Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Giáo dục gia đình ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.7 KB, 19 trang )

TIỂU LUẬN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG

Mục Lục

Lời mở đầu
Gia đình là ngôi trường đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Là
nơi mà nhân cách con người hình thành và phát triển thông qua việc dạy dỗ
của các thành viên khác trong gia đình mà nhất là cha mẹ. Ma-hat-ma Gan-di
đã từng nói: "Không có một ngôi trường nào tốt bằng gia đình và không có
Trang 1


TIỂU LUẬN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
người thầy nào tốt như cha mẹ." Từ đó quan điểm giáo dục hiện nay coi gia
đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em. Trẻ em là những chủ nhân
tương lai của đất nước. Đất nước muốn phát triển thì chủ nhân phải là những
con người có nhân cách tốt mà nhân cách ấy lại được hình thành trong môi
trường gia đình. Mà giáo dục gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến những chủ
nhân tương lai của đất nước từ đó quyết định đến sự tồn tại và phát triển đất
nước.

Hiện nay, nhiều quốc gia đã nhận thức sâu sắc về ý

nghĩa của giáo dục gia đình nên đã quan tâm, đầu tư phát triển mạnh mẽ và đã
trở thành một cuộc cách mạng trên thế giới-cách mạng giáo dục gia đình từ
sớm. Giáo dục gia đình không phải chỉ mới xuất hiện, nó xuất hiện từ rất sớm
khi con người biết thu nhận những kinh nghiệm và truyền lại cho thế hệ con
cháu. Tuy nhiên, sau những nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra gia đình
ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ thì xã hội mới
chú trọng quan tâm đến giáo dục trong gia đình. Từ những lý do trên và sự chỉ
bảo tận tình của thầy trong các giờ học trên lớp em quyết định chọn đề


tài:"Giáo dục gia đình ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách
của trẻ" để làm bài tiểu luận cuối kỳ của mình. Tuy nhiên, bài tiểu luận này
của em không thể không có những thiếu sót, kính mong được sự chỉ bảo và
đóng góp ý kiến của thầy để bài tiểu luận này cũng như những bài tiểu luận
sau của em được được hoàn thiện hơn.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng
Sản Việt Nam khóa XI có ghi:" ...Tạo lập môi trường sống an toàn, thân thiện,
phát triển toàn diện cho thanh, thiếu niên, trẻ em. Quan tâm chăm sóc và phát
huy vai trò người cao tuổi. Chú trọng công tác gia đình, thực hiện bình đẳng
giới và giảm mất cân bằng giới tính trẻ sơ sinh...".

Trang 2


TIỂU LUẬN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
I. GIÁO DỤC GIA ĐÌNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHÂN CÁCH TRẺ
1.Giáo dục gia đình là gì?
Giáo dục là những hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống
đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối
tượng ấy dần dần có những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra. Giáo
dục gia đình cũng như khái niệm giáo dục nhưng được thực hiện trong gia
đình của mỗi chúng ta.
Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi
các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ
nuôi dưỡng hoặc quan hệ giáo dục.
Giáo dục gia đình là một hoạt động vô cùng tinh tế, là sự hội tụ của
toàn bộ sức mạnh truyền cảm, đồng cảm giữa cha mẹ và con cái. Kết quả giáo
dục trẻ ở trong gia đình không phụ thuộc nhiều vào các điều kiện vật chất kinh
tế, mà có khi chịu ảnh hưởng sâu sắc của các yếu tố tinh thần khác. Những đứa

trẻ dù ở trong hoàn cảnh khác nhau nhưng nếu như được sự giáo dục tốt từ gia
đình sẽ có điểu kiện thuận lợi để phát triển toàn diện, trước hết là trở thành
một người tốt.
2.Giáo dục gia đình ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ
Gia đình là điểm tựa lớn nhất trong cuộc đời mỗi con người, là nơi ta
sinh ra, lớn lên và được học những bài học đầu tiên. Gia đình là nơi gần gũi,
gắn bó nên những bài học nơi đây thường hằn sâu và có ảnh hưởng lớn đến
con người của chúng ta sau này. Mà người trực tiếp dạy những bài học học đó
cho ta không ai khác ngoài những người thân trong gia đình mà chủ yếu nhất
là cha mẹ. Những bài học trong gia đình thường được truyền dạy một cách tự
nhiên nên dễ tiếp thu mà lại in sâu vào trong trí nhớ. Quá trình truyền dạy đó
là một quá trình lâu dài và bền bỉ từ khi ta sinh ra cho đến khi những người lớn
hơn ta trong gia đình đã bước sang một thế giới khác thì quá trình đó mới
dừng lại ở một con người.
Cha mẹ giáo dục con cái bởi vì đó là trách nhiệm, tình cảm, quyền uy
và đó cũng chính là bản năng của những người làm cha, làm mẹ. Ông bà ta có
Trang 3


