Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

LẠM PHÁT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TĂNG TRƯỞNG CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.29 KB, 13 trang )

Hồ Thị Thúy Vy, lớp D03

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN

LẠM PHÁT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
1. Giới thiệu chung về lạm phát và tăng trưởng kinh tế:
1.1. Lạm phát:
1.1.1. Khái niệm:
Lạm phát đã được đề cập đến rất nhiều trong các công trình nghiên cứu
của các nhà kinh tế với các khái niệm như sau:
- Theo Các Mác trong bộ tư bản: Lạm phát là việc làm tràn đầy các kênh,
các luồng lưu thông những tờ giấy bạc thừa dẫn đến giá cả tăng vọt.
- Nhà kinh tế học Samuelson thì cho rằng: Lạm phát là biểu thị một sự
tăng lên của mức giá chung. Theo ông: “Lạm phát xảy ra khi mức giá chung và
chi phí tăng – giá bánh mỳ, dầu xăng, xe ô tô, tiền lương, giá đất, tiền thuê tư liệu
sản xuất tăng ”.
- Milton Friedmen thì quan niệm: “ Lạm phát là việc giá cả tăng nhanh và
kéo dài”. Ông cho rằng: “Lạm phát luôn luôn và bao giờ cũng là một hiện tượng
tiền tệ”. Ý kiến đó của ông đã được đa số các nhà kinh tế thuộc phái tiền tệ và
phái Keynes tán thành.
1.1.2. Phân loại:
1.1.2.1. Căn cứ vào mức độ lạm phát:
- Lạm phát vừa phải: là lạm phát một con số, chỉ số lạm phát dưới 10%.
Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến đổi tương đối. Trong thời kỳ này, nền kinh
tế hoạt động bình thường, đời sống của người dân ổn định. Sự ổn định đó được
biểu hiện là giá cả tăng chậm, lãi suất tiền gửi và tiền vay không tăng cao, không
xảy ra tình trạng mua bán và tích trữ hàng hóa với số lượng lớn.
- Lạm phát phi mã: lạm phát với 2 hoặc 3 con số một năm. Ở mức phi mã
lạm phát làm cho giá cả tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn về nền kinh tế.
Lúc này người dân tích trữ hàng hóa, vàng bạc và không bao giờ cho vay tiền ở


mức lãi suất thông thường. Loại này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những
biến dạng kinh tế nghiêm trọng.
- Siêu lạm phát: xảy ra khi lạm phát tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm
phát phi mã, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng kinh khủng, giá cả tăng rất nhanh, tiền
lương thực tế giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng, các yếu tố thị trường
biến dạng và hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn.
1.1.2.2. Căn cứ vào định tính:
Lạm phát dự đoán trước được và lạm phát bất thường
1


Hồ Thị Thúy Vy, lớp D03
- Lạm phát dự đoán trước được: là lạm phát xảy ra hàng năm trong một
thời kì tương đối dài và tỷ lệ lạm phát ổn định đều đặn, có thể dự đoán trước
được tỷ lệ trong các năm tiếp theo. Do đó, người dân đã có sự chuẩn bị trước,
khôn gây ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế.
- Lạm phát bất thường: xảy ra đột biến mà có thể từ trước chưa xuất hiện.
Loại lạm phát này ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống người dân vì họ chưa kịp thích
nghi, gây ra biến động với nền kinh tế và niềm tin của nhân dân vào chính quyền
giảm sút. Trong thực tế lịch sử của lạm phát cho thấy lạm phát ở nước ta thường
diễn ra trong thời gian dài, vì vậy hậu quả của nó phức tạp và trầm trọng hơn. Và
các nhà kinh tế đã chia lạm phát thành 3 loại với tỷ lệ khác nhau: lạm phát kinh
liên kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát dưới 50%/năm, lạm phát nghiêm trọng
kéo dài hơn 3 năm với tỷ lệ lạm phát trên 50% và siêu lạm phát kéo dài trên 1
năm với tỷ lệ lạm phát trên 200%/năm.
1.1.3. Nguyên nhân gây ra lạm phát:
- Lạm phát có thể xảy ra do tác động chủ quan của hệ thống tiền tệ - tín
dụng – ngân hàng, bất cứ một sự biến đổi nhỏ nào của hệ thống này đều có tác
động hoặc tăng hoặc giảm tỷ lệ lạm phát.
Lạm phát cũng chịu ảnh hưởng của một số điều kiện khách quan khác như

