Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

(Luận án tiến sĩ khoa học chính trị) Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội chủ lực Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 178 trang )

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

SNG THOONG UNNANG

BảN LĩNH CHíNH TRị CủA ĐộI NGũ CáN Bộ TIểU ĐOàN
Bộ ĐộI CHủ LựC QUÂN ĐộI NHÂN DÂN LàO
GIAI đoạn HIệN NAY

LUN N TIN S KHOA HC CHNH TR

H NI - 2016


HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

SNG THOONG UNNANG

BảN LĩNH CHíNH TRị CủA ĐộI NGũ CáN Bộ TIểU ĐOàN
Bộ ĐộI CHủ LựC QUÂN ĐộI NHÂN DÂN LàO
GIAI đoạn HIệN NAY

LUN N TIN S KHOA HC CHNH TR
CHUYấN NGNH XY DNG NG V CHNH QUYN NH NC

Mó s: 62 31 02 03

NGI HNG KHOA HC:
1. PGS.TS. NGễ HUY TIP
2. PGS.TS. Lấ DUY CHNG

H NI - 2016




MỤC LỤC
Trang
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Các công trình khoa học trong nước liên quan đến đề tài
luận án
1.2. Các công trình khoa học nước ngoài có liên quan đến đề tài
luận án và những đánh giá
Chương 2. BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TIỂU ĐOÀN BỘ
ĐỘI CHỦ LỰC QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN
NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Khái quát về tiểu đoàn và đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội
chủ lực Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay
2.2. Bản lĩnh chính trị và một số vấn đề chủ yếu về nâng cao bản
lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội chủ lực
Quân đội nhân dân Lào hiện nay
Chương 3. BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ VÀ NÂNG CAO BẢN LĨNH CHÍNH
TRỊ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TIỂU ĐOÀN BỘ ĐỘI CHỦ LỰC
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - THỰC
TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM

3.1. Thực trạng bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn
bộ đội chủ lực Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay
3.2. Nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn, bộ
đội chủ lực Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm
Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG

CAO BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TIỂU
ĐOÀN BỘ ĐỘI CHỦ LỰC QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY

4.1. Dự báo những nhân tố tác động và phương hướng nâng cao
bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội chủ
lực Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay
4.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao bản lĩnh chính trị cho
đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội chủ lực Quân đội nhân dân
Lào giai đoạn hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

5
5
11
21
21

41

72
72

85

107


107

116
156
158
159


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCHTW

:

Ban Chấp hành Trung ương

BLCT

:

Bản lĩnh chính trị

CBTĐ

Cán bộ tiểu đoàn

CHDCND

:


Cộng hòa dân chủ nhân dân

CNXH

:

Chủ nghĩa xã hội

CTĐ, CTCT

:

Công tác Đảng, công tác chính trị

CTQG

:

Chính trị Quốc gia

NDCM

:

Nhân dân cách mạng

Nxb

:


Nhà xuất bản

QĐND

:

Quân đội nhân dân

TCCT

:

Tổng cục Chính trị

TCTM

:

Tổng cục Tham mưu

TSVM

:

Trong sạch vững mạnh

VMTD

:


Vững mạnh toàn diện

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bản lĩnh chính trị là sự giác ngộ sâu sắc về chính trị, được thể hiện ở
năng lực làm chủ về chính trị với khả năng xử lý đúng đắn, có cơ sở khoa
học, có hiệu quả những vấn đề đặt ra trong đời sống chính trị và hoạt động
thực tiễn. Bản lĩnh chính trị là một trong những phẩm chất quan trọng hàng
đầu, có vai trò và ý nghĩa to lớn đối với kết quả hoạt động của người cán bộ,
đảng viên. Bởi vậy, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng cho cán bộ, đảng
viên là yêu cầu khách quan, thường xuyên trong mọi thời kỳ cách mạng, đặc
biệt ở những giai đoạn khó khăn, thử thách hoặc trước những bước ngoặc
quan trọng của lịch sử nhằm bảo đảm sự định hướng về chính trị, tư tưởng và
mục tiêu, con đường cách mạng.
Đội ngũ cán bộ tiểu đoàn đơn vị chủ lực Quân đội nhân dân Lào là
những người trực tiếp lãnh đạo, quản lý, chỉ huy đơn vị; huấn luyện, giáo dục
cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền; là lực lượng nòng cốt, quyết định trong xây
dựng tổ chức Đảng, tổ chức chỉ huy vững mạnh. Nâng cao bản lĩnh chính trị
vững vàng cho đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội chủ lực Quân đội nhân dân
Lào là cơ sở để củng cố ý chí, quyết tâm chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ trong
toàn đơn vị; bảo đảm và giữ vững sự định hướng về chính trị tư tưởng cho bộ
đội; xây dựng các tiểu đoàn bộ đội chủ lực vững mạnh toàn diện, thực hiện

thắng lợi mọi nhiệm vụ trong mọi tình huống.
Thời gian qua, cùng với sự quan tâm lãnh đạo, quản lý, giáo dục của
cấp ủy, tổ chức đảng và chỉ huy các cấp; đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội chủ
lực Quân đội nhân dân Lào đã thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, có bản lĩnh
chính trị vững vàng, có giác ngộ chính trị cao, tin tưởng tuyệt đối vào mục
tiêu, lý tưởng cách mạng, kiên định con đường độc lập dân tộc gắn với chủ
nghĩa xã hội. Tuy nhiên, bản lĩnh chính trị của một số cán bộ tiểu đoàn bộ đội
chủ lực Quân đội nhân dân Lào vẫn còn có những hạn chế, bất cập. Với biểu
hiện như: nhận thức về chính trị chưa thật sâu sắc, triệt để; niềm tin vào sự


