Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

TRUYỀN THỐNG TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.64 KB, 10 trang )

Báo cáo Giáo Dục Học Đại Cương

GVHD: Bùi Văn Vân

TRUYỀN THỐNG TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO

MỤC LỤC
TRUYỀN THỐNG TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO.........................................................................................................1
MỤC LỤC......................................................................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................................................2
Từ xưa đến nay việc trồng người luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Giáo dục con người luôn là nền
móng để góp phần xây dựng đất nước. Chỉ có học vấn mới giúp con người có cuộc sống và tương lai tốt
đẹp hơn. Sự thành công của mỗi người chính là do sự nổ lực của họ và sự quan tâm vun đắp từ nhiều
khía cạnh - đặc biệt là sự quan tâm dạy dỗ từ phía thầy cô và cha mẹ. Những người đã chèo lái đưa các
thế hệ học sinh đi đến tương lai của mình. Những người thầy, người cô đã cho ta những kiến thức đầu
đời, dạy cho ta những nét chữ đầu tiên. Công lao to lớn ấy luôn khắc sâu trong tâm trí của mỗi thế hệ
học sinh, sinh viên. Truyền thống “tôn sư trọng đạo” là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ bao
đời nay.........................................................................................................................................................2
Thật vậy, truyền thống đó dần dần trở thành một phẩm chất tối thiểu nhất mà mỗi người chúng ta cần
phải có. Tôn sư trọng đạo với ý nghĩa nhằm nhắc nhỡ chúng ta phải biết tôn trọng, kính yêu những
người đã dạy dỗ mình, không chỉ là người thầy mà còn là những bậc cha mẹ, những người đã dạy chúng
ta nên người. Từ khi còn nằm trong nôi ai cũng được nghe lời ru “muốn sang thì bắt cầu kiều - muốn con
hay chữ phải phải yêu lấy thầy”. Lời ru ấy ngày đi sâu vào tiềm thức và đóng một vị quan trọng trong mỗi
chúng ta. Những người thầy, người cô không ngại khó khăn ngày đêm soạn những trang giáo án để
truyền đạt cho chúng ta những bài học ý nghĩa và chứa đựng nhiều kiến thức hay. Chính vì lẽ đó, chúng
ta không thể nào quên và phải giữ lấy truyền thống “tôn sư trọng đạo” mà bao đời này đã có. Những lý
do trên đã nhắc nhỡ chúng ta biết tầm quan trọng về những ngày truyền thống xưa và nay của dân tộc
ta. Sau đây em xin trình bày một số nội dung về ý nghĩa của truyền thống vẻ vang mà bao đời nay dân
tộc ta luôn gìn giữ và phát huy qua nhiều thế hệ. Rất mong quý thầy cô cho em những lời nhận xét để
bài tiểu luận của em đạt kết quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn!.......................................................2
NỘI DUNG....................................................................................................................................................3



SV: Nguyễn Thị Hoài Thương

Page 1


Báo cáo Giáo Dục Học Đại Cương

GVHD: Bùi Văn Vân

LỜI NÓI ĐẦU
Từ xưa đến nay việc trồng người luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Giáo dục con
người luôn là nền móng để góp phần xây dựng đất nước. Chỉ có học vấn mới giúp
con người có cuộc sống và tương lai tốt đẹp hơn. Sự thành công của mỗi người chính
là do sự nổ lực của họ và sự quan tâm vun đắp từ nhiều khía cạnh - đặc biệt là sự
quan tâm dạy dỗ từ phía thầy cô và cha mẹ. Những người đã chèo lái đưa các thế hệ
học sinh đi đến tương lai của mình. Những người thầy, người cô đã cho ta những kiến
thức đầu đời, dạy cho ta những nét chữ đầu tiên. Công lao to lớn ấy luôn khắc sâu
trong tâm trí của mỗi thế hệ học sinh, sinh viên. Truyền thống “tôn sư trọng đạo” là
một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ bao đời nay.
Thật vậy, truyền thống đó dần dần trở thành một phẩm chất tối thiểu nhất mà mỗi người
chúng ta cần phải có. Tôn sư trọng đạo với ý nghĩa nhằm nhắc nhỡ chúng ta phải biết
tôn trọng, kính yêu những người đã dạy dỗ mình, không chỉ là người thầy mà còn là
những bậc cha mẹ, những người đã dạy chúng ta nên người. Từ khi còn nằm trong
nôi ai cũng được nghe lời ru “muốn sang thì bắt cầu kiều - muốn con hay chữ phải
phải yêu lấy thầy”. Lời ru ấy ngày đi sâu vào tiềm thức và đóng một vị quan trọng
trong mỗi chúng ta. Những người thầy, người cô không ngại khó khăn ngày đêm
soạn những trang giáo án để truyền đạt cho chúng ta những bài học ý nghĩa và chứa
đựng nhiều kiến thức hay. Chính vì lẽ đó, chúng ta không thể nào quên và phải giữ
lấy truyền thống “tôn sư trọng đạo” mà bao đời này đã có. Những lý do trên đã nhắc

