Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái ở nước ta.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.25 KB, 12 trang )

Họ và tên: Nguyễn Thị Thảo
Lớp:

13CTXH

Đề tài:
Tìm hiểu vai trò của gia đình trong việc giáo dục
con cái ở nước ta


LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, là trường học đầu tiên của
con người. Ngay từ khi sinh ra, đứa trẻ đã gắn bó và lắng nghe được những thanh âm đầu
tiên của cuộc sống trong gia đình, đặc biệt từ người mẹ. Trong suốt quá trình phát triển
ấy, trẻ em được tiếp xúc với ngôn ngữ và văn hóa dân tộc từ lời ru, giọng hát của bà, của
mẹ. Những bước đi chập chững đầu đời, người đầu tiên chỉ dạy cho trẻ cách đi đứng, nói
năng cũng chính là cha mẹ. Vì vậy, giáo dục của gia đình như thế nào sẽ hình thành nên
nhân cách của đứa trẻ như thế ấy. Tuy nhiên, để trẻ em phát triển đúng đắn và toàn diện
thì trong gia đình, việc bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em cần được thực hiện một cách
khoa học với những kiến thức, kỹ năng phù hợp.
Mỗi trẻ em được sinh ra đều mang trong mình những ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi các em
chính là tương lai của đất nước. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, với guồng quay mạnh
mẽ của cuộc sống, nhiều điều đáng tiếc đã xảy ra khiến giá trị gia đình bị sa sút. Nhiều bố
mẹ mải mê làm ăn đã lơ là việc phải chăm lo, dạy dỗ con mình hoặc chăm lo,dạy dỗ
không đúng phương pháp, khiến trẻ phát triển lệch lạc.
Nhận thức được tầm quan trong của gia đình trong việc giáo dục con cái cũng như nhận
thức được gia đình là nơi hình thành nên những nền tảng vững chắc nhất cho con, nên em
chọn đề tài: “Tìm hiểu vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái ở nước ta” cho bài
tiểu luận của mình.



MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Mục đích nghiên cứu

2.





3.

Bài tiểu luận tập trung vào nghiên cứu vai trò của gia đình trong việc giáo dục con
cái nhằm đánh giá được thực trạng giáo dục thế hệ trẻ ngay từ trong gia đình ở giai
đoạn hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu.
Làm rõ các khái niệm "Gia đình"; ‘Giáo dục gia đình’, "Vai trò của giáo dục gia
đình" và đặc điểm, nội dung của giáo dục gia định đối với con cái.
Tìm hiểu về phương pháp dạy con của các bậc cha mẹ trong gia đình, ảnh hưởng
từ tư tưởng, phương pháp giáo dục của cha mẹ đến thế hệ con cái.
Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục gia đình và đánh giá thực trạng
giáo dục gia đình đối với con cái ở nước ta; phân tích những nguyên nhân cơ bản
của thực trạng và những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của giáo dục
gia đình đối với con cái ở nước trong thời kỳ đổi mới.
Phương pháp nghiên cứu.
Trong bài tiêu luận về vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái, sử dụng
phương pháp phân tích tài liệu sẵn có là chủ yếu, bên cạnh đó kết hợp với nhận
định và đưa ra quan điểm cá nhân.



NỘI DUNG
I.
Một số khái niệm liên quan
1. Gia đình
− Gia đình là một tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn

2.

3.

II.
1.

hóa – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan
hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, qua hệ nuôi dưỡng và giáo dục... giữa các
thành viên.
− Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một hình ảnh thu nhỏ cơ bản nhất của
xã hội.
Giáo dục
− Giáo dục (tiếng Anh: education) theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó
kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu.
− Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể
thông qua tự học. Bất cứ trải nghiệm nào có ảnh hưởng đáng kể lên cách mà
người ta suy nghĩ, cảm nhận, hay hành động đều có thể được xem là có tính
giáo dục. Giáo dục thường được chia thành các giai đoạn như giáo dục tuổi ấu
thơ, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, và giáo dục đại học.
(Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
Giáo dục gia đình
− Giáo dục gia đình là toàn bộ những tác động của gia đình đối với sự hình thành