chính trị, xã hội, thiên tai bão lụt, tình trạng thất nghiệp, nền sản xuất.
Theo thuyết tiền tệ lạm phát là kết quả của mức cung tiền thừa.
Theo trường phái Keynes lạ phát có thể xảy ra là do dư cầu về hàng hóa
trong nền kinh tế (cầu kéo).
Theo thuyết chi phí đẩy lạm phát xảy ra do tăng chi phí sản xuất. Tuy
nhiên đây cũng chỉ là những luận điểm lý thuyết mang tính tương đối còn trong
thực tế lạm phát xảy ra thường là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố ở những
khía cạnh khác nhau của nền kinh tế.
1.2. Tăng trưởng kinh tế và các công cụ phản ánh:
1.2.1. Tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập hay là sản lượng được tính
cho toàn bộ nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Tăng
trưởng kinh tế có thể biểu thị bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hoặc bằng
số tương đối (tỷ lệ tăng trưởng) – đó là tỷ lệ phần trăm giữa sản lượng tăng
thêm của thời kỳ nghiên cứu so với mức sản lượng của thời kỳ trước đó hoặc kỳ
gốc.
Tăng trưởng kinh tế còn được xem xét dưới gốc độ chất lượng, thể hiện sự
phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế.
1.2.2. Các công cụ phản ánh:
Các nhà kinh tế sử dụng số liệu về GDP – một chi tiêu phản ánh tổng thu
nhập của mọi người dân trong nền kinh tế.

2


Hồ Thị Thúy Vy, lớp D03
Mô hình tăng trưởng kinh tế: mô hình Solow chỉ ra ảnh hưởng của tiết
kiệm, tỷ lệ tăng dân số và tiến bộ công nghệ với sự tăng trưởng theo thời gian
của sản lượng. Mô hình còn xác định một vài nguyên nhân gây ra sự khác biệt lớn
về mức sống giữa các nước. Sự tăng trưởng kinh tế của các nước không phải lúc

nào cũng dương mà trong thời kỳ khủng hoảng, nền kinh tế suy thoái thì mức
tăng trưởng kinh tế sẽ đạt giá trị âm.
1.3. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế:
Lạm phát và tăng trưởng kinh tế là hai mặt của xã hội luôn tồn tại song
song nhau. Tỷ lệ lạm phát tăng cao sẽ đẩy giá cả hàng hóa chung tăng lên mà
tiền lương danh nghĩa của các công nhân không tăng do đó tiền lương thực tế
của họ sẽ giảm đi. Để tồn tại các công nhân sẽ tổ chức đấu tranh, bãi công đòi
tăng lương và khiến cho sản xuất trì trệ dẫn đến nền kinh tế gặp nhiều khó khăn,
tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm. Khi nền kinh tế gặp khó khăn, suy thoái sẽ làm
thâm hụt ngân sách và đó là nguyên nhân gây ra lạm phát. Khi lạm phát tăng cao
gây ra siêu lạm phát làm đồng nội tệ rớt giá rất nhanh, khi đó người dân ồ ạt bán
nội tệ mua ngoại tệ. Tệ nạn tham nhũng tăng cao, nạn buôn lậu phát triển mạnh,
tình trạng đầu cơ trái phép tăng nhanh, trốn thuế và thuế không thu được đã gây
ra tình trạng nguồn thu của nhà nước bị tổn hại nặng nề càng làm cho thâm hụt
ngân sách trầm trọng dẫn đến tỷ lệ lạm phát cao.
2. Tình hình lạm phát và ảnh hưởng của lạm phát đến tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam:
2.1. Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong những năm gần đây:
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở nhiều quốc gia là cách tư duy về ổn định giá và
là cơ sở để xác định nền kinh tế đã ổn định hay không, bởi nếu lạm phát cứ tăng,
giảm thiếu ổn định thì ảnh hưởng tới nền kinh tế. Đây cũng là lý do khiến các
nước Châu Mỹ La Tinh ở thời kỳ lạm phát cao đã phải đấu tranh, đưa ra mức lạm
phát mục tiêu và các hoạch định kinh tế phải thực hiện được mục tiêu này. Tại
Việt Nam, nếu như cách đây 3 năm chống lạm phát cao và tái lập các cân đối vĩ
mô là ưu tiên số một của Chính phủ thì tỷ lệ lạm phát thấp hiện nay tạo cơ hội
cho sự phát triển, song cũng là thách thức mới cho công tác điều hành kinh tế
nếu lạm phát tiếp tục giảm sâu.
Từ năm 2012 trở lại đây, lạm phát có xu hướng ổn định dưới mức 7%
(6,81% năm 2012 và 6,04% năm 2013). Cùng với việc ban hành Nghị quyết
11/NQ-CP khẳng định kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô là mục tiêu ưu