2
lãnh đạo của Đảng, vào con đường cách mạng chưa cao; khả năng xử lý một
số tình huống phức tạp về chính trị trong thực tiễn chưa thật hiệu quả; chưa
đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Lào trong tình hình mới.
Trong giai đoạn hiện nay, các thế lực thù địch đã và đang ráo riết tiến
hành chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, thực hiện “phi chính trị
hóa quân đội”, “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” để chống phá cách
mạng Lào. Để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch
dùng các thủ đoạn tiến công “mềm, ngầm, hiểm” vào bên trong; kết hợp cả
chống phá công khai và bí mật; hợp pháp và bất hợp pháp. Chúng triệt để khai
thác lợi dụng những nhân tố yếu kém bên trong đất nước như tàn dư của chế
độ cũ, những khuyết điểm sai lầm trong cải cách và đổi mới. Đặc biệt, chúng
âm mưu phá hoại sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, vô hiệu hoá hóa vai
trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên, từng bước chuyển hoá họ trở thành kẻ
chống Đảng và Nhà nước. Cùng với sự chống phá của các thế lực thù địch từ
bên ngoài, bên trong xã hội Lào cũng đang có sự phân hóa giàu nghèo khá
mạnh, cùng với sự phát triển của kinh tế sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị
trường; tệ nạn tham nhũng, lãng phí diễn ra ngày càng phức tạp, ảnh hưởng lớn

đến sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Lào Lào vững vàng về chính trị, tư
tưởng, tổ chức, từng bước tiến lên chính quy, hiện đại.
Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận, thực tiễn, trên cơ sở đó đề xuất những
giải pháp chủ yếu, khả thi nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị vững vàng cho
đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội chủ lực Quân đội nhân dân Lào hiện nay là
yêu cầu mang tính cấp bách, cần thiết. Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài: "Bản
lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội chủ lực Quân đội nhân
dân Lào giai đoạn hiện nay" làm luận án tiến sĩ với mong muốn đóng góp
thêm cơ sở về lý luận và thực tiễn để xây dựng đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ
đội chủ lực Quân đội nhân dân Lào vững mạnh toàn diện, thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ theo chức trách được giao.


3
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn về bản
lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội chủ lực QĐND Lào, trên cơ
sở đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị của
đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội chủ lực QĐND Lào giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Một là, khảo sát và đánh giá tổng quan các các công trình nghiên cứu
trong nước và ngoài nước Lào có liên quan đến đề tài nghiên cứu từ năm
2010 đến năm 2015.
Hai là, luận giải làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về bản lĩnh chính
trị của đội ngũ CBTĐ bộ đội chủ lực QĐND Lào giai đoạn hiện nay.
Ba là, đánh giá thực trạng bản lĩnh chính trị của đội ngũ CBTĐ bộ đội
chủ lực QĐND Lào giai đoạn hiện nay, phân tích ưu điểm, khuyết điểm,
nguyên nhân và rút ra kinh nghiệm.
Bốn là, dự báo những yếu tố tác động, xác định phương hướng và đề

xuất những giải pháp chủ yếu, có tính khả thi nhằm nâng cao bản lĩnh chính
trị của đội ngũ CBTĐ bộ đội chủ lực QĐND Lào giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu bản lĩnh chính trị của đội ngũ CBTĐ bộ đội chủ lực
QĐND Lào giai đoạn hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu bản lĩnh chính trị của đội ngũ CBTĐ bộ đội chủ lực
QĐND Lào, các số liệu điều tra, thực tiễn từ 2010 đến năm 2015, phương
hướng và giải pháp của luận án có giá trị đến năm 2025.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Cay-xỏi Phôm-vi-hản; đường lối, quan điểm
của Đảng NDCM Lào.


4
4.2. Cơ sở thực tiễn
Là hiện thực bản lĩnh chính trị và xây dựng bản lĩnh chính trị cho đội
ngũ CBTĐ bộ đội chủ lực QĐND Lào giai đoạn hiện nay, được biểu hiện
thông qua các nghị quyết, chỉ thị, văn bản của cấp ủy, chỉ huy đơn vị chủ lực
QĐND Lào và kết quả điều tra, khảo sát của tác giả.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
- Lênin; đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên
ngành và liên ngành như: lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, tổng kết
thực tiễn và phương pháp điều tra xã hội học.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận, thực tiễn của việc nâng cao

bản lĩnh chính trị cho đội ngũ CBTĐ bộ đội chủ lực, mối quan hệ bản lĩnh chính
trị với chất lượng hiệu quả lãnh đạo, chỉ huy của CBTĐ bộ đội chủ lực. Từ thực
trạng, rút ra kinh nghiệm, đồng thời đề xuất giải pháp có tính đặc thù đối với cán
bộ cấp tiểu đoàn bộ đội chủ lực QĐND Lào giai đoạn từ nay đến năm 2025.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm cơ sở khoa học cho các
cấp lãnh đạo, chỉ huy trong việc nâng cao bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán
bộ quân đội nói chung, đội ngũ CBTĐ bộ đội chủ lực QĐND Lào nói riêng.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, đào
tạo cán bộ trong các học viện, nhà trường của QĐND Lào.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án
được kết cấu gồm 4 chương, 8 tiết.


5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN

1.1.1. Các công trình trong nước
Trong suốt quá trình trưởng thành của QĐND Lào Đảng NDCM Lào và
nhà nước CHDCND Lào, nhất là Đảng ủy bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính
trị đã có nhiều chủ trương, biện pháp chỉ đạo nhằm để nâng cao bản lĩnh
chính trị cho quân đội nói chung, đội ngũ CBTĐ bộ đội chủ lực nói riêng.
Chính vì vậy, có nhiều cuốn sách, luận án, luận văn, tạp chí, bài báo viết bàn
về công tác chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ.
1.1.1.1. Các sách

K.O-Lạ-Bun,“Tính khách quan và khoa học của công tác tư
tưởng” [57]. Bài viết nêu công tác tư tưởng trong thời Đảng NDCM Lào
lãnh đạo đất nước tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ có nhiều kinh
nghiệm hay, bước vào trong thời bình chúng ta đã và đang thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược của Đảng là bảo vệ và xây dựng đất nước thực hiện
dân giàu, nước mạnh, xã hội đoàn kết thống nhất dân chủ công bằng văn
minh. Công tác tư tưởng muốn thực hiện có hiệu quả tối cao nhất phải dựa
vào lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin làm tư tưởng kim chỉ nam cho mọi
hoạt động, kiên định độc lập dân tộc và CNXH, nắm chắc chủ trương,
đường lối, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đồng thời,
phải bồi dưỡng kiến thức nêu trên cho đội ngũ cán bộ, đảng viên người trực
tiếp lãnh đạo và triển khai chủ trương đường lối của Đảng nhằm trang bị vũ
khi tư tưởng cho họ mạnh về chuyên môn và vững cắc về chính trị tư
tưởng. Bên cạnh đó phải kiên quyết khắc phục khuyết điểm yếu kém nhất
là hiện tượng suy thoái về đạo đức yếu kém về phẩm chất chính trị, lối


