Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

nhà nước phong kiến Việt Nam thời vua Lê Thánh Tông đã tiếp thu chọn lọc và sáng tạo mô hình quân chủ quan liêu chuyên chế của Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.77 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

MỞ BÀI
Trải qua quá trình phát triển của chế độ phong kiến ở mỗi thời kỳ,
các triều đại đều ra sức xây dựng, củng cố, ngày càng hoàn thiện mô
hình nhà nước để xây dựng nhà nước vững mạnh, tập trung và thống
nhất. Nhà lê sơ với một nghìn năm trị vì và cũng là thời kỳ hoàng kim
của chế độ phong kiến. Đặc biệt là thời đại vua Lê Thánh Tông tiếp thu
có chọn lọc và sáng tạo mô hình nhà nước quân chủ quan liêu chuyên
chế của nhà nước phong kiến Trung Quốc. Vì thế nhóm em tìm hiểu vấn
đề: “nhà nước phong kiến Việt Nam thời vua Lê Thánh Tông đã tiếp thu
chọn lọc và sáng tạo mô hình quân chủ quan liêu chuyên chế của Trung
Quốc”.

1


NỘI DUNG
I.

Nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế và tổ chức bộ máy

nhà nước thời nhà Minh
1.

Khái niệm nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.
Nền quân chủ chuyên chế chính là một hình thức tổ chức quyền lực
nhà nước mà ở đó mọi quyền lực nhà nước tập trung vào trong tay một
vị vua được hình thành bằng con đường cha truyền con nối. Quyền lực
của nhà vua là tối thượng và không chịu bất cứ một sự hạn chế nào. Bộ
máy nhà nước và hệ thống quan lại từ trung ương đến địa phương chỉ là


công cụ của nhà vua nhằm thực hiện sự cai trị của mình.

2.

Tổ chức bộ máy nhà minh.
Năm 1368, Chu Nguyên Chương đã lãnh đạo phong trào khởi nghĩa
nông dân chống lại nhà Nguyên đã thành công. Ông đã lên ngôi hoàng
đế và sáng lập ra triều Minh.
Để xây dựng một đế chế hùng mạnh và kiểm soát được quyền lực
trong cả nước, ổn định tình hình kinh tế - chính trị sau những năm tháng
loạn lạc do chiến tranh gây ra, Minh Thái Tổ đã đề ra một cuộc cải cách
2


lớn về bộ máy nhà nước, làm cho cơ chế thực hiện quyền lực quân chủ
phát triển đến mức chuyên chế cực đoan.
Về quyền lực: Vua là người có quyền lực tối thượng, nhà vua tiến
hành bãi bỏ chức tể tướng( Sau vụ phản loạn Hồ Duy Dung) để tránh sự
lạm dụng quyền lực của tể tướng, ảnh hưởng đến quyền lực của nhà vua.
Lập ra lục bộ gồm có: bộ hộ, bộ lễ, bộ binh, bộ hình, bộ lại, bộ
công.Từng bộ này phải chịu trách nhiệm trực tiếp với nhà vua. Ngoài ra
còn có các cơ quan khác như Hàn lâm viện, quốc tử giám, tư thiên
giám...
Quân đội : đặt ra ngũ quân đô đốc phủ (trung, tả, hữu, tiền, hậu). Khi
có chiến tranh, Hoàng Đế cử tướng soái chỉ huy quân đội, khi kết thúc
họ trả ấn tín cho nhiệm sở. Bằng cách đó, xây dựng đ ược một hàng ngũ
võ quan có tài và vua trực tiếp nắm chắc được quân đội.
Nguyên tắc : - Bỏ bớt khâu trung gian, Hoàng Đế trực tiếp chỉ huy
các chức quan quan trọng.Quyền hành không tập trung vào một quan
chức mà được tản ra nhiều cơ quan khác nhau như Lục bộ, Tam ti.

II. Tổ chức bộ máy nhà nước thời lê thánh tông.
1.

Vua
Sau cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông, bộ máy nhà nước được tổ
chức theo hướng “tập trung tuyệt đối quyền lực nhà nước vào trong tay
3