tiên hàng đầu, cộng với áp lực lạm phát từ phía cầu cũng như phía cung đã giảm
bớt, lạm phát dần được kiểm soát ổn định. Mức lạm phát tháng 11 năm 2014 so
với cùng kỳ năm 2013chir ở mức 4,3%. CPI trung bình tháng 11 năm 2014 tăng
4,3%, bằng một nửa tỷ lệ tăng trung bình trong 10 năm gần đây. Như vậy, nhìn
tổng thể trong giai đoạn 2011 - 2014 thể hiện nổ lực rất lớn của Việt Nam trong
việc kiểm soát giá cả. Với mức lạm phát dao động khoảng 6%, Việt Nam đã
nhường lại vị trí là nước có mức lạm phát cao nhất trong khu vực cho Indonesia
(8,32%) và trở thành một trong những nước thực hiện kiểm soát lạm phát có
hiệu quả nhất.
3


Hồ Thị Thúy Vy, lớp D03

Diễn biến lạm phát và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1990 –
T11/2014
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Như vậy, có thể thấy trong vòng hơn 25 trở lại đây, tỷ lệ lạm phát của Việt
Nam lên xuống hết sức thất thường, không ổn định khi ở mứ 2 con số, khi ở mức
1 con số và thậm chí có thể xuống dưới cả 0%. Nguyên nhân lạm phát thiếu ổn
định như vậy là do các biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế mang tính ngắn hạn,
thiếu tầm nhìn dài hạn, những năm lạm phát thấp trước đây chủ yếu do giá
lương thực thực phẩm và giá cả các mặt hàng thiết yếu trên cả thế giới giảm
thấp.
2.2. Nguyên nhân lạm phát có xu hướng giảm từ năm 2012 – 2014:
- Sức cầu của nền kinh tế yếu: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ tiếp tục có xu hướng giảm từ năm 2011 (giảm từ 19,34% 12,22% năm
2012 và tiếp tục giảm xuống 11,23% năm 2013). Tính chung 11 tháng năm 2014,
tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước đạt 2670,6
nghìn tỷ đồng, chỉ tăng khoảng 11,1% so với cùng kỳ năm 2013, nếu loại trừ yếu

tố giá tăng 6,5% so với cả năm 2013, chỉ tăng 0,05%.

