Tải bản đầy đủ (.ppt) (27 trang)

Tranh chấp Môi trường, nguyên tắc giải quyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 27 trang )

MÔN
LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH BVMT
CHUYÊN ĐỀ
CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

GVHD

: TS Trần Anh Tuấn

Nhóm HV : Chu Văn Trang


BỐ CỤC BÁO CÁO
I.

KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG
TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG

II. NỘI DUNG TRANH CHẤP VỀ MÔI TRƯỜNG Ở VN
III. CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
IV. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG CHÍNH SÁCH GiẢI QUYẾT
TCMT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

V. KẾT LUẬN


Tranh chấp, xung đột trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường ở Việt Nam nổi lên như một hiện
tượng bức xúc trong xã hội.


Tại Việt Nam, chất lượng môi trường đang có
những biến đổi theo chiều hướng bất lợi đối với
cuộc sống của con người.
bên cạnh những vấn nạn về ô nhiễm môi
trường, suy giảm tầng ôzôn, cạn kiệt các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học… là sự
xuất hiện ngày càng nhiều xung đột, tranh chấp về
môi trường, điển hình nhất là các vụ tranh chấp
đòi bồi thường thiệt hại về người và tài sản do
hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên.


I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG
TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG
1.1. Khái niệm
Vấn đề tranh chấp môi trường đang dần trở thành
vấn đề nóng được nhiều tầng lớp quan tâm. Nên khái
niệm “Tranh chấp môi trường” cũng được hiểu theo
nhiều nghĩa khác nhau trong từng bối cảnh và cách
tiếp cận khác nhau:
- Theo Từ điển Luật Black, tranh chấp là “một loại
xung đột hoặc tranh cãi, nhất là những xung đột dẫn
đến kiện tụng.
- Brown và Marriot định nghĩa tranh chấp là “một
loại hay một kiểu xung đột biểu lộ trong những nội
dung khác biệt, bị thuộc quyền tài phán”.


- Còn theo Crowfoot và Wondolleck thì “tranh
chấp” là những khác biệt cơ bản hiện hữu, trái

ngược giữa các nhóm lớn trong xã hội về giá
trị, hành vi của họ hướng tới môi trường tự”.
- Ở Việt Nam, khái niệm tranh chấp môi trường được
PGS.TS. Vũ Cao Đàm Đ/N “Tranh chấp môi trường”
là những xung đột giữa cá nhân, tổ chức, các nhóm
có quyền lợi liên quan đến việc phòng ngừa, khắc
phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường,


1.2. phân loại tranh chấp môi trường
Có thể phân loại tranh chấp môi trường theo nhiều tiêu
chí khác nhau. Trên cơ sở phân chia các đối tượng của
tranh chấp, Bingham, tranh chấp theo 6 dạng như sau:
1. Tranh chấp trong sử dụng đất
2. Tranh chấp trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và sử
dụng đất công
3. Tranh chấp nguồn nước
4. Tranh chấp năng lượng
5. Tranh chấp chất lượng không khí
6. Tranh chấp việc thải chất độc trong không khí


1.3. Những dấu hiệu đặc trưng của tranh chấp MT
1 TCMT là xung đột mà trong đó lợi ích tư và lợi ích
công thường gắn chặt với nhau.
2. TCMT thường xảy ra với quy mô lớn liên quan đến
nhiều tổ chức, cá nhân, các cộng đồng dân cư,
thậm chí đến nhiều quốc gia
3. Vị thế các bên tranh chấp MT không công bằng
4. TCMT có thể nảy sinh ngay từ khi chưa có

sự xâm hại thực tế đến quyền và lợi ích hợp
pháp về môi trường
5. Giá trị của những thiệt hại trong tranh chấp
môi trường rất lớn và khó xác định


1.4. Các nguyên nhân gây ra tranh chấp MT
1. Sự nhận thức không đầy đủ về tài nguyên
2. Sự tồn tại của các giá trị khác nhau về lợi ích
3. Thiếu sự tham gia đóng góp của công cộng và
các bên liên quan
4. Cơ chế chính sách về bảo vệ môi trường yếu
kém


II. NỘI DUNG TRANH CHẤP VỀ MÔI TRƯỜNG Ở VN
2.1. Nội dung tranh chấp về môi trường gồm:
a) Tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi
trường trong khai thác, sử dụng thành phần môi
trường;
b) Tranh chấp về xác định nguyên nhân gây ô nhiễm,
suy thoái, sự cố môi trường;
c) Tranh chấp về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu
quả, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái, sự cố
môi trường.


