Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHIA SẺ THÔNG TIN NGÀNH LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.1 KB, 60 trang )

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRUNG TÂM THÔNG TIN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHIA SẺ THÔNG TIN
NGÀNH LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
MÃ SỐ ĐỀ TÀI: CB2012-02-12

Đơn vị chủ trì đề tài: Trung tâm Thông tin
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Quang Luyến

Hà Nội - 2012


1

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Hoàn thiện cơ chế chia sẻ thông tin
ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
————————————
1. Cơ quan quản lý: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
2. Cơ quan chủ trì thực hiện: Trung tâm Thông tin
3. Thời gian thực hiện: 2012
4. Ban chủ nhiệm:
Chủ nhiệm: Ths. Nguyễn Quang Luyến - Phó Giám đốc
Thư ký:Ths. Lê Hồng Thao - Trung tâm Thông tin
Thành viên:
1. Ths. Lưu Tiến Dũng - Phó Giám đốc
2. Cn. Đỗ Kim Hạnh
3. Ths. Trần Tuấn Cường


4. Cn. Phạm Nguyệt Minh
5. Cn. Nguyễn Thị Ngọc Huyền
5. Cộng tác viên:
6. Cơ quan phối hợp:
Các Vụ trong Bộ
Viện Công nghệ thông tin - Viện KHVN


2

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thông tin luôn có vai trò thiết yếu trong đời sống xã hội, là căn
cứ quan trọng để đưa ra các quyết định chỉ đạo, điều hành, quản lý cả
ở tầm vĩ mô cũng như vi mô. Các quyết định đưa ra sẽ bị sai lệch,
thiếu cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn và trở thành kém hiệu quả nếu
thiếu các thông tin tin cậy.
Ngày nay, công nghệ thông tin và truyền thông phát triển nhanh
chóng làm tăng vai trò của thông tin trong mọi mặt của đời sống
cũng như quản lý, với sự phát triển đó đã làm thay đổi cách thức thu
thập, lưu trữ, chia sẻ thông tin, các hoạt động này không chỉ đóng kín
trong một đơn vị, một tổ chức mà đã mở rộng trên phạm vi toàn cầu,
với mạng không gian ảo.
Trong những năm qua Hệ thống thông tin Lao động - Thương
binh và Xã hội đã đóng vai trò quan trọng nhất định phục vụ công tác
quản lý, chỉ đạo, điều hành. Song còn nhiều bất cập như: thông tin
phân tán, thu thập, cập nhật chưa đầy đủ, thường xuyên, kịp thời.
Đáng chú ý hơn là thông tin thiếu tính hệ thống, độ tin cậy chưa cao,
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin Lao
động - Thương binh và Xã hội chưa được coi trọng dẫn đến việc chia
sẻ thông tin giữa các đơn vị, tổ chức còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa

hiệu quả. Điều này đặt ra yêu cầu cần thiết phải thay đổi tổ chức hệ
thông thông tin: cả trong việc thu thập, xử lý, cập nhật, lưu trữ và đặc
biệt là vấn đề chia sẻ thông tin sao cho hiệu quả, đáp ứng nhu cầu
của mọi đối tượng sử dụng thông tin.
Xuất phát từ yêu cầu như đã phân tích trên đây việc nghiên cứu
đề tài “Hoàn thiện cơ chế chia sẻ thông tin ngành Lao động - Thương
binh và Xã hội” trong bối cảnh hiện nay là một đồi hỏi cần thiết,
khách quan nhằm phục vụ nhu cầu tăng cường quản lý, chỉ đạo, điều
hành về lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội một cách hiệu
quả. Đồng thời là nguồn cung cấp, minh bạch hóa thông tin, dữ liệu
về lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành cho người dân, doanh
nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.


3

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÔNG TIN VÀ CHIA SẺ THÔNG TIN
1. Thông tin và Cơ chế chia sẻ thông tin
1.1. Một số khái niệm và phân loại thông tin
1.1.1. Thông tin
1.1.1.1. Khái niệm thông tin
Thông tin là sự phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng của thế giới
khách quan và các hoạt động của con người trong đời sống xã hội;
thông tin luôn luôn tồn tại và tác động thông qua các giác quan của
con người làm cho con người nhận biết được các sự vật, hiện tượng.
Thông tin là biểu hiện của quá trình tác động lẫn nhau giữa các
đối tượng vật chất, nó gắn liền với quá trình phản ánh và mang tính
khách quan, Thông tin làm tăng hiểu biết của con người, là nguồn
gốc của nhận thức và là cơ sở của mọi quyết định.

1.1.1.2. Phân loại thông tin
Tùy theo mục tiêu quản lý thông tin có thể có nhiều cách phân
loại khác nhau. Tuy nhiên, nguyên tắc để phân loại thông tin là luôn
phải đảm bảo: (i) thông tin không được trùng lặp, bao nhau; (ii)
thông tin phải rõ ràng, tường minh.
1.1.1.3. Dữ liệu và cơ sở dữ liệu
Dữ liệu là tập hợp các số liệu hoặc tài liệu được thu thập để phục
vụ cho một mục đính nào đó đã định. Đó có thể là một hoặc một số
thông điệp, văn bản, hình ảnh, lời nói hay tín hiệu nào đó được thể
hiện, truyền đạt bằng nhiều hình thức và phương tiện khác nhau,
được sắp xếp, tập hợp, quản lý để phục vụ việc phân tích, tổng hợp
thông tin.
Cơ sở dữ liệu (CSDL): là một tập hợp dữ liệu được sắp xếp và có
thể truy cập theo một cấu trúc lô gíc, có hệ thống nhằm mục đích đưa
ra các thông tin về một vấn về, việc, sự kiện, hành động...nào đó.
Cũng có thể hiểu CSDL là một sưu tập các thông tin biểu diễn
một số khía cạnh của thế giới thực. Là tập hợp dữ liệu có mối liên kết
lô gíc với một số ý nghĩa vốn có. CSDL được thiết kế, xây dựng, lưu
trữ dữ liệu cho mục đích riêng, nó là ý muốn của nhóm người sử
dụng.


