng thành phẩm có giá trị gia tăng cao. Điều này cho thấy cán cân
thương mại của Việt Nam có xu hướng phụ thuộc ngày càng nhiều vào hàng hóa
nhập khẩu từ Mỹ và Trung Quốc.Kinh tế Việt Nam rất dễ bị ảnh hưởng bởi phụ
thuộc vào kinh tế của hai cường quốc này, rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”.


19
Với động thái giành hết các dự án trọng điểm, Trung Quốc thể hiện rõ ý đồ
thâu tóm quyền lợi, ép nền kinh tế Việt Nam phải chịu sự phụ thuộc vào Trung
Quốc.
Chương 4
NHẬN XÉT VỀ ẢNH HƯỞNG CẠNH TRANH CHIẾN LƯỢC
MỸ- TRUNG TẠI ĐÔNG NAM Á TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỐI
SÁCH CỦA CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC
NHẰM BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
4.1. NHẬN XÉT VỀ ẢNH HƯỞNG CẠNH TRANH CHIẾN LƯỢC MỸ TRUNG TẠI ĐÔNG NAM Á
Thứ nhất, ĐNA đang là điểm xoáy chiến lược, nơi đan xen, giao thoa lợi ích
trước mắt cũng như lâu dài của các nước lớn, trước hết là giữa Mỹ và Trung Quốc;
Thứ hai, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung có ảnh hưởng tới nhiều mặt, đa chiều và
nhiều cấp độ tới khu vực; Thứ ba, sự gia tăng cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung
đang làm cho các mâu thuẫn, xung đột địa chính trị của khu vực tăng nhanh nhiều

cấp độ tới khu vực; Thứ tư, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở ĐNA ảnh hưởng đến
sự phát triển, làm thay đổi tư duy, cách tiếp cận và hành động của các nước khu vực
đối với việc củng cố nền ĐLDT trong bối cảnh mới; Thứ năm, trong giai đoạn từ năm
2001 đến năm 2015, từng nước ĐNA cũng như ASEAN nói chung đều chú trọng
nhân tố các nước lớn trong hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại; Thứ sáu,
diễn biến của cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung trong gần hai thập niên đầu thế kỷ
XXI cho thấy cả hai nước lớn này đều tìm cách thâm nhập sâu, tăng cường sự hiện
diện về mọi mặt vào các nước ĐNA đã tạo ra những diễn biến chính trị phức tạp và
nhạy cảm ở một số nước khu vực; Thứ bảy, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở
ĐNA ngày càng gia tăng thì sự thâm nhập của hai nước này vào khu vực và mức
độ ảnh hưởng đến ĐLDT của các nước trong khu vực cũng càng lớn.
4.2. ĐỐI SÁCH CỦA ASEAN TRƯỚC CẠNH TRANH CHIẾN LƯỢC
MỸ - TRUNG ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC KHU VỰC
4.2.1. Đối sách của ASEAN


20
Thứ nhất, đẩy mạnh hợp tác, đoàn kết trong khu vực, phát triển, xây dựng
thành công Cộng đồng ASESAN nhằm tăng cường sức mạnh khu vực; Thứ hai,
tăng cường hợp tác với các cường quốc, nâng cao vị thế của ASEAN trong các cơ
chế và trường quốc tế; Thứ ba, tăng cường hợp tác trong việc giải quyết tranh chấp
chủ quyền ở Biển Đông, tích cực đưa ra các sáng kiến nhằm bảo đảm, ổn định cho
khu vực; Thứ tư, tăng cường điều chỉnh cơ cấu kinh tế nhằm đối phó với ảnh hưởng
của cạnh tranh Mỹ - Trung bảo vệ ĐLDT; Thứ năm,tăng cường quan hệ với Trung
Quốc, xây dựng quan hệ đối tác chiến lược; Thứ sáu, tăng cường quan hệ hợp tác với
Mỹ - trở thành đối tác chiến lược
4.2.2. Đối sách của một số nước Đông Nam Á
Đứng trước việc cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc khổng lồ Mỹ và
Trung Quốc ngày càng căng thẳng, hầu hết các nước ASEAN đều lựa chọn phương
án cùng quan hệ với Mỹ và Trung Quốc để phát triển đất nước tránh bị lệ thuộc vào

