Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng đến dinh dưỡng của trẻ từ 6 24 tháng tuổi tại phòng khám dinh dưỡng bệnh viện nhi trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.04 KB, 86 trang )

1

B GIO DC O TO
TRNG I HC Y H NI

B Y T

CHU TH PHNG MAI

ĐáNH GIá TìNH TRạNG DINH DƯỡNG Và
MộT Số YếU Tố ảNH HƯởNG ĐếN DINH DƯỡNG
CủA TRẻ Từ 6-24 THáNG TUổI TạI PHòNG KHáM
DINH DƯỡNG - BệNH VIệN NHI TRUNG ƯƠNG

KHểA LUN TT NGHIP BC S Y KHOA
Khúa: 2008 - 2014
Ngi hng dn khoa hc:
TS. NGUYN TH VIT H

H NI - 2014


2

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận, em đã nhận được sự
chỉ bảo tận tình của các thầy cô, sự động viên cổ vũ của gia đình và sự giúp
đỡ nhiệt tình của bạn bè. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi
lời cảm ơn tới:
-


Tiến sỹ Nguyễn Thị Việt Hà, người thầy đã tận tình chỉ bảo cho em về
phương pháp nghiên cứu khoa học và luôn động viên khuyến khích em
học tập, tìm tòi sáng tạo. Cô đã cho em nhiều lời khuyên quý báu, tạo mọi
điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận này.

-

Các quý thầy, cô trong Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội đã dày
công giảng dạy đào tạo, dạy dỗ cho thế hệ sinh viên chúng em từng bước
trưởng thành.

-

Các bác sỹ, điều dưỡng, nhân viên của Khoa Dinh dưỡng và Phòng khám
Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi cho em trong quá trình học tập cũng như trong quá trình làm khóa luận.

-

Những người bạn đã kề vai sát cánh bên tôi trong sáu năm đại học, đã giúp
đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập nghiên cứu.

-

Cuối cùng con muốn tỏ lỏng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ của con đã sinh
thành, nuôi nấng, dạy dỗ hướng nghiệp cho con, đã luôn ở bên động viên
cổ vũ, tiếp thêm sức mạnh cho con trên mỗi bước đường đời.
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2014
Chu Thị Phương Mai



3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
thu thập, kết quả nghiên cứu trong luận văn được tính toán trung thực, chính
xác và chưa được công bố trong bất kỳ công trình tài liệu nào khác.
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2014
Chu Thị Phương Mai


4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CC/T:

chiều cao/tuổi

CN/CC:

cân nặng/chiều cao

CN/T:

cân nặng/tuổi

CNSS:

cân nặng sơ sinh


CS:

cộng sự

Hb:

hemoglobin

NCBSM:

nuôi con bằng sữa mẹ

NCHS:

National Center for Health Statistics
(Quần thể tham khảo của Hoa Kỳ)

NKHHCT:

nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

SD:

độ lệch chuẩn

SDD:

suy dinh dưỡng

THPT:


trung học phổ thông

TTDD:

tình trạng dinh dưỡng

UNICEF:

United Nations Children’s Fund
(Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc)

WHO:

World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)


5

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG


6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ



7

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể con người, đặc biệt
đối với trẻ em - một cơ thể đang lớn và phát triển. Dinh dưỡng không đầy đủ
sẽ dẫn đến hậu quả trẻ bị suy dinh dưỡng (SDD). SDD là tình trạng cơ thể
thiếu protein - năng lượng và các vi chất dinh dưỡng. Bệnh thường gặp nhiều
nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở các mức độ khác nhau. Hậu quả là ảnh
hưởng đến phát triển tinh thần, thể chất của trẻ, làm trẻ dễ mắc bệnh và bệnh
nặng hơn [1].
Theo báo cáo của Tổ chức Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) năm 2010
trên toàn cầu vẫn còn khoảng 171 triệu trẻ bị SDD thấp còi, khoảng 115 triệu
trẻ bị SDD gầy còm và khoảng 20 triệu trường hợp tử vong trẻ em liên quan
tới SDD nặng [2]. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm
2011, tỷ lệ SDD ở trẻ dưới 5 tuổi trên thế giới như sau: SDD thể nhẹ cân là
16,1% (102,3 triệu trẻ), SDD thể thấp còi là 8,1% (51,5 triệu trẻ) và SDD thể
còi cọc là 26,3% (167,1 triệu trẻ). Hàng năm có khoảng 7,6 triệu trẻ tử vong
có liên quan đến SDD [3].
Ở Việt Nam, trong những năm qua, chương trình phòng chống SDD đã được
triển khai và thực hiện tích cực. Nhờ đó, tỷ lệ SDD đã có chiều hướng giảm
xuống rõ rệt. Theo kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia tỷ lệ trẻ SDD
thể nhẹ cân giảm từ 28,4% (2003) xuống 19,6% (2008) và 13,5% (2013). SDD
thể thấp còi cũng giảm từ 32,0% (2003) xuống còn 25,9% (2013) và SDD thể
gầy còm giảm nhẹ từ 7,2% (2003) xuống còn 6,6% (2013) [4].
Tuy nhiên, tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi ở nước ta so với thế giới và
các nước trong khu vực còn cao [5]. Mục tiêu của chương trình phòng chống
SDD của nước ta là giảm tỷ lệ SDD thể nhẹ cân còn 12,5%; SDD thể thấp còi
còn 23% vào năm 2020 [6]. Để thực hiện được mục tiêu đó, SDD cần được



