Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

(Tóm tắt Luận án tiến sĩ) Các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 lãnh đạo công tác quốc phòng ở địa phương giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.07 KB, 14 trang )

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

NGUYN VN THNH

CáC TỉNH ủY TRÊN ĐịA BàN QUÂN KHU 1
LãNH ĐạO CÔNG TáC QUốC PHòNG ở ĐịA PHƯƠNG GIAI ĐOạN HIệN NAY

Chuyờn ngnh

: Xõy dng ng v Chớnh quyn nh nc

Mó s

: 62 31 02 03

TểM TT LUN N TIN S KHOA HC CHNH TR

H NI - 2015


Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học:

1. TS. Đặng Đình Phú
2. PGS.TS.

ng Nam i n

Phản biện 1:...................................................


Phản biện 2:..................................................
Phản biện 3:..................................................

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện Họp tại Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh.
Vào hồi

ngày tháng

năm 2015

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và
Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quốc phòng (QP) là lĩnh vực hệ trọng, trực tiếp liên quan đến vận mệnh của quốc gia. Từ lịch sử
dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã tổng kết: dựng nước phải đi đôi với giữ nước; lo giữ nước từ lúc nước
chưa nguy; “biên phòng cần có phương lược tốt, đất nước nên có kế lâu dài” và ngày nay, xây dựng chủ
nghĩa xã hội phải đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm chăm lo xây dựng,
củng cố sự nghiệp QP và coi lãnh đạo sự nghiệp QP là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, là nhân tố chủ yếu
bảo đảm sự ổn định về chính trị - xã hội (CT - XH), giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất
nước. Đại hội XI khẳng định: “Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội là
nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân...”, và nhấn mạnh: “Tăng cường sự lãnh
đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội
nhân dân và Công an nhân dân và sự nghiệp quốc phòng - an ninh”.

Toàn cầu hoá tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó
khăn, thách thức lớn cho các nước đang phát triển. Cạnh tranh kinh tế (KT), giành giật các nguồn tài nguyên,
năng lượng, thị trường; chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, tôn giáo, sắc tộc, ly khai, hoạt động can thiệp,
lật đổ, bạo loạn chính trị, khủng bố; tranh chấp lãnh thổ, biên giới, biển đảo và tài nguyên thiên nhiên tiếp tục
diễn ra gay gắt. Tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp mới, khó lường; đáng chú ý,
những biến động gần đây ở một số nước Bắc Phi, Trung Đông; sự “trỗi dậy” mạnh mẽ của Trung Quốc cùng
với gia tăng các hoạt động gây căng thẳng, tranh chấp lãnh thổ trên biển với các nước trong khu vực trong đó
có Việt Nam. Các cường quốc, các trung tâm quyền lực đang cạnh tranh ảnh hưởng với nhau và với khu vực
một cách quyết liệt. Trong nước, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá sự nghiệp
cách mạng của nhân dân ta; an ninh (AN) chính trị và tình hình tội phạm hình sự còn diễn biến phức tạp,
nhất là ở các địa bàn trọng điểm.
Quân khu 1 là địa bàn chiến lược quan trọng, nằm ở vị trí tiền tiêu phía Đông Bắc, là phên dậu của
Tổ quốc, nơi đã từng diễn ra nhiều trận quyết chiến chiến lược và khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm trong
lịch sử dân tộc như Chi Lăng, Xương Giang, Như Nguyệt, Yên Thế, Đông Khê, Thất Khê..., từng là “thủ đô
kháng chiến”, “cái nôi của cách mạng”. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, Quân khu 1
có ý nghĩa rất quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội (KT - XH), QP, AN. Sự vững mạnh, ổn định về QP,
AN của các tỉnh trên địa bàn là góp phần tạo nên sự vững mạnh, ổn định và phát triển đất nước.
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà trực tiếp là các tỉnh ủy, công tác QP địa phương của
các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 được tiến hành khá đồng bộ và hiệu quả. Nhận thức của đại bộ phận cán bộ
và nhân dân các tỉnh về QP, AN trong tình hình mới được nâng cao, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý
các cấp. Sự “vào cuộc” của chính quyền, hệ thống chính trị và nhân dân các dân tộc trên địa bàn; các thành
phần KT, các chức sắc tôn giáo... có nhiều tiến bộ. Cơ chế vận hành công tác QP địa phương đã được phối
hợp chặt chẽ, nhịp nhàng hơn. Nhiều nội dung lãnh đạo công tác QP địa phương được thực hiện có kết quả
khá như: xây dựng địa phương thành khu vực phòng thủ (KVPT) vững chắc; xây dựng lực lượng vũ trang
(LLVT) địa phương; công tác tuyển quân, gọi nhập ngũ, quản lý và hoạt động lực lượng dự bị động viên
(DBĐV)... Vì vậy, nền QP, sức mạnh và thế trận QP của các địa phương được xây dựng và củng cố ngày
càng vững chắc, góp phần giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, AN chính trị và trật tự an toàn XH, làm
thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” (“DBHB”), bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù
địch.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình lãnh đạo công tác QP địa phương của các tỉnh ủy trên

địa bàn Quân khu 1 còn bộc lộ những hạn chế. Việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về QP, AN
chưa được phổ cập rộng rãi trong toàn dân. Nội dung, nhiệm vụ công tác QP chưa được thể hiện đồng bộ,
toàn diện. Nhận thức về cơ chế và vận hành cơ chế lãnh đạo, quản lý công tác QP địa phương chưa sâu sắc.
Sự phối hợp của các cấp, các ngành chưa chặt chẽ; việc kết hợp phát triển KT-XH với củng cố QP-AN; QPAN với phát triển KT-XH có nơi chưa được chú trọng. Chất lượng, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ
(DQTV), DBĐV còn có mặt hạn chế. Các yếu tố đảm bảo cho Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt
công tác QP còn một số khó khăn, bất cập...
Trước yêu cầu của thực tiễn đang đặt ra, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu, tìm giải pháp nhằm tăng
cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy đối với công tác QP địa phương trên địa bàn Quân khu 1. Đây là vấn đề
thực sự cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
2.1. Mụ c đích củ a luậ n án
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự lãnh đạo của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân
khu 1 đối với công tác QP ở địa phương, luận án đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của
các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 đối với công tác QP địa phương đến năm 2025.
2.2. Nhiệ m vụ củ a luậ n án


2

Tổng quan các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án; Phân tích làm rõ những vấn đề chủ
yếu về Đảng lãnh đạo công tác QP địa phương và sự lãnh đạo của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 đối
với công tác QP ở địa phương; Khảo sát, đánh giá thực trạng, nguyên nhân và những kinh nghiệm lãnh đạo của
các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 đối với công tác QP địa phương; Dự báo tình hình, đề xuất mục tiêu, phương
hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 đối với
công tác QP địa phương đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đố i tư ợ ng nghiên cứ u
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Sự lãnh đạo của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 đối với
công tác QP ở địa phương giai đoạn hiện nay.
3.2. Phạ m vi nghiên cứ u

Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn lãnh đạo của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1
đối với công tác QP địa phương từ năm 2005 đến nay; đề xuất mục tiêu, phương hướng và những giải pháp
tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 đối với lĩnh vực công tác này đến năm 2025.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luậ n, thự c tiễ n
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm của Đảng ta đối với công tác QP địa phương.
Cơ sở thực tiễn của luận án là: quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác QP địa phương của
các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 từ năm 2005 đến nay. Luận án kế thừa kết quả nghiên cứu về lý luận,
thực tiễn các công trình nghiên cứu đã công bố. Các tư liệu, số liệu điều tra, khảo sát của chính tác giả.
4.2. Phư ơ ng pháp nghiên cứ u
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu
của khoa học liên ngành và chuyên ngành, trong đó chú trọng các phương pháp: Hệ thống-cấu trúc, lịch sửlôgíc, phân tích, tổng hợp, tổng kết thực tiễn, chuyên gia, điều tra xã hội học, thống kê, so sánh...
5. Những đóng góp mới của luận án
Làm rõ khái niệm, nội dung, phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 đối với
công tác QP địa phương giai đoạn hiện nay.
Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu
1 đối với công tác QP địa phương đến năm 2025.
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm cơ sở khoa học cho các tỉnh ủy, thành ủy, nhất là ở
các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác QP địa phương giai đoạn hiện nay.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu ở các học viện, nhà
trường chính trị và các cơ sở đào tạo cán bộ của Đảng, Nhà nước, quân đội giai đoạn hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và tổng quan tình hình nghiên
cứu, luận án kết cấu thành 3 chương, 6 tiết.
T NG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN C U LIÊN QUAN N TÀI
1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài
Sách tiếng Việt: Sách Phòng thủ dân sự do Đại tướng A.I.An-tu-nin (chủ biên) Trần Đăng Vĩnh
dịch (1986), Nxb Quân đội nhân dân; Sách Học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội do Trung tướng

Đ.A.Vôn-cô-gô-nốp (chủ biên) (1998), Nxb Quân đội nhân dân; Sách Điều lệ Công tác chính trị Quân Giải
phóng nhân dân Trung Quốc Dương Minh Hào, Triệu Anh Ba dịch, Phòng Biên tập sách quốc tế, Nxb
QĐND; Sách Giáo trình Công tác chính trị của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc do Chương Tư
Nghị (chủ biên) (1987), Dương Minh Hào, Dương Thuỳ Trang dịch, Nxb Đại học Quốc phòng Quân Giải
phóng nhân dân Trung Quốc.
Bài báo: Một số vấn đề xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân của Lào trong thời kỳ mới của tác giả
Sống ca bun khun (2006), Tạp chí Nghệ thuật Quân sự Việt Nam số 6.
Sách tiếng Anh: Sách của Bộ Quốc phòng Việt Nam: VietNam 2010 ASEAN Defense - Military
Meeting, Strategic cooperation for peace, stability and development in the region; Sách của Bộ Quốc phòng
Nhật Bản, Defense of Japan 2012 .
2. Các công trình trong nước
Vấn đề QP và Đảng lãnh đạo lĩnh vực QP là một vấn đề lớn, xuyên suốt, cho đến nay, đã có nhiều công
trình nghiên cứu có liên quan. Tiêu biểu là:
Đề tài khoa học: Đề tài Đảng lãnh đạo công tác quốc phòng, quân sự địa phương thời kỳ mới, mã
số KXB 01.03.39 (2003), do Thiếu tướng Phạm Ngọc Nghinh làm chủ nhiệm.
Các sách: Mấy vấn đề quân sự địa phương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Thượng
tướng Nguyễn Quyết (1985); Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu Ba của


3

Trung tướng Nguyễn Trọng Xuyên (1989); Quốc phòng - an ninh trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của
tác giả Nguyễn Vĩnh Thắng (2010); Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi
mới của Viện Khoa học xã hội nhân văn Quân sự (2006); Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong
thời kỳ mới của Viện Khoa học xã hội nhân văn Quân sự (2010); Sự phát triển quan điểm lý luận bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Viện Khoa học xã hội nhân văn Quân sự (2010); Giáo trình Giáo dục
quốc phòng tập 1 cuốn 1 của Bộ Quốc phòng (2007). Giáo trình Giáo dục quốc phòng, tập 2, cuốn 1 của Bộ
Quốc phòng (2007).
Các bài báo: Đại tướng Phùng Quang Thanh trong bài viết Xây dựng nền quốc phòng toàn dân
vững mạnh để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Tạp chí Cộng sản số 12 năm 2012.

Trung tướng Bế Xuân Trường trong bài viết Nâng cao hiệu quả xây dựng khu vực phòng thủ trên địa bàn
Quân khu 1 theo tinh thần Đại hội XI Tạp chí Quốc phòng toàn dân số 3 năm 2012. Trung tướng Nguyễn Sĩ
Thăng trong bài viết Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng – an ninh trên địa
bàn Quân khu 1 Tạp chí Quốc phòng toàn dân số 7 năm 2012. Trần Văn Túy trong bài viết Bắc Ninh quán
triệt và thực hiện quan điểm của Đảng về kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng – an
ninh Tạp chí Quốc phòng toàn dân số 7 năm 2012. Đại tá Ngô Minh Tiến trong bài viết Lực lượng vũ trang Bắc
Giang phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng khu vực phòng thủ Tạp chí Quốc phòng toàn dân số 2 năm
2014.
Các sách về tổng kết chiến tranh, xây dựng lực lượng vũ trang của Quân khu 1: Sách Việt Bắc 30
năm chiến tranh cách mạng (1945 - 1975) Tập 1 (1990) của Nxb Quân đội nhân dân; Sách Lịch sử lực
lượng vũ trang Quân khu 1 (1975 - 2010) (2010) của Bộ Tư lệnh Quân khu 1.
3. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những
vấn đề luận án cần giải quyết
Như vậy, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về QP, đảng lãnh đạo công tác QP nói chung,
công tác QP địa phương nói riêng với nội dung khá phong phú, đa dạng. Các công trình đó đã góp phần làm
rõ tính tất yếu khách quan Đảng lãnh đạo QP và cấp ủy địa phương lãnh đạo công tác QP địa phương. Các
công trình trên cũng góp phần làm rõ nội dung, phương thức, lãnh đạo của Đảng đối với công tác QP và công
tác QP ở địa phương, đánh giá một số thành công và hạn chế bước đầu, đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm
nâng cao chất lượng một số mặt của công tác QP. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một đề tài hoặc công trình
nào nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu về sự lãnh đạo của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 đối
với công tác QP ở địa phương. Vì vậy, luận án tiếp tục tập trung làm rõ những vấn đề sau:
Phân tích làm rõ những căn cứ lý luận, thực tiễn về Đảng lãnh đạo công tác QP ở địa phương và sự
lãnh đạo của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 đối với công tác QP ở địa phương; Đánh giá thực trạng, tìm
ra nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 đối với
công tác QP ở địa phương; Dự báo tình hình, đề xuất mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu
tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 đối với công tác QP ở địa phương đến năm
2025.
Chương 1
CÁC TỈNH ỦY TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 1
LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG Ở ĐỊA PHƯƠNG - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ

THỰC TIỄN
1.1. CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG ĐỊA PHƯƠNG Ở CÁC TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 1

1.1.1.Khái quát về các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1
Về địa lý tự nhiên
Quân khu 1 hiện nay gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Bắc
Ninh. Có đường biên giới dài 564,5 km tiếp giáp với Trung Quốc. Đây là địa bàn chiến lược trọng yếu của
quốc gia, là phên dậu của Tổ quốc. Tổng diện tích tự nhiên của 6 tỉnh là 28.026,01 Km2, chiếm 8,47% diện
tích tự nhiên của cả nước. Có 59 đơn vị hành chính cấp huyện (thị xã, thành phố) và 1083 đơn vị cấp xã
(phường, thị trấn), trong đó có 14 huyện, 65 xã giáp giới với Trung Quốc. Dân số 5.436.000 người.
Về kinh tế
Về nông, lâm nghiệp: Với địa hình, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nên rừng khá phát triển. Đất sản
xuất nông nghiệp của các tỉnh thuộc Quân khu 1 chỉ chiếm 17,3%, trong đó, thấp nhất là tỉnh Bắc Kạn với
7,5%; Lạng Sơn là 12,8%, chủ yếu là đất dốc, cằn cỗi. Diện tích, sản lượng, năng suất thấp.
Về công nghiệp: Những năm gần đây, công nghiệp đã và đang phát triển khá nhanh ở các tỉnh Bắc
Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang. Nhiều ngành công nghiệp mang tính lưỡng dụng cho phát triển KT - XH,
đồng thời sẵn sàng phục vụ QP được chú ý đầu tư khá phù hợp.
Thương mại và dịch vụ: Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu hằng năm đều tăng, xuất khẩu của các tỉnh
chủ yếu là nông, lâm sản, nguyên liệu thô, giá trị gia tăng thấp; nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng, máy
móc từ trung Quốc.