4

1.1.2. Thông tin quản lý
1.1.2.1. Khái niệm
Thông tin trong quản lý là những tín hiệu được thu nhận, được
hiểu và được đánh giá là có ích cho việc ra quyết định. Thông tin
trong quản lý gắn liền với quyết định quản lý.
Thông tin trong quản lý như là hệ thần kinh của hệ thống quản lý

nó có mặt và tác động đến mọi khâu của quá trình quản lý.
TTQL là sản phẩm của lao động quản lý, đồng thời là những
thông điệp tin tức có lợi cho hệ thống quản lý. Giống như tri thức và
nhiều sản phẩm trí tuệ, giá trị thông tin của TTQL không bị mất đi
mà thậm chí còn được tăng lên trong quá trình tiêu dùng, TTQL rất
dễ sao chép và nhân bản, những giá trị kinh tế của TTQL lại có xu
hướng giảm dần theo thời gian.
TTQL gắn liền với quyền uy, quyền lực lãnh đạo. Trên bình diện
xã hội, việc lắm giữ thông tin đại chúng được xem như quyền lực thứ
tư nhiều khi quyền lực của nó mạnh hơn những quyền lực cơ bản
trong tam quyền phân lập. Trong thời đại kinh tế tri thức, những
nghành sử dụng thông tin nhiều để tạo được những sản phẩm có hàm
lượng thông tin cao đều chờ thành những nghành có vai trò ngày
càng quan trọng.
1.1.2.2. Phân loại thông tin quản lý
Cũng như thông tin nói chung, TTQL hay thông tin phục vụ
quản lý cũng có nhiều cách phân loại đáp ứng yêu cầu và mục tiêu
quản lý, lưu trữ, xử lý thông tin phục vụ quyết định quản lý.
Căn cứ theo tính chất dữ liệu: thông tin phi số; thông tin số
Thông tin số: là thông tin thể hiện dưới dạng các con số biểu
diễn số lượng, cơ cấu…các thông tin được mã hóa bằng số. Thông
tin số là các số liệu, số thống kê, dữ liệu số.
Thông tin phi số: là thông tin văn bản, âm thanh, hình ảnh chưa
được mã hóa bằng số.
Trong nội dung nghiên cứu đề tài, sử dụng phân loại thông tin
theo tính chất số liệu của thông tin. Chia thông tin thành thông tin
phi số liệu và thông tin số liệu.
1.1.3. Thông tin ngành Lao động - Thương binh và Xã hội



5

1.1.3.1. Thông tin xã hội
Thông tin xã hội (TTXH) có nội dung rất đa dạng và phức tạp.
Đối với quản lý xã hội, vai trò quan trọng của nó được thể hiện ở
chỗ: Thứ nhất, TTXH là cơ sở, điều kiện cần thiết để tiến hành quản
lý xã hội; Thứ hai, tùy theo chất lượng, nó có thể đẩy nhanh hoặc
làm chậm tốc độ phát triển của hệ thống xã hội và cuối cùng, quyết
định sự thành công hay thất bại của cả quá trình quản lý xã hội.
Trong hệ thống thông tin của thế giới vật chất thì TTXH là loại
thông tin cao nhất, phức tạp và phong phú nhất. Nếu xét con người
trong quan hệ với thế giới thì thông tin là nội dung của thế giới bên
ngoài, được thể hiện trong sự nhận thức của con người còn TTXH sẽ
hẹp hơn. Đó chính là thông tin mà con người trao đổi với nhau trong
sự giao tiếp.
TTXH và quản lý xã hội luôn có sự gắn kết chặt chẽ với nhau và
quá trình quản lý xã hội bao giờ cũng cần đến những TTXH. Bởi
vậy, đối với nước ta, để tăng cường hiệu quả quản lý xã hội trong
tình hình và điều kiện mới, cần coi trọng việc thu thập thông tin, xử
lý chúng một cách đúng đắn, khoa học và trên cơ sở đó, có những
quyết định phù hợp, kịp thời.
1.1.3.2. Thông tin ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
Thông tin ngành Lao động -Thương binh và Xã hội (LĐTBXH)
là thông tin phục vụ cho quản lý của ngành LĐTBXH.
Theo Nghị định Số: 106/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) là cơ quan của
Chính phủ, thực hiện chức năng QLNN về các lĩnh vực: việc làm,
dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội (BHXH
bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp), an toàn lao động,
người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng

giới, phòng chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực
LĐTBXH) trong phạm vi cả nước; QLNN các dịch vụ công thuộc
lĩnh vực do Bộ quản lý. Vậy, với chức năng QLNN của Bộ thì thông
tin quản lý của ngành LĐTBXH là thông tin về các lĩnh vực: việc
làm, dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội
(BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp), an toàn


6

lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em,
bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội.
Thông tin ngành LĐTBXH hay thông tin lĩnh LĐTBXH là một
bộ phận của TTXH. Tuy nhiên, thông tin ngành LĐTBXH với thông
tin khách thể quản lý là các đối tượng quản lý của ngành, thông tin
chủ thể quản lý là thông tin của các cơ quan đơn vị thuộc tổ chức
ngành. Thông tin về khách thể quản lý (đối tượng quản lý) giúp cho
chủ thể quản lý hiểu rõ về đối tượng mà mình quản lý để từ đó đưa ra
những quyết định quản lý phù hợp.
1.2. Hệ thống thông tin và chia sẻ thông tin
1.2.1. Hệ thống thông tin
Một hệ thống thông tin (information system) là một tiến trình ghi
nhận dữ liệu, xử lý nó và cung cấp tạo nên dữ liệu mới có ý nghĩa
thông tin, liên quan một phần đến một tổ chức, để trợ giúp các hoạt
động liên quan đến tổ chức.
1.2.2. Hệ thống thông tin ngành Lao động - Thương binh và Xã
hội
Hiện nay, HTTT của ngành LĐTBXH theo đúng nghĩa là chưa
được thiết lập. Tức là chưa có một hệ thống trong đó có bộ máy hoàn
thiện, có cơ chế vận hành và có sản phẩm thông tin đáp ứng tốt yêu

cầu nhiệm vụ QLNN của ngành.
Tuy nhiên, trong hoạt động chỉ đạo điều hành của các cấp, các
đơn vị thuộc Bộ cũng có những bộ phận làm thông tin, có những cơ
chế hành chính quy định việc cung cấp và chia sẻ thông tin.
HTTT hiểu theo khía cạnh này dựa trên trách nhiệm và nhiệm vụ
của các đơn vị thuộc Bộ và các đơn vị của ngành (các Sở và các
Phòng LĐTBXH)
HTTT của ngành hiện nay phụ thuộc vào bộ phận thực hiện hoạt
động thu thập và cung cấp thông tin của các đơn vị, các cấp của Bộ,
ngành.
- Cấp Trung ương: có Bộ LĐTBXH là cơ quan thuộc Chính phủ
có chức năng QLNN về việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương,
BHXH (BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp),
an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc


7

trẻ em, bình đẳng giới, phòng, chống tệ nạn xã hội trong phạm vi cả
nước; QLNN các dịch vụ công thuộc lĩnh vực do Bộ quản lý. Đây là
Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, phạm vi và quy mô rộng lớn, có
ảnh hưởng và tác động lớn đến sự phát triển Kinh tế - Văn hoá - Xã
hội của đất nước.
- Cấp địa phương: có 63 Sở LĐTBXH cấp tỉnh; các Phòng
LĐTBXH cấp huyện; cấp xã có công chức Văn hóa - Xã hội chuyên
trách theo dõi về LĐTBXH.
Ngoài ra, còn có các đơn vị sự nghiệp của ngành ở các địa
phương trên toàn quốc, hoạt động trong các lĩnh vực QLNN của Bộ,
các phòng nghiệp vụ về lao động, tiền lương, dạy nghề, giới thiệu
việc làm tại các cơ quan đoàn thể, doanh nghiệp,…