6
sống không lành mạnh. Ngoài ra tác giả còn nhấn mạnh cho đảng ủy các
cấp phải ra sức giáo dục đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ trẻ có kiến thức về
chủ nghĩa Mác - Lênin, quán triệt quan điểm, đường lối, chủ trương của
Đảng, pháp luật của Nhà nước; đồng thời phải bồi dưỡng kiến thức chuyên
môn nghiệp vụ giỏi nhằm cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và
nhân dân giao phó trong giai đoạn cách mạng mới.
Ban Tuyên huấn giáo dục Trung ương Đảng, “Giáo dục cán bộ lãnh
đạo năm 2000” [43]. Bài viết bàn về bài diễn văn của Khăm-tay Sỉ-phăn-đon
trong kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Đảng NDCM Lào, kỷ niệm 25 năm
ngày Quốc khách CHDCND Lào, kỷ niệm 80 năm ngày sinh của Chủ tịch
Cay-xỏi Phôm-vi-hản và các tài liệu quan trọng khác. Trong bài diễn văn và
các tài liệu đều là kiến thức phục vụ cho công tác chính trị tư tưởng trong giai

đoạn cách mạng mới nói chung xây dựng QĐND Lào nói riêng.
1.1.1.2. Các luận án, luận văn
* Các luận án tiến sĩ
Bun-ma Kết-kê-son, “Nâng cao đạo đức cách mạng của đội ngũ cán
bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay”
[3]. Tác giả lý giải tương đối chi tiết về đạo đức và đạo đức cách mạng
phương pháp giải thích dựa vào chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh kết hợp với quan điểm của Đảng NDCM Lào. Trong thực trạng nhất là
trong việc nâng cao đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt
cấp tỉnh cũng có nhiều thành tựu đặt được trong nội dung giáo dục lý luận
chính trị được xác định thể hiện trong chương trình, giáo trình gồm những vấn
đề lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối chủ trương chính sách của
Đảng, về hình thức giáo dục lý luận chính trị của Đảng. Bên cạnh luận án
cũng thẳng thắn nêu những hạn chế khuyết điểm còn tồn tạo và yêu cầu phải
có biện pháp khắc phục. Để nhằm giải quyết khắc phục những yếu kém và
nâng cao đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh


7
nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay tác giả đề xuất sáu giải pháp cơ
bản, trước tiên là giải pháp sự tu dưỡng rèn luyện của bản thân mỗi cán bộ
lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh ở CHDCND Lào đây là biện pháp quan trọng nhất
và có tính quyết định nhất.
* Luận văn thạc sĩ
Khăm-Phong Xay-Ya-Phon, “Nâng cao bản lĩnh chính trị của đội
ngũ cán bộ ở Học viện Quốc phòng Cay-Xỏn Phôm-Vi-Hản QĐND Lào
hiện nay" [7]. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành xây dựng Đảng, Học viện
chính trị quân sự. Tác giả đề cập đến nâng cao bản lĩnh chính trị của đội
ngũ cán bộ ở Học viện Cay-Xỏn Phôm-Vi-Hản QĐND Lào hiện nay.
Luận văn đã trình bày đặc điểm, vai trò của đội ngũ cán bộ Học viện là

những người trực tiếp lãnh đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi mọi đường
lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết
chỉ thị của cấp trên, của đảng ủy, bản dám đốc học viện; là lực lượng
nòng cốt trong hệ thống tổ chức, chỉ huy, trong các cấp ủy đảng và các tổ
chức quần chúng ở đơn vị. Luận án trình bày tương đối đầy đủ quan niệm
về bản lĩnh chính trị và nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ.
Tác giả đã phân tích những nhân tố tác động và yêu cầu nâng cao bản lĩnh
chính trị của đội ngũ cán bộ và một số biện pháp có tính khả thi cao, trong
đó giải pháp chủ yếu nhất là phát huy vai trò của tổ chức đảng, đội ngũ
các cấp trong nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, giải pháp
nêu lên cấp ủy các cấp trong Học viện nhất là Đảng ủy học viện, các cấp
ủy cục, khoa trong nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ hiện
nay phải tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê nin, đường lối, quan
điểm, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ
quân đội, các nghị quyết của Đảng.
Phuông-Nu-Xít Năn-Thạ-Vông, “Nâng cao đạo đức cách mạng của đội
ngũ cán bộ hậu cần ở đơn vị cơ sở QĐND Lào trong giai đoạn hiện nay”


8
[28]. Trong chương 1, luận văn đề cập đạo đức cách mạng và những vấn đề
cơ bản về nâng cao đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ hậu cần ở đơn vị
cơ sở QĐND Lào, dựa vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
quan điểm của Đảng NDCM Lào có thể quan điểm đạo đức cách mạng của
người cán bộ hậu cần QĐND Lào những chuẩn mực, hành vi ứng xử, phản
ánh, nhận thức trách nhiệm, nghĩa vụ và hành vi trong công tác hậu cần, đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị cơ sở QĐND Lào.
Tác giả thẳng thắn đánh giá những thành công, thành tựu nhất là nhận
thức trách nhiệm, năng lực của cấp ủy, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ đã có sự
chuyển biến tích cực, phát triển, có nhiều chủ trương biện pháp lãnh đạo, chỉ

đạo, bồi dưỡng rèn luyện nâng cao đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ hậu
cần ở đơn vị cơ sở. Trong chương 2, luận văn đề cập bốn yêu cầu và năm giải
pháp cơ bản nhằm nâng cao đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ hậu cần ở
đơn vị cơ sở QĐND Lào hiện hay.
Vi-Sảy Chăn-Thạ-Mạt, “Nâng cao giác ngộ chính trị cho đội ngũ cán
bộ chính trị của QĐND Lào trong tình hình hiện nay” [36]. Tác giả đã luận
giải làm rõ những quan niệm liên quan đến vấn đề giác ngộ chính trị của đội
ngũ cán bộ, nhất là quan niệm chung nhất về cán bộ, đội ngũ cán bộ và chỉ rõ
những đặc trưng cơ bản của đội ngũ cán bộ QĐND Lào; đưa ra quan niệm về
chính trị nói chung và chính trị của QĐND Lào nói riêng, từ đó tác giả đưa ra
quan niệm về giác ngộ, giác ngộ chính trị của đội ngũ cán bộ QĐND Lào.
Luận văn đã đánh giá đúng thực trạng hoạt động nâng cao giác ngộ chính trị
của đội ngũ cán bộ QĐND Lào; chỉ rõ nguyên nhân khách quan và nguyên
nhân chủ quan của ưu điểm cần tiếp tục phát huy và những hạn chế, yếu kém
tồn tại cần kịp thời khắc phục. Luận văn đã xác định phương hướng, xác định
một số yêu cầu và đề xuất năm giải pháp chủ yếu nâng cao giác ngộ chính trị
của đội ngũ cán bộ QĐND Lào tình hình hiện nay.