8

coi là một vấn đề sức khỏe có ý nghĩa cộng đồng, đòi hỏi sự quan tâm và
tham gia của toàn xã hội.
Hàng năm Bệnh viện Nhi Trung ương đón tiếp một số lượng lớn trẻ em
đến khám và tư vấn dinh dưỡng. Theo số liệu thống kê của Bệnh viện năm
2009 có 6.764 trẻ đến khám và năm 2010 là 10.771 trẻ [7]. Trong đó, trẻ bị
SDD đến khám còn nhiều, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng đến 24 tháng tuổi. Đây là
giai đoạn hết sức quan trọng vì ở giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng của trẻ nhanh
nên nhu cầu dinh dưỡng cao, hơn nữa trẻ chuyển từ giai đoạn được nuôi hoàn
toàn bằng sữa mẹ sang ăn thức ăn bổ sung và dần thay thế các thức ăn giống như
người lớn, nên trẻ rất dễ mắc bệnh về dinh dưỡng. Nếu để trẻ bị SDD trong
những năm đầu đời này, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển trí tuệ và thể chất
của trẻ về sau. Tuy nhiên, những nghiên cứu về lứa tuổi 6 đến 24 tháng nói
chung và đặc điểm SDD ở lứa tuổi này nói riêng cho tới nay vẫn chưa nhiều.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài
"Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng đến dinh
dưỡng của trẻ từ 6-24 tháng tuổi tại Phòng khám Dinh dưỡng - Bệnh viện
Nhi Trung ương" với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 6-24 tháng tuổi tại Phòng
khám Dinh dưỡng - Bệnh viện Nhi Trung ương.
2.

Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ
từ 6-24 tháng tuổi.


9

Chương 1


TỔNG QUAN
1.1. Đại cương suy dinh dưỡng
1.1.1. Khái niệm suy dinh dưỡng
SDD: Là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và các vi chất dinh
dưỡng. Bệnh hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau,
nhưng ít nhiều ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần và vận động của trẻ [8].
Tùy theo sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng mà SDD thể hiện các thể, mức
độ khác nhau. Trẻ bị SDD do không thể sử dụng đầy đủ thức ăn đã ăn trong
khi ốm hoặc sau khi mắc bệnh, (ví dụ khi trẻ bị tiêu chảy...) gọi là SDD thứ
cấp. Nếu chế độ ăn của trẻ không cung cấp đủ năng lượng và protein để phát
triển và duy trì còn gọi là thiếu dinh dưỡng (undernutrition) hoặc SDD năng
lượng protein (protein-energy malnutrition). SDD có bốn hình thái chính là
SDD năng lượng protein, thiếu hụt sắt và thiếu máu, thiếu hụt vitamin A,
thiếu hụt Iod. Nhưng cụm từ SDD, được sử dụng để mô tả tình trạng SDD ở
trẻ em hiện nay, chủ yếu là để chỉ tình trạng SDD năng lượng protein. Các
hình thái SDD năng lượng protein nặng bao gồm Maramus (sự hao mòn mãn
tính chất béo, cơ và các mô) và Kwashiorkor [9].
1.1.2. Sơ lược về lịch sử suy dinh dưỡng
-

Tình trạng gầy đét, phù do thiếu ăn đã được biết từ lâu.
Giữa thế kỷ XIX đến thế kỷ XX, nhiều tác giả trên thế giới đã mô tả những

-

trạng thái lâm sàng dưới nhiều tên gọi khác nhau.
Năm 1908 Cotrea gọi SDD là bệnh “rắn nhỏ” vì trẻ em mắc bệnh cơ thể

-


nhỏ bé, da có lằn màu sẫm lẫn màu nhạt như da rắn.
Năm 1926, Mormet người Pháp đã mô tả căn bệnh này với tên gọi Bouffissure
(mặt trẻ bị phù trông bạnh ra) gặp nhiều ở Trung Nam Bộ Việt Nam.


10

-

Năm 1927 Procter gọi là đứa trẻ đỏ (Enfant rouge), cho đến đầu những
năm 1930 Cicely Williams đã dùng thuật ngữ “Kwashiokor” để mô tả hội

-

chứng mà trước đó thường nhầm với bệnh Pellagra.
Năm 1959, Jellife đề nghị tên gọi “SDD protein - năng lượng” (Protein
Energy Malnutrition - PEM) vì thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa thể
phù và thể teo đét. Từ đó SDD protein - năng lượng được thay thế cho các
thuật ngữ trước.

1.1.3. Tình hình suy dinh dưỡng trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.3.1. Tình hình suy dinh dưỡng trên thế giới
Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây
nhưng SDD vẫn là một trong những vấn đề y tế công cộng hàng đầu ở các
nước đang phát triển. Trên toàn thế giới SDD thấp còi vẫn tăng, ảnh hưởng hơn
186 triệu trẻ dưới 5 tuổi [9]. Hơn 70% trẻ SDD sống ở châu Á, 26% sống ở
châu Phi, 4% sống ở châu Mỹ La Tinh và Caribê (WHO 2000) [10]. Mặc dù tỷ
lệ SDD trẻ dưới 5 tuổi trên toàn cầu giảm từ 25% năm 1990 xuống 18% năm
2005, nhưng quá trình giảm không đồng đều. Tại Bangladesh tỷ lệ SDD thể

nhẹ cân năm 1991-2007 giảm từ 64,0% xuống 41,3%, thể thấp còi từ 76,7%
xuống 43,2%. Tại Trung Quốc từ năm 1992-2002 tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là
15,3% giảm xuống 6,8%, thấp còi từ 37,6%-21,8% [10]. SDD gặp ở tất cả các
nhóm tuổi, phổ biến ở nhóm người nghèo và những người không tiếp cận được
đầy đủ với giáo dục y tế, nước sạch và hệ thống xử lý chất thải tốt [9]. Không
bú mẹ hoàn toàn đã được ước tính chịu trách nhiệm cho 1-4 triệu tử vong trẻ và
44 triệu DALYs (Một DALY (Disability-Adjusted Life Year) được xem là một
năm sống khỏe mạnh bị mất đi) trong đó 10% DALYs ở trẻ em <5 tuổi. Một
phân tích đã tính toán sự phối hợp phơi nhiễm của các yếu tố liên quan đến
SDD đã đưa ra kết luận rằng các yếu tố này cùng với SDD chịu trách nhiệm
cho khoảng 35% tử vong trẻ và 11% của gánh nặng bệnh tật toàn cầu [1].


