Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiểu luận về vai trò của giáo dục gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.17 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Bất cứ ai cũng được sinh ra và lớn lên trong một gia đình. Gia đình bao gồm những
người sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp, có lợi ích kinh tế chung và có
trách nhiệm với nhau trong cuộc sống. Gia đình vừa là nơi đáp ứng nhu cầu riêng tư
vừa thực hiện chức năng phát triển nòi giống và là trường học đầu tiên hình thành, phát
triển nhân cách con người. Tuy vậy, quá trình trưởng thành và hình thành nhân cách
của mỗi người là khác nhau ngay cả với anh em trong một nhà.
Giáo dục và nuôi dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên tài năng và tính cách
của mỗi con người. Sự nuôi dạy con trẻ sát nhất là gia đình, tiếp đến là xóm giềng và
xã hội. Nhân cách con người bắt đầu hình thành từ lúc còn nằm trong bụng mẹ cho đến
khi trưởng thành vẫn chưa dừng lại. Lứa tuổi ấu thơ là giai đoạn quan trọng trong quá
trình hình thành nhân cách của trẻ. Nhân cách mặc dù chưa được thể hiện rõ ràng
nhưng thông qua hành vi bắt trước hành động của người lớn trẻ Nhân cách mặt dù
được thể hiện chưa rõ rang nhưng thông qua hành vi,bắt chước hành động của người
lớn trẻ em bắt đầu thâu nhận tất cả các tương tác nhân-sinh-quan để hành thành nhân
cách của mình.
Yếu tố gia đình chịu trách nhiệm đối với quá trình xã hội hóa ban đầu của cá nhân, ảnh
hưởng đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách gốc của trẻ. Nếu ngay từ đầu các
phẩm chất đó bị sai lệch, trẻ sẽ dễ sinh hư. Ông bà ta xưa cho rằng muốn con cái trở
thành thương nhân thì nên ở gần chợ, muốn con hay chữ thì ở gần trường học, nếu gần
trộm, gần cướp thì sớm hay muộn cũng trở thành cướp. “Gần mực thì đen, gần đèn thì
rạng”, câu tục ngữ mang tính giáo dục đến nay vẫn còn nguyên giá trị.Trở thành một
người có nhân cách tốt trước khi trưởng thành là một việc không hề dễ,qua đó thể hiện
rõ ràng tầm quan trọng của gia đình trong việc nuôi dạy và giáo dục con cái.


I.

Lý do chọn đề tài
Khá nhiều người thuộc lớp đứng tuổi lấy làm lo ngại trước sự sa sút nhân cách của
một bộ phận ngày càng lớn trong các thế hệ đang lớn lên.Chúng ta chỉ mới dừng lại


ở những hiện tượng mà chưa mấy ai đi sâu vào phân tích thực chất và nguyên nhân
một cách có căn cứ vững chắc.Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trang đáng
ngại này,tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhân rằng một trong những nguyên nhân
chính không thể chối cãi bắt đầu từ vấn đề giáo dục gia đình.Không thể có sự hình
thành và phát triển nhân cách một cách đầy đủ và bền vững nếu không có một môi
trường giáo dục thuận lợi.Bởi gia đình là thể chế đầu tiên quan trọng nhất in dấu lên
nhân cách đang hình thành vào lứa tuổi còn non dại,khi trẻ em chưa có rõ ý thức về
điều đó.Xã hội ngày càng phát triển,sự thay đổi về kiểu gia đình đã ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lương giáo dục,vô tình tạo nên rào cản lớn trong việc giáo dục
nhân cách trẻ.Sự sa sút nhân cách của thế hệ tương lai đã dần làm thay đổi bộ mặt
xã hội theo hướng hạn chế.Do vậy em xin chọn đề tài:Vai trò của giáo dục gia đình
trong việc hình thành và phát triển nhân cách làm đề tài nghiên cứu của mình.

II.

