Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con cái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.68 KB, 11 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa, công ơn bao la của cha mẹ đã được ông cha ta nhắc đến trong ca
dao:
“ Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Cha mẹ không chỉ là người đã sinh thành mà còn là người dạy dỗ, giáo dục
cho chúng ta hình thành và phát triển nhân cách tốt. Trong gia đình thì người cha là
trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp nhất để con cái học tập và noi
theo; còn người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lí chủ đạo, nguồn sưởi ấm yêu thương
trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con. Cho nên gia đình là cái nôi văn hóa
đầu tiên, nơi mà mỗi cá nhân khi chào đời và quá trình phát triển liên tục được tiếp
nhận những tình cảm tốt đẹp từ cha mẹ. Đối với mỗi cá nhân thì cha mẹ có vai trò là
người truyền thụ, chuẩn bị cho con những giá trị văn hóa truyền thống, những kiến
thức, kĩ năng cơ bản để cho con có hành trang bước vào đời. Đối với xã hội thì gia
đình là nền tảng, là tế bào của xã hội; sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn:
“Quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình
tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia
đình”. Vì vậy trong bối cảnh đất nước và quốc tế đang có những thay đổi diện mạo về
mọi mặt, đặc biệt từ khi đất nước ta bước vào thời kì đổi mới, hội nhập quốc tế, thực
hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước cần phải phát huy tốt những truyền
thống tốt đẹp của giáo dục gia đình để góp phần hình thành nên nhân cách con người
Việt Nam hoàn thiện và đúng chuẩn mực, làm sao để nguồn lực của đất nước phải có
đầy đủ hai phẩm chất là vừa có đức và vừa có tài. Sự hình thành và phát triển nhân
cách con người không chỉ thể hiện tình cảm đạo đức, đạo lí của dân tộc đối với nguồn
lực của đất nước, mà còn là trách nhiệm , nghĩa vụ của toàn xã hội, các tổ chức chính
trị- xã hội, đoàn thể, gia đình và mỗi cá nhân.
Ngày nay, với những biến đổi của nền kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường thì
việc giáo dục gia đình đang có biểu hiện xuống cấp vì những tác động xấu của đời
sống xã hội. Với ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã
kích thích nhu cầu ham muốn vật chất, ít chú trọng đến đời sống tình cảm tinh thần,


tình trạng xung đột gia đình dẫn đến đổ vỡ và ly hôn ngày càng gia tăng, làm cho gia
đình không bền vững. Nhiều hiện tượng xã hội mới liên quan đến trẻ em đặt ra những
thách thức mới đối với giáo dục gia đình như: trẻ em lang thang, trẻ em làm trái pháp
luật, trẻ em bị lạm dụng, trẻ em có quan hệ tình dục và mang thai, mại dâm trẻ em, ma
tuý và các tệ nạn xã hội khác có liên quan đến trẻ em… Điều đó đòi hỏi các gia đình
cần tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ các hành vi của các thành viên non trẻ của


mình. Vai trò giáo dục gia đình cùng với việc quản lý, kiểm soát gia đình sẽ kịp thời
điều chỉnh và ngăn chặn các thành viên bị lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội. Đây thực sự
là một công việc thường trực và hết sức khó khăn đối với gia đình. Nó vừa đòi hỏi gia
đình phải phát huy hết các sức mạnh vốn có của mình, vừa đòi hỏi các thành viên
trong gia đình phải góp công sức và phải là những tấm gương sáng để trẻ noi theo. Do
đó chúng ta cần đặc biệt chú trọng giải quyết vấn đề gốc rễ là giáo dục con cái, cha mẹ
cần có những cách giáo dục sao cho phù hợp với con em mình.
Qua đó ta thấy được vai trò quan trọng của cha mẹ trong sự nghiệp trồng
người, vun đắp cho thế hệ tương lai. Từ những lí do trên nên em đã tiến hành chọn đề
tài “ Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con cái”.
2. Nhiệm vụ
-

Xác định những vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con cái và đánh
giá thực trạng của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước ta; phân
tích những nguyên nhân cơ bản của thực trạng và những vấn đề đặt ra
cần giải quyết.