những kiến thức cơ bản và phát triển nhân cách con người, trước hết của lớp
trẻ.
− Giáo dục trong gia đình chính là bước đầu tiên và rất quan trọng trong việc
hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người. Cách giáo dục và nuôi
dưỡng sai lạc có thể để hoạ lại cho cả đời người, và ngược lại, cách giáo dục và
nuôi dưỡng đúng đắn chính là nền tảng của hạnh phúc an vui lâu dài.
Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con cái
Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục kiến thức, kỹ năng cho con cái
a. Vai trò của cha mẹ trong giáo dục kiến thức, kỹ năng
Trong mọi gia đình, cha mẹ luôn là những thầy cô đầu tiên của con cái.
− Là người tiếp xúc đầu tiên và cũng là nhiều nhất với con mình, cha mẹ dạy con
những tiếng bập bẹ đầu tiên, những bước đi đầu tiên; cũng chính trong giai
đoạn này cha mẹ cho con những ý niệm sơ khởi về các mối quan hệ của trẻ với
những thành viên khác trong gia đình: ai là cha, ai là mẹ, rồi ông bà, nội, ngoại,
anh chị, cô dì, thím bác,…Những ý niệm sơ khởi này của trẻ về các mối quan
hệ với các thành viên khác trong gia đình sẽ đi kèm với ngôn ngữ và hành vi
mà trẻ nên biểu hiện với từng người; những gì thì đươc khuyến khích và những


gì thì bị ngăn chặn, đây là những ý niệm đầu tiên của trẻ về cách cư xử. Trẻ
cũng được dạy rằng ông bà cha mẹ luôn yêu thương và bảo vệ, sẽ ngoan ngoãn
và vâng lời.
− Cha mẹ là người xây dựng cho con kiến thức nền tảng về sự vật, sự việc xung
quanh mình. Những kiến thức tuy giản đơn nhưng là kiến thức nền tảng, là cơ
sở tạo động lực cho trẻ sự khao khát được vươn tới những kiến thức khoa học,
để trở thành người làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, mở rộng sự hiểu biết, rèn
luyện tư duy khoa học, óc phân tích và kỹ năng vận dụng những tri thức vào
cuộc sống. Cha mẹ giáo dục con cái về kiến thức văn hóa chính là góp phần
vào hoàn thiện nhân cách toàn diện cho con trẻ.
− Trong điều kiện khoa học công nghệ ngày càng phát triển, việc giáo dục cho

trẻ học tập văn hóa là điều vô cùng cần thiết, bởi chỉ khi được trang bị một
cách toàn diện, đầy đủ những tri thức văn hóa của nhân loại, thế hệ trẻ mới có
điều kiện làm chủ tri thức và vận dụng chúng một cách thành thạo.
b. Phương pháp giáo dục kiến thức, kỹ năng cho con cái
− Để thực hiện tốt chức năng giáo dục, cha mẹ phải trở thành những tấm gương
soi.
− Cha mẹ phải nghiêm túc trong việc dạy bảo con cái. Ý thức được trách nhiệm
làm cha mẹ là quan trọng và không thể thay thế. Điều này giúp các bậc làm cha
mẹ không trao phó hay ỷ lại quá nhiều vào những người khác như nhà trường,
người thân, người giúp việc....
− Các bậc làm cha mẹ cần trang bị, nâng cao kiến thức và khả năng giáo dục
xứng đáng cho con trẻ học tập, làm theo.
− Cha mẹ cần xác định rõ những mục tiêu ngắn hạn theo từng giai đoạn phát
triển của trẻ và những mục tiêu lâu dài trong tương lai. Việc xác định các mục
tiêu này cần dựa trên cơ sở đặc điểm cụ thể của từng đứa trẻ và điều kiện gia
đình. Đồng thời cũng dựa trên sự hiểu biết, tôn trọng và làm gương sáng cho
con cái.
− Trong một gia đình có nhiều thế hệ, việc giáo dục con cái đòi hỏi sự tế nhị,
khéo léo và thống nhất tác động giáo dục dựa trên cơ sở vì lợi ích của con cái.
Sự thống nhất ấy bao gồm: Quan điểm và mục tiêu trong việc giáo dục con cái,
phân công vai trò và phương pháp sử dụng.
2. Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục đạo đức cho con cái
a. Vai trò giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức là nội dung quan trọng hướng tới sự hình thành và phát triển
nhân cách. Đạo đức chính là cốt lõi của luân lý gia đình, là cái gốc của mỗi con
người.
− Gia đình là môi trường quan trọng trong việc dạy các giá trị đạo đức truyền
thống cho các thế hệ, có ý nghĩa trong việc xây dựng cái gốc của nhân cách







