Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận quản lý nhà nước chương trình chuyên viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.5 KB, 19 trang )

A/ LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn tình huống
Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển Khoa học - Kỹ
thuật và đem lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân. Có thể khẳng định
rằng: không có giáo dục thì không có bất cứ sự phát triển nào đối với con người,
đối với kinh tế, văn hoá. Ý thức được điều đó, Đảng ta đã thực sự coi "Giáo dục
là quốc sách hàng đầu" Hội nghị TW 4 khoá VII đã khẳng định "Giáo dục Đào tạo là chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai". Nghị quyết TW 2 khoá VIII
đã tiếp tục khẳng định "Muốn tiến hành CNH, HĐH thắng lợi phải phát triển
mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự
phát triển nhanh và bền vững". Đại hội đảng lần thứ X (2006) tiếp tục nhấn
mạnh Đảng ta coi con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong mỗi nhà trường có một vai trò vô
cùng quan trọng để làm cho giáo dục thực hiện được sứ mệnh cao cả đó. Hồ Chủ
tịch đã từng nói “Không có thầy thì không có giáo dục”. Rõ ràng đội ngũ cán bộ
quản lý, giáo viên giảng dạy luôn được xem là lực lượng cốt cán của sự nghiệp
phát triển giáo dục và đào tạo, là nhân tố quan trọng nhất quyết định việc nâng
cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Trường Trung cấp A là nơi cung cấp nguồn lao động cho các lĩnh vực
ngành nghề khác nhau, đáp ứng phần nào sự nghiệp phát triển kinh tế của địa
phương. Nhà trường đã có nhiều nỗ lực trong việc đổi mới nội dung và phương
pháp, chương trình đào tạo, tăng cường đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất hằm
nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, công tác đào
tạo của Nhà trường còn một số tồn tại, hạn chế như: Chất lượng và nội dung đào
tạo chưa theo kịp với yêu cầu ngày càng cao của xã hội, yêu cầu của công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; nguồn kinh phí đầu tư cho đào tạo thấp....;
cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học
chưa đầy đủ và đồng bộ để đáp ứng yêu cầu nâng cao kỹ năng dạy và học. Có
nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế nêu trên trong đó có nguyên
1



nhân do trình độ, năng lực của một số cán bộ, giáo viên còn hạn chế. Hầu hết
giáo viên giảng dạy xuất thân không phải là người được đào tạo nghiệp vụ sư
phạm bài bản, chỉ học nghiệp vụ sư phạm trong một thời gian rất ngắn để lấy
chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, giáo viên ý thức
tổ chức kỷ luật chưa cao, chạy theo vật chất đơn thuần, thiếu tu dưỡng, rèn
luyện, chưa có trách nhiệm, chưa thực sự tâm huyết yêu nghề và đối với công
việc còn chưa gương mẫu nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả
công tác, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân và học sinh đối với nhà trường.
Với trách nhiệm là một chuyên viên tham mưu công tác thanh tra, kiểm
tra, công tác quản lý, đảm bảo chất lượng giáo dục của Trường Trung cấp A, từ
thực tế diễn ra ở trường Trung cấp A, tác giả chọn đề tài: “Giải quyết tình
huống cán bộ của Trường Trung cấp A vi phạm quy chế chuyên môn” để làm
tiểu luận cuối khóa lớp quản lý nhà nước chương trình chuyên viên khóa 14 năm
2016.
2. Giới thiệu về khoá bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước ngạch chuyên
viên
Khóa học bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên nhằm
cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về quản lý hành chính nhà
nước, giúp người học nâng cao năng lực và cải tiến công tác quản lý hành chính
Nhà nước trong đơn vị hành chính.
Khóa học cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về nhà nước, cơ chế
tổ chức và nội dung quản lý hành chính nhà nước, từ đó giúp người học ý thức
được những chức trách, nhiệm vụ của mình trong quá trình xây dựng nền hành
chính tối ưu góp phần nâng cao chất lượng và công bằng trong quản lí hành
chính nhà nước.
Khóa học chú trọng đến việc hình thành các kỹ năng nhận thức và vận
dụng những kiến thức vào việc bồi dưỡng nhân cách cho công chức, viên chức
làm việc tại các cơ quan hành chính Nhà nước; đồng thời góp phần hình thành
các kỹ năng về quản lý con người, quản lý tài sản, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ
2