nhỡ chúng ta biết tầm quan trọng về những ngày truyền thống xưa và nay của dân tộc
ta. Sau đây em xin trình bày một số nội dung về ý nghĩa của truyền thống vẻ vang mà
bao đời nay dân tộc ta luôn gìn giữ và phát huy qua nhiều thế hệ. Rất mong quý thầy
cô cho em những lời nhận xét để bài tiểu luận của em đạt kết quả tốt hơn. Em xin
chân thành cảm ơn!
SV: Nguyễn Thị Hoài Thương

SV: Nguyễn Thị Hoài Thương

Page 2


Báo cáo Giáo Dục Học Đại Cương

GVHD: Bùi Văn Vân

NỘI DUNG
Dân tộc ta có truyền thống “tôn sư trọng đạo” đậm đà bản sắc dân tộc. Thời phong kiến,
trong bậc thang giá trị, nhà giáo xếp sau vua nhưng trước cha mẹ: “Quân - Sư - Phụ”.
Nhân dân ta từng có những câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa rất sâu
sắc về vấn đề Đạo và Thầy. Những câu nói ấy vừa tôn vinh người Thầy, vừa nhắc nhở
con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Thầy là người vạch đường chỉ lối cho
mối người - "Không thầy đố mày làm nên". Vì thế vị trí của người thầy được đặt ngang
hàng với vị trí của cha mẹ, "Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy". Chúng ta vẫn luôn tự nhắc
mình:"Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy".
Người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được xã họi tôn trọng "nhất tự vi sư, bán tự
vi sư". Bởi vậy, "tôn sư trọng đạo" không còn là một vấn đề quan niệm sống hay quan
niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức. Thời xưa, Chu Văn An,
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn… từ người thầy đã trở thành những bậc thánh trong
lòng học trò. Ngày nay, người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như thế song thầy vẫn là

người được xã hội tôn trọng và "nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao
quý". Dù ở phương Đông hay phương Tây, dù mối quan hệ thầy trò có bình đẳng đến
đâu, gần gũi đến đâu thì danh giới thầy trò, vị trí đáng kính của người thầy vẫn không hề
bị mai một.
Thầy cô được vinh danh “kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học là “nghề cao quý nhất trong các
nghề cao quý”. Lớp lớp nhà giáo đã đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp “trồng người” và
khi Tổ quốc cần họ cũng sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân loại. Nếu chúng
ta là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những tráng
thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò
truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng
ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư"
SV: Nguyễn Thị Hoài Thương

Page 3


Báo cáo Giáo Dục Học Đại Cương

GVHD: Bùi Văn Vân

không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của
tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo
làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã
hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng
tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.
Tôn sư là tôn trọng và kính yêu đối với những người đã dạy dỗ chúng ta thành người.
Trọng đạo là đề cao xem trọng đạo lý. Mỗi con người sinh ra đều thấu hiểu, nhận thức
được chân lý và lẽ phải của cuộc đời. Khi chúng ta có được cuộc sống và tương lai tốt
đẹp thì không ai không nhớ những người đã ươm mầm, gieo mầm cho chúng ta thành

