Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp một số bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 91 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
*********

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2011 - 2015

ĐỀ TÀI

THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẢI THI
HÀNH ÁN LÀ DOANH NGHIỆP - MỘT SỐ BẤT CẬP
VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

Giảng viên hướng dẫn:
Thạc sĩ Trương Thanh Hùng
Bộ môn Luật Tư pháp
Khoa Luật – Đại học Cần Thơ

Sinh viên thực hiện:
Phạm Chánh Tính
MSSV: 5115766
Lớp: Luật Thương mại 1
Khóa: 37

CẦN THƠ – THÁNG 11 NĂM 2014


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn Thi hành án dân sự đối với người phải thi hành
án là doanh nghiệp – Một số bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật người viết
nhận được rất nhiều sự quan tâm, động viên, giúp đỡ từ gia đình, thầy cô, bạn bè.


Trước tiên con xin gửi đến cha, mẹ lời cảm ơn chân thành và xâu sắc nhất.
Cha, mẹ luôn yêu thương, quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất để con hoàn thành ước
mơ học vấn.
Em xin cảm ơn thầy, cô Khoa Luật, những người đã trực tiếp giảng dạy và
truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như kinh nghiệm sống cho em trong suốt
thời gian em học tập tại Đại học Cần Thơ. Em cảm ơn cán bộ thư viện Khoa Luật –
Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi để em có thể tìm kiếm tài liệu phục vụ cho
việc viết luận văn của mình.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy Trương Thanh
Hùng, người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành luận
văn tốt nghiệp. Nhân đây em xin chúc thầy sức khỏe, hạnh phúc, thành tựu trong công
tác giảng dạy.
Với điều kiện thời gian cho phép, khả năng nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế
còn hạn chế, chắc rằng luận văn có nhiều sai xót. Nhưng với sự nghiên cứu nghiêm
túc, lòng đam mê tìm tòi em hy vọng đóng góp ý kiến nhỏ của mình vào sự phát triển
chung của nền khoa học pháp lý. Rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo tận tình của
quý thầy cô, những người đi trước, những anh chị đọc giả đã quan tâm đến đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

........................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày... tháng 11 năm 2014

Ths. Trương Thanh Hùng



NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN 1

......................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Cần thơ, ngày tháng 11 năm 2014
Giảng viên phản biện 1


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN 2

......................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày tháng 11 năm 2014
Giảng viên phản biện 2


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU
1.
2.
3.

4.
5.
6.

Lý do chọn đề tài ………..………………………………………………………..1
Phạm vi nghiên cứu ………….…………………………………………………..2
Tình hình nghiên cứu ……………….…………………………………………...3
Nhiệm vụ nghiên cứu …………………….……………………………………...4
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu …….………………………...5
Bố cục của luận văn ………………………………………….………………….6
CHƯƠNG 1

NHẬN THỨC CHUNG VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẢI THI
HÀNH ÁN LÀ DOANH NGHIỆP
Những khái niệm liên quan ….……...…………………………….……………..5
Khái niệm thi hành án dân sự ……..…………………………………………….7
Khái niệm doanh nghiệp …………………..…………………………….............9
Khái niệm và đặc điểm của thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án
là doanh nghiệp …………………………………………………………………13
1.2.1. Khái niệm thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiêp
……………………………………………………………………………..……..13
1.2.2. Đặc điểm của thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp phải thi hành án ….14
1.3. Vai trào , ý nghĩa của công tác thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp và ý
nghĩa của việc nghiên cứu đề tài ………………..……………………………..18
1.3.1. Vai trò, ý nghĩa của công tác thi hành án dân sự đối với người thi hành án là
doanh nghiệp ……………………………………………………………………18
1.3.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài……………………………………………..19
Kết chương 1 …………………………………………………………………………...20
1.1.
1.1.1.

1.1.2.
1.2.

CHƯƠNG 2
QUI ĐÌNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỂN ÁP DỤNG VỀ THI HÀNH ÁN
DÂN SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI THI HÀNH ÁN LÀ DOANH NGHIỆP
2.1. Những qui định chung của pháp luật về thi hành án dân sự đối với người phải
thi hành án là doanh nghiệp …………………………………………………………...21
2.1.1. Căn cứ điều kiện thi hành án đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp
……………………………………………………………………………………………22
2.1.1.1. Những bản án quyết định được dưa ra thi hành ……………………………22


2.1.1.2. Quyết định thi hành án dan sự của cơ quan thi hành án dân sự đối với người
phải thi hành án là doanh nghiệp ……………………………………………………..24
2.1.2. Xác minh điều kiện thi hành án đối với người phải thi hành án là doanh
nghiệp …………………………………………………………………………………...24
2.1.2.1. Vai trò của công tác xác minh điều kiện thi hành án trong thi hành án dân
sự đối với người phải thi hanh án là doanh nghiệp ………………………………….24
2.1.2.2. Nguyên tắc xác minh điều kiện thi hành án dân sự đối với người phải thi
hành án là doanh nghiệp ………………………………………………………………25
2.1.2.3. Xác minh điều kiện thi hành án trong thi hành án chủ động đối với người
phải thi hành án là doanh nghiệp ……………………………………………………..26
2.1.2.4. xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu trong thi hành án dân sự đối
với người phải thi hành án là doanh nghiệp ………………………………………….26
2.1.2.6. Xác minh điều kiện thi hành án trong các trường hợp cụ thể đối với doanh
nghiệp phải thi hành án ……………………………......................................................29
2.1.3 Chuyển giao nghĩa vụ thi hành án trong thi hành án dân sự đối với người phải
thi hành án là doanh nghiệp …………………………………………………………...33
2.1.3.1 chuyển giao nghĩa vụ thi hành án dân sự trong trường hợp doanh nghiệp

phải thi hành án tổ chức lại doanh nghiệp theo hình thức chia, tách, sáp nhập, hợp
nhất ……………………………………………………………………………………...33
2.1.3.2. Chuyển giao nghĩa vụ thi hành án dân sự trong trường hợp doanh nghiệp
phải thi hành án chuyển đổi thành công ty cổ phần …………………………………34
3.1.3.3 Thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự tron trường hợp phá sản doanh
nghiệp phải thi hành án ………………………………………………………………..35
3.1.3.4. Chuyển giao nghĩa vụ trong trường hợp doanh nghiệp phải thi hành án giải
thể ……………………………………………………………………………………….36
2.2 Thủ tục thi hành án dân sự với người phải thi hành án là doanh nghiệp ……...38
2.2.1 Quyền yêu cầu thi hành án, thời hiêu yêu câu thi hành án ……………………38
2.2.1.1 Quyền yêu cầu thi hành án …………………………………………………….38
2.2.1.2. Thể hiện yêu cầu thi hành án …………………………………………………39
2.2.2. Thủ tục cấp bản án, quyết định trong thi hành án dân sự đối với người phải
thi hành án là doanh nghiệp …………………………………………………………...40
2.2.3. Thủ tục chuyển giao và nhận bản án, quyết định trong thi hành án dân sự đối
với người phải thi hành án là doanh nghiệp ………………………………………….42
2.2.3.1 Thủ tục chuyển giao bản án, quyết định trong thi hành án dân sự đối với
người phải thi hành án là doanh nghiệp ……………………………………………...42
2.2.3.2. Thủ tục nhận bản án, quyết định trong thi hành án dân sự đối với người
phải thi hành án là doanh nghiệp ……………………………………………………..43
2.2.4 Ra quyết định thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp phải thi hành án …..44
2.2.4.1. Chủ động ra quyết định thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp phải thi
hành án …………………………………………………………………………………44