Mục đích nghiên cứu
Có đi sâu vào nghiên cứu ta mới hiểu rõ bản chất của vấn đề từ đó tìm ra nguyên
nhân,lỗ hỏng lớn trong giáo dục gia đình với sự hình thành và phát triển nhân cách
ở trẻ.Từ đó tìm cách khắc phục thực trạng suy giảm nhân cách ở một số bộ phận
giới trẻ hiện nay.

III.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu ý nghĩa,thực trạng và vai trò của giáo dục gia đình đối với sự hình thành
và phát triển nhanh cách của con người.Đồng thời,tìm ra ưu-nhược điểm,tích cựchạn chế,những sai lầm và tìm cách giải quyế để khắc phục thực trạng đáng lo ngại
đang xảy ra với một số bộ phân trẻ hiện nay.

IV.


Ý nghĩa


Trước hết ta phải hiểu:giáo dục gia đình ở đây được hiểu là toàn bộ những tác động
của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người,đầu tiên là lớp
trẻ.Gia đình là thể chế xã hội đầu tiên góp phần quyết định vào sự hình thành và phát
triển nhân cách trẻ em,hay nói đúng hơn vào sự hình thành cấu trúc nhân cách.Các nhà
tâm lý học lớn của thế kỷ này đã chứng minh khá vững chắc về điều đó.Ở phương
đông dù không chứng minh theo lối thực chứng,các nha hiền triết cũng đặc biết nhấn
mạnh tới sự hình thành nhân cách từ thuở ấu thơ,thậm chí từ khi còn nằm trong bào
thai.
Ở đây xin nhấn mạnh rằng; không thể có sự hình thành và phát triển nhân cách
một cách đầy đủ và vững bền nếu không có môi trường giáo dục gia đình thuận lợi.Bởi
vì gia đình là thể chế đầu tiên quan trọng nhất in đáu lên nhân cách đang hình thành
vào lứa tuổi non dại.Giáo dục gia đình là vô cùng quan trọng,nó có sự ảnh hưởng đến
sự hình thành nhân cách của những ”công dân tương lai”,chính gia đình đã dạy cho các
em tình yêu lao động,sự say mê học tập sáng tạo,một bản lĩnh sống tự lập và tấm lòng
nhân ái,đó là việc làm vô cùng khó khăn,một cách khoa học mà cần có sự phối hợp
giữa gia đình,nhà trường và xã hội.Những mối lien hệ của trẻ em với môi trường
nguyên thủy này,đặc biệt với bố mẹ,quyết định phương thức ứng xử nhất là về mặt tình
cảm,mà chúng ta sẽ trải qua sau này trong những mối lien hệ với cá nhân khác.Một
mối lien hệ tốt với bố mẹ,nhất là mẹ,nếu được coi là tốt,sẽ đem lại sự phấn chấn tin
cậy,lòng biết ơn và lòng hào hiệp sau này.Và mối lien hệ ấy bị trẻ coi là xấu thì sẽ đem
lại cho chúng nỗi lo sợ mất đi cái đang có,sự bất an,sự ganh tức,sự nghi ngờ,thậm chí
là co mình lại với thế giới bên ngoài.Giáo dục gia đình cũng mang tính cá biệt rõ rệt
trên cơ sỡ huyết thống,yêu thương sâu sắc,lâu dài bền vững và cũng rất linh hoạt,thiết
thực trên nhu cầu hứng thú cá nhân.Mặc dù vậy giáo dục gia đình không thể thay thế
hoàn toàn giáo dục của nhà trường.
Khi so sánh giáo dục gia đình với giáo dục nhà trường và các tổ chức xã hội thì
điều đáng chú ý là tính đa dạng và nhiều chiều của nó - vừa có ảnh hưởng của cá nhân