Cơ chế vận hành HTTT ngành là thực hiện các quy định của nhà
nước cho các cơ quan đơn vị gắn với chức năng nhiệm vụ mà cơ
quan đơn vị đó được giao. Cơ chế vận hành này chính là cơ chế hành
chính của cơ quan QLNN theo lĩnh vực LĐTBXH.
Nhà nước (các cơ quan nhà nước) đã ban hành các quy định về
thông tin và thống kê phục vụ cho công tác QLNN của Chính phủ
nói chung và cho từng Bộ nói riêng. Như: Luật công nghệ thông tin,
Luật Thống kê, các văn bản QPPL khác quy định về thông tin và
thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng cục Thống kê Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bộ chủ quản - Bộ LĐTBXH đã ban hành Quy chế về hoạt động
thông tin quản lý, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện cũng
như tăng cường đôn đốc, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ về
thông tin, thống kê của Bộ.
1.2.3. Chia sẻ thông tin
Chia sẻ thông tin là quá trình trao đổi thông tin cho các đối tượng
dùng tin. Ở khía cạnh kết quả thì việc chia sẻ thông tin là chức năng
cuối cùng của HTTT.
Trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý của Bộ ngành, các đơn vị
cấp dưới có nhiệm vụ cung cấp các thông tin cho đơn vị cấp trên.
Các đơn vị cấp trên và cùng cấp có thể chia sẻ thông tin cho đơn vị


8

cấp dưới và cùng cấp theo mức độ và phạm vị của thông tin cần chia
sẻ.
Chia sẻ thông tin ngành: là việc cho phép các đơn vị cùng cấp
tiếp nhận thông tin và cấp dưới tiếp nhận thông tin từ cấp trên, cho
phép các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tiếp cận thông tin của
mình.

Việc chia sẻ thông tin trong Bộ, ngành LĐTBXH hiện nay chủ
yếu thông qua các đơn vị có chức năng thông tin như: Báo Lao động
và xã hội, Tạp chí Lao động và Xã hội, Văn phòng Bộ, Trung tâm
Thông tin, Viện Khoa học và Xã hội.
Các đơn vị Quản lý có chức năng nhà nước cũng có trách
nhiệm chia sẻ thông tin cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân
người có nhu cầu theo quy định của pháp luật nói chung và các quy
định của Bộ, ngành nói riêng.
1.3. Cơ chế chia sẻ thông tin
1.3.1. Khái niệm cơ chế
Cơ chế toàn diện bao gồm cả con người và mối liên hệ giữa các
tổ chức, đơn vị thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, trong việc đánh giá
và hoàn thiện cơ chế chia sẻ thông tin của ngành chỉ tiếp cận cơ chế
trong phạm vi hẹp liên quan đến những quy định quan hệ hữu cơ
giữa các đơn vị, các tổ chức cơ quan nhà nước thuộc Bộ, ngành
LĐTBXH nhằm hỗ trợ ra các quyết định QLNN lĩnh vực Bộ, ngành.
1.3.2. Đặc trưng của cơ chế chia sẻ thông tin ngành Lao độngThương binh và Xã hội
Hiện nay, việc chia sẻ thông tin của các đơn vị trực thuộc Bộ,
ngành thực hiện theo các văn bản quy định của nhà nước về thông tin
và thống kê.
Cơ chế hành chính:
Chia sẻ thông tin được vận hành theo quy định của các cơ quan
nhà nước quản lý về thông tin, thống kê, của Bộ, ngành ban hành.
Theo đó, cơ chế chia sẻ chính là các quy định về thu thập thông tin
và chia sẻ thông tin từ Luật, Nghị định của chính phủ, Thông tư của
các Bộ, cơ quan ngang bộ có chức năng quản lý về thông tin.
Cơ chế xã hội hóa:


9


Cơ chế xã hội hóa mang tính lợi ích kinh tế, người có nhu cầu
dùng tin lựa chọn thông tin sử dụng và phải trả phí và người cung
cấp thông tin theo yêu cầu người sử dụng và có thu phí. Cơ chễ xã
hội hóa tạo sự tham gia trong hệ thông thông tin cả cung cấp và chia
sẻ thông tin không phải chỉ là các cơ quan đơn vị nhà nước mà còn
có các tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia.
1.3.3. Vai trò, chức năng và yêu cầu cơ bản của cơ chế chia sẻ
thông tin ngành
1.3.3.1. Vai trò và chức năng của cơ chế chia sẻ thông tin ngành
Cơ chế thu thập và chia sẻ thông tin tạo ra sự thống nhất của mục
tiêu, định hướng QLNN; hình thành quan hệ và tinh thần hỗ trợ giữa
các cơ quan nhà nước nhằm đạt được mục đích chung. Vì vậy, cơ
chế thu thập và chia sẻ thông tin là cần thiết để duy trì nguyên tắc tổ
chức các cơ quan nhà nước và nguyên tắc QLNN.
Cơ chế thu thập và chia sẻ thông tin có ý nghĩa dưới các góc độ:
tổ chức nhà nước (tăng cường nguyên tắc phối hợp); chính trị – xã
hội (thực hành tiết kiệm, chống lãng phí); dưới góc độ bảo đảm thực
hiện chương trình xây dựng pháp luật – góp phần đẩy nhanh tiến độ
và nâng cao chất lượng văn bản. Cuối cùng, thiết thực và trực tiếp
hơn cả là dưới góc độ công vụ, làm tăng cường năng lực của chủ thể
tham gia vào quy trình lập pháp, lập quy, của cán bộ, công chức làm
công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
1.3.3.2. Yêu cầu cơ bản của cơ chế chia sẻ thông tin ngành
1.3.3.2.1. Yêu cầu về thu thập và cơ chế chia sẻ thông tin nói
chung
Thông tin quản lý rất quan trọng phục vụ cho công tác chỉ đạo,
điều hành QLNN. Do vậy thông tin quản lý phải đáp ứng những tiêu
chuẩn như sau:
- Thông tin phải đúng

- Thông tin phải đủ
- Thông tin phải kịp thời
- Thông tin phải dùng được
1.3.3.2.2 Yêu cầu chia sẻ thông tin ngành Lao động - Thương
binh và Xã hội


10

Yêu cầu chia sẻ thông tin quản lý nhằm đáp ứng việc nghiên cứu,
xây dựng chính sách, phục vụ việc ra quyết định điều hành của các
cấp lãnh đạo. Bộ trưởng Bộ LĐTBXH đã ban hành Quy chế hoạt
động thông tin quản lý của Bộ LĐTBXH. Quy chế này quy định cụ
thể quy trình, phân công và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên
quan trong hoạt động về công tác thông tin phục vụ QLNN của Bộ
LĐTBXH.
2. Phân loại thông tin, mức độ, đối tượng tham gia cung cấp và
chia sẻ thông tin ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
2.1. Phân loại thông tin cung cấp và chia sẻ
2.1.1. Về thông tin phi số
Theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011
của Chính phủ, thông tin chủ yếu được cung cấp trên Cổng/Trang
thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước.
Tuy nhiên, qua khảo sát chuyên sâu tại một số đơn vị có chức
năng QLNN của Bộ, một số đơn vị có chức năng thông tin thì việc
chia sẻ thông tin ngành có khác nhau đối với các đối tượng dùng tin
khác nhau:
- Cung cấp, chia sẻ cho các đơn vị, tổ chức QLNN thuộc Bộ,
ngành
- Các thông tin cung cấp cho cơ quan QLNN ngoài Bộ, ngành

