Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Hiện trạng xây dựng và kiến trúc các phố chính hướng phát triển và đề xuất biện pháp quản lý xây dựng và kiến trúc TP. Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.03 KB, 31 trang )

Hiện trạng xây dựng và kiến trúc các phố chính
hướng phát triển, đề xuất biện pháp quản lý xây dựng, kiến trúc TP. Cần Thơ

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1 . Sự Cần Thiết Phải Nghiên Cứu.
Việc cải tạo và xây dựng mới nhà ở trong nhân dân phát triển nhanh chóng,
phần nhiều mang tính tự phát .Nhiều ngôi nhà khang trang với phong cách đa dạng
đã góp phần làm cho phong phú , sinh động bộ mặt kiến trúc thành phố và bổ xung
thêm cho qũy nhà ở . Tuy nhiên xét về tổng thể ,kiến trúc cảnh quan từng đoạn phố
,lô phố vẫn còn chắp vá, lộn xộn . Nhu cầu và tốc độ xây dựng của các công trình
công cộng và tư nhân ngày càng tăng ,trong khi cơ sở lý luận của công tác quản lý
kiến trúc quy hoạch chưa theo kịp tình hình mới, thiếu hẳn ý đồ về tổ chức không
gian kiến trúc quy hoạch .Với tình hình này, nếu cứ để cho đô thị phát triển một cách
gần như tự phát thì không bao lâu nữa không gian kiến trúc và cảnh quan đô thị của
TP- Cần Thơ sẽ trở nên hỗn tạp , mất mỹ quan , mất đi những đặc thù của đô thị sông
nước đồng bằng sông Cửu Long . Do đó , việc nghiên cứu đề tài :
“ Hiện trạng xây dựng và kiến trúc các phố chính hướng phát triển và đề xuất
biện pháp quản lý xây dựng và kiến trúc TP. Cần Thơ “ là rất cần thiết và cấp bách.
2. Mục Tiêu Của Đề Tài.
2.1 Mục tiêu tổng quát : Trên cơ sở nghiên cứu 4 trục phố tiêu biểu để đề xuất những
nguyên tắc xây dựng chung cho các trục phố còn lại .
2.2 Mục tiêu 1: Hệ thống hóa quá trình phát triển không gian kiến trúc đường phố
thành phố Cần Thơ.
2.3 Mục tiêu 2: Đề xuất hướng phát triển phố tại thành phố Cần Thơ, cụ thể hóa
bằng 4 trục đường tiêu biểu .
2.4 Mục tiêu 3: Làm cơ sở thiết lập điều lệ quản lý kiến trúc quy hoạch cho việc
xây dựng nhà phố trong TP- Cần Thơ .
3. Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu : Kiến trúc cảnh quan dọc tuyến .
3.2 Phạm vi nghiên cứu :Giới hạn trong phạm vi một số đường tiêu biểu, cụ thể là :
+Đường phố có công trình cổ


: đường Hai Bà Trưng
+ Đường phố thương mại
: đường Phan Đình Phùng
: đường 30-Tháng 4
+ Đường mới mở rông lộ giới
+ Đường xây dựng mới hoàn toàn : đường Nguyễn Văn Cừ nối dài
4. Phương Pháp Ap Dụng Vào Thực Tiển .
Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp ,kế thừa các kết qủa nghiên cứu và
các đồ án quy hoạch đã được duyệt.

1

Viện Kiến Trúc Quy Hoạch Đô Thị Nông Thôn Cần Thơ


Hiện trạng xây dựng và kiến trúc các phố chính
hướng phát triển, đề xuất biện pháp quản lý xây dựng, kiến trúc TP. Cần Thơ

Chương I
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG PHỐ CỦA
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
1. Lịch sử hình thành và phát triển nhà ở trên các tuyến đường chính:
Từ bờ sông Cần Thơ , thành phố phát triển mạnh theo các trục đường Hai Bà
Trưng , Ngô Quyền , Phan Đình Phùng ,… vào những năm 1954 bến sông Cần
Thơ đã xây dựng rất đẹp . Dọc đường Hai Bà Trưng phía trên bờ là các dãy phố
xây dựng 1 trệt , 1 lầu mái lợp ngói đỏ , dọc bờ sông là rặng Dương xanh thẳng
tắp với những nhánh lá xanh rì lao xao trong gío , xen lẫn là các kiosque bán sách
báo , văn phòng phẩm ,… Từ bến phà đến nhà lồng chợ là khoảng sân gạch rộng
chỉ buôn bán về đêm .
Thời đó , từ bến sông đến ngã tư Ngô Quyền ,Phan Đình Phùng có bến xe đò

Sài Gòn lục tỉnh , về phía Đường Tân Trào có bến xe Ngựa . Trên trục đường Ngô
Quyền có nhiều cửa hàng sang trọng được mở ra đã tạo bộ mặt khang trang cho
đường phố như quán nước Hải Nam , tiệm giày Vạn Lý , nhà sách Văn Nhiều ,
văn phòng phẩm Hồng Phát ,…
Đường Phan Đình Phùng đoạn từ đường Hòa Bình dài đến Nguyễn An Ninh là
đoạn đường rất tấp nập với đa phần là công sở và các công trình dịch vụ như : Bót
Cò , Bưu Điện , Tòa Bố Chánh , Tòa Xã Trưởng , nhà Bảo sanh , Khách sạn , rạp
hát ,… Đoạn từ Nguyễn An Ninh đến Cầu Xéo là các dãy phố chính mái ngói (
nguồn : Cuộc họp mặt các lão thành ạti Thành Phố Cần Thơ ngày 0 tháng 0 năm
2003).
Đặc điểm nhà phố trên các tuyến chính :
Thành phố Cần Thơ trước đây xây dựng nhà ở dựa trên chức năng của từng
con đường mà có kiến trúc khác nhau .
Dọc đường Hai Bà Trưng , Ngô Quyền là trục đường với chức năng thương mại
được xây dựng giống nhau 1 trệt , 1 lầu , mái ngói .Diện tích tầng dưới để kinh
doanh , tầng trên để ở .
Dọc đường Phan Đình Phùng là nhà ở với dãy phố trệt mái ngói ( phố 18 căn
).
Nhìn chung kiến trúc nhà phố trước đây phát triển theo chức năng riêng của từng
con đường , mỗi trục đường nhà xây dựng giống nhau xen lẫn một số kiến trúc
đơn lập dạng biệt thự 1 trệt , 1 lầu , mái ngói nằm rãi rác và tồn tại đến nay như
nhà Bác Sĩ Hoạch đường Võ Văn Tần , nhà Bác Sĩ Thuấn đường Phan Đình
Phùng , nhà nha sĩ Phạm Thành Nam đường Hòa Bình ,…Hai bên đường trồng
nhiều cây xanh , mỗi tuyến đường trồng riêng 1 loại cây như :
+ Đường Hàng Xoài
( Hoà Bình )
+ Đường Hàng Dương (Hai Bà Trưng )
+ Đường Hàng Bả Đậu (Nguyễn An Ninh )
2


Viện Kiến Trúc Quy Hoạch Đô Thị Nông Thôn Cần Thơ


Hiện trạng xây dựng và kiến trúc các phố chính
hướng phát triển, đề xuất biện pháp quản lý xây dựng, kiến trúc TP. Cần Thơ

+ Đường Hàng Dừa
(Phan Bội Châu )
+ Đường Hàng Sao
( Nguyễn Trãi )
Do nhu cầu phát triển của thành phố , nhiều đường phố mới dần được mở ra ,
nối liền các trục phố chính với nhau tạo nên mang lưới giao thông khép kín , đi lại
dễ dàng ,đường Lý Tự Trọng , Trần Hưng Đạo , Ba Mươi Tháng Tư , Ba Tháng
Hai , Mậu Thân …, lòng đường cũng được mở rộng , nhiều con đường cây xanh
trước đây đã phải lần lượt bị đốn bỏ,trồng mới do mở rộng đường , do cây đã già
cổi .Cần Thơ vẫn đang phát triển đi lên , công trình kiến trúc mọc lên ngày càng
nhiều điểm tô cho thành phố mới. …..( nguồn : Cuộc họp mặt các lão thành tại
Thành Phố Cần Thơ ngày 0 tháng 0 năm 2003).
2. Lịch sử hình thành và phát triển Bến Ninh Kiều Thành Phố Cần Thơ
(Đường Hai Bà Trưng).
Bờ sông Cần Thơ xưa vẫn thường dập dìu khách lãng du . Những đêm trăng ,
trên sông ngân vang tiếng hò đối đáp của khách thương hồ ,tiếng đàn hát của
khách cầm ca. Do đó tương truyền khi chúa Nguyễn Ánh náu mình ở Cần Thơ ,
đặt tên cho con sông là “ Cầm Thi Giang “ nghĩa là con sông của thi ca đàn hát
.Lâu ngày đọc trại đi hai chữ “ Cầm Thi “ biến thành “ Cần Thơ “.
Khoảng năm 1876 bến được cẩn đá xây gạch , đồng bào địa phương thường họp
nhóm mua bán theo bờ sông rất phồn thịnh kêu là bến Hàng Dương. Thực dân
Pháp đặt tên cho bến là Quai de Commerce .
Khoảng năm 1954 , Xóa bỏ tàn tích thực dân , tấm bảng mang tên Quai de
commerce đổi lại là “Bến Lê Lợi” rồi dần dần chỉnh trang thành phố , sửa đổi bến

sông .
Ngày 4-8-1958 làm lễ khánh thành đặt tên là bến Ninh Kiều .Vì con đường nằm
dọc theo bến mang tên là Lê Lợi ,nên đặt tên bến là “ Ninh Kiều “ để kỷ niệm một
chiến tích oai hùng của Bình ĐịnhVương Lê Lợi tại Bến Ninh Kiều ở đất bắc thuở
xưa .
Mang tên một kỷ niệm một chiến tích oai hùng cũng như những tên Bến Bạch
Đằng , Chương Dương , Hàm Tử nhưng Bến Ninh Kiều có sắc thái riêng , vẽ đẹp
riêng ( nguồn : Cần Thơ xưa –Huỳnh Minh).