11

1.1.3.2. Tình hình suy dinh dưỡng ở Việt Nam
Tại Việt Nam, vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX, tỷ lệ SDD rất cao trên
50%, năm 1995 là 44,9%. Tuy nhiên, theo số liệu điều tra của Viện Dinh
dưỡng Quốc gia từ năm 1999 đến năm 2010, tỷ lệ SDD trẻ em đã giảm đi một
cách rõ rệt. Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 30,1% năm
2002 xuống còn 17,5 % năm 2010. Tỷ lệ SDD thể thấp còi đã giảm từ 33,0%
năm 2002 xuống còn 29,3% năm 2010 [5].
Bảng 1.1: Tỷ lệ SDD trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam 1999-2010 [4]
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
2004

2005
2009
2010

Thể nhẹ cân (%)
36,7
33,8
31,9
30,1
28,4
26,6
25,5
18,9
17,5

Thể thấp còi (%)
38,7
36,5
34,8
33,0
32,0
30,7
29,6
31,9
29,3

Thể gày còm (%)
9,8
8,6
9,0

7,9
7,2
7,7
6,9
6,9
7,1

Theo UNICEF, Việt Nam là nước giảm tỷ lệ SDD nhanh so với một số
nước trong khu vực (1,3%/năm). Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một trong 20
nước có tỷ lệ SDD cao nhất trên thế giới [5]. SDD protein năng lượng ở trẻ
em Việt Nam vẫn còn là vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và
phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới.
Phân bố SDD ở Việt Nam không đồng đều giữa các khu vực. Trong đó tỷ
lệ SDD khu vực miền núi luôn cao hơn ở đồng bằng, tại nông thôn cao hơn
thành thị, những vùng hay bị hạn hán, lũ lụt có tỷ lệ SDD cao hơn những
vùng khác. Tỷ lệ cao nhất ở vùng Tây Nguyên (24,7% với SDD nhẹ cân và
35,2% với SDD thấp còi) là vùng nghèo, nhiều khó khăn, mùa màng thường
xuyên chịu tác động nặng nề bởi thiên tai, lũ lụt. Ở vùng Đông Nam Bộ tỷ lệ
SDD thấp hơn so với các vùng khác (10,7% với SDD nhẹ cân và 19,2% với


12

SDD thấp còi), thấp nhất trong các vùng sinh thái của cả nước. Tại một số
tỉnh, thành phố đồng bằng, tỷ lệ SDD đã giảm xuống mức thấp như ở Thành
phố Hồ Chí Minh là 6,8% cho thể nhẹ cân và 7,7% cho thể thấp còi, tương
ứng ở Hà Nội là 10,8% và 21,8%, còn ở nhiều tỉnh khu vực miền núi tỷ lệ các
thể SDD vẫn ở mức cao như: Đắc Nông 26,9% và 38%, Lào Cai là 26% và
40,7% [5]...
Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ SDD theo tình trạng kinh tế xã hội [5]

SDD có liên quan mật thiết với tình trạng kinh tế, xã hội của người dân.
Tỷ lệ SDD nhẹ cân của trẻ em vùng nông thôn (17,9%) cao hơn vùng thành
thị (14,1%) và vùng nghèo (27%) cao hơn so với vùng bình thường (14%).
Tương tự, tỷ lệ SDD thấp còi của trẻ em vùng nông thôn (28,9%) cao hơn
vùng thành thị (19,1%) và vùng nghèo (35,7%) cao hơn so với vùng không
nghèo (25,6%) [5].
SDD ở trẻ em xuất hiện sớm ngay sau khi sinh, tuy nhiên tỷ lệ SDD ở
nhóm trẻ dưới 6 tháng là thấp nhất, sau đó tăng nhanh vào lúc trẻ từ 6 đến 24
tháng, do vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung chưa hợp lý. SDD nhẹ
cân tăng nhanh trong năm đầu tiên, tiếp tục tăng trong năm thứ 2 và đạt tỷ lệ
cao nhất lúc trẻ được 36-41 tháng. SDD thấp còi xuất hiện sớm ngay trong 6
tháng tuổi, tăng nhanh từ tháng 6 đến 23 tháng và gần như đi ngang, thậm chí
giảm vào 54-59 tháng, như vậy những can thiệp sớm, ngay từ khi đẻ tới dưới
24 tháng - giai đoạn bú mẹ và ăn bổ sung là rất cần thiết để góp phần giảm
SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi [5].
Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 2 tuổi [5]
1.2. Nguyên nhân và một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng
1.2.1. Nguyên nhân suy dinh dưỡng


13

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến SDD. Nguyên nhân trực tiếp là thiếu
thức ăn về số lượng, chất lượng và mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Nguyên nhân
tiềm tàng là do sự bất hợp lý trong dịch vụ chăm sóc bà mẹ trẻ em, vấn đề
nước sạch, vệ sinh môi trường và tình trạng nhà ở không đảm bảo vệ sinh.
Nguyên nhân cơ bản là tình trạng đói nghèo, lạc hậu về sự phát triển [10].
Thiếu ăn, hay nói rộng hơn là đói nghèo, là một trong những nguyên
nhân trực tiếp của SDD. Tỷ lệ đói nghèo ở khu vực miền núi cao hơn nhiều so
với khu vực thành thị, cả về kinh tế nói chung và lương thực thực phẩm nói

riêng. Nghiên cứu ở một số dân tộc thiếu số miền núi phía Bắc cho thấy mức
thu nhập kinh tế hộ gia đình càng tăng thì tỷ lệ SDD ở trẻ em càng giảm [11].
SDD và nhiễm trùng luôn là vòng luẩn quẩn. Nhiễm trùng làm tăng nguy
cơ SDD đồng thời SDD làm giảm miễn dịch của cơ thể vì vậy làm tăng quá
trình nhiễm trùng. Nghiên cứu của Kaushik và cộng sự (CS) tại Meerut, Ấn
Độ đã đưa ra mối liên hệ giữa nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) và
SDD: Trong những trường hợp viêm phổi nặng và rất nặng có tới 57,5% trẻ
thiếu protein năng lượng. Trẻ SDD mắc NKHHCT nhiều hơn trẻ không SDD
(52,2% và 28,8%, p<0,001) [12]. Khi nghiên cứu về tử vong ở trẻ SDD của
các nước đang phát triển, Amy L.R và CS nhận thấy có mối liên quan giữa
SDD và bệnh tật, nhất là bệnh tiêu chảy và NKHHCT. Trẻ SDD khi bị tiêu
chảy tình trạng bệnh sẽ nặng hơn, nguy cơ tử vong cao hơn. Trẻ SDD khi mắc
NKHHCT nguy cơ tử vong tăng gấp 2-3 lần [13]. Nhiễm ký sinh trùng đường
ruột cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra SDD. Đã có nhiều nghiên cứu
trong và ngoài nước về mối liên quan giữa SDD và bệnh ký sinh trùng đường
ruột. Nghiên cứu của Hadju ở Indonesia cho thấy có mối liên quan giữa
nhiễm ký sinh trùng đường ruột với sự phát triển chiều cao của trẻ. Nghiên
cứu của Viện Dinh dưỡng (1999-2001) cho thấy tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần
có tác dụng cải thiện tình trạng dinh dưỡng (TTDD) ở trẻ em [5].