TIỂU LUẬN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
câu :" Dạy con từ thuở còn thơ". Trẻ như những cây non, vì con non nên dễ
uốn nắn để khi lớn lên chúng có nền móng phẩm chất tốt đẹp.
Giáo dục gia đình diễn ra trong một thời gian dài trong cuộc đời
nhưng tác động mạnh mẽ nhất là lúc trẻ từ 0 đến 6 tuổi vì đây là giai đoạn não
bộ phát triển nhanh nhất. Thời gian này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách
sau này của trẻ nên cha mẹ cũng như người thân trong gia đình cần chú ý để
không gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự hình thành và phát triển nhân cách
của trẻ. Đồng thời đây cũng là giai đoạn đầu tiên trẻ tiếp xúc với cuộc sống
nên môi trường sống lúc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách nhìn nhận, đánh
giá và đối xử với cuộc đời sau này khi trẻ lớn lên. Trẻ thời kì này như một

trang giấy trắng tinh để cha mẹ sẽ giúp trẻ tự viết lên đó những nét đầu tiên
của cuộc đời vì vậy phải cực kỳ cẩn thận trong việc giáo dục trẻ trong giai
đoạn này. Giáo dục gia đình trong thời gian này người ta gọi là giáo dục thời
kỳ sớm, giáo dục thời kỳ này mang lại ý nghĩa đặc biệt và có tác dụng phi
thường đối với sự trưởng thành của trẻ: thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiện đại
não của trẻ em từ không đến sáu tuổi là một giai đoạn giáo dục trong thời kỳ lí
tưởng nhất để phát triển trí tuệ của con người, hình thành tính cách và phẩm
chất tốt đẹp của con người. Nếu bỏ qua cơ hội chỉ một lần trong đời của trẻ thì
tiềm năng não bộ của trẻ sẽ giảm dần theo quy luật. Do đó, giáo dục sớm đã
được nhiều quốc gia quan tâm đầu tư phát triển mạnh mẽ và trở thành một
cuộc cách mạng trên thế giới - cách mạng giáo dục thời kỳ sớm.
Mở đầu cho quá trình giáo dục sớm là quá trình thai giáo ( giáo dục
ngay trong bào thai). Tiến hành thai giáo làm cơ sở để khai mở và tạo tiền đề
cho giáo dục trẻ sơ sinh. Quá trình thai giáo này không ai có thể thay thế được
vai trò của các bà mẹ với sự hỗ trợ của các ông bố tương lai và các thành viên
khác trong gia đình.Sự phát triển của khoa học hiện đại chứng minh rằng nếu
lặp đi lặp lại những kích thích tốt đối với thai nhi, có thể thúc đẩy não bộ của
thai nhi phát triển. Bên cạnh đó giáo dục cho thai nhi còn phải cung cấp đầy
đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để thai nhi có thể khỏe mạnh từ đó thúc đẩy sự
phát triển của não bộ. Đồng thời người mẹ cũng phải được quan tâm một cách

Trang 4


TIỂU LUẬN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
chu đáo để cơ thể khỏe mạnh, tinh thần tốt thì quá trình thai giáo mới diễn ra
tốt được.
Hiện nay trên thế giới, nhiều quốc gia đã nhận thức sâu sắc về ý
nghĩa của giáo dục sớm như là nền tảng vững chắc cho những bước phát triển
tiếp theo trong cuộcđời của mỗi con người. Họ đã có những cải tổ trong nền

giáo dục, nhằm chú ý phát triển giáo dục thời kỳ sớm với mong muốn "biến
gánh nặng dân số thành nguồn tài nguyên trí tuệ vô hạn", công trình "Phương
án không tuổi" của giáo sư người Trung Quốc đã tạo nên hàng loạt thanh thiếu
nhi kiệt suất trên mọi lĩnh vực, tại Mỹ vào năm 1979 chuyên gia phụ khoa
Fandeka đã sáng tạo nên " Trường đại học thai nhi" nhằm giúp hỗ trợ thai nhi
phát triển trí tuệ, sau khi ra đời có thể học tập dễ dàng hơn, phát triển tinh thần
thuận lợi hơn...
Sau quá trình thai giáo là quá trình giáo dục trẻ sơ sinh, ở giai đoạn
này người mẹ sẽ giáo dục con theo bản năng của người mẹ cộng với những
kiến thức đã được người bà của trẻ truyền cho và sự tận tình của người cha.
Giai đoạn này trẻ cũng sẽ học theo những gì là bản năng như quen hơi (nhận
biết người thân, người lạ), đang khóc nhưng được mẹ ôm vào lòng và vỗ về thì
ngưng khóc, được mẹ bồng đưa nhẹ nhàng và hát ru thì ngủ... Trong thời gian
này mọi tác động đến trẻ dù là nhỏ nhất cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát
triển về sau của trẻ vì xương của trẻ lúc này đang rất mềm, các dây thần kinh
còn rất mảnh và dễ đứt...Tất cả mọi tác động lên trẻ cũng không được quá mức
kể cả việc chọc trẻ cười lớn hay tung trẻ lên cao...cũng khiến ảnh hưởng đến
hệ thần kinh hay các cơ quan khác của trẻ. Quá trình giáo dục trẻ sơ sinh diễn
ra trong khoảng một năm đầu đời của trẻ. Sau quá trình này là tiếp đến quá
trình giáo dục trẻ từ một đến sáu tuổi.
Quá trình này là quá trình quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến sự
hình thành và phát triển nhân cách của trẻ hay còn gọi là giai đoạn hình thành
nhân cách gốc của trẻ. Vì vậy giai đoạn này cha mẹ phải chú ý đến từng hành
vi lời nói của trẻ để kịp thời can thiệp nếu tốt thì giúp trẻ phát huy nếu không
tốt thì sửa chữa càng sớm càng tốt. Giáo dục gia đình trong thời kỳ này chủ
yếu là trẻ dùng các giác quan của mình để nhận biết thế giới xung quanh và
Trang 5