năng làm việc nhóm... Các kỹ năng chủ yếu được hình thành thông qua các nội
dung của môn học có sự lồng ghép của giáo viên.
3. Lời cảm ơn, mong muốn
Sau 2 tháng học tập và hoàn thành tiểu luận này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, em và các bạn. Với
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lới cảm ơn chân thành tới:
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, Sở Nội vụ tỉnh Hà Giang đã tạo điều
kiện mở lớp dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên tại tỉnh.
Ban Giám hiệu, Quý thầy cô giáo của Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
công chức đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và
hoàn thành tiểu luận.
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của đội ngũ cán bộ quản lý,
giáo viên của Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hà Giang đã tạo mọi điều
kiện thời gian để tôi yên tâm học tập, nghiên cứu và hoàn thành tiểu luận.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy, cô giáo chủ nhiệm lớp là thầy Đỗ Văn
Phong và cô Đỗ Thị Thu Huệ, Ban cán sự lớp và các anh chị học viên Bồi
dưỡng ngạch chuyên viên Khóa 14 - 2016 đã quan tâm giúp đỡ và chia sẻ kinh
nhgiệm trong quá trình học tập.
Trong quá trình viết tiểu luận, do thời gian, điều kiện và trình độ năng lực
có hạn, sự chi phối của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, chắc chắn tiểu
luận không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, kính mong các thầy cô giáo, các
bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tiểu luận có hiệu quả cao hơn khi vận dụng
vào thực tiễn..
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Giang, ngày

tháng
Tác giả


năm 2016

Nguyễn Trọng Nam
3


B/ NỘI DUNG
Phần I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
1.1. Giới thiệu khái quát về Trường Trung cấp A
Trường Trung cấp A được thành lập ngày 04/01/2001 theo Quyết định số
45/QĐ-UB của UBND tỉnh Hà Giang và là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh Hà Giang, được UBND tỉnh giao nhiệm vụ Tổ chức quá trình
đào tạo bậc Trung cấp chuyên nghiệp và các trình độ thấp hơn đối với các ngành
thuộc lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật; liên kết với các trường Cao đẳng, Đại học mở
các lớp liên thông cao đẳng, đại học, các lớp hệ vừa làm vừa học và sau đại học
thuộc các chuyên ngành quản lý kinh tế và kỹ thuật góp phần đào tạo nguồn
nhân lực có trình độ chuyên môn cho tỉnh. Để thực hiện nhiệm vụ đó, trong
những năm qua Đảng bộ, Ban Giám hiệu Trường Trung cấp A đã đặc biệt quan
tâm tới hoạt động Dạy và Học, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, giáo viên cả về số lượng và chất lượng. Nhà trường đã có nhiều nỗ lực trong
việc đổi mới nội dung và phương pháp, chương trình đào tạo, tăng cường đội
ngũ giáo viên và cơ sở vật chất; gắn chương trình đào tạo với hoạt động sản xuất
kinh doanh của các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội.
Đến nay, trường đã từng bước phát triển về mọi mặt, đội ngũ cán bộ, giáo
viên có 74 người, gồm 21 thạc sỹ chiếm 28%, 45 cử nhân đại học chiếm 60,8%,
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng cao. Đảng bộ nhà trường có 42 đảng
viên; tổ chức Đoàn thanh niên có 239 người.
Bộ máy nhà trường gồm 5 phòng chức năng và 3 khoa chuyên môn, có 11

chuyên ngành và đang thực hiện đào tạo 7 chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp;
Luật; Quản lý đất đai; Trồng trọt; Lâm sinh; Chăn nuôi thú y; Hành chính văn
thư. Hiện nay, đã có 14 khóa học sinh ra trường, cung cấp 3.729 cán bộ trình độ
trung cấp cho tỉnh. Nhà trường đang thực hiện liên kết đào tạo trên 2.500 sinh
viên với các trường đại học, cao đẳng trong cả nước, mở các lớp hệ vừa học vừa

4


làm, liên thông. Xác định rõ vai trò, trách nhiệm, trong thời gian tới trường tiếp
tục chú trọng xây dựng đội ngũ nhà giáo; gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học;
huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo.
Với những thành tích to lớn, rất đáng tự hào mà các thế hệ cán bộ viên
chức và học sinh, sinh viên Trường Trung cấp A đạt được, Nhà trường đã được
Đảng và Nhà nước ghi nhận, tặng thưởng nhiều Bằng khen và Cờ thi đua xuất
sắc nhiều năm.
1.2. Mô tả tình huống
Thực hiện Kế hoạch số 27/KH-A ngày 22 tháng 3 năm 2016 của trường
Trung cấp A, Kế hoạch Kiêm tra nội bộ năm 2016;
Ngày 14 tháng 03 năm 2016, Ban Kiểm tra Nội bộ trường học đã tiến
hành kiểm tra công tác quản lý đào tạo của Phòng D.
Trong quá trình kiểm tra, Ban kiểm tra phát hiện có 09 học sinh lớp L, hệ
Trung cấp chuyên nghiệp chính quy không đủ điều kiện dự thi kết thúc học phần
môn Luật Hình Sự nhưng vẫn được dự thi kết thúc học phần.
Ban Kiểm tra tiếp tục làm việc lãnh đạo phòng D và các chuyên viên phụ
trách công tác tổ chức thi kết thúc học phần, kiểm tra hồ sơ và đối chiếu với các
quy định hiện hành (Thông tư số 22/2014/TT-BGDĐT ngày 09 tháng 7 năm
2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, V/v Ban hành Quy chế đào tạo Trung cấp
chuyên nghiệp; Quyết định số 27/QĐ-A ngày 29 tháng 01 năm 2015 của Trường
Trung cấp A, V/v Ban hành Quy định chung về tổ chức thi học kỳ trong đào tạo

