Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN GDCD 8 :Một vài kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh lớp 8 thông qua môn học GDCD.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 20 trang )

MỤC LỤC
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ :.………………………………………………………Trang 2
I/ TÊN ĐỀ TÀI :…………………………………………………………Trang 2
II/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :……..……………………………………….Trang 2
III/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: :……..……………..……………………..Trang 3
1/ Thuận lợi : :……..……………………………………………………...Trang 3
2/ Khó khăn: :……..…………………….………………………………...Trang 3
B/ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT: :……..……………………...………...Trang 4
I/ NHẬN THỨC VỀ TÂM TƯ SUY NGHĨ CỦA HỌC SINH Ở ĐỘ TUỔI LỚP
8 (Bậc THCS): :……………...…………………………………………...Trang 4
1/ Thực trạng trong việc giáo dục đạo đức và hướng tự rèn luyện của học sinh: :
………………………………….…………………………………..……Trang 4
2/ Uốn nắn cách xử sự của học sinh biểu hiện qua hành vi, thái độ, cử chỉ lời
nói: :……..……………………………….……………………………….Trang 5
II/ QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC
SINH THÔNG QUA MÔN HỌC GDCD8: :……..……………………Trang 6
1/ Phối kết hợp 3 mối liên hệ: Gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục
đạo đức học sinh: :……..………………….…………………………….Trang 11
2/ Bản thân học sinh cần có hướng tự rèn luyện: :…….……………….Trang 14
C/ KẾT LUẬN : :……..……………….………………………………..Trang 16
1/ Kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu đề tài: :……………….Trang 16
2/ Kiến nghị đề xuất : :……..…………………………………………..Trang 17

Trang

1


A/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
I/ TÊN ĐỀ TÀI :
Một vài kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh lớp 8 thông qua môn học


GDCD.
II/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Như chúng ta cũng đều được biết: “Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Đây là hai câu nói bất hủ thật hay của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, việc trồng Người
không dễ nhưng giáo dục đạo đức lại càng không thể dễ hơn đặc biệt là lứa tuổi học
sinh lớp 8 bậc trung học cơ sở. Bởi vì theo xu hướng phát triển của xã hội cũng như cơ
chế kinh kế thị trường ngày một hiện đại ít nhiều cũng làm tác động trực tiếp đến đạo
đức, phẩm chất, nhân cách con người chủ yếu là học sinh làm phiền toái đến gia đình,
các bậc phụ huynh cũng như nhà trường và thầy cô giáo, mọi người xung quanh.
Với góc độ một người thầy, người mẹ tôi thấy đau lòng về việc đạo đức trong
độ tuổi thanh thiếu niên bị sa sút, thiếu tự chủ bản thân dễ sa ngã vào những tệ nạn xấu
sẽ làm gánh nặng cho gia đình và xã hội nhất là lứa tuổi học sinh độ tuổi bồng bột non
nớt dễ cảm thụ và tin tưởng, mà đây là những chủ nhân tương lai của đất nước sau này
cũng như Bác Hồ kính yêu của chúng ta có nói: “Có tài mà không có đức là người vô
dụng”, không những thế mà chúng ta còn phải giáo dục các em biết “ Sống và làm việc
theo pháp luật”. Với tâm huyết bản thân tôi quyết định áp dụng vài kinh nghiệm của
mình nhằm mục đích giúp đỡ học sinh lớp 8 tự uốn nắn, rèn luyện đạo đức, định
hướng đúng, có lý tưởng sống trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

III/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
Trang

2


Trường THCS An Bình thuộc địa bàn xã An Bình nằm cạnh trục đường ĐT 741
thuộc xã vùng xa của tỉnh Bình Dương, tiếp giáp tỉnh Bình Phước, địa bàn xã rộng dân
cư thưa thớt đa số học sinh là con em nông dân, công nhân thật thà, chất phác, ít được
tham quan du lịch đi đây đi đó, thông tin đại chúng, sách báo… có phần hạn chế, việc