4

Thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh trung du và miền núi khá thấp. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2013
(theo chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2011-2015) thuộc diện cao của cả nước, điển hình như Cao Bằng
là 30,6%, Bắc Kạn 21,2%, Lạng Sơn 20,4%.
Về văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục, giao thông
Là địa bàn có nhiều dân tộc sinh sống như Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Cao Lan, Dao, Mông, Lô Lô, Sán
Dìu, Sán Chay, Ngái..., các dân tộc thiểu số chiếm gần 35% tổng dân số của các tỉnh. Là nơi có các tôn giáo

như: Phật, Thiên Chúa, Tin lành. Đến nay, không còn tình trạng xã trắng cán bộ và cơ sở y tế. Tuy nhiên,
chất lượng của nhiều cơ sở chưa thật tốt cả về trang thiết bị và trình độ, tay nghề khám, chữa bệnh của đội
ngũ y, bác sỹ, nhất là tuyến xã và huyện.
Giáo dục đã phát huy tốt vai trò đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho các địa phương trong
vùng. Tuy vậy, các trường, lớp ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn rất nhiều khó khăn do kinh phí đầu tư còn hạn
hẹp, dân cư thưa thớt, đi lại khó khăn. Trình độ dân trí không đồng đều. Hệ thống đường bộ đã được cải tạo,
nâng cấp, tuy nhiên, nhìn chung, giao thông của các tỉnh trên địa bàn vẫn còn rất nhiều khó khăn, nhất là ở
nơi vùng sâu, vùng xa. 100% các xã có điện lưới quốc gia, có điểm bưu điện văn hóa xã và kết nối Internet,
phủ sóng phát thanh, truyền hình của Trung ương và địa phương, viễn thông cố định và di động.
Về chính trị
Thứ nhất, hệ thống chính trị của các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 được xây dựng trong vùng sớm
hình thành các thiết chế xã hội và có truyền thống đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm. Thứ hai, hệ
thống chính trị được hình thành sớm, đội ngũ cán bộ đã được rèn luyện, thử thách trong các thời kỳ đấu tranh
cách mạng. Thứ ba, hệ thống chính trị được xây dựng, hoạt động trên một địa bàn rộng, đa dân tộc, đa bản
sắc văn hóa, kinh tế còn nhiều khó khăn. Thứ tư, tình hình chính trị ổn định, nhưng còn tiềm ẩn nhiều yếu tố
gây bất ổn định.
1.1.2. Công tác quốc phòng địa phương của các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 - Khái niệm, vai
trò và đặc điểm
1.1.2.1. Khái niệ m công tác quố c phòng đị a phư ơ ng củ a các tỉ nh trên đị a bàn Quân khu 1
Quốc phòng địa phương: Quốc phòng địa phương, một bộ phận của quốc phòng quốc gia được thực
hiện ở địa phương, gồm tổng thể hoạt động trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - xã hội, đối
ngoại, khoa học kỹ thuật... của hệ thống chính trị và nhân dân địa phương tạo thành sức mạnh toàn diện,
trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, LLVT địa phương làm nòng cốt, nhằm ngăn chặn, đẩy lùi và làm
thất bại mọi âm mưu phá hoại, xâm lược của kẻ thù, giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình, phát
triển KT-XH ở địa phương và cả nước.
Công tác quốc phòng địa phương: Công tác quốc phòng địa phương của các tỉnh trên địa bàn Quân
khu 1 là một bộ phận công tác quốc phòng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam được tiến hành ở địa phương, gồm: giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho
nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, xây dựng địa phương thành khu vực phòng thủ vững
chắc, kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng... do cấp ủy địa phương lãnh đạo, chính quyền quản

lý, điều hành, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể làm tham mưu theo chức năng, cơ quan quân sự làm nòng
cốt; nhằm tổ chức và động viên toàn thể nhân dân xây dựng tiềm lực, thế trận quốc phòng, tạo nên sức mạnh
tổng hợp, tự bảo vệ địa phương trong mọi tình huống.
Khái niệm trên thể hiện.
Thứ nhấ t, sức mạnh quốc phòng địa phương là sức mạnh tổng hợp, toàn diện của chính trị, tinh thần
văn hóa, khoa học và công nghệ; kinh tế; LLVT địa phương; sức mạnh chính nghĩa, sức mạnh đại đoàn kết dân
tộc.
Thứ hai, chủ thể tiến hành công tác quốc phòng địa phương là toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó chủ
thể lãnh đạo là tỉnh ủy, chủ thể quản lý, điều hành là chính quyền (HĐND,UBND tỉnh), chủ thể tham mưu là
các sở, ban, ngành, đoàn thể theo chức năng, mà nòng cốt là cơ quan QS (BCHQS tỉnh).
Thứ ba, lực lượng tham gia công tác quốc phòng địa phương là toàn thể nhân dân các dân tộc, trong đó
có các thành phần kinh tế, các tổ chức CT-XH, các đoàn thể, các tầng lớp nhân dân địa phương.
Thứ tư , nội dung công tác quốc phòng địa phương bao gồm tổng thể hoạt động như: giáo dục, bồi
dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho toàn dân, xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng, xây dựng
LLVT địa phương, công tác tuyển, nhận quân, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, an ninh, đối ngoại
với củng cố quốc phòng; xây dựng tỉnh (thành phố) thành KVPT vững chắc; công tác phòng thủ dân sự, xây
dựng, chuẩn bị các phương án động viên kinh tế, bảo đảm ngân sách cho nhiệm vụ quốc phòng; thực hiện
chính sách quân đội và hậu phương quân đội; chấp hành chính sách, luật pháp của Nhà nước liên quan đến QP.
Thứ năm, mục tiêu công tác QP địa phương là tập hợp, xây dựng và phát huy sức mạnh tổng hợp của
toàn dân xây dựng tiềm lực, thế trận QP, ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu phá hoại, xâm lược của kẻ thù,
giữ vững địa phương cả về chủ quyền, lãnh thổ, ổn định chính trị, bảo vệ hệ thống chính trị, bảo vệ nhân dân,
thành quả của sự nghiệp đổi mới... trong mọi tình huống, thực hiện địa phương giữ địa phương, góp phần củng
cố nền QPTD, thế trận QP của Quân khu 1 và của cả nước.
1.1.3.2. Vai trò công tác quố c phòng đị a phư ơ ng củ a các tỉ nh trên đị a bàn Quân khu 1 hiệ n nay


