Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận về việc giáo dục mầm non trong giai đoạn mới.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.66 KB, 16 trang )

Lời mở đầu
Ngày nay, khi mà trí tuệ đã trở thành yếu tố hàng đầu
thể hiện quyền lực và sức mạnh của mỗi quốc gia thì các
nước trên thế giới đều ý thức được rằng giáo dục không
chỉ là phúc lợi xã hội mà còn là đòn bẫy để phát triển
nước nhà. Tổng Bí thư Đỗ Mười đã từng nói: “ Con
người là nguồn lực quý báu nhất đồng thời là mục tiêu
cao cả nhất. Tất cả do con người và vì hạnh phúc của
con người. Trong đó trí tuệ là nguồn tài nguyên lớn nhất
của mỗi quốc gia. Vì vậy, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
và trọng dụng nhân tài là vấn đề có tầm chiến lược, là
yếu tố quyết định tương lai của đất nước “. Để đạt được
điều đó thì đất nước cần phải thiết lập một nền giáo dục
tốt và toàn diện. Do đó, cần phải phát tiển hệ thống giáo
dục một cách toàn diện và bắt đầu từ những gì sơ đẳng
nhất. Cho nên, sự quan tâm hàng đầu nên dành cho giáo
dục mầm non và việc phát triển giáo dục mầm non.
Qua đây, em xin trình bày bài tiểu luận về một số hiểu
biết của bản thân trong việc phát triển giáo dục mầm
non ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Do kiến thức hạn hẹp nên bài viết còn nhiều hạn chế
và chưa sâu sắc. Mong thầy(cô) thông cảm và chỉ dạy
thêm.


Nội dung
I. Chính sách của Đảng nhà nước ta trong việc phát
triển giaó dục mầm non trong giai đoạn mới
1. Quan điểm chỉ đạo
-Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của giáo dục
quốc dân đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển về thể


chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em Việt Nam.
Việc chăm lo phát triển giáo dục mầm non là trách
nhiệm chung của các cấp chính quyền, của mỗi ngành,
mỗi gia đình và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng
và sự quản lý của nhà nước.
-Nhà nước có trách nhiệm quản lý, đầu tư phát triển
giáo dục mầm non; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi về
cơ chế, chính sách, đẩy mạnh cong tác xã hội hóa; nhà
nước có chính sách ưu tiên đầu tư pháy triển giáo dục
mầm non ở các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó
khăn, đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa,
hải đảo, biên giới.
-Việc chăm sóc, giáo dục trẻ em phải được thực hiện
với sự phối hợp, gắ kết chặt chẽ giữa nhà tường với gia
đình và xã hội. Coi trọng và nâng cao hiệu quả công tác
tuyên truyền, phổ biến kến thức chăm sóc, giáo dục trẻ
cho các bậc phụ huynh, cha mẹ của trẻ nhằm thực hiện
đa dạng hóa phương thức giáo dục trẻ em.
-Từng bước thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp
giáo dục mầm non theo nguyên tắc bảo đảm đồng bộ,
phù hợp, tiên tiến, gắn với đổi mới giáo dục phổ thông,
chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1, góp phần tích cực, thiết
thực nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Mục tiêu


Mục tiêu chung
Phát triển giáo dục mầm non nhằm tạo bước chuyển
biến cơ bản, vững chắc và toàn diện, nâng cao chất
lượng nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ; củng cố, mở

rộng mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, đặc biệt chú
trọng đối với vùng đồng bào dân tộc, vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu,
vùng xa, vùng chính sách cho giáo viên mầm non theo
quy định. Phấn đấu đến năm 2010 hầu hết trẻ em đều
được chăm sóc, giáo dục bằng những hình thức thích
hợp, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng.
Mục tiêu cụ thể
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên mầm non, phấn đấu để có 80% giáo viên đạt
chuẩn trình độ đào tạo năm 2010 và 100% năm 2015,
trong đó có 8% đạt trình độ trên chuẩn năm 2010 và
15% năm 2015;
-Củng cố, mở rộng mạng lưới trường, lớp, nâng tỷ lệ
trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ, nhóm trẻ từ 15% năm 2005
lên 20% năm 2010 và đạt 30% năm 2015; trẻ từ 3 đến 5
tuổi đến lớp mẫu giáo đạt 58% năm 2005 lên 67% năm
2010 và đạt 75% năm 2015; trẻ 5 tuổi đến lớp mẫu giáo
đạt 92% năm 2005 lên 95% năm 2010 và 99% năm
2015;
-Nâng tỷ lệ các cơ sở giáo dục mầm non đạt chuẩn
quốc gia từ 9% năm 2005 lên 20% vào năm 2010 và
50% vào năm 2015;
-Đối với các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt
khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới,
hải đảo: nâng tỷ lệ trẻ từ 3 đến 5 tuổi đến lớp mẫu giáo