- Cung cấp, chia sẻ cho các doanh nghiệp, người dân
2.1.2. Về thông tin số
2.1.2.1. Số liệu thống kê theo hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
Bộ, ngành phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và không hạn
chế đối tượng về số liệu của Hệ thống chỉ tiêu Thống kê Quốc gia,
Bộ LĐTBXH chịu trách nhiệm thu thập. Bộ, ngành thực hiện tổng
hợp 13 chỉ tiêu/ nhóm chỉ tiêu trong đó 8 chỉ tiêu do Bộ LĐTBXH
trực tiếp thu thập và 5 chỉ tiêu còn lại do Bộ phối hợp với Tổng cục
Thống kê, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công An, thu
thập, tổng hợp.
2.1.2.2. Số liệu thống kê theo Hệ thống chỉ tiêu thống kê quản lý
thuộc ngành


11

Các chỉ tiêu thống kê Bộ ban hành (những chỉ tiêu thống kê lĩnh
vực lao động việc làm, những lĩnh vực khác được đính kèm tại phụ
lục) được chia sẻ cho các đơn vị, QLNN thuộc Bộ phục vụ công tác
quản lý, chỉ đạo, điều hành và xây dựng chính sách.
2.1.2.3. Số liệu tổng hợp từ cơ sở dữ liệu ngành LĐTBXH
CSDL phục vụ công tác QLNN các lĩnh vực cụ thể của Bộ,
ngành tương ứng với dữ liệu cá nhân theo từng nhu cầu quản lý của
từng lĩnh vực.
Hiện nay, thông tin số liệu từ các CSDL này chỉ phục vụ cho đơn
vị chủ quản.
2.2. Mức độ và phạm vi thông tin chia sẻ
2.2.1. Mức độ và phạm vi chia sẻ thông tin phi số
Chia sẻ cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức cá nhân ngoài Bộ:
- Các văn bản QPPL và văn bản điều hành do Bộ, liên bộ và Nhà

nước ban hành liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành LĐTBXH;
- Các báo cáo tình hình hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ,
ngành hàng năm, hàng quý và đột xuất;
- Các thông tin về lao động - xã hội của nước ngoài và tổ chức
quốc tế qua bài báo, bản tin;
- Các tư liệu và kết quả nghiên cứu về LĐTBXH;
- Các thông tin liên quan đến việc xây dựng chương trình, quy
hoạch, kế hoạch LĐTBXH;
Với thông tin không bị cấm thì được chia sẻ cho các đơn vị, tổ
chức thuộc Bộ, ngành theo nhiệm vụ QLNN.
Chia sẻ thông tin phi số theo chiều ngang - giữa các đơn vị thuộc
Bộ, như:
- Chia sẻ thông tin giữa các đơn vị có chức năng QLNN, nhằm
phối hợp xây dựng chính sách, chỉ đạo thống nhất.
- Chia sẻ thông tin giữa các đơn vị QLNN trực tiếp với các đơn
vị QLNN sự vụ.
- Chia sẻ thông tin giữa các đơn vị QLNN với các tổ chức, đơn
vị nghiên cứu trong và ngoài bộ các số liệu, tài liệu.
Chia sẻ thông tin theo chiều dọc - từ cấp trên xuống cấp dưới,
như:


12

- Chia sẻ thông tin chỉ đạo điều hành, nhằm thực hiện nhiệm vụ
của Bộ, ngành.
- Chia sẻ thông tin về chính sách liên quan đến lĩnh vực như: văn
bản pháp luật có liên quan, dự án, đề án, chiến lược, kế hoạch ...
- Chia sẻ thông tin cá biệt gồm các quyết định đối với cá nhân, tổ
chức trong bộ máy QLNN cấp trên.

- Chia sẻ những thông tin phản hồi chính sách chung.
2.2.2. Mức độ phạm vi chia sẻ thông tin số
Khi chia sẻ số liệu quản lý, tùy theo đối tượng nhận thông tin là
các đơn vị thuộc hoặc không thuộc Bộ, ngành, các tổ chức, cá nhân
có nhu cầu thực hiện với mức độ và phạm vi thông tin nhất định.
Xác định mức độ và phạm vi cung cấp các số liệu, dữ liệu của
Bộ, ngành cần phải được quy định cụ thể trong một văn bản thống
thất việc thực hiện trong toàn ngành.
2.3. Đối tượng tham gia hoạt động cung cấp và chia sẻ thông tin
ngành
Với chức năng là Bộ quản lý ngành LĐTBXH từ cấp Trung
ương đến cấp cơ sở, đối tượng quản lý của ngành rất đa dạng từ con
người, doanh nghiệp, các tổ chức (cơ sở dạy nghề; cơ sở BTXH; cơ
sở cai nghiện ma túy, mại dâm; Trung tâm giới thiệu việc làm...)
được chia thành nhiều lĩnh vực quản lý (Lao động-việc làm, dạy
nghề, BTXH, NCC...) nên có nhiều đối tượng tham gia hoạt động
cung cấp và chia sẻ thông tin ngành.
3. Khung phân tích và mô hình hóa cơ chế chia sẻ thông tin
ngành
3.1. Khung phân tích cơ chế chia sẻ thông tin
Thu thập và chia sẻ thông tin là hai mặt của một vấn đề gắn chặt
và tương quan hữu cơ với nhau. Thông thường quy định thu thập và
chia sẻ thông tin được đặt trong quy định của hệ thống thông tin.
Vậy, khung phân tích cơ chế chia sẻ là khung hoạt động hệ thống
thông
Quy trình phát triển hệ thống thông tin: Được thiết kế thông qua
4 bước: (1) điều tra, phân tích, (2) thiết kế, (3) triển khai, (4) vận
hành và duy trì.