5

Mộ t là, trực tiếp tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, quan điểm, chính sách, pháp luật về quốc phòng
của Đảng và Nhà nước; bảo vệ vững chắc một vùng biên cương, một hướng phòng thủ chiến lược rất quan

trọng của đất nước.
Hai là, công tác quốc phòng địa phương của các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 trực tiếp xây dựng nền
quốc phòng toàn dân, sức mạnh quốc phòng địa phương; làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực
thù địch ngay từ cơ sở, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Ba là, công tác quốc phòng địa phương của các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 góp phần xây dựng địa
phương vững mạnh toàn diện về mọi mặt, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
1.1.3.3. Đặ c điể m công tác quố c phòng đị a phư ơ ng củ a các tỉ nh trên đị a bàn Quân khu 1
Thứ nhấ t, công tác quốc phòng địa phương được thực hiện trên địa bàn hiểm yếu, có giá trị chiến
lược rất quan trọng về quốc phòng của đất nước. Thứ hai, công tác quốc phòng địa phương của các tỉnh ở
Quân khu 1 diễn ra trên địa bàn có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi núi cao, vực sâu, sông suối hiểm
trở, cơ động rất khó khăn. Thứ ba, công tác quốc phòng địa phương của các tỉnh ở Quân khu 1 được tiến
hành trên tuyến đường biên giới dài, dân cư thưa thớt, phức tạp, khó khăn trong xây dựng phòng tuyến biên
giới. Thứ tư , công tác quốc phòng địa phương của các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 gồm nhiều tổ chức, lực
lượng, thành phần dân tộc tham gia thực hiện. Thứ năm, công tác quốc phòng địa phương được tiến hành
trên một địa bàn rộng, kinh tế còn nhiều khó khăn, các hoạt động hợp tác về kinh tế với nước ngoài, nhất là
với Trung Quốc ngày càng gia tăng. Thứ sáu, công tác quốc phòng địa phương ở các tỉnh luôn kết hợp chặt
chẽ với thực hiện nhiều nhiệm vụ, nhiều mặt công tác trên cùng một địa bàn.
1.2. CÁC TỈNH ỦY TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 1 LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG Ở ĐỊA
PHƯƠNG - KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC

1.2.1. Khái quát về các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 hiện nay
1.2.1.1. Cơ cấ u, tổ chứ c củ a các tỉ nh ủ y
1.2.1.2. Chứ c năng, nhiệ m vụ các tỉ nh ủ y trên đị a bàn Quân khu 1
* Chức năng của tỉnh ủy
Thứ nhất, chức năng lãnh đạo: Tỉnh ủy thực hiện chức năng lãnh đạo bằng việc đề ra nghị quyết,
chủ trương, giải pháp về KT-XH, QP, AN ở địa phương. Lãnh đạo HĐND, UBND, mặt trận Tổ quốc và các
tổ chức đoàn thể, các tổ chức KT, XH và nhân dân địa phương thực hiện nghị quyết của tỉnh ủy, đường lối,
chính sách, pháp luật, của Đảng và Nhà nước. Kiểm tra, giám sát các hoạt động của đảng đoàn HĐND, ban
cán sự đảng UBND, đội ngũ cán bộ, đảng viên chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách và Điều lệ Đảng,

thực hiện nhiệm vụ chính trị được phân công.
Thứ hai, chức năng xây dựng Đảng: Tỉnh ủy thực hiện chức năng xây dựng nội bộ đảng bộ tỉnh, các
tổ chức đảng trực thuộc vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, thực sự là hạt nhân chính trị, đội tiên
phong của giai cấp công nhân, nhân dân các dân tộc của tỉnh; không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, đảng viên.
* Nhiệm vụ của tỉnh ủy
Thứ nhất, lãnh đạo xây dựng, củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị của tỉnh vững mạnh; Thứ hai,
lãnh đạo công tác xây dựng Đảng; Thứ ba, lãnh đạo phát triển KT-XH; Thứ tư, lãnh đạo xây dựng nền văn
hóa tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc; Thứ năm, lãnh đạo củng cố, giữ vững QP, AN trên địa bàn tỉnh. Đối
với các tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng, tỉnh ủy phải lãnh đạo quân, dân giữ vững chủ quyền biên giới, toàn vẹn
lãnh thổ, thực hiện xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.
1.2.2. Các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 lãnh đạo công tác quốc phòng ở địa phương - Khái
niệm, nội dung, phương thức
1.2.2.1. Khái niệ m các tỉ nh ủ y trên đị a bàn Quân khu 1 lãnh đạ o công tác quố c phòng ở đị a
phư ơ ng
Các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 lãnh đạo công tác quốc phòng ở địa phương là tổng thể hoạt
động của các tỉnh ủy trong việc xác định chủ trương, đề ra nghị quyết về nhiệm vụ quốc phòng, cụ thể hóa và
tổ chức thực hiện nghị quyết ấy; kiểm tra, giám sát toàn bộ các hoạt động đó nhằm định hướng nhận thức,
chỉ đạo hành động cho đảng bộ, chính quyền, các tổ chức, các lực lượng xã hội thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
quốc phòng địa phương, góp phần bảo vệ vững chắc địa phương và Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
Khái niệ m trên thể hiệ n nhữ ng nộ i dung sau đây:
Mộ t là, chủ thể lãnh đạo công tác quốc phòng địa phương là các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1,
trong đó trách nhiệm trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ tỉnh ủy.
Hai là, lực lượng tham gia vào quá trình lãnh đạo công tác quốc phòng địa phương của tỉnh ủy là tất
cả tổ chức đảng và các cấp ủy đảng, các cơ quan chức năng của tỉnh ủy.
Ba là, đối tượng lãnh đạo. Tỉnh ủy lãnh đạo công tác QP địa phương thực chất là lãnh đạo các tổ
chức, các lực lượng xã hội và cùng toàn thể nhân dân thực hiện nhiệm vụ QP địa phương; là các thiết chế,
các quy định, quy chế, kế hoạch, các phương án, các hoạt động cụ thể; các lĩnh vực, các cấp, các ngành, các



6

lực lượng tham gia thực hiện công tác QP địa phương. Từ cấp ủy đảng cấp dưới đến chính quyền, các tổ
chức, đoàn thể, các LLVT và toàn thể nhân dân trong tỉnh đều là đối tượng lãnh đạo của tỉnh ủy.
Bố n là, mục tiêu lãnh đạo công tác quốc phòng địa phương của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1
là bảo vệ vững chắc từng địa phương và cả Quân khu trong bất cứ hoàn cảnh, điều kiện nào.
1.2.2.2. Nộ i dung lãnh đạ o công tác quố c phòng đị a phư ơ ng củ a các tỉ nh ủ y trên đị a bàn Quân
khu 1
Mộ t là, lãnh đạo tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho toàn đảng bộ, chính
quyền và toàn thể nhân dân địa phương. Hai là, lãnh đạo xây dựng các tỉnh thành khu vực phòng thủ vững
chắc. Ba là, lãnh đạo xây dựng và hoạt động của các lực lượng vũ trang địa phương và công tác tuyển, nhận
quân. Bố n là, lãnh đạo kết hợp chặt chẽ kinh tế - xã hội, an ninh, đối ngoại với quốc phòng địa phương. Năm
là, lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng trong thời bình và thời chiến; công tác phòng thủ dân sự;
động viên các nguồn lực của tỉnh cho nhiệm vụ quốc phòng. Sáu là, lãnh đạo chấp hành pháp luật, chủ
trương, chính sách về công tác quốc phòng địa phương, chính sách hậu phương quân đội.
1.2.2.3. Phư ơ ng thứ c lãnh đạ o công tác quố c phòng đị a phư ơ ng củ a các tỉ nh ủ y trên đị a bàn
Quân khu 1
* Khái niệm phương thức lãnh đạo công tác quốc phòng địa phương của tỉnh ủy
Phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 đối với công tác quốc phòng địa
phương là tổng thể các hình thức, biện pháp, quy trình, quy chế, kế hoạch, chương trình... mà các tỉnh ủy sử
dụng để tác động vào chính quyền, hệ thống chính trị, đoàn thể, lực lượng vũ trang và toàn thể nhân dân địa
phương nhằm đảm bảo công tác quốc phòng của tỉnh đạt kết quả tốt.
* Phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 đối với công tác quốc phòng địa
phương gồm các vấn đề sau:
Thứ nhất, tỉnh ủy lãnh đạo công tác quốc phòng địa phương bằng việc xác định chủ trương, biện
pháp lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng công tác quốc phòng địa phương.
Thứ hai, tỉnh ủy lãnh đạo công tác quốc phòng địa phương bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục,
vận động quần chúng.
Thứ ba, tỉnh ủy lãnh đạo công tác quốc phòng địa phương bằng việc thiết lập và hoạt động của hệ
thống tổ chức đảng trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng địa phương; bằng công tác tổ chức cán bộ và phát huy