TIỂU LUẬN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG

làm theo những gì mà chúng thấy. Mở đầu giai đoạn này là tập cho trẻ bước
những bước đi đầu tiên, nói những âm đầu tiên... Cha mẹ cần khuyến khích
con vừa đủ để trẻ biết được những cố gắng của mình là xứng đáng và cũng
phải cố gắng hơn để có được nhiều hơn. Có thể nhiều người nghe đến đây sẽ
bảo rằng trẻ con mới tập đi tập nói chưa có suy nghĩ, chưa có nhận thức sao
biết như vậy được. Nhưng những suy nghĩ đó giống như là bản năng vậy chỉ
cần làm tốt được khen trẻ sẽ cố gắng làm tốt hơn để được khen nhiều hơn. Ở
giai đoạn này cha mẹ cũng cần phải nén tình yêu thương của mình lại để trẻ tự
học được những bài học mà sau này trẻ sẽ áp dụng vào cuộc sống. Như việc
khi trẻ bước đi và bị ngã mẹ và bà sẽ chạy đến dỗ dành trẻ ôm trẻ vào lòng lấy
tay đánh vào chỗ làm bé ngã như vậy sẽ khiến trẻ lớn lên trong suy nghĩ chờ
đợi mỗi khi vấp ngã không thể tự đứng lên được mà cần phải có người nâng
đỡ và luôn đổ lỗi cho người khác, không bao giờ nhận lỗi về phía mình. Cha
mẹ trong thời kỳ này phải tranh thủ hình thành cho con những thói quen tốt
ngay, càng nhiều càng tốt vì những thói quan lúc này sẽ in sâu vào não bộ của
trẻ và khó phai mờ đồng thời phải loại bỏ những hành vi, cử chỉ, lời nói chưa
tốt ra khỏi đầu trẻ trước khi quá muộn. Thời kỳ này trẻ sẽ chịu ảnh hưởng lớn
như câu nói của ông cha ta " ở bầu thì tròn, ở ống thì dài", mọi công việc cụ
thể, hành vi, thái độ, lối sống đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành
và phát triển nhân cách của trẻ. Nên nếu muốn trẻ hình thành được nhân cách
tốt thì mỗi thành viên trong gia đình phải là một tấm gương sáng để trẻ tự
chiếu mình vào đó và học hỏi làm theo người lớn. Trong thời gian này gia đình
phải tạo bầu không khí yêu thương đoàn kết đùm bọc lẫn nhau, cố gắng bỏ qua
xích mích, mẫu thuẫn, cãi vã... để trẻ cảm nhận được đây là tổ ấm, là nơi tràn
đầy tình yêu thương chân thành, mối quan hệ thân thiết giữa các thành viên
trong gia đình mà nhất là cha mẹ của trẻ. Trẻ tiếp nhận hành vi không chỉ qua
sự dạy dỗ của cha mẹ mà còn qua tình cảm của những người thân xung quanh.
Thời gian này trẻ sẽ tăng cường quan sát và khám phá vì trẻ đang dần hình
thành suy nghĩ và gia đình là môi trường đầu tiên mà trẻ tiếp xúc nên trẻ sẽ
tiếp thu tất cả những gì xảy ra xung quanh mình. Trẻ sẽ học tập ở mối liên hệ

giữa trẻ và những người thân trong gia đình mà nhất là với cha mẹ, mối liên hệ
Trang 6


TIỂU LUẬN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
gần gũi tiếp theo của trẻ là cha và mẹ, tiếp theo là mối liên hệ giữa cha mẹ và
ông bà, sau nữa là các mối liên hệ giữa các thành viên khác trong gia đình.
Trẻ sẽ nhìn và học tập những hành vi, cách đối xử, lời nói của những mối liên
hệ này trong gia đình để làm theo vì vậy muốn dạy trẻ cái gì trong thời gian
này thì hãy cố gắng là một hình mẫu lí tưởng trước mặt trẻ và lặp đi lặp lại
nhiều lần sẽ khiến trẻ nhớ đồng thời sẽ bắt chước theo. Vì vậy các thành viên
trong gia đình phải có những hành vi, cử chỉ, lời nói yêu thương tôn trong
nhau thì trẻ mới đối xử với người lớn như vậy. Dành toàn bộ tình yêu thương
cho trẻ là hoàn toàn đúng nhưng không phải là nuông chiều hết mực để trẻ ỉ lại
mình được yêu thương rồi không sợ ai và tha hồ làm nũng. Cha mẹ cần theo
dõi con hàng ngày vì như vậy mới phát hiện con có những biểu hiện không tốt,
những biểu hiện không tốt dù nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển
sau này của trẻ. Bên cạnh giáo dục cho con lối sống, suy nghĩ tốt thì cha mẹ
cũng nên truyền đạt cho con những truyền thống văn hóa của gia đình, dân tộc
thông qua những thói quen tốt hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng
năm...để trẻ hiểu được vai trò và trách nhiệm của bản thân ngay từ khi còn bé
sẽ tốt hơn cho trẻ sau này. Cha mẹ cũng nên lồng ghép những bài học cuộc đời
cho trẻ như giáo dục cho trẻ biết xin lỗi và cảm ơn, biết phân biệt tốt xấu, biết
tự điều chỉnh những hành vi chưa tốt của bản thân, biết tự rèn luyện để bản
thân tốt hơn... Cùng với những thương yêu trong giáo dục thì cũng cần lắm
những biện pháp giáo dục cứng rắn để trẻ rút kinh nghiệm và sửa sai. Ông cha
ta có câu :"Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi." Ngày nay, các nhà
khoa học đã chứng minh điều ngược lại " Roi vọt không làm trẻ nên người"
Dù là biện pháp cứng rắn nhưng không dùng bạo lực với trẻ vì điều này không
chỉ ảnh hưởng đối với sự phát triển về thể chất mà còn ảnh hưởng đến sự phát

triển về tinh thần của trẻ sau này. Và không dùng bạo lực cũng không có nghĩa
là dùng những lời lẽ không tốt để nói với trẻ mà phải nhẹ nhàng khuyên răn
dạy bảo trẻ. Lúc nổi nóng không được nói chuyện với trẻ vì như vậy sẽ có
những lời nói, cử chỉ thiếu chuẩn mực với trẻ và trẻ sẽ dùng chính những lời
nói như vậy để nói với bạn khi bạn làm sai. Khi bạn phát hiện trẻ làm sai cần
phải lắng nghe trẻ giải thích không nên độc đoán quy mọi lỗi đầu do trẻ, tuy
Trang 7