Trung cấp chuyên nghiệp). Ban kiểm tra phát hiện sai sót trong danh sách học
sinh đủ điều kiện dự thi kết thúc học phần. Cụ thể, trong danh sách có 09 học
sinh lớp L có điểm trung bình chung các điểm kiểm tra < 3,0, không đủ điều
kiện dự thi kết thúc học phần nhưng vẫn được bà N.T.N.T lập danh sách cho thi
và trình Lãnh đạo phòng, Ban Giám hiệu phê duyệt. Vì theo Điều 17 của Thông
tư số 22/2014/TT-BGDĐT ngày 09 tháng 7 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, V/v Ban hành Quy chế đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp quy định “Học

5


sinh được dự thi kết thúc học phần khi bảo đảm các điều kiện sau: .... Điểm
trung bình chung các điểm kiểm tra đạt từ 3,0 điểm trở lên”;
Bên cạnh đó, Ban kiểm tra còn phát hiện ra công việc tổng hợp danh sách
học sinh đủ điều kiện dự thi kết thúc học phần là do ông P.V.N chuyên viên của
phòng D phụ trách, tuy nhiên trong thời gian này ông P.V.N đi học lớp Trung
cấp chính trị. Nên lãnh đạo phòng D đã phân công bà N.T.N.T - chuyên viên của
phòng phụ trách công tác đào tạo hệ vừa làm vừa học, thực hiện thay công việc
của ông P.V.N. Việc phân công bà N.T.N.T làm thay công việc của ông P.V.N
trong thời gian ông P.V.N đi học không có sự bàn giao và hướng dẫn cụ thể,
không được thể hiện trong các biên bản họp hay văn bản khác của Phòng D;
Ban Kiểm tra nội bộ trường A đã ra kết luận: Bà N.T.N.T đã vi phạm vào
quy chế chuyên môn của nhà trường, cụ thể là vi phạm Quyết định số 17/QĐ-A
ngày 17 tháng 02 năm 2012 của Trường Trung cấp A, V/v Ban hành Quy chế Tổ
chức thi kết thúc học phần và thi tốt nghiệp.
Sự việc xảy ra rất nghiêm trọng, vì 9 học sinh không đủ điều kiện dự thi
đã tham gia kỳ thi kết thúc học phần và có kết quả thông báo trong toàn trường.
Trong bối cảnh trường đang rất khó tuyển sinh, nếu xử lý giải quyết sự việc
không hợp lý sẽ làm mất uy tín của nhà trường và khiến công tác tuyển sinh của
nhà trường càng gặp nhiều khó khăn hơn.

Việc giải quyết tình huống bà N.T.N.T vi phạm quy chế chuyên môn như
thế nào cho vừa hợp tình vừa hợp lý và khắc phục được sai sót đã xảy ra, đồng
thời giữ được hình ảnh, uy tín của nhà trường là một bài toán khó đặt ra cho Ban
Giám hiệu và Nhà trường.

6


Phần II. PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
2.1. Mục 1: Nguyên nhân và hậu quả
* Nguyên nhân khách quan
- Công tác quản lý, chỉ đạo của Ban giám hiệu chưa sâu sát, còn buông
lỏng quản lý. Ban Giám hiệu còn chủ quan trong việc ký, phê duyệt ban hành
các văn bản quản lý;
- Công tác kiểm tra, giám sát của nhà trường chưa được thực hiện thường
xuyên, vẫn nặng về hình thức, do đó không phát hiện sớm, kịp thời các sai sót để
có giải pháp xử lý.
- Lãnh đạo phòng D thiếu trách nhiệm, thiếu sự kiểm tra, giám sát và phân
công cán bộ, chuyên viên phụ trách chưa hợp lý, chưa có sự bàn giao, hướng
dẫn công việc cụ thể;
- Bà N.T.N.T không phải là cán bộ chuyên trách thực hiện công việc tổng
hợp danh sách học sinh đủ điều kiện dự thi kết thúc học phần, nên chưa nắm rõ
các quy định, quy chế chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của nhà
trường. Cụ thể là Thông tư số 22/2014/TT-BGDĐT ngày 09 tháng 7 năm 2014
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, V/v Ban hành Quy chế đào tạo Trung cấp chuyên
nghiệp; Quyết định số 27/QĐ-KTKT ngày 29 tháng 01 năm 2015 của Trường
Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hà Giang, V/v Ban hành Quy định chung về tổ chức
thi học kỳ trong đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp.
* Nguyên nhân chủ quan
- Cá nhân bà N.T.N.T chưa chủ động nghiên cứu kỹ các văn bản, các quy