13

3.2. Mô hình hóa hoạt động chia sẻ thông tin ngành Lao động Thương binh và Xã hội
3.2.1. Mô hình hóa hoạt động thu thập và chia sẻ thông tin theo
các cấp (Bộ, Sở và phòng LĐTBXH huyện)
Mô hình cung cấp và chia sẻ thông tin Bộ ngành sẽ là mô hình
thông tin vừa theo chiều dọc (Các đơn vị thuộc Bộ, các Sở
LĐTBXH, các phòng LĐTBXH huyện) vừa theo chiều ngang (các
đơn vị, các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài Bộ) lấy Trung tâm
Thông tin của Bộ làm đầu mối.
Ở mô hình trên Trung tâm Thông tin nằm ở trung tâm, kết nối
với Internet. Các Sở LĐTBXH và các đơn vị không thuộc thuộc Bộ
nằm trên 1 vòng ring kết nối với nhau để chia sẻ thông tin. Các đơn
vị trong Bộ kết nối với Bộ qua đường VPN, Lãnh đạo và các cơ quan
nghiên cứu kết nối để nhận hay chia sẻ thông tin qua thiết bị chuyển
mạch switch.
Tất cả các thông tin số liệu chia sẻ đều nằm trong hệ thống
Server thuộc Trung tâm Thông tin. Bất cứ đơn vị nào trong mô hình
trên đều có thể chia sẻ thông tin một cách dễ dàng nhất.
Khi chia sẻ thông tin từ cấp Bộ xuống cấp dưới bên cạnh chia sẻ
thông qua Hệ thống thông tin của Bộ với Trung tâm Thông tin làm
đầu mối thì còn kết hợp các kênh chia sẻ khác như:
- Cổng TTĐT của Bộ (online)
- Báo Lao động và Xã hội (hàng tuần)
- Tạp chí Lao động và Xã hội (hàng tháng)
- Các ấn phẩm và website của các đơn vị
- Các Hệ thống thông tin chuyên ngành (Hệ thống tác nghiệp)
3.2.2. Mô hình hóa hoạt động chia sẻ thông tin giữa các đơn vị
thuộc Bộ
Thực hiện chia sẻ thông tin giữa các đơn vị trong Bộ rất quan

trọng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin tổng hợp, liên ngành và đảm
bảo tính thống nhất của thông tin.
Mô hình chia sẻ thông tin giữa các đơn vị dựa trên nền tảng kết
hợp thông tin của Hệ thống thông tin Bộ với các Hệ thống thông tin
chuyên ngành (do các đơn vị quản lý và điều hành).


14

Các đơn vị vừa thực hiện chức năng cung cấp thông tin và chia
sẻ thông tin, lấy Trung tâm thông tin làm đơn vị đầu mối.
Việc thu thập và chia sẻ thông tin thực hiện theo cơ chế hành
chính (yêu cầu và đáp ứng yêu cầu) giữa đơn vị tích hợp dữ liệu với
đơn vị cung cấp và sử dụng dữ liệu.
Mô hình này cũng lấy Trung tâm Thông tin là đầu mối thông tin
của Bộ. Các đơn vị QLNN cần tích hợp số liệu, dữ liệu trong phạm
vi đơn vị mình quản lý cho Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ.
Trung tâm Thông tin thông qua cổng Thông tin điện tử (TTĐT)
của Bộ cho phép các đơn vị thuộc Bộ tiếp cận thông tin số và phi số
của Bộ theo quy định của lãnh đạo Bộ.
3.3. Nguyên tắc, quy định chia sẻ thông tin ngành Lao động Thương binh và Xã hội
Tùy theo phạm vi những thông tin cần cung cấp và chia sẻ, đối
tượng và trường hợp cung cấp, chia sẻ, quyền hạn và trách nhiệm của
các chủ thể, phương thức cung cấp và chia sẻ thông tin; các điều kiện
bảo đảm cho việc thực hiện cơ chế đó.
4. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về chia sẻ thông tin quản

4.1. Từ các Bộ, ngành và các địa phương
4.1.1. Về hệ thống thông tin
(i) Mô hình cung cấp thông tin khoa học và công nghệ phục vụ

phát triển Kinh tế - Xã hội nông thôn và miền núi.
(ii) Mô hình chia sẻ thông tin Cổng thông tin CSDL quốc gia về
thủ tục hành chính.
(iii) Mô hình thông tin quản lý đất đai và xây dựng của TP. Hồ
Chí Minh.
Hệ thống thông tin quản lý đất đai và xây dựng theo hướng thống
nhất, với định hướng đây là một HTTT lõi sử dụng thống nhất trên
địa bàn các quận/ huyện của thành phố Hồ Chí Minh, liên thông kết
nối với các sở ban ngành. Thực hiện hệ thông thông tin này cho phép
có giải pháp toàn diện về đăng ký đất đai, hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng, ghi nhận biến
động quyền sử dụng đất – quyền sở hữu tài sản trên đất và biến động


15

xây dựng phát triển đô thị theo một phương thức hiện đại, nhằm cải
cách đơn giản các thủ tục hành chính trong quản lý, tạo điều kiện dễ
dàng tiếp cận đầy đủ thông tin đất đai xây dựng giữa các phòng ban
chuyên môn và công khai hóa thông tin về đất đai, thông tin về quy
hoạch xây dựng. Cung cấp thông tin đất đai xây dựng trên địa bàn
qua cổng thông tin tích hợp của thành phố và qua dịch vụ tin nhắn
SMS hoặc hộp thư thoại, hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành công
việc giữa Sở ngành, UBND thành phố, UBND Quận và phường xã.
4.1.2. Về cơ chế chia sẻ thông tin của một số Bộ, ngành
(i) Nguyên tắc thu thập và chia sẻ thông tin của Quy chế thông
tin cá nhân do Bộ Thông tin-Truyền thông ban hành: (Nguyên tắc thu
thập, sử dụng, chia sẻ, đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân)
(ii) Nguyên tắc thu thập, lập hệ thống dữ liệu, thông tin về tài
nguyên nước do Bộ KH & CN ban hành:

(iii) Nguyên tắc phổ biến thông tin thống kê Nhà nước do Bộ Kế
hoạch và đầu tư ban hành
(iv) Cơ chế phổ biến thông tin thống kê Nhà nước: TT – TK Nhà
nước phổ biến theo cơ chế không thu phí và cơ chế thu phí. Không
thu phí là cơ chế chủ yếu của hoạt động phổ biến TT – TK Nhà nước,
được áp dụng đối với các TT – TK Nhà nước
4.2. Kinh nghiệm quốc tế
Thu thập và chia sẻ thông tin luôn là hoạt động chính trong các
tổ chức nhất là các tổ chức truyền thông lớn. Ngày nay, với sự phát
triển nhanh chóng của CNTT, việc thu thập và chia sẻ thông tin của
các tổ chức trên thế giới ngày càng hiện đại và nhanh chóng. Thông
tin thực sự trở thành một nguồn lực cạnh tranh cho sự phát triển của
các tổ chức và doanh nghiệp.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình thu thập thông tin, chia sẻ
thông tin thì có nhiều, ở đây nghiên cứu đưa ra kinh nghiệm của Hệ
thống thông tin Địa lý. Đây là hệ thống ứng dụng CNTT hiện đại, có
cách thức chia sẻ thông tin mạng hợp lý và hiệu quả được các tổ
chức, cá nhân của nhiều quốc gia sử dụng.
Một ứng dụng CNTT vào lĩnh vực thông tin quan trọng là thông
tin bản đồ địa lý. Ứng dụng GIS là một ứng dụng điển hình. GIS là