liên lạc giữa giáo viên với phụ huynh gặp nhiều khó khăn. Với đề tài: “ Một vài kinh
nghiệm giáo dục đạo đức học sinh lớp 8 thông qua bộ môn GDCD8” bản thân người
viết ít nhiều có phần thuận lợi và khó khăn như sau:
1/ Thuận lợi :
Được sự phân công giảng dạy GDCD8 trong 2 năm qua, và là phụ huynh có
con em đang học lớp 8, bản thân chứng kiến những trường hợp học sinh của lớp chủ
nhiệm nhiều em có hành vi vi phạm về mặt đạo đức trong nhiều góc độ khác nhau
như: đặc điềm về lứa tuổi, sự hiếu động, cá tính riêng, tầm nhìn hiểu biết của gia đình,
tác động của môi trường và xã hội.
Đứng trước thực trạng suy thoái về đạo đức của học sinh hiện nay cũng như
những nỗi đau lòng của các bậc phụ huynh đau khổ về con cái, bất khả kháng về thiên
chức cha mẹ. Với góc độ là giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD đã thôi thúc tôi bắt tay
vào cuộc, cũng giống như một y Bác sĩ cần phải chẩn đoán lâm sàng, những dấu hiệu
lan dần từ các em học sinh thân yêu để kịp thời uốn nắn phòng ngừa, tránh sự đáng
tiếc xảy ra.
2/ Khó khăn:
Phần đông gia đình các em cách xa trường khoảng 5 đến 7 cây số, việc quan
tâm của cha mẹ có nhiều hoàn cảnh khác nhau:
-

Bận bịu việc lo toan kinh tế .

-

Nỗi khổ bất hạnh con cái phải chịu.

-

Tầm nhìn hiểu biết còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó còn nhiều nguyên nhân


khác xảy ra, các em thiếu sự tự chủ của bản thân, ảnh hưởng lớn từ môi trường xã hội
tác động đầy rẫy những hiện tượng tiêu cực như: game online, chair, sách báo, truyện
tranh phản giáo dục, đồi trụy, tệ nạn xấu đập vào ánh mắt thơ ngây dại dột sẽ làm các
em trở thành nạn nhân suy thoái đạo đức.

Trang

3


B/ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT:
I/ NHẬN THỨC VỀ TÂM TƯ SUY NGHĨ CỦA HỌC SINH Ở ĐỘ TUỔI LỚP 8
(Bậc THCS)
Nhìn về nhiều góc độ khác nhau cả nam lẫn nữ như: Tâm sinh lý, độ tuổi dậy
thì, phát triển, tư tưởng bộc bạch bắt đầu hình thành ở các em có nhiều tâm tư tình
cảm, suy nghĩ vẩn vơ, hay hình dung tưởng tượng. Ngay cả lối sống gia đình, xung
quanh ít nhiều có ảnh hưởng đến các em.
* Đối với học sinh nam : Tính khí mạnh mẽ hơn nữ tính thậm chí có em dẫn đến
hung tính, thích bạo lực, bất chấp, nghênh ngang, liều ẩu…
* Đối với học sinh nữ : Nhiều em thì ma mãnh lộn xộn, ương bướng, mộng mơ,
ảo tưởng…
Kinh nghiệm giáo dục nhận thức về tâm tư suy nghĩ của học sinh lớp 8 không
phải thẳng thừng đường đường một mạch đòi hỏi người giáo viên cần thể hiện qua
tâm sự, tìm hiểu về sở thích, hoàn cảnh gia đình, địa bàn nơi sinh sống, những bức xúc
bản thân, nối đau buồn phiền, đặc biệt những vấn đề nhay cảm.
1/ Thực trạng trong việc giáo dục đạo đức và hướng tự rèn luyện của học
sinh:
- Muốn giáo dục con người có tính ngoan ngoãn, hình thành và phát triển
những yếu tố nhân cách tốt đẹp để trở thành người công dân chân chính trong tương
lai không phải chỉ mỗi nhiệm vụ giáo dục ở nhà trường mà cần phải phối kết hợp

