Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

bài tập học kỳ môn Luật sở hữu trí tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.26 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

Từ viết tắt

Luật SHTT
Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam năm
:
2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

TÌNH HUỐNG
Đề bài số 01: “Nhà sử học A viết cuốn sách “Việt Nam- một biên
niên sử bằng hình ảnh” trong đó có sử dụng rất nhiều tư liệu trong và
ngoài nước của các đồng nghiệp. Sau khi cuốn sách được xuất bản năm
1


2010. Nhà nhiếp ảnh B phát hiện ra trong cuốn sách có sử dụng 03 tấm
ảnh do ông chụp nhưng không ghi tác giả, ông A cũng không xin phép
ông B. Những tấm ảnh này ông A đã chụp lại từ một tạp chí của Báo ảnh
Việt Nam xuất bản từ những năm 60 của thế kỷ trước. Ông C – cũng là
một nhà báo cho rằng cuốn sách của ông A đã sử dụng nhiều tư liệu bao
gồm các số liệu, thông tin, sự kiện… do ông sưu tầm và viết trong một
cuốn sách đã được xuất bản. Ông B và ông C đều làm đơn khiếu nại đến
các cơ quan chức năng vì cho rằng ông A đã xâm phạm quyền tác giả
của họ.
Hãy phân tích vụ việc trên và đưa ra hướng1 giải quyết phù hợp.”

2


GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG



I.

Phân tích và đánh giá khả năng xâm phạm quyền tác giả đối với B.
Theo như tình huống đề bài đưa ra thì: “Nhà sử học A viết cuốn sách
“Việt Nam- một biên niên sử bằng hình ảnh” trong đó có sử dụng rất
nhiều tư liệu trong và ngoài nước của các đồng nghiệp. Sau khi cuốn
sách được xuất bản năm 2010. Nhà nhiếp ảnh B phát hiện ra trong cuốn
sách có sử dụng 03 tấm ảnh do ông chụp nhưng không ghi tác giả, ông
A cũng không xin phép ông B. Những tấm ảnh này ông A đã chụp lại từ
một tạp chí của Báo ảnh Việt Nam xuất bản từ những năm 60 của thế kỷ
trước”.
Theo đó, 03 tấm ảnh do ông B chụp trong trường hợp này thuộc loại
hình tác phẩm nhiếp ảnh được quy định tại Điều 14 Khoản 1 Điểm h
Luật SHTT.
Do tình huống không nêu rõ cụ thể nên trong trường hợp này coi như
ông B là tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả đối với 03 tác
phẩm nhiếp ảnh do mình chụp.
Điều 37 Luật SHTT quy định như sau:
“Điều 37: Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả

3


Tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của
mình để sáng tạo ra tác phẩm có các quyền nhân thân quy định tại Điều
19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.”
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 của Luật SHTT thì ông B – tác giả
đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả đối với 03 tác phẩm nhiếp ảnh do
ông chụp – có toàn bộ các quyền nhân thân và quyền tài sản được quy

định tại Điều 19 và Điều 20 Luật SHTT. Dựa trên các quyền nhân thân
và quyền tài sản mà ông B được hưởng, em xin đưa ra ý kiến phân tích
như sau:
1.

Hành vi của Ông A xâm phạm đến quyền nhân thân của Ông B đối
với 03 tác phẩm nhiếp ảnh do ông B tự chụp.
Như đã nói ở trên, Ông B có toàn bộ các quyền nhân thân theo quy
định tại Điều 19 Luật SHTT đối với 03 tác phẩm nhiếp ảnh cho ông tự
chụp bao gồm quyền đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh
trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công
bố, sử dụng; công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác
phẩm ; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa
chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây
phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Trong đó, quyền được nêu
tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng được quy
định tại Khoản 2 Điều 19 Luật SHTT là một trong những quyền nhân
thân tuyệt đối – tức không thể dịch chuyển cho người khác và được bảo
4


hộ vô thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật SHTT. Do đó,
trong tình huống này, hành vi của ông A là hành vi xâm phạm quyền
nhân thân của tác giả (ở đây là ông B) đối với tác phẩm (03 tác phẩm
nhiếp ảnh của ông B) do ông A đã sử dụng 03 tấm ảnh do ông B chụp
cho vào cuốn sách “Việt Nam- một biên niên sử bằng hình ảnh” và xuất
bản nhưng không ghi tác giả.
Vì vậy, trong tình huống này,hành vi của ông A đã xâm phạm đến
quyền nhân thân của ông B mà cụ thể ở đây là quyền được nêu tên
thật hoặc bút danh khi tác phẩm được sử dụng quy định tại Khoản

2 Điều 19 Luật SHTT.

