Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN TIENG VIET 9: một vài kinh nghiệm nhỏ khi dạy phần môn tiếng việt để tiết dạy đạt kết quả cao hơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.94 KB, 25 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

MỤC LỤC
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ :………………………………………………………….Trang 2
a/ Cơ sở lí luận : …………………………………………………….Trang 2
b/ Cơ sở thực tiễn : ………………………………………………….Trang 4
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :……………………………………………….Trang 5
1/ Những thuân lợi và khó khăn - biện pháp giải quyết: ……………Trang 5
a/ Thuận lợi : ………………………………………………………..Trang 5
b/ Khó khăn :……………………………………………………….. Trang 5
c/ Biện pháp giải quyết: …………………………………………….Trang 6
III/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI : …………………………………………………Trang 7
IV/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:……………………………………………..Trang 18
V/ KẾT LUẬN: …………………………………………………………..Trang 18
• Kiến nghị :………………………………………………………Trang 20
• Cảm tạ :…………………………………………………………Trang 21

Trang 1


Sáng kiến kinh nghiệm

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
a) Cơ sở lý luận :
Truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam ta đã có từ lâu đời. Chúng ta
phải học như thế nào để đạt được kết quả tốt, phát huy toàn diện về đức, trí, thể,
mĩ và công, dung, ngôn, hạnh…
Dạy học giúp phát triển năng lực và tính cách. Ông cha ta thường khuyên
bảo con cháu “Ăn vóc học hay” tận dụng mọi cơ hội để học, vừa học theo bài bản
“ Học ăn, học nói, học gói, học mở”. vừa kết hợp với thực tiễn.
“Đi một ngày đàng học một sáng khôn” lại cần phải tìm ra phương pháp


học cách học sao cho “ Học đi đôi với hành”.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì
lợi ích trăm năm trồng người”. Trồng người là sự nghiệp của toàn Đảng , toàn
dân trong đó ngành giáo dục giữ vai trò quan trọng hàng đầu . Làm thế nào để sự
nghiệp trồng người mang lại nhiều kết quả tốt? làm thế nào để có lớp người công
dân làm chủ đất nước có cả đức lẩn tài? Bởi “Có đức mà không có tài , làm việc
gì cũng khó – có tài mà không có đức là người vô dụng” .
Song song với việc dạy chữ cho học sinh cần hết sức quan tâm việc “ dạy
người”. Tiên học lễ, hậu học văn. chân lí đó không bao giờ phai nhạt. Việc giáo
dục tư tưởng đạo đức cho học sinh trong nhà trường là trách nhiệm của tất cả các
bộ môn mà trong đó môn ngữ văn đóng vai trò quan trọng .
Việc giáo dục này cần được tiến hành một cách chu đáo ở tất cả các cấp
học, các lớp học .
- Giáo dục là một loại hình cơ bản của xã hội loài người nhằm chuyển giao
cho các thế hệ kế tiếp những giá trị tinh thần của loài người đã được tích luỹ và
phát triển trong nhiều năm, đã và đang trở thành một nhu cầu không thể thiếu cho
mỗi cá nhân và cả cộng đồng.
- Muốn nâng cao chất lượng dạy và học chúng ta cần đổi mới phương pháp
dạy và học, giúp phát triển ở học sinh năng lực hoạt động trí tuệ nhất là năng lực
tư duy, sáng tạo. Tuyên truyền tri thức mới một cách hệ thống, chính xác phù hợp
với yêu cầu kiến thức đã học, quy định đối với từng tiết học. phát huy trí lực và sự
Trang 2


Sáng kiến kinh nghiệm

chủ động, sáng tạo của học sinh.
Bộ môn tiếng việt trong chương tình giảng dạy ở bậc trung học cơ sở có
một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó trang bị cho học sinh vốn từ ngữ phong phú,
phương pháp sử dụng từ, đặt câu một cách chính xác, để giúp các em có thể diễn