nhiều mối liên hệ khác nhau như gia đình, xã hội… Bởi vì bất cứ thời đại xã hội nào
con người cũng phải trải qua những chiếc nôi của môi trường ấy.
- Hiện nay việc uốn nắn giáo dục đạo đức con người đang đứng trước những
thử thách lớn lao, khi nền kinh tế theo cơ chế thị trường đang vô cùng bề bộn.
- Quy luật tiến bộ của xã hội và kinh tế được coi như một tất yếu để tồn tại,
phát triển cải thiện đời sống, vì vậy trong nhiều gia đình chức năng kinh tế đã cuốn
hút quá nhiều công sức của đôi vợ chồng, có khi cả ông bà, con cái vào việc thu nhập
lợi nhuận. Việc chăm chút gia đình về tâm lý tình cảm cũng như việc giáo dục, học tập
của con em thiếu sự quan tâm, theo dõi, giám sát dẫn đến bỏ bê buông lỏng.
- Môi trường xã hội bao quanh gia đình và nhà trường bị ô nhiễm trầm trọng
trên nhiều bình diện. Nhiều giá trị của các nguồn văn hóa thế giới ồ ạt du nhập vào
chưa được gạn lọc, kiểm định đang tạo ra biết bao tệ nạn xã hội lan tràn, len lỏi làm
Trang

4


ảnh hưởng xấu, đảo lộn nhiều giá trị nhân văn, tổn hại trực tiếp đến sự phát triển nhân
cách của nhiều lứa tuổi đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên, lứa tuổi ngây thơ, bồng
bột non nớt, dễ cảm nhận, thiếu tự chủ, mất bình tĩnh, hụt hẫng tự tin, chán nản thất
vọng… Bên cạnh đó một số phương tiện thông tin đại chúng quá hiện đại của những
gia đình có điều kiện đầy đủ, khá giả mà các ông bố bà mẹ thiếu quan tâm phó mặc
cho thầy cô trường lớp chỉ đáp ứng theo yêu cầu ăn ngon , mặc đẹp, giải trí, thỏa mãn
nhu cầu, yêu sách của con trẻ dễ dàng dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra..
Chính vì thế việc uốn nắn giáo dục đạo đức học sinh kịp thời, phối kết hợp 3
mối liên hệ gia đình, nhà trường, xã hội là điều cần thiết.
2/ Uốn nắn cách xử sự của học sinh biểu hiện qua hành vi, thái độ, cử chỉ lời
nói:
Chúng ta đều biết: “ Con người muốn trở thành con người cần phải có giáo
dục”. Đó là chân lý đã được đúc kết trong lịch sử phát triển của nhân loại. Từ nhỏ,

con người không được giáo dục, lớn lên không khác gì cây hoang, cỏ dại ở ngoài đồng
và nếu không được sống trong môi trường giáo dục, gia đình hoàn mỹ thì cũng không
khác gì cây non thiếu hụt nước. Chính vì thế đứng trước cảnh suy thoái đạo đức học
sinh, những thành viên có trách nhiệm như chúng ta cần kịp thời nhanh chóng bắt tay
vào việc uốn nắn các em trước những hành vi, vi phạm về đạo đức con người trong các
mối quan hệ xã hội để trở nên lành mạnh, trong sáng, lịch sự. Biết xác định những việc
được thực hiện, những gì không nên làm và có tác hại đến bản thân, gia đình, mọi
người xung quanh, qua những thái độ, cử chỉ, lời nói sỗ sàng lố bịch thiếu suy nghĩ
văn hóa kém, nghênh ngang cục mịch thậm chí dẫn đến thiếu tự chủ bản thân, không
kiềm chế, các em thốt lên những ngôn từ câu cú quá thô tục sỗ sàng kể cả những người
thần tượng nhất trong cuộc đời em, đó chính là cha mẹ em. Ở lớp 8A 2 có em Đỗ Xuân
Kiên không biết kính trọng công lao trời biển của người mẹ vất vả sớm hôm tần tảo
nuôi em khôn lớn mà còn cãi tay đôi, nói năng thô tục, lười nhác trong việc phụ giúp
gia đình. Sự bất lực của người mẹ trong gia đình đã nhờ đến giáo viên chủ nhiệm.
Ngoài em Xuân Kiên ít nhiều cũng có một số em khác như tính khí rất khó
cảm hóa. Trước những vấn đề bức xúc và đạo đức học sinh trong độ tuổi (14 – 15 hiện
nay) bản thân tôi rất quyết tâm xây dựng giúp đỡ uốn nắn các em sửa chữa những hành
vi sai trái của mình thông qua chuyên môn nghiệp vụ nhằm mục đích mang lại sự tin
tưởng hy vọng cho các bậc phụ huynh tâm sự gửi gắm.
Trang