9
Thạ-Nông-Sắc Khun-Khăm, “Nâng cao chất lượng công tác tư tưởng
của các Đảng bộ huyện, tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào trong giai đoạn hiện
nay” [29]. Luận văn đã khái quát tình hình, đặc điểm địa lý, tự nhiên, dân số
của các huyện, các Đảng bộ huyện tỉnh Bo Kẹo; chỉ ra quan niệm về chất
lượng công tác tư tưởng và xác định những tiêu chí đánh giá chất lượng công
tác tư tưởng. Luận văn đã đánh giá đúng thực trạng chất lượng công tác tư
tưởng của các Đảng bộ huyện tỉnh Bo Kẹo hiện nay. Từ đó chỉ rõ nguyên
nhân ưu điểm cần tiếp tục phát huy và những hạn chế khuyết điểm cần khắc
phục kịp thời; trên cơ sở đó rút ra một số kinh nghiệm làm cơ sở để xác định
mục tiêu, phương hướng và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao

chất lượng công tác tư tưởng của Đảng bộ huyện tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào
trong giai đoạn hiện nay.
1.1.1.3. Các tạp chí
Sổm-kẹo Sỉ-La-Vông, “Củng cố chất lượng công tác chính trị, tư
tưởng trong lực lượng vũ trang an ninh nhân dân Lào hiện nay” [63]. Tác giả
chỉ rõ vai trò tầm quan trọng của công tác chính trị, tư tưởng trong xây dựng
lực lượng vũ trang an ninh nhân dân vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ
chức. Đánh giá kết quả đã đạt được, một số hạn chế, yếu kém cần kịp thời
khắc phục trong việc củng cố chất lượng công tác chính trị, tư tưởng trong lực
lượng vũ trang an ninh nhân dân. Từ đó, đề xuất một số biện pháp chủ yếu
nhằm củng cố chất lượng công tác chính trị, tư tưởng trong lực lượng vũ trang
an ninh nhân dân Lào hiện nay.
Phăn-Đuông-Chít Vông-Xả, “Chiến lược công tác giáo dục chính trị, tư
tưởng của Đảng NDCM Lào hiện nay” [60]. Tác giả đã chỉ ra quan niệm và vai
trò quan trọng, ý nghĩa quyết định của chiến lược công tác giáo dục chính trị, tư
tưởng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Tác giả đã đánh giá những ưu
điểm, một số khuyết điểm cần giải quyết và chỉ rõ nguyên nhân trong thực hiện


10
chiến lược công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Tác giả đưa ra những yêu cầu
và đề xuất một số biện pháp cơ bản để tiếp tục thực hiện chiến lược công tác
giáo dục chính trị, tư tưởng của Đảng nhân dân cách mạng Lào hiện nay.
Khăm-Chăn Vông-Xen-Bun, “Rèn luyện đạo đức cách mạng của đội
ngũ cán bộ, đảng viên là sự cần thiết khách quan” [57]. Trong bài viết giải
thích có tính đầy đủ về sự cần thiết đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ
trong mọi tình huống đồng thời để nhằm nâng cao đạo đức cách mạng của đội
ngũ cán bộ - đảng viên phải chú trọng thứ nhất là, củng cố nâng cao rèn luyện
trung thành với Tổ quốc, với lý tưởng của Đảng và chân thành phục vụ nhân

dân; thứ hai là, tăng cường rèn luyện chủ nghĩa tập thể, chống chủ nghĩa cá
nhân và chủ nghĩa cơ hội; xây dựng ý thức lao động cần cù, trí tuệ sáng tạo và
tiết kiệm; thứ ba là, rèn luyện ý thức chấp hành nghiêm tổ chức, thực hiện kỷ
luật nghiêm minh, bảo vệ và phát triển đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng.
Bu-Sa-Vay Đuông-Ma-Ni, “Nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ,
đảng viên ở hội đồng chiến binh tỉnh Ặt-ta-pư giai đoạn hiện hay” [45]. Bài
viết trình bày khá chi tiết về bản lĩnh và chính trị và phản ánh thực tiễn bản
lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên ở hội đồng nhân dân chiến binh tỉnh Ặtta-pư trong thời gian qua, nhất là những khuyết điểm yếu kém, đồng thời đề
ra một số vấn đề về chống các căn bệnh nhất là căn bệnh dao động chính trị tư
tưởng, bệnh tham ô, tham nhũng, lãng phí, bệnh quan liêu, bệnh chủ nghĩa cá
nhân và chỉ ra một số giải pháp nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ,
đảng viên ở hội đồng chiến binh tỉnh Ặt-ta-pư giai đoạn hiện hay.
Tha-Vi-Sịt Văn-Nạ-Hường, “Nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức cách
mạng của cán bộ và đảng viên là sự cần thiết khách quan” [64]. Bài viết trình
bày vị trí, vai trò của người cán bộ, đảng viên tình hình cán bộ, đảng viên tình
hình trong và ngoài nước tác động không nhỏ vào bản lĩnh chính trị, đạo đức
cách mạng của cán bộ và đảng viên. Bên cạnh đó cán bộ, đảng viên phải rèn
luyện bản thân mình có kiên định lập trường giai cấp công nhân vững vàng;