đạt 43% năm 2005 lên 55% năm 2010 và đạt 62% năm
2015. Phấn đấu để tỷ lệ trẻ 5 tuổi ở các vùng này đến

lớp mẫu giáo đạt bằng tỷ lệ chung của toàn quốc;
-Củng cố và hoàn thiện các cơ sở giáo dục mầm non ở
những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải
đảo. Từ năm 2006 đến 2010 đầu tư kinh phí trang bị cơ
sở vật chất, thiết bị dạy học và đào tạo giáo viên theo
các tiêu chí đạt chuẩn cho khoảng 2500 cơ sở giáo dục
mầm non ở các vùng này; xây dựng kế hoạch đầu tư để
đào tạo và bồi dưỡng đạt trình độ chuẩn cho khoảng
3.000 giáo viên.
-Nâng chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
trong các cơ sở giáo dục mầm non, phấn đấu để tỷ lệ trẻ
em đạt chuẩn phát triển là 80% năm 2010 và 95% năm
2015, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở các cơ sở giáo dục
mầm non xuống dưới 12% năm 2010 và dưới 10% năm
2015;
-Nâng tỷ lệ lên 70% năm 2010 và 90% năm 2015 số
lượng cha, mẹ trẻ em được phổ biến, cung cấp kiến thức
cơ bản về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
3. Một số chính sách phát triển giáo dục mầm non
Đối với trẻ em
- Trẻ em mẫu giáo 5 tuổi được hưởng chính sách hỗ
trợ theo quy định tại Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày
09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm
tuổi giai đoạn 2010 - 2015.
- Trẻ em mẫu giáo dân tộc rất ít người được hưởng
chính sách theo quy định tại Quyết định số 2123/QĐ-



TTg ngày 22 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án phát triển giáo dục đối với các dân
tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015.
-Trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi có cha mẹ thường trú tại
các xã biên giới, núi cao, hải đảo, các xã và thôn bản
đặc biệt khó khăn, hoặc cha mẹ thuộc diện hộ nghèo
theo quy định hoặc mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi
nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về
kinh tế, được ngân sách nhà nước hỗ trợ 120.000
đồng/tháng và được hưởng theo thời gian học thực tế,
nhưng không quá 9 tháng/năm học để duy trì bữa ăn
trưa tại trường.

Đối với giáo viên
-Giáo viên (bao gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng)
làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ sở
giáo dục mầm non công lập, dân lập được Nhà nước hỗ
trợ ngân sách để các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện
trả lương theo thang bảng lương giáo viên mầm non,
được nâng lương theo định kỳ, được tham gia đóng,
hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm
y tế và các chế độ chính sách khác như giáo viên có
cùng trình độ đào tạo đang hợp đồng làm việc tại các cơ
sở giáo dục mầm non công lập.
-Giáo viên mầm non công tác tại các cơ sở giáo dục
mầm non tư thục được Nhà nước hỗ trợ chi phí bồi
dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị và trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ.
Đối với các cơ sở giáo dục mầm non