14

Vấn đề về thực phẩm, sử dụng sữa mẹ, chăm sóc trẻ khi bị bệnh, tập
quán nuôi dưỡng trẻ... cũng ảnh hưởng tới TTDD của trẻ. Sữa mẹ đóng vai trò
vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt sữa mẹ làm giảm
khả năng mắc bệnh, nhất là các bệnh NKHHCT và tiêu chảy. Đối với trẻ em ở
lứa tuổi ăn bổ sung, thành phần dinh dưỡng, cách chế biến và chăm sóc trẻ có
ảnh hưởng rất nhiều đến TTDD của trẻ.
Phạm Văn Hoan và CS (1997-2000) khi nghiên cứu khu vực nông thôn

miền núi phía Bắc cho thấy các yếu tố: kinh tế gia đình nghèo, thiếu ăn, bố
mẹ là người dân tộc thiểu số, tình trạng thiếu năng lượng trường diễn của mẹ,
thời điểm ăn bổ sung trước 4 tháng có liên quan đến TTDD của trẻ [14]. Một
nghiên cứu tại Hà Nội của Lê Thị Hợp cho thấy các yếu tố như cai sữa trước
12 tháng, ăn bổ sung sớm, chất lượng bữa ăn bổ sung kém, mắc tiêu chảy,
NKHHCT trong 2 tuần qua là các yếu tố liên quan đến SDD [15].
1.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng
1.2.2.1. Chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ khi có thai và cho con bú
Dinh dưỡng và thói quen dinh dưỡng tốt sẽ cung cấp đầy đủ các chất
dinh dưỡng cần thiết cho thời kỳ có thai, cho sự phát triển và lớn lên của thai
nhi. Nhiều nghiên cứu thấy rằng các yếu tố nguy cơ dẫn đến trẻ sơ sinh có cân
nặng thấp trước tiên là TTDD kém của người mẹ, chế độ ăn không cân đối,
không đủ năng lượng hoặc thiếu các vi chất cần thiết khi có thai. Những bà mẹ
trong khi có thai lao động nặng nhọc, không được nghỉ ngơi đầy đủ và bệnh tật
của người mẹ cũng là những yếu tố làm tăng tỷ lệ sơ sinh cân nặng thấp [16].
1.2.2.2. Thực hành nuôi dưỡng trẻ
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng dẫn tới SDD ở trẻ em. Trong đó, nuôi
con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung là hai vấn đề quan trọng nhất. Nhìn chung,
chế độ ăn ở trẻ em nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực [17].
a) Nuôi con bằng sữa mẹ(NCBSM)


15



Nuôi con bằng sữa mẹ là đứa trẻ được nuôi dưỡng trực tiếp bằng bú mẹ




hoặc gián tiếp do sữa mẹ vắt ra.
Lợi ích của sữa mẹ: Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất của trẻ dưới 1 tuổi, không

-

có loại thức ăn nào có thể thay thế được.
Lợi ích cho con:
+ Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất, có đầy đủ các chất cần cho sự
+
+

-

-

phát triển của trẻ. Bú mẹ có tác dụng kích thích phát triển não của trẻ.
Sữa mẹ dễ tiêu hóa, dễ hấp thu.
Ngoài ra, sữa mẹ có các chất kháng khuẩn và yếu tố miễn dịch, giúp

bảo vệ trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng và dị ứng.
Lợi ích cho mẹ:
+ Cho trẻ bú sớm ngay sau sinh giúp tử cung co hồi tốt hơn, giảm chảy máu.
+ Mẹ có cảm giác thư giãn, giảm mệt mỏi khi cho con bú.
+ Bú mẹ hoàn toàn là một biện pháp ngừa thai, giúp mẹ kế hoạch hóa gia
đình.
+ Giúp mẹ chống bệnh tật như giảm tỷ lệ ung thư tử cung, ung thư vú...
+ Gắn bó tình cảm mẹ con, tác động tố đến việc giáo dục trẻ sau này.
+ Giúp mẹ sớm lấy lại vóc dáng sau khi sinh.
Lợi ích cho gia đình, xã hội:
Giảm bệnh tật, giảm các chi phí y tế: tiết kiệm cho hệ thống y tế Việt


Nam (ước tính tiêu tốn 10 triệu đô la Mỹ/năm cho chi phí chữa bệnh), tiết
kiệm cho gia đình Việt Nam (chi tiêu bình quân khoảng 800.000-1.200.000
đồng/tháng/trẻ để mua các loại sữa) [18]. Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ
NCBSM tốt hơn hẳn và rẻ hơn nhiều so với nuôi nhân tạo bằng sữa bò [19].


Cách cho trẻ bú

1) Thời gian bắt đầu cho trẻ bú: Bà mẹ nên cho trẻ bú trong vòng một giờ đầu
sau đẻ, bú càng sớm càng tốt và không cần ăn bất cứ thức ăn gì trước khi bú
mẹ lần đầu. Bú sớm sẽ kích thích sữa bài tiết sớm và trẻ tận dụng được sữa
non. Sữa non là loại sữa tốt, hoàn hảo về dinh dưỡng và các chất sinh học
thích ứng với cơ thể non nớt của trẻ.