11
phải có tinh thần yêu nước, yêu chế độ mới, có sự nhất chí trong đường lối, chủ
trương của Đảng, kiên định lý tưởng XHCN; phải có đoàn kết vững chắc, trước
tiên là đoàn kết nội bộ; có tinh thần phấn đấu học tập nhằm nâng cao lý luận
chính trị, chuyên môn nghiệm vụ; rèn luyện bản thân mình có cần, kiệm, liêm,
chính, chí công, vô tư.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC NƯỚC NGOÀI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG ĐÁNH GIÁ

Có nhiều công trình khoa học nghiên cứu với nhiều quy mô và góc độ

khác nhau về những vấn đề có liên quan đến xây dựng quân đội về chính trị,
bồi dưỡng phẩm chất, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng cho
đội ngũ cán bộ, đảng viên.
1.2.1. Các sách
Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, “Xây dựng đội ngũ
cán bộ Quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới”
[33]. Cuốn sách tập trung vào làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn xây
dựng đội ngũ cán bộ của Đảng và của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tuy
không bàn sâu về vấn đề xây dựng bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ,
nhưng một số nội dung của cuốn sách đã đề cập đến vấn đề này, như: Đội ngũ
cán bộ bao giờ cũng giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong xây dựng tổ chức
đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị của Đảng, là lực lượng nòng cốt
để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng. Sự
vững mạnh của đội ngũ cán bộ quân đội là sự răn đe đối với các xu hướng
chính trị đối lập, làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch trong sự
nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Bản lĩnh của người cán bộ là tổng
hợp những phẩm chất nhân cách tạo thành khả năng độc lập, tự chủ, phân biệt
được đúng sai, luôn luôn suy nghĩ và hành động theo cái đúng, chống lại cái
sai; biết giải quyết sáng tạo những vấn đề mới mẻ do thực tiễn nảy sinh.
Người có bản lĩnh chính trị vững vàng sẽ có khả năng xử lý các vấn đề trên


12
các lĩnh vực hoạt động theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, đúng quan
điểm đường lối của Đảng.
Viện Khoa học xã hội nhân văn Quân sự, “Xây dựng Quân đội nhân
dân Việt Nam về chính trị” [37]. Cuốn sách khẳng định, trong quá trình
xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị, nhân tố chủ yếu, quyết
định sức mạnh chiến đấu của Quân đội, thì việc xây dựng yếu tố con người
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ

Chí Minh đặc biệt quan tâm chăm lo công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo
tư tưởng, bồi dưỡng, rèn luyện bộ đội cả về bản lĩnh chính trị và trình độ
khoa học kỹ thuật quân sự, kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện tách
rời hoặc đối lập giữa chính trị và kỹ thuật. Để xây dựng Quân đội nhân dân
Việt Nam về chính trị trong giai đoạn cách mạng mới, cần đặc biệt coi
trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, trong đó có xây dựng đội ngũ cán bộ chính
trị có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống thực sự tiền phong, gương
mẫu. Cần nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng. Vì nó không chỉ
nhằm trực tiếp xây dựng chính trị, tư tưởng cho bộ đội nhân dân Việt Nam,
nâng cao bản lĩnh chính trị, nâng cao giác ngộ bản chất giai cấp công nhân,
mục tiêu, lý tưởng chiến đấu cho quân đội, xây dựng ý chí quyết tâm, nâng
cao phẩm chất đạo đức cách mạng cho mọi quân nhân, mà còn tạo ra sự
“miễn dịch” cần thiết, tăng sức “đề kháng” để ngăn chặn, loại trừ sự thẩm
thấu và xâm nhập của các tư tưởng phi vô sản vào quân đội.
1.2.2. Các luận án tiến sĩ và luận văn
* Luật án tiến sĩ
Nguyễn Văn Thắng, “Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị
cho cán bộ ở đơn vị cơ sở trong quân đội hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ
Chí Minh” [31]. Luận án đã chỉ ra hệ thống và làm sáng tỏ thêm những tư
tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị cho cán
bộ. Trên cơ sở quán triệt những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo


13
dục lý luận chính trị. Tác giả đã tập trung luận giải một cách rõ nét chất lượng
giáo dục lý luận chính trị, những tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục lý luận
chính trị cho cán bộ ở đơn vị cơ sở trong quân đội. Đánh giá đúng thực trạng,
rút ra nguyên nhân, thành tựu, ưu điểm, khuyết điểm, hạn chế bất cập. Luận
án đã chỉ ra sự tác động của những nhân tố khách quan và chủ quan đến chất
lượng giáo dục lý luận chính trị, đồng thời dự báo được những khuynh hướng

tư tưởng cơ bản của đội ngũ cán bộ ở đơn vị cơ sở trong những năm tới. Luận
án xác định được một số điều kiện cơ bản làm cơ sở quyết định đến chất
lượng giáo dục lý luận chinh trị. Trong quá trình giáo dục lý luận chính trị nếu
không thỏa mãn được những điều kiện này thì công tác giáo dục lý luận chính
trị cho cán bộ ở đơn vị cơ sở khó có thể đảm bảo chất lượng.
Nguyễn Văn Hữu, “Nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ
cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở binh chủng hợp thành thuộc các binh đoàn
chủ lực Quân đội nhân dan Việt Nam hiện nay” [6]. Luận án chỉ ra những vấn
đề lý luận cơ bản nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ
chính trị ở đơn vị cơ sở binh chủng hợp thành thuộc các binh đoàn chủ lực.
Luận án đã đánh giá đúng thực trạng nâng cao năng lực giáo dục chính trị của
đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở thuộc các binh đoàn chủ lực. Từ thực
trạng chỉ ra nguyên nhân khách quan, chủ quan của ưu điểm và hạn chế
khuyết điểm về năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn
vị cơ sở, đồng thời luận án rút ra một số kinh nghiệm. Xác định phương
hướng, yêu cầu và đề xuất bốn giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực giáo
dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở binh chủng hợp
thành thuộc các binh đoàn chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Đỗ Ngọc Tuyên, “Nâng cao trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ
chính trị cấp phân đội ở các trung đoàn Ra đa trong Quân đội nhân dân Việt
Nam hiện nay” [34]. Luận án đã luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về
trình độ lý luận chính trị và nâng cao trình độ chính trị của đội ngũ cán bộ