2.

Hành vi của Ông A có thể đã xâm phạm đến quyền tài sản của Ông
B đối với 03 tác phẩm nhiếp ảnh do ông B tự chụp.
Như đã phân tích ở trên, ông B có toàn bộ các quyền tài sản quy định
tại Điều 20 của Luật SHTT đối với 03 tác phẩm nhiếp ảnh do ông tự
chụp. Theo đó, ông B có toàn bộ các quyền sau đây đối với 03 tấm ảnh
nói trên: quyền làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công
chúng;quyền sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản
sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện
hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ
thuật nào khác.
5


Tuy nhiên, quyền tài sản được quy định tại Điều 20 Luật SHTT thuộc
loại quyền đối với tác phẩm được pháp luật bảo hộ có thời hạn. Cụ thể
trong trường hợp này, theo quy định tại Điều 27 Khoản 2 Điểm a Luật
SHTT thì quyền tài sản của ông B đối với tác phẩm nhiếp ảnh (03 tấm
ảnh cho ông B chụp) có thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ khi tác phẩm
được công bố lần đầu tiên, nếu tác phẩm nhiếp ảnh chưa được công bố
trong thời hạn 25 năm kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn
bảo hộ đối với quyền tài sản của tác giả trong trường hợp này là 100
năm kể từ khi tác phẩm được định hình.
Theo tình huống đề bài đưa ra thì “Những tấm ảnh này ông A đã
chụp lại từ một tạp chí của Báo ảnh Việt Nam xuất bản từ những năm
60 của thế kỷ trước”và cuốn sách của ông A thì được xuất bản năm
2010. Từ những năm 60 của thế kỷ XX cho đến năm 2010 là khoảng 50

năm. Tuy nhiên chúng ta vẫn không có dữ liệu gì để khẳng định chính
xác thời điểm 03 tác phẩm nhiếp ảnh của ông B được định hình cũng
hay thời điểm chúng được công bố để xác định thời hạn bảo hộ quyền tài
sản của ông B đối với 03 tác phẩm nhiếp ảnh này. Vì vậy, ta chia làm
hai trường hợp:
Trường hợp một, nếu thời hạn bảo hộ quyền tài sản của ông B đối
với 03 tác phẩm nhiếp ảnh của mình đã hết thì hành vi của ông A: “chụp
lại” 03 tác phẩm nhiếp ảnh của ông B từ một tạp chí của Báo ảnh Việt
Nam không xâm phạm đến quyền tài sản của ông B đối với 03 tác phẩm
6


nhiếp ảnh do tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định tại
Điều 27 Luật SHTT thì thuộc về công chúng, mọi tổ chức, cá nhân đều
có quyền sử dụng tác phẩm nhưng phải tôn trọng các quyền nhân thân
của tác giả quy định tại Điều 19 Luật SHTT (theo quy định tại Điều 43
Luật SHTT). Theo đó, trong trường hợp này, tuy hành vi của ông A
không xâm phạm đến quyền tài sản của ông B đối với 03 tác phẩm
nhiếp ảnh nhưng lại xâm phạm đến quyền nhân thân của ông B (như
đã phân tích ở trên) đối với 03 tác phẩm nhiếp ảnh này. Do vậy, hành vi
của ông A vẫn được coi là xâm phạm đến quyền tác giả của ông B đối
với 03 tác phẩm nhiếp ảnh nói trên.
Trường hợp hai, nếu thời hạn bảo hộ quyền tài sản của ông B đối
với 03 tác phẩm nhiếp ảnh của mình vẫn còn thì thì hành vi của ông A:
“chụp lại” 03 tác phẩm nhiếp ảnh của ông B từ một tạp chí của Báo ảnh
Việt Nam đã xâm phạm đến quyền tài sản của ông B đối với 03 tác
phẩm nhiếp ảnh. Cụ thể trong trường hợp này, hành vi của ông A đã
xâm phạm đến “quyền sao chép tác phẩm” của ông B – một trong
những quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả - được quy định tại
Điều 20 Khoản 1 Điểm c Luật SHTT. Hành vi xâm phạm quyền tác giả

của ông A là hành vi “sao chép tác phẩm mà không được phép của tác
giả, chủ sở hữu quyền tác giả” được quy định tại Điều 28 Khoản 6 Luật
SHTT do ông A đã sử dụng 03 tác phẩm nhiếp ảnh của ông B trong
cuốn sách của mình mà không xin phép ông B.