TIỂU LUẬN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
nhiên cũng phải suy sét xem trẻ nói có đúng sự thật không để có cách xử lí
tình huống một cách tốt nhất vừa để trẻ nể sợ mà không ảnh hưởng đến sự phát
triển hệ thần kinh của trẻ. Lúc này cha mẹ cần lắng nghe trẻ để hiểu trẻ hơn
như vậy cha mẹ như những người bạn thân thiết của trẻ từ đó trẻ sẽ thể hiện
bản thân một cách chân thật nhất giúp cha mẹ hiểu trẻ hơn từ đó điểu chỉnh
nhân cách của trẻ. Lắng nghe là một kỹ năng cực kỳ cần thiết của cha mẹ
nhằm biết được kết quả quá trình giáo dục của mình, bên cạnh đó sẽ hiểu được
những tâm tư, tình cảm nguyện vọng của trẻ và đáp ứng những nhu cầu cần
thiết cho trẻ. Không nên áp đặt trẻ mà không nghe theo phản ứng của trẻ bởi
như vậy giống như là trẻ không được tôn trọng và rồi khi lớn lên trẻ sẽ có tính
cách độc tài hoặc tự ti về bản thân của chính mình. Những buổi tối cha mẹ nên
kể cho trẻ những câu chuyện cổ tích để trẻ có thể phân biệt tốt xấu, yêu cuộc
đời hơn và cảm nhận cuộc sống một cách trong lành nhất từ đó trẻ sẽ muốn trở
thành người tốt, siêu nhân, người hùng... vì đó là những nhân vật được mọi
người yêu quý vì đã giúp đỡ mọi người. Từ đó hình thành nên những tâm hồn
cao thượng, những nhân cách tốt trong trẻ. Giai đoạn này cha mẹ cần chú ý
đến những hành vi của mình nhiều hơn và cẩn trọng hơn trước mắt trẻ, tất cả
các thành viên trong gia đình mà quan trọng nhất là cha mẹ phải đẩy lùi tất cả
những thói quen xấu của bản thân ra khỏi chính mình như hút thuốc, nghiện
xem tivi hay điện thoại,...và rất nhiều thói quen xấu khác nữa nó sẽ ảnh hưởng

rất nhiều đến hành vi của trẻ. Cha mẹ muốn con hiếu thảo thì chính cha mẹ
phải là những người con hiếu thảo, cha mẹ muốn con không nói dối trước hết
cha mẹ phải là những người trung thực.
Ví dụ: Câu chuyện về một cậu bé lấy cắp chiếc bút chì của bạn và bị
thầy giáo bắt được. Thầy mời phụ huynh của em lên trường để trao đổi về vấn
đề đó. Sau khi về nhà người cha lôi đứa con ra và quát: " Tại sao mày lại lấy
trộm bút chì của bạn hả? Nếu mày muốn bố có thể lấy cả tá ở công ty về cho
mày dùng!" Đôi khi những hành vi của chúng ta xấu mà chúng ta không nhận
ra phải để đến khi trẻ học theo chúng ta mới biết chúng ta đã và đang sai thật
rồi. Cha mẹ cũng nên thường xuyên kiểm tra bản thân mình và kiểm điểm để
thay đổi và sửa chữa những điều chưa tốt.
Trang 8


TIỂU LUẬN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
Bên cạnh đó, hãy quan tâm và chơi với trẻ như những người bạn để
dạy cho trẻ về tình yêu thương đối với những con người, cỏ cây, động
vật...xung quanh trẻ, nếu có thể hãy nuôi một chú chó nhỏ để làm bạn với trẻ
để trẻ cảm thấy mình có trách nhiệm hơn với cuộc sống. Mỗi chúng ta không
thể sống nếu thiếu yêu thương, chúng ta sẽ dễ mất niềm tin yêu vào cuộc sống
này nếu như không có tình yêu với những thứ xung quanh ta, vì vậy hãy dạy
cho trẻ cách yêu thương con người điều kiện, biết rộng lượng ta thứ những lỗi
lầm, biết bao dung...Trẻ sẽ có nhiều mối liên hệ bền chặt với cuộc sống hơn từ
đó khi lớn lên trẻ sẽ có niềm tin yêu cuộc sống, có sức sống mãnh liệt
Song song với quá trình giáo dục về tâm lí, lối sống cho trẻ thì cha
mẹ cũng nên chú ý về việc phát triển thể chất cho trẻ thông qua những thói
quen tốt hằng ngày như ăn đủ chất, tập thể dục mỗi sáng, đánh răng mỗi tối, đi
ngủ và thức dậy đúng giờ...Ngoài ra, cha mẹ cũng nên để trẻ học những kĩ
năng cần thiết như bơi, võ... Cha mẹ cũng nên lồng ghép những món đồ chơi
phát triển tư duy cho trẻ và những món đồ chơi liên quan đến các nghề nghiệp