-

Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của
giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước ta trong thời kì đổi mới.

B. NỘI DUNG

Giáo dục và nuôi dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên tài năng và tính
cách của mỗi con người. Sự giáo dục này bắt đầu sớm ở gia đình - nơi trẻ được sinh ra
và lớn lên. Giáo dục con cái trong gia đình không chỉ là việc riêng tư của bố mẹ, mà
còn là trách nhiệm đạo đức và nghĩa vụ công dân của những người làm cha mẹ. Nó
được xác định trong nhiều văn bản pháp luật của nước ta hiện nay như trong Luật
Hôn nhân và gia đình (1986), Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em (1991),….
Theo điều 34 của Luật Hôn nhân và gia đình thì cha mẹ có nghĩa vụ như sau:
1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và
giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người
con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm
con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi
giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Vai trò của cha mẹ cũng được đề cập đến trong :
-

Giáo Luật, khoản 1055, Giáo Hội cho rằng: “ Tự bản tính, hôn nhân
phải hướng về lợi ích tinh thần và thể xác của đôi bạn và bổn phận sinh
dưỡng và giáo dục con cái.”


-

Văn bản của Công Đồng Vatican II: “ Tự bản tính của nó, hôn nhân và
tình yêu vợ chồng phải được hướng về việc sinh sản và giáo dục con cái,
vì đó là chóp đỉnh cao đẹp của hôn nhân.”


1. Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con cái
Trong xã hội truyền thống, gia đình có vai trò gần như tuyệt đối trong việc giáo
dục trẻ đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi nhỏ. Ngày nay, mặc dù có những tác động to lớn của
các lớp mẫu giáo, nhà trẻ, trường học và các đoàn thể nhưng gia đình vẫn giữ vị trí
quan trọng trong việc giáo dục và phát triển trí thông minh ở trẻ em. Cha mẹ giữ vai
trò quyết định trong việc cung cấp và tạo điều kiện cung cấp những tri thức khoa học
cũng như thực tiễn cho trẻ cả về số lượng và chất lượng. Gia đình là chiếc nôi ươm
trồng và nuôi dưỡng trí tuệ, tình cảm và nhân cách cho trẻ em.
Nhân cách con người được hình thành từ lúc còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi
trưởng thành vẫn chưa dừng lại. Lứa tuổi ấu thơ là giai đoạn quan trọng trong quá
trình hình thành nhân cách của trẻ. Nhân cách mặc dù chưa được thể hiện rõ ràng
nhưng thông qua hành vi bắt chước hành động của người lớn, trẻ em bắt đầu thu nhận
tất cả các tương tác nhân – sinh – quan để hình thành nhân cách của mình. Sự giáo
dục này được cha mẹ thể hiện rất rõ qua từng giai đoạn: khi mới lọt lòng, cha mẹ đã
giáo dục cảm xúc cho con thông qua những cử chỉ âu yếm, yêu thương, triều mến,
luôn gần gũi, gắn bó với con,…. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân
cách, tâm lí của trẻ sau này. Khi con tập đi, cha mẹ là người dìu dắt, nâng đỡ cho con
những bước đi chập chững vào đời. Lúc đến tuổi vào trường, cha mẹ đã dạy cho con
rất nhiều điều từ những việc nhỏ nhặt nhất đến những việc lớn lao. Chẳng hạn, cha mẹ
dạy cho con phải biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, ăn uống hợp vệ sinh, biết chăm sóc sức
khỏe cá nhân, trau dồi cho con các kiến thức, nghề nghiệp để chúng sống tự lập, xây
dựng tương lai cho chính cuộc đời mình, góp phần xây dựng xã hội. Cha mẹ tập
luyện cho con những tính tốt, trừ khử những thói hư tật xấu, biết cách chọn bạn mà
giao tiếp, dạy và giúp con chế ngự, kiềm chế cảm xúc của mình :
“ Trời sinh ra đã làm người,
Hay ăn, hay nói, hay cười, hay chơi.
Khi ăn thì phải lựa nồi,
Khi nói, thì phải lựa lời chớ sai.
Cả vui chớ có vội cười,
Nơi không lễ phép chớ chơi làm gì.”