3

Viện Kiến Trúc Quy Hoạch Đô Thị Nông Thôn Cần Thơ


Hiện trạng xây dựng và kiến trúc các phố chính
hướng phát triển, đề xuất biện pháp quản lý xây dựng, kiến trúc TP. Cần Thơ

Chương II
KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG
I. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG:
Đánh giá tổng kết chung các ý kiến đóng góp của người dân ở những khu
vựa khảo sát điều tra (xã An Bình, phường An Phú, phường Tân An, phường
Hưng Lợi và phường An Lạc)
Đa số ý kiến của nhân dân, học gồm đủ các thành phần: buôn bán, sản xuất,
cán bộ giảng dạy đại học, công nhân viên chức Nhà nước, cán bộ hưu trí, hớt tóc, thợ
may, sinh viên… đều hiểu biết và thấy được lợi ích của việc cải tạo chỉnh trang đô
thị, họ sẵn sàng nhảy vào cuộc khi được phát động. Tuy nhiên, đa số họ (80%) băn
khoăn về vấn đề kinh tế, về định hướng qui hoạch của TP. Cần Thơ, về các thủ tục
của Nhà nước. Đa phần người dân mong muốn được sống trong một khu phố văn
minh, sạch sẽ, ổn định lâu dài để yên tâm làm việc và phát triển cá nhân ngày càng

hoàn thiện hơn.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Đường phố, vỉa hè, cây xanh, điện, cấp thoát nước
cũng được quan tâm đúng mức và yêu cầu có các chính sách của Nhà nước để nghiên
cứu và thực thi một các có đồng bộ, tránh gây phiền hà cho nhân dân và lãng phí tiền
của xã hội.
Đa số ý kiến đồng tình việc cải tạo chỉnh trang mặt tiền nhà phố để làm đẹp
hơn cho khu phố, đường phố; nhưng ngôi nhà của họ vẫn thể hiện được cái “Tôi” của
họ, phù hợp với túi tiền của họ, họ muốn tự quyết định về vật liệu, màu sơn, số tầng
lầu và tầng trệt có gác lửng hay không? Đa số ý kiến là sẽ thuê người thiết kế (KTS)
theo ý riêng của họ, đa số cũng cho rằng không cần thiết phải sửa chữa nhà theo cùng
một mẫu thống nhất và nếu có thì cũng cần có sự thỏa thuận với Nhà nước về các
mẫu nhà được chọn.
Một số ý kiến băn khoăn về tính khả thi của việc cải tạo chỉnh trang mặt tiền
nhà phố và yêu cầu Nhà nước tiến hành nghiên cứu và áp dụng cho một vài đoạn
đường chính, sau đó mới nhân rộng mô hình áp dụng cho toàn .
II. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG :
1.Đường phố có công trình cổ ( đường Hai Bà Trưng )
Đặc điểm hiện trạng :
Đường Hai Bà Trưng nằm dọc bờ sông Cần Thơ , kéo dài từ Bến Ninh Kiều
đến ngã 3 giao lộ với đường Phan Đình Phùng và đường Nguyễn Thị Minh Khai
thuộc phường Tân An thành phố Cần Thơ .Để tiện trong việc nghiên cứu , tạm
thời chia tuyến đường này thành 3 đoạn :
4

Viện Kiến Trúc Quy Hoạch Đô Thị Nông Thôn Cần Thơ


Hiện trạng xây dựng và kiến trúc các phố chính
hướng phát triển, đề xuất biện pháp quản lý xây dựng, kiến trúc TP. Cần Thơ


- Đoạn Bến Ninh Kiều :
(Tính từ nhà hàng Ninh Kiều đến ngã ba đường Ngô Quyền )
+Một bên là các công trình dịch vụ , công cộng : Khách sạn Gol 4, Ngân Hàng
Nhà Nước, khách sạn Quốc Tế và các dãy nhà phố theo dạng kiến trúc cũ .
+ Một bên là công viên Ninh Kiều nằm ven sông Cần Thơ .
-Đoạn từ ngã ba Ngô Quyền đến phà Xóm Chài :
+ Một bên là các dãy nhà ở dạng kiến trúc cũ , nhà đã được cải tạo .Các công
trình thương mại dịch vụ : Cửa hàng điện máy .
+ Một bên là phần mở rộng công viên Ninh Kiều, nhà lồng Cổ chợ Cần Thơ , bến
phà xóm Chài .
- Đoạn từ phà Xóm Chài đến giao lộ với đường Phan Đình Phùng :
- Một bên là dãy nhà ở lô phố , kiên cố do nhân dân tự xây dựng
+ Nhà cấp 4:
10%
+ Nhà 1 tầng :
30%
+ Nhà 2,3 tầng : 60%
+Một bên là các công trình công cộng : Nhà khách , chợ Tân An mới được xây
dựng.
Đánh gía chung :
- Hệ thống vỉa hè (phía nhà dân): vật liệu chưa thống nhất , nhiều đoạn bị xuống
cấp , đa phần bị lấn chiếm làm nơi để xe , làm nơi buôn bán ( chủ yếu là các quán
ăn , uống giải khát,…) chưa có cây xanh đường phố .
- Hệ thống cấp thoát nước : tuy vẫn hoạt động bình thường , nhưng vẫn có nhiều
đoạn xuống cấp .
- Hệ thống điện : chằng chịt và phức tạp , ảnh hưởng rất lớn đến mỹ quan đô thị
Về mặt kiến trúc cảnh quan :
Đoạn Bến Ninh Kiều : đây là đoạn có bộ mặt kiến trúc cảnh quan tương đối
đẹp . Một bên là các công trình dịch vụ , công cộng : khách sạn , Ngân Hàng , chùa
Ông, dãy nhà cổ được dùng để kinh doanh buôn bán . Một bên là công viên Ninh

Kiều nằm ven sông ,có bến du thuyền ; đường phố thoáng rộng , có góc nhìn rộng ,
các hoạt động ban đêm tấp nập . Tuy nhiên yếu tố cảnh quan của đoạn này cần được
nghiên cứu khai thác nhiều hơn , nhất là hệ thống chiếu sáng mỹ thuật làm đẹp bộ
mặt TP Cần Thơ về đêm , vì Bến Ninh Kiều có thể được xem như một trong những
biểu tượng của TP Cần Thơ .
Đoạn từ ngã ba Ngô quyền đến phà Xóm Chài : Là phần mở rộng công viên
Ninh Kiều.
Đoạn từ phà Xóm Chài đến giao lộ đường Phan Đình Phùng: Họat dộng mua bán là
chủ yếu ( Chợ Tân An vừ được xây dựng).
3. Đường phố thương mại ( đường Phan Đình Phùng )
a.Công trình kiến trúc.
5

Viện Kiến Trúc Quy Hoạch Đô Thị Nông Thôn Cần Thơ


Hiện trạng xây dựng và kiến trúc các phố chính
hướng phát triển, đề xuất biện pháp quản lý xây dựng, kiến trúc TP. Cần Thơ

Đường Phan Đình Phùng là tuyến đường quan trọng của thành phố Cần Thơ,
tập trung nhiều công trình hành chánh – văn hoá – dịch vụ thương mại, tấp nập cả
ban ngày lẫn ban đêm, bắt đầu từ giao lộ đại lộ Hoà Bình đến giao lộ đường Nguyễn
Thị Minh Khai thuộc hai phường Tân An và An Lạc thành phố Cần Thơ. Trên tuyến
đường này có các công trình cổ, các công trình cải tạo và xây dựng mới xây dựng
đan xen.
Công trình cổ: Bưu điện, Nhà trẻ Sơn Ca, Biệt thự Bác sĩ Thuấn, UBND
thành phố Cần Thơ, phố 18 căn.
Công trình cải tạo: Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL, khách sạn Sài Gòn Cần
Thơ, Ngân hàng nông nghiệp...
Công trình mới: Viện bảo tàng, Ngân hàng công thương.

-Đoạn từ đại lộ Hoà Bình đến ngã ba Ngô Văn Sở.
Tập trung các công trình trụ sở cơ quan: Viện bảo tàng, ngân hàng phát triển
nhà đồng bằng sông Cửu Long, bưu điện, ngân hàng Eximbank (chuẩn bị xây dựng),
ngân hàng công thương, nhà trẻ Sơn Ca, toà án tỉnh, ngân hàng Cái Sắn. Trên đoạn
này không có nhà dân, các công trình trụ sở cơ quan cũ mới xen lẫn chưa tạo được sự
hài hoà, thẩm mỹ cho đoạn phố.
-Đoạn từ ngã ba Ngô Văn Sở đến Ngô Đức Kế.
Nhà ở kết hợp kinh doanh, hình thành khu phố thương mại rất sôi động. Xen
lẫn trên tuyến phố có các công trình phục vụ công cộng và hành chánh:
Khách sạn, nhà hàng, UBND thành phố Cần Thơ. Trên tuyến này, nhà ở tự cải tạo
và xây mới theo ý thích riêng của chủ nhà và mang đặc điểm kiến trúc của nhiều thời
kỳ nên kiến trúc chắp vá và lộn xộn.
- Đoạn từ Ngô Đức Kế đến Nguyễn thị Minh Khai.
Đa phần là nhà để ở, một số kinh doanh, không có công trình khối lớn. Khu
phố cũ 18 căn có một số căn vẫn còn sót lại, đang xuống cấp trầm trọng, Một số ít
nhà có khoảng lùi làm sân nhỏ phía trước nhà. Hoạt đông thương mại trên đoạn phố
này không mấy nhộn nhịp.
Phố ở đoạn này đang có khuynh hướng biến thành phố thương mại.
b.Hạ tầng kỹ thuật.
Hệ thống cấp điện: chằng chịt và phức tạp gây ảnh hưởng rất lớn đến mỹ quan
đường phố.
Hệ thống cấp nước: hoạt động bình thường nhưng khá cũ.
Hệ thống thoát nước: hoạt động tốt không bị ngập khi mưa to và khi cường
triều cao.
Hệ thống vĩa hè: chưa đồng bộ sau nhiều đợt cải tạo, bố trí các gam dốc chưa
hợp lý,lề đường đa phần bị lấn chiếm làm nơi để xe, mua bán.
Hệ thống cây xanh: chưa đồng bộ và chưa được người dân quan tâm.Đoạn từ
Ngô Đức Kế đến Nguyễn Thị Minh Khai còn hàng sao hai bên đường.
c. Đánh giá chung.
6


Viện Kiến Trúc Quy Hoạch Đô Thị Nông Thôn Cần Thơ


Hiện trạng xây dựng và kiến trúc các phố chính
hướng phát triển, đề xuất biện pháp quản lý xây dựng, kiến trúc TP. Cần Thơ