trong cuộc sống để trẻ có một thế giới nhỏ phong phú, đa dạng để trẻ lựa chọn.
Cha mẹ cũng nên để trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài thật nhiều không
nên cứ khư khư giữ trẻ trong nhà sợ trẻ đau ốm, nên cho trẻ ra ngoài tiếp xúc
với không khí bên ngoài càng nhiều càng tốt như vậy sẽ tăng sức đề kháng cho
trẻ cũng như giúp trẻ vận động tốt hơn. Cùng với đó là chế độ ăn hợp lí từ
uống sữa đến ăn dặm rồi ăn chung với cả nhà như vậy sẽ tăng sự thích ứng của
trẻ cũng như giúp cơ thể trẻ phát triển và tăng sức chống chịu của trẻ. Cha mẹ
nên tạo cho con những thói quen tốt như bảo vệ thân thể, vệ sinh cá nhân... Để
trẻ sớm tự lập và biết chăm lo cho bản thân của trẻ và có trách nhiệm hơn với
bản thân. Không nên ép cân trẻ vì như vậy càng khiến trẻ biếng ăn hơn do ghét
cảm giác bị ép buộc, đừng để ăn uống trở thành nỗi ám ảnh của trẻ. Hãy tập
làm việc nhà cho trẻ rồi sau đó giao việc cho trẻ để trẻ làm việc nhà cùng
những người thân trong gia đình vừa giúp trẻ cảm nhận mình cũng là một
thành viên trong gia đình cũng có trách nhiệm với gia đình. Việc đó không chỉ
giúp trẻ rèn luyện sức khỏe ngay trong nhà mà còn giúp trẻ hết biếng ăn. Cha
mẹ cũng nên rèn cho con những đức tính như ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ...
Trang 9


TIỂU LUẬN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
bởi vì những đức tính đó sẽ giúp trẻ hình thành tính tự lập, bảo vệ được sức
khỏe của bản thân trước những dịch bệnh mà còn tạo tiền đề tốt cho cuộc sống
trong tương lai của trẻ. Giáo dục thể chất cho trẻ không chỉ ở những thói quen
tốt cho sức khỏe mà còn ở những lúc trẻ chơi đùa. Cha mẹ và người thân nên
chọn cho trẻ những món đồ chơi mang tính chất vui vẻ, khơi gợi sức sáng tạo
và trí thông minh nhằm kích thích sự phát triển của trí não. Nên cho trẻ tập
làm quen và chơi những môn thể thao rèn luyện sự nhanh nhạy và phát triển
thể lực như đạp xe, bóng đá...Đồng thời cũng nên tránh cho trẻ chơi cũng như
tiếp xúc với những món đồ chơi mang tính chất bạo lực và những món đồ chơi
có thể gây tổn thương cho thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Cha mẹ cũng nên để

cho trẻ tự lựa chọn những món đồ chơi mà trẻ thích vì như vậy thể hiện tính tự
lập, sở thích, bộc lộ tính thẩm mĩ của trẻ. Trẻ em rất dễ bị thu hút bởi những
thứ phát ra ánh sáng lấp lánh hay những âm thanh kì lạ nên hãy tắt hết những
thiết bị điện tử khi tiếp xúc với trẻ vì những thiết bị đó không hề tốt đối với sự
phát triển của trẻ, ánh sáng đèn led sẽ làm giảm thị lực của trẻ, sóng điện thoại
hay wifi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ.
Ví dụ: một đứa trẻ chỉ mới một tuổi ở nước ngoài mặc dù chưa biết
đọc, biết viết nhưng đã sử dụng thành thạo điều khiển tivi và điện thoại của
cha. Hãy đưa trẻ tránh xa những thiết bị điện tử! Thay vì cứ xem phim hay
chơi điện tử trên máy tính hay điện thoại bạn hãy chơi với trẻ giúp trẻ nhận
biết và gọi tên những bộ phận trên cơ thể, người thân trong gia đình và hàng
xóm, đồ vật trong nhà, những loại cây trong vườn, những con vật mà gia đình
nuôi, màu sắc... Nếu trẻ học hỏi nhanh hãy cho trẻ làm quen với các con số,
chữ cái để khi trẻ đi học thì trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu và học hỏi những gì mà
thầy cô dạy sau này. Cha mẹ hãy giành thời gian để chơi đùa cùng con để nhận
thấy sự phát triển của con mình, cho trẻ chơi đùa sẽ giúp trẻ tăng khả năng
khám phá bản thân, tăng khả năng giao tiếp, tăng sự tự tin vào bản thân, tăng
khả năng làm việc nhóm sau này của trẻ cũng như tăng sự thân thiết trong các
mối quan hệ của trẻ. Bố mẹ khéo léo tham gia vào những trò chơi cùng con sẽ
hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển của não, kích thích các giác quan, gợi mở các
thách thức, khuyến khích các tương tác xã hội và tư duy tích cực.
Trang 10


TIỂU LUẬN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
Cha mẹ cũng nên thường xuyên tâm sự và trò chuyện với trẻ và hiểu
trẻ hơn, ngoài ra cha mẹ cũng sẽ biết được những tài năng sớm bộc lộ trong
suy nghĩ của trẻ từ đó cha mẹ sẽ giúp đỡ để những tài năng đó có cơ hội phát
triển dần đến khi trẻ lớn. Cha mẹ cũng nên cho trẻ tiếp xúc với các môn khoa
học tự nhiên, các môn khoa học xã hội, các môn thẩm mĩ... thông qua các hoạt