đạt được tư tưởng, tình cảm của mình một cách rõ ràng, bổ sung cho vốn sống của
các em một cách đầy đủ và phong phú hơn ở thực tại cũng như cho tương lai.
Môn văn gắn bó nhiều nhất với nghệ thuật, một hoạt động kì diệu của con
người, một lĩnh vực của tình cảm của trực giác của tưởng tượng và của cái đẹp.
Học văn vừa là học vừa là sống, phát triển năng lực văn học là phát triển
năng lực sống, phát triển cá nhân do đó cũng phát triển con người, năng lực làm
người hiểu theo nghĩa bao quát của nó.
Dạy môn văn học là chúng ta bồi dưỡng cho học sinh về nhiều mặt, trau
đồi kiến thức về ngôn ngữ, về văn học, đời số tình cảm. Giáo dục học sinh về
nhân cách, phẩm chất đạo đức lối sống.
Tôi quan niệm tiếng việt là phân môn quan trọng bậc nhất của môn ngữ
văn đòi hỏi và thử thách bản lĩnh của người giáo viên dạy văn, tiếng việt là quá
trình tìm hiểu, phân tích khám phá cái hay, cái đẹp của văn chương, giờ dạy và
học tiếng việt là cuộc tìm kiếm, đào bới và phát hiện những điều mới lạ của ngôn
ngữ giao tiếp. do đó đối tượng của phân môn là các mẫu chuyện các lời thoại,
những từ, ngữ và câu trau dồi thêm vốn từ ngữ cho học sinh, giúp học sinh giao
tiếp tốt với mọi người với xã hội, sử dụng từ ngữ để diễn dạt một cách chính xác,
tinh tế phù hợp, đúng nơi, đúng chỗ đúng đối tượng.
Văn học phản ánh đời sống bằng ngôn ngữ hình tượng, chính xác hàm
xúc, đa nghĩa, tạo hình và biểu cảm, ngôn ngữ được xem là “ Yếu tố thứ nhất” của
văn học trong đó phân môn tiếng việt hổ trợ rất nhiều trong việc trau dồi vốn từ
để giúp các em học tất hơn.
Có thể coi là ngôn ngữ văn học là biểu hiện đầu tiên của cảm xúc đập vào
mặt người đọc bởi sự hiện của những con chữ cụ thể. Trong một văn bản văn học
có thể có nhiều loại ngôn ngữ, mỗi loại ngôn ngữ giữ những vai trò, chức năng
khác nhau tạo nên một cấu trúc hoàn chỉnh, do đó người học sinh cần phải trau
Trang 3


Sáng kiến kinh nghiệm


dồi vốn từ và phải cách sử dụng đúng người, đúng cảnh.
Người giáo viên dạy văn và người học văn cần phải hiểu rằng. Trong văn
học ngôn ngữ cần đảm bảo sự tinh tế, chính xác, đúng ngữ cảnh, có khả năng gợi
mở và phát triển cảm xúc theo hướng mới .
Học tốt môn văn sẽ giúp các em hình thành tốt nhân cách, rèn luyện tốt
phẩm chất đạo đức, hiểu rõ được giá trị tình cảm đạo đức lành mạnh, thúc đẩy các
em rèn luyện để có những phẩm chất đạo đức phù hợp với yêu cầu xã hội, từ đó
được mọi người yêu thương, tôn trọng.
Giáo viên dạy văn phải khuyến khích học sinh đọc nhiều sách báo để tích
luỹ vốn kiến thức, vốn sống cho mình, bởi môn văn mang tính giáo dục cao, về
tình yêu yêu quê hương đất nước, con người về đạo đức lối sống, cách đối nhân
xử thế …
Muốn học tốt môn văn ta cần đọc nhiều sách, báo mang tính giáo dục cao
trong cuộc sống, cần phải có phương pháp học tập tốt mới mong đạt kết quả cao
trong học tập .
b) Cơ sở thực tiễn :
Chương trình tiếng việt lớp 9 tập 1 có bài các phương châm hội thoại tôi
thấy rất thú vị khi dạy bài học này, bởi qua đây chúng ta rèn luyện cho các em kĩ
năng giao tiếp trong cuộc sống.
Môn tiếng việt áp dụng được nhiều vào thực tế, về giao tiếp, đối thoại
cách trình bày một sự việc. Một vấn đề giúp học sinh dùng từ, đạt câu chính xác,
rõ ràng. Giúp học sinh giao tiếp tốt hơn trong từng hoàn cảnh, cách nói năng,
xưng hô phù hợp với từng đối tượng, vai vế trong gia đình, ngoài xã hội.
Nhưng từ thực tế cho thấy chất lượng môn ngữ văn chưa cao. Nhiều học
sinh khi trình bày một bài văn còn lủng củng, đặt câu không đúng, diễn đạt ý lung
tung, đặt dấu câu không đúng chổ, cấm phẩy tuỳ tiện, lộn xôn…
Nguyên nhân có thể kể nhiều nhưng trong những nguyên nhân chủ yêu để
dẫn đến tình trạng trên là do học sinh yếu về môn tiếng việt. Vậy làm thế nào để
nâng cao chất lượng bộ môn này.