bất kỳ cường quốc nào. Phillippines có mối quan hệ gắn bó với Mỹ, nhất là trong
quan hệ quốc phòng. Năm 2013, Philippines khởi kiệnTrung Quốc về bản
đồ"đường lưỡi bò" và được Tòa án Trọng tài Thường trực xử thắng kiện vào năm
2016. Mặc dù có nhiều bất đồng trong tranh chấp Biển Đông nhưng do lợi ích kinh
tế của Trung Quốc đem lại, Philippines vẫn tăng cường hợp tác, đầu tư với nước
này. Tại Myanmar có nhiều cải cách đáng kể trong chính trị, kinh tế, chuyển từ chế
độ độc tài quân sựsang chế độ dân sự. Trong chính sách đối ngoại, Myanmar
chuyển từ quan hệ song phương sang hội nhập khu vực và quan hệ đa phương, tăng
cường quan hệ với Mỹ và các nước lớn ngoài khu vực và dần xa rời lệ thuộc vào
Trung Quốc.Còn Campuchia đang cố gắng tận thu những lợi ích có được từ sự
cạnh tranh của hai cường quốc này. Campuchianhận được sự đầu tư và viện trợ
khổng lồ từ Trung Quốc, đổi lại nước này ra sức ủng hộ lập trường của Trung Quốc
trong vấn đề Biển Đông, mặc dù điều này gây bất lợi cho các nước trong khối
ASEAN.Việt Nam chủ trương hòa bình, hợp tác bình đẳng cùng có lợi với tất cả
các nước không phân biệt chế độ chính trị trên cơ sở nguyên tắc cùng tồn tại hòa
bình. Trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam tăng cường hợp tác, phát triển kinh
tế nhưng không lùi bước trong vấn đề chủ quyền biển, đảo. Với Mỹ, Việt Nam tăng


21
cường hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật nhưng kiên định giữ vững chủ quyền và
hệ tư tưởng của mình. Các nước ASEAN còn lại đều có những bước đi khôn khéo,
linh hoạt nhằm cần bằng lợi ích, bảo vệ nền độc lập dân tộc trong quan hệ với Mỹ
và Trung Quốc, tận dụng những cơ hội và hạn chế những bất lợi trước vòng xoáy
của cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đem lại
4.3. KINH NGHIỆM VỀ ĐỐI SÁCH CỦA ASEAN VÀ ĐỀ XUẤT ĐỐI
SÁCH VỚI VIỆT NAM TRƯỚC ẢNH HƯỞNG CẠNH TRANH CHIẾN LƯỢC
MỸ - TRUNG Ở ĐÔNG NAM Á HIỆN NAY
4.3.1. Kinh nghiệm về đối sách của ASEAN
Một là, nhận thức đúng đắn về xu thế phát triển của thời đại; biểu hiện mới của

xây dựng và củng cố ĐLDT trong bối cảnh toàn cầu hóa; Hai là, đoàn kết nội
khối,đồng thuận cao trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến lợi ích của cộng
đồng..., cùng đối phó với các thách thức trong quan hệ quốc tế; Ba là, xử lý các mối
quan hệ quốc tế mềm dẻo,linh hoạt; đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết nhằm
bảo vệ thắng lợi nền ĐLDT trong tình hình mới; Bốn là, thực sự coi phát triển kinh
tế là nhân tố hàng đầu trong công cuộc xây dựng và củng cố ĐLDT; Năm là, xây
dựng một nền quốc phòng vững mạnh, hiện đại.
4.3.2. Đề xuất đối sách của Việt Nam
4.3.2.1. Đối sách chung
Thứ nhất, lợi ích quốc gia, dân tộc phải luôn được đặt lên hàng đầu trong các
chính sách; Thứ hai, cần tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Đảng về chính sách
đối ngoại; Thứ ba, tăng cường phát triển đất nước về mọi mặt, kết hợp phát triển kinh tế
với bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia là yếu tố then chốt; Thứ tư, tăng cường đoàn
kết, thiết lập quan hệ ngoại giao với các quốc gia láng giềng; Thứ năm, cần quan tâm
chú trọng về vấn đề truyền thông, thông tin, nhất là thông tin đối ngoại; Thứ sáu, Việt
Nam cần xây dựng sự hiểu biết, tin cậy với các nước trong khu vực và quốc tế.
4.3.2.2 Đối sách cụ thể với Mỹ và Trung Quốc
- Đối sách với Mỹ, Việt Nam cần tăng cường hợp tác với Mỹ trong các lĩnh
vực như kinh tế và thương mại, khuyến khích các công ty doanh nghiệp Mỹ đầu tư
tại Việt Nam nhất là về lĩnh vực khoa học - kỹ thuật chất lượng cao và thăm dò và