Cha mẹ dạy cho con biết cương thường, lễ phép, kính trên nhường dưới, lắng
nghe người khác, biết vâng lời, tôn trọng người khác, yêu thương và giúp đỡ mọi
người, biết suy nghĩ cân nhắc trước khi làm và khi làm xong thì phải dừng lại một
chút để kiểm điểm, rút kinh nghiệm cho lần sau, biết xem xét và chuẩn bị kĩ để ứng xử
đúng trước những tình thế mới:
“ Làm người phải biết cương thường,
Xem trong ngũ đẳng quân vương đứng đầu.
Thờ cha kính mẹ trước sau,
Anh em hòa thuận mới hầu làm nên.
Vợ chồng đạo nghĩa cho bền,
Bạn bè chung thủy, dưới trên đàng hoàng.”
Giáo dục cho con biết chăm chỉ làm tròn bổn phận, tôn trọng của cải và quyền
lợi của người khác, biết bảo vệ của chung, lo cho công ích, luôn thành thật trong lời
nói, việc làm, không gian lận. Khi mình vi phạm hay làm sai điều gì đó thì phải biết
nhận lỗi, can đảm đứng ra bênh vực kẻ yếu, biết lãnh nhận trách nhiệm và hậu quả do
công việc mình làm ra. Cha mẹ còn dạy cho con cần có tính kỉ luật cao, đúng giờ giấc
và chừng mực, biết quý trọng giá trị của lao động cũng như giá trị thực của của cải vật
chất, biết quý trọng đồng tiền mồ hôi nước mắt, công sức do mình làm ra; không tiêu
xài phung phí, phải biết tính toán, tiết kiệm; chuyên cần làm ăn trong công việc của
mình:
“ Trăm năm như cõi trời chung
Trăm nghề cũng phải có công mới thành
Cứ trong gia nghiệp nhà mình
Ngày đêm xem sóc giữ gìn làm ăn
Chữ rằng: tiểu phú do cần,
Còn như đại phú là phần do thiên.
Đừng trễ nải chớ ghét ghen,
Còn như lộc nước có phen dồi dào.”

Vai trò của cha mẹ đối với trẻ khi chúng bắt đầu đến trường phổ thông là vô
cùng quan trọng, vì đây chính là dấu mốc hết sức quan trọng đối với sự phát triển trí
tuệ sau này của trẻ. Thực tế cho thấy, những ngày đầu tiên đến trường tất cả mọi trẻ