Qua nhiều năm giảng dạy môn ngữ văn ở bậc trung học cơ sở, qua suy
Trang 4


Sáng kiến kinh nghiệm

nghĩ và kinh nghiệm của bản thân, tôi xin trình bày một vài kinh nghiệm nhỏ khi
dạy phần môn tiếng việt để tiết dạy đạt kết quả cao hơn, nhờ vậy chất lượng học
tập của các em được nâng cao hơn .
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
1/ Những thuận lợi và khó khăn - biện pháp giải quyết.
a/ Thuận lợi :
Được sự chỉ đạo và quan tâm của sở giáo dục – đào tạo , phòng giáo dục
huyện, ban giám hiệu và công đoàn trường. sự nhiệt tình giúp đỡ của các đồng
nghiệp .
Đa số học sinh là con nhà nông , các em ngoan hiền, vâng lời thầy cô,
chấp hành tốt nội quy của trường .
Tất cả các em học sinh đều có đầy đủ trọn bộ sách giáo khoa, đó là điều
cần thiết để các em học bài , làm bài tập, soạn bài trước ở nhà .
Phần lớn cách em rất thích đọc sách – báo theo dõi tin tức thời sự trên
nhiều phương tiện thông tin đại chúng, điều đó bổ sung cho môn văn rất nhiều.
Các em cũng rất thích tìm tòi khám phá cái hay, cái mới từ sách vở mang lại .
Về phía nhà trường: trang thiết bị đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên,
sách tham khảo, đồ dùng dạy học (tranh ảnh, tư liệu màu sác đẹp, rõ nét, cho giáo
viên, học sinh, ngoài ra giáo viên còn tự làm đồ dùng dạy học sưu tầm tranh,
ảnh… thuận lợi cho việc dạy và học .
b/ Khó khăn :
Thực tế cho thấy chất lượng học tập của học sinh không đồng đều, một số
em chưa có ý thức tốt trong học tập tiếp thu kiến thức còn chậm, nên việc tự học
rất hạn chế .

Phần lớn các em là con gia đình nhà nông ngoài giờ lên lớp còn phải phụ
giúp gia đình việc nhà, nên việc học ở nhà còn rất ít. thiếu sự quan tâm của các
bậc phụ huynh, cha mẹ các em lo bươn chảy kiếm sống, trình độ học vấn thấp nên
khó khăn trong việc giáo dục các em…
Một số phụ huynh có quan niệm không đúng đắn, họ nghĩ rằng việc học
không phải là con đường duy nhất để các em tiến thân, nên cũng không quan tâm
Trang 5


Sáng kiến kinh nghiệm

nhiều đến các em.
Dân cư ở địa phương thuộc vùng dân tộc ít người nên phong trào học tập
chưa nổi bật, địa bàn rộng, dân cư thưa nên giáo viên cùng học sinh khó trao đổi
và liên lạc với nhau. giữa các em cũng khó khăn trong việc học nhóm hoặc trao
đổi bài .
Sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và các cấp chính quyền địa bàn chưa
chặt chẽ điều đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của trường.
Học sinh ít có thời gian để đọc sách báo ở thư viện, ở gia đình cũng chưa
đầu tư nhiều cho các em.
Tuy có nhiều khó khăn trong việc dạy và học của thầy và trò song với
trách nhiệm của người giáo viên đứng lớp, chủ nhiệm lớp và lương tâm của người
thầy. Tôi mong muốn học sinh tiếp thu bài tốt, đạt kết quả cao trong học tập tôi đã
cố gắng nghiên cứu thực hiện đề tài của mình .
c/ Biện pháp giải quyết :
Trước tiên người thầy phải nhiệt tình giảng dạy, thật sự tha thiết với trò,
say mê nghề nghiệp, người thầy đem hết năng lực ra giảng dạy, vượt qua mọi cản
trở, khó khăn, nhẫn nại, chịu khó đầu tư soạn giảng, đổi mới phương pháp giảng
dạy cho phù hợp với trình độ học sinh, tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn để các em ham
học hỏi và chịu khó cố gắng học tập .

Trong quá trình giảng dạy thầy cô luôn chú ý theo dõi phát hiện những em
có nhiều tiến bộ, tuyên dương, khen thưởng các em trước tập thể lớp để động viên
tinh thần học tập của các em và khuyến khích các em khác noi theo.
Đầu tư soạn bài tiếng việt sao cho phù hợp với từng dối tượng học sinh,
những lời thoại, những mẫu chuyện mang tính thực tế, hấp dẫn lôi cuốn, dùng
phương pháp gợi mở giúp các em tiếp thu dần dần.
Giáo viên trao đổi với các em học sinh học yếu môn văn, tìm hiểu nguyên
nhân cũng như nắm bắt được hoàn cảnh gia đình của các em.
Trong những giờ lên lớp, tôi luôn chú ý đến các em học sinh thuộc diện
yếu kém, có những câu hỏi hoặc bài tập dành riêng cho các em, để các em có thể
tiếp thu và làm bài được không cảm thấy tự ti vỉ thua sút các bạn khác.
Trang 6


Sáng kiến kinh nghiệm

Trong những giờ dạy tiếng việt tôi thường đưa ra những ví dụ, những mẫu
chuyện từ thực tế cuộc sống những vấn đề liên quan đến đối tượng học sinh để
các em dễ tiếp thu, giới thiệu cho các em những cuốn sách hay bổ ích cần đọc, từ
đó khơi dậy trong lòng các em học sinh niềm đam mê văn học, và tôi nhận thấy
các em học sinh ngày càng yêu thích môn văn hơn.
Ngày nay, trong bối cảnh thế giới và đất nước đổi mới nhanh chóng, khoa
học công nghệ phát triển mạnh đòi hỏi mỗi người giáo viên cần trang bị cho mình
những kiến thức sâu rộng, tiếp cận với cái hiện đại, tiên tiến nhất.
Ngoài thầy và sách học sinh có thể tích luỹ kiến thức trong cuộc sống, qua
bạn bè, gia đình và xã hội .
III/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI :
BÀI : CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
1/ Mục đích yêu cầu :
Qua bài các phương châm hội thoại giúp các em nắm được nội dung của

phương châm về lượng, phương châm về chất phương châm quan hệ, phương
châm cách thức và phương châm lịch sử.
Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp, giúp các em giao
tiếp phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, môi trường.
2/ Chuẩn bị :
- Những lời thoại .
- Những tình huống giao tiếp .
- Những mẫu truyện cười .
- Tranh, ảnh minh hoạ .
- Bảng phụ .
3/ Cách thức tiến hành:
Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo phương pháp, đối thoại, trực tiếp, gợi
tìm đặt câu hỏi .
4/ Tiến trình giờ dạy :
a) ổn định .