-Ủy ban nhân dân các địa phương bảo đảm quy hoạch
diện tích đất và áp dụng các phương thức giao đất, cho
thuê đất, thuê cơ sở vật chất để phát triển mạng lưới các
cơ sở giáo dục mầm non, đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non,
phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn, địa phương.
-Nhà nước đầu tư thông qua Chương trình kiên cố hóa
trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên, đồng thời
lồng ghép với các Chương trình mục tiêu quốc gia giáo
dục và các nguồn kinh phí khác để xây dựng cơ sở vật
chất các trường mầm non công lập theo hướng kiên cố
hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa, đảm bảo đủ phòng học,
phòng chức năng, sân chơi và các trang thiết bị, đồ
dùng, đồ chơi theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn và các
quy định hiện hành. Ưu tiên thành lập và xây dựng mới
các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở vùng nông thôn,
các xã và thôn bản đặc biệt khó khăn, các xã miền núi,
biên giới, vùng sâu, vùng xa và các xã, phường có mức
sống thấp của thành phố, thị xã.
-Thực hiện các chính sách ưu đãi về đất đai, về tín
dụng, về thuế, để khuyến khích phát triển trường, lớp
mầm non ngoài công lập, đặc biệt là ở các khu công
nghiệp, khu chế xuất và những nơi tập trung đông dân
cư.
Kinh phí thực hiện
-Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc
thực hiện các chính sách phát triển giáo dục mầm non
giai đoạn 2011 - 2015, gồm có: ngân sách chi thường
xuyên giáo dục và đào tạo, vốn đầu tư xây dựng cơ bản



tập trung, các Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn trái
phiếu chính phủ, vốn ODA.
- Nguồn thu học phí.
- Nguồn tài trợ, viện trợ, quà tặng của các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước.
- Vốn góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng
mới, cải tạo mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất các cơ sở
giáo dục mầm non.
- Vốn vay của ngân hàng và các tổ chức tín dụng ưu
tiên với lãi suất ưu đãi.
- Các nguồn vốn hợp pháp khác
II. Sự phát triển của giáo dục mầm non ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay.
1. Các loại hình giáo dục mầm non hiện nay
Hiện nay,nước ta có một số loại hình mầm non như:
-Nhà trẻ trường mẫu giáo
-Nhà trẻ trừng mẫu giáo hợp nhất
-Các loại hình giáo dục mầm non khác:
+Nhà trẻ thu nhận trẻ từ 3 tháng tuổi đến 36
tháng tuổi
+Trường mẫu giáo thu nhận trẻ từ 36 tháng tuổi
đến 72 tháng tuổi
Ngoài ra còn có các loại hình giáo dục mầm
non khác nữa như:
*Lớp mẫu giáo 5 tuổi dành cho trẻ em 5 tuổi
mà chưa qua lớp giáo nhỏ.
*Nhóm trẻ gia đình. Đây là nhóm trẻ dưới sáu
tuổi được chăm sóc và dạy dỗ tại gia đình( ở nước ta thì



loại hình này tồn tại ít và chủ yếu là ở các gia đình có
điều kiện)
2. Những thành tựu đạt được trong việc phát triển
giáo dục mầm non hiện nay
Trong những năm gần đây, giáo dục mầm non ngày
càng phát triển.Ðảng và Nhà nước ta đã có chính sách
cụ thể nhằm phát triển giáo dục mầm non (GDMN) như:
Ðầu tư xây dựng trường lớp, cơ sở vật chất; đổi mới
phương pháp giảng dạy; cải tiến chế độ tiền lương đối
với giáo viên mầm non; "xã hội hóa" giáo dục mầm
non...
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến hết năm học
2012-2013 gióa dục mầm non nước ta đã đạt được
những thành tựu lớn:
-Chương trình giáo dục mầm non mới đã được triển
khai ở hầu hết các cơ sở GDMN, chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ được nâng lên.
-Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường tăng lên từng
năm, đặc biệt trẻ 5 tuổi đi học đạt 99,7%., trẻ khuyết tật
78,4%(trong tổng số trẻ khuyết tật theo độ tuổi).
- Các trang thiết bị, cơ sở vật chất từng bước được
chuẩn hóa: Phòng học kiên cố 59,8%, bán kiên cố
32,7%, số còn lại là phòng học tạm, học nhờ.
-Tỷ lệ nhóm lớp có đầy đủ thiết bị, đồ chơi theo quy
định là 68%.
- Số nhóm lớp học 2 buổi/ngày có tổ chức bán trú là
89%,
-Trẻ 5 tuổi học 2 buổi/ngày là 92,1%,

- 100% trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số đi học được chuẩn bị
tiếng Việt.