16

công cụ trên cơ sở máy tính để lập bản đồ và phân tích những cái
đang tồn tại và các sự kiện đang xảy ra trên trái đất. Công nghệ GIS
tích hợp các thao tác CSDL như truy vấn và phân tích thống kê với
lợi thế quan sát và phân tích thống kê bản đồ.
4.3. Bài học kinh nghiệm đối với Bộ, ngành
4.3.1. Kinh nghiệm về mô hình nghiệp vụ thu thập và chia sẻ thông

tin
Mô hình về thu thập và chia sẻ thông tin của ngành (thông tin số
và phi số) nên kết hợp chia sẻ thông tin giữa các đơn vị và chia sẻ
theo ngành dọc (chia sẻ cho các cấp). Tuy nhiên, theo cấu trúc ngành
dọc trực tuyến thì Bộ chia sẻ thông tin cho các Sở LĐTBXH, sau đó
Sở LĐTBXH lại thực hiện chia sẻ thông tin cho cấp Phòng
LĐTBXH huyện.
Mô hình này phải có một đơn vị làm chức năng đầu mối và chỉ
đạo thống nhất vận hành hệ thống.
Việc thu thập và chia sẻ thông tin ngành và các thông tin chung
phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Bộ, phục vụ nhu
cầu thông tin của các đơn vị trong và ngoài Bộ, các tổ chức và cá
nhân với thông tin đa dạng ở tất cả các lĩnh vực của Bộ, ngành.
Với chức năng và nhiệm vụ này thì việc thu thập và chia sẻ
thông tin phải được thực hiện ở HTTT chung với đầu mối là Trung
tâm Thông tin của Bộ.
Khi đó, tất cả các thông tin phi số, số liệu từ các đơn vị trong Bộ
cung cấp cho Trung tâm tích hợp dữ liệu (TTTHDL) chung.
HTTT chung của Bộ, ngành sẽ tích hợp với các HTTT quản lý
tác nghiệp của các đơn vị QLNN như: HTTT của Cục Việc làm,
Tổng cục Dạy nghề, Cục bảo trợ, Cục ATLĐ, Cục QLLĐNN, Cục
PCTNXH... bên cạnh tích hợp thông tin chung các CSDL chuyên
ngành được tích hợp với HTTT của Bộ, ngành và chịu sự điều phối
về nguồn lực của đơn vị trung tâm.
Cốt lõi của Mô hình chia sẻ thông tin mới dựa trên nền tảng ứng
dụng CNTT, bên cạnh đó, sử dụng các kênh chia sẻ thông tin truyền
thống như thông qua các đơn vị có chức năng thông tin: Báo Lao


17


động và Xã hội, Tạp chí Lao động và Xã hội, các ấn phẩm của các
đơn vị chuyên ngành.
4.3.2. Kinh nghiệm về ứng dụng CNTT thực hiện việc thu thập
chia sẻ thông tin Bộ, ngành
Trong xu hướng phát triển của CNTT, ứng dụng internet là công
cụ chính trong hoạt động thu thập và chia sẻ thông tin của tất cả các
đơn vị, tổ chức, các doanh nghiệp.
Cổng TTĐT là công cụ trên mạng đáp ứng được các yêu cầu của
việc thu thập thông tin của một đơn vị, tổ chức.
Cổng TTĐT của Bộ sẽ thực hiện tích hợp tất cả các cổng thông
tin các đơn vị thuộc Bộ, tức là thực hiện tích hợp các HTTT chuyên
ngành trong HTTT chung của Bộ.
Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH sau khi xây dựng xong sẽ có nhiều
chức năng đáp ứng được yêu cầu của người dùng như: cập nhật
thông tin phi số, số liệu; thống kê, báo cáo; chức năng tích hợp bản
đồ; tích hợp các cổng TTĐT của các đơn vị, các website ...
Khi đó, Cổng TTĐT của Bộ sẽ là công cụ thực hiện thu thập và
chia sẻ thông tin giữa các đơn vị trong Bộ và 63 Sở LĐTBXH các
tỉnh.
4.3.3. Kinh nghiệm về xây dựng các quy định vận hành Hệ thống
thông tin
Căn cứ vào lý luận cũng như tổng kết kinh nghiệm vận hành
HTTT của các Bộ, ngành và hoạt động thu thập, chia sẻ thông tin
quốc tế bên cạnh việc ứng dụng CNTT hiện đại cần thiết phải có quy
định cho hoạt động của HTTT.
Cơ chế thu thập và chia sẻ thông tin về thực chất trong đó đã bao
hàm 2 yếu tố chính hữu hình và vô hình:
Hữu hình: là các đối tượng tham gia vào việc cung cấp và chia sẻ
thông tin, đối với HTTT của một ngành thì đối tượng tham gia là (i)

chủ thể quản lý (đơn vị QLNN cấp Bộ, Sở LĐTBXH, Phòng
LĐTBXH huyện, chuyên trách LĐTBXH xã/phường) và các đối
tượng chịu sự quản lý (người dân, doanh nghiệp, các cơ sở thuộc
ngành...)


18

Vô hình: là các quy định xác định nguyên tắc, yêu cầu, trách
nhiệm tham gia cung cấp và được hưởng chia sẻ thông tin.
Đối với HTTT ngành của các Bộ, ngành thường có văn bản có
tính pháp quy ban hành quy định trách nhiệm của các cơ quan thực
hiện việc cung cấp và chia sẻ thông tin quản lý.
Đối với các HTTT của tổ chức thường được thủ trưởng đơn vị
ban hành theo dạng quy chế hoạt động thông tin quy định trách
nhiệm của các bộ phận, cá nhân thực hiện cung cấp và chia sẻ thông
tin trong hệ thống.


19

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ CHIA SẺ THÔNG TIN
NGÀNH LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
1. Đánh giá tình hình thu thập thông tin ngành
1.1. Đánh giá về thu thập thông tin phi số liệu ngành
1.1.1. Tình hình thu thập thông tin phi số chung của các đơn vị
Đánh giá về thu thập thông tin phi số chủ yếu ở hình thức thông
tin văn bản. Hình thức thông tin văn bản là chủ yếu trong QLNN.
Các loại hình thông tin văn bản này được các đơn vị thu thập

thông qua các kênh chính như:
- Qua kênh hành chính tức là báo cáo, cung cấp thông tin theo
chức năng nhiệm vụ được giao.
- Qua Công báo, cổng TTĐT của chính phủ của các cơ quan nhà
nước ban hành.
- Qua các đơn vị có chức năng thông tin của Bộ như: Báo Lao
động và Xã hội, Tạp chí Lao động và Xã hội, Văn phòng Bộ, Viện
Khoa học lao động và Xã hội, Trung tâm Thông tin...
- Qua phương tiện truyền thông đại chúng.
1.1.2. Tình hình thu thập thông tin phi số của các đơn vị có chức
năng thông tin
* Báo Lao động và Xã hội, Tạp chí Lao động và Xã hội:
Các đơn vị này thu thập các thông tin chính là tin tức, sự kiện
của Bộ, ngành và các thông tin đến lĩnh vực quản lý của ngành. Bên
cạnh đó các cơ quan này còn thu thập được những thông tin về chính
sách, các văn bản chỉ đạo điều hành từ lãnh đạo Bộ, các đơn vị
QLNN của Bộ.
Nguồn thông tin đến từ phóng viên, các cộng tác viên, các đơn vị
QLNN của Bộ, thông tin qua công báo và các cổng TTĐT của các
đơn vị.
* Trung tâm Thông tin:
Cũng như các đơn vị thuộc Bộ, ngành Trung tâm Thông tin thu
thập các loại hình thông tin văn bản thông qua các kênh chính như:
- Qua Công báo, cổng TTĐT của chính phủ của các cơ quan nhà
nước ban hành.