Trang 7


Sáng kiến kinh nghiệm

b) Kiểm tra bài cũ : ( có thể kiểm tra sự chuẩn bị - tập bài soạn của học sinh
– vì đây là bài đầu tiên trong chương trình).
c) Bài mới :
Từ kiểm tra bài cũ chuyển ý. Ở chương trình tiếng việt lớp 8, các em đã
được học một số bài có nội dung liên quan đến hội thoại như: hành động nói, vai
giao tiếp, lượt lời trong hội thoại . Tuy nhiên, trong giao tiếp có những quy định
tuy không được nói ra thành lời nhưng những người tham gia vào giao tiếp cần
phải tuân thủ, nếu không thì dù câu nói không mắc lỗi gì, về ngữ âm, từ vững và
ngữ pháp, giao tiếp cũng không thành công. Những quy định đó được thể hiện

qua các phương châm hội thoại mà chúng ta tìm hiểu trong bài học này .
d) Tiến trình tồ chức các hoạt động.
Hoạt Động Của Thầy Và Trò
Hoạt động 1
Tìm hiểu phương châm về lượng.

Nội Dung
I/ Phương châm về lượng:
Ví dụ 1: Đoạn hội thoại .

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc
đoạn hội thoại

An: - Câu có biết bơi không ?

Khi An hỏi “ học bơi ở đâu?” mà ba trả Ba: - Biết chứ, thậm chí còn bơi giỏi.
lời “ở dưới nước” thì câu trả lời có An :- Cậu học bơi ở đâu vậy ?
mang đầy đủ nội dung mà An cần biết Ba : - Dĩ nhiên là ở dưới nước chữ còn
không?

ở đâu.

HS: trả lời và cần phân tích rõ vì sao
trả lời như vậy .
Gv: nêu câu hỏi gợi ý thêm “ Bơi”
nghĩa là gì?  di chuyển trong nước
hoặc trong hoặc trên mặt nước bằng cử
động của cơ thể.
Nếu nói mà không có nội dung như
thế thì có thể coi đây là một câu nói

bình thường được không ?
Hs: tìm hiểu trả lời .

Trong trường hợp này An cần câu trả
lời cụ thể một địa điểm bơi nào đó .
Trang 8


Sáng kiến kinh nghiệm

Gv: chốt ý.
Câu trả lời của ba không mang đầy
đủ nội dung mà An cần biết, vì trong
nghĩa của “ Bơi” đã có “Ở dưới nước”.
điều mà An muốn biết là một địa điểm
cụ thể nào đó như ở hồ bơi, sông …
Nói mà không có nội dung như thế là
một hiện tượng không bình thường
trong giao tiếp, vì câu nói ra trong giao
tiếp bao giờ cũng chuyển tải một nội
dung nào đó.
Giáo viên:
Ba không trả lời vào điều An muốn
hỏi hoặc do Ba không hiểu, hoặc do Ba
muốn tránh câu trả lời nhằm mục đích
nào đó (để vui đùa để không nói ra sự
thật )
Dù lí do gì thì Ba đã vi phạm phương - Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung,
câm hội thoại về lượng.


nội dung của lời

Từ đó ta có thể rút ra bài học gì về
giao tiếp .
Học sinh trả lời
GV: kết luận

Nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao
tiếp

- Khi nói , câu nói phải có nội dung
đúng với yêu cầu giao tiếp. Nếu không
cuộc đối thoại sẽ không thành công.
Trong giao tiếp cũng không nên nói
nhiều hơn những gì giao tiếp đòi hỏi,
chúng ta cùng nhau tìm hiểu truyện
cười “ Lợn cưới áo mới” .
Trang 9


Sáng kiến kinh nghiệm

Hoạt động 2:

Ví dụ 2:
Lợn Cưới Áo Mới

GV: Gọi học sinh đọc truyện cười .
Học sinh tìm hiểu rồi trả lời câu hỏi .


Có anh tính hay khoe . Một hôm may
được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi

Vì sao truyện này lại gây cười ?
HS: Trả lời
GV: Kết luận Vì hai nhân vật trong
truyện nói nhiều hơn rất nhiều những gì
cần nói (Thừa thông tin).
Như vậy ta thấy Anh “ lợn cưới” chỉ
cần hỏi như thế nào.
- Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây
không ?