Đường Phan Đình Phùng là tuyến giao thông quan trọng cũa thành phố Cần
Thơ, đây là tuyến chuyển tiếp giữa khu chợ cũ - đường Hai Bà Trưng với tuyến trung
tâm Đại Lộ Hòa Bình. Trên tuyến đường này diễn ra các hoạt động dịch vụ, thương
mại, mua bán tấp nập suốt ngày đêm với các cửa hàng điện máy, thời trang, dịch vụ
ảnh, sách báo văn phòng phẩm, thuốc tây, tạp hóa, ăn uống, nhà hàng khách sạn...
Tuy nhiên, bộ mặt kiến trúc cảnh quan trên tuyến đường này chưa được quan tâm
đúng mức còn mang tính cục bộ. Nhà đa số từ 2-3 tầng, hình thức kiến trúc còn đơn
điệu, màu sắc cũ kỹ. Người dân khu vực này chủ yếu khai thác diện tích tầng trệt để
kinh doanh sinh lợi, ít quan tâm đến mặt tiền ngôi nhà cũng như mỹ quan đô thị .
Một số công trình được cải tạo và xây mới gần đây đã góp phần cải tạo vẽ mỹ
quan chung cho mặt tiền tuyến phố,nhưng đó cũng chỉ là những mãng chấm phá rời
rạc trên một nền chung lộn xộn.Do đó cần thiết phải có sự định hướng và quản lý xây
dựng một cách hữu hiệu.
3 Đường mở rộng lộ giới (đường 30 Tháng 4 )
Đường 30 tháng 4 có vị trí quan trọng,giải quyết giao thông tiếp cận từ trung tâm
thành phố Cần Thơ ra QL1A về hướng Sóc Trăng,Bạc Liêu ...
Trên đường này đa phần là nhà ở với các hoạt động dịch vụ công cộng,mua bán
nhỏ : Quán cà phê,quán nhậu bình dân,tiệm tạp hoá ...Hoạt động thương mại còn
thưa thớt,cục bộ.
Nhìn chung mặt tiền dãy phố tuyến đường 30/4 có kênh nhìn rộng.Nhưng với
tình trạng đường mới mở rộng mà nhà ở của dân và một số công trình công
cộng,thương mại dịch vụ ...được xây dựng mới hoặc cải tạo với hình thức kiến trúc
mới lạ,màu sắc phong phú nhưng vẫn còn mang tính tự phát,chưa có sự quản lý chặt

chẽ.Vì vậy,sự hài hoà,vẽ mỹ quan chung của tuyến đường chưa được đảm bảo.
Trục đường 30-4 là tuyến giao thông nội thị chính yếu nối trung tâm Thành phố
Cần Thơ đến ngã ba Đầu Sấu ,giao lộ với QL1A.Chiều rộng mặt đường 30m , vỉa hè
hai bên 3m , có dãy cây xanh cách ly ở giữa, kiến trúc hai bên đường chủ yếu là nhà
phố phần lớn đã được cải tạo xây dựng mới sau quá trình mở rộng lộ giới .Rãi rác
trên tuyến có một số công trình công cộng như Đài truyền hình , UBND phường
Hưng Lợi, nhà máy nước , bệnh viện Đa Khoa , bệnh viện 121 , Đại Học Cần Thơ
khu 3 , ….trụ sở tỉnh Đội Cần Thơ . Mặc dù đường mới mở rộng lộ giới , nhà mới
xây, mới cải tạo, nhưng cảm nhận về cảnh quan phố vẫn là một thực thể chắp vá, lộn
xộn do các phần tử kiến trúc trong dãy phố hoàn toàn không có tính liên kết về hình
khối kiến trúc , phong cách kiến trúc , vật liệu kiến trúc , màu sắc kiến trúc , thêm
vào đó, sự bố trí của hệ thống bảng quảng cáo , hệ thống dây điện trung thế càng làm
cho trật tự mỹ quan phố thêm rối rắm hơn .Thể lọai công trình kiến trúc chủ yếu trên
tuyến này là nhà ở ,có một số đọan đã xây dựng hoàn chỉnh còn một số đọan còn đất
trống. Đối với những đọan đã xây dựng hoàn chỉnh, chiều cao giữa các công trình
7

Viện Kiến Trúc Quy Hoạch Đô Thị Nông Thôn Cần Thơ


Hiện trạng xây dựng và kiến trúc các phố chính
hướng phát triển, đề xuất biện pháp quản lý xây dựng, kiến trúc TP. Cần Thơ

còn nhấp nhô với khoảng dao động lớn , chiều cao sàn không thống nhất , phong
cách kiến trúc không rõ ràng .
Nhìn chung mặt tiền dãy phố tuyến đường 30/4 có kênh nhìn rộng.Nhưng với
tình trạng đường mới mở rộng mà nhà ở của dân và một số công trình công
cộng,thương mại dịch vụ ...được xây dựng mới hoặc cải tạo với hình thức kiến trúc
mới lạ,màu sắc phong phú nhưng vẫn còn mang tính tự phát,chưa có sự quản lý chặt
chẽ.Vì vậy,sự hài hoà,vẽ mỹ quan chung của tuyến đường chưa được đảm bảo.

Đánh giá chung :
Trong quá trình đô thị hoá,các đô thị của thành phố Cần Thơ đã không ngừng
phát triển và mở rộng,diện mạo kiến trúc đô thị có nhiều đổi mới.Một số công trình
cải tạo và xây mới gần đây đã góp phần tạo vẻ mỹ quan chung cho không gian kiến
trúc đô thị .
Cơ chế thị trường đang tích cực phá vỡ những trói buộc tiêu cực cản trở sự
phát triển của đô thị và tạo điều kiện kích thích những xung lực mới làm cho cấu trúc
đô thị thay đổi hàng ngày,hàng giờ.
Bộ mặt cũng như sức sống của đô thị thay đổi nhanh chóng.Đô thị bước đầu có
những nét khởi sắc mà ai cũng dễ dàng cảm nhận được.Chỉ đáng tiếc là chính sách
quản lý đô thị không theo kịp thay đổi đó,làm cho nhiều biểu hiện tiêu cực mới phát
sinh như lấn chiếm vỉa hè ăn ở trái phép,mất trật tự xã hội ,cờ bạc,tệ nạn xã hội ...
*Những đặc điểm nổi bật về hiện trạng cảnh quan kiến trúc xây dựng:
+Sự phát triển của nhà phố liền kề đi đôi với hoạt động kinh tế nhỏ gia đình là
chính.
+Nhà dân xây dựng tự phát lấn chiếm kênh rạch,gây ô nhiễm.
Những năm gần đây,trong công tác quy hoạch xây dựng ,những người làm công
tác chuyên môn của thành phố rất chú trọng đến vấn đế cảnh quan và môi trường
sinh thái của đô thị .Với địa hình tự nhiên thấp,muốn xây dựng đô thị cần phải cân
bằng sự đào đắp,đào nhiều hồ điều hoà nước để chống ngập nước trong đô thị.Với hệ
thống kênh rạch hiện có,thành phố Cần Thơ có đủ các điều kiện để kiến tạo sự cân
bằng sinh thái cho đô thị ,các khu nhà ở hoà quyện với cây xanh,mặt nước tạo nên
một không gian cư trú xanh êm đềm.
Bên cạnh việc quy hoạch xây dựng mới,cũng cần chú trọng nghiên cứu đề xuất
biện pháp chỉnh trang đô thị và quản lý đường phố sao cho cái mới và cái cũ cùng
tồn tại và phát triển bền vững.

8

Viện Kiến Trúc Quy Hoạch Đô Thị Nông Thôn Cần Thơ



Hiện trạng xây dựng và kiến trúc các phố chính
hướng phát triển, đề xuất biện pháp quản lý xây dựng, kiến trúc TP. Cần Thơ

Chương III
CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
1. Sự tồn tại và phát triển của nhà phố.
Cảnh quan đô thị trong đó nhà phố là một bộ phận trong cảnh quan xây dựng,
có quá trình hình thành và phát triển liên tục. Tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh
tế - xã hội của mỗi nước mức độ phạm vi và tính chất quan hệ các mặt sẽ khác nhau.
Do đó cần thiết phải có sự phân tích đánh giá để từ đó rút ra những giá trị truyền
thống về khai thác và tổ chức nhà phố trong quy hoạch đô thị.
*Đặc điểm nhà phố :
-Nhà mặt phố :tư nhân đóng vai trò quyết định trong việc phát triển loại hình
nhà ở này, rất đa dạng, phong phú, vượt ra ngoài tầm quản lý .
-Tự xây mới hoặc cải tạo trên nền cũ gồm chức năng ở và chức năng kinh tế
+Ưu điểm:
-Phù hợp với nền kinh tế tiền công nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Người lao
động có thu nhập nhờ mua bán và dịch vụ.
-Về xã hội : đáp ứng được mọi quy mô gia đình.
-Mặt tiền đa dạng.
-Thích hợp với xe hai bánh.
+Nhược điểm:
-Khó quản ly, kiểm soát về quy cách và tiêu chuẩn xây dựng dẫn đến tình trạng
xây dựng lộn xộn, làm mất mỹ quan đô thị.
-Mật độ xây dựng cao (90-100%) không còn cây xanh, không còn không gian
sinh hoạt cộng đồng
-Dân số trong khu đất xây dựng cao.
-Ồn ào, bụi bậm, ô nhiểm.