7


Do đó: Hành vi của Ông A đã xâm phạm đến quyền tài sản của
Ông B đối với 03 tác phẩm nhiếp ảnh do ông B tự chụp nếu quyền
tài sản của ông B đối với 03 tác phẩm nhiếp ảnh này vẫn còn đang
trong thời hạn được bảo hộ quy định tại Điều 27 Khoản 1 Điểm a
Luật SHTT.

II.

Phân tích và đánh giá khả năng xâm phạm quyền tác giả đối với C
Theo tình huống đề bài nêu ra thì “Ông C – cũng là một nhà báo cho
rằng cuốn sách của ông A đã sử dụng nhiều tư liệu bao gồm các số liệu,
thông tin, sự kiện… do ông sưu tầm và viết trong một cuốn sách đã được
xuất bản.”.
Để đánh giá xem hành vi của ông A có xâm phạm đến quyền tác giả
của ông C không thì trong trường hợp này ta phải làm rõ xem các số
liệu, thông tin, sự kiện…nói trên do ông C sưu tầm có phải là đối tượng
thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả hay không.
Điều 15 Luật SHTT có quy định các đối tượng sau đây không thuộc
phạm vi bảo hộ quyền tác giả:
“1. Tin tức thời sự thuần túy đưa tin.
2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác
thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.


8


3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên
lý, số liệu.”
Do tình huống đề bài nêu ra không nói rõ nên ta chia làm hai trường
hợp để phân tích:
Trường hợp một, nếu A chỉ sử dụng những số liệu, thông tin, sự
kiện…đơn thuần do ông C sưu tầm và viết trong tác phẩm đã được xuất
bản thì A không hề xâm phạm đến quyền tác giả của ông C vì những số
liệu, thông tin, sự kiện… thuần túy không thuộc phạm vi bảo họ quyền
tác giả (căn cứ Điều 15 Luật SHTT).
Trường hợp hai, nếu A sử dụng những số liệu, thông tin, sự kiện…
do ông C sưu tầm và viết trong tác phẩm đã được xuất bản có kèm theo
cả những bình luận của ông C trong tác phẩm này thì hành vi của A đã
xâm phạm đến quyền tác giả của ông C. Hành vi của ông A là hành vi
xâm phạm quyền tác giả được quy định tại Điều 28 Khoản 8 Luật
SHTT: sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác
giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, lợi ích vật chất khác.
Bên cạnh đó, nếu ông A sử dụng những số liệu, thông tin, sự kiện
này kèm theo những bình luận mà không ghi tên tác giả là ông C thì ông
A còn xâm phạm đến quyền nhân thân của tác giả là ông C (quyền được
nêu tên thật hoặc bút danh quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật SHTT).
Hướng giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề giữa A và B
Trong trường hợp này, do ông A đã có hành vi xâm phạm đến
III.

1.


quyền tác giả của ông B đối với 03 tác phẩm nhiếp ảnh mà ông B
9


đã chụp nên ông B hoàn toàn có quyền yêu cầu ông A chấm dứt
hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt
hại căn cứ theo Điều 198 Khoản 1 Điểm b Luật SHTT. Trong
trường hợp hành vi của ông A vừa phạm đến cả quyền nhân thân
lẫn quyền tài sản của ông B đối với 03 tác phẩm nhiếp ảnh do ông
B tự chụp thì ông B ngoài quyền yêu cầu ông A chấm dứt hành vi
vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại còn có
quyền yêu cầu ông A phải trả tiền nhuận bút, thù lao và các quyền
lợi vật chất khác căn cứ theo Điều 20 Khoản 3 Luật SHTT : “Tổ
chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các
quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật
này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật
chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.”
Nếu sau khi ông B yêu cầu mà ông A vẫn không chấm dứt hành vi
vi phạm, bồi thường thiệt hại và trả tiền nhuận bút, thù lao (nếu có)
thì ông B có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý
hành vi xâm phạm của ông A hoặc khởi kiện ra tòa án hoặc trọng
tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình( theo quy định tại
2.

Điểm c và Điểm d Khoản 1 Điều 198 Luật SHTT).
Giải quyết vấn đề giữa A và C
Nếu hành vi của ông A xâm phạm đến quyền tác giả của ông C thì
ông C hoàn toàn có quyền yêu cầu ông A chấm dứt hành vi vi
phạm, xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại căn cứ

theo Điều 198 Khoản 1 Điểm b Luật SHTT. Nếu như sau khi được
10


yêu cầu mà ông A không chịu hợp tác thì ông C có thể yêu cầu cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm của ông A
hoặc khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của mình( theo quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 1 Điều
198 Luật SHTT).

1.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình “Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam”,trường Đại học Luật
Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2014.

2.

11



×