2.2.4.2 Ra quyết định thi hành án dân sự theo yêu cầu trong thi hành án dân sự đối
với người phải thi hành án là doanh nghiệp …………………………………………45
2.2.5. Cương chế thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp phải thi hành án ……...46
2.2.5.1. Khái niệm cưỡng chế thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp phai thi hành
án……….………………………………………………………………………………..46

2.2.5.2. Điều kiện áp dụng cưỡng chế thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp phải
thi hành án ……………………………………………………………………………...47
2.2.5.3. Nguyên tắc cưỡng chế thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp phải thi
hành án …………………………………………………………………………………48
2.2.5.4. Căn cứ cưỡng chế thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp phải thi hành
án………………………………………………………………………………………...49
2.2.5.5. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự ấp dụng đối với doanh nghiệp
phải thi hành án ………………………………………………………………………..49
2.2.5.6. Cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung trong trường hợp thi hành án
dân sự đối với doanh nghiệp phải thi hành án………………………………………..50
2.2.5.7. Thủ tục cưỡng chế thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp phải thi hành
án………………………………………………………………………………………...51
2.3. Kết quả thi hành án dân sụ trong thi hành án dân sự đối với người phải thi
hành án là doanh nghiệp ………………………………………………………………54
2.3.1. Hoãn thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp ….55
2.3.2. Tạm đình chỉ thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp phải thi hành án …...57
2.3.3. Đình chỉ thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp phải thi hành án ………...58
2.3.4. Kết thúc việc thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp phải thi hành án …...59
Kết chương 2 …………………………………………………………………………...60
CHƯƠNG 3
THỰC TIỂN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ĐỐI VỚI
NGƯƠI PHẢI THI HÀNH ÁN LÀ DOANH NGHIỆP
3.1 Khó khăn trong thực tiển xác minh vốn điều lệ của doanh nghiệp phải thi hành
án và hướng hoàn thiện pháp luật …………………………………………………….61
3.1.1. Khó khăn trong thực tiễn xác minh vốn điều lệ của doanh nghiệp phải thi
hành án ………………………………………………………………………………….61
3.1.2. Đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật giải quyết kho khăn trong xác minh vốn
điều lệ của doanh nghiệp phải thi hành án …………………………………………...67
3.2. Khó khăn trong thực tiễn xác minh tài khoản của doanh nghiệp phải thi hành
án tại các tổ chức tín dụng và hướng hoàn thiện pháp luật …………………………71

3.2.1. Khó khăn trong thực tiễn xác minh tài khoản của doanh nghiệp phải thi hành
án tại các tổ chức tín dụng …………………………………………………………….71


3.2.2. Đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật về xác minh tài khoản của doanh nghiệp
phải thi hành án tại các tổ chức tín dụng …………………………………………….72
3.3. Khó khăn trong thực tiễn thi hành án khi doanh nghiệp phải thi hành án giải
thể và hướng hoàn thiện pháp luật ……………………………………………………72
3.3.1. Khó khăn trong thực tiễn thi hành án khi doanh nghiệp phải thi hành án giải
thể ……………………………………………………………………………………….73
3.3.2. Đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật trong thi hành án dân sự khi doanh
nghiệp phải thi hành án giải thể trái pháp luật ……………………………………....75
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………..78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp
Một số bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thi hành án dân sự đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động tư pháp nói
chung và giải quyết một vụ án nói riêng. Hoạt động thi hành án là công việc cuối cùng
để đưa những bản án, quyết định của Tóa án và những quyết định của cơ quan có thẩm
quyền thành hiệu lực thực tế. Tầm quan trọng của công tác thi hành án đã được nhận
thức từ rất lâu mà văn bản đầu tiên mang tính luật của chính quyền Cách mạng ghi
nhận là Sắc lệnh số 13-SL ngày 24 tháng Giêng năm 1946 về tổ chức Tòa án và các
ngạch Thẩm phán. Điều 3 của Sắc lệnh quy định về quyền hạn của Ban Tư pháp xã,
trong đó có quyền “thi hành những mệnh lệnh của Thẩm phán cấp trên”. Đây được coi
như quy định sơ khai đầu tiên về thi hành án từ ngay khi ngày cách mạng tháng Tám
thành công được ghi nhận. Càng về sau này thi công tác thi hành án, đặc biệt là thi

hành án dân sự càng được Đảng và Nhà nước ta chú trọng hơn nữa. Gần đây nhất, tầm
quan trọng của công tác thi hành án dân sự được nêu rõ trong Nghị quyết số 49 –
NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX)
về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã nhấn mạnh “Xây dựng cơ chế đảm
bảo mọi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành. Chuẩn bị các điều
kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để thực hiện việc chuyển giao tổ chức và công tác thi
hành án cho Bộ Tư pháp”.
Những tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước còn được thể chế hóa thành pháp
luật mà cụ thể là Luật thi hành án dân sự 2008 được pháp điển hóa từ Pháp lệnh thi
hành án dân sự năm 2004. Mặc dù Luật thi hành án dân sự 2008 đã quy định một cách
rõ ràng và tạo một cơ chế thông thoáng cho thi hành án dân sự nhưng do đòi hỏi của
thực tế ngành thi hành án mà Luật thi hành án dân sự 2008 và các văn bản hướng dẫn
thi hành tỏ ra khá lung túng trong một số trường hợp. Những bất cập trong công tác thi
hành án đối với doanh nghiệp là một trong số đó. Thực tế cho thấy thi hành án dân sự
đối với doanh nghiệp rất khó khăn và phức tạp bởi tính gắn bó của nó với nền kinh tế
cũng như cơ chế hình thành và sở hữu tài sản doanh nghiệp rất đặc thù. Đồng thời
những bất cập trong Luật thi hành án cũng là một hạn chế lớn đối với chấp hành viên
khi tham gia vào công tác thi hành án đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp nên
người viết quyết định chọn đề tài “Thi hành án dân sự đối với người phải thi hành
án là doanh nghiệp – Một số bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật” làm luận văn
tốt
nghiệp
cử
nhân
Luật
của
mình.
1



Thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp
Một số bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật

Với đề tài này người viết sẽ xây dựng một cái nhìn tổng thể về thi hành án dân
sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp. Cung cấp những kiến thức pháp lý
xung quanh đề tài. Chỉ ra tầm quan trọng của công tác thi hành án dân sự đối với
doanh nghiệp. Nhìn nhận một số điểm bất cập của thi hành án dân sự đối với người
phài thi hành án là doanh nghiệp. Từ đó đề ra những hướng hoàn thiện những điểm bất
cập đó nên người viết chọn đề tài này để nghiên cứu.
2. Phạm vi nghiên cứu
Thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp là một nội dung tương đối rộng. Vì
vậy trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật người viết giới hạn phạm vi
nghiên cứu của mình ở những vấn đề bất cập của thi hành án dân sự đối với người phải
thi hành án là doanh nghiệp. Người viết chỉ đi sâu và tập trung vào những quy định
của pháp luật, thực tiễn thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án doanh
nghiệp mà nó tỏ ra bất cập. Để từ đó nhận ra được những nguyên nhân nào dẫn tới
thực trạng trên, đó có thể là nguyên nhân khách quan hay chủ quan và đưa ra những
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của thi hành án dân sự đối với người phải thi hành
án là doanh nghiệp. Doanh nghiệp được người viết nghiên cứu là những loại hình
doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009.
3. Tình hình nghiên cứu
Nhận thức được tầm quan trọng của thi hành án dân sự cũng như những bất cập
trong thi hành án dân sự mà có nhiều công trình nghiên cứu khoa học Luật nghiên cứu
về lĩnh vực này có thể kể đến như: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Những cơ sở
lý luận và thực tiễn về chế định Thừa phát lại”, do Viện Nghiên cứu khoa học Pháp lý
– Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì thực hiện; Đề tài nghiên
cứu cấp Bộ: “Mô hình quản lý thống nhất công tác thi hành án”, do Cục thi hành án
dân sự - Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện. Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu ở
cấp độ thạc sĩ luật học như: “Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, thực tiễn áp

dụng và hướng hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Công Long; Luận văn thạc sĩ luật học
“Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự” của tác giả Nguyễn Thanh Thúy; Luận văn
thạc sĩ luật học của tác giả Lê Xuân Hồng về “Xã hội hóa thi hành án dân sự ở Việt
Nam”; Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Lê Anh Tuấn về “Đổi mới thủ tục thi hành
án dân sự ở Việt Nam”…
Bên cạnh đó còn có các sách, giáo trình chuyên khảo như: Một số vấn đề về thi
hành án dân sự ở Việt Nam của tác giả Tiến sĩ Lê Thu Hà, giáo trình “Kỹ năng thi
2


Thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp
Một số bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật
hành án dân sự” do Tiến sĩ Lê Thu Hà chủ biên. Ngoài ra còn có một số giáo trình
môn Luật tố tụng dân sự của Trường Đại học Luật Hà Nội, trường Đại học luật Thành
phố Hồ Chí Minh, Khoa luật Đại học Cần Thơ và các trường đại học có chuyên ngành
Luật.
Thêm vào đó là các bài viết đặc sắc về thi hành án dân sự được đăng trên các
tạp chí uy tín như: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, tạp
chí Luật học, tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
Nhận thấy rằng các công trình nghiên cứu kể trên ít nhiều cũng có liên quan đến
thi hành án dân sự nhằm nghiên cứu toàn bộ ngành thi hành án dân sự hay một lát cắt
về thi hành án dân sự theo chiều ngang. Đề tài của người viết chọn khác với các đề tài
trên là ở nội dung và cách tiếp cận vấn đề trong thi hành án dân sự đối với doanh
nghiệp. Cụ thể ở đây người viết tiếp cận vấn đề tuần tự theo chiều dọc đối với người
phải thi hành án là doanh nghiệp.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu này người viết sẽ có nhiệm vụ đưa ra một cái nhìn tổng
thể về thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp. Cái nhìn
tổng quát về đề tài được xây dựng trên một số phương diện như làm rõ những khái
niệm liên quan đến đề tài, chỉ ra những đặc điểm nỗi bật của thi hành án dân sự đối với

người phải thi hành án là doanh nghiệp và xác định tầm quan trọng của công tác thi
hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp. Một nhiệm vụ quan
trọng trong đề tài là chỉ ra những điểm bất cập xung quanh việc thi hành án đối với
người phải thi hành án là doanh nghiệp, có thể bất cập từ những quy định của pháp
luật hay thực tiễn thi hành án của Chấp hành viên thông qua cách tiếp cận tuần tự theo
chiều dọc từ những căn cứ, điều kiện thi hành án cho đến kết thúc quá trình thi hành
án. Từ đó người viết sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những bất cập trên và cuối cùng là
đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự đối với người phải thi
hành án là doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án nói chung và thi hành
án dân sự đối với người phải thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp nói riêng.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng,
phép biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và
pháp luật.
Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài này người viết dã sử dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu. Cụ thể: Người viết đã triệt để tận dụng phương pháp phân
3


Thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp
Một số bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật
tích luật viết để phân tích những quy định của pháp luật liên quan đến đề tài để làm
cho những quy định của pháp luật đó trở nên tường minh hơn. Mặt khác, giúp cho
người viết thấy được những hạn chế của pháp luật khi chưa được áp dụng vào thực tế.
Ngoài ra người viết còn sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh giữa những quy định
của pháp luật giữa các văn bản luật về thi hành án đã hết hiệu lực văn bản đang có hiệu
lực và văn bản luật liên quan đến đề tài đang trong giai đoạn dự thảo để thấy được
những ưu khuyết điểm của những văn bản luật kể trên. Người viết còn dùng phương
pháp chứng minh trong luận văn để chứng minh một luận điểm mà người viết nêu ra
trong luận văn. Để cho tất cả luận văn được bố trí một cách hợp lí và khoa học người

viết còn sử dụng phương pháp logic. Đối với một luận văn thì có rất nhiều nội dung để
thể hiện vì vậy phương pháp logic tỏ ra vô cùng hữu ích. Với một lượng tài liệu phong
phú liên quan đến thi hành án dân sự người viết cần phải xác định, chọn lọc những tài
liệu nào thực sự cần thiết cho dề tài nghiên cứu của mình. Vì vậy, phương pháp nghiên
cứu tài liệu cũng là một lựa chọn của người viết. Bên cạnh đó thông qua những cuộc
trao đổi với những người làm trong công tác thi hành án dân sự cũng giúp ích không
nhỏ tới việc nghiên cứu đề tài của người viết.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài những phần mục lục, lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
thì kết cấu luận văn chia thành ba chương:
Chương 1: Nhận thức chung về thi hành án dân sự đối với người phải thi hành
án là doanh nghiệp.
Chương 2: Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về thi hành án
dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về thi hành án dân sự đối với người
phải thi hành án là doanh nghiệp và một số đề xuất hoàn thiện pháp luật.