4


Hồ Thị Thúy Vy, lớp D03

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế
giai đoạn 1990 – tháng 11/2014 (tỷ đồng)
Nhu cầu tiêu dùng tăng không cao như năm trước, người dân chi tiêu
ngày càng tính toán, tiết kiệm, hiệu quả và thông minh hơn. Đặc biệt, trong năm
2014, liên tiếp diễn ra các đợt giảm giá xăng, dầu và giá gas, khiến giá nhóm giao
thông giảm 2,75%, đóng góp 0,24% trong tổng mức giảm 0,27% chung của CPI.
Bên cạnh đó, khối lượng tiền trong nền kinh tế giảm cũng là nguyên nhân khiến
lạm phát giảm.
- Giá cả hàng hóa thế giới giảm: Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực thế
giới (FAO) giá lương thực thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong khoảng
15 năm qua, đánh dấu giai đoạn giảm giá dài nhất kể từ cuối thập niên 90 của
thế kỷ trước chủ yếu nhờ những vụ bội thu và lượng dự trữ thực phẩm lớn. Các
mặt hàng giảm giá mạnh nhất gồm có đường và các sản phẩm sữa, tiếp đến là
các loại ngũ cốc và dầu thực vật. Giá dầu tương lai giảm càng làm gia tăng
nguồn cung trong ngắn hạn, đẩy giá dầu tụt dốc nhanh. Đặc biệt, giá dầu thô tụt
trên 90 USD/ thùng xuống còn mức 70 USD/thùng, kéo giá cả chung cả thế giới đi
xuống, không riêng Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2014, giá dầu thô liên tục
giảm đến 30%; CPI thấp còn nhờ thời tiết và điều kiện canh tác thuận lợi, năng
suất và sản lượng nông nghiệp cả nước tăng.

5



Hồ Thị Thúy Vy, lớp D03

- Một số nguyên nhân khác mang tính căn bản hơn đó là, mục tiêu kiềm
chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô được Chính phủ ưu tiên hàng đầu trong điều
hành kinh tế vĩ mô suốt 3 năm qua, ngay cả khi lạm phát được kiểm soát. Các giải
pháp được chú trọng thực hiện đó là, thực thi chính sách tiền tệ chủ động, linh
hoạt, quyết đoán trong kiểm soát cung tiền lãi suất, tỷ giá và giá vàng, tạo lòng
tin, củng cố sức mua đồng tiền, qua đó góp phần thúc đẩy FDI. Ước tính đến
tháng 11/2014, FDI thực hiện đạt 11,2 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm
2013. Điều đó cũng có tác động ngược lại đối với việc giảm áp lực giảm giá VND,
duy trì CPI ở mức thấp; tiết giảm đầu tư công (đầu tư ngân sách nhà nước chỉ
tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2013, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng trên 5%
GDP cùng kỳ năm 2013). Lạm phát thấp còn do hiệu quả kiểm soát vĩ mô giá một
số mặt hàng thiết yếu, đầu vào, có tính độc quyền và nhạy cảm cao; hạn chế đầu
cơ ngoại hối, phát triển mạnh mẽ hệ thống phân phối bán lẻ và thực hiện khuyến
mãi lớn, diện rộng.
2.3. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam:
Giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát thường có mối quan hệ nhất định.
Tuy nhiên, mức độ gắn kết như thế nào vẫn là vấn đề tranh cãi. Một số nghiên
cứu theo lối kinh nghiệm cho thấy, lạm phát có thể tác động tiêu cực đến tăng
trưởng kinh tế khi nó vượt qua một ngưỡng nhất định. Mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và lạm phát là phi tuyến tính. Fisher (1993) là người đầu tiên
nghiên cứu vấn đề này với kết luận : “Khi lạm phát tăng ở mức độ thấp mối quan
6


Hồ Thị Thúy Vy, lớp D03
hệ này có thể không tồn tại hoặc thậm chí mang tính đồng biến và lạm phát ở
mức cao mối quan hệ này là nghịch biến”. Một số nhà nghiên cứu sau này như
Sarel (1996), Gosh và Philip (1998), Shan và Senhadji (2001) và một số nhà