đối với cá nhân (cha hay mẹ với con, ông hay bà với cháu…), vừa có ảnh hưởng của cả


tập thể gia đình liên kết gắn bó với nhau, tác động đến từng cá nhân thông qua lối sống,
nếp sống, văn hoá gia đình. Giáo dục gia đình khác hẳn với giáo dục nhà trưởng ở sự
đa dạng của thầy dạy về giới tính, lứa tuổi, cá tính, công việc, tính đa dạng trong kiến
thức cung cấp cho trẻ như: kinh nghiệm làm ăn, cách cư xử, sự hiểu biết về xã hội,
cách tổ chức đời sống gia đình…, tính đa dạng về phương pháp giáo dục, không chỉ
bằng truyền đạt một chiều mà thông qua thảo luận, trao đổi ý kiến, không chỉ bằng lời
nói mà bằng thái độ, tình cảm, nêu gương, không chỉ lý thuyết mà bằng việc làm cụ
thể.
Tuy nhiên, giáo dục con người là sự nghiệp của toàn xã hội mà các thiết chế xã
hội (trong đó có thiết chế gia đình) và tổ chức xã hội có chức năng giáo dục đều phải
tham gia giáo dục con người. Các thiết chế và các tổ chức giáo dục khác nhau không
thể thay thế cho nhau trong việc giáo dục con người. Mỗi thiết chế và tổ chức giáo dục
có những đặc điểm và những sức mạnh riêng, những nội dung và phương pháp giáo
dục riêng có tác động bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong chức năng giáo dục nhằm đạt
mục tiêu chung
Các nhà khoa học khẳng định rằng cấu trúc nhân cách gốc, nhân cách nền tảng
của mỗi con người được định hình ở tuổi ấu thơ (từ 1 đến 6 tuổi) nghĩa là khi đứa trẻ
còn ở trong gia đình. Vì thế, tính cách của một người trưởng thành, thái độ, hành vi của
họ đối với gia đình, đối với người khác và đối với xã hội như thế nào thường lặp lại
hay mang nặng dấu ấn của những yếu tố tương ứng đã diễn ra trong quan hệ gia đình
của họ mà họ được sống và tiếp nhận trong quá trình trưởng thành. Do đó, môi trường
gia đình có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát truyển của mỗi con người. Điều
đó cho thấy, giáo dục gia đình có vai trò đặc biệt đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách của con người. Thế nhưng không ít người cho rằng giáo dục gia đình chỉ có
ý nghĩa khi đứa trẻ còn nhỏ, khi một đứa trẻ đã đến trường thì giáo dục của nhà trường
và của xã hội sẽ thay thế giáo dục gia đình. Có lẽ xuất phát từ đó mà một thời gian dài
chúng ta đề cao giáo dục của nhà trường và xã hội, Giáo dục gia đình hướng tới mục



đích tổng quát còn giáo dục nhà trường chủ yếu nhằm trang bị kiến thức ở các lĩnh vực
khác nhau của đời sống xã hội. Giáo dục của nhà trường và xã hội chính là sự tiếp tục,
bổ sung cho giáo dục gia đình nhằm giúp con người phát triển toàn diện.

V.

Thực trạng
Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kì đổi mới, hội nhập và phát triển. Do vậy,

nước ta tiếp cận với sự phát triển vượt bật của các quốc gia phát triển trên thế giới về
mọi lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa,… Việc tiếp cận này luôn thể hiện
tính hai mặt. Nếu chúng ta tiếp thu và vận dụng đúng đắn những thành quả mà nhân
loại đạt được vào thực tiễn đất nước thì sẽ mang lại những thuận lợi rất lớn, giúp cho
đất nước phát triển. Ngược lại, nếu chúng ta tiếp thu không chọn lọc và vận dụng
những thành tựu ấy không phù hợp với điều kiện thực tiễn nước ta sẽ mang lại những
hậu quả khôn lường.
Trong những năm gần đây, nước ta chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nền văn hóa
phương Tây, tiếp cận với nền kinh tế thị trường nên sẽ có nhiều mặt tiêu cực tác động
đến đạo đức, tư duy và lối sống của nhân dân. Đặc biệt, sự tác động của chúng ảnh
hưởng đến lối sống, đạo đức của một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ của Việt Nam, nhất
là các em học sinh. Cụ thể, đạo đức trong học đường đang có nguy cơ xuống cấp. Học
sinh rơi vào những tệ nạn xã hội, bạo lực học đường; không kính trọng thầy cô, xem
thường bạn bè, mọi người xung quanh; không hiếu thảo với ông bà cha mẹ; thiếu tính
nhân đạo; các em mê games bỏ học hoặc tự tử vì games; … Từ đó làm suy thoái những
giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy việc giáo dục đạo đức trong
học sinh phổ thông là điều rất cấp thiết để thúc đẩy sự hoàn thiện con người nói riêng
và đẩy nhanh sự phát triển của đất nước nói chung.