em đều tỏ ra rất vui mừng phấn khởi, chăm chỉ học tập, nhưng chỉ ít ngày sau thì tâm
lý đó dường như bị mất đi. Thay vào đó là những trở ngại tâm lý mới như sự giảm sút
về hứng thú học tập, thậm chí có một số em chán học. Hơn thế nữa, trẻ em lứa tuổi
này thì phẩm chất tâm lý chưa được hình thành một cách đầy đủ, vì vậy trẻ chưa có đủ
kiên trì để khắc phục khó khăn. Nếu như trẻ gặp thất bại thì thường sẽ dễ bị nản lòng.
Lúc này, vai trò của cha mẹ là giúp cho trẻ lấy lại hứng thú học tập. Sự giúp đỡ này
thông qua thái độ ân cần chỉ bảo, sự quan tâm chăm sóc và động viên kịp thời của cha
mẹ và những người thân sẽ giúp cho trẻ vượt qua được những trở ngại đầu tiên khi
nhập trường.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành
và phát triển tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Tính tò mò được biểu hiện ngay từ khi
trẻ còn rất nhỏ. Cùng với việc chơi với đồ vật là cả một thế giới mà trẻ muốn khám
phá. Khi bắt đầu đến trường trẻ được tiếp xúc với nhiều tri thức mới mẻ, điều này sẽ
khiến trẻ không khỏi bỡ ngỡ. Cha mẹ sẽ là người giúp trẻ tháo gỡ những vướng mắc
và chiếm lĩnh dần những tri thức mới. Đó chính là sự kích thích trẻ trong học tập. Phát
triển tính tò mò ham hiểu biết ở trẻ là một trong những động lực tốt nhất để phát triển
trí thông minh và phát huy khả năng sáng tạo ở trẻ.
Vai trò tiếp theo của cha mẹ đối với trẻ đó là giáo dục cho trẻ động cơ học tập
đúng đắn. Ở giai đoạn đầu khi bắt đầu đến trường, trẻ không hiểu tại sao mình phải đi
học. Thông thường, chúng thích thú bởi vì chúng được mặc quần áo đẹp, được đeo
chiếc cặp mới, được khám phá những điều mà chúng chưa từng biết... Tất cả là mới
mẻ đối với chúng. Những cảm xúc đó qua đi, trẻ phải tiếp xúc với những kiến thức
mới, phải ngồi gò bó một chỗ trong nhiều giờ, không được nói chuyện riêng, phải thực
hiện một loạt những nội quy của lớp học, của nhà trường... điều này sẽ làm cho trẻ dễ
căng thẳng. Lúc này cha mẹ là nơi cho trẻ nương tựa, xoá đi những lo lắng trong học

tập của trẻ bằng cách xây dựng cho trẻ động cơ học tập. Thông thường, trẻ mới chỉ
hiểu được tại sao các em phải đi học vì cha mẹ và người lớn dạy cho các em "ai cũng
phải đi học", "học để biết đọc biết viết", "học để tự đọc được truyện", "học để lớn lên
biết giúp đỡ ông bà, cha mẹ".... Cha mẹ đã tạo cho con động lực học tập thông qua các
hình thức như khen thưởng, động viên nhằm khích lệ tinh thần để con lấy nó làm mục
tiêu phấn đấu.
Khi trẻ bước vào ngưỡng cửa quan trọng của cuộc đời mình như chọn ngành nghề
phù hợp với mình cũng là lúc trẻ cần đến sự giúp đỡ, tư vấn của cha mẹ. Khi ấy vai trò
của cha mẹ sẽ sâu sát với con để tìm hiểu xem chúng thích gì hay có năng khiếu về
môn gì, từ đó tạo điều kiện cho con cái học thật giỏi môn học hoặc chơi tốt nhất môn
thể thao nó thích, vì đây là điểm tựa, là bàn đạp giúp trẻ theo đuổi ước mơ của mình;
điều này sẽ giúp trẻ tự tin hơn, không còn lo lắng hay sợ hãi trong môi trường mới
nữa.
2. Ý nghĩa của việc giáo dục gia đình đối với xã hội


Gia đình là tế bào của xã hội, là tổng hợp các mối quan hệ, ứng xử, giá trị nhân
cách, tình cảm, đạo đức, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cộng đồng, dân tộc. Vì thế,
sự bền vững của gia đình chính là nền tảng phát triển xã hội.
Gia đình là xã hội thu nhỏ, nhiều gia đình cộng lại thì mới thành xã hội. Điều này
trước hết chỉ ra rằng, gia đình và xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu coi xã
hội là cơ thể sống thì mỗi gia đình là tế bào làm nên cơ thể xã hội. Xã hội (cơ thể)
lành mạnh tạo điều kiện cho các gia đình tiến bộ (tế bào) hạnh phúc góp phần cho sự
phát triển hài hòa, bền vững của xã hội. Việc xây dựng gia đình mới là một trong
những vấn đề quan trọng của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng,
vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt
thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình”. Đúng vậy, gia đình là một
tế bào của xã hội; xã hội phát triển được thì gia đình phải tốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã gọi gia đình là hạt nhân của xã hội thì nghĩa là gia đình rất quan trọng đối với xã