nghiên cứu khác đã cố gắng tìm ra đặc điểm đặc biệt về mối quan hệ giữa lạm
phát và tăng trưởng kinh tế. Bằng các nghiên cứu khác nhau họ đã tìm ra một
ngưỡng lạm phát, mà tại ngưỡng đó nếu lạm phát vượt ngưỡng sẽ có tác động
tiêu cực (tác động ngược chiều) đến tăng trưởng. Sarel, ngưỡng lạm phát là 8%,
Shan và Senhadji, ngưỡng lạm phát cho các nước đang phát triển là 11-12%, các
nước công nghiệp khoảng 1-3%. Gần đây nhất là nghiên cứu của tác giả Kan
(2005) đã tập trung nghiên cứu xác định mức lạm phát tối ưu. Kết quả Khan đã
tìm ra mức lạm phát tối ưu đối với các nước vùng Trung Đông và Trung Á là
khoảng 3,2%. Học thuyết kinh tế vĩ mô đã khẳng định, nếu sản lượng thực tế vượt
sản lượng tiềm năng sẽ làm lạm phát gia tăng.
Sử dụng mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, một số nước
đã sử dụng lạm phát cao để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nhiều nhà
nghiên cứu kinh tế cho rằng, đây là giải pháp thúc đẩy kinh tế tăng trưởng
nhanh, nhưng kém bền vững, hay còn nói đây là giải pháp tăng trưởng “bong
bóng”.
Xu hướng các nước phát triển chọn giải pháp tăng trưởng kinh tế thực
chất, đó là dựa trên cơ sở giá cả ổn định ở mức thấp. Căn cứ biện luận cho giải
pháp này là: Trong nền kinh tế thị trường, lạm phát ổn định thì tính dự báo được
nâng cao. Điều đó giúp các nhà đầu tư có thể xây dựng được các phương án đầu
tư hiệu quả. Đối với người tiêu dùng không phải lo cân nhắc các mặt hàng khác
để thay thế do gia tăng. Tất cả đều đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
thực chất. Hiện nay, các nước phát triển chọn mức lạm phát gần 2% là mức tối
ưu cho tăng trưởng. Tuy nhiên cũng phải hiểu rằng, lạm phát ổn định chỉ là điều
kiện đủ cho tăng trưởng kinh tế, còn điều kiện cần cho tăng trưởng phải là vấn đề
của Chính phủ trong việc phát triển nguồn lực, vốn và công nghệ kỹ thuật.
3. Tác động của lạm phát đến nền kinh tế:
3.1. Tác động tiêu cực:
* Lạm phát và lãi suất:
Lạm phát của các quốc gia trên thế giới khi xảy ra cao và triền miên có
ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của mọi

quốc gia. Trong đó, tác động đầu tiên của lạm phát là tác động lên lãi suất.
Ta có: Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát
Do đó tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốn cho lãi suất ổn định và thực
dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất
danh nghĩa sẽ dẫn đến hiệu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh
tế và thất nghiệp gia tăng.
* Lạm phát và thu nhập thực tế:

7


Hồ Thị Thúy Vy, lớp D03
Giữa thu nhập thực tế và thu thập danh nghĩa của người lao động có quan
hệ với nhau qua tỷ lệ lạm phát. Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa
không thay đổi thì làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống.
Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thật của những tài sản không có lãi
mà nó còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, các khoản lợi tức. Đó là
do chính sách thuế của Nhà nước được tính trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa.
Khi lạm phát tăng cao, những người đi vay tăng lãi suất danh nghĩa để bù vào tỷ
lệ lạm phát tăng cao mặc dù thuế suất vẫn không tăng.
Từ đó, Thu nhập ròng (thực) của người cho vay = Thu nhập danh nghĩa –
Tỷ lệ lạm phát bị giảm xuống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế xã hội. Như,
suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, đời sống của người lao động trở nên khó
khăn hơn sẽ làm giảm lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ.

* Lạm phát và phân phối thu nhập không bình đẳng:
Khi lạm phát tăng lên, giá trị của đồng tiền giảm xuống, người đi vay sẽ có
lợi trong việc vay vốn để đầu cơ kiếm lợi. Do vậy làm tăng thêm nhu cầu tiền vay
trong nền kinh tế, đẩy lãi suất lên cao.
Lạm phát tăng cao còn khiến những người thừa tiền và giàu có dùng tiền

của mình vơ vét và thu gom hàng hóa, tài sản, nạn đầu cơ xuất hiện, tình trạng
này làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung – cầu hàng hóa trên thị trường,
giá cả hàng hóa cũng lên cơn sốt cao hơn. Cuối cùng, những người dân nghèo vốn
đã nghèo càng trở nên khốn khó hơn. Họ thậm chí còn không mua nổi những
hàng hóa thiết yếu, trong khi đó, những kẻ dầu cơ đã vơ vét sạch hàng hóa và trỏ
nên càng giàu có hơn. Tinhg trạng lạm phát như vậy sẽ có thể gây những rối loạn
trong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập, về mức sống giữa người
giàu và người nghèo.
* Lạm phát và nợ quốc gia:
Lạm phát cao làm cho Chính phủ được lợi do thuế thu nhập đánh vào
người dân, nhưng những khoản nợ nước ngoài trở nên trân trọng hơn. Chính
8