VI.

Nguyên nhân


Gia đình là một tế bào của xã hội, là cái nôi hình thành và phát triển nhân cách
cá nhân. Trẻ mới sinh ra tâm hồn như một tờ giấy trắng, vô tư, trong sáng. Do vậy, việc
nuôi nấng và chăm sóc con cái trưởng thành là việc làm không khó đối với các bậc cha
mẹ nhưng việc giáo dục con cái trở thành một công dân tốt không phải dễ.
Hiện nay, vấn đề “cơm áo gạo tiền” cũng là một trong những nguyên nhân làm
ảnh hưởng sâu sắc đến việc giáo dục đạo đức con cái của các bậc cha mẹ vì đời sống
vật chất góp phần chi phối đời sống tinh thần của mỗi cá nhân. Trong thời kỳ khủng
hoảng kinh tế, việc mưu sinh kiếm sống gặp không ít khó khăn.Chẳng hạn,đối với gia
đình cha mẹ sống hòa thuận, có điều kiện phát triển về kinh tế, cha mẹ có điều kiện và
thời gian chăm sóc, yêu thương và quan tâm đến việc nuôi dạy con cái thì trẻ sẽ có
phẩm chất đạo đức tốt. Còn đối với những gia đình thiếu về vật chất, cha mẹ phải bôn
ba lo cuộc sống thì việc giáo dục con cái bị sao lãng.Bên cạnh điều kiện sống của gia
đình, tấm gương đạo đức của cha mẹ cũng là ngọn đuốc soi sáng và giáo dục đạo đức
cho con cái. Cha mẹ có lối sống lành mạnh, hòa nhập, sống thiện, sống tốt, có lòng
nhân nghĩa và biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh, hiếu thảo với ông bà cha
mẹ,… thì con cái cũng học tập và có những phẩm chất tốt đẹp của cha mẹ vì “gần mực
thì đen, gần đèn thì sáng”. Ngược lại, nếu trẻ sống trong gia đình mà cha mẹ gây cãi,
đánh nhau, rượu chè cờ bạc, hút chích ma túy, cá độ, đá gà,… cũng ảnh hưởng xấu đến
việc hình thành nhân cách và đạo đức của trẻ. Tuy nói “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi
bùn” nhưng những trường hợp con cái có những biểu hiện đạo đức tốt trong gia đình
thiếu văn hóa hoặc vô văn hóa thì rất hiếm.
Hơn nữa, cuộc sống hôn nhân của cha mẹ cũng quyết định quá trình hình thành
đạo đức của trẻ. Cha mẹ có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, quan tâm, thương yêu giúp
đỡ và chia sẽ lẫn nhau những khó khăn trong cuộc sống luôn tạo ra một niềm tin và
định hướng cho con cái phát triển. Ngược lại, cuộc sống hôn nhân của cha mẹ không

hạnh phúc, đỗ vỡ sẽ tạo ra một áp lực lớn về tinh thần cho con cái, làm cho con cái
chán nản, bi quan trong cuộc sống, dễ rơi vào tệ nạn xã hội, đạo đức bị suy thoái.


Có thể nói, gia đình là cái nôi, là nền tảng hình thành nhân cách và hoàn thiện
đạo đức cho con cái. Thời gian trẻ tiếp xúc với gia đình nhiều hơn thời gian trẻ ở bên
ngoài xã hội. Do vậy, cha mẹ cần phải quan tâm giáo dục con cái trưởng thành và trở
thành công dân tốt cho xã hội. Đồng thời với sự giáo dục của cha mẹ, con cái muốn có
những phẩm chất cao đẹp phải có sự đóng góp to lớn của ngành giáo dục.

VII.