14
chính trị cấp phân đội ở các trung đoàn Ra đa. Xác định rõ nhiệm vụ của
chính trị viên cấp phân đội và đưa ra quan niệm lý luận chính trị, trình độ lý
luận chính trị. Khái quát những vấn đề có tính nguyên tắc nâng cao trình độ
chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội ở các trung đoàn Ra đa.
Luận án đã xác định phương hướng, yêu cầu nâng cao trình độ lý luận chính

trị của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội ở các trung đoàn Ra đa. Từ đó đề
xuất năm giải pháp cơ bản để nâng cao trình độ lý luận chính trị của đội ngũ
cán bộ chính trị cấp phân đội ở các trung đoàn Ra đa trong Quân đội nhân dân
Việt Nam hiện nay.
Lê Minh Đức,“Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ khoa học ở viện
khoa học và công nghệ quân sự giai đoạn hiện nay” [5]. Luận án bàn về bản
lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ khoa học ở Viện Khoa học và Công nghệ
quân sự. Tác giả còn đưa ra đội ngũ cán bộ, quan niệm về đội ngũ cán bộ
khoa học của viện khoa học công nghệ quân sự. Tác giả trình bày quan niệm
về bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ khoa học ở Viện Khoa học và Công
nghệ quân sự, bên cạnh đó đi vào quan niệm về bản chất chính trị, những yếu
tố cấu thành bản lĩnh chính trị, phân tích tương đối chi tiết, tác giả đã trình
bày ý trí rèn luyện trong thực tiễn phải trải nghiệm và công hiến cả trí tuệ và
sức người. Để giải quyết đúng đắn tác giả đề xuất phương hướng và những
giải pháp chủ yếu có tính khả thi để nâng cao bản lĩnh chính trị đội ngũ cán bộ
khoa học của Viện khoa học - công nghệ quân sự QĐND Việt Nam.
* Luật văn thạc sĩ
Trần Ngọc Vinh, “Bản lĩnh chính trị của người lãnh đạo trong sự
nghiệp đổi mới ở nước Việt Nam” [38]. Luận văn làm sáng tỏ về khái niệm,
bản chất và cơ sở hình thành của bản lĩnh chính trị, tác giả phân tích rất sâu về
bản lĩnh. Nhưng tác giả chỉ đi sâu vào bản lĩnh chính trị nhất là bản lĩnh chính
trị của người lãnh đạo chủ cốt. Cùng với đó luận văn còn nêu lên và phân tích
khá chi tiết ba cấu trúc cơ bản, ngoài ra tác giả còn đưa ra sáu tiêu chí. Luận


15
văn đưa ra những ưu điểm, khuyết điểm, tình trạng đó thể hiện, biểu hiện của
sự suy thoái về chính trị, tư tưởng là dao động về lý tưởng, nhận thức mơ hồ,
lệch lạc, phiến diện chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giảm sút
niềm tin vào CNXH, hoài nghi đường lối của Đảng. Để nhằm giải quyết có

hiệu quả cao độ tác giả tập trung phân tích, lý giải khá đầy đủ nhóm giải pháp,
một là nhóm điều kiện chủ quan nằm nâng cao xây dựng bản lĩnh chính trị
người lãnh đạo đến tầm cao mới đáp ứng yêu cầu trong sự nghiệp đổi mới
trong đó giải pháp một là, tư tưởng, rèn luyện và nâng cao phẩm chất đạo đức,
năng lực và trình độ chuyên môn. Giải pháp này nêu lên tâm quan trọng của
người lãnh đạo là người phát huy ảnh hưởng lớn đối với quần chúng đồng
thời phân tích tốt về phẩm chất đạo đức vừa là một phương tiện quan trọng
quyết định giá trị bản thân người lãnh đạo vừa là nguồn gốc sinh ra những ảnh
hưởng mang tính tự nhiên đối với người khác.
Nguyễn Thị Tố Uyên, “Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ khoa
học Viện KHXH Việt Nam giai đoạn hiện nay” [35]. Tác giả khái quát về
Viện khoa học xã hội Việt Nam, thể hiện mười vai trò đặc biệt quan trọng
nhất của đội ngũ cán bộ khoa học làm công tác nghiên cứu Viện Khoa học
xã hội Việt Nam và đặc điểm của đội ngũ cán bộ khoa học làm công tác
nghiên cứu ở Viện Khoa học xã hội Việt Nam một cách tương đối chi tiết
và đầy đủ. Luận văn phân tích bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng
viện thể hiện ở các mặt như: sự đúng đắn, kiên định, nhất quán về đường
lối, nguyên tắc tổ chức, hoạt động và sự mềm dẻo, linh hoạt hoạt
động,công tác; tính độc lập, quyết của cán bộ, đảng viên; thái độ và khả
năng xử lý các tình huống phức tạp, khó khăn trong quá trình thực hiện
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; sự nhạy cảm với cái mới và
khả năng tự đổi mới; ý chí và khả năng đấu tranh chống lại sự tấn công của
kẻ thù để bảo vệ mình; sự vững vàng, kiện định về chính trị của đội ngũ
cán bộ. Đồng thời chỉ ra bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ khoa học


16
Viện Khoa học xã hội Việt Nam là tổng hòa những giá trị thuộc về bản chất
của người cán bộ cách mạng, cấu thành phẩm chất và năng lực chính trị của
người cán bộ hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Tác giả

còn đưa ra nội dung nâng cao bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ nghiên
cứu khoa học ở Viện Khoa học xã hội Việt Nam cần được chăm lo, xây
dựng và rèn luyện. Luận văn còn đánh giá thực trạng trên hai mặt ưu điểm
và khuyết điểm trong đó tác giả làm rõ hầu hết đội ngũ cán bộ khoa học
làm công tác nghiên cứu Viện Khoa học xã hội nhân văn đều có khả năng
nhận thức, hiểu biết sâu sắc về mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, chế
độ, về đường lối, nhiệm vụ cách mạng do Đảng lãnh đạo. Luận văn còn
đưa ra bốn nhóm giải phát chủ yếu trong đó phân tích đương đối chi tiết
giải pháp một xây dựng chính sách đãi ngộ và tôn vinh những nhà khoa học
có đóng góp tích cực trong công cuộc xây dựng đất nước. Nhằm nâng cao
bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ khoa học làm công tác nghiên cứu
Viện Khoa học xã hội Việt Nam trong đó luận văn tập trung phân tích,
trình bày nhóm giải pháp một.
Đỗ Trung Tín, “Nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của đội
ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, thị trấn của tỉnh Cà Mau trong
giai đoạn hiện nay” [32]. Luận văn tập trung trình bày khái quát về tỉnh Cà
Mau, hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, thị
trấn của tỉnh Cà Mau có vị trí vai trò tâm quan trọng đặc biệt về mọi mặt.
Ngoài ra tác giả còn đi sâu vào bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của đội
ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, thị trấn của tỉnh Cà Mau trong giai
đoạn hiện nay, luận văn trình bày về nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ
trí tuệ của đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, thị trấn của tỉnh Cà
Mau quan niệm, nội dung, những vấn đề có tính nguyên tắc và tiêu chí đánh
giá. Trong chương hai tác giả còn phân tích thẳng thắn về thực trạng hoạt
động nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của đội ngũ cán bộ chủ