Hồ Thị Thúy Vy, lớp D03
phủ được lợi trong nước nhưng sẽ bị thiệt hại với nợ nước ngoài. Lý do là vì: lạm
phát đã làm tỷ giá gia tăng và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn
so với đồng tiền nước ngoài tính trên cả khoản nợ.

3.2. Tác động tích cực:
Lạm phát không phải bao giờ cũng gây nên những tác hại cho nền kinh tế.
Khi tốc độ lạm phát vừa phải đó là từ 2 – 5% ở các nước phát triển và dưới 10%
ở các nước đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau:
- Kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư, giảm bớt thất ngiệp trong xã hội.
- Cho phép Chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích
đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân
phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và
trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc. Tuy nhiên, đây là công việc khó và
đầy mạo hiểm nếu không chủ động thì sẽ gây nên hậu quả xấu.
Tóm lại, lạm phát là căn bệnh mãn tính của nền kinh tế thị trường, nó vừa

có tác hại lẫn lợi ích. Khi nền kinh tế có thể duy trì, kiềm chế và điều tiết được lạm
phát ở tốc độ vừa phải thì nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
4. Kiểm soát lạm phát:
4.1. Kích thích tăng trưởng kinh tế:
Nếu tăng trưởng kinh tế phù hợp với sự tăng trưởng của cung tiền, lạm
phát có thể không xảy ra khi các nhân tố khác cũng bằng nhau. Một số lượng lớn
các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tốc độ của cả hai.
VD: Đầu tư trong sản xuất thị trường, cơ sở hạ tẩng, giáo dục và chăm sóc
y tế dự phòng tất cả có thể tăng trưởng một nền kinh tế với số lượng lớn hơn chi
tiêu đầu tư.
4.2. Chính sách tiền tệ:
Ngày nay, công cụ chính để kiểm soát lạm phát là chính sách tiền tệ, Hầu
hết các NHTW được giao nhiệm vụ giữ lãi suất cho vay liên ngân hàng ở mức
9


Hồ Thị Thúy Vy, lớp D03
thấp, thường là cho một tỷ lệ mục tiêu khoảng 2% và 3% mỗi năm và trong một
phạm vi lạm phát được xem là nguy hiểm cho sức khỏe của nền kinh tế.
Có một số phương pháp đã được đè xuất để kiểm soát lạm phát. Các
NHTW như: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể ảnh hưởng đến lạm phát ở một mức
độ đáng kể thông qua thiết lập lãi suất và thông qua các hoạt động khác. Các lãi
suất cao và tốc độ tăng trưởng cung tiền chậm chạp là những cách truyền thống
thông qua đó NHTW chống lại hoặc ngăn chặn lạm phát mặc dù chúng có cách
tiếp cận khác nhau.
VD: Một số theo một mục tiêu lạm phát đối xứng trong khi những phương
pháp khác chỉ kiểm soát lạm phát khi nó lên trên một mục tiêu, cho dù rõ ràng
hay ngụ ý.
Những người theo chủ nghĩa tiền tệ nhấn mạnh việc duy trì tốc độ tăng
trưởng tiền ổn định và sử dụng chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát (tăng lãi

suất làm giảm sự gia tăng cung tiền). Những người theo học thuyết Keynes nhấn
mạnh việc giảm tổng cầu trong quá trình mở rộng kinh tế và việc gia tăng nhu
cầu trong thời kỳ suy thoái để giữ lạm phát ổn định. Kiểm soát tổng cầu có thể
đạt được bằng cách sử dụng cả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa (tăng
thuế giảm chi tiêu của Chính phủ để giảm cầu.