đứng hóng ở cửa đợi có ai đi qua người
ta khen. Đứng mãi từ sáng tới chiều chả
thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.
- Đang tức tối, chợt thấy một anh , tính
cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to.
- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy
ra đây không?
Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra bảo .
- từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi
chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây

Còn Anh có “áo mới” chỉ cần trả lời
như thế nào?

cả.
( theo truyện cười dân gian việt nam)


- Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua
đấy cả.
Như vậy, chúng ta cần phải tuân thủ
điều gì khi giao tiếp.
Hs: trả lời .
Gv: chốt ý, gọi học sinh đọc phần

Không nên nói nhiều hơn những gì cần
nói

ghi nhớ (SGK trang 7)
Không giao tiếp chúng ta cần nói những
gì có bằng chứng xác thực không nên
nói khoác chúng ta cùng tìm hiểu
phương châm về chất
Hoạt động 3
Tất cả học sinh đã có đấy đủ sách
Trang 10


Sáng kiến kinh nghiệm

giáo khoa nên giáo viên đọc truyện cười II/ Phương châm về chất
“quả bí khổng lồ” (SGK trang 9 và 10)
Truyện cười này phê phán điều gì?
- phê phán tính nói khoác

Ví dụ : quả bí không lồ
Có thể tòm tắt truyện như sau.
- Hai anh chàng đi qua một khu vườn


vì sao ? vì trong thực tế không có quả bí trồng bí…
nào to bằng cái nhà và cũng không có
cái nồi đồng nào to bằng cái đình làng.

Anh bạn có tình hay nói khoác, cười
mà bảo rằng: tôi đã từng thấy… một

Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần quả bí to bằng cái nhà.
tránh?

Anh kia nói ngay

Hs: Trả lời

- Tôi còn nhớ một bận tôi trông thấy

Gv: Chốt ý

một cái nồi đồng to bằng cả cái đình

đừng nói những điều mà mình tin là làng ta..
không đúng sự thật.

* Ghi nhớ :

Gv: Cho học sinh thảo luận (thảo luận
nhóm 5 phút )
Hs: Nêu ví dụ về những tình huống nói
không có bằng chứng xác thực trong

giao tiếp hàng ngày.

- Khi giao tiếp, đừng nói những gì mà

Các nhóm thảo luận bàn bạc, đại diện mình tin là không đúng sự thật.
nhóm nêu tình huống.
Gv: Nhận xét đánh giá sau đó chốt ý và
đưa ra một vài ví dụ để học sinh tham
khảo.
Ví dụ1: Nếu không biết một tuần nữa
lớp sẽ tổ chức cắm trại thì em có thông
báo điều đó với các bạn không ?
Ví dụ 2: nếu không biết chắc vì sao bạn
mình nghĩ học thì em có trả lời với thầy
cô là bạn ấy nghỉ học vì bị ốm không?
Hs: tìm hiểu trả lời .

=> Đừng nói những gì mà mình không
Trang 11


Sáng kiến kinh nghiệm

Gv: chốt ý .

có bằng chứng xác thực.

Trong giao tiếp đừng nói những điều
mà mình không có bằng chứng xác
thực.

Gv: yêu cầu học sinh so sánh để làm
rõ sự khác nhau giữa yêu cầu được nêu
ở (phần 1 và 2)
sự khác nhau giữa yêu cầu đừng nói
những điều mà mình tin là không đúng
sự thực với yêu cầu đừng nói những
điều mà mình không có bằng chứng xác
thực ?
Sau khi học sinh trả lời xong .
Gv: Chốt lại .
Đừng nói những điều mà mình tin là
không đúngsự thực  không nên nói
những gì trái với điều mà ta nghĩ .

VD: nếu không biết chắc vì sao bạn

Đừng nói những điều mà mình không mình nghĩ học thì không nên nói với
có bằng chứng xác thực  không nên thầy cô là bạn ấy ốm .
nói những gì mà mình chưa có cơ sở
xác định là đúng. Nếu cần nói điều đó
thì phải nói cho người biết rằng tính xác Nên nói : thưa thầy cô hình như … hoặc
thực của điều đó chưa được kiểm em nghĩ là bạn ấy bị ốm .
chứng. Chúng ta có thêm một trong các
cụm từ ( hình như, dường như , tôi nghĩ
là… vào điều mình nói .)

Ghi nhớ (sgk)

Giáo viên hệ thống lại kiến thức và
cho học sinh đọc ghi nhớ SGK trang10

III/ LUYỆN TẬP
Trang 12


Sáng kiến kinh nghiệm

Hoạt động 4
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm
bài tập SGK.