hội. Gia đình có được xây dựng bền vững thì xã hội mới bền vững, giàu đẹp, vẻ vang,
…Sự giáo dục gia đình sẽ góp phần duy trì và phát triển văn hóa truyền thống của dân
tộc. Gia đình là nơi bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của cộng
đồng. Thông qua việc lưu truyền văn hóa dân tộc qua các thế hệ, các thành viên, gia
đình góp phần bảo tồn, phát triển văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Ngược lại,
nhờ sức mạnh văn hóa dân tộc mà mỗi gia đình duy trì các giá trị tinh thần, đảm bảo
cho sự phát triển bền vững.
Tóm lại, gia đình là nền tảng, là tế bào của xã hội, là một thiết chế cơ bản của xã
hội, là tổ ấm, nơi nương tựa quan trọng nhất của mỗi người. Sự đùm bọc yêu thương
và chăm sóc nhau của mỗi thành viên gia đình là vĩnh cửu, là nền tảng phát triển xã
hội.
3. Thực trạng
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, gia đình ở nước ta hiện nay còn
bộc lộ một số hạn chế cần được khắc phục như: mặt trái của cơ chế thị trường đã và
đang tác động tiêu cực đến đạo đức xã hội, nhiều tệ nạn xã hội đã “tấn công” vào các
gia đình, ảnh hưởng lớn đến lối sống, đến việc hình thành nhân cách của con người và
các mối quan hệ trong gia đình; những thay đổi của xã hội đã kéo theo sự thay đổi
của gia đình, khiến cho các mối quan hệ trong gia đình trở nên lỏng lẻo, phai mờ, giá
trị tinh thần bị xem nhẹ. Nhiều gia đình thiếu quan tâm đến việc giáo dục con cái,
người lớn đối xử với nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động thiếu văn hóa,…, những
hành động xấu đó đã phản chiếu vào tâm hồn non nớt của trẻ, làm cho các em trở nên
cộc cằn, thô lỗ. Những mâu thuẫn, lục đục trong gia đình, gia đình tan vỡ, bố mẹ ly
hôn hay cha mẹ chỉ lo mải miết kiếm tiền nên đã không chú ý đúng mức đến việc giáo
dục con cái; chính điều này đã đẩy nhiều đứa trẻ rơi vào tình trạng hụt hẫng về mọi
phương diện, nhiều em không đủ ý chí để vượt qua khó khăn này nên đã dẫn đến là


các em mắc các bệnh như trầm cảm, rối loạn tâm lí hoặc bỏ nhà ra đi lang thang, bị kẻ
xấu rủ rê, lôi kéo, sa vào các tệ nạn xã hội. Nhiều gia đình quá nuông chiều con,
không biết cách kiềm chế cảm xúc yêu con của mình; họ luôn nghĩ là chỉ có làm thỏa