4


Thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp
Một số bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật

CHƯƠNG 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI
PHẢI THI HÀNH ÁN LÀ DOANH NGHIỆP
Thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp chỉ là một
dạng của thi hành án dân sự được phân biệt bởi đối tượng phải thi hành án là doanh
nghiệp. Trình tự thủ tục thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp phải thi hành án cũng
giống như các chủ thể phải thi hành án khác. Tuy nhiên vì tính đặc thù của chủ thể

phải thi hành án là doanh nghiệp nên khi tổ chức thi hành án đối với đối tượng này
cũng có một số nét đặc thù. Vì thế trước khi đi sâu vào nghiên cứu đề tài người viết
định hình một cái nhìn sơ khởi về thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là
doanh nghiệp thông qua nghiên cứu ở một số khía cạnh như khái niệm thi hành án dân
sự, khái niệm thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp, khái niệm các loại hình doanh
nghiệp, đặc điểm, ý nghĩa, vai trò của công tác thi hành án dân sự trong thi hành án
dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp.
1.1. Những khái niệm liên quan
Trong mục này người viết cung cấp cái nhìn sơ khởi nhất về đề tài thông qua
những khái niệm liên quan đó là khái niệm thi hành án dân sự và khái niệm doanh
nghiệp. Đối với khái niệm thi hành án dân sự người viết tập trung làm rõ hai khái niệm
bên trong đó là khái niệm thi hành án và khái niệm dân sự dựa trên những quan điểm
khác nhau thông qua những cách tiếp cận khác nhau. Đồng thời người viết cũng nêu
lên chính kiến cho vấn đề được nêu lên. Vì người phải thi hành án mà người viết đang
hướng tới là doanh nghiệp nên khái niệm doanh nghiệp phải được làm rõ trên nhiều
phương diện: chức năng, phát triển, hệ thống và pháp luật. Bên cạnh đó các khái niệm
về các loại hình doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2005 cũng được lồng ghép vào
để phân tích làm rõ.
1.1.1. Khái niệm thi hành án dân sự
Xét theo góc độ cú pháp Tiếng việt thì cụm từ thi hành án dân sự được cấu tạo
từ hai từ là thi hành án và dân sự. Vì vậy muốn hiểu rõ như thế nào là thi hành án dân
sự thì bắt buộc phải hiểu được như thế nào là thi hành án và như thế nào là dân sự.
Khái niệm thi hành án: Pháp luật thi hành án dân sự không đưa ra khái niệm
chính thức về thi hành án nên có nhiều quan điểm khác nhau dựa trên những lập luận
và cách tiếp cận khác nhau về thi hành án:
5


Thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp
Một số bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Thi hành án là giai đoạn cuối cùng của quá trình
tố tụng1. Theo quan điểm này thì việc điều tra, hoà giài, xét xử giải quyết vụ án thực ra
mới chỉ là những giai đoạn đầu của quá trình bảo vệ quyền lợi đương sự. Ở giai đoạn
này toà án mới chỉ quyết định về nội dung vụ án, mới chỉ xác định các quyền và nghĩa
vụ đương sự. Các quyết định của toà án muốn được trở thành hiện thực trong cuộc
sống thì phải thông qua việc thi hành. Tổng hợp các hành vi pháp lý thực hiện các
quyết định của toà án trong các bản án, quyết định được đưa ra thi hành thành một giai
đoạn độc lập của quá trình tố tụng. Căn cứ duy nhất để thi hành án là bản án, quyết
định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật. Tính lệ thuộc của thi hành án vào
công tác xét xử được thể hiện ở việc khẳng định xét xử là tiền đề của thi hành án.
Trong quá trình thi hành án vai trò và trách nhiệm của toà án gắn chặt với thi hành án
thể hiện ở trách nhiệm của toà án trong việc giải thích những điểm chưa rõ có sai sót
hoặc sai lầm về số liệu trong bản án, quyết định khi cơ quan thi hành án yêu cầu hoặc
thẩm quyền hoãn thi hành án theo thời gian luật định hay xem xét kháng nghị để xét
xử theo thủ tục giám đốc thẩm tái thẩm đối với những bản án quyết định có sai thủ tục
tố tụng khi Cơ quan thi hành án kiến nghị. Hậu quả pháp lý của việc xem xét theo trình
tự này có thể làm thay đổi kết quả thi hành án hay cách thức tiến hành thi hành án của
cơ quan thi hành án. Với lập luận này, thi hành án được hiểu là một giai đoạn kết thúc
của quá trình tố tụng.
Quan điểm thứ hai cho rằng thi hành án là hoạt động hành chính – tư pháp.
Theo quan điểm này quá trình tố tụng mà trọng tâm là hoạt động xét xử của Tòa án
chấm dứt khi toà án ra phán quyết nhân danh nhà nước, trong đó Toà án đã xác định
quyền và nghĩa vụ các bên, còn việc thi hành phán quyết đó là giai đoạn khác, không
thuộc quá trình tố tụng. Thi hành án không phải là giai đoạn tố tụng bởi vì “thi hành án
có mục đích khác với mục đích tố tụng, tố tụng là quá trình đi tìm sự thật của các vụ
việc diễn ra trên thực tế, trên cơ sở đó đưa ra phương án giải quyết vụ việc theo đúng
quy định của pháp luật, còn thi hành án là quá trình tiến hành các hoạt động nhằm
thực hiện các bản án quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật”2.
Quan điểm thứ ba cho rằng thi hành án là hoạt động tư pháp3. Quan điểm này
được lý giải bởi vì cái gốc của hoạt động thi hành án là bản án quyết định của Toà án

và các quyết định theo quy định của pháp luật. Khi thực hiện nhiệm vụ Cơ quan thi
hành án phải thi hành theo đúng quyết định của toà án chứ không theo mệnh lệnh hành
Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2003
Nguyễn Minh Tâm (2001), Thử bàn mấy vấn đề lý luận về thi hành án, Tạp chí luật học, số 2/2001.
3
Nguyễn Quang Thái : Đổi mới tổ chức và hoạt động của thi hành án dân sự ờ Việt Nam, Học viện chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, 2003
1
2

6


Thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp
Một số bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật
chính. Quan điểm này cũng cho rằng bản chất của việc thi hành án là như thế nào
không phụ thuộc nhiều vào chủ thể thực hiện nó mà phải xét đến bản chất của việc thi
hành án.
Quan điểm thứ tư cho rằng thi hành án là thủ tục tố tụng tư pháp 4. Theo quan
điểm này thì không nên hiểu hoạt động tố tụng chỉ là thưa kiện tại Toà án nói chung, là
hoạt động của cơ quan toà án xét xử để đi tìm chân lý mà cần xem xét đến bản chất
của tố tụng. Đó là việc thực hiện các quy định của pháp luật hình thức theo thủ tục
nhất định để giải quyết các quan hệ xã hội theo đúng sự điều chỉnh của pháp luật nội
dung nhằm đảm bảo lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tố
tụng được thực hiện bởi nhiều cơ quan, hoạt động nào tuân thủ quy định pháp luật hình
thức là hoạt động tố tụng. Ngoài ra nếu xét về tính chất của việc thi hành án thì tất cả
các bản án, quyết định của Toà án và phán quyết của Trọng tài đều có tính tư pháp
hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là không chỉ là việc xét xử mà bao gồm lĩnh vực bổ trợ tư
pháp. Vì tất cả những lý do nêu trên thi hành án được hiểu theo nghĩa rộng là thủ tục tố
tụng tư pháp.