động vui chơi hàng ngày để biết được trẻ có năng khiếu về lĩnh vực gì từ đó
giúp trẻ phát huy hết khả năng của bản thân.
Cũng có ít người biết rằng giáo dục gia đình được cảm nhận tốt nhất
qua các bữa ăn để mọi người có thể cùng nhau trò chuyện, tâm sự một cách
thoải mái nhất. Những bữa cơm trong gia đình khi có đầy đủ mọi thành viên
cùng nhau vui vẻ sẽ tạo không khí ấm áp thoải mái để cha mẹ, ông bà truyền
đạt những kinh nghiệm, đạo lý trong cuộc sống cho con, cháu và đó cũng là
lúc mà trẻ dễ tiếp thu và in sâu nhất, từ đó hình thành nên nhân cách tốt cho
trẻ.
3.Ý nghĩa của giáo dục gia đình đối với cá nhân và xã hội:
Giáo dục gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi con
người, nó tác động lớn đến nhận thức, tư duy, suy nghĩ, tình cảm, điều chỉnh
hành vi nên ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của ta khi trưởng thành. Nó đặt
cơ sở quyết định cho sự hình thành nền tảng nhân cách ở tuổi niên thiếu, thúc
đẩy sự phát triển, hoàn thiện nhân cách ở tuổi thanh niên, củng cố, giữ gìn
nhân cách khi trưởng thành và lúc về già.
Giáo dục gia đình cũng có ý nghĩa to lớn đối với xã hội, giáo dục gia
đình chia sẻ gánh nặng to lớn về giáo dục đạo đức cho con người với xã hội,
hình thành và điều chỉnh để xã hội có những công dân tốt, ươm mầm tài năng
để cho xã hội những chủ nhân tương lai có đầy đủ cả đức lẫn tài, giảm tệ nạn
xã hội, tạo nên môi trường xã hội trong sạch để con người yên tâm sống và tập
trung cao độ để làm việc đóng góp công sức đưa đất nước đi lên phát triển
vững mạnh để sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới.

Trang 11


TIỂU LUẬN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
II.MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH HIỆN NAY
1. Một số hạn chế trong giáo dục gia đình

Bên cạnh những gia đình có phương pháp giáo dục con cái đúng mực
thì vẫn còn nhiều gia đình vẫn chưa có phương pháp giáo dục đúng hay bỏ bê
việc gia dục con cái, sẵn sàng trao quyền giáo dục con cho nhà trường và xem
như đó là giáo dục là nghĩa vụ của nhà trường mình chỉ có nghĩa vụ nuôi
không có nghĩa vụ giáo dục.
Nhiều gia đình giáo dục con cái bằng những lời mắng nhiếc, sỉ nhục,
chửi rủa, hạ thấp bản thân, ... hay đánh đập, phạt quỳ, phạt nhịn cơm, ăn lại
cơm đã bị nôn ra, ép buộc con phải làm theo khuôn mẫu, những điều cha mẹ
muốn, ... vì nghĩ rằng "thương cho roi cho vọt ghét cho ngọt cho bùi". Nhưng
thực ra họ không hiểu cái gì cũng có mức độ kể cả mức độ chịu đựng của con
họ và " roi vọt không làm trẻ nên người" Khiến nhiều trẻ bị nhiều bệnh như tự
kỷ, tự ti về bản thân, thu mình vào vỏ ốc của bản thân, cảm thấy không ai yêu
thương bản thân mình cả, từ đó chán nản với gia đình, cuộc đời gây nên nhiều
hậu quả nghiêm trọng. Nhiều gia đình vì quá ham mê công việc, cứ nghĩ cho
con vật chất là đủ, đáp ứng mọi yêu cầu về vật chất của con mà không cần
quan tâm xem con thực sự muốn cái gì từ đó tạo nên khoảng cách thế hệ, con
có những suy nghĩ, hành vi như thế nào cha mẹ cũng không thể biết vì thời đại
xã hội hóa ngày nay những chuyến công tác xa nhà dài ngày, công việc cần
nhiều thời gian lúc cha mẹ đi làm thì con chưa thức dậy, cha mẹ về lúc con đã
đi ngủ, thứ bảy và chủ nhật bố mẹ được nghỉ thì con đi học thêm, không có sự
chia sẻ những tâm tư tình cảm đã khiến khoảng cách thế hệ đã xa ngày càng xa
hơn, cha mẹ không hiểu những việc con làm mà chỉ áp đặt con vào tương lai
đã được sắp đặt sẵn hoặc không quan tâm xem tương lai con chọn có đúng đắn
không mà luôn luôn ủng hộ những việc con làm đã gây ra nhiều hậu quả
nghiêm trọng cho cả hiện tại lẫn tương lai của con. Con cái không cảm nhận
được sự quan tâm cũng như trách nhiệm của cha mẹ đối với mình hay sẽ ỷ lại
vào cha mẹ nếu không được đáp ứng đầy đủ về vật chất sẽ quay lại căm ghét
cha mẹ cướp của cha mẹ. Nhiều gia đình hiếm muộn con, hay có tư tưởng
trọng nam khinh nữ sẽ có xu hướng nuông chiều con cái hơn những gia đình
Trang 12