người. Khi còn nhỏ, chúng ta mới chập chững bước vào đời, những bài học đầu tiên mà
thầy cô chỉ bảo chính là bước ngoặc đầu đời của mỗi người. Những người thầy, người cô
đã bỏ bao công sức, tâm huyết cho chúng ta. Dù mang trên vai gánh nặng lo toan mưu
sinh, nhưng họ vẫn giành nhiều thời gian cho những trang giáo án để chúng ta có được
bài học hay. Sự kính yêu, tôn trọng của học sinh đối với thầy cô không chỉ qua những lời
nói mà tình cảm ấy còn thể hiện qua những lời bài hát về người thầy.
Dù đi đâu hay làm công việc gì chúng ta đều cần sự dạy dỗ và quan tâm của cha mẹ, thầy
cô thì lúc đó cuộc sống của ta mới có thêm nhiều nghị lực để đứng lên khi vấp ngã. Bởi lẽ
đó, dân gian có câu “Mồng Một tết cha, Mồng Hai tết mẹ, Mồng Ba tết thầy”. Đối với
những người đã mang nặng đẻ đau đã cho ta có mặt trên cuộc đời, việc yêu thương họ đó
là trách nhiệm, bổn thận mà mỗi người đều phải biết. Sự kính trọng đó đối với cha mẹ
bao nhiêu thì đối với những người dạy dỗ ta cần có thái độ như vậy. Tinh thần “tôn sư
trọng đạo” không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là truyền thống vô cùng tốt đẹp, quý giá
mà ta cần phải giữ gìn. Tinh thần ấy từ xưa đến nay dân tộc ta luôn phát huy và truyền
đạt lại cho thế hệ sau. Thầy cô là tấm gương để chúng ta noi theo. Công lao của người
thầy, người cô không thể nào kể hết được. Họ không thể dạy chữ, dạy kiến thức mà còn
dạy cho ta những bài học làm người sâu sắc giúp ta hoàn thiện bản thân hơn. Từ đó có thể
thấy vị trí của người thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ. Vì thế bổn phận của
đạo làm con, làm trò như chúng ta phải biết khiêm nhường, tôn kính những người ấy.
SV: Nguyễn Thị Hoài Thương

Page 4


Báo cáo Giáo Dục Học Đại Cương

GVHD: Bùi Văn Vân

Càng đi sâu, ta càng thấy tầm quan trọng của những người “bắt cầu nối” cho thế hệ đi sau
tìm ra đường đến ước mơ và hoài bão. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri

thức cho nhân loại là biểu hiện của tình yêu tri thức, lòng ham học, ý chí và khát vọng
vươn lên cuộc sống tốt đẹp. Dân tộc ta có những ngày nhớ ơn cha mẹ thì cũng có những
ngày nhớ ơn thầy cô. Ngày 20-11, đây là diệp để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn của mình
bằng những lời cảm ơn, những món quà nhỏ chứa đựng tình cảm mà những cô cậu học
trò giành cho thầy cô của mình. Ngày đó, trong sắc nắng vàng của mùa đông, trong niềm
vui hân hoan thầy cô như trẻ lại, hạnh phúc rạng rỡ và họ cảm thấy mến yêu nghề hơn
càng khao khát cống hiến. Những ngày lễ và ngày truyền thống ấy vô cùng sâu sắc. Cuộc
đời họ đã trải qua nhiều gian nan và cống hiến rất nhiều tri thức cho sự nghiệp trồng
người của đất nước để đất nước ngày càng vững mạnh. Vì thế họ luôn được xã hội coi
trọng và tôn vinh bởi lẽ chỉ có tri thức mới góp phần làm cho xã hội và đất nước đi lên.
Thầy cô không chỉ dạy cho ta biết đọc biết viết hay những kiến thức sâu xa mà họ còn
cho ta những bài học để làm người, cho ta biết giá trị của cuộc sống. Tưởng chừng việc
dạy học là cái nghề ít vất vả nhất nhưng ít ai nghĩ rằng đằng sau những bài giảng trên lớp
là sự lo toan cho tương lai của học trò mình. Họ phải suy nghĩ ngày đêm để tìm ra những
phương pháp và cách truyền đạt làm sao để cho những bài giảng đi vào nhận thức của
học sinh. Cho đến bây giờ truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn còn giữ nguyên giá trị của
nó, có rất nhiều học trò ngoan, chú ý bài giảng và lời dạy của thầy cô, giữ đúng đạo làm
trò. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều không làm tròn bổn phận của học sinh tỏ ra coi
thường công sức của người thầy, xúc phạm thầy cô và làm thầy cô buồn lòng. Đó là
những thành phần đáng chê trách và xã hội cần quan tâm nhiều hơn.Thầy cô là những
người mở ra con đường cho tương lai chúng ta. Họ là bậc thầy, bậc cô, là những người
đáng kính trọng nhất. Dù đôi khi mối quan hệ giữa thầy cô và học sinh còn nhiều điều
chưa thể giải bày được nhưng mỗi người hãy luôn nhớ rằng chính những người cho ta
hiểu biết thì học chính là người gần gũi ta nhất. Hằng ngày đến với lớp học là niềm vui
của nghề nhà giáo khi nhìn thấy học trò của mình ngày một lớn lên, khôn lớn qua từng
ngày, đằng sau niềm vui ấy là những hạt bụi phấn như điểm lên mái tóc thầy cô màu
trắng bạc, trông họ như già đi theo thời gian. Những hạt bụi phấn ấy, giúp ta có thêm
SV: Nguyễn Thị Hoài Thương

