A-
MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triền của xã hội những mối quan hệ cũng như
những vấn đề về tâm sinh lí con người ngày càng trở nên phức tạp. Điều đó ảnh
hưởng không nhỏ đến quan hệ hôn nhân gia đình, trong đó có việc kết hôn giữa
hai bên. Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp kết hôn khi tuổi đời còn rất trẻ
gây ra không ít những ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình, đến lối sống và đạo đức xã hội. Kết hôn sớm vẫn tồn tại khá phổ
biến như một hiện tượng xã hội, kéo theo rất nhiều các hệ lụy. Bên cạnh đó, vấn
đề bạo lực gia đình cũng xảy ra không phải ít trong các gia đình hiện nay.
Nhưng nạn nhân trong các vụ bạo lực gia đình đó thường vẫn chưa hiểu biết hết
pháp luật để bảo vệ được các quyền và lợi ích của mình. Hai vấn đề này đã và
đang là những vấn đề nhiều người gặp phải trong đời sống ngày nay. Do vậy,
việc tư vấn cho công dân để họ nắm được pháp luật và bảo vệ được các quyền
lợi của mình và có những lựa chọn sáng suốt là rất cần thiết. Vì vậy, bài tập
nhóm này chúng em xin được lựa chọn tư vấn cho tình huống số 5.
“ Khi đương sự là một bạn gái 16 tuổi ( tên là A ) là nạn nhân bạo lực gia
đình do hành vi của bố dượng gây ra. A muốn được chung sống hoặc kết hôn
với bạn trai của mình để không phải sống trong gia đình cùng bố dượng nữa.
Hiện tại A đang mang thai được 4 tháng. Nếu sinh con, A muốn hỏi về việc
đăng ký khai sinh cho con.”
BI.
1.
NỘI DUNG
Khái quát chung về tư vấn trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình:
Định nghĩa:
Kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gai đình là khả năng
của người thực hiện tư vấn vận dụng kiến thức pháp luật, đạo đức xã hội và kinh
nghiệm cuộc sống để hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến, cung cấp thông tin
pháp luật, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến vụ việc hôn nhân gia đình
nhằm giúp cho người được tư vấn biết cách xử sự hoặc giải quyết những vấn đề
vướng mắc pháp luật của mình phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2.
Đặc điểm:
Nhóm 5 – Lớp N04-TL2 KNTVTLVHN&GĐ
1
Tư vấn pháp luật về Hôn nhân và gia đình không tách rời với tư vấn về tâm
lý tình cảm. Mục tiêu tư vấn có thể không rõ ràng, khách hàng có thể chỉ có nhu
cầu chia sẻ. Ngoài ra, khách hàng đến yêu cầu tư vấn pháp luật trong lĩnh vực
hôn nhân và gia đình thường mang nặng suy nghĩ chủ quan và bảo thủ, họ
thường yêu cầu tư vấn để đạt được ý định của mình hoặc được lợi, bất chấp lợi
ích của chủ thể đối lập.
Tư vấn pháp luật có mối liên hệ tự nhiên và gắn bó chặt chẽ với công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật. Người tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và
gia đình cần phải hiểu biết pháp luật, trung thực, kiên nhẫn, giàu kinh nghiệm
sống, kiến thức tâm lý sâu, phản ứng nhanh với các tình huống.
II.
1.
Các kỹ năng tư vấn áp dụng trong các tình huống:
Kỹ năng tiếp xúc khách hàng:
Trước khi đi vào chi tiết phân tích kỹ năng tiếp xúc và tìm hiểu yêu cầu tư
vấn khách hàng ta phải hiểu được thế nào là kỹ năng nói chung và kỹ năng tiếp
xúc là gì? Bời vì có hiểu rõ được những khái niệm này ta mới có thể biết được
bản chất của công việc cần mình làm là những gì, từ đó mới có phương pháp rèn
luyện, cách thức thực hiện các kỹ năng này tốt được.