Với những ưu khuyết điểm nêu trên nhà phố trong các đô thị Việt Nam hiện nay
vẫn chưa là lạc hậu. Nhà phố vẫn còn là không gian sống thích hợp cho mọi đối
tượng.
Theo đà phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với chính sách đổi mới của
nhà nước ta, cuộc sống của người dân ngày càng nâng cao;cảnh quan đô thị cũng
luôn vận động và phát triển.Trong quá trình phát triển của đô thị việc cải tạo cảnh
quan là biện pháp hữu hiệu để có được một môi trường đô thị phát triển phù hợp với
nhu cầu của con người và điều kiện sinh thái mới của đô thị. Do đó, đối với các kiến
trúc khu phố cũ cần có sự chỉnh trang cải tạo, đối với nhà phố xây dựng mới cần có
sự đánh giá và dự báo sự phát triển của cảnh quan đô thị trong quá trình đô thị hoá
nhằm bảo vệ cảnh quan đô thị một cách có hiệu quả nhất. Đặc biệt giữ gìn cảnh quan
di tích như bộ phận hữu cơ của cảnh quan đô thị và tránh làm cho cảnh quan di tích
này khỏi sự thoái hoá của môi trường.
2. Cơ sở bố cục.
9

Viện Kiến Trúc Quy Hoạch Đô Thị Nông Thôn Cần Thơ


Hiện trạng xây dựng và kiến trúc các phố chính
hướng phát triển, đề xuất biện pháp quản lý xây dựng, kiến trúc TP. Cần Thơ

a. Điểm nhìn: Là vị trí đứng nhìn trong không gian cảnh quan : vị trí đứng nhìn trên
vĩa hè và vị trí đứng nhìn bao cảnh xung quanh từ các ban công của các công trình.
b. Tầm nhìn: Là khoảng cách từ điểm nhìn đến tiêu điểm nhìn, có mối quan hệ gắn
bó với đặc tính quang học của mắt, chiều cao, chiều ngang của vật thể và các chi tiết
chất liệu của bề mặt vật thể.
- Mắt người bình thường nhìn rõ trong góc hình nón 280. Tương quan giữa khoảng
cách nhìn (D) và chiều cao (H), chiều ngang (L) của vật thể là 2. (D/2L (2H)), khi
muốn quan sát những không gian rộng lớn thì góc nhìn rõ là 180, (D/3L (3H)), trong

đó tỷ lệ D/L (H) là một tương quan quan trọng để xác định chất lượng của không
gian.
+ Nếu tỷ lệ D/L (H) < 1 thì tác động nội tại của các thành phần bao quanh không
gian rất mạnh mẽ, không gian trở nên nhỏ hẹp, con người cảm thấy kín, khó thở và
sợ hãi.
+ Nếu tỷ lệ D/L (H) = 1 thì con người có cảm giác cân bằng tạo một ấn tượng thân
mật và gần gũi.
+ Nếu tỷ lệ D/L (H) = 1÷2 con người còn cảm giác cân xứng.
+ Nếu tỷ lệ D/L (H) > 2 không gian trở nên trống chếnh, kém lực hút và mối quan hệ
giữa các thành phần không gian trở nên lỏng lẽo.
- Trong các nghiên cứu về thiết kế cảnh quan D ≤ 25m là khoảng cách nhìn rõ, theo
kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu cảnh quan Nhật Bản thì khoảng cách D =
21÷24m là khoảng nhìn rõ. Khi khoảng cách D > 25 thì mắt thường không thấy rõ
các chi tiết chất liệu trang trí bề mặt vật thể .
c. Góc nhìn.
Là hướng nhìn vật thể, có liên quan đến việc di chuyển điểm nhìn. Vì vậy cần lưu ý
các kênh thị giác của tuyến đi bộ và tuyến dành cho xe cơ giới.
d. Xác định kích thước phạm vi cần cải tạo trong không gian đường phố .
- Căn cứ trên cơ sở độ nhìn rõ của mắt người bình thường trong góc hình nón là 28`.
- Căn cứ trên tầm nhìn và góc nhìn của luồng người đi bộ ở phần vĩa hè hai bên
đường, và luồng người tham gia giao thông ở phần lòng đường. Điểm nhìn được
chọn là vị trí mắt người quan sát cao trung bình là 1m so với mặt đất. Phạm vi xác
định cần thiết cải tạo trên mặt đứng kiến trúc từ cao độ là: 5m.
3-Các kỹ xảo tạo hình - trang trí không gian.
Trong định hướng cải tạo chỉnh trang và quản lý cải tạo xây dựng không gian kiến
trúc cảnh quang đường cần lưu ý các điểm sau:
a.Yếu tố tạo hình không gian.
Đó là các điểm dừng và thuật phối cảnh trong không gian
10


Viện Kiến Trúc Quy Hoạch Đô Thị Nông Thôn Cần Thơ


Hiện trạng xây dựng và kiến trúc các phố chính
hướng phát triển, đề xuất biện pháp quản lý xây dựng, kiến trúc TP. Cần Thơ

i) Các điểm dừng hoặc chuyển hướng trong không gian dồn nén ngoại lực của thị
giác trong phạm vi của không gian, làm người ta chú ý hơn đến xung quanh, khi
điểm dừng hay chuyển hướng là những công trình độc đáo, chúng nổi bật rõ là những
mốc (landmarks). Những điểm nhấn thị giác quan trọng và là đặc trưng ngữ nghĩa
cho đô thị. Theo Yoshinobu Ashinara “không có điểm dừng chất lượng không gian
bị nhạt dần về cuối trục, nó phân tán và hấp lực bị tan biến đi”.
ii) Thuật phối cảnh không gian là thuật biến đổi làm tăng hay giảm cảm giác về chiều
sâu không gian bằng cách thay đổi các yêu tố về màu sắc (màu nóng dần hoặc lạnh
dần) các yếu tố hình khối tạo không gian.
+ Cuối trục màu thuộc tông lạnh cho cảm giác không gian sâu hơn.
+ Cuối trục màu thuộc tông nóng cho cảm giác không gian nông hơn, Điểm đầu trục
chọn màu chủ đạo thuộc tông nóng và cuối trục màu chủ đạo thuộc tông lạnh để khi
ở vị trí cuối trục tiến về phía trung tâm thành phố không gian nông hơn và khi từ
trung tâm thành phố tiến ra vùng xung quanh không gian sâu hơn.
b. Các yếu tố thành phần tạo không gian.
i) Nền: là thành phần cơ bản của không gian, sự lồi lõm của nó tạo nên những cảm
giác và những chức năng của không gian.
+ Lòng đường là không gian của các phương tiện giao thông.
+ Vỉa hè là không gian đi bộ.
+ Nền là không gian bên trong nhà.
+ Sàn nhà là không gian bên trong nhà ở những cao độ khác nhau (các tầng lững và
tầng lầu). Vì vậy quản lý tốt không gian nền (sự chênh lệch giữa các cao độ) làm
tăng tính hài hoà, thống nhất cho bộ mặt kiến trúc cảnh quan của đô thị.
ii) Tường: là mặt đứng của các công trình kiến trúc. Trong đó có phần mặt đứng

công trình và mặt đứng của cổng, tường rào mặt hướng ra đường. Sự lồi lõm của bề
mặt đứng công trình là yếu tố ảnh hưởng lớn đên không gian kiến trúc cảnh quan
của tuyến phố.
iii) Tạo cảnh và trang trí không gian.
Đó là các yếu tố về đường nét, hoạ tiết, chất liệu và màu sắc.
+ Đường nét hình khối cây xanh.
+ Màu sắc hài hoà, cân bằng độ sáng và diện tích chiếm của các mảng màu bố cục
mặt đứng.
4. phương pháp luận:
-Giữ các giá trị kiến trúc cổ của Thành Phố Cần Thơ.
-Dựa theo nền hiên trạng và quy hoạch chung của thành phố Cần Thơ.
- Phương pháp luận chỉ đạo việc khảo sát, phân tích và đề xuất các biện pháp
khả thi trong đề tài là quan điểm giải quyết các mối quan hệ qua lại giữa cơ cấu
xã hội đô thị và cơ cấu không gian vật thể của đô thị để nhằm cải tạo chất
11

Viện Kiến Trúc Quy Hoạch Đô Thị Nông Thôn Cần Thơ


Hiện trạng xây dựng và kiến trúc các phố chính
hướng phát triển, đề xuất biện pháp quản lý xây dựng, kiến trúc TP. Cần Thơ

lượng môi trường sống , không gian kiến trúc cảnh quan đô thị TP- Cần Thơ
đạt yêu cầu thẩm mỹ phù hợp với quá trình phát triển hiện nay.
Mời sự tham gia của cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp vào dự án :
Khi được mời tham gia, người dân tại cộng đồng sẽ cung cấp nhiều thông tin
cho các Kiến trúc sư, các nhà chuyên môn, từ đó sẽ có quyết định tốt hơn, vì người
dân là người có hiểu biết tường tận về nơi ở của họ, họ biết cái gì có thể được và cái
gì không thể, cái gì tốt nhất cho cộng đồng.
Tham gia vào giai đoạn của dự án có thể giúp xây dựng sự quan tâm của

những thành phần bị ảnh hưởng trong dự án. Mặt khác, việc giúp đỡ người dân hiểu
biết tốt hơn về vấn đề và giải pháp sẽ tạo ra phản ứng thông cảm hơn của người dân.
Hợp tác với cộng đồng sẽ làm giảm bớt chi phí khi người dân được tham gia
và nhất trí những gì sẽ được thực hiện để mang lại lợi ích cho mình, họ sẽ sẵn sàng
tham gia vào dự án. Trong quá trình thực hiện, sự hợp tác sẽ sản xuất năng lực và kỹ
thuật và tổ chức cộng đồng. Quá trình này làm tăng sự tin tưởng của người dân và họ
sẽ tiếp tục các hoạt động cải tạo khi không có sự trợ giúp tư bên ngoài.
Tham khảo từ các thành phố bạn.
Trong quá trình tham gia nghiên cứu đè tài “hiện trậng xây dựng và kiến trúc
các phố chính. Hướng phát triển và đề xuất biện pháp quản lý xây dựng và kiến trúc
Thành Phố Cần Thơ”. Tổ nghiên cứu đã xem xét các vấn đề về xu hướng phát triển
của ngành kiến trúc xây dựng trong nước, hiên trạng Thành Phố Cần Thơ, trực tiếp đi
dự hội thảo và học tập kinh nghiệm từ các thành phố bạn như: TP Thượng Hải, TP
Hàng Châu, TP Thâm Quyến, TP Quảng Châu,TP Hồ Chí Minh,TP Đà Nẳng, TP
Buôn Ma Thuộc... và các tư liệu nước ngoài. Để tìm một hướng đi đúng đắn và cơ sở
thiết thực xây dựng đề tài.
Chúng tôi đã tìm hiểu, phân tích đánh giá hiện trạng và so sánh với các
thành tựu, các bài học kinh nghiệm từ các tỉnh bạn, thành phố bạn và các lý
thuyết, nguyên tắc tổ hợp không gian kiến trúc cảnh quan. Các vấn đề về xã hội
học đô thị để định hướng các giá trị thực tiển của đề tài.
Quá trình tìm kiếm giải pháp cho việc cải tạo chỉnh trang đô thị, ngoài các nhà
kỹ thuật, cần phải có sự hiện diện của các nhà khoa học thuộc các ngành khác như:
xã hội học, dân số học, tâm lý học… nhằm làm hạn chế những vấn đề xã hội không
mong muốn của các giải pháp.