Page 5



Báo cáo Giáo Dục Học Đại Cương

GVHD: Bùi Văn Vân

nhiều điều hay để mỗi ngày đến lớp với những bài học khó quen. Truyền thống “tôn sư
trọng đạo” như muốn nhắc nhở rằng chúng ta được học tập và sống trong một xã hội của
nền giáo dục hãy luôn nhớ và khắc ghi công ơn những người đã đem lại hành trang để ta
bước vào đời. Hằng năm đều có ngày truyền thống để đền đáp công ơn thầy cô được Nhà
nước và mỗi thế hệ học sinh ghi nhớ và tri ân một cách trịnh trọng. Người thầy giáo là
chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng văn hóa, là lực lượng cốt cán trong sự nghiệp
nâng cao dân trí, đạo tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Bởi vì qua quá trình đào tạo,
giáo dục mỗi con người đều chuẩn bị về mọi mặt để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống, vấn
đề mà xã hội đặt ra. Họ sẽ là bộ phận sản xuất quan trọng cho xã hội góp phần làm ra sản
phẩm vật chất và tinh thần tương lai đất nước phụ thuộc rât lớn vào họ. Đất nước đổi
mới, kinh tế phát triển nghề dạy học được trả lại đúng vị trí, đời sống nhà giáo ngày càng
khá giả. Trong thời kỳ đổi mới, mặt trái của cơ chế thị trường tác động đến nhiều mặt của
xã hội song người thầy vẫn kiên định vững vàn bản lĩnh cốt cách của nhà giáo. Ánh sáng
lương tri ngọn lửa của trí tuệ tình thương của nghề trồng người đã vươn đắp cho thầy cô
vững tin, vì nghề nhà giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Ai ai cũng
hiểu rằng không chỉ có kiến thức mới giáo dục được học sinh mà ngoài ra nhân cách mới
chính là tấm gương để thuyết phục học sinh và giáo dục học sinh đi theo con đường đúng
đắn được. Khi sinh ra cha mẹ cho ta hình hài dáng đứng, cho ta dòng sữa mát lành và
nuôi ta lớn lên. Rồi đến một ngày ta được cắp sách tới trường, ta lại được gặp những
người cha người mẹ thứ hai, nơi đó đã cho ta tri thức. Công ơn trời bể đó chúng ta không
thể nào lãng quên. Vì vậy dù sau này có đi đâu và làm gì, dẫu có bước trên muôn đỉnh
vinh quang thì ta cũng hãy nhớ rằng người nâng bước cho chúng ta trên những bậc than
là đôi tay không bao giờ mệt mỏi của thầy cô. Tri thức chính là hạt giống mà thầy cô đã
ươm mầm trong tâm trí của mỗi học trò. Cây có đơm hoa kết quả, quả có chín ngọt hay

không chính là nhờ sự vun đắp và sự chỉ dạy của thầy cô. Họ là những người âm thầm mà
vĩ đại nhất, công việc của học mang đầy ý nghĩa biết bao, thậm lặng trên bục giảng và
giản dị giữa đời thường. Chính thầy cô đã chắp cánh cho những ước mơ của chúng ta bay
cao, giúp ta thành công trên con đường học vấn và cả đường đời. Ngày xưa ông cha ta có
câu:
SV: Nguyễn Thị Hoài Thương