20

- Qua phương tiện truyền thông đại chúng.

- Những kênh khác.
Với nhiệm vụ là đầu mối thông tin của Bộ và điều hành Website
của Bộ (sắp tới là cổng TTĐT Bộ) Trung tâm Thông tin thu thập tất
cả các loại thông tin phi số của Bộ, ngành để thực hiện nhiệm vụ
quản lý, chia sẻ thông tin.
1.2. Đánh giá về tình hình thu thập thông tin số liệu ngành Lao
động - Thương binh và Xã hội
Ở chương 1 đã nêu ra 3 loại hình thông tin số liệu chính của Bộ,
ngành LĐTBXH như:
(i) Số liệu của Hệ thống chỉ tiêu thống kê (của quốc gia và
ngành);
(ii) Số liệu của HTTT quản lý (do Bộ ban hành phục vụ chi ẻ
thông tin);
(iii) Số liệu tổng hợp từ CSDL chuyên ngành.
Tuy nhiên, để có được các số liệu đó các đơn vị QLNN từ cấp cơ
sở đến cấp Trung ương phải thực hiện một số hoạt động thu thập
thông tin như:
- Thực hiện báo cáo hành chính (báo cáo thống kê cơ sở): Kênh
thu thập thông tin từ báo cáo hành chính là các thức thu thập thông
tin cơ bản và quan trọng nhất. Báo cáo các chỉ tiêu thông tin được
thực hiện từ cấp cơ sở lến cấp Trung ương (cấp xã đến cấp Bộ)
- Thực hiện điều tra thống kê: Kênh thu thập thông tin từ các
cuộc điều tra cũng là cách thức thu thập thông tin cơ bản đối với các
chỉ tiêu thống kê và khó có thể thu thập được từ kênh báo cáo hành
chính.
- Thực hiện thu thập, cập nhật thông tin và CSDL: Kênh thu thập
từ các cơ sở dữ liệu cung cấp các thông tin cụ thể, chuyên sâu. Nếu
có các CSDL cho tất cả các lĩnh vực, các đối tượng quản lý thì kênh
này sẽ là kênh quan trọng và có thể thay thế cho các kênh thu thập
thông tin trên.

Như vậy, đánh giá việc thu thập thông tin số liệu chính là việc
đánh giá tình hỉnh, hiệu quả của các hoạt động thu thập thông tin số
liệu của Bộ, ngành.


21

1.2.1. Đánh giá thu thập thông tin qua báo cáo thống kê hành
chính
Các đơn vị QLNN, các đơn vị này có nhiệm vụ chỉ đạo, điều
hành thực hiện chức năng và nhiệm vụ ở lĩnh vực được giao. Để thực
hiện nhiệm vụ, thu thập thông tin luôn là hoạt động cần thiết vào
phục vụ công tác quản lý và thực hiện báo cáo tình hình họat động
của lĩnh vực mình quản lý cho lãnh đạo Bộ, các cơ quan nhà nước có
liên quan.
Theo số liệu cuộc khảo sát của Vụ KHTC, có nhiều đơn vị
(khoảng 40%) đánh giá chất lượng số liệu từ báo cáo thống kê hành
chính là không tốt; hầu hết không có đơn vị nào đánh giá chất lượng
số liệu từ báo cáo thống kê hành chính là rất tốt. (Xem bảng 2.1)
Trong tất cả các tiêu chí khảo sát, các tiêu chí có 29/34 Sở (85%)
trả lời hoạt động thu thập số liệu thống kê của cơ quan được dựa trên
các nguồn điều tra, 30/34 Sở (88%) trả lời số liệu thống kê được thu
thập dựa trên các nguồn thống kê hành chính (Biểu 13 Phụ lục 2).
Song trong quá trình thu thập số liệu thống kê chưa có hướng dẫn,
thống nhất các biểu mẫu thống kê từ Bộ đến tỉnh, huyện và xã; chưa
có văn bản pháp quy phân công trách nhiệm cụ thể, trách nhiệm của
từng cấp xã, cấp huyện; chưa có bố trí cán bộ làm công tác thống kê
ở từng cấp.
Tuy nhiên, đến nay các báo cáo thống kê chưa thực hiện thống
nhất và đạt yêu cầu ở tất cả các cấp và các lĩnh vực.

Về báo cáo tình hình thực hiện công tác của ngành ở các cấp đều
được thực hiện tuy nhiên, số liệu chưa kịp thời và chưa đầy đủ. Do
vậy, các số liệu này không thể là thông tin số phục vụ công tác phân
tích, đánh giá chính xác được các chính sách của Bộ, ngành.
Báo cáo tình hình chủ yếu là báo cáo năm và báo cáo 5 năm thực
hiện, (báo cáo 6 tháng không đầy đủ và chậm tiến độ) với tất cả các
lĩnh vực của ngành.
1.2.2. Đánh giá thu thập thông tin qua các cuộc điều tra thống kê
Có 6/10 đơn vị (60%) thực hiện đánh giá chất lượng số liệu
thống kê mà cơ quan có được từ các nguồn điều tra theo các tiêu chí
trên và cho điểm từ 1 đến 3 theo thang điểm sau: 1 = không tốt; 2 =


22

tốt; 3 = rất tốt. Kết quả cho thấy hầu như không có đơn vị nào đánh
giá chất lượng các cuộc điều tra là rất tốt mà đa phần chỉ đánh giá ở
mức độ tốt.
Về chất lượng số liệu thống kê có được từ các nguồn điều tra, kết
quả khảo sát cho thấy các Sở đánh giá chất lượng số liệu điều tra là
tốt (tất cả đều cao hơn 2,0 điểm), tuy nhiên tổng điểm bình quân của
tiêu chí kịp thời (2,0 điểm) thấp hơn cả, điều đó có nghĩa số liệu điều
tra đáp ứng nhu cầu sử dụng của Sở, song tính kịp thời của số liệu
điều tra đối với các Sở còn hạn chế.
Đánh giá chung cho thấy chất lượng của số liệu thống kê ở cấp
tỉnh là thấp. Phạm vi của số liệu thường là không đủ và trong bất kỳ
trường hợp nào thì việc hiểu được các khái niệm còn rất hạn chế. Để
cải tiến chất lượng số liệu thì Sở cần phải có thêm các cán bộ được
đào tạo tốt hơn, những người biết được họ đang làm gì. Các cải tiến
kỹ thuật khác cũng có thể đạt được bằng việc hài hoà hoá các khái