Giải pháp
-Làm gương:
Giáo dục trẻ bắt đầu từ cái nôi gia đình và ba mẹ là những người thầy đầu tiên

của chúng.Nhân quan của trẻ con về thế giới xung quanh được hình thành,dựa trên
những tiếp xúc và giao tiếp của chúng với những người chúng gần gũi.Con cái lệ thuộc
hay để ý và bắt chước cha mẹ.Do đó cha mẹ là người trực tiếp gieo vào tâm hồn trẻ
những hạt giống yêu thương,trung thực,tốt bụng…hay giả dối, gây hấn,bạo lực…Dạy
con từ thưở còn thơ vì trẻ con có thể phân biệt đưỡ đúng sai,phải trái,tốt xấu.Để nhân
cách trẻ được hình thành và phát triển tốt,trẻ con cần thấy được gương sáng nơi người
lớn:chúng cần thấy được phản ứng của cha mẹ trước những hành động xấu xa.Chinh
bằng phản ứng và nhất là gương sáng của mình,cha mẹ đóng dấu lên tâm hồn trẻ niềm
xác tín về cách hành xử và giải quyết vấn đề.
Nhân bất thập toàn.Không bắt buộc bậc làm cha mẹ phải là người hoàn hảo để
làm gương sáng cho con.Tuy nhiên,họ cần có ý muốn hoàn thiện bản thân cách tốt nhất
và thẳng thắn,có bản lĩnh để biết nhận lỗ và sửa sai một cách cụ thể.Qua đó trẻ học trẻ
được lòng can đảm,tính trung thực,sự cảm thông từ những sai lầm của người khác và
lòng bao dung.Điều này cũng có nghĩa là dạy chúng thấy những giới hạn trong thân

phận con người.Chính vì thế mà chúng phải cảm thông trước những giới hạn và khuyết
điểm của người khác.
-Tổ chức lối sống gia đình


Tạo bầu không khí gia đình ấm áo và đầy yêu thương.Xây dựng nếp sống sinh
hoạt lành mạnh để trẻ có thời gian luyện tập nhân cách của mình.Tổ chức lối sống
trong gia đình giúp trẻ học hỏi tính kỷ luật,sự tôn trọng người khác…Dạy con bằng
hành vi và cách sống của cha mẹ có hiệu quả hơn bằng lời nói.
-Tôn trọng nhân cách
Tôn trọng là bảo vệ sự phát triển hông nhiên theo từng lứa tuổi và tạo điều kiện
để nhân cách trẻ phát triển toàn diện.Cha mẹ cần lắng nghe,không áp đặt và chấp nhận
những suy nghĩ,cảm xúc của chúng.Lắng nghe và tham dự vào cuộc sống hằng ngày
của con cái.Không xúc phạm,vùi dập trẻ bằng những hình thức hữu hình và vô
hình.Không tổn hại đến tinh thần và thể chất của trẻ như:ép trẻ học làm tổn hại đến sự
phát triển của trẻ cũng như đánh mất tuổi thơ của mình.Sự trao đổi,đối thoại là điều cần
thiết trong công tác giáo dục.Sự thiếu tôn trọng con cái dẫn đến những tác hại nghiêm
trọng về thể lý và tâm lý.Đứa trẻ không được tôn trọng,nâng đỡ thường tỏ ra bi quan
và thường co cụm trong bản thân.Như thế,cũng khó lòng nghĩ đến người khác.
-Yêu thương và nghiêm khắc
Yêu thương là giúp trẻ cảm nhận và biết biểu lộ tình cảm,cảm xúc với người
khác.Khi được yêu thương,trẻ cảm thấy mình có giá trị.Từ đó,hình thành tính tự tin và
lòng tự trọng.Cha mẹ cần có một tình yêu thương bao la,vô điều kiện đối với con
cái.Tuy nhiên,nuông chiều con cái quá đáng sẽ làm cho con cái hư hỏng,hình thành
tính ích kỷ và đòi hỏi.Lớn lên,chúng thiếu ý thức cộng đồng,thiếu kỹ năng sống,không
đủ bản lĩnh để vượt qua khó khăn trong cuộc sống.Nghiêm khắc với con cái là điều cần
thiết để trẻ học biết được những giới hạn và có những điều chỉnh cần thiết.Qua đó,trẻ
học sống độc lập hơn và tự tin hơn.Tuy nhiên,những trẻ bị đối xử quá nghiêm
khắc,không nhìn thấy được lòng yêu thương và biểu lộ cảm xúc về mặt tình cảm,lớn
lên chúng có nguy cơ trở thành người vô cảm rất là cao,có một trái tim chai lì trước nỗi