BÀI 3:
Người nói không tuân thủ phương
châm về lượng “ rồi có nuôi được

Giáo viên chọn một số bài tập khó để không” (hỏi một điều rất thừa)
làm tại lớp. theo tôi phần này nên chọn
bài tập 3 và 4 (SGK trang 11)
Gv: hướng dẫn học sinh về nhà làm bài
tập còn lại .
Bài tập 4: làm tại lớp

Bài 4a:
Trong nhiều trường hợp vì một lí do
nào đó người nói muốn (hoặc phải) đưa

Bt4/ Vận dụng những phương châm ra một nhận nhận định hay truyền đạt
hội thoại đã học để giải thích vì sao một thông tin, nhưng chưa có bằng
người nói đôi khi phải dùng những cách chứng chắc chắn. để đảm bảo tuân thủ
diễn đạt như :


phương châm về chất, người nói phải

a/ Như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu dùng cách nói (như tôi được biết, tôi tin
tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi rằng…) nhằm báo cho người nghe biết
nghĩ, hình như là…

tích xác thực của nhận định hay thông
tin đưa chưa có kiểm chứng.
Bài 4b:

b/ Như tôi đã trình bày, như mọi người
đều biết.

Trong giao tiếp đôi khi để nhấn mạnh
hay để chuyển ý, dẫn ý. Người nói cần
nhắc lại một nội dung nào đó đã đã nói
hay giả định, mọi người biết khi đó để
đảm bảo phương châm về lượng người
nói phải dùng cách nói : như tôi đã trình

bày, như mọi người đều biết.
Chúng ta đã học phương châm về lượng và về chất, ngoài hai phương châm
này còn có một số phương châm nữa đó là phương châm quan hệ, phương châm
cách thực, phương châm lịch sự .

Trang 13


Sáng kiến kinh nghiệm


hoạt động 5
Tìm hiểu phương châm quan hệ.
Giáo viên gọi học sinh đọc các thành

IV/ Phương châm quan hệ :
Vd: thành ngữ
Ông nói gà, bà nói vịt

ngữ ở SGK
? Thành ngữ “Ông nói gà, Bà nói vịt”,

Thành ngữ này

dùng để chỉ tình

dùng để chỉ tình huống hội thoại như huống hội thoại trong đó mỗi người nói
thế nào?

một đằng, không khớp nhau, không

Hs: tìm hiểu trả lời.

hiểu nhau.

Gv: chốt lại
Thành ngữ này dùng để chỉ tình
huống hội thoại trong đó mỗi người nói
một đằng không khớp nhau không hiểu
nhau.
Gọi học sinh đưa ra một vài thành

ngữ tương tự.

VD:
- Ông chằng bà chuộc.
- Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.

Sau đó giáo viên cung cấp thêm một số - Ông nói sấm, bà nói chớp .
thành ngữ có nội dung tương tự: Mỗi
người nói một đằng, người kia một kiểu
- Ông nói một đằng, bà nói một nẻo.
- Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.
- Ông chắng, bà chuộc.
- Ông nói sấm bà nói chớp.
Hỏi :vậy điều gì sẽ xẩy ra khi xuất hiện
những tình huống hội thoại như vậy?
Hs: Trả lời .
Gv: Chốt ý .
Trong cuộc sống nếu xuất hiện
những tình huống hội thoại như thế thì
con người sẽ không giao tiếp với nhau
Trang 14


Sáng kiến kinh nghiệm

được và những hoạt động xã hội sẽ trở
nên rối loạn, không thành công không
đạt được kết quả như ta mong muốn .
Qua những ví dụ vừa tìm hiểu trên?


Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài

Như vậy trong giao tiếp cần nói như thế giao tiếp tránh nói lạc đề
nào ?
Trong giao tiếp cần nói đúng vào đề
tài giao tiếp, tránh nói lạc đề .
Giáo viên chuyển ý .
Trong giao tiếp chúng ta cần nói ngắn
gọn, rõ ràng mạch lạc dễ hiểu, để ứng
dụng điều đó vào thực tế cuộc sống
chúng ta cũng tìm hiểu phương châm
cách thức .
Hoạt động 6

V/ Phương châm cách thức :

Gv: Dùng bảng phụ đưa ra một số câu Vd: Thành ngữ
thành ngữ để học sinh cùng tìm hiểu.

- dây cà ra dây muống

Thành ngữ :
1) Dây cà ra dây muống
2) Lúng búng như ngậm hột thị
Hỏi: Thành ngữ (1) dùng để chỉ cách => Cách nói
nói như thế nào ?
Hs: tìm hiểu trả lời

Dài dòng, rườm ra, gây khó hiểu cho
người nghe .


Gv: chốt ý
- cách nói dài dòng, rờm rà, gây khó
hiểu cho người nghe
Hỏi: Thành ngữ (2) dùng để chỉ cách
nói như thế nào ?
Hs: trả lời

Thành ngữ
- Lúng búng như ngậm hột thị
Trang 15


Sáng kiến kinh nghiệm

Gv: Kết luận

=> cách nói ấp úng không thành lời,

Thành ngữ (2) dùng để chỉ cách nói không rành mạch,
ấp úng, không thành lời, không rành
mạch cách nói này cũng làm cho người
tiếp nhận thông tin khó hiểu .
Gv: Gọi học sinh đưa ra một số thành
ngữ có cách nói như trên.
Tiếp theo giáo viên cho học sinh thảo
luận nhóm.
Câu hỏi thảo luận.
Những cách nói trên ảnh hưởng như
thế nào đến giao tiếp?