4.3. Tỷ giá hối đoái cố định:
Dưới một chế độ tỷ giá hối đoái cố định, đồng tiền của một quốc gia được
gắn về giá trị với một đồng tiền khác hoặc một rổ tiền tệ khác (hoặc đôi khi đến
một thước đo giá trị chẳng hạn như vàng). Một tỷ giá hối đoái cố định thường
được sử dụng để ổn định giá trị đồng tiền, đối diện đồng tiền mà nó cố định vào.
Nó cũng có thể được sử dụng như một phương tiện để kiểm soát lạm phát. Tuy
nhiên, vì giá trị đồng tiền tham chiếu tăng lên và hạ xuống, do đó, đồng tiền
không ổn định so với nó. Điều này về cơ bản có nghĩa là tỷ lệ lạm phát của nước
10


Hồ Thị Thúy Vy, lớp D03
có chế độ tỷ giá hối đoái cố định bị xác định bởi tỷ lệ lạm phát của nước mà đồng
tiền này cố định vào. Ngoài ra, tỷ giá hối đoái cố định ngăn chặn Chính phủ trong
việc sử dụng chính sách tiền tệ trong nước để đạt được sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo thỏa thuận Bretton Woods, hầu hết các nước trên thế giới đã có đồng
tiền được cố định với đồng đô la Mỹ. Lạm phát hạn chế này tại các quốc gia,
nhưng cũng đẩy họ tới việc tiếp xúc với nguy cơ các tấn công đầu cơ. Sau khi thỏa
thuận Bretton Woods bị phá vỡ trong những năm 1970, các quốc gia dần dần
chuyển sang tỷ giá hối đoái thả nổi. Tuy nhiên, trong phần sau của thế kỷ 20, một
số nước trở lại tỷ giá hối đoái cố định như một phần của một nỗ lực để kiềm chế
lạm phát. Chính sách sử dụng một tỷ giá hối đoái cố định để kiểm soát lạm phát
này đã được sử dụng ở nhiều quốc gia ở Nam Mỹ trong phần sau của của thế kỷ
20.

VD: Argentina (1991-2002), Bolivia, Chile, Brazil.
5. Kết luận:
Như vậy, có thể thấy, lạm phát được kiểm soát trong 3 năm gần đây và
mức lạm phát thấp trong năm 2014, ngoài những tác động từ những nguyên
nhân mang tính khách quan, cũng chứa đựng những nguyên nhân mang tính chủ
quan từ các giải pháp điều hành của các cơ quan quản lý. Tuy nhiên những căn
nguyên của lạm phát chưa thực sự được giải quyết triệt để, vì vậy duy trì tính ổn
định của lạm phát trong những năm tiếp theo là một bài toán khó đối với các nhà
hoạch định chính sách. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần kiểm soát lạm phát ổn
đinhm ở mức hợp lý phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế.
Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy việc duy trì một
mức lạm phát ổn định ở thấp hợp lý góp phần không nhỏ trong việc ổn định kinh
tế vĩ mô, kéo theo xu hướng cải thiện rõ ràng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng,
lãi suất hạ thấp, thanh khoản tốt lên, tỷ giá ổn định và dự trữ ngoại hối tăng,
đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, giảm chi phí
đầu vào, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đối với Việt Nam, giai đoạn duy trì lạm
phát ổn định là thời cơ thuận lợi thuận lợi cho các nhà hoạch định chính sách
kinh tế vĩ mô yên tâm hơn với viêc ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát – mục
tiêu hàng đầu – có dư địa để tập trung cho mục tiêu tăng trưởng cao hơn năm
trước, bằng việc chuyển đổi chính sách và các giải pháp quản lý điều hành. Đồng
thời, đây cũng là thời cơ để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị
trường bằng các chính sách miễn, giảm, hoãn một số khoản thu ngân sách, hỗ trợ
lãi suất đầu tư và cho vay tạm trữ sản phẩm khi giá cả xuất khẩu bị sụt giảm; huy
động trái phiếu Chính phủ với lãi suất thấp hơn để phục vụ cho đầu tư công... CPI
ở mức thấp ổn định còn góp phần cải thiện thực tế của người dân (trong tháng
11/2014 so với cùng kỳ năm 2013, số hộ thiếu đói giảm 77,5%, số nhân khẩu
thiếu đói giảm 77,1%). Đối với người tiêu dùng, cán bộ công chức, các đối tượng
chính sách và đại đa số người dân thì CPI tăng chậm là điều đáng mừng bởi nỗi
lo tăng giá không còn ám ảnh, đời sống được ổn định.
Song, nếu duy trì ở mức quá thấp cũng tiềm ẩn nhiều thách thức bởi lạm