22
khai thác dầu khí; tranh thủ vai trò và tiếng nói của Mỹ trong các diễn đàn đa
phương trong việc ủng hộ ASEAN về vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, Việt Nam phải
luôn kiên định giữ vững quan điểm về chủ quyền và hệ tư tưởng của mình, cảnh
giác với mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc để tránh rơi vào tình trạng các nước
lớn vì lợi ích của mình mà thỏa hiệp xâm hại lợi ích của Việt Nam
-Đối sách với Trung Quốc, Việt Nam nên kiên trì giữ mối quan hệ láng giềng
hữu nghị với Trung Quốc trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, cùng có

lợi và cùng phát triển. Trong một số vấn đề bất đồng, Việt Nam không gây căng
thẳng, làm phức tạp hơn, tránh đối đầu trực tiếp, cần đấu tranh một cách khôn khéo,
mềm dẻo với Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế, có thái độ kiên quyết phản đối
Trung Quốc trong những hành động vi phạm toàn chủ quyền của Việt Nam; kiên
quyết bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, biển đảo của Tổ quốc.
KẾT LUẬN
Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc và sự suy giảm sức mạnh của Mỹ
trong 15 năm đầu của thế kỷ XXI đã và đang làm thay đổi vai trò, tương quan ảnh
hưởng và quyền lực của các nước này trên thế giới nói chung, ở ĐNA nói riêng.
Quan hệ Trung - Mỹ từ năm 2001 đến nay có nhiều thay đổi và ngày càng
ảnh hưởng mạnh, khó lường đến chính trị, an ninh, kinh tế của khu vực Đông Nam
Á. Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại ĐNA đã, đang và còn tiếp tục diễn biến
phức tạp, thể hiện rõ đặc trưng của quan hệ hai cường quốc là vừa hợp tác, thỏa
hiệp, vừa đấu tranh, cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau.
Cả Mỹ và Trung Quốc đều dốc tiền của, công sức dùng chiêu bài kinh tế để
đổi lấy chính trị, tăng tầm ảnh hưởng với các nước ĐNA, tăng tính lệ thuộc của các
nước này vào mình để gây áp lực, kiềm chế với nước kia gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến nền độc lập dân tộc của mỗi nước và tình hình an ninh, chính trị tại khu
vực ĐNA.
Tại Việt Nam, cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn Việt Nam đứng về phía
mình. Trung Quốc muốn Việt Nam ổn định nhưng không đủ mạnh, không được là
sân sau của ai và phải phụ thuộc vào Trung Quốc. Mỹ muốn Việt Nam là liên minh


23
để duy trì vai trò lãnh đạo ở ĐNA và châu Á, nhưng không muốn gánh vác trách
nhiệm bảo vệ Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh khác biệt về chế độ chính trị và giá
trị quốc gia dân tộc. Việt Nam cần hết sức tỉnh táo, tránh cách nhìn phiến diện, một
chiều chỉ thấy mặt tốt mà không thấy mặt tiêu cực. Trên cơ sở đó, Việt Nam cần
xác định tăng cường hợp tác và tận dụng tất cả các cơ hội có được trong quan hệ

với hai cường quốc này, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực trước cạnh
tranh chiến lược Mỹ - Trung.
Chỉ có một Việt Nam hùng cường, không dựa dẫm phụ thuộc ai, đi lên bằng
chính đôi chân, trí tuệ, lòng tự tôn dân tộc thì mới nâng cao được vị thế của đất
nước trong khu vực và quốc tế, được thế giới tôn trọng vị nể và không bị nước lớn
chèn ép, bắt nạt, gây hấn.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Hải Yến (thành viên) (2013), Cạnh tranh chiến lược ở khu
vực Đông Nam Á giữa một số nước lớn hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Hải Yến (2015), “Quan hệ Trung - Mỹ và chính sách đối
ngoại của Việt Nam”, Tạp chí Thông tin đối ngoại, số tháng 5, tr.71 - 75.
3. Nguyễn Thị Hải Yến (2015), “Lợi ích chiến lược của Mỹ và Trung Quốc ở
Đông Nam Á”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, số tháng 6, tr.61 - 65.
4. Nguyễn Thị Hải Yến (2016), “Tác động của chính sách đối ngoại Mỹ và
Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền
thông, số tháng 2, tr.43-46.


24
5. Nguyễn Thị Hải Yến và Đặng Công Thành (2013), “Đấu tranh bảo vệ độc
lập dân tộc ở Venezuela”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, tháng 12,
tr.70 - 74.



×