12

Viện Kiến Trúc Quy Hoạch Đô Thị Nông Thôn Cần Thơ



Hiện trạng xây dựng và kiến trúc các phố chính
hướng phát triển, đề xuất biện pháp quản lý xây dựng, kiến trúc TP. Cần Thơ

Chương IV
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP .
I.GIẢI PHÁP CHUNG.
1- Các không gian kiến trúc nhà phố cần được cải tạo.
-Xác định điểm nhìn và góc nhìn khống chế cảnh quan để đưa ra giải pháp quy hoạch
và cải tạo. Phạm vi nhìn rỏ được thể hiện trong bản vẽ kèm theo.
-Điều chỉnh, sắp xếp lại trật tự tuyến phố:
+Mặt tiền.
+Bảng hiệu (đối với phố thương mại).
+Lề đường.
+Băng ghế nghỉ chân.
+Thùng rác công cộng.
+Công viên.
+Cây xanh lề đường.
+Cây xanh cho căn hộ.
+Biển tên đường, biển số nhà, biển tín hiệu.
+Bãi xe.
+Trạm đổ và dừng xe.
+Cột điện thoại.
+Hệ thống kỹ thuật.
2- Các không gian kiến trúc nhà phố xây dựng mới.
Đô thị thời kỳ sau này, ngoài sự kế thừa các mối quan hệ trên, do thời gian rảnh
thích hợp, phương tiện thông tin rộng rãi, nhanh chóng, nhu cầu thẩm mỹ đa dạng
đòi hỏi sản phẩm nghệ thuật đô thị không đơn điệu, khô cứng (như công nghiệp chế
tạo) mà cần có nhiều sắc thái riêng, đa dạng, phong phú.
Mặt tiền nhà phố và công trình công cộng kết hợp hệ thống không gian trống
là cơ sở để hình thành cảnh quan đô thị. Không gian kiến trúc nhà phố xây dựng mới

là:
+Công viên.
+Đường phố.
+Mặt tiền công trình.
+Hệ thống kỹ thuật.
+Nội thất công trình.
+Cây xanh công trình.
13

Viện Kiến Trúc Quy Hoạch Đô Thị Nông Thôn Cần Thơ


Hiện trạng xây dựng và kiến trúc các phố chính
hướng phát triển, đề xuất biện pháp quản lý xây dựng, kiến trúc TP. Cần Thơ

Mặt tiền nhà đa dạng, phong phú kết hợp các công trình công cộng hiện
đại, không gian trống hợp lý sẽ tạo nên một dáng vấp đô thị sinh động, tạo sự
mới mẽ, phá bỏ sự đồng nhất của mặt đứng công trình.
II. GIẢI PHÁP CỤ THỂ .
A. ĐƯỜNG HAI BÀ TRƯNG .
Trên toàn trục có nhiều thể loại công trình kiến trúc cổ và kiến trúc mới đa
dạng phong phú (tạm chia các nhóm công trình để tiện trong việc nghiên cứu).
a) Nhóm các công trình dịch vụ công cộng.
i)khách sạn Golf 4:
Công trình mới được xây dựng, mặt đứng kiến trúc khang trang đóng góp cho
cảnh quan của khu vực cả ban ngày và ban đêm.
ii) Ngân hàng Nhà nước:
Công trình có giá trị về mặt kiến trúc. Tuy nhiên cần phải chỉnh trang phần
tường rào, hệ thống chiếu sáng mỹ thuật để làm tăng vẽ đẹp công trình vào ban đêm
vừa kết hợp chiếu sáng bảo vệ.

iii) Khách sạn quốc tế:
Công trình tương đối cũ kỹ, chưa tương xứng với quy mô và chưa khai thác
hết yêu cầu sử dụng. Hiện đang có dự án thiết kế mới công trình khách sạn quốc tế
trên nền đất cũ, hứa hẹn một công trình kiến trúc đẹp, góp phần nâng cao giá trị cảnh
quan của khu vực.
iv) Cửa hàng bách hoá tổng hợp:
Công trình còn có giá trị sử dụng, tuy nhiên cần cải tạo chỉnh trang lại nhất là
phần đế của công trình, mái hiên, hệ thống chiếu sáng mặt ngoài để tăng tính hấp dẫn
của công trình.
v) Công trình nhà lồng cổ chợ Cần Thơ :
Công trình kiến trúc cổ có giá trị về mặt lịch sử, làm điểm nhấn cho tuyến
công viên ven sông Cần Thơ. Hình thức phục vụ chủ yếu là mặt hàng lưu niệm cho
du khách đi dạo trong công viên. Vừa được cải tạo trùng tu hình thức trang trí sinh
động hấp dẫn có hệ thống chiếu sáng đèn cao áp trên mái công trình để tăng tính mỹ
thuật và làm nổi bật công trình vào ban đêm góp phần làm sinh động, phong phú cho
cảnh quan của tuyên công viên.
vi) Cụm công trình nhà khách số 2:
Cụm công trình dịch vụ công cộng tương đối đạt yêu cầu về sử dụng và thẩm mỹ
đóng góp quan trong cho cảnh quan chung của toàn tuyến có vị trí quan trọng trong
tầm nhìn của toàn tuyến.
b) Nhóm công trình tôn giáo.
14

Viện Kiến Trúc Quy Hoạch Đô Thị Nông Thôn Cần Thơ


Hiện trạng xây dựng và kiến trúc các phố chính
hướng phát triển, đề xuất biện pháp quản lý xây dựng, kiến trúc TP. Cần Thơ

Trên tuyến đường Hai Bà Trưng có một công trình kiến trúc tôn giáo là chùa Ông

(Quảng triệu hội quán) là một công trình có lối kiến trúc độc đáo đước giữ gìn gần
như nguyên vẹn từ thuở ban đầu. Công trình được xây dựng năm 1894-1896 trên khu
đất rộng 532m2 . Các chi tiết trang trí tinh xảo, có giá trị nghệ thuật cao. Trong chùa
thờ Quang Công, các vị Quang Âm Nam Hải, Thái Bạch Tinh Quân, Thổ Đia Đổng
Vĩnh.
Chùa Ông là nơi sinh hoạt tính ngưỡng và văn hoá của người Hoa tại Thành Phố
Cần Thơ. Chùa được bộ văn hoá thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật
quốc gia 1993 (non nước Việt Nam-NXB văn hoá thông tin-1998).
c) Nhóm công trình nhà ở dạng lô phố.
i) Nhóm công trình kiến trúc cổ loại 1:
Là các công trinh nhà ở lô phố chủ yếu từ khách sạn Quốc Tế đến đường Ngô
Quyền mang dáng dấp, đường nét kiến trúc của người Hoa từ buổi đầu xây dựng của
khu chợ Cần Thơ, có giá trị về mặt lịch sử, tương đối đạt yêu cầu về mặt thẩm mỹ,
hài hoà về mặt cảnh quan .Hiện nay chủ yếu kinh doanh các mặt hàng ăn uống giải
khát, quà lưu niệm phục vụ cả ban ngày lẫn ban đêm. Tuy nhiên có một số công trình
đã xuống cấp cần cải tạo chỉnh trang lại. Những khu nhà ở vị trí góc đường như góc
Hai Bà Trưng- Ngô Quyền, có thể được thay thế bằng các công trình phục vụ có quy
mô lớn hơn từ 4-6 tầng, nhưng vẫn dựa trên đường nét kiến trúc cũ, hài hoà cảnh
quan chung của khu vực.
ii) Nhóm công trình kiến trúc cổ loại 2:
Là các công trình nhà ở lô phố ở xung quanh khu vực nhà lồng chợ Cần Thơ
cũ chủ yếu từ đường Võ Văn Tần đến đường Nguyễn An Ninh. Đây là loại công
trình mang dáng dấp đường nét kiến trúc Phục Hưng được xây dựng thời Pháp thuộc
tại Thành Phố Cần Thơ. Hiện trạng sử dụng còn khá tốt, đường nét chi tiết trang
trang trí tinh xảo, cầu kỳ có giá trị về mặt thẩm mỹ và lịch sử. Vì vậy cần có biện
pháp quản lý chặt chẽ trong việc sữa chữa, cải tạo, xây dựng mới, trong khu vực phải
theo đường nét kiến trúc cũ không làm phá vỡ cảnh quan của khu vực.
iii) Khu nhà từ 2-3 tầng.
Chủ yếu từ đường Ngô Quyền Đến đường Võ Văn Tần và đoạn từ đường Ngô
Đức Kế đến gần cuối trục : là thể loại nhà ở lô phố được xây dựng kiểu thông thường

mặt tiền hình ống, chiều ngang từ 3-5m phần dưới là các mái hiên được che chắn
thêm để làm nơi mua bán, kết hợp các bảng hiệu. Phần phía trên là các ban công xây
nhô ra khỏi chỉ giới đường đỏ từ 1-1,5m với các chi tiết trang trí lan can, bồn hoa xây
dựng khá điều đặng và đơn điệu .Với thể loại công trình này cần cải tạo lại phần đế
bao gồm phần mái hiên hệ thống bảng hiệu. Khuyến khích các hộ dân tự cải tạo phần
phía trên theo đường nét và màu sắc quy định của cơ quan quản lý để cải tạo cảnh
quan và thay đổi diện mạo cho tuyến phố phù hợp với tình hình phát triển của đô thị
trong giai đoạn mới hiện nay.
iv) Nhà lô phố một tầng và nhà cấp 4.
15

Viện Kiến Trúc Quy Hoạch Đô Thị Nông Thôn Cần Thơ


Hiện trạng xây dựng và kiến trúc các phố chính
hướng phát triển, đề xuất biện pháp quản lý xây dựng, kiến trúc TP. Cần Thơ

Nằm rãi rác trên toàn tuyến. Những thể loại nhà này không tương xứng với
mặt tiền đường Hai Bà Trưng và cũng không thật sự phù hợp với xu hướng phát triển
của một đô thị hiện đại. Nên khuyến khích các hộ dân tự cải tạo xây dựng lại khang
trang hơn. Tuy nhiên phải theo sự quản lý và hài hòa với cảnh quan chung của khu
vực.
Mặt đứng kiến trúc: tiến hành cải tạo chỉnh trang lại mặt tiền các công trình
hiện hữu quản lý việc sửa chữa và xây dựng mới trên toàn trục, khu vực tập trung
đông dân cư ở cuối trục. Cải tạo mở rộng hẻm thành đường giao thông, thay thế khu
nhà ổ chuột thành khu chung cư từ 4-6 tầng.
Các thành phần trên mặt đứng kiến trúc lấn ra khoảng không gian trong phần
đường giao thông: mái hiên, biển quảng cáo, biển hiệu, ban công cần được cải tạo
động bộ, hài hoà lẫn nhau để giảm tính phức tạp và lộn xộn trên mặt đứng kiến trúc.
- Đường giao thông:

Phần lòng đường và phần vỉa hè: thông suốt trên toàn tuyến theo lộ giới quy định
là 20m (5-5-5-5). Tính trung bình từ dãy mặt tiền nhà phố, phần lòng đường được cải
tạo và trải nhựa, phần vỉa hè lát gạch toàn tuyến .
- Ram dốc: bố trí hai hệ thống ram dốc.
+ Ram dốc cố định: cách khoảng năm căn hộ bố trí một ram dốc cố định có ống
xuyên qua để thoát nước mưa.
+ Ram dốc di động: làm bằng vật liệu nhẹ, rỗng như: sắt, inox tùy nhu cấu sử dụng
của các căn hộ khác.
Cây xanh trên vỉa hè: tuyến đường Hai Bà Trưng có địa danh là Hàng Dương
vì vậy cây Dương là cây chủ đạo, tuy nhiên cây Dương được trồng chủ yếu ở tuyến
công viên ven sông, còn phía ở mặt tiền dãy phố do vĩa hè hẹp nên trồng hoa trên
giàn. Còn phía vỉa hè tuyến công viên trồng cây Sao.
Các hệ thống kỹ thuật khác như: Trụ đèn đường, đèn tín hiệu giao thông, biển
báo, biển quảng cáo, trụ điện thoại thẻ, hệ thống kỹ thuật ngầm như : điện, nước, cáp
quang... được thi công đồng bộ với giai đoạn thi công phần đường giao thông, hạn
chế việc thi công nhiều lần gây lãng phí và làm phiền hà người dân trong khu vực.
Tuyến công viên ven sông: Là công trình được thiết kế mới trên nền hiện trạng
khu chợ Cần Thơ cũ đã được giải toả và tuyến bờ kè mới. Độ rộng của công viên
trung bình từ 30-35m. Công trình gắn kết với đoạn công viên Ninh Kiều hiện hữu,
công viên tượng Bác, Làm tăng thêm giá trị không gian cảnh quan của sông Cần Thơ
và trục đường Hai Bà Trưng. Cải tạo công trình chợ Cần Thơ cũ, giữ lại cụm nhà
khách số 2.
Hoạt động dịch vụ thương mại.
Do sự chuyển dịch của khu chợ Cần Thơ về trung tâm thương mại Cái Khế,
các hình thức hoạt động dịch vụ thương mại trên trục đường Hai Bà Trưng cũng dần
dần chuyển đổi theo. Từ các không gian mua bán sầm uất, ẩm thấp sẽ dần cải tạo
thành các loại hình dịch vụ thương mại khang trang hơn như các cửa hàng ăn uống
giải khát, các shop mua bán hàng bách hoá tổng hợp, hoa quả, shop bán hàng lưu
16


Viện Kiến Trúc Quy Hoạch Đô Thị Nông Thôn Cần Thơ


Hiện trạng xây dựng và kiến trúc các phố chính
hướng phát triển, đề xuất biện pháp quản lý xây dựng, kiến trúc TP. Cần Thơ

niệm, quán bar theo nhiều phong cách, các hình thức khách sạn mini tư nhân... kết
hợp với các hoạt động vui chơi giải trí, các loại hình dịch vụ công cộng của khu công
viên tạo nét mới đa dạng phong phú, sinh động cho toàn tuyến đường Hai Bà Trưng,
nâng cao mưc sống người dân cả khu vực, cải tạo không gian cảnh quan khai thác
tiềm năng du lịch của thành phố.
Chiếu sáng ban đêm.
Xây dựng và cải tạo hệ thống chiếu sáng công cộng, hệ thống chiếu sáng bảo
vệ của các công trình.
Ngoài ra cần chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống chiếu sáng mỹ thuật vào ban
đêm, bao gồm hệ thống chiếu sáng cho các công trình kiến trúc, chiếu sáng tuyến
công viên ven sông, chiếu sáng cho các biển hiệu, biển quảng cáo công cộng... Tạo
nét phong phú sinh động cho bộ mặt đô thị vào ban đêm. Tuy nhiên do vấn đề kinh
phí hoạt động và vấn đề cung cấp điện năng của thành phố mà tính toán sử dụng hệ
thống chiếu sáng mỹ thuật hợp lý và tiết kiệm. Có thể sử dụng vào các buổi tối từ 6
giờ 30 đến 9 giờ, riêng các ngày cuối tuần và dịp lễ tết có thể chiếu sáng từ 6 giờ 30
đến 10 giờ.
Vn ư caíi tảo chnh trang xy dỉng vaì quaín ly khng gian ki`n trục caính quan
trủc ỉìng Hai Baì Trỉng TP.Cưn Th cuỵng mang lải nhỉỵng li t to ln vư mt kinh t xaỵ
hi, cạc giạ tr vư thm myỵ vn họa cho TP.Cưn Th . Laìm ẻp b mt cho th, caíi thin cht
lỉng mi trỉìng th, khai thạc cạc nguưn kinh doanh dch vủ, thỉng mải, du lch . . .
B .ĐƯỜNG PHAN ĐÌNH PHÙNG :
Đường Phan đình Phùng là một trong các trục đường phố chính của thành phố
Cần Thơ với những hoạt động mua bán cả ngày lẫn đêm.Tuyến đường này ngoài
hoạt động mua bán ban ngày cần được quy hoạch thành khu phố đi bộ về đêm.Sau

khi chợ Cần Thơ dời đi ,hai tuyến đường Hai bà Trưng và Phan đình Phùng sẽ kết
hợp để tạo thành khu phố rất đặc thù cho chợ đêm Tây Đô.Hai tuyến phố chính này
có điều kiện để duy trì việc kinh doanh tập trung và tấp nập vì nằm ở vị trí trung tâm
thành phố với lượng khách Tây,ta đi qua khu vực này rất đông.Đây là cơ hội để hai
tuyến phố này cung cấp các dịch vụ thương mại và du lịch .Do đó cần quan tâm
nghiên cứu cải tạo ,chỉnh trang tuyến phố trong đó cần chú trọng cảnh quan về đêm
với hệ thống đèn chiếu sáng công cộng ,đèn trang trí ,đèn điện tử của các bảng hiệu.
1-Cải tạo cảnh quan:
1-1. Cải tạo mặt tiền đường Phan đình Phùng .
Nhà mặt tiền thường được dùng vào việc kinh doanh .Sau khi xây dựng xong
người dân lại tự cơi nới ,che chắn theo nhu cầu sống mỗi ngày một tăng.Việc cải tạo
mặt tiền cũng như không gian sống bên trong cho phù hợp là vấn đề phức tạp phải
được tiến hành có kế hoạch từng bước để không ngừng cải thiện nâng cao đời sống
người dân.
Cải tạo những phần liên quan đến mặt tiền :
17

Viện Kiến Trúc Quy Hoạch Đô Thị Nông Thôn Cần Thơ


Hiện trạng xây dựng và kiến trúc các phố chính
hướng phát triển, đề xuất biện pháp quản lý xây dựng, kiến trúc TP. Cần Thơ

+Tháo dở những bộ phần nhà che chắn bằng vật liệu tạm làm mất mỹ quan .
+Đối với nhà có mặt tiền xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ,các phần được
phép nhô ra phải đúng qui định của điều 7-4 (Quy định về kiến trúc đô thị –Tiêu
chuẩn xây dựng Việt Nam tập 1).
+Tầng cao xây dựng từ 2-3 tầng.
+Các bảng hiệu tuỳ thuộc bề ngang ngôi nhà để có kích thước phù hợp,nhưng
phải đặt từ độ cao 3,5m cách mặt vĩa hè trở lên.Phải dùng bảng hiệu có hộp đèn,đồng

thời khuyến khích có đèn trang trí,đèn mỹ thuật để tạo sự rực rỡ cho khu phố về đêm.
+Sử dụng giải pháp trồng dây leo xanh để tạo mảng xanh trên cao, đồng thời
che chắn bớt một phần mặt tiền nhà có kiến trúc không tạo được mỹ quan khu phố
+Tất cả những ngôi nhà muốn cải tạo lại có liên quan đến mặt tiền phải có sự
tham gia của kiến trúc sư.
+Các ngôi nhà xây mới áp dụng mẫu nhà tiêu chuẩn (các thiết kế mẫu) có kiểu
dáng và màu sắc đồng bộ.
+Bảng số nhà phải được ghi rõ trong bảng hiệu đối với nhà phố thương mại
,dồng thời tất cả nhà ở phải có bảng số nhà theo mẫu thống nhất của thành phố ,treo
cùng một phía và được quy định cách mặt vỉa hè 2,5m.
+Công trình kiến trúc tại góc giao lộ nên hợp khối để tạo công trình điểm nhấn
.Các giao lộ cần thiết có kiến trúc đặc trưng có giá trị thẩm mỹ là Ngô Quyền, Võ
Văn Tần - Nguyễn Thái Học, Nam Kỳ Khởi Nghĩa-Phan Bội Châu, Nguyễn An
Ninh- Châu Văn Liêm.
1-2. Cải tạo hệ thống giao thông .
Việc mở rộng tuyến đường này phải tháo dở công trình hai bên đường gây tốn
kém, do đó cần nghiên cứu cân nhắc để lựa chọn giải pháp hợp lý nhất. Trong trường
hợp không mở đường rộng được,có thể tổ chức hệ thống giao thông một chiều .
Bên cạnh việc cải tạo hệ thống giao thông cũng cần:
-Tăng cường đèn chiếu sáng ,chú ý kiểu dáng của cột đèn và đèn chiếu sáng để
làm tăng giá trị thẩm mỹ cho tuyến đường .
-Lề đường lát gạch con sâu và tạo các gam dốc có vị trí hợp lý.
-Trồng cây cảnh có dáng đẹp trong chậu theo lề đường .
-Đặt băng ghế nghỉ chân dọc theo lề đi bộ,cạnh đó là thùng rác công cộng với
kiểu dáng đẹp.
-Đặt điện thoại thẻ trước các công trình phục vụ công cộng .
1-3. Cải tạo mạng lưới công trình công cộng :
Trong thành phố mạng lưới công trình công cộng phân bố không đồng đều và
không đầy đủ.
Để cải tạo hệ thống các công trình phục vụ công cộng ,trước tiên là cần xác định

lại các công trình phục vụ công cộng trên tuyến phố về mặt kinh tế ,xã hội, văn
hoá,giáo dục trên cơ sở của cơ cấu mới,phù hợp với dân cư đô thị.

