Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Biện pháp buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.57 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI NÓI ĐẦU

Thực tiễn việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
rất phức tạp mà bản thân nó lại có vai trò và ý nghĩa rất lớn đối với công
tác thi hành án dân sự hiện nay. Từ đó cần có sự nhận thức một cách
đúng đắn về những thành quả đạt được và những vấn đề vướng mắc còn
tồn tại để có giải pháp khắc phục. Do đó, trong phạm vi bài viết của
mình, em xin tìm hiểu và phân tích Đề số 13: “Biện pháp buộc người
phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc
nhất định”
NỘI DUNG

I. Lý luận chung về cưỡng chế thi hành nghĩa vụ thực hiện hoặc
không thực hiện công việc nhất định trong thi hành án dân sự
1. Khái niệm, đặc điểm cưỡng chế thi hành nghĩa vụ thực hiện
hoặc không thực hiện công việc nhất định trong thi hành án dân sự.
a)

Khái niệm
Biện pháp buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được
thực hiện công việc nhất định là một trong các biện pháp cưỡng chế thi
2


hành án dân sự được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án
phải thực hiện nghĩa vụ buộc thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ


nhất định theo bản án, quyết định. Biện pháp buộc người phải thi hành
án thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định được quy định từ
các Điều 118 đến Điều 121 luật Thi hành án dân sự 2008. Theo đó, đối
tượng của biện pháp này là công việc nhất định phải thực hiện theo bản
án, quyết định, chấm dứt việc thực hiện công việc mà theo bản án, quyết
định không được thực hiện, giao người chưa thành niên cho người được
giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định, buộc nhận người lao động trở
lại làm việc. Biện pháp kết thúc khi công việc được thực hiện.
b)

Đặc điểm
Nhìn chung, biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ thực hiện hoặc
không thực hiện công việc nhất định trong thi hành án dân sự có các đặc
điểm như sau:
Thứ nhất, quyền hạn của cơ quan Nhà nước được đảm bảo thực hiện
bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
Thứ hai, đối tượng của biện pháp cưỡng chế là nghĩa vụ thực hiện
hoặc không thực hiện công việc nhất định.
Thứ ba , được chấp hành viên áp dụng khi người phải thi hành án
không tự nguyện thi hành án.
Thứ tư, người phải thi hành án sẽ chịu các chi phí cưỡng chế thi hành
án dân sự.

3


2. Điều kiện áp dụng, ý nghĩa cưỡng chế thi hành nghĩa vụ thực
hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định trong thi hành
án dân sự
a)


Điều kiện áp dụng
Điều kiện áp dụng cưỡng chế thi hành nghĩa vụ thực hiện hoặc không
thực hiện công việc nhất định cũng cần phải tuân thủ điều kiện chung về
việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án.
Khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành án đã hết thời gian
tự nguyện thi hành án mặc dù Chấp hành viên đã làm đầy đủ các thủ tục
pháp lý như quyết định thi hành, giấy báo tự nguyện được ấn định thời
gian cụ thể là 15 ngày kể từ ngày nhận hoặc được thông báo hợp lệ
quyết định thi hành án và đã kết thúc thời gian ấn định tự nguyện thi

b)

hành mà người phải thi hành vẫn không tự nguyện thi hành.
Ý nghĩa
Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ thực hiện hoặc không được thực hiện
công việc nhất định là Chấp hành viên dùng quyền lực Nhà nước buộc
người phải thi hành án có nghĩa vụ không được thực hiện công việc nhất
định theo bản án, quyết định của Tòa án. Việc áp dụng biện pháp cưỡng
chế thi hành nghĩa vụ không được thực hiện công việc nhất định giúp
cho người được thi hành án bảo đảm quyền và lợi ích của mình được
thực hiện, tránh việc lề mề kéo dài của người phải thi hành án. Ngoài ra,
việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ không được thực
hiện công việc nhất định còn giúp nâng cao hiệu quả công tác thi hành
án, giáo dục thuyết phục người phải thi hành án có nghĩa vụ không được
thực hiện công việc nhất định hoạt động cưỡng chế này là hành vi của
4


con người chứ không phải là tài sản.