mãn, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của con, con thích gì đều tìm cách thực hiện hết
chính là thương con. Đó là một sai lầm vì điều ấy sẽ khiến cho trẻ hình thành tính ỷ
lại, dựa dẫm, sống ích kỉ, lười nhác, không ý thức về trách nhiệm đối với những việc
làm sai trái của mình, quen được phục vụ, hưởng thụ,….Đến một lúc nào đó, khi gia
đình không thỏa mãn được hoặc không có điều kiện để phục vụ thì trẻ sẽ trở nên bất
mãn, thậm chí còn thù ghét ba mẹ, chúng thường bỏ nhà ra đi, lang thang, tụ tập với
bạn bè xấu. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ có những hành
động không tốt như trộm cắp tài sản của bố mẹ mình, của người khác để mà thỏa mãn
các nhu cầu không chính đáng của chúng như đua đòi ăn diện, chơi game, đánh bạc,
hút chích,….Hoặc cũng có nhiều gia đình trọng nam khinh nữ nên khi sinh ra con gái
thì hắt hủi, không quan tâm, yêu thương con; cái gì ngon, đẹp thì cũng giành phần
cho con trai còn con gái thì luôn bị thiệt thòi. Điều này làm cho trẻ tủi than, thu mình,
trầm cảm, tự ti về bản thân, xem mình như người thừa thải, không có giá trị gì đối với
cha mẹ và cuộc sống này.
Một trong những thực trạng hiện nay gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí của trẻ đó là
tình trạng bạo lực gia đình. Nhiều gia đình suốt ngày luôn gây gỗ, đánh đập nhau chỉ
vì những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống như bất đồng quan điểm, gia đình khó khăn
hay ảnh hưởng của rượu, bia,….. Nhưng họ chẳng biết được việc làm của họ lại ảnh
hưởng đến trẻ ra sao. Là một đứa trẻ thì ai cũng ao ước mình sẽ có được một gia đình
hạnh phúc, được sống trong vòng tay yêu thương của bố mẹ. Liệu niềm mơ ước nhỏ
nhoi này có thành hiện thực được không? khi mà ngày nào chúng cũng chứng kiến
cảnh bố mẹ đánh nhau. Những chứng kiến ấy sẽ làm trẻ khiếp sợ, tổn thương, không
muốn giao tiếp với ai cả. Trẻ sẽ muốn thu mình vào một thế giới riêng nào đó để
không phải nhìn thấy cảnh tượng đau lòng ấy. Đây chính là nguyên nhân gây nên
bệnh trầm cảm ở trẻ. Tâm lí của trẻ sẽ thay đổi rất nhiều như nóng tính, cáu gắt,….
4. Biện pháp
Để trẻ trở thành một người có nhân cách tốt thì việc giáo dục đóng vai trò chủ đạo.
Giáo dục con cái không chỉ bằng lời nói mà còn bằng hành động, bằng những công
việc cụ thể, mọi hành vi, thái độ, lối sống của người lớn có tác động trực tiếp tới việc
hình thành, phát triển nhân cách của trẻ.

-

-

Những bậc cha mẹ phải quan tâm nhiều tới con cái, chú trọng đến việc giáo
dục hình thành nhân cách cho trẻ, dạy con phải biết nghe lời ông bà, cha
mẹ; không được nói dối người lớn, phải thật thà và biết xin lỗi, nhìn nhận
khuyết điểm, biết cảm ơn khi được cho quà,…
Cha mẹ cần yêu thương, gần gũi với trẻ để nắm bắt được tâm tư, tình cảm
của trẻ. Các bậc cha mẹ cần thường xuyên giáo dục con trẻ thái độ, cử chỉ,


ăn nói lễ phép, kính trên nhường dưới, tôn sư trọng đạo để khi trưởng thành
con cái biết ơn sinh thành, nuôi dưỡng, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
-

Cha mẹ cũng cần uốn nắn, phê phán, ngăn chặn thái độ, cử chỉ bất nhã, bất
hiếu của con cái.

-

Kết hợp giữa giáo dục truyền thống và hiện đại.

-

Mặt khác, từng bước xây dựng nếp sống khoa học trong gia đình: rèn cho
con nền nếp học tập và đức tính tốt, như tự suy nghĩ, tìm tòi, sinh hoạt đúng
giờ, gọn gàng ngăn nắp.

-


Cha mẹ cũng cần giáo dục các nội dung văn hóa khác cho trẻ như văn hóa
lao động, văn hóa sinh hoạt, văn hóa tiêu dùng, văn hóa giao tiếp… qua đó
giúp con mình hình thành nhân cách, sớm ý thức được mình vì mọi người
và mọi người vì mình trong gia đình.