16

2) Số lần bú: Trẻ càng bú nhiều thì sữa mẹ càng được bài tiết nhiều, số lần bú
phụ thuộc theo nhu cầu của trẻ, hãy để trẻ bú theo nhu cầu của trẻ, bú bất cứ
lúc nào trẻ muốn, kể cả ban đêm.
3) Tư thế bú đúng:
-

Đầu và thân trẻ nằm trên một đường thẳng.
Trẻ được bế áp sát vào lòng mẹ.
Đầu trẻ đối diện với vú mẹ.
Mẹ đỡ toàn thân trẻ.

4) Tư thế ngậm bắt vú đúng:

-

Miệng trẻ mở rộng.
Môi dưới hướng ra ngoài.
Trẻ ngậm miệng sâu hết quầng đen của vú.
Cằm trẻ tì vào vú mẹ.

5) Thời gian mỗi bữa bú: tùy theo từng trẻ. Cho trẻ bú kiệt một bên vú rồi mới
chuyển sang vú khác để trẻ nhận được sữa cuối giàu chất béo.
6) Cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau đẻ.
-

NCBSM hoàn toàn có nghĩa là chỉ cho trẻ bú mẹ mà không cho ăn/uống
bất cứ thức ăn, đồ uống nào khác kể cả nước trắng, trừ các trường hợp phải

-

uống bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc thuốc.
Theo Điều tra Dinh dưỡng 2010, chỉ có 19,6% bà mẹ NCBSM hoàn toàn
trong 6 tháng đầu; 31% bà mẹ nuôi con chủ yếu bằng sữa mẹ (sữa mẹ +
thức uống khác) trong 6 tháng đầu [5].

7) Khi mẹ bị bệnh hoặc trẻ ốm, đẻ thấp cân thì nên vắt sữa cho ăn bằng thìa.
8) Thời gian cai sữa: Không nên cai sữa trước 12 tháng, nên cho trẻ bú mẹ
kéo dài từ 18 đến 24 tháng.
Việc không cho trẻ bú, ngừng cho bú sớm, không cho bú khi bị bệnh hoặc
ăn bổ sung sớm từ tháng thứ hai làm tăng tỷ lệ SDD ở trẻ dưới 2 tuổi [20].
b) Ăn bổ sung



17



Ăn bổ sung là cho trẻ ăn các thức ăn khác bổ sung cho sữa mẹ, đó là
những thực phẩm cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng khác nhau
[21].
+

Bữa chính: Là bữa ăn của trẻ có các nhóm chất dinh dưỡng chính và
như là một nguồn cung cấp năng lượng chính cho trẻ trong ngày. Hình
thức bữa ăn có thể là bột, cháo, cơm tùy theo lứa tuổi của trẻ.

+

Bữa phụ: Thường được coi là các bữa xen kẽ giữa các bữa chính, còn
được gọi là ăn giữa buổi sáng, giữa buổi chiều, ăn tối, bữa này cung cấp
thêm một phần năng lượng cho trẻ trong ngày. Ví dụ thức ăn của các
bữa phụ có thể là: Sữa chua, bánh mỳ, trái cây, bánh đậu xanh...


-

Thời điểm ăn bổ sung và lý do cần cho trẻ ăn bổ sung:
Khi trẻ được 6 tháng là lứa tuổi thần kinh và cơ nhai phát triển đầy đủ cho

-

phép trẻ nhai và cắn thức ăn.
Hơn nữa, từ 6 tháng trẻ phát triển nhanh, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ lớn

hơn, sữa mẹ không thể đáp ứng đủ. Một số nghiên cứu cho thấy rằng: có
một khoảng thiếu hụt năng lượng và các chất dinh dưỡng trẻ cần với lượng
trẻ nhận được từ sữa mẹ khi trẻ > 6 tháng tuổi [19]. Do đó cần thiết cho trẻ

-

ăn bổ sung phù hợp về số lượng và chất lượng theo từng lứa tuổi của trẻ.
Tập cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều. Cách chế biến thức ăn cần
đảm bảo khẩu phần dinh dưỡng và vệ sinh. Ăn bổ sung sớm hay muộn đều

-

-

ảnh hưởng đến tình trạng SDD [21].
Nếu cho trẻ ăn sớm quá sẽ có nguy hiểm:
+ Trẻ sẽ bú ít đi, mẹ sẽ tiết ít sữa và khó khăn hơn trong việc đáp ứng nhu
cầu của trẻ.
+ Trẻ nhận được ít yếu tố miễn dịch từ sữa mẹ, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng.
+ Thức ăn mới thường ít chất dinh dưỡng hơn sữa mẹ.
+ Mẹ có nguy cơ mang thai sớm hơn khi không cho trẻ bú mẹ hoàn toàn.
Nếu cho trẻ ăn muộn hơn:
+ Trẻ không nhận đủ các chất dinh dưỡng để bù đắp sự thiếu hụt.
+ Trẻ chậm lớn hoặc ngừng tăng cân.
+ Nguy cơ trẻ bị SDD và thiếu vi chất.


18




Ăn bổ sung hợp lý: khi trẻ được ăn các loại thức ăn cung cấp đủ năng
lượng (có thể ước tính qua số bữa ăn trong ngày kết hợp với khối lượng
của mỗi bữa ăn) và đủ chất dinh dưỡng (thể hiện bằng sự kết hợp các
nhóm thực phẩm bổ sung cho trẻ).