định, quy chế chuyên môn của của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của nhà trường
nên mới để xảy ra sai sót đáng tiếc;
- Bà N.T.N.T cùng lãnh đạo phòng D còn thiếu trách nhiệm, chủ quan,
chưa kiểm duyệt kỹ danh sách trước khi trình Ban Giám hiệu ký phê duyệt;
- Bà N.T.N.T còn có con nhỏ vướng bận công việc gia đình nhiều nên đôi
khi còn lơ là, chểnh mạng và chưa cẩn thận trong công việc được giao.

7


* Hậu quả của tình huống
Từ tình huống bà N.T.N.T vi phạm quy chế chuyên môn của ngành và của
nhà trường, với kết luận của ban kiểm tra nội bộ trường học, nếu xử lý không
thấu tình đạt lý có thể dẫn đến các hậu quả:
- Kết quả học tập của 09 học sinh lớp L bị ảnh hưởng, tạo ra tiền lệ xấu
trong công tác đào tạo của nhà trường;
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến úy tín, hình ảnh của nhà trường, gây tâm
lý hoang mang, tiêu cực, trái chiều cho học sinh trong nhà trường, đặc biệt là
học sinh lớp L và 09 em học sinh không đủ điều kiện dự thi kết thúc học phần
nhưng vẫn được thi và đã có kết quả thi kết thúc học phần;
- Ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết trong nội bộ phòng D, các thành viên
trong phòng đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau;
- Cá nhân bà N.T.N.T bị xử lý kỷ luật do vi phạm quy chế chuyên môn,
đồng thời đánh mất đi sự tin tưởng của lãnh đạo phòng D, của Ban Giám hiệu và
ảnh hưởng về nhiều mặt trong sự nghiệp của bản thân.
Từ những phân tích nguyên nhân và hậu qủa của tình huống đưa lại, việc
xác định mục tiêu giải quyết tình huống là vấn đề rất quan trọng để từ đó đưa ra
các phương án xử lý tối ưu.
2.2. Mục 2: Xác định mục tiêu giải quyết tình huống
Để xây dựng được đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên Trường Trung

cấp A luôn đoàn kết thống nhất cao trong công việc và thực hiện nhiệm vụ chính
trị của đơn vị. Thì việc giải quyết tình huống trên cần hướng tới các mục tiêu
sau:
Thứ nhất, Giữ được hình ảnh, uy tín của nhà trường, đảm bảo chất lượng
đào tạo của nhà trường; Không gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ cho học sinh và
đặc biệt là 09 học sinh lớp L, vì lỗi không phải do các em học sinh gây ra;
Thứ hai, Qua việc xử lý tình huống, Ban Giám hiệu nhà trường phải làm
cho bà N.T.N.T thấy được những khuyết điểm, yếu kém của mình trong công
việc được giao và việc chấp hành các quy định, quy chế chuyên môn của ngành
8


và của nhà trường. Từ đó bà N.T.N.T có ý thức rèn luyện về mọi mặt để có
những biện pháp phấn đấu vươn lên, vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để hoàn
thành nhiệm vụ được giao.
Thứ ba, Giữ gìn được sự đoàn kết trong nội bộ phòng D và của cả nhà
trường. Chỉ ra được những khuyết điểm, yếu kém trong công tác chỉ đạo, phân
công nhiệm vụ của lãnh đạo phòng D.
Thứ tư, Giữ nghiêm quy chế chuyên môn của nhà trường, không tạo ra
tiền lệ xấu trong công tác đào tạo của nhà trường. Qua giải quyết tình huống
trên, cần làm cho cán bộ, giáo viên và nhân viên thấy được tính nghiêm túc
trong mọi hoạt động của nhà trường. Ban Giám hiệu, Lãnh đạo các Phòng, Khoa
có biện pháp trong việc tổ chức cho cán bộ, giáo viên và nhân viên trong toàn
ngành học tập và thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước và các quy định, quy chế chuyên môn của ngành, của nhà trường. Có
kế hoạch đẩy mạnh công tác thanh - kiểm tra các cấp. Tăng cường công tác kiểm
tra nội bộ trường học nhằm tăng cường kỷ cương, nề nếp và ngăn chặn, khắc
phục các hiện tượng tiêu cực trong các hoạt động của nhà trường.
Thứ năm, Giải quyết tình huống trên đảm bảo được sự hợp tình, hợp lý
bởi nguyên nhân của tình huống. Không gây tâm lý bức xúc cho bà N.T.N.T do