5


II/ QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC
SINH THÔNG QUA MÔN HỌC GDCD8.
Với đặc trưng và mục tiêu của môn GDCD8 bao gồm cả việc trang bị kiến
thức, bồi dưỡng tình cảm, thái độ và hình thành các kỹ năng, hành vi của người công
dân cho học sinh, trong đó mục tiêu hình thành nhân cách là mục đích quan trọng nhất,
việc giáo dục đạo đức, những kỹ năng sống là rất cần thiết để giúp các em trở thành

người công dân tốt của đất nước có ý thức, hành vi phù hợp với các chuẩn mực của
đạo đức và pháp luật.
Việc giáo dục đạo đức học sinh ở độ tuổi 14 – 15 hiện nay không phải là một
ngày một bữa mà có thể trong một quá trình lâu dài cũng như không phải cầm tay chỉ
việc đòi hỏi người nghiên cứu cần sự khéo léo, tế nhị và nắm bắt được nhiều thông tin
kịp thời bên cạnh đó sự nhiệt huyết đầy trách nhiệm, mới đem lại kết quả trong quá
trình thực hiện.
Ví dụ như : Trong một số bài học từ bài 1 đến bài 3
- Tôn trong lẽ phải.
- Liêm khiết.
- Tôn trọng người khác.
Có những nội dung như nhau về sự nhận thức tốt, trong sáng, thể hiện văn
hóa của con người … Giáo viên cần phải uốn nắn dần dần đưa các em nào có những
biều hiện trái ngược đi vào quỹ đạo theo hướng tích cực, từ đó dẫn chứng những việc
cụ thể.
- Không nên bảo thủ ý kiến sai của bản thân.
- Hiểu được “ Đói cho sạch rách cho thơm”, không lấy trộm của gia đình, người
xung quanh rồi dối lừa để chơi những trò vô bổ ích.
- Xử sự có văn hóa với ông bà cha mẹ, thầy cô bạn bè và mọi người xung quanh.
Qua thực tế phản hồi từ phụ huynh của em Đỗ Xuân Kiên lớp 8A2 rằng : em có
nhiều biến chuyển tiến bộ hơn trước, không hỗn láo, không dối trá với bố mẹ, giảm bớt
số tiền đi tiêu pha lãng phí.
Cũng như sự nhận thức đúng, biết tôn trọng chấp hành những quy định, nội quy
của pháp luật và kỷ luật (Bài học số 5) đã hạn chế được những trường hợp học sinh
không đi xe máy phân khối lớn vào trường học, tác phong gọn gàng đúng quy định

Trang

6



người học sinh. Năm học 2008 – 2009 có em Nguyễn Văn Ri lớp 8A2 thường xuyên
vi phạm nội quy của trường như:
• Không đeo khăn quàng.
• Đi dép không quai hậu.
• Bỏ áo ra ngoài quần.
• Trễ tiết, bỏ giờ.
Qua biện pháp phạt nghiêm khắc của giáo viên chủ nhiệm .
- Kiểm điểm một đến hai lần đọc trước lớp.
- Báo điện thoại về gia đình.
- Mời phụ huynh đến dự sinh hoạt chủ nhiệm với lớp.
Sau thời gian em Ri ý thức, sửa chữa không còn tái phạm nữa vã lại rất mẫu mực hơn.
Trong thời đại ngày nay, nền văn minh công nghiệp nói chung, kinh tế theo cơ
chế thị trường nói riêng ít nhiều đã tác động mạnh mẽ cho tốc độ phát triển tâm sinh lý
của trẻ rất nhanh, có khi đột biến, bất thường trong mối quan hệ xã hội nhất là trong
tình bạn cùng sách cùng trường trong sáng, lành mạnh hình thành ít hơn mà nẩy sinh
ra những tư tưởng mênh mang, lệch lạc, mờ mờ ảo ảo. Từ những chẩn đoán trên người
giáo viên thực hiện tiết dạy.
Bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.
Ngoài việc phối kết hợp các phương pháp phát huy tính tích cực từ học sinh để
phân biệt nhiều loại tình bạn, người giáo viên khéo léo dìu dắt những em có mối quan
hệ vượt phạm vi bạn bè sách vở tỉnh táo, tự chủ bản thân trước những cám dỗ của xã
hội để định hướng đúng trong tương lai, nghề nghiệp ổn định cho bản thân. Bằng
những dẫn chứng thực tế trong cuộc sống như:
- Học hành không đến nơi đến chốn dẫn đến những cơ cực, vất vả.
- Nhận thức, suy nghĩ thiếu chính chắn trong tình bạn đem đến hậu quả nặng nề
cho bản thân, gia đình và xã hội.
Từ đó người giáo viên cần hướng dẫn và tháo gỡ cho các em có những tư
tưởng luẩn quẩn bằng hình thức phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội
(Bài học số 7) để bản thân mối các nhân có điều kiện bộc lộ, rèn luyện phát triển khả