nhà vua theo nguyên tắc tôn quân quyền” của nho giáo và tăng cường
hiệu lực của bộ máy quan liêu, cũng tức là nâng cao sự thể hiện quyền
lực của hoàng đế. Biểu hiện của sự tập trung quyền lực vào tay nhà vua
được thể hiện ở việc: nhà nước đã bỏ một số chức quan, cơ quan và cấp
chính quyền trung gian để đảm bảo sự tập trung quyền lực vào tay vua.
Nhằm ngăn chặn sự lạm quyền hoặc tiếm quyền, để nhà vua trực tiếp
nắm các cơ quan chủ yếu và trọng yếu trong triều, Lê Thánh Tông đã cải
tổ đối với các chức quan to ở trong triều đình. Như bãi bỏ chức tể tướng.
Tể tướng là người chỉ đứng dưới một người là vua và đứng trên hàng
vạn người. Việc bãi bỏ chức tể tướng nó chứng minh được quyền hành
tối cao của vua, bãi bỏ chức đại hành khiển, quan đại thần, ba chức tư
cũng bị bãi bỏ. Việc cải cách theo hướng tập trung quyền lực vào tay
vua – người đứng đầu của một nước như vậy có những mặt thuận lợi
cũng như hạn chế nhất định.
Thuận lợi: quyền lực sẽ được thống nhất vì tập trung hết vào tay
vua. Vua sẽ dễ bề cai quản. Quan hệ quần thần với nhau và giữa vua và
quần thần sẽ ít có mâu thuẫn, triều đình phần nào được hòa thuận hơn.
Khó khăn: nếu như được người vua yêu nước, thương dân thì việc
tập trung quyền sẽ phát triển được đất nước. Nhưng nến người vua ấy
4



vừa là một hôn quân, không chăm lo cho nhân dân mà chỉ biết trục lợi,
nghĩ cho bản thân thì việc tập trung quyền lực sẽ làm cho đời sống kinh
tế - xã hội của đất nước trở nên trì trệ, cuộc sống người dân cơ cực, lầm
than, đất nước sẽ không phát triển được.
2.

Chính quyền trung ương
Những cuộc cải tổ của vua Lê Thánh Tông đã đưa nhà nước Lê sơ
tới một mô hình tổ chức hoàn thiện- mô hình tổ chức chính quyền phong
kiến hoàn bị.
Ở trung ương, đứng đầu là nhà vua. Nhà vua là người có quyền lực
tối cao, nắm cả thần quyền và thế quyền. Về thần quyền, nhà vua là vị
giáo chủ độc nhất và cao nhất trong cả nước. Về thế quyền, nói theo
ngôn ngữ hiện đại ngày nay, nhà vua nắm toàn bộ quyền lập pháp (ban
hành pháp luật), hành pháp (thi hành pháp luật) và tư pháp (xét xử bảo
vệ pháp luật). Nhiều quyền lực như vậy nhưng quyền lực của nhà vua
cũng không phải tuyệt đối, mà ít nhiều cũng bị giới hạn.
Vua Lê Thánh Tông đã lập ra đầy đủ các thiết chế như: các Bộ, Tự,
Khoa và Viện.
5


Lục bộ gồm có Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Lễ, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Công.
Ban đầu khi vua Lê Thái Tổ lên ngôi chỉ có hai Bộ là Bộ Lễ và Bộ Lại.
Đến đời Lê Nghi Dân (1459), triều đình mới chính thức được tổ chức
dựa theo hệ thống của Trung Hoa đặt đủ Lục bộ. Lê Thánh Tông sau này
tiếp tục kế thừa và hoàn thiện chức năng của thiết chế Lục Bộ này. Về
chức năng, Bộ lại là Bộ giữ việc quan tước, phong tước, thuyên chuyển,
bãi truất, thăng trưởng, bổ sung quan lại. Bộ Hộ quản lí ruộng đất, nhân

khẩu, thu phát bổng lộc, đồ cống nạp, thuế khóa, muối và sắt. Bộ Lễ
quản lí về lễ nghi và đào tạo bao gồm các công việc như tế tự, yến
tiệc,trường học, thi cử, áo mũ, ấn tín, phù hiệu, chương tấu, biểu văn, sứ
thần cống nạp, các quan chầu mừng, tư thiên giám, thuốc thang. Bộ Binh
quản lí về quân sự như binh nhung, quân cấm vệ,xe ngựa, khí giới, giữ
việc biên giới, tuyển dụng chức võ. Bộ Hình quản lí về vấn đề luật lệnh
và xét xử người phạm tội ngũ hình. Bộ Công quản lí việc xây dựng
thành hào, cầu cống đường sá, việc thợ thuyền, tu sửa xây dựng, quản lí
tài nguyên.
Vua Lê Thánh Tông cũng đặt thêm Lục Tự. Về mặt chức năng, Lục
Tự trông coi công việc nghi lễ trong triều. Đứng đầu các Tự là các chức
6