1) Số bữa ăn bổ sung: Để đáp ứng nhu cầu năng lượng của trẻ, cần cho trẻ ăn
đủ số bữa với số lượng thích hợp.
-

Trẻ 6 tháng: Bú mẹ + 1 bữa bột 5% rồi ăn đặc dần và số lượng tăng dần
200ml/bữa + Hoa quả nghiền 20ml.
Bột 5% (1 bát bột 200ml): 10g bột + 15-20g thịt xay nhỏ + 1 thìa canh

nước rau nghiền + 2,5ml nước mắm + 5ml dầu ăn.
-

Trẻ 7-8 tháng: Bú mẹ + 2 bữa bột 10%, mỗi bữa 200ml + Hoa quả nghiền 40 ml.
Bột 10% (1 bát bột 200ml): 20g bột + 25-30g thịt hoặc 1 lòng đỏ trứng gà

+ 1 thìa canh rau nghiền nhỏ + 5ml nước mắm + 5-10ml dầu ăn.
-

Trẻ 9-12 tháng: Bú mẹ + 3 bữa bột 10%, mỗi bữa 200ml + Hoa quả nghiền 60ml.
Trẻ 12-24 tháng: Bú mẹ + 3 bữa cháo đặc, mỗi bữa 250ml + Hoa quả
nghiền: 60ml.
Cháo (1 bát 250-300ml): 50g gạo + 30-50g thịt hoặc trứng + 1 thìa canh

rau thái nhỏ + 5ml nước mắm + 5-10ml dầu ăn.
-


Nếu trẻ không có sữa mẹ, trẻ cần được ăn thêm 2 bữa phụ. Bữa phụ có thể
là: sữa chua, sữa, súp, hoa quả nghiền…

2) Thành phần bữa ăn bổ sung:
Các loại thức ăn bổ sung cho trẻ được biểu thị bằng ô vuông thức ăn.
Trung tâm của ô vuông là sữa mẹ. 4 ô vuông thức ăn tương ứng với 4 nhóm
thực phẩm chính sau [22]:
-

Nhóm thức ăn giàu Glucid: Gồm các loại ngũ cốc như: gạo, ngô, lúa mì…

-

Nhóm thức ăn giàu Protid: Thịt gia súc, gia cầm, cá và các loại thủy sản…

-

Nhóm thức ăn giàu Lipid: mỡ động vật, dầu thực vật…


19

-

Nhóm cung cấp Vitamin và khoáng chất: Rau, củ, quả…
Thành phần bữa ăn bổ sung phải đủ theo ô vuông thức ăn, sử dụng các

thực phẩm giàu năng lượng, protein và vi chất dinh dưỡng.
Lưu ý [22]:

-

Khi bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung cần cho trẻ ăn từ từ, ít một.
Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp khẩu vị.
Khuyến khích trẻ ăn.
Cho trẻ ăn ngay sau chế biến, vệ sinh khi nấu.

1.2.2.3. Một số yếu tố khác
Ngoài vấn đề nuôi dưỡng còn có một số yếu tố khác tác động đến TTDD
của trẻ em.
-

Trẻ đẻ non, đẻ thấp cân: trẻ đẻ non, có cân nặng sơ sinh (CNSS) thấp
(<2500g) có chức năng của các bộ máy chưa hoàn thiện, khả năng tiêu hóa
và hấp thu thức ăn kém, hệ thống miễn dịch suy giảm nên dễ mắc các bệnh

-

nhiễm khuẩn và SDD [23].
Dị tật bẩm sinh, bệnh di truyền.
Tình trạng bệnh tật của trẻ: các bệnh xếp hàng đầu thường gặp là ỉa chảy
và nhiễm khuẩn hô hấp. Trong một năm số lần mắc tiêu chảy trung bình
của trẻ em là 2,2 lần, viêm phổi là 1,6 lần [24]. Ngoài ra, SDD thiếu
protein-năng lượng cũng hay đi kèm theo các bệnh thiếu vi chất dinh

-

dưỡng như: thiếu máu thiếu sắt, còi xương thiếu vitamin D…[25].
Tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, dân tộc của bà mẹ, số trẻ trong gia đình…
Yếu tố môi trường, xã hội: ô nhiễm môi trường, dịch vụ y tế chưa phát triển,

thiếu cơ sở hạ tầng, cơ cấu kinh tế xã hội, đường lối chính sách quốc gia…

1.3. Hậu quả của suy dinh dưỡng
SDD ảnh hưởng rõ rệt đến phát triển trí tuệ, khả năng học hành của trẻ,
khả năng lao động đến tuổi trưởng thành. SDD trẻ em thường để lại những
hậu quả nặng nề. Gần đây, nhiều bằng chứng cho thấy SDD ở giai đoạn sớm,


20

nhất là trong thời kỳ bào thai có mối liên hệ với mọi thời kỳ của đời người.
Hậu quả của thiếu dinh dưỡng có thể kéo dài qua nhiều thế hệ. Phụ nữ đã từng
bị SDD trong thời kỳ còn là trẻ em nhỏ hoặc trong độ tuổi vị thành niên đến
khi lớn lên trở thành bà mẹ bị SDD. Bà mẹ bị SDD thường dễ đẻ con nhỏ yếu,
CNSS thấp. Hầu hết những trẻ có CNSS thấp bị SDD (nhẹ cân hoặc thấp
còi) ngay trong năm đầu sau sinh. Những trẻ này có nguy cơ tử vong cao hơn
so với trẻ bình thường và khó có khả năng phát triển bình thường.
Tác giả Baker nêu ra một thuyết mới về nguồn gốc bào thai của một số
bệnh mạn tính. Theo ông, các bệnh tim mạch, đái tháo đường, rối loạn chuyển
hóa ở người trưởng thành có thể có nguồn gốc từ SDD bào thai. Chính vì thế,
phòng chống SDD bào thai hoặc trong những năm đầu tiên sau khi ra đời có
một ý nghĩa rất quan trọng trong dinh dưỡng theo chu kỳ vòng đời [26].
1.3.1. Ảnh hưởng đến vóc dáng/chiều cao khi trưởng thành
Chiều cao có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố gen và môi trường thông qua
các giai đoạn tăng trưởng. Ở tất cả các nước triển khai nghiên cứu, sự khác
biệt chiều cao là rất lớn khi trưởng thành ở những người khi còn dưới 5 tuổi
thấp còi và không thấp còi. Những trẻ em bị thấp còi đến khi trưởng thành sẽ
trở thành người có chiều cao thấp [27].
1.3.2. Ảnh hưởng đến nhận thức, phát triển trí tuệ và khả năng lao động
khi trưởng thành