3. Những loại biện pháp áp dụng cưỡng chế thi hành nghĩa vụ
buộc thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định.
a. Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện công việc nhất
định(Điều 118 Luật THADS 2008)
- Trường hợp thi hành nghĩa vụ phải thực hiện công việc nhất định
theo bản án, quyết định mà người phải thi hành án không thực hiện thì
Chấp hành viên quyết định phạt tiền và ấn định thời hạn 05 ngày làm
việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó thực hiện nghĩa vụ
thi hành án.
- Hết thời hạn đã ấn định mà người phải thi hành án không thực hiện
nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên xử lý như sau:
Trường hợp công việc đó có thể giao cho người khác thực hiện thay
thì Chấp hành viên giao cho người có điều kiện thực hiện; chi phí thực
hiện do người phải thi hành án chịu.
Trường hợp công việc đó phải do chính người phải thi hành án thực
hiện thì Chấp hành viên đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.
b. Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ không được thực hiện công việc
nhất định (Điều 119 Luật THADS 2008)
Người phải thi hành án không tự nguyện chấm dứt việc thực hiện
công việc mà theo bản án, quyết định không được thực hiện thì Chấp
hành viên ra quyết định phạt tiền đối với người đó, trong trường hợp cần
5


thiết có thể yêu cầu họ khôi phục hiện trạng ban đầu. Trường hợp người
đó vẫn không chấm dứt công việc không được làm, không khôi phục lại
hiện trạng ban đầu thì Chấp hành viên đề nghị cơ quan có thẩm quyền
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.
c. Cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao

nuôi dưỡng theo bản án, quyết định(Điều 120 Luật THADS 2008)
Chấp hành viên ra quyết định buộc giao người chưa thành niên cho
người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định. Trước khi cưỡng
chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng, Chấp
hành viên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã
hội tại địa phương đó thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án.
Trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người
chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao
nuôi dưỡng thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn
05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao
người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng. Hết thời hạn đã
ấn định mà người đó không thực hiện thì Chấp hành viên tiến hành
cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên hoặc đề nghị cơ quan có
thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.
d. Cưỡng chế buộc nhận người lao động trở lại làm việc (Điều 121
Luật THADS 2008)
- Theo quy định tại Điều 121 Luật thi hành án dân sự thì trường hợp
người sử dụng lao động không nhận người lao động trở lại làm việc theo
6


bản án, quyết định thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền đối với
người sử dụng lao động là cá nhân hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ
chức sử dụng lao động, đồng thời ấn định thời hạn 10 ngày, kể từ ngày
ra quyết định phạt tiền để người sử dụng lao động thực hiện việc nhận
người lao động trở lại làm việc. Hết thời hạn đã ấn định mà người sử
dụng lao động không thực hiện thì Chấp hành viên đề nghị cơ quan có
thẩm quyền xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không
chấp hành án.
Trường hợp không thể bố trí người lao động trở lại làm công việc

theo nội dung bản án, quyết định thì người sử dụng lao động phải bố trí
công việc khác với mức tiền lương tương đương theo quy định của pháp
luật lao động. Trường hợp người lao động không chấp nhận công việc
được bố trí và yêu cầu người sử dụng lao động thanh toán các chế độ
theo quy định của pháp luật lao động thì người sử dụng lao động phải
thực hiện việc thanh toán để chấm dứt nghĩa vụ thi hành án.
Người sử dụng lao động phải thanh toán cho người lao động khoản
tiền lương trong thời gian chưa bố trí được công việc theo bản án, quyết
định, kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án cho đến khi người lao động
được nhận trở lại làm việc.
Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự ảnh hưởng rất
lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên cũng như của người thứ
ba có liên quan, vì vậy, đòi hỏi việc áp dụng phải thận trọng, chặt chẽ.
Hồ sơ thi hành án phải đảm bảo thể hiện đầy đủ các quyết định đã ban
7


hành, các hoạt động thi hành án đã thực hiện của Thủ trưởng cơ quan thi
hành án, của Chấp hành viên, các giấy tờ của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan khác theo đúng quy định của pháp luật.

II. Các vướng mắc tồn tại và đề xuất kiến nghị hoàn thiện.
1.

Các vướng mắc tồn tại.

Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 không có quy
định mới về biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ thực hiện hoặc
không được thực hiện công việc nhất định trong thi hành án dân sự.
Quá trình áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực

hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định để thi hành án còn
gặp nhiều vướng mắc, bất cập. Những vướng mắc đó do nhiều nguyên
nhân khác nhau gây cản trở cho việc cưỡng chế như : sự phối hợp giữa
các cơ quan tổ chức trong việc cưỡng chế còn chưa tốt; cơ chế quản lý,
hoạt động đối với việc thi hành án dân sự còn chồng chéo; mặt khác còn
có các nguyên nhân xuất phát trực tiếp từ các quy định của pháp luật về
cưỡng chế thi hành án còn chưa chặt chẽ , rõ ràng hoặc còn có thiếu sót
nên biện pháp cưỡngchế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện hoặc không
được thực hiện công việc nhất định ở nhiều nơi trên phạm vi cả nước chỉ
được thực hiện ở công tác động viên, giáo dục, thuyết phục phải thi hành
án và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan tự nguyện thi hành.
8