vai trò tiên phòng gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Thứ tư, tỉnh ủy lãnh đạo công tác quốc phòng địa phương thông qua xây dựng và phát huy vai trò
quản lý của chính quyền.
Thứ năm, tỉnh ủy lãnh đạo công tác quốc phòng địa phương bằng việc phát huy vai trò của mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương.
Thứ sáu, tỉnh ủy lãnh đạo công tác quốc phòng địa phương bằng công tác kiểm tra, giám sát.
Thứ bảy, tỉnh ủy phối hợp với Đảng ủy, Cục Chính trị Quân khu 1 để lãnh đạo, chỉ đạo công tác
quốc phòng địa phương.
Thứ tám, tỉnh ủy lãnh đạo công tác quốc phòng địa phương thông qua cơ chế lãnh đạo.
Chương 2
CÁC TỈNH ỦY TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 1 LÃNH ĐẠO
CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG Ở ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG,
NGUYÊN NHÂN VÀ
KINH NGHIỆM
2.1. THỰC TRẠNG LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 1 ĐỐI VỚI
CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG Ở ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY

2.1.1. Ưu điểm
2.1.1.1. Về nộ i dung lãnh đạ o
Thứ nhất, công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho toàn đảng
bộ, chính quyền và nhân dân địa phương các tỉnh đã đi vào nền nếp, bước đầu đạt hiệu quả cao.
Thứ hai, lãnh đạo xây dựng địa phương thành khu vực phòng thủ vững chắc đạt kết quả ngày càng
cao.
Thứ ba, lãnh đạo xây dựng LLVT địa phương từng bước vững mạnh toàn diện đủ sức làm nòng cốt
trong thực hiện nhiệm vụ QP của địa phương.
Thứ tư, lãnh đạo kết hợp chặt chẽ KT với QP- AN; QP-AN với KT của địa phương đạt kết quả tích
cực; công tác đối ngoại được coi trọng và đạt kết quả khá.
Thứ năm, lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ: phòng thủ dân sự; quản lý nhà nước về QP; chấp hành
chủ trương, chính sách, pháp luật QP, chính sách hậu phương quân đội có kết quả tích cực.
2.1.1.2. Về phư ơ ng thứ c lãnh đạ o

Thứ nhất, các tỉnh ủy đã chú trọng lãnh đạo công tác quốc phòng bằng các nghị quyết, chỉ thị, kết
luận và những định hướng công tác quốc phòng.


7

Thứ hai, đã lãnh đạo quán triệt tương đối tốt đường lối, quan điểm của Đảng về quốc phòng, bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của tỉnh ủy về công tác quốc phòng
địa phương.
Thứ ba, các tỉnh ủy đã quan tâm lãnh đạo công tác quốc phòng thông qua vai trò quản lý Nhà nước của
hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp.
Thứ tư, các tỉnh ủy đã luôn chủ động phối hợp với Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 1, Đảng ủy, Bộ
Tư lệnh bộ đội biên phòng, các dơn vị đóng quân trên địa bàn trong lãnh đạo công tác QP; xây dựng đội ngũ
cán bộ, đảng viên trong lực lượng vũ trang.
Thứ năm, các tỉnh ủy đã coi trọng công tác kiểm tra, giám sát thực hiện công tác quốc phòng địa
phương.
Thứ sáu, cơ chế lãnh đạo công tác quốc phòng địa phương đã được vận hành, dần đi vào nền nếp,
từng bước có hiệu quả.
2.1.2. Những hạn chế, khuyết điểm
2.1.2.1. Về nộ i dung lãnh đạ o
Một là, một số tỉnh ủy có thời điểm chưa thực sự quan tâm và có những giải pháp kịp thời trong lãnh
đạo, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng- an ninh.
Hai là, có tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng khu vực phòng thủ địa phương chưa thực sự toàn diện
và thường xuyên.
Ba là, một số tỉnh ủy chưa quan tâm lãnh đạo và có giải pháp kịp thời, phù hợp trong xây dựng và
hoạt động của lực lượng vũ trang địa phương, nhất là đối với dân quân tự vệ và dự bị động viên.
Bốn là, một số tỉnh ủy, có thời điểm chưa thực sự coi trọng lãnh đạo kết hợp kinh tế với quốc phòng
- an ninh, quốc phòng - an ninh với kinh tế của địa phương.
Năm là, công tác lãnh đạo quản lý nhà nước về quốc phòng địa phương chưa thường xuyên, kịp thời,
đồng bộ.

Sáu là, còn có tỉnh ủy lãnh đạo nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về công tác quốc phòng địa phương, chính sách hậu phương quân đội chưa toàn
diện.
2.1.2.2. Về thự c hiệ n phư ơ ng thứ c lãnh đạ o
Thứ nhất, công tác tuyên truyền, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng về quốc phòng và công
tác xây dựng Đảng, có nơi chưa được coi trọng đúng mức.
Thứ hai, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở một số đơn vị, cơ sở còn bất cập.
Thứ ba, lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong lực lượng vũ trang địa phương, nhất là cơ
sở chưa thực sự toàn diện.
Thứ tư, công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện của một số cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp
chưa được tiến hành thường xuyên, chặt chẽ.
Thứ năm, vận hành cơ chế lãnh đạo của Đảng trong công tác quốc phòng địa phương, nhất là đối với
các cơ quan, ban, ngành có thời điểm còn lúng túng, bị động.
2.2. NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM
2.2.1. Nguyên nhân
2.2.1.1. Nguyên nhân củ a ư u điể m
Nguyên nhân chủ quan
Một là, cấp ủy đảng các cấp, mà trước hết là các tỉnh ủy đã có nhận thức đúng đắn và có những chủ
trương, biện pháp khá toàn diện về nhiệm vụ quốc phòng địa phương trong tình hình mới.
Hai là, đảng ủy quân sự, cơ quan quân sự địa phương làm tốt vai trò là trung tâm hiệp đồng, tham mưu
cho cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác quốc phòng.
Ba là, các tỉnh ủy đã chú trọng lãnh đạo bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực
hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng cho chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh.
Bốn là, nhân dân các dân tộc trên địa bàn Quân khu 1 có truyền thống yêu nước nồng nàn, đoàn kết
gắn bó, quyết tâm bảo vệ quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Nguyên nhân khách quan
Một là, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước sát, đúng, phù hợp;
sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của các cấp, các ngành ở Trung ương đối với địa phương.
Hai là, những thành tựu của công cuộc đổi mới, thực hiện CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
trong những năm qua.

2.2.1.2. Nguyên nhân củ a hạ n chế , khuyế t điể m
Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cả tỉnh ủy viên chưa nhận thức sâu sắc, đúng đắn về
nhiệm vụ quốc phòng trong tình hình mới.
Thứ hai, các tỉnh ủy lãnh đạo công tác tuyên truyền quán triệt nhiệm vụ quốc phòng có thời điểm còn
thiếu chủ động, chưa toàn diện, rộng khắp.