niệm, định nghĩa và các bảng phân loại được sử dụng trong hoạt
động thống kê và bằng việc cải tiến thiết kế bảng hỏi cho các cuộc
điều tra thống kê.
1.2.3. Đánh giá việc tổng hợp số liệu từ các CSDL
Hạn chế:
- Hệ thống CSDL bước đầu đã được xây dựng và triển khai ở
một số lĩnh vực nhưng còn ở diện hẹp (CSDL tài chính chi trả người
có công; CSDL quản lý hộ nghèo; CSDL theo Nghị định 67; ...)
- Hầu như chưa có hệ thống CSDL gốc ban đầu (về lao động;
dạy nghề; người có công; trẻ em; đối tượng xã hội khác) từ cấp cơ sở
(xã/phường; trường nghề; doanh nghiệp). Nếu có, thì các CSDL này
còn tản nạn, chưa có tính hệ thống, do vậy việc tích hợp vào CSDL
chung của Bộ, ngành sẽ không thực hiện được. Đặc biệt là CSDL
BHXH phục vụ cho công tác nghiên cứu hoạch định chính sách của
Bộ (cần có sự phối hợp chặt chẽ với BHXH Việt Nam để thu thập
thông tin này). Các chỉ tiêu đánh giá về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục
trẻ em cần phối hợp với các Bộ Y tế, Bộ Giáo dục, Bộ Văn hóa thông
tin và các Bộ hữu quan khác để thu thập.
Nguyên nhân hạn chế:


23

- Chưa có một đơn vị đầu mối quản lý, thu thập, xử lý, lưu trữ
thông tin chung cho Bộ, ngành dẫn đến thông tin phân tán, trùng
chéo, thông tin vừa thừa (do nhiều đơn vị của Bộ yêu cầu cấp dưới
báo cáo) vừa thiếu vì chưa có đơn vị đầu mối xử lý, tổng hợp lưu trữ
chung, tính chia sẻ thông tin còn nhiều bất cập giữa các đơn vị trong
Bộ.
- Hệ thống các phần mềm chuyên ngành của các lĩnh vực chuyên

môn một vài đơn vị đã được xây dựng, nhưng chưa đáp ứng với công
việc tích hợp vào CSDL chung của Bộ. Thậm chí, ngay trong một
đơn vị cũng có rất nhiều phần mềm để thực hiện các công việc khác
nhau gây lãng phí tiền của và rất khó thực hiện khi triển khai rộng.
- Chưa có một đơn vị chuyên môn sâu chịu trách nhiệm chính
nội dung điều tra phối hợp với các đơn vị QLNN để thực hiện nhiệm
vụ này, dẫn đến chất lượng các cuộc điều tra chưa cao, chưa hiệu quả
(tính chia sẻ thông tin nhiều bất cập) và có sự trùng chéo về chuyên
môn, nghiệp vụ giữa cơ quan chuyên trách với cơ quan quản lý.
2. Đánh giá chia sẻ thông tin ngành Lao động - Thương binh và
Xã hội
2.1. Chia sẻ thông tin phi số lĩnh vực Lao động- Thương binh và
Xã hội
2.1.1. Đánh giá các loại hình thông tin phi số nhận được của các
đơn vị QLNN
Theo đánh giá của (8 đơn vị trong Bộ và 4 Sở LĐTBXH), văn
bản chính sách pháp luật nhận được từ các cơ quan QLNN trong Bộ
và ngoài Bộ, từ trung ương đến địa phương. Các đơn vị đều cho
rằng, việc tiếp nhận văn bản thuộc loại này luôn đảm bảo tính kịp
thời, đầy đủ.
Các đơn vị tiếp nhận văn bản quy phạm pháp luật như các Bộ
luật, Luật, Nghị Quyết, Nghị định, Thông tư, Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ....theo kênh phổ biến văn bản như Công báo, cơ
quản chủ quản, phương tiện thông tin đại chúng. (Xem bảng)
Các đánh giá về mức độ đáp ứng hoặc đầy đủ của các nguồn
thông tin đến với các đơn vị chưa cao, với khoảng 70% các đơn vị
liên quan tiếp nhận được kết quả nghiên cứu, 65% các đơn vị tiếp


24


nhận được các bài báo và thông tin dư luận, còn lại chỉ khoảng 50%
các đơn vị tiếp nhận.
Các báo cáo, phản hồi và đánh giá chính sách từ cấp cơ sở lên
cấp trung ương chủ yếu theo kênh quản lý hành chính. Theo điều
hành của cơ quan quản lý có các báo cáo cho cơ quan cấp trên về
tình hình hoạt động theo tần suất: tháng, 3 tháng, 6 tháng đầu năm,
cả năm. Tuy nhiên, tùy theo lĩnh vực QLNN mà yêu cầu tần suất báo
cáo phù hợp, thông thường là báo cáo 6 tháng đầu năm và cả năm.
2.1.2. Đánh giá hoạt động chia sẻ thông tin phi số của các đơn vị
có chức năng thông tin (phi số)
Việc chia sẻ thông tin phi số luôn được thực hiện đầy đủ, nhanh
chóng cả bằng hình thức truyền thông và mạng nội bộ cũng như qua
các website, cách thức chia sẻ thông tin về lĩnh vực LĐTBXH ngày
một đa dạng và phong phú.
Bộ thực hiện phát hành thông tin qua Báo Lao động – Xã hội;
Tạp chí Lao động – Xã hội; Tạp chí Gia đình và Trẻ em là 3 kênh
thông tin chính thức, ngoài ra còn có khoảng 8-9 loại ấn phẩm
chuyên sâu của từng Vụ, Cục, Viện, …như: Cục Phòng, chống tệ nạn
xã hội có bản tin Phòng, chống tệ nạn xã hội, phát hành hàng tháng;
Cục ATLĐ có bản tin An toàn – Vệ sinh lao động, phát hành 2
tháng/số; Cục BTXH phối hợp với Tạp chí ra bản tin Xoá đói giảm
nghèo hàng tháng; Viện khoa học Lao động và Xã hội ra bản tin 2
tháng/số; Cục Quản lý lao động ngoài nước ra bản tin 2 tháng/số;
Hội bảo trợ trẻ em và người tàn tật ra bản tin Người bảo trợ xã hội;
Phòng Tuyên truyền thi đua có điểm báo ngày các nội dung có liên
quan đến công tác của Bộ, ngành; …
2.2. Đánh giá chia sẻ thông tin số lĩnh vực Lao động - Thương
binh và Xã hội
2.2.1. Chia sẻ thông tin số liệu của các đơn vị có chức năng thông

tin số
2.2.1.1. Chia sẻ thông tin số từ vụ Kế hoạch-Tài chính
Trong Quyết định số 474 /QĐ-LĐTBXH của Bộ trưởng Bộ
LĐTBXH ngành ngày 15 tháng 03 năm 2013 về việc quy định
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn và cơ cấu tổ chức của vụ Kế


×