17
chốt hệ thống chính trị xã, thị trấn của tỉnh Cà Mau. Để khắc phục những
khuyết điểm và khuyến khích ưu điểm nhằm tìm giải pháp có tính khả thi tác

giả đưa năm nhóm giải pháp cơ bản nhất là, nhóm giải pháp thứ nhất là, nhóm
giải pháp đối với cấp ủy, tổ chức Đảng ở xã, thị trấn.
Nguyễn Văn Thành, “Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn
quân khu I, Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoàn hiện nay” [30]. Tác
giả khái quát về Quân khu I tương đối đầy đủ và toàn diện, nêu lên chức năng,
nhiệm vụ của Quân khu I, luận văn tập trung trình bày rất chi tiết đặc điểm
của đội ngũ CBTĐ ở quân khu I có sáu đặc điểm trong đó đạc điểm thứ nhất,
là cán bộ cấp phân đội trong quân đội được quy định từ cấp trung đội đến tiểu
đoàn, đội ngũ CBTĐ cũng là những người giữ vị trí công tác cao nhất, quan
trọng nhất của đội ngũ cán bộ phân đội. Tác giả còn phân tích sâu vào vai trò
bản lĩnh chính trị của đội ngũ CBTĐ ở quân khu I. Bản lĩnh chính trị của đội
ngũ CBTĐ vững vàng sẽ định hướng suy nghĩ, hành động đúng đắn, đặt ra
mục tiêu, phương hướng phấn đấu, tu dưỡng học tập, rèn luyện, nâng cao
phẩm chất, năng lực phương pháp, tác phương công tác của người cán bộ.
Trong chương hai tác giả trình bày rất thẳng thắn, toàn diện, trung thực và
khách quan nhất những ưu điểm, những khuyết điểm, hạn chế, nguyên nhân
của ưu điểm và nguyên nhân của khuyết điểm về hoạt động nâng cao bản lĩnh
chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn. Trong chương ba để có hiệu quả cao
về nâng cao bản chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn ở Quân khu I tác giả
đưa ra dự báo thuận lợi, khó khăn, thách thức và nêu lên bốn nhóm giải pháp
cơ bản nhất. Trong đó luận văn tập trung phân tích, lý giải giải pháp, nhất là
nhóm giải pháp đối với cấp ủy, chỉ huy tiểu đoàn tập trung về nâng cao chất
lượng sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy, tổ chức đảng ở cấp tiểu đoàn của quân
khu I là tổ chức cấp dưới cơ sở, là các đảng bộ bộ phần, có năm chi bộ trực
thuộc. Cần nâng cao chất lượng trong sinh hoạt trước hết, bí thư, phó bí thư


18
đảng ủy tiểu đoàn và các chi bộ đại đội phải thường xuyên nên cao trách
nhiệm trước cấp ủy cấp trên.

1.2.3. Các bài viết
Nguyên Văn Chính, “Sự thống nhất giữa đức và tài của người cán bộ
cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh” [4]. Tác giả đi sâu về đức và tài “vừa
hồng vừa chuyên” đức và tài vừa thống nhất vừa gắn bó chặt chẽ với nhau trong
nhân cách người cán bộ cách mạng. Trong mối quan hệ đó thì đức phải được đặt
lên hàng đầu “đức phải có trước tài”, đức là “gốc”. Nếu có tài mà không có đức
là vô dụng, vì “có tài không có đức, tham ô hủ hóa có hại cho nước”. Người
không bao giờ xem nhẹ tài năng. Theo Người, có đức phải đi liền với có tài, vì
“có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chầu, không giúp ích gì được ai”.
Đồng thời, phải chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực toàn diện cho
đội ngũ cán bộ, đảng viên giúp họ vượt lên chiếm lĩnh được tri thức, làm chủ
được khoa học kỹ thuật, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ.
Trương Tuấn Biểu, “Nâng cao trình độ học vấn và trí tuệ hóa của đội
ngũ cán bộ quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội bảo vệ Tổ
quốc trong thời kỷ mới” [2]. Tác giả nêu lên ưu điểm bất kỳ hoàn cảnh khó
khăn nào đa số đội ngũ cán bộ điều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Nhưng trong thực tế không ít cán bộ thiếu hụt tri thức, văn hóa, xã hội, khoa
học kỹ thuật, tri thức chính trị, quân sự nói chung mà còn thiếu hụt ngay của
lĩnh vực mình đang đảm nhận. Để nâng cao trình độ học vấn, trí thức và trí
tuệ hóa cho đội ngũ cán bộ sĩ quan quân đội đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ
mới tác giả chỉ ra bốn giải pháp cơ bản.
Nguyễn Văn Vinh, “Nội dung và yêu cầu cơ bản nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện hay” [39]. Tác giả thẳng thắn về thực trạng
chất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay về cơ bản vẫn giữ vững,
phát huy tốt vai trò, vị trí tiền phong, gương mẫu trong lao động, học tập công
tác và luôn hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ được giao. Trước mắt cần tập