Mặc dù còn ít các nghiên cứu dọc theo dõi từ trẻ thơ đến khi trưởng
thành, tuy nhiên nghiên cứu triển khai ở 1 số nước cho thấy có mối liên quan
giữa thấp còi, chậm đi học, thi lại nhiều và tỷ lệ bỏ học cao, giảm tỷ lệ tốt
nghiệp giữa cấp 1 và cấp 2, chậm chạp trong học tập, nhận thức, học kém hơn
lúc ấu thơ [28]. Nghiên cứu thử nghiệm ở Guatemala chỉ ra rằng, có mối liên
quan giữa Z - score chiều cao theo tuổi và thu nhập [29]. Nếu tính cả đến
giảm sút về tri thức do thiếu dinh dưỡng trong thời kỳ thơ ấu hoặc do chi phí
cho chăm sóc nuôi nấng, thì riêng SDD thể thấp còi đã làm giảm 5% GDP


21

hàng năm [1]. Những thiệt hại về kinh tế do SDD chủ yếu vì năng suất lao
động kém ở người trưởng thành do đã bị SDD.
1.3.3. Tăng gánh nặng bệnh tật và tử vong
SDD thể vừa và nhẹ thường gặp và có ý nghĩa sức khoẻ quan trọng nhất
vì ngay cả SDD nhẹ cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tật và tử vong ở trẻ
em. Ước lượng gánh nặng bệnh tật cho thấy gia tăng gánh nặng bệnh đối với
nhóm trẻ dưới 5 tuổi vừa bị thấp còi, vừa còm còi. Nguy cơ tử vong tăng
trong nhóm Z-score giảm. Tất cả các nguy cơ tăng có ý nghĩa trong nhóm Zscore <-3SD [30]. SDD làm tăng tỷ lệ tử vong và làm tăng gánh nặng cho xã
hội, ước tính mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 2,1 triệu cái chết và 21%
DALYs (91 triệu DALYs) ở trẻ dưới 5 tuổi vì lý do SDD; đồng thời SDD
cũng gây ra 35% gánh nặng bệnh tật ở trẻ dưới 5 tuổi [31].
1.4. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ
TTDD là tình trạng sức khỏe của cá nhân hay cộng đồng ảnh hưởng bởi
chế độ ăn và việc sử dụng các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Hiện nay có bốn
phương pháp được dùng để đánh giá TTDD của trẻ em:
-

Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống;


-

Các chỉ tiêu nhân trắc;

-

Thăm khám thực thể để phát hiện các dấu hiệu lâm sàng của bệnh tật có
liên quan đến ăn uống;

-

Các xét nghiệm hóa sinh.

1.4.1. Các số đo nhân trắc
Hiện nay, để đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em, người ta chủ yếu dựa vào
3 chỉ số là cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao.
1.4.1.1. Cân nặng theo tuổi
Chỉ số này thường được dùng để đánh giá tình trạng SDD chung nhưng
không cho biết cụ thể đó là loại SDD vừa mới xảy ra hay đã tích lũy từ lâu. Vì
việc theo dõi cân nặng tương đối đơn giản hơn chiều cao ở cộng đồng nên tỷ
lệ nhẹ cân vẫn được xem như tỷ lệ chung của thiếu dinh dưỡng.


22

Là chỉ số được dùng sớm nhất và phổ biến nhất. Chỉ số này được dùng để
đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cá thể hay cộng đồng. Cân nặng theo tuổi
thấp là hậu quả của thiếu dinh dưỡng hiện tại. Chỉ số cân nặng theo tuổi nhạy
có thể quan sát trong 1 thời gian ngắn.

1.4.1.2. Chiều cao theo tuổi
Chỉ số này đã được khuyến cáo sử dụng của WHO để phát hiện trẻ “thấp
còi” kết hợp với cân nặng theo chiều cao. Chiều cao theo tuổi phản ánh tiền
sử dinh dưỡng. Chiều cao theo tuổi thấp phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng
kéo dài hoặc thuộc về quá khứ làm cho đứa trẻ bị còi. Tỷ lệ thấp còi cao nhất
là từ 2 đến 3 tuổi. Tỷ lệ hiện mắc của thấp còi phổ biến hơn tỷ lệ hiện mắc của
nhẹ cân ở mọi nơi trên thế giới vì có những trẻ bị thấp còi trong giai đoạn sớm
của cuộc đời có thể đạt được cân nặng bình thường sau đó nhưng vẫn có chiều
cao thấp.
1.4.1.3. Cân nặng theo chiều cao
Là chỉ số đánh giá TTDD hiện tại. Chỉ số này phản ánh tình trạng SDD
cấp (Wasting). Cân nặng theo chiều cao thấp phản ánh sự không tăng cân hay
giảm cân nếu so sánh với trẻ có cùng chiều cao, chính là phản ánh mức độ
thiếu ăn và nhiễm khuẩn là hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
Khi cả hai chỉ tiêu chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao đều thấp
hơn ngưỡng đề nghị, đó là thiếu dinh dưỡng thể phối hợp, đứa trẻ vừa còi vừa
còm. Khi áp dụng các chỉ tiêu nhân trắc để nhận định TTDD, chỉ tiêu thích
hợp nhất để đánh giá TTDD cấp tính là cân nặng theo chiều cao, sử dụng
trong các đánh giá nhanh sau thiên tai, các can thiệp ngắn hạn. Chiều cao theo
tuổi là chỉ tiêu thích hợp nhất để đánh giá tác động dài hạn, để theo dõi ảnh
hưởng của các thay đổi về điều kiện kinh tế xã hội.
Chỉ tiêu cân nặng theo tuổi là một chỉ tiêu chung, không mang giá trị đặc
hiệu như 2 chỉ tiêu trên. Đồng thời, bên cạnh việc tính các tỉ lệ dưới một


23

ngưỡng nào đó nên tính số trung bình (hoặc trung bình Z score) cùng với độ
lệch chuẩn để các nhận định được toàn diện hơn, nhất là khi so sánh.
1.4.2. Phân loại suy dinh dưỡng