năng và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc cho đất nước, xã hội mới
thấy được ý nghĩa của cuộc sống, giá trị của con người .

Trang

7


Hình ảnh vui chơi tham gia sinh hoạt tập thể

Trang

8


Hình ảnh tham gia các hoạt động thể dục thể thao
Trang

9


Giáo viên trực tiếp tổ chức làm bài kiểm tra bằng hình thức thảo luận nhanh với
nội dung cụ thể như sau:
Em hãy chọn và khoanh tròn những câu mà em thấy cần thiết có bổ ích cho bản
thân.
a/ Học để có được kiến thức sau này góp phần xây dựng đất nước.
b/ Muốn có nhiều tiền chỉ cần buôn bán hàng cấm là đủ.
c/ Đạo đức trong sang là nguồn gốc quý báu của con người.
d/ Lý tưởng sống đúng đắn của con người là cần phải có đạo đức.
e/ Em chọn ý tưởng nào sau đây.

- Sự giàu sang.
- Nhiều quà biếu.
- Lắm tiền nhiều của.
- Đạo đức thanh cao.
Kết quả từ buổi thảo luận nhanh, giáo viên thu nhận được 100% sự lưa chọn đúng của
học sinh, những lời giải thích nhiều ý nghĩa thiết thực như:
- Tiền của vật chất không chính đáng không thể tồn tại lâu bền với con người.
- Chỉ có sự thanh cao, phẩm chất trong sáng mới giúp con người vững vàng,
đúng đắn trong mọi thử thách của cuộc sống.

Trang

10


1/ Phối kết hợp 3 mối liên hệ: Gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục
đạo đức học sinh.
- Gia đình là “Tổ ấm” nơi mà mỗi người được sinh ra, lớn lên và “Chiếc nôi nhân
cách” đầu tiên của con người. Việc giáo dục con cái trong gia đình không phải không
phải là công việc riêng tư của bố mẹ, mà còn là trach nhiệm đạo đức và nghĩa vụ
công dân của những người làm cha làm mẹ. Điều 19 của Luật Hôn Nhân và Gia đình
đã ghi rõ: “ Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng giáo dục con về thể chất, trí
tuệ, đạo đức…Cha mẹ phải làm gương tốt cho con về mọi mặt và phối hợp chặt chẽ
với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con.”

Sự quan tâm chăm sóc yêu thương của ông bà, cha mẹ đối với con, cháu

Trang

11



Chúng ta cùng biết gia đình và nhà trường là hai thiết chế cùng có chức năng xã
hội hóa cá nhân cho con em về mặt đạo đức, thể chất lao động… Nhằm mục đích để
các em trở thành những công dân chân chính có ích cho xã hội, với mối quan hệ ruột
thịt và tình yêu thương sâu sắc của ông bà cha mẹ đối với con cháu vô cùng bao la
rộng lớn vì thế góc độ giáo dục từ gia đình mang tình xúc cảm mạnh mẽ, có khả năng
cảm hóa rất lớn, có nhiều cơ sở như: tâm sinh lý, sở thích, lối sống, cá tính … Chính vì
thế các bậc cha mẹ:
* Phải quan tâm thường xuyên đến con về mọi mặt.
* Có trách nhiệm liên hệ chặt chẽ với nhà trường, các tổ chức xã hội để thống
nhất mục đích, nội dung giáo dục.
* Tích cực tham gia vào tổ chức hội phụ huynh học sinh của trường, lớp.
* Tham gia đầy đủ các buổi họp từ đầu năm, giữ học kỳ, theo quý, đột xuất… để
dễ dàng nắm bắt thông tin kịp thời về tinh hình học tập cũng như hạnh kiểm của con
em.
* Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp, hoặc giáo viên bộ môn.
* Gia đình cần xây dựng, phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo” .