8

Thứ ba, một số tỉnh ủy, có thời điểm chưa thực sự chú trọng lãnh đạo nâng cao năng lực tham mưu,
phối hợp, hiệp đồng của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể địa phương.
Thứ tư, công tác xây dựng Đảng của các tỉnh còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp với đòi hỏi của của
địa phương, trong đó có công tác quốc phòng.
Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch và tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị
trường.
Thứ hai, kinh tế của các địa phương trên địa bàn Quân khu 1 còn nhiều khó khăn.
Thứ ba, hệ thống luật pháp liên quan đến quốc phòng vẫn chưa toàn diện, đồng bộ.
Thứ tư, sự quan tâm lãnh đạo, quản lý, kiểm tra, đôn đốc của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, bộ
ngành ở Trung ương chưa kịp thời, thường xuyên.
2.2.2. Những kinh nghiệm
Một là, thường xuyên lãnh đạo làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về quốc
phòng cho cả hệ thống chính trị và toàn dân, trước hết là các tỉnh ủy viên và đội ngũ cán bộ, đảng viên; kết
hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN ở địa phương.
Hai là, luôn giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp
trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; gắn trách nhiệm của tập thể với cá nhân; chăm lo xây dựng, củng cố
hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh.
Ba là, thực hiện nghiêm túc cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với công tác quốc phòng địa phương.
Bốn là, lãnh đạo phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang, đồng thời phát huy sức mạnh tổng

hợp của các cấp, các ngành, đoàn thể và nhân dân trong xây dựng thế trận lòng dân ngày càng vững chắc.
Năm là, chủ động lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng phương án diễn tập và tăng cường kiểm tra, sơ tổng
kết, rút kinh nghiệm lãnh đạo công tác quốc phòng địa phương.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG
Ở ĐỊA PHƯƠNG CỦA CÁC TỈNH ỦY TRÊN ĐỊA BÀN
QUÂN KHU 1 ĐẾN NĂM 2025
3.1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO CÔNG
TÁC QUỐC PHÒNG Ở ĐỊA PHƯƠNG CỦA CÁC TỈNH ỦY
TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 1 ĐẾN NĂM 2025

3.1.1 Những nhân tố tác động
3.1.1.1. Nhữ ng nhân tố thuậ n lợ i
3.1.1.2. Nhữ ng nhân tố gây khó khăn, phứ c tạ p
3.1.2. Mục tiêu, phương hướng tăng cường lãnh đạo công tác quốc phòng địa phương của các tỉnh
ủy trên địa bàn Quân khu 1 đến năm 2025
3.1.2.1. Mụ c tiêu
Thứ nhất, phải từng bước tăng cường được tiềm lực, thế trận và thực lực QP của địa phương.
Thứ hai, từng bước nâng cao nhận thức và trách nhiệm thực hiện công tác QP của toàn đảng bộ,
chính quyền và nhân dân các dân tộc của địa phương.
Thứ ba, từng bước xây dựng LLVTND địa phương đáp ứng yêu cầu làm nòng cốt cho xây dựng nền
QPTD.
Thứ tư, hệ thống chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể các cấp của địa phương được xây dựng, củng
cố ngày càng trong sạch, vững mạnh, đủ sức hoàn thành các nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ QP; thông qua
thực hiện nhiệm vụ QP mà từng bước củng cố tổ chức, nâng cao năng lực công tác.
3.1.2.2. Phư ơ ng hư ớ ng
Thứ nhất, tăng cường công tác tư tưởng đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo,
quản lý chủ chốt các cấp, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tỉnh ủy và đảng ủy quân sự tỉnh.
Thứ hai, đưa hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo công tác quốc phòng địa phương vào nền nếp, thường

xuyên và có hiệu quả cao.
Thứ ba, tiếp tục thực hiện tốt nội dung, phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy đối với công tác quốc
phòng địa phương.
Thứ tư, phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân trong xây dựng nền quốc phòng.
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC QUỐC
PHÒNG ĐỊA PHƯƠNG CỦA CÁC TỈNH ỦY TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 1 ĐẾN NĂM 2025
3.2.1. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng
viên và nhân dân trong tỉnh mà trước hết là cán bộ chủ chốt các cấp đối với công tác quốc phòng địa
phương.


9

Đây là giải pháp cơ bản, quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao nhận thức cho toàn đảng bộ, quân và
dân địa phương mà trước hết là cán bộ chủ chốt các cấp về nhiệm vụ QP, tạo sự đồng thuận, tham gia có
trách nhiệm cao nhất của các lực lượng ở địa phương. Vì nhận thức đúng đắn, thống nhất luôn là vấn đề quan
trọng nhất, có nhận thức đúng mới có hành động đúng.
Trước hết, phải làm cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nhận rõ đặc điểm, tình hình
trong nước, trên thế giới liên quan đến QP, AN quốc gia; đối tượng, đối tác; âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa
đế quốc và các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta.
Hai là, quán triệt sâu sắc các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ Tổ quốc XHCN.
Ba là, tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Hiến pháp, pháp luật, quy định của Nhà nước, của địa
phương có liên quan đến quốc phòng.
Bốn là, giáo dục, bồi dưỡng hệ thống kiến thức, tri thức, kỹ năng quân sự cần thiết cho tất cả các đối
tượng của địa phương.
3.2.2. Xây dựng cấp ủy và chính quyền địa phương các cấp, mà trước hết là tỉnh ủy, hội đồng
nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh vững mạnh, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành
công tác quốc phòng địa phương.
Đây là giải pháp có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định thành công của công tác QP địa phương. Mỗi

một lực lượng trong cơ chế phải tiếp tục được xây dựng vững mạnh toàn diện và thường xuyên được củng
cố, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Xây dự ng hệ thố ng cấ p ủ y, trư ớ c hế t là tỉ nh ủ y vữ ng mạ nh
Thứ nhất, bồi dưỡng nâng cao kiến thức QP-AN cho đội ngũ cán bộ chủ chốt. Thứ hai, bồi dưỡng,
rèn luyện, nâng cao năng lực giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Thứ ba, nâng cao năng lực lãnh đạo phát huy vai trò, chức năng quản lý, điều hành của chính
quyền, chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể của địa phương. Thứ
tư, kiên định và giữ vững các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, thường xuyên coi trọng cải tiến phương
pháp, tác phong công tác của tỉnh ủy và các cấp ủy đảng. Thứ năm, nâng cao năng lực vận động, tập hợp và
tổ chức quần chúng.
Xây dự ng hệ thố ng chính quyề n các cấ p củ a đị a phư ơ ng vữ ng mạ nh mà trư ớ c hế t là cấ p tỉ nh
Thường xuyên kiện toàn bộ máy chính quyền các cấp ở địa phương. Thực hiện mạnh mẽ phân cấp
trong quản lý hành chính, đi đôi với nâng cao tính tập trung, thống nhất trong việc ban hành các quyết định.
Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng cấp, từng tổ chức, từng cá nhân. Khắc phục tình trạng chồng
chéo, đùn đẩy trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ.
3.2.3. Tăng cường lãnh đạo xây dựng và phát huy vai trò lực lượng vũ trang địa phương, nhất
là bộ chỉ huy quân sự, bộ đội biên phòng tỉnh đủ sức làm nòng cốt cho toàn dân và làm tốt chức năng
tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương về công tác quốc phòng.
Đây là giải pháp rất quan trọng. Phải đặc biệt coi trọng xây dựng và phát huy vai trò của bộ chỉ huy
quân sự và bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh. Để xây dựng BCHQS tỉnh, bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh
vững mạnh, trước hết phải xây dựng đảng ủy QS và đảng ủy bộ đội biên phòng tỉnh vững mạnh.
Đối với đảng ủy quân sự tỉnh Phải thường xuyên củng cố, kiện toàn đủ số lượng, đảm bảo chất lượng,
có cơ cấu hợp lý; thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt và hoạt động của đảng ủy
QS; Chú trọng bồi dưỡng phẩm chất, năng lực toàn diện cho đội ngũ đảng ủy viên, đặc biệt là đồng chí bí thư
tỉnh ủy, đồng thời là bí thư đảng ủy QS tỉnh.
Đối với đảng ủy biên phòng tỉnh đảng ủy bộ đội biên phòng cũng cần thực hiện các nội dung, biện
pháp như đối với đảng ủy quân sự tỉnh, trong đó chú trọng nhất đến đồng chí phó bí thư, chủ tịch UBND
tỉnh, đồng chí chỉ huy trưởng, chính ủy bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh.
Đối với bộ chỉ huy quân sự, bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh
Thường xuyên kiện toàn cơ quan QS và biên phòng tỉnh có đủ số lượng, chất lượng cao. Gắn xây