làm thêm công việc của ông P.V.N mà để gây ra sai sót;
2.3. Mục 3: Xây dựng phương án và lựa chọn phương án giải quyết tình
huống
* Cơ sở pháp lý xây dựng phương án giải quyết tình huống
- Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
- Thông tư số 22/2014/TT-BGDĐT ngày 09 tháng 7 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế Đào tạo Trung cấp
chuyên ;
- Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Chính
phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục;
9


- Thông tư số: 54/2011/TT-BGDĐT ngày ngày 15 tháng 11 năm 2011 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Điều lệ trường trung cấp
chuyên nghiệp;
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT, V/v Ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo;
- Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
- Nghị định số 27/2012/NĐ-CP, ngày 06-04-2012 của Chính phủ Quy
định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên
chức;
- Quyết định số 27/QĐ-A ngày 29 tháng 01 năm 2015 của Trường Trung
cấp A, V/v Ban hành Quy định chung về tổ chức thi học kỳ trong đào tạo Trung
cấp chuyên nghiệp;
- Quyết định số 17/QĐ-A ngày 17 tháng 02 năm 2012 của Trường Trung
cấp A, V/v Ban hành Quy chế Tổ chức thi kết thúc học phần và thi tốt nghiệp;
- Các văn bản quy định về xử lý kỷ luật viên chức, công chức và các văn
bản khác có liên quan.

* Phương án giải quyết tình huống
Các phương án được xây dựng và lựa chọn để giải quyết tình huống cần
phải được căn cứ mục tiêu đã xác định. Do đó, tác giả đề xuất các phương án
giải quyết như sau:
* Phương án 1: Thành lập Hội đồng Kỷ luật, đánh giá, xem xét mức độ
vi phạm của bà N.T.N.T. Đưa ra hình thức kỷ luật cảnh cáo, hạ xếp loại thi đua
đối với bà N.T.N.T đồng thời hủy bỏ toàn bộ kết quả thi kết thúc học phần của
09 học sinh không đủ điều kiện dự thi kết thúc học phần vẫn được dự thi kết
thúc học phần.
- Ưu điểm:
Giữ nghiêm quy chế chuyên môn của nhà trường, không tạo ra tiền lệ xấu
trong công tác đào tạo của nhà trường. Có tác dụng răn đe cao đối với cán bộ,
giáo viên và nhân viên khác. Hình thức kỷ luật trên giúp cho những cán bộ, giáo
10


viên và nhân viên trong nhà trường nghiêm túc, có trách nhiệm thực hiện tốt
công việc được giao;
- Nhược điểm:
Hình ảnh, uy tín của nhà trường bị ảnh hưởng; Gây ra tâm lý hoang mang,
lo sợ cho học sinh và đặc biệt là 09 học sinh lớp L, vì lỗi không phải do các em
học sinh gây ra;
Thực hiện phương án này có thể hợp lý, nhưng không hợp tình. Bởi khi
xử lý một tình huống quản lý hành chính nào cũng không thuần túy căn cứ vào
các văn bản pháp luật mà còn căn cứ vào thực tế, nguyên nhân xảy ra sự việc.
Đây là lần đầu tiên bà N.T.N.T vi phạm do chưa năm được hết các quy định vì
làm thêm công việc của ông P.V.N. Mặc dù thực hiện theo phương án này, có
thể bà N.T.N.T sẽ khắc phục khuyết điểm nhanh hơn nhưng cũng có thể nảy
sinh những biểu hiện tiêu cực, bất mãn, không tâm phục, khẩu phục vì bà
N.T.N.T làm thêm công việc của ông P.V.N mà để gây ra sai sót, đồng thời dẫn