Trang

12


- Nhà trường với vai trò là trung tâm văn hóa, giáo dục, nhiệm vụ truyền đạt tri
thức khoa học, kiến thức, phương pháp, biện pháp giáo dục, tổ chức các hoạt động tích
cực đến các em mục đích hình thành phát triển nhân cách tốt đẹp cho các em, hiểu và
nhận thức được lý tưởng sống, giúp các em tự hoàn thiện, tự điều chỉnh để vươn tới
chân, thiện, mỹ trong cuộc sống.
- Ngoài việc liên kết phối hợp với nhà trường, gia đình cũng cần qua tâm tạo điều

kiện thuận lợi cho các em sinh hoạt trong tổ chức: Đoàn, Đội, Hội, câu lạc bộ…
thường kỳ hoặc đột xuất theo các chủ đề, chủ điểm phù hợp lứa tuổi, tâm sinh lý, có ý
thức giáo dục… tạo cho trẻ ý thức kỷ luật đồng đội, tinh thần tập thể, sự hòa nhập vào
cộng đồng một cách cần thiết, hữu ích.
=> Phối kết hợp ba mối liên hệ: gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục
đạo đức học sinh nhất định sẽ nâng cao được hiệu quả quả giáo dục, rèn luyện tài đức
cho thế hệ trẻ. Chính vì vậy. Hồ Chủ Tịch kính yêu đã căn dặn “ giáo dục trong nhà
trường chỉ là một phần , cần có giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình, để giúp cho
việc giáo dục trong nhà trường tốt hơn. Giáo dục nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng
thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết hợp cũng không hoàn toàn .”
(Trích trong bài nói tại hội nghị cán bộ Đảng trong ngành giáo dục tháng 6 - 1957)

Trang

13


2/ Bản thân học sinh cần có hướng tự rèn luyện.
- Được sự giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội nhưng chính bản thân của
các em cũng cần phải biết tự rèn luyện mình để trở thành người công dân có ích, nhận
thức được quyền và nghĩa vụ của công dân trong mọi lĩnh vực, biết tự điều chỉnh
những hành vi của mình trong cuộc sống, định hướng đúng trong học tập cho tương lai
bằng chính khả năng của mình, xác định lý tưởng sống đúng đắn xứng đáng là con
ngoan trò tốt có phẩm chất đạo đức trong sáng như.
T.MAN nhà văn Đức (1875 - 1955) có viết.
“Đạo đức, đấy dĩ nhiên là cái quan trọng nhất trong cuộc sống: có lẽ, nó là
chính ý chí sống.”
- Bản thân các em phải biết tự tu dưỡng rèn luyện cho chính bản thân mình trong
mọi hoàn cảnh thể hiện tính nhân văn của con người mới trong thời đại văn minh, bởi
vì con người mới Việt Nam là sự kết tinh của nền văn hóa Việt Nam một nền văn hóa

kéo dài dài hơn 4000 năm đứng ngang hàng với những quốc gia cổ nhất của nhân loại.