phát thấp phần nào đó cũng phản ánh tình trạng sức khỏe yếu kém của nền kinh
11


Hồ Thị Thúy Vy, lớp D03
tế, với hai bằng chứng rõ ràng là sức cầu thị trường tiếp tục suy yếu làm ảnh
hưởng đến sự phục hồi sản suất của các doanh nghiệp. Vấn đề lớn nhất nếu tỷ lệ
lạm phát duy trì ở mức quá thấp chính là nguy cơ rơi vào tình trạng giảm phát,
khi mặt bằng giá liên tục giảm. Lạm phát thấp ở Nhật đã kéo dài hơn 2 thập niên
và khiến nền kinh tế nước này yếu đi, làm gia tăng nợ nần. Ngoài ra, lạm phát
quá thấp cũng làm suy giảm khả năng của NHTW trong việc chống đỡ suy giảm
kinh tế. Thông thường, trong thời kỳ tăng trưởng cao, NHTW thường tăng lãi
suất điều hành. Tuy nhiên, khi lãi suất điều hành ở mức gần như bằng 0, các
NHTW phải dựa vào các biện pháp phi truyền thống để nới lỏng chính sách tiền
tệ, như là in thêm tiền để mua trái phiếu hoặc là cam kết sẽ giữ lãi suất ở mức
thấp trong một thời gian dài để củng cố kỳ vọng về việc lạm phát sẽ ở mức thấp
trong tương lai. Khi đó, nếu nền kinh tế rơi vảo khủng hoảng, NHTW sẽ khó có
khả năng xoay chuyển tình thế.
Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh mức lạm phát nào là tốt nhất
cho phát triển kinh tế Việt Nam trong những giai đoạn tiếp theo, song thực tế
những năm phát triển trước của Việt Nam và kinh nghiệm của các nước trong
giai đoạn đang phát triển cho thấy, nếu duy trì được lạm phát ổn định ở mức 4 6% sẽ là tốt cho phát triển kinh tế. Trong năm 2015, Ngân hàng thế giới dự báo
tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ ở mức 5,4% và 5,5%. Trong ngắn hạn, có thể
lạm phát sẽ không tăng cao bởi các yếu tố đầu vào thế giới như giá dầu sẽ ở mức
cân bằng dài hạn (khoảng 90USD/ thùng, cung mở rộng trong khi cầu hạn chế),
giá lương thực tiếp tục xu hướng giảm trong điều kiện thời tiết thuận lợi, giá
năng lượng giảm 0,8 – 1%, giá hàng hóa phi năng lượng giảm 0,3 – 0,9% (dự
báo của Ngân hàng thế giới) và những nổ lực của Chính phủ là vẫn duy trì ổn
định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững thì có thể khẳng định khả
năng Việt Nam sẽ kiểm soát lạm phát ổn định trong mức 4 -6% ở những năm tiếp

theo là hiện hữu.
Dự báo năm 2016, kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức và tốc
độ tăng trưởng kinh tế sẽ dao động trong khoảng 6,5 – 6,7%. Tuy nhiên, do giá cả
trên thị trường quốc tế tiếp tục thấp và cầu trong nước chưa tăng mạnh, CPI
được dự báo tiếp tục duy trì ở mức thấp, khoảng 3,5% - 4,5%, tùy thuộc vào mức
độ cải cách hàng hóa cơ bản và dịch vụ công.

12


Hồ Thị Thúy Vy, lớp D03

13



×