Page 6


Báo cáo Giáo Dục Học Đại Cương

GVHD: Bùi Văn Vân

Mười năm rèn luyện sách đèn
Công danh gặp bước chớ quên ơn thầy
Thật vậy thầy cô đã đi qua những năm tháng tuổi xuân của mình để đưa thế hệ học sinh
đi trên con đường công danh ấy. Trong mỗi chúng ta ai cũng có một thời cắp sách tới
trường, có những tháng ngày sống dưới mái trường cùng thầy cô và bạn bè rồi để lại thời
gian bao nhiêu là kỉ niệm. Thầy cô đã cho ta một trí não, một cái đầu biết suy nghĩ, có lí
trí biết nghĩ cho mình và cho mọi người. Tất cả cái đó nói lên thầy cô là những người có
tầm quan trọng rất lớn trên con đường của chúng ta. Họ là những người đứng trong bóng
đêm, cầm ngọn đèn tỏa sáng. Đó là những gì tốt đẹp nhất có thể, là một sự hi sinh to lớn,
lòng nhiệt huyết với nghề nghiệp…của trí tuệ soi sáng con đường bước tới tương lai cho
chúng ta. Chắp cánh cho những thế hệ học sinh bước vào đời, bay thật cao để một ngày
nào đó chúng ta có thể đi đến một chân trời tươi đẹp. Trước và nay, truyền thống “tôn sư
trọng đạo” luôn được giữ gìn và phát huy qua nhiều thế hệ. Kính trọng thầy cô là một
truyền thống mang giá trị nhân văn sâu sắc, mối quan hệ thầy trò tượng trưng cho nét đẹp
văn hóa ứng xử của nhân dân Việt Nam. Người thầy như điểm sáng trí tuệ sưởi ấm tâm
hồn học trò. Nghề nhà giáo được ông cha ta ví như nghề lái đò và thầy cô là những người

đưa đò, những chuyến đò âm thầm chở từng lớp học trò ngày đêm đến bờ bến mới. Trên
con đường ấy không phải lúc nào cũng bằng phẳng đôi khi họ phải gặp những khó khăn
trở ngại. Vì tình thương yêu bao la của chính mình như ngọn lửa ấm áp sưởi ấm trái tim
đã giúp họ giữ vững tay chèo tiếp tục lái. Truyền thống “tôn sư trọng đạo” đã qua nhiều
năm nhưng cốt lõi của nó vẫn còn sống mãi trong lòng chúng ta. Khi đã gọi là một truyền
thống thì giá trị của nó sẽ không bao giờ mất đi và được chúng ta luôn giữ mãi. Người
thầy hằng ngày vẫn lặng lẽ sớm trưa, những bước chân không mệt mỏi để dõi theo bước
đi của người học trò. Đạo làm trò phải ra sức học tập để xứng đáng với công lao to lớn
ấy. Bởi tình yêu bao la rộng lớn, họ tận tụy với nghề mà không chút phiền lòng. Thầy cô
chính là những người chỉ biết cho đi chứ không hề nhận lại một thứ gì cao quý. Họ cho đi
những kiến thức, truyền đạt những kinh nghiệm đến học trò của mình, biết bao nhiêu để
đếm hết công lao người thầy. Thầy cô luôn lặng lẽ, ngày ngày vẫn hi sinh thầm lặng vì
SV: Nguyễn Thị Hoài Thương

Page 7


Báo cáo Giáo Dục Học Đại Cương

GVHD: Bùi Văn Vân

tương lai của chúng ta đêm đêm phải thức khuya để soạn giáo án và còn nhiều, rất nhiều
những việc làm cao cả của thầy cô mà không ai có thể kể hết được. Việc kính trọng thầy
cô vừa là quan niệm đạo đức vừa là trách nhiệm của mỗi học sinh. Xã hội bây giờ ngày
một phát triển nên vai trò của người thầy cũng có phần thay đổi, từ những người truyền
đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức.
Tuy có thay đổi ít nhiều nhưng vai trò của người thầy đối với học trò không hề suy giảm,
trò vẫn luôn kính trọng thầy và thầy cũng luôn yêu thương học trò như những đứa con
thân yêu của họ. Họ mong muốn những “đứa con” của mình sẽ không phụ công dưỡng
dục mà lấy đó làm nền tảng đi đến thành công. Trên thực tê, vấn đề “tôn sư trọng đạo”