quan như: Quan Lộc Tự Khanh, Hồng Lô Tự Khanh, Hồng Lô Tự Thiếu
Khanh, Thái Thường Tự Khanh, TháiThường Thiếu Khanh và Đại Lý
Tự Khanh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Ngoài ra, còn có Lục
Khoa. Chức năng của Lục Khoa là giám sát công việc củ Lục Bộ. Lục
Khoa bao gồm: Lại Khoa, Hộ Khoa, Lễ Khoa, Binh Khoa, Hình Khoa và
Công Khoa (tương ứng với Lục Bộ). Các cơ quan này có quyền hặc tấu
lên nhà vua về công việc của Lục Bộ. Bên cạnh cơ quan này còn có các
Viện như: Cơ Mật Viện, Hàn Lâm Viện, Ngự sử đài, Quốc Tử giám,
Quốc sử Viện, Thái Y Viện
Về cơ bản, công cuộc cải tổ của vua Lê Thánh Tông là nhằm tập
trung tuyệt đối quyền lực vào người đứng đầu nhà nước là nhà vua, tăng
cường sức mạnh của bộ máy quan liêu. Lê Thánh Tông đã bãi bỏ một số
chức quan, cơ quan và các cấp chính quyền trung gian, thành lập các cơ
quan giám sát để ngăn ngừa sự lạm quyền giữa các thiết chế trong bộ
máy nhà nước. so với các thời kì trước đó như thời Lý- Trần- Hồ, thì
thời kì này bộ máy nhà nước hoàn bị hơn hẳn, bên cạnh việc phân công

chức năng, nhiệm vụ tương đối rõ ràng giữa các cơ quan còn có cả
những thiết chế giám sát, phản biện như Lục khoa và đặc biệt là cơ quan
7


Ngự sử đài. Bộ máy thời kì này đã có nhiều chức quan hơn, được
chuyên môn hóa hơn so với thời kì trước mà chính ở việc đã có sự xuất
hiện của những thiết chế và cách thức giám sát quyền lực, mặc dù tính
chất, mức độ còn rất sơ khai.
3.

Chính quyền địa phương.
Tuy tiếp thu hệ thống “Tam ty” thời Minh nhưng ông không học
theo một cách máy móc mà đã có sự sáng tạo chọn lọc, sự sáng tạo này
được thể hiện ở việc Lê Thánh Tông đã rất chú trọng cải tổ cấp xã:
- Về tổ chức: Ông chia nhỏ các xã ra dựa trên quy mô của các hộ: đại
xã trung xã và tiểu xã có trên dưới 100 hộ.
- Về tiêu chí chọn xã trưởng: bên cạnh việc để dân trong xã bầu ra
xã trưởng của mình rồi đưa lên cấp trên chuẩn y thì ông còn đạt ra các
tiêu chuẩn của xã trưởng đó. Đây là lần đầu tiên trong các nhà nước
phong kiến Việt Nam quy định các tiêu chuẩn của xã trưởng. Như vậy
chọn người đứng đầu làng xã có uy tín thì mới cai trị được địa phương.
- Trong việc xây dựng hương ước: cùng với việc đặt ra các tiêu
chuẩn của xã trưởng là việc hạn chế và kiểm duyệt hương ước : “ Các
làng không nên có khoán ước riêng, vì đã có pháp luật chung của nhà
8


vua; làng nào có những tục lệ khác lạ thì có thể cho lập khoán ước và
đặt ra những lệ cấm…” với biện pháp này ông đã tìm

cách can thiệp sâu vào làng xã nhằm hạn chế tính tự quản của làng xã
góp phần củng cố nền quân chủ chuyên chế.
- Thứ tư là chia quân điền theo phần.
Như vậy trong việc cải tổ bộ máy nhà nước Lê Thánh Tông đã chú
trọng nhất tới cấp đạo và cấp xã qua đó nhằm tăng cường sự chi phối
của triều đình và hạn chế quyền lực ở địa phương. Công cuộc cải cánh
của Ông là nhằm gần dân đến với dân về mọi mặt kinh tế, pháp luật ,
quản lý…
4.