đến mâu thuẫn và mất đi sự đoàn kết trong nội bộ phòng D và của cả nhà
trường.
* Phương án 2: Ban Giám hiệu yêu cầu Phòng D tổ chức họp kiểm điểm,
cá nhân bà N.T.N.T tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật. Sau đó Tổ chức
họp Ban Giám hiệu mở rộng để kiểm điểm, chỉ rỗ sai phạm của bà N.T.N.T.
Thành lập Hội đồng kỷ luật, đưa ra hình thức kỷ luật khiển trách đối với bà
N.T.N.T. Đồng thời vẫn công nhận kết quả thi kết thúc học phần của 09 học sinh
không đủ điều kiện dự thi kết thúc học phần vẫn được dự thi kết thúc học phần,
nhưng bố trí giáo viên giảng dạy bồi dưỡng thêm kiến thức cho 09 học sinh này.
- Ưu điểm:
Giữ được hình ảnh, uy tín của nhà trường, đảm bảo chất lượng đào tạo
của nhà trường; Không gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ cho học sinh và đặc biệt
là 09 học sinh lớp L, vì lỗi không phải do các em học sinh gây ra;
Giữ nghiêm quy chế chuyên môn của nhà trường, không tạo ra tiền lệ xấu
trong công tác đào tạo của nhà trường. Có tác dụng răn đe đối với cán bộ, giáo
11


viên và nhân viên khác chưa cao. Giúp bà N.T.N.T thấy được những khuyết
điểm, yếu kém của mình trong công việc được giao và việc chấp hành các quy
định, quy chế chuyên môn của ngành và của nhà trường, từ đó có ý thức rèn
luyện về mọi mặt để có những biện pháp phấn đấu vươn lên, vượt qua mọi hoàn
cảnh khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao; Đồng thời giúp cán bộ, giáo
viên và nhân viên thấy được tính nghiêm túc trong mọi hoạt động của nhà
trường.
Giữ gìn được sự đoàn kết trong nội bộ phòng D và của cả nhà trường. Chỉ
ra được những khuyết điểm, yếu kém trong công tác chỉ đạo, phân công nhiệm
vụ của lãnh đạo phòng D.
Phương án trên trên đảm bảo được sự hợp tình, hợp lý bởi nguyên nhân
của tình huống.

- Nhược điểm:
Có thể gây tâm lý bức xúc cho bà N.T.N.T do làm thêm công việc của
ông P.V.N mà để gây ra sai sót;
* Phương án 3: Không thành lập hội đồng kỷ luật, không tổ chức họp xét
kiểm điểm sai phạm của bà N.T.N.T. Ban Giám hiệu chỉ nhắc nhở bà N.T.N.T
và vẫn công nhận kết quả thi kết thúc học phần của 09 học sinh không đủ điều
kiện dự thi kết thúc học phần vẫn được dự thi kết thúc học phần.
- Ưu điểm:
Đảm bảo được sự hợp tình bởi nguyên nhân của tình huống. Không gây
tâm lý bức xúc cho bà N.T.N.T do làm thêm công việc của ông P.V.N mà để gây
ra sai sót; Giữ gìn được sự đoàn kết trong nội bộ phòng D và của cả nhà trường.
Không gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý của 09 học sinh không đủ điều kiện
dự thi kết thúc học phần vẫn được dự thi kết thúc học phần;
- Nhược điểm:
Làm mất hình ảnh, uy tín của nhà trường, ảnh hưởng đến chất lượng đào
tạo của nhà trường được đảm bảo;
Không có tác dụng răn đe đối với cán bộ, giáo viên và nhân viên khác.
12


Bà N.T.N.T không thấy được những khuyết điểm yếu kém của bản thân.
Không hỉ ra được những khuyết điểm, yếu kém trong công tác chỉ đạo, phân
công nhiệm vụ của lãnh đạo phòng D.
Việc thực quy chế chuyên môn của nhà trường không được đảm bảo, tạo
ra tiền lệ xấu trong công tác đào tạo của nhà trường. Cán bộ, giáo viên và nhân
viên không thấy được tính nghiêm túc trong mọi hoạt động của nhà trường.
Sau khi phân tích ưu điểm và nhược điểm của mỗi phướng án, căn cứ vào
các văn bản liên quan như như Luật giáo dục; Luật lao động; Luật viên chức...
đặc biệt là mục d, khoản 1, Điều 5 của Quy chế Tổ chức thi kết thúc học phần và
thi tốt nghiệp được ban hành kèm theo Quyết định số 17/QĐ-A ngày 17 tháng

02 năm 2012 của Trường Trung cấp A; và đối chiếu với các mục tiêu cần đạt
được khi giải quyết tình huống thì lựa chọn phương án 2: Ban Giám hiệu yêu
cầu Phòng D tổ chức họp kiểm điểm, cá nhân bà N.T.N.T tự kiểm điểm và tự
nhận hình thức kỷ luật. Sau đó Tổ chức họp Ban Giám hiệu mở rộng để kiểm
điểm, chỉ rỗ sai phạm của bà N.T.N.T. Thành lập Hội đồng kỷ luật, đưa ra hình
thức kỷ luật khiển trách đối với bà N.T.N.T. Đồng thời vẫn công nhận kết quả
thi kết thúc học phần của 09 học sinh không đủ điều kiện dự thi kết thúc học
phần vẫn được dự thi kết thúc học phần, nhưng bố trí giáo viên giảng dạy bồi
dưỡng thêm kiến thức cho 09 học sinh này, là phương án tối ưu nhất để xử lý
tình huống vi phạm quy chế chuyên môn của bà N.T.N.T, vì phương án này đáp
ứng được nhiều nhất các mục tiêu đề ra, nhược điểm của phương án là nhỏ nhất
và có thể chấp nhận được, đồng thời có tính khả thi cao.