- Các nhóm nhận xét bổ sung.
Gv: chốt ý : những cách nói như trên
làm cho người nghe khó tiếp nhận, hoặc - những cách nói trên ảnh hưởng không
tiếp nhận không đúng nội dung được tốt đến giao tiếp.
truyền đạt rõ ràng, làm cho giao tiếp
không đạt kết quả như mong muốn
Từ những ví dụ trên chúng ta có thể
rút ra bài học gì trong giao tiếp?
Hs: trả lời.

=> khi giao tiếp cần chú ý đến cách nói
ngắn gọn, rành mạch.

Gv: gọi học sinh đọc phần ghi nhớ
(SGK)

Ghi nhớ
Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn,

Giáo viên chuyển ý khi giao tiếp chúng rành mạch, tránh cách nói mơ hồ .
ta cần phải tế nhị tôn trọng người khác
để hiểu được điều đó chúng ta cần tìm VI/Phương châm lịch sự :
hiểu phương châm lịch sự.

Ví dụ :

Học sinh đọc ví dụ truyện người ăn xin.

Truyện người ăn xin .


Thảo luận nhóm.

Một người ăn xin đã già đôi mắt ông
Trang 16


Sáng kiến kinh nghiệm

Vì sao người ăn xin và cậu bé trong đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi
truyện đều cảm thấy mình đã nhận được môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chỉa
từ người kia một cái gì đó ?
Gv: gọi ý

tay xin tôi .
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không

- Các em chú ý đến cử chỉ, lới nói, thái có lấy một xu, không có cả khăn tay,
độ, ánh mặt nụ cười … của ông lão và chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi
cậu bé .
Hs: Kết luận

chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run
run nắm được lấy bàn tay run rẩy của

Mặc dù cậu bé không có gì để cho ông.
ông lão những cái bắt tay chia sẽ, lời - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không
nói dịu dàng lịch sự, thái độ ân cần có gì cho ông cả.
thương yêu, ông lão cảm thấy ấm áp.

- Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở


- Cậu bé cũng thấy mình hạnh phúc khi nụ cười.
biết ông lão hiểu được lòng nhân ái của - Cháu ơi , cảm ơn cháu! Như vậy là
mình và sự chia sẽ, đồng cảm với ông cháu cho lão rồi.
lão.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra : cả tôi nữa,
tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó
của ông.
- Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng

Hỏi : Từ câu chuyện trên, chúng ta có người khác.
thể rút ra bài học gì về giao tiếp ?
Hs: đọc phần ghi nhớ SGK trang 23)

Ghi nhớ: SGK

Gọi học sinh đưa ra một số câu ca Ví dụ 1 :
dao, tục ngữ có nội dung liên quan tới - Vàng thì thử lửa, thử than .
nội dung lịch sự .

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử
lời .
Vi dụ 2:
- Chẳng được miếng thịt, miếng xôi .

Gv: Hướng dẫn học sinh luyện tập .

Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng


Bài 1:

VII/ Luyện Tập
Trang 17


Sáng kiến kinh nghiệm

a) Lời chào cao hơn mâm cỗ.

Bài 1:

b) Lời nói chẳng mất tiền mua,

Những câu tục ngữ ca dao đó khẳng

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
c) Kim vàng ai nỡ uốn câu,

định vai trò ngôn ngữ trong đời sống và
khuyên ta trong giao tiếp nên dùng lời

Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lẽ lịch sự, nhã nhặn .
lời
Nếu còn thời gian học sinh làm bài tập
2
* Củng Cố :
Giáo viên hệ thống lại kiến thức bài vế các phương châm hội thoại, từ đó
giáo dục các em về giao tiếp trong cuộc sống.
* Dặn dò :

Học thuộc bài, làm bài tập 3 , 4 , 5
Kết Quả Đạt Được :
Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài, vận dụng phương pháp tích
cực, thầy chủ đạo, trò chủ động. Nhờ học tốt môn tiếng việt mà các em giao tiếp
tốt hơn, bài tập làm văn viết hay hơn, sáng tạo hơn dùng từ chính xác và điễn đạt
ngắn gọn hơn, việc giáo dục tư tưởng học môn văn cũng có tác dụng mạnh mẽ,
các em có ý thức học tập tốt hơn và kết quả học kì I đạt được .
Giỏi : 3.1%

Trung bình : 80%

Khá 15%

Yếu : 1.9%

Không có học sinh học kém môn văn .
III/ KẾT LUẬN :
Qua thực tế giảng dạy trong những năm học vừa qua và những kết quả đạt
được của thầy và trò ở trường, tôi nhận thấy muốn nâng cao chất lượng dạy và
học, bản thân người giáo viên đứng lớp và học sinh cần có những kinh nghiệm
sau