Tổ chức quân đội.
Song song với việc xây dựng bộ máy quân chủ quan liêu, nhà Lê rất
chăm lo xây dựng và củng cố quốc phòng. Trải qua các triều Thái Tông,
Nhân Tông, Nghi Dân thì đến thời Lê Thánh Tông, binh chế được xây
dựng rất chu đáo và chặt chẽ, có sự cải cách rõ rệt.
a. Về phương thức tuyển quân và luyện quân

9


Ở thời Lê Thánh tông, chế độ tuyển lính được quy định chặt chẽ. Dân
định (nam giới) từ 18 tuổi trở lên đều phải đăng kí hộ tịch và được chia
làm 5 hạng: tráng hạng, quân hạng, dân hạng, lão hạng và cố cùng hạng.
Nhà nào có 3- 4 dân đinh (suất đinh) thì một người bổ tráng hạng, một
vào quân hạng, 1- 2 vào dân hạng. Nhà nào có năm dân đinh trở lên thì
bổ hai vào tráng hạng, một vào quân hạng. Những giám sinh ở Quốc tử
giám và con các quan văn võ từ lục phẩm trở lên được miễn đi lính.
Quân lính thời này tổng số dao động trong khoảng 30- 40 vạn lính. Tuy
nhiên, do việc thực hiện chính sách “Ngụ binh ư nông” trong thời bình,
quân sĩ được luân phiên nhau, một nửa tại ngũ, còn một nửa được về

nhà làm ruộng nên tổng số quân ngũ thời bình chỉ khoảng 25 vạn lính.
Về chế độ luyện tập cũng được quy chế hóa theo từng binh chủng.
b. Về phương thức tổ chức quân đội
Quân đội thời Lê Thánh Tông được chia thành các vệ, mỗi vệ lại
được chia ra thành các sở hoặc ti, mỗi sở có 400 người, mỗi ti có 100
người. Mỗi sở lại được chia ra thành các đội, mỗi đội có 20 người.

10


Về việc phân bổ lực lượng, quân đội thời này được chia ra làm hai
loại: Quân cấm vệ bảo vệ kinh thành (gọi là Cấm binh hoặc Thân binh)
và ngoại binh trấn giữ các đạo.Thân binh gồm 2 vệ Kim ngô và Cẩm y,
4 vệ Hiệu lực, 4 vệ Thần vũ, 6 vệ Điện tiền, 4 vệ Thuần tượng, 4 vệ Mã
bế.
Vua Lê đặt quân Ngũ phủ, mỗi phủ gồm 6 vệ, mỗi vệ có 5-6 sở.
5.

Quan chế.
Chính sách sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông có nhiều điểm
mới, đáng nghiên cứu, học hỏi, thể hiện trên các mặt sau :

-

Về tước vị của quan lại, quý tộc:Dưới thời vua Lê Thánh Tông các quan
thường được ban tước đi liền với bổ chức theo Hoàng Triều quan chế

-

bao gồm 3 loại tước vị cơ bản: tước, phẩm, tư.

Về tuyển dụng: Hai đối tượng chính mà thời Lê Thánh Tông tuyển dụng
gồm những người chưa từng làm quan và những người đang làm quan
nhưng cần thăng giáng, thuyên chuyển hoặc phải “đào tạo lại”. Trong
đó, những người chưa từng làm quan chủ yếu gồm những người được
đào tạo bằng con đường học hành, khoa cử là đối tượng được triều đình
chú trọng và đặt ưu tiên hàng đầu trong việc tuyển dụng; chỉ có một số ít
11


là nhờ vào cha ông mà được làm quan.Khoa cử là phương thức chủ yếu
được sử dụng để tuyển lựa quan lại. Việc tuyển bổ quan lại hằng năm

-

đều có một lần thuyên chuyển và tuyển bổ lớn.
Về sát hạch và thăng giám quan lại:Dựa vào tính liêm khiết và mẫn cán

-

của quan lại là cơ sở để thăng, giáng hoặc sa thải quan lại
Về sắp xếp, bố trí quan lại: Trong việc sắp xếp, bố trí quan lại, đáng chú
ý là luật hồi tỵ. Theo luật hồi tỵ, những người có quan hệ huyết thống,
đồng hương, thầy trò, bạn bè không được cùng làm quan hay làm việc ở
một địa phương, công sở. Đây là một chính sách quản lý quan lại giúp
ngăn chặn tệ lợi dụng quan hệ thân tộc để gây bè, kéo cánh, được lịch sử
đánh giá là chế độ quản lý quan lại thành công của thời đại phong kiến
Việt Nam.

KẾT BÀI
Nhờ có sự chọn lọc có sáng tạo, mà mô hình nhà nước quân chủ quan

liêu chuyên chế của nhà vua Lê rất thành công để trị vì đất nước, không
những thế, những nét tiêu biểu, đặc sắc, nổi bật của mô hình nhà nước
của thời vua Lê Thánh Tông vẫn còn ảnh hưởng cả những giai đoạn sau
này.
12



×