ngày nay còn nhiều điều phải bàn. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó
khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng truyền thụ cho học sinh những tri thức
quý giá. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh giữ đúng đạo học trò đã có không ít bạn
quên đi công ơn của thầy cô.
Ông cha ta có câu “trọng thầy mới được làm thầy”, nếu không tôn trọng và đạo học của
thầy thì không thể làm thầy được. Vì muốn làm thầy thì trước hết phải làm học trò. Mỗi
người học trò khi trở thành thầy đã có biết bao người thầy đã truyền thụ kiến thức về mọi
mặt. Giáo dục rất quan trọng cho sự phát triển nền văn hóa nước nhà, nó là một nhân tố
không thể thiếu giúp con người phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, sức khỏe để phục vụ cho
cuộc sống của mình. Giáo dục là hoạt động có mục đích nhất định, có tổ chức nhằm hình
thành cho con người nắm rõ được động cơ, quan điểm và niềm tin trong cuộc sống.
Chính thầy cô đã cho ta động lực để phấn đấu và niềm tin ấy. Thầy đã truyền thụ kiến
thức, rèn giũa những phẩm chất cao quý tốt đẹp trong mỗi người để chúng ta trở thành
những viên kim cương sắc bén, đã được gọt giũa, luôn tỏa sáng trong đường đời và cũng
chính điều đó đã nhắc nhỡ chúng ta hãy biết kính trọng người thầy ở mọi lúc mọi nơi,
hình ảnh của người phải đi vào sự tôn kính trong mỗi chúng ta. Hãy biết vận dụng vốn
kiến thức của thầy đã truyền thụ kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để tạo nên một
sự thành đạt rạng rỡ trong đời. Đó chính là những gì thầy mong muốn, gửi gắm niềm tin
vào chúng ta và nó cũng thể hiện lòng tôn trọng thành kính nhất đối với thầy. Câu tục
SV: Nguyễn Thị Hoài Thương

Page 8


Báo cáo Giáo Dục Học Đại Cương

GVHD: Bùi Văn Vân

ngữ “không thầy đố mày làm nên” mang giá trị trường tồn cùng thời gian và trong bất cứ
hoàn cảnh nào thì ý nghĩa của nó cũng luôn được chấp nhận, khẳng định. Những ngày

đầu được đến trường, thầy đã dìu dắt, dạy dỗ, chỉ bảo. Thầy dạy đếm, day nết, dạy đánh
vần. Khi lên các lớp lớn hơn, thầy cô dạy cho ta những điều sâu sắc hơn. Suốt quá trình
học tập thì thầy cô là người luôn sát cánh bên ta, chấp cánh cho ta bay vào tương lai.
Không một người học trò thành đạt mà không có sự kèm cặp của thầy cô. Chính vì vậy
chúng ta phải biết rằng tâm huyết của người thầy giành cho chúng ta là vô cùng to lớn
nên ta phải biết nổ lực, cố gắng để không phụ công ơn đó.
Ngày nay, người thầy được hiểu theo nghĩa rộng hơn – người dạy nghề. Bởi lẽ điều sự
thành đạt làm nên người học trò đâu phải tấm bằng do sự học vấn mà mỗi người phải tự
hướng đời mình bằng một nghề nghiệp thích hợp và ổn định. Nghề nghiệp đó có được là
nhờ sự hướng dẫn, chỉ dạy của những người thầy. Như vậy, dù ở lĩnh vực nào đi chăng
nữa vai trò và vị trí của người thầy không gì đền đáp được, nên lòng biết ơn thầy cô là
nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người học trò.

SV: Nguyễn Thị Hoài Thương

Page 9


Báo cáo Giáo Dục Học Đại Cương

GVHD: Bùi Văn Vân

KẾT LUẬN
Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta từ bao đời nay. Lòng tôn trọng,
kính yêu đối với người thầy, người cô là bổn phận của mỗi chúng ta. Thầy cô không chỉ
mang đến cho chúng ta nguồn tri thức vô giá mà còn rèn luyện nhân cách chúng ta để trở
thành người có đức đạo. Công lao trời biển đó làm sao ta có thể quen được. Vì thế khi
còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải biết tôn trọng, yêu quý thầy cô của mình, ra
sức học tập tốt để không phụ lòng mong mỏi của thầy cô. Họ chính là những bậc cha mẹ
thứ hai trong đời, cho ta kiến thức và nghị lực trong cuộc sống - tiếp thêm sức mạnh vô

hình để ta bay vào tương lai. Tôn sư trọng đạo là đạo lý muôn thưở của dân tộc ta, vì thế
mỗi người sinh ra và lớn lên phải biết nhận thức và phát huy truyền thống ấy.
Thầy cô là những người luôn đóng vị trí và vai trò to lớn trong tim của mỗi thế hệ học
sinh hôm nay và mai sau. Để gìn giữ và phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo” chúng
ta phải quyết tâm học tập thật tốt để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Để đất
nước ngày một văn minh hơn, chúng ta phải tiếp thu tri thức của nhân loại và vì thế vai
trò của người thầy vẫn không bị nhạt nhòa theo thời gian.
Bởi lẽ vậy, chúng ta thật tự hào về truyền thống “tôn sư trọng đạo” - một truyền thống tốt
đẹp, đậm đà bàn sắc dân tộc của con người Việt Nam.

 HẾT 

SV: Nguyễn Thị Hoài Thương

Page 10



×