đau khổ và khó khăn của người khác.Cha mẹ nói ”không” khi cần thiết.Điều này giúp


chúng hiểu rằng không phải bất cứ điều gì chúng muốn cũng được.Từ đó,ý chí và sự tự
chế được tôi luyện.Giữ được chừng mực,hài hòa giữa yêu thương và nghiêm khắc
trong giáo dục con cái là cả một nghệ thuật đòi hỏi thời gian và sự hy sinh trong đó.
-Hiểu con để có phương pháp giáo dục đúng
Cha mẹ cần có đủ sự hiểu biết về tâm lý con cái theo lứa tuổi và đặc điểm
riêng,để đồng hành với chúng trong cuộc sống.Cha mẹ phải tin tưởng rằng bất cứ đứa
con nào cũng có một tiềm năng để trở thành người tốt,nhưng con cái cũng có thế giới
riêng của chúng.Cha mẹ cần có đủ thời gian,tình yêu,sự kiên nhẫn… để có thể thấu
hiểu và cảm thông trước những diễn biến tâm lý phức tạp và những thay đổi về thể lý
trong từng giai đoạn phát triển của chúng.Không hiểu con và áo đặt chúng theo những
tiêu chuẩn,chuẩn mực mình mong muốn,cha mẹ gây ra những phát triển không lành
mạnh cả về thể chất và tinh thần của con cái.Không hiểu con cha mẹ dễ dàng đẩy
chúng ra khỏi vòng tay yêu thương và sự bảo vệ cần thiết của mình.

Lời Kết
Gia đình là một xã hội thu nhỏ, là một thiết chế xã hội đặc thù, gia đình vừa là sản
phẩm chịu sự tác động mạnh mẽ, liên tục của các chuyển biến xã hội, vừa là động lực
thúc đẩy sự phát triển xã hội. ở bất cứ xã hội nào, gia đình luôn giữ vai trò, vị trí quan
trọng nhất là trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ của Đảng ta chỉ rõ: gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi
thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và
hình thành nhân cách. Do vậy, mọi chính sách của Đảng, Nhà nước vừa phải chú ý tới
giáo dục gia đình nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hoà thuận, tiến bộ, vừa
phải nâng cao ý thức về nghĩa vụ của gia đình đối với xã hội, coi gia đình vừa là mục
đích vừa là động lực của sự phát triển.



Trong tương lai, xã hội sẽ chia sẻ dần những gánh nặng trách nhiệm nuôi dạy con cái
cùng gia đình. Việc chăm sóc, giáo dục trẻ em được giao cho các giáo viên được đạo
tạo chính quy và có lòng yêu nghề. Tuy nhiên, giáo dục gia đình vẫn giữ một vị trí
quan trọng. Những người làm cha mẹ cần được trang bị nhiều hơn những kiến thức về
giáo dục gia đình như chăm sóc, nuôi dạy con cái một cách khoa học, biết kỹ năng tư
vấn, trò chuyện cùng con… Đồng thời cần phải tuyên truyền để nâng cao nhận thức về
vị trí, vai trò của giáo dục gia đình nói riêng và gia đình nói chung, từ đó có những
chính sách nhằm củng cố, tăng cường sức mạnh cho gia đình, phát huy vai trò của gia
đình trong quá trình phát triển đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cho gia đình thực hiện
tốt các chức năng cơ bản là việc làm hết sức cần thiết và đúng đắn .


Tài liệu tham khảo
-baophutho.vn
-doc.edu.vn
-Giáo trình giáo dục học đại cương-T.S Hồ Văn Liên.



×