dựng tổ chức đảng với xây dựng đơn vị; xây dựng đội ngũ cán bộ với rèn luyện đội ngũ đảng viên. Coi trọng
đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện, nhất là nâng cao trình độ tham mưu, trình độ chỉ huy tác chiến
trong KVPT của đội ngũ sĩ quan. Chú trọng đến cơ cấu đội ngũ cán bộ của địa phương, nhất là con em các
dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm của miền núi. Coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc ít người có
số lượng và cơ cấu hợp lý, chất lượng ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu xây dựng, chiến đấu của lực lượng vũ
trang và nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trên địa bàn.
Đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ quan QS cấp tỉnh, huyện cần được lựa chọn, bồi dưỡng và rèn
luyện thực sự là cán bộ tiêu biểu về đạo đức cách mạng, vững vàng về bản lĩnh chính trị, tinh thông về QS,
nhất là QS, QP địa phương. Đội ngũ cán bộ chuyên trách ở cơ quan QS xã, phường, thị trấn, đơn vị DQTV,
ban chỉ huy QS các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phải được lựa chọn chặt chẽ. Lực lượng công an nhân dân
cần được xây dựng đảm bảo theo hướng chuyên nghiệp, cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại
theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, theo Luật Công an nhân dân. Lực lượng DQTV cần được xây dựng
theo phương châm “vững mạnh, rộng khắp”, ở đâu có nhân dân, ở đó có DQTV và do “dân bàn, dân cử, dân


10

chăm lo”, duy trì tỷ lệ theo đúng Luật Dân quân tự vệ. Tăng cường quản lý theo cơ sở địa phương. Tăng cường tỷ
lệ đoàn viên, đảng viên trong lực lượng DQTV. Trong xây dựng lực lượng DBĐV thì việc quan trọng đầu tiên
là tạo nguồn và đăng ký nguồn, biên chế vào các đơn vị dự bị đúng chuyên ngành QS.
3.2.4. Nâng cao năng lực tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện của các cơ quan,
ban, ngành, đoàn thể địa phương trong công tác quốc phòng địa phương
Đây là một giải pháp rất quan trọng, có ý nghĩa trực tiếp thúc đẩy và hoàn thành nhiệm vụ QP của
địa phương.
Xây dựng cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn của các cơ quan, ban, ngành đoàn thể trong sạch,
vững mạnh, có sức chiến đấu cao, có năng lực tham mưu toàn diện, đúng, trúng các vấn đề liên quan đến xây
dựng, củng cố QP địa phương, nhất là trong thực hiện đường lối của Đảng, của cấp ủy địa phương đối với
nhiệm vụ quốc phòng. Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức có kiến thức toàn diện,
trong đó kiến thức về QP, AN. Phát huy vai trò, trách nhiệm của hội đồng nghĩa vụ QS, hội đồng giáo dục
QP, AN địa phương, của đoàn thanh niên, hội phụ nữ, mà nhất là hội cựu chiến binh trong vận động, tuyên

truyền và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về các nhiệm vụ
QP địa phương.
3.2.5. Tăng cường lãnh đạo thực hiện nghiêm túc cơ chế, luật pháp, chính sách đối với công tác
quốc phòng địa phương
Thực hiện cơ chế lãnh đạo của Đảng
Các tỉnh ủy cần lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc cơ chế của Đảng đã xác định, mặt khác,
cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cách vận hành cơ chế, đảm bảo vừa đúng quy định chung, vừa phù hợp
với đặc điểm của từng địa phương, phát huy tối đa trách nhiệm và tính năng động sáng tạo của các cấp, các
ngành, các lực lượng trong cơ chế lãnh đạo công tác QP địa phương.
Cần cụ thể hóa nội dung cơ chế thành những quy định cụ thể về trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, mối quan hệ công tác của các cấp, các ngành, các cơ quan, đoàn thể, các lực lượng của địa
phương, nhất là trách nhiệm của cơ quan QS địa phương; sự điều hành, quản lý của chính quyền, sự phối hợp
giữa lực lượng QS, công an, và với lực lượng biên phòng. Cụ thể hóa và thực thi nghiêm túc các quy định về
kiểm tra, thanh tra thực hiện nhiệm vụ QP của địa phương. Cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với Bộ Chính trị,
Ban Chấp hành Trung ương đổi mới cơ chế lãnh đạo theo hướng chặt chẽ, khoa học, hiệu quả hơn, đi cùng
với đó là những quy định cụ thể để gắn trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu.
Thực hiện luật pháp, chính sách về công tác quốc phòng Cần lãnh đạo ban tuyên giáo tỉnh ủy chỉ đạo
sở tư pháp cùng với các cơ quan, ban, ngành có liên quan như sở văn hóa - thông tin, sở giáo dục và đào tạo
tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về nội dung các luật, văn bản pháp luật nói chung
và những luật có liên quan trực tiếp đến QP nói riêng. Cần phải lãnh đạo, chỉ đạo việc thực thi nghiêm túc
luật pháp liên quan đến QP, bảo đảm mọi công dân bình đẳng trước pháp luật, đều phải có trách nhiệm,
nghĩa vụ và quyền lợi trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3.2.6. Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 1, Đảng ủy, bộ Tư
lệnh Bộ đội Biên phòng và các đơn vị của Bộ Quốc phòng đóng quân trên địa bàn trong thực hiện công
tác quốc phòng
Để tăng cường phối hợp giữa các tỉnh ủy với Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 1, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh
Bộ đội Biên phòng và với các đơn vị đóng quân trên địa bàn trong thực hiện công tác QP của các tỉnh trên
địa bàn, cần thực hiện tốt những nội dung cơ bản sau:
Thường xuyên tổ chức gặp gỡ, trao đổi thông tin giữa Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 1, Đảng ủy,
Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị đóng quân trên địa bàn với các tỉnh ủy, UBND

các tỉnh thông qua các hội nghị của Đảng ủy Quân khu, qua hội nghị quân chính Quân khu, BCHQS tỉnh
hằng năm, qua các đợt diễn tập KVPT tỉnh, huyện; qua các đợt chỉ đạo xây dựng điểm của Quân khu, qua
các hoạt động phối hợp, giao lưu, kết nghĩa giữa địa phương với các đơn vị... Xây dựng quy chế phối hợp
giữa Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị đóng quân trên địa bàn với tỉnh ủy, UBND
các tỉnh về việc trao đổi, cung cấp thông tin có liên quan, phối hợp giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ QP của địa phương. Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh cần chấp hành nghiêm túc chế độ
trực chỉ huy, trực ban, trực chiến, sẵn sàng chiến đấu, chế độ giao ban, báo cáo theo quy định của Bộ Quốc
phòng và của Quân khu.
3.2.7. Tăng cường kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo
thực hiện công tác quốc phòng ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1
Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm luôn có vai trò rất lớn đối với công tác lãnh đạo
của Đảng. Đây là khâu quan trọng trong quy trình lãnh đạo, chỉ đạo.
Nội dung kiểm tra, giám sát Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nội dung trong Cương lĩnh chính
trị, Điều lệ Đảng, Nghị quyết, chỉ thị của Đảng có liên quan về lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác
QP địa phương, trong đó tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ sau:
Công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP-AN của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể
của địa phương; Xây dựng địa phương thành KVPT vững chắc, trong đó chú ý kiểm tra, giám sát việc đầu tư