b.







con người.Vì thế các gia đình Việt Nam luôn coi trọng việc dạy đạo đức cho
con em, coi đó là việc làm, thường xuyên. Những giá trị này được thể hiện đậm
nét trong lối sống,trong nề nếp gia đình và truyền thống dòng họ. Vì vậy, có tới
73.3% các gia đìnhủng hộ việc cần phải giáo dục trẻ em tính lễ phép và 67.8%
gia đình cho rằng cần phải giáo dục trẻ em tính trung thực trong các quan hệ xã
hội.
Văn hóa trong gia đình nói chung, quan hệ vợ chồng nói riêng đều có sự ảngh
hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các thành viên
trong gia đình. Bầu không khí tâm lý – đạo đức của gia đình tác động trực tiếp
đến nếp nghĩ, lối sống của trẻ. Mọi xung khắc của các cá nhân trong gia đình,
nhất là giữa bố và mẹ, đều ảnh hưởng đến con cái. Trong nếp nghĩ của trẻ nhỏ
luôn lưu giữ hình dáng, lời ăn tiếng nói của cha mẹ.
Yếu tố gia đình chịu trách nhiệm đối với quá trình xã hội hóa ban đầu của cá
nhân, ảnh hưởng đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách gốc của trẻ. Nếu
ngay từ đầu các phẩm chất đó bị sai lệch, trẻ sẽ dễ sinh hư. Cụ thể, nếu trẻ sống
trong các gia đình có bố mẹ hoặc người lớn khác có hành vi thiếu văn hóa, đạo
đức thậm chí có cả những hành vi phạm tội, như bố mẹ bất hòa hay đánh chửi
nhau,… thì những gương xấu này làm cho trẻ em dần dần coi thường pháp

luật, nhiễm các thói hư tật xấu và dễ bị lôi kéo rồi dần dần cũng vi phạm pháp
luật. Do đó, mỗi người cha, người mẹ đều là tấm gương cho con cái soi vào và
học tập: người cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp nhất
để con cái học tập và noi theo. Còn người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý
chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận
cho các con.
Phương pháp giáo dục đạo đức trong gia đình
Để trẻ trở thành một người có nhân cách tốt thì việc giáo dục đóng vai trò chủ
đạo.
Giáo dục con cái không thể chỉ bằng lời nói mà phải bằng những công việc cụ
thể, mọi hành vi, thái độ, lối sống của người lớn có tác động trực tiếp tới việc
hình thành, phát triển nhân cách của trẻ. Các bậc cha mẹ cần thường xuyên
giáo dục con trẻ thái độ, cử chỉ, ăn nói lễ phép, kính trên nhường dưới, tôn sư
trọng đạo để khi trưởng thành con cái biết ơn sinh thành, nuôi dưỡng, chăm sóc
ông bà, cha mẹ.
Cha mẹ cũng cần uốn nắn, phê phán, ngăn chặn thái độ, cử chỉ bất nhã, bất
hiếu của con cái. Kết hợp giữa giáo dục truyền thống và hiện đại. Mặt khác,
từng bước xây dựng nếp sống khoa học trong gia đình.
Môi trường gia đìnhcũng có vai trò quyết định đến sự phát triển của trẻ em.
Do vậy, cha mẹ cần phải yêu thương, quan tâm, gần gũi trẻ để nắm bắt được


tâm tư, tình cảm của trẻ. Nhưng yêu thương không có nghĩa là nuông chiều.
Nếu cha mẹ quá nuông chiều, thỏa mãn mọi nhu cầu của con cái, thói quen đòi
gì được nấy sẽ khiến trẻ hình thành tính ỷ lại, dựa dẫm, sống ích kỷ, lười
nhác…
− Các bậc cha mẹ cần nhận thức đúng trách nhiệm của mình đồng thời thiết lập
mạng lưới giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc hình thành nhân cách
cho trẻ để giữ gìn hạnh phúc gia đình, xây dựng gia đình văn hóa: No ấm, bình
đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.

3. Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục kỹ năng sống cho con cái
a. Vai trò của cha mẹ trong giáo dục kỹ năng sống
− Giáo dục kỹ năng sống cho con cái là một trong những phương pháp tốt để xây
dựng lối sống phù hợp và đúng đắn cho, giúp các em ứng xử có văn hóa.
− Giáo dục kỹ năng sống còn giúp con cái tập lối sống có trách nhiệm với bản
thân và cộng đồng, phòng ngừa những hành vi có hại cho bản thân và biết cách
xử lý để đối phó với những thách thức trong cuộc sống
− Gia đình phải là chủ thể quan trọng giúp trẻ có những kỹ năng sống cơ bản, tạo
dựng cho trẻ niềm tin bước vào đời.
b. Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho con cái
− Bên cạnh việc thường xuyên quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của con
cái, cha mẹ cần định hướng, giáo dục, động viên giúp các em tránh xa tệ nạn xã
hội, bố trí thời gian học tập, vui chơi phù hợp.
− Cha mẹ cũng nên cập nhật những thông tin về lứa tuổi của trẻ vị thành niên
trong thời đại ngày nay, từ đó nắm bắt được những nhu cầu, nguyện vọng của
con, nhìn nhận sự khác biệt mang tính chất “thời đại” và “thế hệ” trong lối
sống và cách suy nghĩ của các con so với thế hệ của mình, từ đó dễ đồng cảm
với các con nhằm có phương pháp giáo dục kỹ năng sống phù hợp, giúp các
em trở thành người có ích cho xã hội trong tương lai.
4. Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục giới tính cho con cái
a. Vai trò của cha mẹ trong giáo dục giới tính
Trong nhiều trường hợp, con cái học được những bài học quý báu từ cha mẹ về
vai trò giới mẫu mực, mối quan hệ nhân văn và có trách nhiệm.
− Cách cư xử giữa bố - mẹ là bài học sớm nhất đối với trẻ về cách ứng xử giới
tính giữa một người nam và một người nữ. Trẻ sẽ tiếp thu dần dần những kiến
thức giới từ chính gia đình mình. Từ đó dần theo năm tháng hình thành những
hành vi, thái độ mang tính chất giới nam hay nữ được mọi ngưòi và xã hội
chấp nhận.
− Vì cha mẹ là những người gần gũi nhất, hiểu rõ nhất về từng giai đoạn phát
triển, tính cách, đặc điểm tâm sinh lý của đứa trẻ. Do vậy, cha mẹ dễ dàng hơn

trong việc cung cấp đầy đủ thông tin, kỹ năng và phương tiện sống để giúp trẻ


III.
1.

2.

3.

có những hiểu biết đầy đủ về giới, có thái độ và hành vi phù hợp, hiểu biết và
có trách nhiệm về hành vi của mình.
− Thông qua giáo dục giới tính, cha mẹ giúp con cái đứng vững bằng những kiến
thức và hiểu biết của chính mình trước khi lập gia đình.
− Qúa trình giáo dục giới tính được thực hiện đồng bộ trong từng gia đình chắc
chắn sẽ giảm thiểu những nguy cơ về an toàn tình dục, tai biến sinh sản và đặc
biệt là nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, đặc biệt là đại dịch
HIV – AIDS sẽ giảm đi đáng kể, tạo nên một xã hội ổn định và phồn thịnh.
b. Phương pháp trong giáo dục giới tính
− Cha mẹ cần tạo dựng mối quan hệ tích cực với con cái, cần có sự gần gũi tâm
tình để từ đó, con cái dễ dàng hơn trong việc lắng nghe lời khuyên từ phía cha
mẹ mà không cảm thấy ngại ngùng hay bất tiện.
− Nên cải thiện không khí gia đình, nơi sinh hoạt để giúp các em hòa đồng với
xung quanh.
− Cha mẹ cần quan tâm đến những thay đổi đầu tiên trong tâm sinh lý của con
cái, giải thích những việc cần làm và nên làm.
− Cha mẹ cũng cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức đoàn thể
ngoài xã hội như Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội liên hiệp phụ nữ
xã phường,… trong việc giáo dục giới tính cho con trẻ.
Thực trạng của vai trò cha mẹ trong việc giáo dục con cái ở xã hội ta ngày