1) Đối với giáo viên :
Trang 18


Sáng kiến kinh nghiệm

Cung cấp cho học sinh những kiến thức về văn học đặc biệt là tiếng việt nó
giúp các em giao tiếp tốt, trong cuộc sống và những hiểu biết và xã hội, tự nhiên,

con người… liên quan đến môn ngữ văn.
- Bồi dưỡng cho học sinh tính yêu văn học và hình thành thói quen giữ gìn
sự trong sáng của tiếng việt, giúp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam
và xã hội chủ nghĩa .
Về phẩm chất:
Người giáo viên phải có lòng yêu nước, yêu xã hội chủ nghĩa, chấp hành
đúng pháp luật nhà nước và các quy định của ngành. Là công dân tốt trong cộng
đồng. Gần gũi yêu thương học sinh, tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh,
được học sinh tin yêu.
Sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ, đoàn
kết và khiêm tốn học hỏi đồng nghiệp, cùng đồng nghiệp tham gia tích cực vào
hoạt động chuyên môn của nhà trường. Có quan hệ tốt với cha mẹ học sinh và
cộng đồng.
Luôn tự học, thường xuyên tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ. Có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, nêu gương tốt cho học
sinh.
Có ý thức và thường xuyên rèn luyện sức khoẻ, để đảm bảo yêu cầu công
tác lâu dài .
Về năng lực :
Kiến thức chuyên môn:
Nắm được các vấn đề chủ yếu về đường lối, chính sách của Đảng và nhà
nước, tình hình kinh tế- xã hội, lịch sử, địa lí của địa phương.
Hiểu biết về đời sống, phong tục, tập quán của nhân dân trên địa bàn nơi
trường mình giảng dạy, vận dụng liên hệ thực tế vào bài giảng.
Có khả năng kết hợp các hoạt động dạy học trên lớp và ngoài giờ lên lớp.
Biết sử dụng hợp lí các đồ dùng dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn.
Khi soạn bài tôi nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham
khảo, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
Trang 19



Sáng kiến kinh nghiệm

Tôi luôn trau dồi ngôn ngữ tiếng việt cho bản thân qua việc đọc sách báo, tra
từ điển, học hỏi đồng nghiệp để lời nói, lời giảng trong sáng, mẫu mực, hấp dẫn.
Bản thân mỗi giáo viên chúng ta phải không ngừng phát huy, tìm tòi vận
dụng phương pháp giảng dạy sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
2/ Đối với học sinh:
- Cần xác định động cơ học tập một cách đúng đắn.
- Biết phân phối và sử dụng quỹ thời gian hợp lí.
- Có định hướng cho tương lai và đặt ra cho mình mục tiêu cần đạt được.
- Học bài cũ và soạn bài trước ở nhà .
- Những kiến thức đã tiếp thu được phải vận dụng vào thực tiễn.
- Đọc nhiều sách báo để tích luỹ kiến thức cho mình. Tích cực, chủ động,
sáng tạo trong học tập.
- Cần dành nhiều thời gian học ở nhà, có kế hoạch học tập cụ thể, phân chia
thời gian hợp lí .
- Không bi quan chán nản và cũng không tự mãn với kết quả đạt được, luôn
cầu tiến.
3/ Kiến nghị :
Đối với nhà trường :
Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học
sinh, vận động những gia đình có con em bỏ học đến lớp .
-

Cần có sự phối kết hợp chặt giữa gia đình, nhà trường và chính quyền địa

phương để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông vv… nâng cao chất lượng
dạy và học .
- Chăm lo lợi ích thoả đáng cho giáo viên. Động viên, giúp đỡ giáo viên khi

họ gặp khó khăn.
Đối với phụ huynh:
- Cần quan tâm đến các em mình nhiều hơn, tạo mọi điều kiện tốt nhất để
con em mình đi học đầy đủ.
- Thường xuyên động viên, nhắc nhở các em học bài và làm bài đầy đủ.
Lắng nghe ý kiến phản hồi từ phía nhà trường và giáo viên chủ nhiệm, để biết
Trang 20


Sáng kiến kinh nghiệm

được tình hình học tập của con em nình, từ đó có hướng giải quyết cùng với nhà
trường.
4/ Lời cảm tạ :
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của tôi rút ra từ thực tiễn giảng dạy của
mình. Tôi mong rằng sẽ được các đồng chí, đồng nghiệp giúp đỡ, nhận xét và bổ
sung, góp ý thêm để chúng tôi áp dụng vào bài giảng được sống động hơn, chính
xác hơn, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình để nâng cao chất lượng dạy
và học trong giai đoạn hiện nay.
Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến Ban Giám Hiệu trường,
công đoàn trường, và các đồng nghiệp trong tổ văn trường trung học cơ sở A
giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này ./.
An Bình, ngày 15 / 03/
Người thực hiện

Trang 21


Sáng kiến kinh nghiệm


NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA BAN GIÁM HIỆU
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
Trang 22



Sáng kiến kinh nghiệm

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA PHÒNG GIÁO DỤC
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
Trang 23


Sáng kiến kinh nghiệm

………………………………………………………………………………………
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA SỞ GIÁO DỤC
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........

………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........

Trang 24


Sáng kiến kinh nghiệm

………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........

Trang 25


×