Học sinh tự giác tích cực tổ chức học nhóm và khám phá thế giới

Trang

14


Trang

15


- Trong độ tuổi 14 – 15 học bậc trung học cơ sở các em thường có những ước mơ
hoài bão. Để ước mơ ấy thành hiện thực, đòi hỏi các em cần phải phát huy sự năng
động, sáng tạo, phát triển cao về trí tuệ, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức
biết phòng chống các tệ nạn xã hội, những suy nghĩ tiêu cực, thói hư tật xấu, biết đấu
tranh với bản thân mình. Bởi vì: “Cái đẹp là nguồn gốc lớn lao của sự trong sạch về
đạo đức, phong phú về tinh thần và hoàn thiện về thể lực.”
(V.A.Xu khôm lin xki).
C/ KẾT LUẬN :
Qua đề tài: “ Một vài kinh nghiệm đạo đức học sinh lớp 8 thông qua môn
học GDCD 8” đã mang lại được những kinh nghiệm, kỹ năng lựa chọn cách giao tiếp
cho người nghiên cứu đối với từng đối tượng học sinh, nắm bắt được tâm tư nguyện
vọng, tâm sinh lý, sở thích nhu cầu… là cầu nối giữa phụ huynh với học sinh, giúp đỡ
được phần nào cho gia đình phụ huynh gặp điều kiện khó khăn xa xôi trường lớp.
Ngoài những kinh nghiệm về giáo dục đạo đức học sinh nói chung giúp cho
người nghiên cứu trong quá trình giảng dạy vận dụng nhiều kiến thức cho các tình
huống khác nhau, thêm phần sinh động trong tiết dạy .

1/ Kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu đề tài:
- Trước những thực trạng học sinh suy thoái về đạo đức trong độ tuổi lớp 8 người
nghiên cứu đã đạt được mục đích. Bắt tay vào thực tế .
- Hoàn thành kế hoạch của người giáo viên chủ nhiệm.
- Nhận được lòng tin từ phụ huynh học sinh.
- Thấu hiểu được nhiều tâm tư nguyện vọng, hoàn cảnh đặc biệt từ học sinh.
- Trang bị cho học sinh được nhiều kiến thức có giá trị đạo đức, pháp luật, lối
sống mà còn hình thành và phát triển ở các em những tình cảm, niềm tin có sự thống
nhất cao giữa ý thức và hành vi.
- Giải pháp nghiên cứu đề tài : Được thực hiện một cách hữu hiệu, một số trường
hợp học sinh vi phạm biết tự điều chỉnh những hành vi sai trái, dám nhận và sửa lỗi
lầm hứa khắc phục với giáo viên chủ nhiệm.
- Nắm bắt thông tin hai chiều với Ban giám hiệu trường, Đoàn, Đội, bộ phận
quản lý giám thị kịp thời.

Trang

16


2/ Kiến nghị đề xuất :
Qua quá trình giảng dạy bộ môn GDCD8 và kiểm nghiệm công tác giáo viên
chủ nhiệm lớp, bản thân tôi chân thành có những ý kiến đề xuất:
- Về sách giáo khoa môn GDCD8 cần có những tranh ảnh liên quan nội dung bài
học để học sinh dễ dàng cảm nhận hơn.
- Các cấp lãnh đạo của ngành phối kết hợp chính quyền địa phương cần có
phương hướng mở rộng nhiều mô hình hoạt động tập thể, chính trị xã hội, khu trung
tâm văn hóa bổ ích để thu hút các em tham gia.
- Những cơ quan chức năng thẩm quyền nên có biện pháp nghiêm ngặt chặt chẽ
cụ thể hơn đối với những tụ điểm kinh doanh bất chấp để siêu lợi nhuận.

- Tăng cường mối liên hệ giữa phụ huynh học sinh với nhà trường, thầy cô bộ
môn, giáo viên chủ nhiệm lớp có những biện pháp khắc phục kịp thời trong việc uốn
nắn giáo dục đạo đức học sinh tránh những đáng tiếc xảy ra.
Với đề tài: “ Một vài kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh lớp 8 thông
qua môn học GDCD8.”. chắc chắn ít nhiều cũng có phần hạn chế thiếu sót. Rất mong
sự đóng góp chân thành của đồng nghiệp để bản thân người nghiên cứu rút được nhiều
kinh nghiệm bổ ích cho sau này.
Xin chân thành cảm ơn ./.
An Bình, ngày 15 tháng 01 năm
Người viết

Trang

17


NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA SỞ GIÁO DỤC
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….

Trang

18


NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA PHÒNG GIÁO DỤC
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….

Trang

19


NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA BAN GIÁM HIỆU
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….

Trang

20




×