Tính đến năm học 2011-2012, cả nước đã có 13.446
trường mầm non, trong đó:
-Trường quốc lập chiếm 75%(11.462)
-Trường ngoài công lập chiếm 25% ( trong đó
536 trường bán công, 112 trường dân lập và 1336
trường tư thục ).
Quy mô của giáo dục mầm non ngày càng tăng, thu
hút hầu hết các trẻ trong độ tuổi đến trường. Theo số
liệu của năm học 2011-2012 thì:
-Tỷ lệ trẻ vào nhà trẻ là 21,5%
-Tỷ lệ trẻ vào mẫu giáo là 82,5%
-Trẻ em mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt 98,6%.
Phần lớn trẻ 5 tuổi đã được tạo điều kiện chuẩn bị tâm
thế bước vào học tập ở lớp 1 tiểu học.
-Tỷ lệ trẻ được ăn bán trú ở nhà trẻ là 91% và
mẫu giáo là 76,8%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng giãm.
-Đội ngũ giáo viên mầm non hiện có 186.312
người, tỷ lệ gióa viên đạt chuẩn trình độ cao là 96,2%.
Nhà nước ta có triển khai đề án phổ cập giáo dục cho
trẻ 5 tuổi và kết quả bước đầu đến ngày 30/07/2011 đã
huy động được 1.331.603 trẻ 5 tuổi đến trường, chiếm
tỷ lệ 98,6% so với số trẻ trong độ tuổi, tăng 13.111 trẻ
so với năm 2010.
Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng được
nâng cao và đảm bảo những yêu cầu khoa học của việc
nuôi dạy trẻ. Các phương thức chăm sóc giáo dục trẻ đã

được đa dạng hóa theo những phương pháp khoa học đã
nghiên cứu và công nhận. Nội dung và phương thức
giáo dục mầm non được đổi mới theo phương thức học
thông qua chơi. Qua các hoạt động của trẻ nội dung học


tập đã được lồng ghép vào cho phù hợp với lứa tuổi của
các em, tạo điều kiện cho trẻ phát huy hết những tiềm
năng vốn có của mình. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em đã
giãm xuống mức thấp. Các trường mẫu gióa mầm non
thực sự trở thành ngôi nhà tuổi thơ là nơi để bố mẹ các
em có thể tin cậy gởi găm các em.
Việc đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non cũng
đang được Đảng và nhà nước ta quan tâm. Hệ thông các
trường lớp mầm non đang được xây dựng sửa chữa. Các
trang thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ
cũng đang từng bước được bổ sung và hiện đại hóa cho
phù hợp với yêu cầu giáo dục.
Các loại hình giáo dục mầm non cũng đang được đa
dạng hóa, Có nhiều loại hình các trường mầm non.
Nước ta hiện tại có các loại hình mầm non như: công
lập, bán công và dân lập.
Phần lớn các trường mầm non ở nước ta hiện nay đều
đạt chuẩn quốc gia.
Các chính sách dành cho gióa iên mầm non cũng đang
được quan tâm thích đáng.
3. Những hạn chế của việc phát triển giáo dục mầm
non trong giai đoạn hiện nay
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong giai đoạn
hiện nay thì giáo dục mầm non vẫn còn những mặt hạn

chế sau:
-Giáo dục mầm non vẫn còn gặp nhiều khó khăn ở khu
vực vùng sâu vùng xa, ở các đối tượng người khuyết tật,
người dân tộc thiểu số.
-Mạng lưới trường lớp chưa đáp ứng được yêu cầu,
giáo dục trẻ em ở nhiều địa phương còn trong tình trạng