13


2.4. Mục 4: Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn
Thời gian
Đơn vị/ cá
Đơn vị/ cá nhân
Đơn vị/ cá
thực hiện nhân thực hiện
phối hợp
nhân kiểm tra
- Ban Giám hiệu;
Từ ngày
- Lãnh đạo các
Hiệu
trưởng
07/6 đến

phòng khoa
Ban Giám hiệu
ông V.Đ.T
10/6/2016
- Đại diện BCH
Công đoàn
- Phó HT phụ - BCH Công
Từ ngày trách
phòng đoàn: bà H.T.A
10/6 đến ông Q.V.H;
- Bà N.T.N.T
Ban Giám hiệu
13/6/2016 - Trưởng phòng - Toàn thể cán
D: ông N.Đ.S
bộ của phòng D

TT

Nội dung

1

Họp Ban Giám hiệu mở rộng để
thống nhất kế hoạch và hướng
giải quyết sai phạm của bà
N.T.N.T theo kết luận của Ban
Kiểm tra nội bộ trường học

2


Phòng D tổ chức họp kiểm điểm
đối với bà N.T.N.T, cá nhân bà
N.T.N.T phải viết bản tự kiểm
điểm và tự nhận hình thức kỷ luật

3

Họp Ban Giám hiệu mở rộng để
kiểm điểm bà N.T.N.T; Đồng
thời hiệu trưởng phân tích rõ sai
phạm và rút kinh nghiệm cho bà
N.T.N.T và cho cả lãnh đạo
phòng D về quản lý hoạt động
của phòng. Thành lập hội đồng
kỷ luật xử lý sai phạm.

Từ ngày
15/6 đến
20/6/2016

- Ban Giám hiệu;
- Lãnh đạo các
Hiệu
trưởng
phòng khoa
Ban Giám hiệu
ông V.Đ.T
- Đại diện BCH
Công đoàn


4

Hội đồng kỷ luật họp xét và ra
quyết định kỷ luật bà N.T.N.T và
cách thức giải quyết tình huống
đã xảy ra

Từ 22/6
đến ngày
24/6/2016

Chủ tịch Hội
Thành viên Hội
đồng kỷ luật:
Ban Giám hiệu
đồng kỷ luậ
ông V.Đ.T

Sản phẩm
Thống nhất được kế
hoạch và hướng giải
quyết sai phạm của
bà N.T.N.T
- Làm rõ được sai
phạm
của

N.T.N.T.
- Lập biên bản cuộc
họp gửi cho HT

- Phân tích rõ sai
phạm và rút kinh
nghiệm
cho

N.T.N.T và cho cả
lãnh đạo phòng D về
quản lý hoạt động
của phòng
- Thành lập Hội
đồng kỷ luật
Ra quyết định kỷ
luật bà N.T.N.T với
hình thức khiển
trách, Thống nhất
được giải pháp xử lý
tình huống sai phạm
14


TT

Nội dung

5

Thông báo hình thức kỷ luật bà
N.T.N.T trong toàn trường

6


Tổ chức dạy học bồi dưỡng kiến
thức cho 09 học sinh không đủ
điều kiện dự thi kết thúc học
phần vẫn được dự thi kết thúc
học phần, hoàn thiện đúng hồ sơ,
danh sách theo quy định

7

Họp hội Ban Giám hiệu mở rộng
để rút kinh nghiệm, bài học từ
tình huống trên kết hợp làm công
tác giáo dục tư tưởng trong toàn
trường.

Thời gian
Đơn vị/ cá
Đơn vị/ cá nhân
thực hiện nhân thực hiện
phối hợp
27/6/2016

Từ 28/6
đến ngày
01/7/2016

05/8/2016

Đơn vị/ cá

nhân kiểm tra

Hiệu
trưởng Các
phòng,
Ban Giám hiệu
ông V.Đ.T
khoa, đoàn thể...