TIỂU LUẬN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
khác như vậy sẽ tạo cho trẻ sự ỷ lại, coi mình là trung tâm và xem thường
những người xung quanh. Nhiều gia đình cha mẹ sống với nhau không hạnh
phúc, quan hệ mẹ chồng nàng dâu, các cô chị em của chồng với chị em dâu
trong gia đình, họ xem nhau như kẻ thù nhưng vì con cái nên cố gắng sống
cùng một nhà thường xuyên cãi vã, đánh đập nhau, chửi rủa nhau bằng những
từ ngữ xấu xa nhất trước mặt con cái rồi sau những cuộc cãi vã đó họ lạ dùng
chính sự bực tức đó dồn lên đầu trẻ coi như là xả tức giận lên một phần máu
thịt của người kia làm họ thỏa mãn về tinh thần. Cha mẹ khi ra xã hội tiếp xúc
với nhiều người gây khó chịu như sếp đối xử không công bằng với họ hay
quan hệ không tốt với đồng nghiệp, những người có mối liên quan đến kinh tế
với nhau, hàng xóm láng giềng, họ hàng, công việc không tốt,... Cha mẹ đã có
những nhận xét, thái độ khó chịu với người khác bằng lời nói trước mặt con
cái hay giải tỏa những khó chịu lên con cái của mình.
Những gia đình như trên sẽ khiến các em thiếu niềm tin vào cuộc
sống, bị ám ảnh và học theo những cách đối xử với nhau của người lớn, hình
thành những tính cách, suy nghĩ bạo lực, hung tính, muốn ăn thua đủ, hình
thành nên những nhân cách không tốt - xấu, tương lai tối tăm, dễ bị kẻ xấu lợi
dụng, sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, trở thành bụi đời, xã hội
đen...
2. Đức cha Phao Lô Nguyễn Văn Hòa đã đưa ra bảy cái thiếu trong giáo dục gia
đình hiện nay:
1. Cha mẹ thiếu thời giờ cho con cái
Mỗi ngày, anh chị giành cho con cái và từng đứa con được mấy phút? Và được
mấy phút vui vẻ, êm ấm cha con, mẹ con vui đùa với nhau thoải mái, yêu
thương? Chơi với con: là mối dây liên kết mình với con cái bền chặt hơn nhiều
thứ khác.
2. Con cái thiếu tương quan với người khác

Gia đình ngày nay chủ trương ít con, một hay hai con mà thôi. Những đứa con
một thiếu tương quan với người khác ngay trong gia đình của mình. Song
nhiều con em bây giờ cũng ít gặp gỡ sống với người khác do bận học hành quá
Trang 13


TIỂU LUẬN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
nhiều, học ở trường, học thêm, học năng khiếu. Không còn nhiều thì giờ để
sống với bạn bè, anh em, người thân quen. Nhà trường nhấn mạnh quá về kiến
thức. Ít chú trọng đến lễ nghĩa tương giao. Và ngay khi sống tương giao, cái
phẩm chất vẫn còn là một vấn đề. Chẳng hạn thái độ mô phạm của thầy giáo
hay những nhận định của cha mẹ về thầy cô con cái có thể nghe được.
3. Thiếu tích cực trong suy nghĩ phê phán
Trẻ em Việt Nam ngày nay dành mấy giờ mỗi ngày để xem tivi, video, trò chơi
điện tử,... Thời gian ngồi trước màn ảnh nhỏ tạo cho người xem thái độ thụ
động chỉ hấp thu mà ít phản ứng.
Làm sao tạo cho con cái chúng ta một thái độ tích cực tiếp thu những gì mình
xem, mình đọc, mình nghe. Nói chuyện với con cái có thể giúp chúng ta biết
những gì mà con cái thu nhận và tạo điều kiện để gây suy nghĩ, đặt vấn đề và
soi sáng. Cần phải biết đánh giá, chọn lựa những thứ mà xã hội bên ngoài áp
đặt cho mình.
4. Thiếu sự trung thực
Sự trung thực ngày nay, có lẽ phải đốt đuốc mới tìm thấy. Giả dối lại có thể
tìm thấy khắp nơi: đồ giả, hàng giả, bằng giả. Học sinh đi thi, photocopy để
cóp là chuyện bình thường. Nếu tương lai con em chúng ta không được xây
dựng trên chính thực lực của chúng mà chỉ dựa vào tiền bạc, thế ực và mánh
khóe thì làm sao vững được?
5. Thiếu tinh thần trách nhiệm
Xã hội giải bày một tinh thần trách nhiệm cao độ: các công trình thi công trên
đường phố, chuyện giao thông hàng ngày, những tội phạm báo chí phơi bày về

tham nhũng, hối lộ, lạm dụng của cải xã hội chủ nghĩa...Gia đình cần giáo dục
cho con em tinh thần trách nhiệm về bản thân, về gia đình, về người khác,...
Con người không sống theo chính lương tâm ngay thẳng của mình sẽ là người
như thế nào khi có một chút quyền lực nào đó trong tay?
6. Thiếu Thiên Chúa trong đời mình
Các xã hội Đông Âu và Liên Xô cũ cho thấy việc loại trừ tôn giáo đã kéo theo
những hậu quả nào: một xã hội phi đạo đức. Sự trống vắng THiên Chúa trong
Trang 14


TIỂU LUẬN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
xã hội Tây phương cũng cho thấy những hậu quả tương tự. Còn thiếu vắng
Thiên Chúa trong gia đình thì sao? Ly dị, phá thai, lạm dụng tình dục và bao
nhiêu thứ chuyện khác. Trong gia đình của chúng ta, có thể vẫn có những hình
tượng của Ngài, nhưng một Thiên Chúa sống động là Cha, quanh phòng một
Thiên Chúa hy sinh trên thập giá mời gọi các môn đệ chấp nhận hy sinh, một
Chúa Thánh Thần sống động trong tâm hồn mỗi người. Thiên Chúa ấy, con cái
chúng ta có nhận thấy Ngài hiện diện trong gia đình không?
7. Thiếu những tấm gương sáng
Cuối cùng và có thể nói tóm chung lại, giáo dục gia đình cần trước hết là
những tấm gương mẫu mực, mô hình cho con cái.
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
Lời nói bay mau, gương sáng còn mãi.
Trong thời đại ngày nay, chúng ta có thể tự hỏi với nhau: Anh, chị em chúng
mình để lại cho con cái những tấm gương nào? Con cái theo bước cha anh: cái
gì nơi chúng ta có thể soi đường dẫn lỗi cho con cái mình sau này? Chúng ta
đã làm gương cho con cái như thế nào trong lời ăn tiếng nói, cách ăn mặc đi
đứng, cách sử dụng tiền bạc, phương tiện giải trí, cách làm việc, nghỉ ngơi,
cách đối xử với nhau giữa vợ chồng, bạn bè, cách lái xe, cách phục vụ quê
hương, cách yêu mến Chúa và người khác...