khó khăng, thiếu thốn ( hiện vẫn còn 12.530 phòng học
nhờ, mượn ), tỷ lệ phòng học kiên cố là 59,8%, tỷ lệ
nhóm lớp có đủ thiết bị đồ dùng, đồ chơi đạt thấp
61,2%.
-Nhiều địa phương do thiếu trường, lớp, phai bố trí ố
trẻ vượt quá quy định ( trên 40 trẻ/lớp )
-Nhiều nhóm lớp độc lập tư thục ( chủ yếu cho nhà
trẻ ) chưa được cấp phép do các điều kiện về cơ sở vật
chất, giáo viên không đảm bảo, ảnh hưởng không nhỏ
đến chất lượng giáo dục mầm non.
-Đến cuối năm 2013, vẫn còn 309 xã chỉ có lớp mà
chưa có trường, không đảm bảo an toàn cho trẻ.
-Tình trạng thiếu giáo viên vẫn chưa được khắc phục.
Tỷ lệ giáo viên/lớp đối với mẫu giáo 5 tuổi tuy đạt bình
quân 1,6 giáo viên/lớp nhưng còn hơn 1/3 số tỉnh, thành
phố mới đạt tỷ lệ từ 1,0 đến 1,1 giáo viên/lớp rất khó
khăn cho trẻ học 2 buổi/ngày để thực hiện chương trình
giáo dục mầm non mới.
-Cả nước còn thiếu 21.058 phòng học, 22.800 giáo
viên. Ngoài ra, kinh phí dành cho giáo dục mầm non
còn rất hạn chế.( theo số liệu năm 2011 )
-Đầu tư ngân sách cho giáo dục mầm non trong thời

gian qua mới chỉ đủ để chi trả lương cho một bộ phận
giáo viên và các bộ quản lí thuộc biên chế, chưa đủ
mạnh để nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bi giáo dục nên
chưa huy động được nhiều trẻ ra lớp.
-Các nhóm trẻ ga đình tự phát mở tràn lan với quy mô
nhỏ lẻ mang tính tự phát, manh mún, thiếu ổn định,
không đủ các điều kiện tối thiểu.


-Người trông trẻ hầu hết không có chuyên môn nghiệp
vụ nuôi day trẻ do không được đào tạo ở các trường sư
phạm mầm non các cấp, nên không có đủ trình đọ để
chăm sóc giáo dục trẻ theo phương pháp khoa học.
-thậm chí có nhiều nhà trẻ gia đình còn “ thả rông trẻ “
hay còn bạo hành đối với trẻ làm cho trẻ bị stress dẫn
đến sự hạn chế tăng trưởng thể lực, gây sang chấn tâm
lý, tinh thần và tình cảm cũng như sự pát triển các tổ
chất, tiềm năng của trẻ.
-Các pương thức chăm sóc giáo dục tre rở các cơ ở
mầm non chưa được đa dạng hóa đồng bộ đảm bảo tính
khoa học cho phù hợp với lứa tuổi của các em để các em
có thể phát triển một cách toàn diện các khả năng của
mình, tỉ lệ suy dinh dưỡng vẫn còn ở mức cao so với
khu vực và trên thế giới.
-Có một khoảng cách khá xa giữa giáo dục mầm non
thành thị và nông thôn, giữa đồng băng ven biển và
vùng núi. Đó là nững nguyên nhân khách quan về điều
kiện phát triển kinh tế xã hội cũng như trình độ nhận
thức và mức sông ở những vùng miền khác nhau.
-Qui mô của giáo dục mầm non chưa được mở rộng

hợp lí, các loại hình giáo dục mầm non chưa phát triển
hợp lí cho phù hợp với yêu cầu cuuar một nền giáo dục
hiện đại.
-Nhà nước và nhân dân chư chú trọng đến việc giáo
dục mầm non.
4. Nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong giáo dục
mầm non hiện nay
-Ngân sách đầu tư cho giáo dục mầm non còn quá
thấp, chưa có sự bình đẳng giữa các cấp giáo dục.


-cơ chế xã hội hóa giáo dục mầm non còn chưa rõ vai
trò chủ đạo trong việc quản lý giáo dục mầm non của
các cấp các ngành còn hạn chế. Hệ thống các văn bản
quy định về việc đầu tư và phát triển mầm non còn
chưa được hoàn thiện. Do vậy mà giáo dục màm non
phát triển không đồng đều và không có hệ thống.
-Chưa có sự pân cấp rõ ràng và sự quản lí đối với giáo
dục mầm non từ cớ sở đến trung ưpng còn lỏng lẻo.
-Các loại hình giáo dục mầm non không được quản lí
theo hệ thống. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự
phát triển tràn lan không có hệ thống của các trường
mầm non tư thục ở các trường mầm non tư thục trong
các thành phố lớn.
-Giáo dục mầm non ở vùng sâu vùng xa, vùng khó
khăn hải đảo chưa nhận được sự quan tâm đúng mức
của nhà nước do vậy mà khoảng cách giữa các vùng này
với thành thị vẫn còn khá xa.
III. Những giải pháp để khắc phục khó khăn của
giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay

1. Xu hướng phát triển mầm non của một số nước
trên thế giới
Hiện nay những nước có nền kinh tế phát triển trên thế
giới luôn ưu tiên quan tâm cho giáo dục mầm non ở
những nước đó được coi là mối quan tâm số một của
toàn xã hội.
Ở Pháp công tác xã hội hóa giáo dục mầm non được
đẩy mạnh, người ta coi việc đưa trẻ đến trường mầm
non là việc bắt buộc đối với phụ huynh. Chính vì vậy
mà trẻ em trong độ tuổi mầm non ở Pháp bắt buộc phải
đăng kí để được chăm sóc ở một cơ sở nào đó. Hàng


năm chính phủ Pháp đều xây dựng một đề án nào đó cho
phát triển giáo dục mầm non ở đất nước này.
Ở Singapo trẻ em được ưu tiên trong mọi vấn đề. Họ
quy định ngặt nghèo đối với giáo viên mầm non.
1. Phương pháp khắc phục những hạn chế
-Huy động nguồn lực xung quanh đẻ đáp ứng về cơ sở
vật chất cũng như trang thiết bị để phục vụ cho việc
chăm sóc và nuôi dạy trẻ.
-Mở các trung tâm đào tạo để nâng cao kiến thức cũng
như kỹ năng dành cho giáo viên mầm non cũng như
người nuôi dạy trẻ ở các trường mầm non tư thục nhằm
nân cao chất lượng dạy học.
-Đổi mới về phương thức giáo dục mầm non, lồng
ghép các chương trình chơi và học cho trẻ tạo môi
trường lành mạnh giúp trẻ hình thành nhân cách và trí
tuệ ban đầu.
-Đổi mới công tác quản lý đối với giáo dục mầm non.

Đây là một yêu cầu cần thiết đòi hỏi Nhà nước phải làm
ngay và làm có hiệu quả. Thống nhất quản lý và chỉ đạo
chung đố với mầm non như các bậc khác.
-Đẩy mạnh việc đàu tư cho giáo dục mầm non, xây
dựng cơ sở vật chất hạ tầng, xây dựng các trường lớp
đạt yêu cầu tối thiểu của một lớp mầm non, đổi mới
trang thiết bị vui chơi học tập cuar trẻ, chú trọng đầu tư
cho vùng sâu vùng xa
-Đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non đạt trình độ
chuẩn đáp ứng được yêu cầu đủ về số lượng và đảm bảo
về chất lượng. Đồng thời Nhà nước cũng phải có những
chính sách quan tâm đến đời sống giáo viên mầm non.


-Hợp tác quốc tế về giáo dục mầm non, tranh thủ vốn
đầu tư của nước ngoài, liên kết quốc tế, với cá tổ chức
để nghiên cứu và phát triển giáo dục mầm non.

Kết luận
Giáo dục mầm non là một mốc rất quan trọng trong
việc phát triển nền tri thức nước nhà và nền giáo dục
Việt Nam. Đây là loại hình giáo dục đặc biệt, chuẩn bị
tiền đề cho trẻ trước khi bước vào giáo dục phổ thông và
là cái gốc cần phải vun trồng nhìu hơn nữa trong giáo
dục quốc gia. Do đó, phát triển giáo dục mầm non là
điều rất cần thiết và còn là vấn đề cấp bách hiện nay ở
nước ta.


Tài liệu tham khảo

-Quyết định số 60/2011/QD-TTG của thủ tướng chính
phủ quy định một số chính sach phát triển giáo dục
mầm non giai đoạn 2011-2015.
-Đề án phát triển giáo dục mầm non trong giai đoạn
2006-2015
-Văn bản “ Xã hội hóa giáo dục mầm non góp phần
nâng cao chất lượng nòi giống và đào tạo nhân tài cho
đất nước của NGND.PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh.



×