-

Ngoài ra, cha mẹ cần có kế hoạch, thời gian dành cho vui chơi, học tập của
con phù hợp với sinh hoạt của gia đình.

-

Cha mẹ cần nêu một số tấm gương đời sống tốt đẹp về nhân cách, đạo đức
và các khả năng khác để con cái bắt chước noi theo.

-

Cần tạo bầu không khí gia đình đầm ấm, lành mạnh, cởi mở, thánh thiện,
hòa thuận, lạc quan và biết tín nhiệm nhau để cho trẻ có tâm hồn vui tươi
hạnh phúc.

-

Cha mẹ phải tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của con, phải biết con cái nghĩ
gì, muốn gì, nói gì và làm gì.

-

Khi con đạt được thành công nào đó thì cha mẹ phải cổ vũ, động viên con

duy trì, phát huy để liên tục phát triển; còn điều gì xấu con vi phạm thì cha
mẹ nên nhắc nhở cho con sửa chữa sai lầm bằng những lời lẽ ôn tồn, tế nhị,
thành thực, yêu thương.

-

Phải kiên nhẫn trong việc giáo dục, không nóng vội hay ép buộc con làm
những điều chúng không thích, thông cảm và xích lại gần con, trò chuyện,
chia sẻ những niềm vui nỗi buồn với con để lấp đầy khoảng cách giữa cha
mẹ và con cái.

-

Cha mẹ phải nhất trí với nhau trong đường hướng và phương hướng giáo
dục con cái: tìm hiểu tính cách, năng khiếu của con cái, phải biết dùng
những phương pháp thích hợp để giúp chúng đạt được mục đích.


-

Xây dựng một phong cách sinh hoạt có nề nếp, phù hợp với nhu cầu hứng
thú nhằm phát huy những mặt tích cực của trẻ. Đặc biệt cha mẹ, người lớn
phải giữ uy tín vai trò gương mẫu của mình trong gia đình và toàn xã hội.

-

Cha mẹ cần lắng nghe, không áp đặt và chấp nhận và tôn trọng những suy
nghĩ, cảm xúc của con.

-


Không làm tổn hại đến tinh thần và thể chất của trẻ như ép trẻ học quá sức.

-

Cha mẹ phải biết cách yêu thương con đúng mức, không nuông chiều con
quá đáng. Khi trẻ được yêu thương thì trẻ sẽ cảm thấy mình có giá trị; từ đó
hình thành tính tự tin và lòng tự trọng.

-

Cha mẹ không nên nghiêm khắc quá với trẻ vì như thế trẻ sẽ sợ sệt, không
nhìn thấy được lòng yêu thương và biểu lộ tình cảm; từ đó lớn lên chúng trở
thành người vô cảm, có một trái tim chai lì trước nỗi đau khổ và khó khăn
của người khác.

-

Cha mẹ cần có đủ sự hiểu biết về tâm lí con cái theo lứa tuổi và đặc điểm
riêng, để đồng hành với chúng trong cuộc sống.

-

Cha mẹ phải tin tưởng rằng bất cứ con nào cũng có một tiềm năng để trở
thành người tốt, để cho con cái cũng có một thế giới riêng tư. Cha mẹ cần
có đủ thời gian, tình yêu, sự kiên nhẫn,… để có thể thấu hiểu và cảm thông
với những diễn biến tâm lí phức tạp và những thay đổi về thể lí trong từng
giai đoạn phát triển của chúng.
KẾT LUẬN:


Gia đình là tổ ấm tràn đầy tình yêu thương nuôi dưỡng mỗi con người lớn lên
và trưởng thành. Gia đình là điểm tựa tinh thần vô cùng lớn lao cho mỗi người, là nơi
khơi nguồn mọi sáng tạo, thành công, nơi chúng ta trở về sau mỗi hành trình mệt mỏi,
là nơi che chở mỗi khi chúng ta vấp ngã hay thất bại trên đường đời. Gia đình cho
chúng ta động lực phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội, thành đạt trong cuộc
sống,…. Để giữ gìn các giá trị chuẩn mực văn hóa gia đình Việt Nam trong giai đoạn
phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, mỗi người Việt Nam cần ý thức rằng, xây dựng
gia đình hạnh phúc không chỉ là việc riêng tạo nên sức mạnh của đất nước.
Qua những vấn đề trên đã cho ta thấy được vai trò của cha mẹ là rất lớn đối với
sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Một cá nhân không thể hình thành và
phát triển nhân cách một cách đầy đủ nếu không có sự giáo dục từ cha mẹ. Giáo dục
gia đình là bước đầu tiên và quan trọng đối với trẻ, nó là chiếc chìa khóa mở cánh cửa
hạnh phúc của con cái, là nền tảng hạnh phúc của toàn xã hội. Tuy nhiên để làm được
điều đó thì gia đình phải là nơi nuôi dưỡng đạo đức và gieo mầm tài năng. Các bậc
cha mẹ cần nhận thức đúng trách nhiệm của mình đồng thời thiết lập mạng lưới giữa


gia đình, nhà trường, xã hội trong việc hình thành nhân cách cho trẻ để giữ gìn hạnh
phúc gia đình, xây dựng gia đình văn hóa: no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Cha mẹ phải quan tâm nhiều tới con cái, chú trọng đến việc giáo dục hình thành nhân
cách cho trẻ. Cha mẹ cần yêu thương, gần gũi với trẻ; cha mẹ cũng cần uốn nắn, phê
phán, ngăn chặn thái độ, cử chỉ bất nhã, bất hiếu của con cái. Cần tạo bầu không khí
gia đình đầm ấm, lành mạnh, cởi mở, thánh thiện, hòa thuận, lạc quan và biết tín
nhiệm nhau. Cha mẹ phải tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của con; cha mẹ phải kiên
nhẫn trong việc giáo dục, không nóng vội hay ép buộc con làm những điều chúng
không thích, thông cảm và xích lại gần con, trò chuyện, chia sẻ những niềm vui nỗi
buồn với con để lấp đầy khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ cần lắng nghe,
không áp đặt và chấp nhận và tôn trọng những suy nghĩ, cảm xúc của con. Cha mẹ
phải biết cách yêu thương con đúng mức, không nuông chiều con quá đáng; cha mẹ
không nên nghiêm khắc quá với trẻ,….

Đồng thời, qua đề tài này cũng cho em thấy được tầm quan trọng của cha mẹ
và những khó khăn của người làm cha mẹ trong suốt quá trình nuôi dạy, giáo dục con
cái. Vì thế, chúng ta phải nghe lời chỉ dạy của cha mẹ bởi cha mẹ nào cũng điều yêu
thương, lo lắng, giành những điều tốt đẹp nhất cho con cái. Đừng vì những bất đồng
mà tỏ ra những thái độ vô lễ đối với cha mẹ của mình. Chúng ta phải cố gắng học tập
thật tốt để mai này đền đáp lại công ơn cho cha mẹ. Cũng qua đề tài này mà em thấy
được rằng muốn có được một xã hội tốt thì phải có những gia đình tốt; muốn có gia
đình tốt thì phải có những bậc cha mẹ tốt. Nó có vai trò quan trọng để giúp nhân cách
trẻ em phát triển hoàn thiện. Và muốn vậy thì phải có sự kết hợp đồng bộ giữa nhiều
bộ phận trong xã hội: gia đình, nhà trường và xã hội. Tóm lại, cha mẹ có vai trò hết
sức quan trọng trong việc giáo dục con cái.
Trong bài tiểu luận này em vẫn còn nhiều thiếu sót, mong các thầy cô giáo cho em
những nhận xét để các bài tiểu luận sau em hoàn thành được tốt hơn. Em xin chân
thành cảm ơn.




×