11

xây dựng các công trình phòng thủ, các căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu cần-kỹ thuật, hiệu quả sử dụng ngân
sách địa phương cho hoạt động xây dựng và hoạt động tác chiến KVPT địa phương; Hoạt động lãnh đạo kết
hợp phát triển KT-XH với củng cố QP-AN ở địa phương, chú ý nhất là với những dự án kinh tế có yếu tố
nước ngoài, những khu vực nhạy cảm, có giá trị cao về QP-AN. Hoạt động lãnh đạo xây dựng LLVT địa
phương, trong đó chú trọng kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng về chính trị, tổ chức, huấn luyện chiến
đấu và sẵn sàng chiến đấu của lực lượng bộ đội địa phương, dân quân, tự vệ và lực lượng dự bị động viên;
công tác tuyển quân; việc chấp hành pháp luật và thực hiện các chính sách QP của Nhà nước, các nghị quyết,
chỉ thị, quy định của tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về công tác QP địa phương; huy động và sử dụng vật tư,
tài chính, đất đai cho nhiệm vụ QP; Việc bảo vệ đường biên, cột mốc, chấp hành quy định về an ninh biên

giới; duy trì và thực thi pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội của bộ đội biên phòng và các lực lượng liên
quan.
Biện pháp kiểm tra, giám sát
Kiểm tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp phải kết hợp chặt chẽ với thanh tra của chính
quyền, của lực lượng thanh tra QP ở tỉnh cũng như của Quân khu 1, của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, của
các bộ, ban, ngành của Trung ương. Coi trọng kiểm tra, thanh tra thường xuyên và đột xuất. Thực hiện
nghiêm túc Hướng dẫn số 10-HD/BTCTW ngày 06 tháng 3 năm 2012 của Ban Tổ chức Trung ương. Có cơ
chế để cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia giám sát, các cấp, các ngành, thực hiện “dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra” đối với các nhiệm vụ QP địa phương. Công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm lãnh
đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác QP là việc cần thiết, sau mỗi giai đoạn, mỗi nhiệm vụ nhằm kịp thời đánh
giá kết quả, ưu, khuyết điểm, tìm ra nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức hoạt
động của các cấp, các ngành, các lực lượng.
KẾT LUẬN
Các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 là vùng đất lịch sử lâu đời, gắn liền với các chiến công hiển hách
của tổ tiên trong đánh giặc giữ nước và là “thủ đô kháng chiến”, “cái nôi của cách mạng” trong thời kỳ Đảng
lãnh đạo đấu tranh giải phóng dân tộc; là phên dậu phía Bắc có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong thế
trận QP, bảo vệ Tổ quốc; là vùng đất đa dạng về dân tộc, giàu bản sắc văn hóa. Nhân dân các tỉnh trên địa
bàn Quân khu 1 có truyền thống yêu nước, đoàn kết gắn bó, ý chí kiên cường, bất khuất trong chống giặc
ngoại xâm, bảo vệ quê hương đất nước, lao động cần cù, sáng tạo. Ngày nay, trong sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước, các tỉnh trên địa bàn Quân khu đã có sự chuyển mình mạnh mẽ về KT, văn hóa - XH, đạt được nhiều
thành tựu quan trọng góp phần cải thiện đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần, QP, AN được giữ
vững.
Quốc phòng ở địa phương là một công tác đặc biệt quan trọng, góp phần trực tiếp thực hiện thắng lợi
hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, thống nhất của
cấp ủy địa phương, sự quản lý, điều hành của chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể làm tham mưu,
người chỉ huy cơ quan QS địa phương thống nhất chỉ huy. Lãnh đạo công tác QP là một lĩnh vực đặc thù, đòi
hỏi các tỉnh ủy phải phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, toàn dân tham gia xây dựng,
củng cố QP, thực hiện thắng lợi đường lối QP của Đảng và Nhà nước.
Trong những năm qua, công tác QP và sự lãnh đạo công tác QP của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân
khu 1 đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, như đã thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục QP, AN cho

toàn dân, các cấp ủy đảng và hầu hết nhân dân có nhận thức đúng đắn về QPTD trong tình hình mới; xây
dựng các tỉnh, huyện, thị xã, thành phố thành KVPT vững chắc đạt được những kết quả quan trọng; việc kết
hợp KT - XH với QP đã được chú trọng hơn; LLVT địa phương cả thường trực và dự bị được xây dựng ngày
càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu làm nòng cốt cho nền QPTD; thực hiện chính sách hậu phương quân đội,
công tác tuyển quân đi vào nền nếp và có hiệu quả góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn Quân khu 1.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn những hạn chế làm ảnh hưởng đến sức
mạnh QP của các địa phương, đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy mới đáp ứng được đòi hỏi
của tình hình, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Để lãnh đạo công tác QP địa phương của các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 đạt kết quả cao, cần thực
hiện đồng bộ hệ thống giải pháp: nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng; xây dựng
LLVT địa phương vững mạnh toàn diện đủ sức làm nòng cốt và tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa
phương và xây dựng nền QPTD... phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 1
trong lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ QP của địa phương. Đây là những giải pháp rất cần thiết và
khả thi ở các địa phương trên địa bàn Quân khu 1 hiện nay.
Lãnh đạo QP là một nhiệm vụ nặng nề, khó khăn, phức tạp, liên quan đến tất cả các lĩnh vực, các
cấp, các ngành, mọi người dân của địa phương. Để có được những phát hiện, đề xuất khoa học, chính xác đòi
hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu. Kết quả nghiên cứu của luận án chỉ là một phần rất nhỏ, khó
tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ hoạt
động thực tiễn, cấp ủy của các tỉnh trên địa bàn và các đồng nghiệp.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Nguyễn Văn Thành (2009), “Một số vấn đề công tác cán bộ trong quân đội giai đoạn hiện nay”, Tạp chí
Nghệ thuật quân sự Việt Nam, (2/114), tr.7 - 10.
2. Nguyễn Văn Thành (2012), “Quán triệt quan điểm “Dĩ công vi thượng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và vận
dụng trong xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Nghệ thuật quân sự Việt
Nam, (133), tr.11 - 14.
3. Nguyễn Văn Thành (2013), “Rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ quân đội theo tư tưởng

Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Nghệ thuật quân sự Việt Nam, (139), tr.11 - 14.
4. Nguyễn Văn Thành (2014), “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền quốc phòng toàn dân thời
kỳ mới”, Tạp chí Nghệ thuật quân sự Việt Nam, (145), tr.5 - 8.
5. Nguyễn Văn Thành (2014), “Xây dựng thế trận lòng dân vững chắc - yếu tố quyết định thắng lợi trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (222), tr.11 - 13.
6. Nguyễn Văn Thành (2015), “Một số kinh nghiệm lãnh đạo công tác quốc phòng địa phương của cấp ủy
đảng các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1”, Tạp chí Nghệ thuật quân sự Việt Nam, (151), tr.44 - 47.



×