Mỗi quan điểm được đưa ra đều dựa trên những cách nhìn, lập luận và cách tiếp
cận riêng. Các quan điểm trên đều có những lý lẽ làm người viết bị thuyết phục và
người viết tôn trọng những quan điểm trên. Tuy nhiên, người viết lại ủng hộ quan
điểm thứ tư hơn cả là coi thi hành án là thủ tục tố tụng tư pháp. Có thể nói quan điểm
thứ tư – coi thi hành án là thủ tục tố tụng tư pháp là quan điểm thoáng nhất trong tất cả
quan điểm được người viết nêu lên vì nó thoát khỏi những cái nhìn truyền thống về thi
hành án. Vì theo quan điểm này có nêu lên những quyết định của hoạt động bổ trợ tư
pháp cũng được tham gia vào hoạt động thi hành án mà những quan điểm khác không
đề cập tới. Hay nói cách khác các quan điểm khác chỉ xoáy vào các hoạt động xét xử
của toà án hay các phán quyết của Toà án là căn cứ để thi hành án mà quên rằng các
căn cứ để thi hành án không chỉ xuất phát từ cơ quan Toà án và những phán quyết của
Toà án. Mà theo quan điểm thứ tư thì tố tụng là hoạt động của nhiều cơ quan và hoạt
động nào tuân theo pháp luật hình thức quy định là hoạt động tố tụng. Bên cạnh những
phán quyết của Toà án được tổ chức thi hành thì những quyết định của Trọng tài,
quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành án
của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh cũng được đưa ra thi hành theo pháp luật thi
hành án. Vì vậy với cái nhìn thoáng hơn, người viết nhận thấy quan điểm thứ tư là hợp
lý hơn cả.

Lê Anh Tuấn : Đổi mới thủ tục thi hành án dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học luật Hà
Nội, 2004
4

7


Thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp
Một số bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật
Tóm lại theo quan điểm người viết thi hành án là thủ tục tố tụng tư pháp bao
gồm những hoạt động do Cơ quan thi hành án tiến hành theo trình tự, thủ tục theo quy

định của pháp luật nhằm đảm bảo các phán quyết của Toà án hoặc các quyết định của
các hoạt động tư pháp khác được thực hiện trên thực tế theo đúng quy định của pháp
luật nhằm đảm bảo lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo
vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Khái niệm dân sự: Hiện nay có hai ý kiến về nghĩa từ dân sự trong cụm từ thi
hành án dân sự là nghĩa từ dân sự theo nghĩa hẹp và nghĩa từ dân sự theo nghĩa rộng.
Nghĩa từ dân sự được hiểu theo nghĩa hẹp: Cơ sở để đưa ra ý kiến này xuất phát
từ Điều 1 Bộ luật dân sự 2005: “Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực
pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác, quyền và nghĩa vụ của
các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự). Theo cách hiểu
này thì những quan hệ dân sự xuất phát từ các quan hệ về nhân thân và tài sản trong
dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động.
Nghĩa từ dân sự theo nghĩa rộng: Theo pháp luật nhiều nước trên thế giới, việc
tổ chức thi hành các phán quyết có nguồn gốc pháp luật về nội dung là luật tư (luật dân
sự, luật kinh doanh thương mại, luật hôn nhân gia đình, luật lao động) được thực hiện
theo một thủ tục chung quy định trong bộ luật tố tụng dân sự. Trong trường hợp này có
thể nói nghĩa của từ dân sự còn bao gồm luôn cả những quan hệ dân sự xuất phát từ bộ
luật tố tụng dân sự bên cạnh các quan hệ dân sự kể trên.
Theo quan điểm của người viết ủng hộ với quan điểm thứ hai. Tuy nhiên với
góc độ thi hành án dân sự thì cần nên hiều thêm về nghĩa từ dân sự theo điều 1 Luật thi
hành án dân sự 2008: “Luật này quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành bản án,
quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất
chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định
hình sự, phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Toà án, quyết định xử lý
vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành án của Hội đồng xử
lý vụ việc cạnh tranh và quyết định của Trọng tài thương mại (sau đây gọi chung là
bản án, quyết định); hệ thống tổ chức thi hành án dân sự và Chấp hành viên; quyền,
nghĩa vụ của người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt

động thi hành án dân sự”.
8


Thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp
Một số bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật
Hai khái niệm thi hành án và khái niệm dân sự được làm sáng tỏa thì khái niệm
thi hành án dân sự cũng được hiểu như sau: Thi hành án dân sự là một loại của thi
hành án, vì vậy thi hành án dân sự cũng mang bản chất là thủ tục tố tụng tư pháp bao
gồm những hoạt động do Cơ quan thi hành án tiến hành theo trình tự, thủ tục theo quy
định của pháp luật nhằm đảm bảo các phán quyết về dân sự của Toà án hoặc các
quyết định Trọng tài thương mại, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến
tài sản của bên phải thi hành án của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh được thực hiện
trên thực tế theo đúng quy định của pháp luật nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa
1.1.2. Khái niệm doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một phạm trù tương đối rộng, vì vậy khi xây dựng khái niệm
như thế nào là doanh nghiệp thì có nhiều quan điểm của những nhà khoa học được đưa
ra dựa trên những những quan điểm lập luận thuyết phục mang ý nghĩa, nội dung nhất
định:
Xét theo quan điểm luật pháp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tư cách pháp
nhân, có con dấu, có tài sản, có quyền và nghĩa vụ dân sự hoạt động kinh tế theo chế
độ hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh tế trong phạm vi
vốn đầu tư do doanh nghiệp quản lý và chịu sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật
và chính sách thực thi.
Xét theo quan điểm chức năng: Theo quan điểm này doanh nghiệp được định
nghĩa như sau: Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức sản xuất mà tại đó người ta kết
hợp các yếu tố sản xuất khác nhau do các nhân viên của công ty thực hiện nhằm bán ra
trên thị trường những sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ để nhận được khoản tiền chênh
lệch giữa giá bán sản phẩm và giá thành sản phẩm ấy.