1.4.2.1. Phân loại theo Gomez (1956)
-

Gomez là người đầu tiên đưa ra phân loại SDD
Ưu điểm: đơn giản nhưng không phân biệt được SDD mới hay SDD đã lâu.
Phân loại dựa vào cân nặng theo tuổi so với chuẩn.
Tiêu chuẩn theo cân nặng chuẩn
Từ 70% - 80% của cân nặng chuẩn
Từ 60% - 70% của cân nặng chuẩn
Từ dưới 60% của cân nặng chuẩn

Mức độ SDD
SDD độ I
SDD độ II
SDD độ III

1.4.2.2. Phân loại theo Waterlow (1976)
-

Ưu điểm: Dễ thực hiện tại cộng đồng và cho biết SDD cấp hay mạn tính.
Phân loại dựa vào CC/T so với chuẩn và CN/CC.
Chỉ số nhân trắc
Chiều cao/tuổi
(90% hay -2SD)

Trên
Dưới

Cân nặng/chiều cao (80% hay - 2SD)
Trên

Dưới
Bình thường
Gầy mòn
Còi cọc
Gầy mòn + còi cọc

Gầy mòn (Wasting): biểu hiện tình trạng SDD cấp tính.
Còi cọc (Sturting): biểu hiện tình trạng SDD trường trong quá khứ.
Gầy mòn + còi cọc: biểu hiện tình trạng SDD mạn tính.
1.4.2.3. Phân loại theo Wellcome (1970)
-

Dùng cho các thể SDD nặng để phân biệt giữa Marasmus và Kwashiorko.
Phân loại dựa vào cân nặng theo tuổi và triệu chứng phù.
Cân nặng (%)
so với chuẩn
60% - 80%
<60%

Phù

Kwashiorkor
Marasmus – Kwashiorkor

1.4.2.4. Phân loại theo WHO (2005)

Không
SDD độ I, II
Marasmus



24

Trước đây, WHO dựa trên số liệu Quần thể tham khảo của Hoa kỳ
(NCHS: National Center for Health Stastics) đã đưa ra quần thể tham khảo
(NCHS/WHO international reference population), làm giá trị tham chiếu để
nhận định tình trạng dinh dưỡng trẻ em cho các quốc gia thành viên [2].
Việc sử dụng quần thể tham khảo NCHS được đưa ra sau khi quan sát
thấy trẻ em dưới 5 tuổi khi được nuôi dưỡng tốt như nhau thì đều lớn như
nhau. Ưu điểm của phân loại này là cho biết mức độ SDD và dễ thực hiện tại
cộng đồng.
Năm 1993, WHO đã tiến hành xem xét lại một cách toàn diện việc sử dụng
và giải thích của quần thể tham khảo đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ
và kết luận quần thể tham khảo NCHS không đầy đủ, không đại diện cho tăng
trưởng trẻ em ở giai đoạn đầu và việc xây dựng một chuẩn tăng trưởng mới là
cần thiết. Chuẩn tăng trưởng mới MGRS (Multicentre Growth Reference
Study) đã được thực hiện từ năm 1997 đến năm 2003 trên 8840 trẻ sơ sinh và
trẻ nhỏ khỏe mạnh được nuôi bằng sữa mẹ từ nhiều quốc gia, sắc tộc và nền
văn hóa khác nhau (Brazil, Ghana, Ấn Độ, Nauy, Oman và Mỹ). Chuẩn mới
phản ánh tốc độ tăng trưởng bình thường của trẻ trong điều kiện môi trường
thuận lợi và có thể sử dụng để đánh giá TTDD trẻ em trên toàn thế giới không
phân biệt sắc tộc, tình trạng kinh tế, xã hội và tập quán nuôi dưỡng. Từ năm
2006, WHO đã khuyến cao áp dụng chuẩn tăng trưởng mới MGRS (WHO
2005) để đánh giá TTĐ của trẻ, các chỉ số đánh giá TTDD của trẻ cũng dựa
vào điểm ngưỡng -2 độ lệch chuẩn (< -2SD) so với quần thể tham khảo [32].
Sử dụng các số đo tháng tuổi, cân nặng, chiều cao của trẻ và phân loại
theo WHO 2005 với các chỉ số: Cân nặng theo tuổi (CN/T), chiều cao theo
tuổi (CC/T), cân nặng theo chiều cao (CN/CC).
-


Chỉ số CN/T: Sử dụng chỉ tiêu cân nặng so với tuổi (CN/T) và quần thể
tham khảo WHO 2005 để đánh giá:


25

-

+

Bình thường: CN/T từ -2 đến +2 SD

+

SDD (thể nhẹ cân) : CN/T< -2SD; trong đó:


SDD độ 1: từ <-2 đến -3 SD



SDD độ 2: từ <-3 đến -4 SD



SDD độ 3: < -4 SD

Chỉ số CC/T: Sử dụng chỉ tiêu chiều cao so với tuổi (CC/T) và quần thể
tham khảo WHO 2005 để đánh giá:
+


Bình thường: CC/T từ -2 đến +2 SD

+ SDD (thể thấp còi): CC/T < -2SD ; trong đó


SDD độ 1: từ < -2 đến -3 SD

• SDD độ 2: < -3 SD
-

Chỉ số CN/CC: Sử dụng chỉ tiêu cân nặng so với chiều cao (CN/CC) và
quần thể tham khảo WHO 2005 để đánh giá:
+

Thừa cân: CN/CC > +2SD

+

Bình thường: CN/CC từ -2 đến +2 SD

+

SDD (thể gầy còm): CN/CC < -2SD

Dựa vào Z- Score (điểm –Z), có thể tính theo công thức:
Kích thước đo được - số trung bình của quần thể tham chiếu
Z- Score =
-


Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu
SDD thể nhẹ cân khi CN/T Z- Score < -2
SDD thể thấp còi khi CC/T Z- Score < -2
Z-score
≥ -2
< -2
< -3

-

CC/T
CN/T
CN/CC
Không SDD
Không SDD
Không SDD
Thấp còi
Nhẹ cân
Gầy còm
Thấp còi trầm trọng Nhẹ cân trầm trọng Gầy còm trầm trọng

SDD thể gầy còm khi CN/CC Z- Score < -2
Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


×