Khoa C

-Phòng D
- Thầy
N.D.L

giáo Ban Giám hiệu

- Ban Giám hiệu;
Hiệu
trưởng - Lãnh đạo các
Ban Giám hiệu
ông V.Đ.T
phòng khoa

Sản phẩm
Thông báo hình thức
kỷ luật bà N.T.N.T
đến toàn thể cán bộ,
giáo viên và nhân
viên trong trường

09 học sinh được bồi
dưỡng kiến thức,
hoàn thiện hồ sơ,
danh sách theo đúng
quy định;
- Tăng cường kỷ
cương, nề nếp và
ngăn chặn, khắc
phục các sai xót, tiêu
cực trong các hoạt
động của nhà trường

15


PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tình huống bà N.T.N.T của trường Trung cấp A vi phạm quy chế chuyên
môn. Khi tổng hợp danh sách học sinh đủ điều kiện dự thi kết thúc học, do không
nắm vững các quy định, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của trường, nên
bà bà N.T.N vẫn đưa vào danh sách 09 học sinh không đủ điều kiện dự thi tham
gia kỳ thi kết thúc học phần.

Ban Kiểm tra nội bộ trường A đã ra kết luận: Bà

N.T.N.T đã vi phạm vào quy chế chuyên môn của nhà trường, cụ thể là vi phạm
Quyết định số 17/QĐ-A ngày 17 tháng 02 năm 2012 của Trường Trung cấp A, V/v
Ban hành Quy chế Tổ chức thi kết thúc học phần và thi tốt nghiệp.
Tình huống đã nêu trên đây là tình huống có thật, đang được Ban Giám hiệu
của nhà trường giải quyết. Trên cơ sở học tập và nghiên cứu những kiến thức mà

tôi được học tập thông qua lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên do Trường Đào tạo,
Bồi dưỡng cán bộ, công chức giảng dạy và căn cứ nguyên nhân, diễn biến tình
huống, tôi mạnh dạn lựa chọn phương án 2: Ban Giám hiệu yêu cầu Phòng D tổ
chức họp kiểm điểm, cá nhân bà N.T.N.T tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ
luật. Sau đó Tổ chức họp Ban Giám hiệu mở rộng để kiểm điểm, chỉ rỗ sai phạm
của bà N.T.N.T. Thành lập Hội đồng kỷ luật, đưa ra hình thức kỷ luật khiển trách
đối với bà N.T.N.T. Đồng thời vẫn công nhận kết quả thi kết thúc học phần của 09
học sinh không đủ điều kiện dự thi kết thúc học phần vẫn được dự thi kết thúc học
phần, nhưng bố trí giáo viên giảng dạy bồi dưỡng thêm kiến thức cho 09 học sinh
này của cá nhân tôi là giải pháp tối ưu và phù hợp nhất với tình huống đã xảy ra.
Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chính trị
mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao cho Nhà Trường.
2. Kiến nghị đề xuất
- Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang, Sở Nội vụ tỉnh Hà Giang xem xét, tiếp tục
phối hợp với Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ, công chức mở thêm các lớp bồi
dưỡng cho cán bộ, công chức và viên chức trên địa bàn tỉnh. Đồng thời có chế độ

16


khuyến khích, động viên cán bộ, công chức, viên chức đi học. Bên cạnh đó cần có
cơ chế quản lý nghiêm chất lượng đào tạo, bồi dưỡng....
- Đối với Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ, công chức tiếp tục quan tâm,
tạo điều kiện phối hợp với các cơ quan, ban ngành trên địa bàn tỉnh để mở các lớp
bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn cho cán bộ, công chức, viên chức ở những huyện,
những vùng còn đặc biệt khó khăn của tỉnh Hà Giang;
- Đối với Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hà Giang tiếp tục quan tâm,
tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên và nhân viên được đi học tập để nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân.


17


C/ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thông tư số 54/2011/TT-BGDĐT ngày
15/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư Ban hành Điều lệ trường Trung
cấp chuyên nghiệp;
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thông tư số 22/2014/TT-BGDĐT ngày 09 tháng
7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế Đào
tạo Trung cấp chuyên;
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16
tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, V/v Ban hành Quy định về đạo đức
nhà giáo;
4. Bộ Nội vụ: Tài liệu Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên, Hà Nội,
năm 2013;
5. Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hà Giang: Quyết định số 27/QĐKTKT ngày 29 tháng 01 năm 2015 của Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Hà
Giang, V/v Ban hành Quy định chung về tổ chức thi học kỳ trong đào tạo Trung
cấp chuyên nghiệp;
6. Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hà Giang: Quyết định số 17/QĐ-A
ngày 17 tháng 02 năm 2012 của Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hà Giang,
V/v Ban hành Quy chế Tổ chức thi kết thúc học phần và thi tốt nghiệp;

18


MỤC LỤC

iii




×