18

Viện Kiến Trúc Quy Hoạch Đô Thị Nông Thôn Cần Thơ


Hiện trạng xây dựng và kiến trúc các phố chính
hướng phát triển, đề xuất biện pháp quản lý xây dựng, kiến trúc TP. Cần Thơ

Các công trình xây dựng trên các tuyến chính cần có sự tham gia góp ý của
HĐKTQH, để công trình được cải tạo hoặc xây mới phải trở thành điểm nhấn cho đô
thị .
Cải tạo hệ thống trung tâm công cộng sẽ tạo điều kiện làm thay đổi nhanh chóng
bộ mặt thành phố trong các khu trung tâm và trên các trục đường phố chính.
1-4.Cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
Hệ thống hạ tầng trên tuyến đường này cũ kỹ, lạc hậu, thiết bị kỹ thuật trong
thành phố không đầy đủ và hoàn chỉnh. Các đường ống cấp thoát nước tiết dịên nhỏ
hiện nay không đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng.Vì vậy cần thiết
tiến hành sửa chữa,cải tạo và thay thế từng phần hoặc toàn bộ. Hệ thống
điện
trung và hạ thế trên các tuyến đường chính trong thành phố cần được đi ngầm. Khi
tiến hành cải tạo cần tìm hiểu kỹ tài liệu cũ và điều tra tỉ mỉ tình hình hiện trạng của
hệ thống thiết bị kỹ thuật .Hệ thống hạ tầng khi cải tạo cần có sự phối hợp đồng bộ
giữa các ngành, các cấp.
Tuyến đường Phan đình Phùng đang là tuyến phố thương mại tấp nập của
thành phố Cần Thơ, có vị trí trung tâm, tập trung nhiều trụ sở ngân hàng và các cửa
hàng, dịch vụ…Việc chỉnh trang ,tổ chức cảnh quan tuyến phố này nhằm chọn vị trí,
quy hoạch cơ cấu và xây dựng đô thị ; tạo khả năng bảo đảm môi trường sống đô thị

tiện nghi, trong lành và có giá trị thẩm mỹ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của con
người.Tuyến đường Phan đình Phùng cần được quan tâm chỉnh trang cải tạo,tạo điều
kiện tổ chức các hoạt động nghỉ ngơi giải trí ,mua sắm trên các tuyến đường chính
,giao tiếp xã hội ,cảm thụ thẩm mỹ đô thị .Đồng thời tuyến phố này cũng góp phần
quan trọng vào việc tạo hình và hình thành nên đặc trưng tuyến phố đi bộ về đêm
,biểu trưng những sắc thái riêng cho từng tuyến đường với các chức năng khác nhau
của đô thị .
B. ĐƯỜNG 30 THÁNG 4 .
Qua nghiên cứu bản chất của đối tượng, giải pháp được đặt ra là dùng cấu
kiện phương vị ngang lắp đặt ở vị trí được xác định trước đối với từng phần tử kiến
trúc nhằm tạo sự đồng bộ phương vị cho bộ mặt của dãy, tăng cường cảm nhận về
phương tụ của cảnh quan chung, đem lại hiệu quả về tính trật tự cho kiến trúc cảnh
quan tuyến phố.
Hình thức cấu kiện được tạo dáng thẩm mỹ và mang phong cách định hướng
phong cách chung cho dãy phố mà nó đại diện.
Khi lắp đặt cấu kiện này, ta có thể tận dụng luồn vào trong đó hệ thống dây điện
thoạ, điện hạ thế, điện chiếu sáng, các biển quảng cáo được định vị trên nó một cách
đồng bộ .
D.ĐƯỜNG NGUYỄN VĂN CỪ NỐI DÀI .
I. Giải pháp kiến trúc mặt đứng nhà tiếp cận với đường:
Khu ở theo cấu trúc ô phố, lô phố, muốn có vẻ đẹp mỹ quan tốt phải có giải
pháp xử lý, sự tiếp cận giữa nhà và đường, nếu nghiên cứu tốt giữa nhà và đường sẽ
19

Viện Kiến Trúc Quy Hoạch Đô Thị Nông Thôn Cần Thơ


Hiện trạng xây dựng và kiến trúc các phố chính
hướng phát triển, đề xuất biện pháp quản lý xây dựng, kiến trúc TP. Cần Thơ


thoả mãn được yêu cầu sử dụng của các căn hộ mặt đường, tranh được hiện tượng
cơi nới, mặt khác cũng tạo được sự thay đổi không gian đường phố linh hoạt và hợp
lý.
Có 4 giải pháp:
- Giải pháp tiếp cận trực tiếp thẳng đứng.
- Giải pháp tiếp cận giật cấp theo bậc thang.
- Giải pháp tiếp cận bằng hàng hiên có mái che.
- Giải pháp không gian trung gian qua khoản lùi tạo sân.
a) Giải pháp tiếp cận trực tiếp thẳng đứng:
Trường hợp này thường gặp trong các nhà căn hộ nhiều tầng tại các khu ở củ
đã xây do vấn đề hạn chế công năng và kinh tế xây dựng.

Thuận lợi:
Kiểu tiếp xúc này có thuận lợi cho kết cấu nhà ở và đáp ứng được cho mọi
không gian đường phố (to, nhỏ, đều phù hợp)
Hạn chế:
Gây không gian đều đều , đơn giản và tẻ nhạt cho cảnh quan thành phố.
b) Giải pháp mặt đứng tiếp cận xiên(giật cấp) với đường phố.
Trường hợp này thường gặp trong các khu phố ở tiếp xúc với các trục đường
phụ, không có khoảng lùi.

Ưu điểm:
20

Viện Kiến Trúc Quy Hoạch Đô Thị Nông Thôn Cần Thơ


Hiện trạng xây dựng và kiến trúc các phố chính
hướng phát triển, đề xuất biện pháp quản lý xây dựng, kiến trúc TP. Cần Thơ


Kiểu kiến trúc này có ưu điểm tạo không gian thoáng cho đường phố chật
hẹp, tạo các căn hộ ở được hưởng ánh sáng thông thoáng tự nhiên và đặc biệt các
tầng trệt có sự tiếp cận gần mặt đường nhất tận dụng được đất lưu thông làm cửa
hàng, cửa hiệu.
Nhược điểm:
Hệ kết cấu xây dựng phức tạp, giá thành xây dựng lớn.
c) Giải pháp mặt đứng tiếp cận với đường bằng các hàng hiên có mái che.

Ưu điểm:
Tạo không gian đường phố sinh động, vì tạo nên độ nông sâu, do có hàng hiên
nên thuận tiện che mưa, nắng cho người đi bộ, giải pháp này thường áp dụng cho các
trục thương mại hoặc các công trình xung quanh các quảng trường và đầu ô các phố.
Nhược điểm:
Giá thành xây dựng cao hệ thống kết cấu phức tạp.
d) Giải pháp không gian trung gian qua khoảng lùi tạo sân.

Ưu điểm:
Sự phối hợp giữa tầm nhìn và công trình thông qua một không gian trung gian
(khoảng sân, sân vườn) tạo nên sự hài hòa về tỉ lệ giữa tầm nhìn và công trình kiến
trúc.
Nhược điểm:
Giá thành xây dựng cao, qũy đất xây dựng lớn.
B. Giải pháp kiến trúc tổng hợp mặt đứng .
21

Viện Kiến Trúc Quy Hoạch Đô Thị Nông Thôn Cần Thơ


Hiện trạng xây dựng và kiến trúc các phố chính
hướng phát triển, đề xuất biện pháp quản lý xây dựng, kiến trúc TP. Cần Thơ


Cảnh quan đường phố các trục đường, các khu phố ở phụ vào cách xử lý mặt
đứng các ngôi nhà ở, “một dãy phố đẹp trước hết phải có các ngôi nhà đẹp”.
Các giải pháp sau đây để xử lý mặt đứng của một ngôi nhà.
a) Giải pháp tổ hợp đứng.
Sử dụng các yếu tố: Khối các cầu thang xắp xếp các ban công, loggia, tấm che
nắng, cửa sổ cửa đi theo phương vị đứng. Tổ hợp đứng áp dụng cho các ngôi nhà cao
tầng khi muốn nhấn mạnh thêm chiều cao. Tổ hợp đứng có tác dụng gây cảm giác rút
ngắn chiều dài nhà lại. Tổ hợp đứng khi lặp lại nhiều lần sẽ tạo thành vần luật. Các
yếu tố tấm chắn nắng, ban công, logia ở trên mặt đứng có thể bố trí xắp xếp đơn lẻ
hoặc thành từng đôi, từng nhóm được nhắc lại nhiều lần trên mặt đứng tạo thành vần
luật, tại những sảnh chính, lối vào mức độ tập trung của các yếu tố này tăng lên tạo
điểm nhấn.

- Trong nhà nhiều đơn nguyên, mỗi đơn nguyên phân đoạn lập lại một lần cũng
tạo thành vần luật, hoặc trong dãy phố các nhà có mặt đứng giống nhau bố trí lập đi
lặp lại nhiều lần có tổ chức tạo nên vần luật làm sạch đẹp cánh quan đường phố.
- Nhưng nếu chỉ áp dụng một giải pháp tổ hợp đứng đơn thuần thì sẽ tạo ra một
không gian đơn điệu và tẻ nhạt.
b) Giải pháp tổ hợp ngang.
Các yếu tố hành lang đi lại (trong nhà có hành lang bên) hoặc logia, ban công
kéo dài liên tục theo chiều ngang nhà hình thành các giải pháp đặc rỗng xen kẻ chiều
ngang. Trên mặt đứng nhà còn có thể sứ dụng các tấm che nắng, các ô văng che mưa
cho các cửa sổ, hoặc các gờ tường chạy liên tục cũng tạo nên tổ hợp ngang.( Tổ hợp
mặt đứng theo chiều ngang tạo cảm giác tĩnh lặng dễ chịu cho cảnh quan đường phố
).