nay
Những khó khắn đối với giáo dục trong gia đình
− Ngày nay, với sự phát triển rộng khắp của hệ thống các nhà trẻ, lớp mẫu giáo,
trường học thì hầu như giáo dục trong gia đình đang dần bị xem nhẹ.
− Không ít gia đình bị cuốn theo vòng xoáy của nền kinh tế thị trường, chỉ lo làm
giàu, buông lỏng chăm sóc trẻ em, đặc biệt là việc học tập của con cái.
− Không ít bậc cha mẹ thiếu trình độ học vấn, trình độ khoa học, thiếu nhân cách
nên không những không đáp ứng được mà còn gây hậu quả khi giáo dục con
cái sai lầm. Họ chỉ quan tâm lo ăn, mặc, giải trí… mà không chú ý giảo dục tri
thức, đạo đức cho con cái và bỏ mặc trách nhiệm ấy cho nhà trường và các tổ
chức xã hội.
Những thuận lợi của giáo dục trong gia đình
− Chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa đã
đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, đời sống nhân
dân ngày càng được cải thiện, nhiều gia đình phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang
trại, mức sống ngày cành được nâng cao. Do đó cha mẹ có điều kiện chăm sóc,
giáo dục con cái đầy đủ hơn.
Nguyên nhân của những hạn chế đối với việc giáo dục trong gia đình


Đất nước chuyển đổi nhanh chóng từ nền nông nghiệp lạc hậu sang nền sản
xuất công nghiệp hiện đại nên gia đình chưa có khả năng thích ứng, còn mang
nặng thói quen, tư duy của nền sản xuất nhỏ lạc hậu.
− Xã hội đổi mới nhưng nhiều bậc cha mẹ chưa được chuẩn bị đầy đủ những
kiến thức giáo dục con cái trong tình hình mới, vì vậy chưa có định hướng rõ
rệt dễ xảy ra tình trạng từ bỏ toàn bộ cái cũ và tiếp thu cái mới không có chọn
lọc, không phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
− Kinh tế xã hội và gia đình còn có phần thấp kém, kế hoạch hóa gia đình chưa
tốt, sinh quá nhiều con dẫn đến dân số quá đông, cha mẹ không có điều kiện
chăm sóc và dạy dỗ con cái một cách chu đáo.