III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
Từ những thông tin trên em đã có những suy nghĩ của riêng mình và dưới đây
là một số đề suất của bản thân em với mong muốn trong tương lai xã hội sẽ áp
dụng để việc giáo dục trong gia đình đạt hiệu quả cao hơn.
Trang 15


TIỂU LUẬN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
- Các xã phường thường xuyên tổ chức tuyên truyền kiến thức về pháp luật,
nuôi dưỡng, giáo dục trẻ cho nhân dân. Để họ hiểu vai trò của mình trong việc
giáo dục con cái chứ không có suy nghĩ " cha mẹ sinh con trời sinh tính" nữa.
- Mỗi xã phường phải có ít nhất hai nhân viên công tác xã hội để tiện cho việc
tư vấn cho người dân khi họ cần và hàng tháng đến những gia đình có trẻ dưới
18 tuổi thăm hỏi, điều tra tình hình nuôi dạy trẻ của các gia đình đồng thời can
thiệp và tư vấn kịp thời các vấn đề của trẻ để giúp gia đình giáo dục trẻ được
dễ dàng và đạt hiệu quả tốt.
- Thành lập phòng ban công tác xã hội ở các cơ quan nhà nước, công ty tư
nhân để giải tỏa căng thẳng cho nhân viên, tư vấn trực tiếp cho nhân viên
trong công ty hay cơ quan cách giải tỏa cảm xúc, tư vấn những điều khúc mắc
về các vấn đề về xã hội cũng như gia đình và cách nuôi dạy trẻ...Để nhân viên
an tâm về cuộc sống và tập trung mọi công sức cho công việc.
- Khi các cặp đôi đi đăng ký kết hôn sẽ được tư vấn về cách nuôi dạy, chăm
sóc trẻ và được phát tài liệu về việc chăm sóc và giáo dục trẻ từ 0 đến 18.
Đồng thời cung cấp cho họ những kiến thức cơ bản về pháp luật, nhà nước đề
ra đối với việc nuôi dạy trẻ.
- Tăng thời gian nghỉ sau sinh cho phụ nữ lên ít nhất là bảy tháng ( vì sáu
tháng đầu đời trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ phát triển về thể chất
cũng như trí não được toàn diện).
- Giảm áp lực cũng như thời gian làm việc cho những người cha, người mẹ có

con trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi để họ có nhiều thời gian cho trẻ đồng thời
việc nuôi dạy trẻ cũng sẽ tốt hơn.

IV. KẾT LUẬN
Giáo dục gia đình có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi
con người, hình thành nên cội nguồn của nhân cách, ươm mầm tài năng, tạo cơ
Trang 16


TIỂU LUẬN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
sở để trẻ tiếp nhận những kiến thức ở trong trường và phát huy ngoài xã hội
một cách dễ dàng. Bên cạnh những gia đình đã tiến hành giáo dục gia đình có
hiệu quả thì vẫn còn nhiều gia đình chưa tiến hành hay tiến hành nhưng chưa
có hiệu quả hoặc tiến hành sai cách gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho bản
thân người được giáo dục là chính mà ngoài ra còn gây ảnh hưởng lớn đến gia
đình và xã hội.
Giáo dục gia đình đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với xã hội, giảm
gánh nặng cho xã hội về nhiều mặt, tăng động lực cho xã hội phát triển vững
mạnh. Đồng thời nếu giáo dục gia đình không tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề khó
khăn cho xã hội, kìm hãm sự phát triển của xã hội...
Từ đó có những đề xuất đối với xã hội:
- Tổ chức tuyên truyền về giáo dục gia đình cho nhân dân.
- Thành lập ban, đội công tác xã hội ở phường, xã.
- Thành lập phòng công tác xã hội trong cơ quan, tổ chức, công ty.
- Tư vấn cho những người chuẩn bị kết hôn về nuôi dạy trẻ.
- Giảm áp lực công việc và thời gian làm việc cho cha mẹ có con dưới 6 tuổi.
- Tăng thời gian nghỉ sinh cho phụ nữ.

IV.PHỤ LỤC
Tài liệu tham khảo

Trang 17


TIỂU LUẬN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
Đề cương bài giảng môn Giáo Dục Học do thầy Bùi Văn Vân biên soạn
/> /> />ml
/> />%C3%A1o-d%E1%BB%A5c-gia-%C4%91%C3%ACnh-hi%E1%BB%87n-nay
/> />dl=true&expectedname=Giao+Duc+Gia+Dinh+-+Pham+Thi+Thu+Hong.pdf
/>
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC

____________

Trang 18


TIỂU LUẬN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI:

GIÁO DỤC GIA ĐÌNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA TRẺ
Giáo viên hướng dẫn: Bùi Văn Vân
Sinh viên: Khương Thị Cẩm Tú
Lớp: 13CTXH

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2014


Trang 19



×