Xét theo quan điểm phát triển: Doanh nghiệp là cộng đồng người sản xuất ra
những của cải vật chất, nó sinh ra, phát triển, có những thất bại, có những thành công
có lúc vượt qua những thời kỳ nguy kịch và ngược lại có lúc phải ngừng sản xuất, đôi
khi tiêu vong do gặp phải những khó khăn không vượt qua được5.
Xét theo quan điểm hệ thống: Doanh nghiệp bao gồm một tập hợp các bộ phận
được tổ chức có tác động qua lại và cùng theo đuổi một mục tiêu. Các bộ phận tập hợp
trong doanh nghiệp bao gồm bốn phân hệ sau: Sản xuất, thương mại, tổ chức, nhân sự.
Trong bối cảnh khái niệm doanh nghiệp được nghiên cứu trong phạm vi luật
học nên khái niệm doanh nghiệp theo quan điểm pháp luật mà cụ thể được thể hiện
5

D. Larua.A Caillat: Kinh tế doanh nghiệp, Nhà xuất bản khoa học xã hội 1992

9


Thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp
Một số bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật
trong khoản 1 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 tỏ ra thích
hợp hơn: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng , có tài sản, có trụ sở giao dịch
ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực
hiện các hoạt động kinh doanh”6.
Khoản 2 Điều 4 cũng quy định rõ về kinh doanh: Kinh doanh là việc thực hiện
liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu
thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục tiêu sinh lợi7.
Theo khoản 1 Điều 4 Luật doanh nghiệp thì muốn trở thành doanh nghiệp theo
quy định của pháp luật thì phải đáp ứng một số điều kiện8:
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp: Tổ chức được hiểu
theo nghĩa thường là một nhóm người được sắp xếp theo một cơ cấu nhất định để hoạt
động vì một lợi ích hoặc một mục tiêu cụ thể nào đó. Doanh nghiệp là một tổ chức

kinh tế được lập ra vì mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận là mục đích hang đầu mà doanh
nghiệp hướng tới bên cạnh những mục tiêu xã hội. Doanh nghiệp phải được thành lập
hợp pháp theo quy định của pháp luật và được cơ quan nhà nước có tẩm quyền cấp
giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Giấy đăng ký doanh nghiệp là bằng chứng ghi
nhận sự hiện diện hợp pháp của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh.
Doanh nghiệp có tên riêng: Tên doanh nghiệp có một ý nghĩa quan trọng đối
với doanh nghiệp. Nó vừa đánh dấu quá trình hình thành và phát triển của doanh
nghiệp vừa là cơ sở để nhà nước thực hiện công tác quản lý, thêm vào đó tên doanh
nghiệp dùng để phân biệt các doanh nghiệp với nhau. Tên doanh nghiệp được đặt phải
tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp phải có tài sản: Tài sản doanh nghiệp được hình thành từ vốn góp
của các tổ chức cá nhân, vốn do doanh nghiệp tạo lập trong quá trình hoạt động. Tài
sản của doanh nghiệp là nền tảng để doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu kinh doanh
đeo đuổi lợi nhuận.
Doanh nghiệp phải có trụ sở giao dịch ổn định: Trụ sở giao dịch là nơi đặt cơ
quan điều hành của doanh nghiệp, là địa điểm giao dịch liên lạc của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải có trụ sở chính, ngoài ra doanh nghiệp còn có thể thành lập các chi
nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh… Trụ sở của doanh nghiệp phải đặt
trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ xác định9.
Khoản 1 điều 4 luật doanh nghiệp 2005
Khoàn 2 điều 4 luật doanh nghiệp 2005
8
Thạc sĩ Nguyễn Mai Hân, Bài giảng luật thương mại 2, Tủ sách khoa Luật Đại học Cần Thơ, 2012.
9
Điều 35 Luật doanh nghiệp 2005 sửa đổi bổ sung 2009
6
7

10



Thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp
Một số bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật
Xác định mục tiêu kinh doanh là thu lợi nhuận: Như đã nói từ trước, mục tiêu
lợi nhuận là mục tiêu cơ bản hàng đầu khi muốn thành lập doanh nghiệp. Mục tiêu này
cũng là một cơ sở để phân biệt doanh nghiệp với các tổ chức khác như cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, quỹ từ thiện.
Mặt khác có thể hiểu: “Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế được thành lập hợp
pháp, quy tụ các phương tiện tài chính, vật chất con người nhằm thực hiện các hoạt
động sàn xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ trên cơ sở tối đa lợi ích của
người tiêu dùng, thông qua đó tối đa hoá lợi ích của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp
các mục tiêu xã hội”.
Một số loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp hiện nay:
Dựa trên nền tảng là Luật doanh nghiệp 2005 sửa đổi bổ sung 2009 thì các nhà
nghiên cứu luật học cho rằng có 4 loại hình doanh nghiệp đó là Công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
Công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và
công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên)10: Công ty có tư cách pháp nhân
kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Chủ sở hữu công ty và
công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật công ty là pháp nhân, chủ sở
hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với chủ sở hữu công ty.
Thành viên của công ty: Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
thì được phản ảnh ở ngay tên gọi, thành viên của công ty chỉ là một, thoáng qua có thể
nhầm lẫn với doanh nghiệp tư nhân nhưng bản chất là hoàn toàn khác nhau ở tính trách
nhiệm hữu hạn. Còn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì số
lượng thành viên được khống chế ở mức tối thiểu là hai và mức tối đa là năm mươi
thành viên. Bản chất của loại hình doanh nghiệp này mang tính đóng chứ không mở
như công ty cổ phần, đặc tính này có liên quan chặt chẽ dến việc huy động vốn của
doanh nghiệp và cũng là điểm phân biệt cơ bản với công ty cổ phần. Công ty chịu
trách nhiệm hữu hạn, thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản

khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vốn vào doanh nghiệp. Công
ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn.
Công ty cổ phần11: Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần
bằng nhau gọi là cổ phần. Người chủ sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Mỗi cổ
đông có thể mua nhiều cổ phần. Công ty cổ phần có quyền phát hành nhiều loại cổ
10
11

Điều 38, điều 63 Luật doanh nghiệp 2005 sửa đổi bổ sung 2009
Điều 77 Luật doanh nghiệp 2005 sửa đổi bổ sung 2009