2.2. Các bên tranh chấp về môi trường gồm:
a) Tổ chức, cá nhân sử dụng thành phần môi trường
có tranh chấp với nhau;

b) Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các thành
phần môi trường và tổ chức, cá nhân có trách nhiệm
cải tạo, phục hồi khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy
thoái, bồi thường thiệt hại về môi trường.


2.3. Việc giải quyết tranh chấp về môi trường

được thực hiện theo quy định của pháp luật
về giải quyết tranh chấp dân sự ngoài hợp
đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
2.4. Tranh chấp về môi trường trên lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
mà một hoặc các bên là tổ chức, cá nhân
nước ngoài được giải quyết theo pháp luật
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, trừ trường hợp có quy định khác trong
điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên.


III. CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TCMT Ở VN
3.1. Định nghĩa và các phương tiện pháp lí để giải
quyết TCMT
* Định nghĩa: Cơ chế để giải quyết tranh chấp môi trường là hệ
thống thống nhất các phương tiện pháp lí đặc thù, thông qua
đó thực hiện việc giải tỏa mâu thuẫn giữa các bên tranh chấp
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, bảo vệ
trật tự xã hội.
* Các phương tiện pháp lý để giải quyết TCMT:

- Các nguyên tắc cơ bản đóng vai trò là tư tưởng chỉ đạo.
- Hệ thống pháp luật thực thi là căn cứ pháp lí để giải quyết
tranh chấp.
- Tổ chức bộ máy để vận hành và các yếu tố con người
nhằm thực thi pháp luật.


3.2. Những nguyên tắc cơ bản trong giải quyết
Tranh chấp môi trường
1. Nguyên tắc không quyền can thiệp
2. Nguyên tắc phòng ngừa
3. Nguyên tắc phối hợp, hợp tác
4. Nguyên tắc gây ô nhiễm phải trả giá
5. Nguyên tắc tham vấn chuyên gia


3.3. Các phương thức giải quyết tranh chấp
môi trường ở Việt Nam
1. Thương lượng
2. Hòa giải
3. Giải quyết tranh chấp tại các cơ quan có thẩm
quyền


3.4. Một số quy định pháp lí về giải quyết tranh
chấp môi trường tại Việt Nam
1. Hệ thống các văn bản luật: Luật dân sự, luật
môi trường, luật TNN, luật rừng, luật đất đai….
2. Các nghị định chính phủ liên quan.
3. Các thông tư của cơ quan bộ và ngang bộ có

liên quan


3.5. Hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp môi
trường ở Việt Nam
1. Chính phủ: trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết tranh
chấp môi trường trên quy mô toàn quốc.
2. Bộ TNMT, Bộ KH - CN, Bộ NNPTNT, Bộ Công an (Cục
Cảnh sát môi trường) và các cơ quan thanh tra bảo vệ môi
trường thuộc Bộ TNMT, thanh tra, Kiểm tra bảo vệ MT cấp
tỉnh.
3. Ủy ban nhân dân các cấp: thanh tra, kiểm tra việc bảo vệ
môi trường của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp,
các doanh nghiệp, hộ gia đình cá nhân….


3.6. Quy trình xử lý và giải quyết TCMT tại Việt Nam


IV. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG CHÍNH SÁCH
GiẢI QUYẾT TCMT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
4.1. Những hạn chế:
công tác tư pháp về môi trường: ở nước ta gặp rất nhiều khó
khăn, thách thức, trong đó có các khó khăn:
- Tranh chấp về môi trường ngày càng gia tăng.
+ Tiêu biểu là tranh chấp giữa người dân Đồng Nai, Bà Rịa –
Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh và Công ty cổ phần hữu hạn Vedan
Việt Nam
+ tranh chấp giữa người dân Đồng Nai và Công ty
Sonadezi Long Thành tại Đồng Nai vào tháng 8/2011

do Công ty này xả thải không qua xử lý.
+ tranh chấp giữa người dân Hải Dương và Công ty
Tung Kuang đặt tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
vào tháng 4/2011 do Công ty này xả thải có hóa chất
độc hại như Chrome 6, mangan, sắt


- Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và
người dân về bảo vệ môi trường chưa đầy đủ, chưa chuyển
thành ý thức và hành động cụ thể:
+ Các cấp ủy đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ,
đúng mức về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi
trường đối với sự nghiệp phát triển bền vững đất nước.
+ Còn tồn tại khoảng cách lớn giữa nhận thức và hành
động, giữa cam kết và thực hiện.
+ Đặc biệt, trong chỉ đạo, điều hành, tư tưởng “ưu tiên cho
tăng trưởng kinh tế, xem nhẹ yêu cầu bảo vệ môi trường”
còn phổ biến ở nhiều cấp ủy đảng và chính quyền các cấp.
+ Ý thức về bảo vệ môi trường vẫn chưa thành thói quen,
nếp sống của nhân dân, các thói quen xấu gây ô nhiễm môi
trường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng


- Hệ thống pháp luật về khiếu kiện môi trường và
công tác thực thi chính sách pháp luật trong lĩnh
vực môi trường còn nhiều bất cập:
* Trước đây, Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 1993:
chưa có quy định cụ thể về giải quyết tranh chấp
môi trường. Vì vậy cơ chế giải quyết tranh chấp
môi trường chưa hình thành một cách rõ ràng và

cơ quan tòa án cũng chưa thực sự tham gia vào
quá trình giải quyết tranh chấp môi trường. Song
do đòi hỏi của thực tế đời sống, hoạt động giải
quyết tranh chấp đã được áp dụng ở một số địa
phương.


* Luật BVMT 2005: đã có các quy định về giám
định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu
ích của môi trường, theo đó “Căn cứ giám định
thiệt hại là hồ sơ đòi bồi thường thiệt hại, các
thông tin, số liệu, chứng cứ và các căn cứ khác
liên quan đến bồi thường thiệt hại và đối tượng
gây thiệt hại”. Quy định này được cho là sự hỗ
trợ tích cực cho việc thực hiện các quyền đòi bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên.


- Tuy nhiên, việc giải quyết TCMT hiện nay vẫn
còn nhiều khó khăn, phần lớn ô nhiễm, thiệt hại
môi trường do người dân phát hiện, những vụ
tranh chấp môi trường chỉ được công nhận và xem
xét giải quyết khi người dân gây sức ép buộc chính
quyền phải vào cuộc.
- Việt Nam hiện nay đang dùng cơ chế hành chính
để giải quyết tranh chấp môi trường.
- Nhìn chung chúng ta còn thiếu năng lực trong xác
định thiệt hại ô nhiễm, do vậy phương thức tốt nhất
trên thực tế là tự thỏa thuận (thương lượng, hòa
giải).



- Tuy nhiên, hiện nay, chưa có quy định rõ ràng về
phương thức thương lượng và chính sách khuyến
khích áp dụng phương thức này.
- Cơ chế đảm bảo kết quả của phương thức thương
lượng chưa được đảm bảo dẫn đến kết quả các bên
không hào hứng tham gia thương lượng.
- Mô hình và khung pháp lý cho giải quyết tranh chấp
tại Tòa án hiện chưa được xây dựng...
* Luật bảo vệ môi trường 2014: Đã có những quy định
củ thể trong việc xác định các hành vi vi phạm về
môi trường, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về
bảo vệ môi trường, mô hình và khung pháp lý cho
giải quyết tranh chấp tại Tòa án


4.2. Giải pháp
- Để khắc phục những hạn chế, bất cập trong
TCMT hiện nay, cần nâng cao năng lực đánh giá
tác động ô nhiễm và xác định thiệt hại do ô
nhiễm gây ra.
- Bên cạnh đó cần hoàn thiện cơ chế chính sách
phát luật về tranh chấp môi trường, nhanh
chóng thành lập tòa án môi trường cấp tỉnh.
- UBND các tỉnh nghiên cứu phương án thành
lập Ban Môi trường để tiếp nhận các phản ánh ô
nhiễm, trả lời đơn thư khiếu kiện cũng như tư
vấn về giải quyết tranh chấp môi trường cho
người dân.



- Minh bạch hóa thẩm quyền hành chính, dân sự và
tư pháp trong việc giải quyết tranh chấp môi trường
cũng là việc làm cần thiết.
- cần tăng cường sự minh bạch trong công tác tiếp
nhận, giải quyết khiếu kiện môi trường.
- Cần quy định cụ thể vai trò của các bên liên quan,
trong đó có các cấp chính quyền cơ sở nhằm tạo
ràng buộc pháp lý hối thúc các đơn vị này vào cuộc
thực sự trong những vụ khiếu kiện môi trường


×