22

Viện Kiến Trúc Quy Hoạch Đô Thị Nông Thôn Cần Thơ



Hiện trạng xây dựng và kiến trúc các phố chính
hướng phát triển, đề xuất biện pháp quản lý xây dựng, kiến trúc TP. Cần Thơ

- Khi giải quyết mặt đứng nhà theo tổ hợp ngang nên chú ý tìm cách ngắt đoạn
hay sử dụng song song, so le để làm mặt đứng nhà phong phú không buồn tẻ.
c) Giải pháp tổ hợp ngang đứng kết hợp.
- Để lam mặt đứng nhà phong phú nên kết hợp tổ hợp ngang và đứng, các
phân vị ngang của ban công, logia bố trí theo chiều ngang được điểm xuyến thêm
nhưng phân vị đứng của các khối cầu thang, các tấm che nắng... tạo nên sự tương
phản làm phong phú thêm cho mặt đứng.
- Trên mặt đứng nhà nếu phân bố cửa sổ giống nhau hoặc cửa sổ kết hợp với
ban công giống nhau và lặp đi lặp lại theo chiều ngang cũng như theo chiều đứng nhà
sẽ có tổ hợp phân tán đều. Tổ hợp kiểu này dễ gây cảm giác buồn tẻ vì vậy cần bố trí
xen kẽ các tổ hợp đứng của các tấm che chắn nắng hoặc các tổ hợp ngang của các
logia để gây điểm nhấn cho lối vào và làm mặt đứng cho dãy nhà phong phú.

Để làm mặt đứng nhà phong phú các yếu tố như ban công, ô văng che nắng
mưa…... có thể bố cục tự do theo nhiều hình dáng khác nhau. Nhưng điều cơ bản là
toàn bộ các hình dáng tự do đó phải tuân theo một sự thống nhất, trong một ngôi nhà
sự tự do theo một khuôn khổ, có như thế mới tạo được sự thống nhất, tạo được vẻ
đẹp cho cảnh quan đường phố.
C. Giải pháp các chi tiết mặt đứng.
Một ngôi nhà đẹp phụ thuộc vào các chi tiết kiến trúc cấu thành mặt đứng ngôi
nhà đó.
Bao gồm các chi tiết kiến trúc:
- Ban công, logia, ô văng.
- Hoa văn trang trí: Bê tông, sắt...
23


Viện Kiến Trúc Quy Hoạch Đô Thị Nông Thôn Cần Thơ


Hiện trạng xây dựng và kiến trúc các phố chính
hướng phát triển, đề xuất biện pháp quản lý xây dựng, kiến trúc TP. Cần Thơ

- Màu sắc và cây xanh.
- Vật liệu hoàn thiện.
a) Hành lang ban công, logia, ô văng.
Đó là các yếu tố cấu thành mặt đứng, về công năng: Ban công, logia, hành
lang làm chức năng đi lại, nghỉ ngơi, mặt khác là không gian chuyển tiếp giữa nhà và
ngoài nhà, giữa không gian riêng biệt và không gian công cộng, là không gian đệm
để cách âm, chống ồn và chống nóng, là yếu tố để tạo vẻ đẹp cho ngôi nhà, tạo độ
sậu nông, sáng tối và nhịp điệu vần luật cho mặt đứng.
Vì vậy hành lang, ban công logia là một yếu tố vô cùng quan trọng trong thiết
kế nhà ở. Có nhiều giải pháp để thiết kế các chi tiết này:
* Hành lang, ban công, logia thụt vào sâu trong khuôn viên hình hộp, các tấm lan
can, tay vịn, bồn hoa,... tạo nhịp điệu vần luật trang trí mặt đứng.
* Hành lang, ban công, logia thụt sâu vào hoặc nhô hẳn ra ngoài mặt nhà tạo dựng
hình khối, nhịp điệu sâu nông cho mặt đứng ngôi nhà.
Từ khâu nghiên cứu mặt bằng phối hợp vừa nhô ra, vừa thụt vào để tạo dựng nhiều
mặt phẳng, nhiều độ nông sâu, tạo dựng mặt đứng nhà phong phú.
Về hình dáng đường nét kiến trúc có thể theo đường thẳng, đường cong uốn lượn,
đường xiên...
Ô văng mái che làm chức năng che mưa nắng cho cửa sổ, cửa đi, ban công, hành
lang và cũng là yếu tố trang trí mặt đứng nhà. Ở các nước Châu Âu do điều kiện khí
hậu ôn đới không có mưa nhiều nên mặt đứng nhà không có ô văng, mái che, thường
là những hình khối đơn giản. Ở Việt Nam do điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm
mưa nhiều nên ô văng mái che hết sức quan trọng trong việc chống mưa nắng bảo vệ

tuổi thọ của mặt đứng nhà.
Tại các trục đường cổ Hai Bà Trưng, Phan Chu Trinh ô văng mái che chỉ là các
tấm đan bê tông đơn giản nhô ra ngoài mặt nhà.
Gần đây trong cơ chế nền kinh tế thị trường xuất hiện nhiều hình thức ô văng mái
che (trong các khu nhà dân tự xây) hình thức uốn lượn cầu kỳ phức tạp và vô tổ
chức, không đồng bộ tạo thành những chi tiết ngang đứng lộn xộn.
Hình thức ô văng mái che cũng cần có nhiều thể loại ngang thẳng, uốn lượn hoặc
xiên chéo của mái ngói... Nhưng các thể loại này cần phải kết hợp với nhau hài hoà
để tạo nhịp điệu và thống nhất trong mặt đứng của một ngôi nhà và sau nữa là toàn ô
phố, lô phố.
Trong một ngôi nhà chỉ nên dùng một thứ loại ô văng mái che. Trong một lô phố
nếu chỉ có một thể loại thì sẽ bị đơn điệu, dùng nhiều thì lợi nhưng cần phải bố trí
theo các quy luật của thẩm mỹ kiến trúc: Nhịp điệu, hài hoà, tương phản.
b) Các chi tiết hoa văng trang trí mặt nhà.
• Hoa bê tông (lổ trang trí).
Do đặc tính họa tiết trang trí vừa cho được tầm nhìn và thông thoáng nên sử dụng
làm tấm che các diện tích công cộng như hành lang, cầu thang, lan can
• Sắt (inox nhôm).
24

Viện Kiến Trúc Quy Hoạch Đô Thị Nông Thôn Cần Thơ


Hiện trạng xây dựng và kiến trúc các phố chính
hướng phát triển, đề xuất biện pháp quản lý xây dựng, kiến trúc TP. Cần Thơ

Trước đây vật liệu sắt được gia công thành những lồng sắt chủ yếu là để bảo vệ
các diện tích tiếp xúc với bên ngoài như ban công, loggia... Nhưng hiện nay vai trò
của vật liệu sắt chủ yếu là dùng để trang trí mặt đứng ngôi nhà, vì vậy khi thiết kế
xây dựng nhà ở cần lưu ý đến công việc này. Hiện nay việc lạm dụng trang trí bằng

hình thức này khá phổ biến làm xấu đi cảnh quan đường phố. Cần có những mẫu
thiết kế đẹp và phải được bố cục hợp lý thì nó sẽ góp phần vào việc tạo nên bộ mặt
cảnh quan đường phố.
Những chi tiết tạo thành những băng ngang hoặc dọc để trang trí mặt đứng nhà
có ưu điểm tạo dựng hình dáng cong lượn có các hoa văn trang trí tạo nên các mặt
đường nhà phong phú mềm mại. Tuy nhiên, có yếu điểm là đường nét thanh mãnh
của các cấu kiện không đủ độ đậm để tạo dựng mặt phẳng trang trí nên cần sử dụng
những tông màu sáng, không nên dùng các màu tối sẫm. Sử dụng giải pháp này tuy
có bị lãng phí một số kinh phí giá thành cao nhưng tạo được sự thống nhất cho toàn
bộ mặt đứng nhà, tạo hiệu quả thẩm mỹ cao.
c) Màu sắc, cây xanh trong kiến trúc nhà ở.
1. Màu sắc.
Màu sắc trong nhà ở cũng là yếu tố quan trọng trong thẩm mỹ, bao gồm màu sắc
trong nhà và ngoài nhà. Nhưng trong giới hạn đề tài tác giả chỉ đề cập chủ yếu, nhấn
mạnh vì màu sắc bên ngoài.
-Màu sắc ngoài tác dụng có lợi về tâm sinh lý còn có thể góp phần thay đổi tỷ lệ
và nhấn mạnh cảm giác về khối tích mảng.
-Màu sắc các mặt đứng nhà ở nên sử dụng màu sáng nhạt và hài hoà với nhau
(màu vàng nhạt, màu ngà, màu lam nhạt, màu ghi nhạt.. .). Màu đậm và đối chọi với
nhau chỉ dùng rất ít để nhấn mạnh một số bộ phận , để gây cảm giác biến hoá.
- Các đơn nguyên nhà ở đặt cạnh nhau có thể sử dụng màu sắc khác nhau, với nhịp
điệu nhất định , nhưng nên dùng các màu gây cảm giác yên tĩnh. Khi lựa chọn màu
sắc của một ngôi nhà, cần phải xuất phát từ việc nghiên cứu chung trong tổng thể
màu sắc của cả một đường phố cần dùng nhiều loại màu khác nhau để gây cảm giác
mỹ quan phong phú, nhưng phải theo vần luật và nhịp điệu.
Sự thay đổi xác độ đậm nhạt của các nhà ở có tác dụng tạo hướng không gian
một nhóm hay chuỗi công trình kiến trúc, sự hài hoà màu sắc giữa các nhà ở dựa trên
cơ sở sử dụng cùng loại màu, gam màu, sắc độ có tác dụng mang lại sự liên kết giữa
chúng và cảm giác liên kết không gian trong khu ở. Sử dụng màu sắc kiến trúc còn
dựa trên việc sử dụng vật liệu trang trí ốp lát mặt đứng các ngôi nhà. Trong các trục

phố thương mại các ngôi nhà mặt đường các cửa hàng, cửa hiệu cần phải sử dụng vật
liệu trang trí đắt tiền như các loại đá, gốm sứ, gạch trang trí có hoa văn và màu sắc
đẹp. Việc sử dụng các loại vật liệu này cần phải theo quy luật, không thể sử dụng tuỳ
ý sẽ gây nên sự lộn xộn vô tổ chức, phá vỡ thẩm mỹ cảnh quan đường phố. Các quy
luật khống chế việc sử dụng vật liệu nhịp điệu, vần luật hài hoà có chuyển tiếp theo
gam màu để tạo sự thống nhất trong thẩm mỹ kiến trúc cảnh quan đường phố.
2. Cây xanh.
25

Viện Kiến Trúc Quy Hoạch Đô Thị Nông Thôn Cần Thơ


×