Một trong những hình thức thường xuyên áp dụng trong biện pháp
cưỡng chế buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không thực hiện
công việc nhất là buộc giao người chưa thành niên cho người khác nuôi
dưỡng. Biện pháp này mang tính đạo đức và nhân văn rất cao. Mục đích
của biện pháp này hướng tới lợi ích tốt nhất của người chưa thành
niên.Khoản 1 Điều 120 luật Thi hành án dân sự 2008 quy định: “Chấp
hành viên ra quyết định buộc giao người chưa thành niên cho người
được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định. Trước khi cưỡng chế
giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng, Chấp
hành viên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã
hội tại địa phương đó thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án”.
Tuy nhiên, trong thực tế, việc Thi hành án giao người chưa thành niên
cho người khác nuôi dưỡng gặp rất nhiều khó khăn. Phần lớn biện pháp
này áp dụng trong án ly hôn, cha mẹ người chưa thành niên đều muốn
giành quyền nuôi con nên người phải thi hành án không tự nguyện, cố
tình đem người chưa thành niên trốn tránh và bản thân người phải thi

hành án có biểu hiện thái quá chống đối người có thẩm quyền thi hành
án gây khó khăn cho việc thi hành án.
Ví dụ: Chi cục THA dân sự huyện TH tỉnh PY thụ lý thi hành bản án
số 14/HNGĐ-ST ngày 05/06/2014 của Tòa án nhân dân huyện T. Nội
dung thi hành: anh Nguyễn T phải giao con Nguyễn Thị Thu H sinh
ngày 01/02/2013 cho mẹ là Trương Thị C nuôi dưỡng. Trong quá trình
THA anh T giữ con ở nhiều nơi khác nhau nên chị C không cung cấp
9


được địa chỉ nơi cháu H sinh sống. Khi Chi cục phối hợp cùng chính
quyền địa phương đến để giao con nhưng anh T và con đã chuyển nơi
khác sinh sống. Việc giao con vẫn chưa thể tiến hành được.
Đề xuất kiến nghị hoàn thiện.
Thứ nhất, công tác giáo dục thuyết phục đương sự tự nguyện chấp
2.

hành bản án, quyết định của Tòa án là việc làm rất quan trọng và không
thể bỏ qua của Chấp hành viên. Đồng thời, Chấp hành viên nên xem
biện pháp cưỡng chế là giải pháp sau cùng phải dùng bởi vì không
những nó rất phức tạp mà còn gây tốn kém cả về thời gian lẫn vật chất.
Bên cạnh đó, phải coi trọng công tác phối hợp kịp thời và chặt chẽ với
các ban ngành hữu quan khác để hỗ trợ nhằm đạt kết quả tốt nhất trong
công tác thi hành án
Thứ hai, cần hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót có thể xảy ra, việc
áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án phải kịp thời, chính xác và
đúng với bản án,quyết định của Tòa án. Để đạt được kết quả tốt nhất, thì
Chấp hành viên có thể áp dụng nhiều biện pháp cưỡng chế để thi hành
các bản án, quyết định của Tòa án phán quyết.
Thứ ba, khắc phục những quy định chưa đồng bộ, bổ sung những

khoảng trống chưa được pháp luật điều chỉnh. Đảm bảo sự thống nhất
các quy định trong từng văn bản cũng như giữa các văn bản pháp luật.
Hoàn thiện về mặt pháp luật cộng với sự đổi mới về tổ chức hoạt động
một cách hợp lý sẽ giúp cho việc hoàn thiện về thi hành án nói chung,
cưỡng chế thi hành án nói riêng.

10


KẾT LUẬN

Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện hoặc không
được thực hiện công việc nhất định có vai trò hết sức quan trọng trong
việc đảm bảo hiệu lực các phán quyết dân sự của Tòa án. Qua nghiên
cứu đề tài của mình, em thấy rằng trong quá trình áp dụng biện pháp
cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện hoặc không được thực hiện
công việc nhất định để thi hành án còn gặp rât nhiều khó khăn, bất cập,
vướng mắc và nhiều nguyên nhân khác nhau gây cản trở không nhỏ đối
với việc cưỡng chế. Vì vậy, cần phải đưa ra và thực hiện các giải pháp
cần thiết để góp phần xây dựng, hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự
sao cho phù hợp với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong giai
đoạn hiện nay.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.


Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thi hành án dân sự
Việt Nam, Nxb. CAND, Hà Nội, 2010.

2.

“Tài liệu tập huấn triển khai các nội dung mới của Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự, các văn bản
hướng dẫn thi hành và kỹ năng rà soát, chỉ đạo, giải quyết các vụ
việc khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự”.- Tổng cục thi hành

3.

án dân sự - Bộ Tư pháp.
/>
4.

BIEN-PHAP-CUONG-CHE-THI-HANH-AN-845/
“Cưỡng chế buộc nhận người lao động trở lại làm việc theo Luật
thi hành án dân sự chưa được thực thi trên thực tế”.-Ths. Nguyễn

5.

Thị Phíp, Ths. Cao Thị Kim Trinh.
/>
6.

dan-su
/>
7.


ItemID=98
/>
12


13



×