− Đảng, Nhà nước và xã hội đã quan tâm nhiều đến gia đình nhưng hệ thống
chính sách và luật pháp chưa đồng bộ, kém hiệu lực nên tình trạng tảo hôn, bạo
hành gia đình, bất bình đẳng giới vẫn thường xuyên diễn ra, đe dọa hạnh phúc
gia đình và ảnh hưởng tới giáo dục con cái.
− Quản lý mặt trái của nền kinh tế thị trường cùng các luồng văn hóa độc hại bên
ngoài xâm nhập vào nước ta còn chưa tốt, điều này gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến giáo dục vị thành niên trong các gia đình.
− Trình độ dân trí còn thấp, nhận thức còn hạn chế,tư tưởng thực dụng còn ăn
sâu vào một bộ phận nhân dân, nên từ đó có những gia đình đề cao việc kiếm
tiền, không thực sự sát sao đến việc giáo dục con cái.
− Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các môi trường giáo dục trẻ em, làm hạn
chế hiệu quả giáo dục trong mỗi gia đình.
4. Biện pháp
− Mỗi gia đình, mỗi bậc cha mẹ cần thay đổi tư duy, thói quen để tiếp thu những
kiến thức giáo dục con cái trong tình hình mới, có định hướng rỗ rang và có
chọn lọc phù hợp với văn hóa và thực tiến Việt Nam.
− Tăng cường kế hoạch hóa gia đinh để việc nuôi dạy con cái có hiệu quả.
− Đảng và Nhà nước cần thực hiện đồng bộ các chính sách và luật pháp về gia
đình nhằm xỏa bỏ tình trạng tảo hôn, bạo lưc gia đình…, quản lý chặt chẽ các
luồng văn hóa từ bên ngoài xâm nhập vào nước ta.
− Tăng cường sự phối hợp giưa nhà trường, xã hôi và gia đình.
− Tổ chức lối sống trong gia đình: Tạo bầu không khí gia đình ấm áp và đầy tình
thương, xây dựng nếp sống sinh hoạt lành mạnh để trẻ có thời gian luyện tập
nhân cách của mình, tổ chức lối sống trong gia đình giúp trẻ học hỏi tính kỷ
luật, sự tôn trọng người khác…, dạy con bằng hành vi và cách sống của cha mẹ
có hiệu quả hơn bằng lời nói.
− Tôn trọng nhân cách: Tôn trọng là bảo vệ sự phát triển hồn nhiên theo từng lứa
tuổi và tạo điều kiện để nhân cách trẻ phát triển cách toàn diện, lắng nghe,




không áp đặt và chấp nhận những suy nghĩ, cảm xúc của chúng, không xúc
phạm, vùi dập trẻ bằng những hình thức hữu hình và vô hình.
− Kết hợp giữa yêu thương và nghiêm khắc với con cái: giúp trẻ cảm nhận và
biết biểu lộ tình cảm, cảm xúc với người khác. Khi được yêu thương, trẻ cảm
thấy mình có giá trị. Từ đó, hình thành tính tự tin và lòng tự trọng. Nghiêm
khắc với con cái để trẻ học biết những giới hạn và có những điều chỉnh cần
thiết. Qua đó, trẻ học sống độc lập và tự tin.
− Hiểu con để có phương pháp giáo dục đúng: hiểu biết về tâm lý con cái theo
lứa tuổi và đặc điểm riêng, để đồng hành với chúng trong cuộc sống và luôn tin
tưởng rằng bất cứ đứa con nào cũng có một tiềm năng để trở thành người tốt.


KẾT LUẬN
Những vấn đề nêu trên đã chứng choc ho vai trò vô cùng quan trọng và không
thể thay thế của gia đình trọng việc giáo dục con cái. Thiếu đi sự giáo dục của
gia đình, trẻ em sẽ gặp khó khăn trong sự phát triển đầy đủ và toàn diện của
mình. Do đó, sự giáo dục của gia đình chính là mấu chốt quyết định đến sự
phát triển tài năng và tính cách của mỗi con người.
“Giáo dục trong gia đình là bước đầu tiên và quan trọng trong việc hình thành
và phát triển nhân cách con người. Để giáo dục trong gia đình đạt hiệu quả, đòi
hỏi các bậc làm cha mẹ một sự huy sinh lớn lao, không vụ lợi, không cần được
con cái đáp đền”. (Josephine Trần)
Qua quá trình thực hiện bài tiểu luận này, cá nhân em cũng nhận thấy được tầm
quan trọng của giáo dục trong gia đình đối với thế hệ trẻ ngày nay, nhận thấy
được sự khó khăn, vất vả của bậc làm cha làm mẹ khi mong muốn con cái
được phát triển toàn diện.


TÀI LIÊU THAM KHẢO

1. Tài liệu từ sách tham khảo:
- Đề cương bài giảng giáo dục học đại cương (Trường Đại học Sư

phạm Đà Nẵng).
Giáo trình giáo dục học – Trần Tuyết Oanh (Chủ biên), NXB Đại
học sư phạm.
2. Tài liệu từ Internet
-
-
-
-



×