11


Thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp
Một số bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật
phần. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ
trường hợp đó là cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần của cổ đông sáng lập đăng ký
kinh doanh. Đây cũng là một đặc điểm phân biệt với công ty trách nhiện hữu hạn. Đối
với công ty trách nhiệm hữu hạn thì việc chuyển nhượng vốn góp của các thành viên
công ty bị hạn chế và việc chuyển nhượng này phải ưu tiên cho các thành viên khác
của công ty trong khi đó đối với công ty cổ phần thì được tự do chuyển nhượng.
Công ty cổ phần chịu trách nhiệm hữu hạn. Cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn
trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Công ty cổ phần được quyền phát hành chứng
khoán các loại ra công chúng để huy động vốn, cho thấy khả năng huy động vốn của
công ty là rất lớn, rộng rãi ra công chúng. Số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không
hạn chế số lượng tối đa. Thông thường số lượng cổ đông của công ty cổ phần thường
rất lớn.
Công ty hợp danh12: Công ty hợp danh là một doanh nghiệp mà trong đó phải
có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới

một tên chung gọi là thành viên hợp danh, ngoài các thành viên hợp danh có thể có
thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh là cá nhân chịu trách nhiệm vô hạn
bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Trong khi đó, thành viên
góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Công ty
hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh và không được phép phát hành bất cứ loại chứng khoán nào.
Doanh nghiệp tư nhân13: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá
nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động
của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào. Doanh
nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực
tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Chủ doanh nghiệp
tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Thông thường loại hình doanh
nghiệp này gắn với những hoạt động kinh doanh nhỏ và thường tạo được sự tin tưởng
lớn từ khách hàng thông qua tính chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản chủ
doanh nghiệp tư nhân.
1.2. Khái niệm và đặc điểm của thi hành án dân sự đối với người phải thi
hành án là doanh nghiệp

12
13

Điều 130 Luật doanh nghiệp 2005 sửa đổi bổ sung 2009
Điều 141 Luật doanh nghiệp 2005 sửa đổi bổ sung 2009

12


Thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp
Một số bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật

Thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp xét cho cùng đó chính là thi hành án
dân sự. Vì vậy trong phạm vi bài viết, người viết định nghĩa thi hành án dân sự đối với
người phải thi hành án là doanh nghiệp dựa trên nền tảng khái niệm về thi hành án dân
sự. Bên cạnh đó những đặc điểm của thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án
là doanh nghiệp cũng được người viết đưa ra phân tích. Vì doanh nghiệp là chủ thể
phải thi hành án mang tính đặc thù nên ngoài việc mang đầy đủ những đặc điểm của
hoạt động thi hành án dân sự thì còn mang những đặc điểm riêng mang tính đặc thù.
Chính những đặc điểm riêng này góp phần làm nên khác biệt cho hoạt động thi hành
án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp.
1.2.1. Khái niệm thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh
nghiệp
Trước tiên phải khẳng định thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp là thi hành
án dân sự. Mà đã là thi hành án dân sự thì phải có bản chất và đặc điểm của thi hành án
dân sự. Tuy nhiên, điều khác biệt duy nhất của thi hành án dân sự đối với doanh
nghiệp chính là ở chổ người phải thi hành án là doanh nghiệp. Trong khi đó người phải
thi hành án có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức14. Trong đó, tổ chức mà pháp luật thi
hành án đề cập tới có nhiều loại nhưng hướng đến nhiều hơn cả đó chính là doanh
nghiệp. Hay nói cách khác thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp là một mảng nhỏ
của thi hành án dân sự, nhưng mang đầy đủ những đặc trưng của hoạt động thi hành án
dân sự.
Tóm lại có thể hiểu thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp là thủ tục tố tụng
tư pháp bao gồm những hoạt động do cơ quan thi hành án tiến hành theo trình tự, thủ
tục theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo các phán quyết về dân sự theo nghĩa
rộng của Toà án hoặc các phán quyết về dân sự theo nghĩa rộng của Trọng tài thương
mại, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến phần tài sản của doanh nghiệp
phải thi hành án của Hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh được thực hiện trên thực tế
theo đúng quy định của pháp luật nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

1.2.2. Đặc điểm của thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp phải thi hành án

Thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp mang đầy đủ
những đặc điểm của hoạt động thi hành án nói chung. Do đó nó có những đặc điểm
sau:
14

Khoản 3 điều 3 Luật thi hành án dân sự

13


Thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp
Một số bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật
Thi hành án dân sự là hoạt động mang tính tài sản: Quan hệ dân sự là quan hệ
giữa người với người. Nếu loại bỏ yếu tố tình cảm, cảm xúc thì còn lại quan hệ lợi ích
với nhau mà biểu hiện cốt lõi và cơ bản nhất của lợi ích chính là tài sản. Một khi tài
sản có tranh chấp mà được giải quyết bằng luật pháp bởi cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo đúng quy định của pháp luật thì sẽ được Cơ quan thi hành án tiến hành thi
hành án. Có thể nói bản chất các quan hệ dân sự là quan hệ mang tính chất tài sản
chính vì thế mà quá trình thi hành án dân sự cũng mang tính chất tài sản.
Thi hành án dân sự là hoạt động mang tính định đoạt: Xuất phát từ quyền tự
định đoạt của các chủ thể trong luật dân sự. Chủ thể có quyền được yêu cầu chủ thể
khác thực hiện những hành vi nhất định hoặc không thực hiện những hành vi nhất định
để đảm bảo lợi ích. Có thể đơn cử trường hợp để chứng minh cho quyền tự định đoạt
trong thi hành án dân sự: Một khi trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân sự về tài sản
được đặt ra đúng theo bản án, quyết định thì đồng nghĩa với việc xác định được chủ sở
hữu của khối tài sản đó và chủ sở hữu khối tài sản được chuyển giao là người được thi
hành án. Tuy nhiên, xuất phát từ quyền tự định đoạt của đương sự trong pháp luật dân
sự mà người được thi hành án có thể từ bỏ quyền sở hữu tài sản đó và không bắt buộc
người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án với mình. Trong thi hành án
dân sự thì từ bỏ quyền sở hữu tài sản xảy ra khi người được thi hành án từ bỏ quyền

yêu cầu thi hành án theo quy định tại Điều 7 Luật thi hành án dân sự 2008 đối với
những trường hợp thi hành án dân sự theo đơn yêu cầu.
Thi hành án dân sự là hoạt động mang tính thoả thuận. Tự nguyện thoả thuận
là một đặc trưng của ngành luật dân sự. Pháp luật công nhận sự thoả thuận của người
được thi hành án và người phải thi hành án về việc chấp hành những phán quyết của
toà án và những quyết định của Trọng tài thương mại, quyết định của Hội đồng xử lý
vụ việc cạnh tranh liên quan đến tài sản của người phải thi hành án, nếu sự thoả thuận
đó không trái với pháp luật và đạo đức xã hội. Nếu nghĩa vụ thi hành án dân sự không
phải thuộc các khoản chủ động thi hành hành án thì trong mọi trường hợp người được
thi hành án và người phải thi hành án đều có quyền thỏa thuận về nghĩa vụ thi hành án.
Thỏa thuận thi hành án có thể được thể hiện thông qua việc xác định lại phạm vi trách
nhiệm thực hiện nghĩa vụ thi hành án giữa người được thi hành án và người phải thi
hành án, thỏa thuận về thời hạn thực hiện nghĩa vụ thi hành án, thỏa thuận về tiến độ
thực hiện nghĩa vụ thi hành án... có thể sự thỏa thuận đó không đúng như bản án, quyết
định được đưa ra thi hành nhưng miễn sao những thỏa thuận đó xuất phát từ ý chí tự
nguyện của các đương. Những thỏa thuận thi hành án được Cơ quan thi hành án tôn
trọng và không can thiệp vào ngoại trừ việc Chấp hành viên có thể chứng kiến việc
14


Thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp
Một số bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật
thỏa thuận theo yêu cầu của đương sự. Thỏa thuận trong đặc điểm này đơn thuần chỉ là
sự thỏa thuận giữa các đương sự, tuyệt nhiên không có sự tham gia của Cơ quan thi
hành án với tư cách một bên của thỏa thuận bởi vì đơn giản Cơ quan thi hành án tham
gia vào quan hệ thi hành án với tư cách của một Cơ quan nhà nước thực hiện chức
năng tổ chức thi hành án.
Thi hành án dân sự là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước. Hoạt động thi
hành án có phương pháp điều chỉnh mang tính quyền lực nhà nước là mệnh lệnh quyền
uy phục tùng. Các phán quyết của toà án, các quyết định của Trọng tài thương mại,

Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh được đảm bảo thi hành trên thực tế thông qua Cơ
quan thi hành án. Quyền lực nhà nước được thể hiện ra bên ngoài bởi những cá nhân
có thẩm quyền như Thủ trưởng, phó Thủ trưởng Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên.
Những cá nhân này có thẩm quyền ra các quyết định về thi hành án dân sự theo đúng
trách nhiệm, quyền hạn được quy định trong Luật thi hành án dân sự 2008 buộc các
đương sự phải tuyệt đối chấp hành như: Quyết định thi hành án dân sự, quyết định áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành
án dân sự, quyết định cưỡng chế thi hành án dân sự, quyết định hoãn thi hành án dân
sự, quyết định tạm hoãn thi hành án dân sự, quyết định đình chỉ thi hành án dân sự... Ở
đặc điểm này nhấn mạnh vai trò của Cơ quan thi hành án được coi như là một công cụ
của Nhà nước đảm bảo cho công lý được thực thi bằng các biện pháp mà biện pháp
cuối cùng thể hiện mạnh mẽ quyền lực Nhà nước là cưỡng chế thi hành án.
Hoạt động thi hành án dân sự phải tuân thủ những trình tự, thủ tục chặt chẽ do
pháp luật quy định. Hoạt động thi hành án dân sự là hoạt động mang nhiều ý nghĩa và
có một vai trò không nhỏ trong đời sống. Mọi sự sai xót dù là nhỏ cũng gây nên hậu
quả nghiêm trọng cho các bên đương sự và Nhà nước. Trong quan hệ thi hành án dân
sự Nhà nước sử dụng quyền lực công để đảm bảo thi hành án, nhưng Nhà nước cũng
không cho phép Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên lạm dụng quyền lực. Nhà nước
quy định hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự một cách chi tiết,
cụ thể, khoa học, chặt chẽ bao gồm các nguyên tắc, trình tự thủ tục trong thi hành án
dân sự nhằm tạo cơ sở pháp lý cho Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên thực hiện
nhiệm vụ thực thi các bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Trọng tài thương
mại, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh trên
thực tế. Trình tự thủ tục thi hành án không được quy định hoặc quy định không rõ
ràng, không khoa học sẽ dẫn đến việc áp dụng không đúng pháp luật, làm phức tạp quá
trình thi hành án, gây lãng phí tốn kém kinh phí, không kịp thời, không đảm bảo lợi
ích Nhà nước, quyền và lời ích hợp pháp của đương sự dẫn đến khiếu kiện bức xúc
15



Thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp
Một số bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật
kéo dài. Vì vậy hoạt động thi hành án dân sự phải tuân theo một trình tự, thủ tục chặt
chẽ được quy định cụ thể trong Luật thi hành án dân sự 2008 và các văn bản hướng
dẫn thi hành.
Trong quá trình thi hành án dân sự Chấp hành viên, cán bộ thi hành án độc lập
và chỉ tuân theo pháp luật. Sống và làm việc theo pháp luật là tư tưởng chỉ đạo của
Đảng và nhà nước nhằm góp phần làm cho ý thức pháp luật của mọi thành phần trong
quần chúng nhân dân được nâng cao. Còn đối với Chấp hành viên, cán bộ thi hành án
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật lại có một ý nghĩa khác. Khi chấp hành viên, cán bộ
thi hành án chấp hành nhiệm vụ, khi đó họ thay mặt Nhà nước đảm bảo cho công lý
được thực thi. Vì vậy, cái mà chấp hành viên, cán bộ thi hành án dựa vào để đảm bảo
cho công lý được thực thi chỉ có thể là pháp luật. Bởi vì pháp luật là đại diện cho
những lý lẽ phải. Và chỉ khi tuân theo pháp luật thi thi hành nhiệm vụ thì tính độc lập
được thể hiện. Luật thi hành án dân sự 2008 không quy định chính thức về nguyên tắc
này nhưng có thể dựa vào những quy định riêng lẻ của pháp luật quy định về trách
nhiệm, quyền hạn, những việc được làm, những việc không được làm của Thủ trưởng,
phó Thủ trưởng Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên mà có thể khái quát thành
nguyên tắc trên. Chứng minh cho điều này thì có thể đơn cử trường hợp như sau: Khi
Cơ quan thi hành án nhận được yêu cầu thi hành án dân sự thì Thủ trưởng Cơ quan thi
hành án căn cứ vào những quy định của pháp luật thi hành án để ra quyết định thi hành
án và sau đó phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành. Trong phạm vi trách nhiệm,
quyền hạn của mình Chấp hành viên có thể thực hiện các hành vi, ra các quyết định
như xác minh tài sản thi hành án, triệu tập đương sự, quyết định áp dụng biện pháp
cưỡng chế và lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án... miễn sao những quyết định đó
đúng thẩm quyền theo quy định pháp luật mà không phải phụ thuộc vào những chỉ đạo
xen ngang của cấp trên.
Bên cạnh những đặc điểm chung của thi hành án dân sự thì thi hành án dân sự
đối với doanh nghiệp còn có những đặc điểm đặc thù cơ bản như sau:
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ nhân danh cho doanh

nghiệp để thực hiện các hành vi liên quan đến nghĩa vụ thi hành án của doanh nghiệp.
Mặc dù chủ thể phải thi hành án được xác định trong bản án, quyết định là doanh
nghiệp nhưng người thay mặt cho doanh nghiệp phải thi hành án thực hiện các hành vi
để thực hiện trách nhiệm thi hành án của doanh nghiệp lại là cá nhân đại diện theo
pháp luật của doanh nghiệp đó bởi doanh nghiệp là một tổ chức vì thế không thể tự
mình xác lập hành vi được. Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà người đại diện theo
pháp luật của doanh nghiệp có thể là chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc), Chủ tịch
16


×