19
trung vào ba nội dung cơ bản, tác giả yêu cầu các cấp ủy Đảng và thủ trưởng

trong các cơ quan, đơn vị cần thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tăng cường tổ
chức, nâng cao chất lượng hoạt động thực tiễn cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.
1.2.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã
công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
1.2.4.1. Đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã
công bố
Nhìn chung, những công trình của các tác giả đã nghiên cứu ở Lào và ở
Việt Nam đã phân tích khá sâu sắc, toàn diện quan điểm của Đảng NDCM
Lào, quan điểm của chủ tịch Cay-Xỏn Phôm-Vi-Hản; tư tưởng Hồ Chí Minh,
Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ
cán bộ quân đội nói chung và cán bộ tiểu đoàn nói riêng; nội dung, hình thức,
phương pháp của những vấn đề liên quan đến đề tài luận án. Các công trình
đều khẳng định: bản lĩnh chính trị của đội ngũ CBTĐ bộ đội chủ lực QĐND
Lào là vấn đề quan trọng của công tác xây dựng QĐND Lào VMTD trong
giai đoạn cách mạng mới. Nhiệm vụ của nó là nâng cao tuyệt đối trung thành
với mục tiêu lý tưởng của Đảng, quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm
Cay-Xỏn Phôm-Vi-Hản, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật Nhà nước, nhiệm vụ của cách mạng, nhiệm vụ của quân đội,
nâng cao trình độ nhận thức, hình thành, phát triển thế giới quan khoa học,
xây dựng ý chí cách mạng, ý thức trách nhiệm, lòng tin và động viên, cổ vũ
đội ngũ CBTĐ bộ đội chủ lực thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao phó.
Các đề tài, bài viết của các tác giả nêu trên có hướng nghiên cứu tiếp
nhận nhiều góc độ, nhiều phạm vi khác nhau xoay quanh vấn đề bản lĩnh
chính trị của đội ngũ cán bộ nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một
cách chuyên sâu, có hệ thống về bản lĩnh chính trị đội ngũ CBTĐ bộ đội chủ
lực QĐND Lào hiện nay. Bởi vậy, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Bản lĩnh


20

chính trị của đội ngũ CBTĐ bộ đội chủ lực QĐND Lào giai đoạn hiện nay” là
vấn đề độc lập, không trùng lặp.
1.2.4.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết
Nghiên cứu các công trình của Lào và của Việt Nam về những vấn đề
liên quan đến bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ thấy rằng, vấn đề này
được nhiều chuyên ngành khoa học nghiên cứu. Có công trình nghiên cứu về
bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ dưới góc độ của chuyên ngành triết học,
lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở các góc độ tiếp cận khác nhau, các công
trình đã đề cập đến nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ hoặc đổi
mới một số mặt, yếu tố nâng cao chất lượng; rút ra những kinh nghiệm và đề
xuất những giải pháp nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ ở từng
cơ quan, đơn vị, từng cấp, từng ngành. Tuy nhiên, do đối tượng, phương pháp
tiếp cận, mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu của mỗi công trình khác
nhau, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống về bản
lĩnh chính trị của đội ngũ CBTĐ bộ đội chủ lực QĐND Lào giai đoạn hiện
nay với tính chất là một công trình khoa học độc lập. Vì vậy, nghiên cứu vấn
đề trên, luận án cần tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
Một là, nghiên cứu toàn diện về nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ
CBTĐ bộ đội chủ lực QĐND Lào giai đoạn hiện nay, nhận diện đầy đủ sự
vận động, phát triển của nó; đồng thời trên cơ sở đó luận giải một cách cơ
bản, hệ thống những vấn đề lý luận về nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ
CBTĐ bộ đội chủ lực QĐND Lào giai đoạn hiện nay.
Hai là, khảo sát thực tiễn, đánh giá toàn diện, đầy đủ, cụ thể thực trạng
và đúc rút kinh nghiệm nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ CBTĐ bộ đội
chủ lực QĐND Lào giai đoạn hiện nay.
Ba là, phân tích sự phát triển của tình hình nhiệm vụ, trên cơ sở đó xác
định phương hướng, đề xuất giải pháp cơ bản, đồng bộ, có tính khả thi nhằm
nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ CBTĐ bộ đội chủ lực QĐND Lào giai
đoạn hiện nay.



21
Chương 2
BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TIỂU ĐOÀN BỘ ĐỘI
CHỦ LỰC QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
- NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TIỂU ĐOÀN VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TIỂU ĐOÀN BỘ
ĐỘI CHỦ LỰC QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1.1. Khái quát về các tiểu đoàn bộ đội chủ lực Quân đội nhân dân Lào
Ngày 20 tháng 1 năm 1949, nhân dân cách mạng Lào đã tuyên bố thành
lập Quân đội Lào-Ít-xa-la, tiền thân của Quân đội nhân dân Lào ngày nay.
Ngay sau khi được thành lập, Quân đội Lào-Ít-xa-la đã phải chiến đấu với kẻ
thù lớn mạnh hơn mình về nhiều mặt. Trong quá trình chiến đấu và trưởng
thành, Quân đội Lào-Ít-xa-la luôn kề vai, sát cánh cùng bộ đội tình nguyện
Việt Nam mở nhiều chiến dịch lớn tấn công địch trên khắp ba miền đất nước
giành được thắng lợi vang dội, buộc kẻ địch phải ngồi bàn đàm phán ký kết
hiệp định Viêng Chăn.
Tháng 10-1957, sau khi ký Hiệp định Viêng Chăn thắng lợi, Chính phủ
liên hiệp Lào được thành lập; Chính phủ thống nhất đổi tên Quân đội Lào-Ítxa-la thành Quân đội Pha-thết-Lào. Quân đội Pha-thết-Lào chính thức được
thành lập ngày mồng 8/12/1957, tại bản Cang - Thát, huyện Sôi, tỉnh Hao
Phăn. Theo qui định, lực lượng Quân đội Pha - Thết Lào khi thành lập chỉ
được giữ lại 2 tiểu đoàn bộ binh (tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 2), với quân số
1500 người (mỗi tiểu đoàn có 750 người). Mục tiêu đề ra khi thành lập Quân
đội Pha-thết-Lào là đưa 2 tiểu đoàn bộ đội Pha-thết hòa hợp với Quân đội
Hoàng gia Lào để bảo vệ Chính phủ liên hiệp và tái lập hòa bình, hòa hợp dân
tộc. Tuy nhiên, ngay sau khi tham gia hoà hợp với Quân đội Hoàng gia, hai
tiểu đoàn bộ đội Pha-thết luôn đứng trước nguy cơ bị lực lượng cánh hữu
trong Chính phủ Hoàng gia (do Mỹ giật dây) âm mưu tiêu diệt.



×