Có thể nói, kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân
về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay
công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống, kỹ năng của cá nhân gần như thuộc
về cái gọi phản xạ có điều kiện, là kỹ năng được hình thành từ khi một cá nhân
sinh ra trưởng thành và tham gia hoạt động thực tế cuộc sống. Còn “Kỹ năng
tiếp xúc khách hàng” là một trong những kỹ năng cần thiết trong hoạt động tư
vấn pháp luật. Tổ chức buổi tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận yêu cầu tư vấn pháp
luật thành công, được khách hàng tín nhiệm lựa chọn là bước khởi đầu không dễ
dàng trong tư vấn pháp luật. Có được kỹ năng tiếp xúc khách hàng tốt là một
trong những đòi hỏi quan trọng đặt ra cho tư vấn viên trong hoạt động tư vấn.
a. Các kỹ năng tiếp xúc khách hàng
Nhóm 5 – Lớp N04-TL2 KNTVTLVHN&GĐ
2
Tư vấn viên cần chú trọng, thường xuyên rèn luyện các kỹ năng : lắng
nghe; giao tiếp; ghi chép; diễn giải và tổng hợp vấn đề ; đặt câu hỏi và tìm hiểu
vấn đề. Những kỹ năng này ảnh hưởng đến cảm nhận của khách hàng về sự tôn
trọng của Tư vấn viên với những thông tin khách hàng cung cấp.
b. Phương thức làm việc đối với khách hàng
Thực tế hiện nay có hai hình thức tư vấn là tư vấn trực tiếp bằng miệng và
tư vấn bằng văn bản.
*Tư vấn trực tiếp bằng miệng:
Qua thực tiễn hoạt động tư vấn pháp luật cho thất hình thức tư vấn này là
hình thức phổ biến. Khi tư vấn trực tiếp cho khách hàng thì cẩn phải tôn trọng
và thực hiện các nguyên tắc sau:
-
Nghe khách hàng trình bày để nắm bắt toàn bộ sự việc, bất luận vấn đề
tư vấn là vấn đề gì cũng cần phải lắng nghe khách hàng trình bày và ghi
chép đầy đủ, nội dung chính, ý chính, trên cơ sở đó đặt câu hỏi để làm
rõ thêm. Khi cần thiết, có thể gợi ý những vấn đề để khách hàng trình
bày đúng bản chất của vụ việc.
-
Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc
cần tư vấn để việc tư vấn được chính các, nếu khách hàng không cung
cấp thì không thể thực hiện được việc tư vấn. Trong trường hợp, sau khi
nghe khách hàng trình bày và nghiên cứu các tài liệu do khách hàng
cung cấp mà thấy không thể trả lời ngay được, phải thông báo điều đó
cho khách hàng và hẹn khách hàng gặp một ngày khác.
-
Xem xét vấn đề, xác định luật điều chỉnh, tham khảo các tài liệu liên
quan để chắc chắn xác định giải quyết sự việc của khách hàng theo
Nhóm 5 – Lớp N04-TL2 KNTVTLVHN&GĐ
3
hướng chính xác nhất. Việc dùng các quy định của pháp luật để làm cơ
sở cho các kết luận của mình là điều bắt buộc.
-
Đưa ra những giải pháp và định hướng cho khách hàng. Thực chất là
việc đưa ra giải pháp bằng miệng cho khách hàng để trả lời các vấn đề
mà khách hàng yêu cầu.
*Tư vấn bằng văn bản:
Việc tư vấn bằng văn bản thông thường được tiến hành với những lý do sau:
-
Khách hàng ở xa, không trực tiếp đến gặp luật sư.
-
Khách hàng là người nước ngoài muốn khẳng định độ tin cậy của giải
pháp thông qua việc đề ra các câu hỏi để luật sư tư vấn trả lời bằng văn
bản.
-
Kết quả tư vấn bằng văn bản có thể được khách hàng sử dựng để phực
vụ cho mục đích của họ.
Theo yêu cầu của khách hàng việc tư vấn văn bản có thể được thực hiện theo
hai hình thức: khách hàng viết đơn, thư, chuyển fax và khách hàng trực tiếp đến
gặp tư vấn và đề nghị tư vấn bằng văn bản.
So với tư vấn miệng, tư vấn bằng văn bản được xem xét hồ sơ kỹ và chính xác
hoen, có thời gian đưa ra giải pháp chính xác hơn. Ngược lại, tư vấn bằng văn
bản thì cần phải viện dẫn văn bản có độ chính xác cao vì tất cả các vấn đề được
tư vấn đều thể hiện bằng văn bản. Tương tự như tư vấn miệng thì tư vaans văn
bản cũng phải thực hiện các nguyên tắc nêu trên.
2.
Kỹ năng đặt câu hỏi:
Nhóm 5 – Lớp N04-TL2 KNTVTLVHN&GĐ
4
Mỗi khách hàng đến làm việc với người tư vấn đều mang theo tình huống tư
vấn riêng gắn liền với yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý của họ. Tình huống tư
vấn của khách hàng cũng có thể là việc kể lại những mốc ghi nhớ quan trọng
của một cuộc hôn nhân không có kết cục tốt đẹp và cũng có thể là những tranh
chấp trong muôn mặt của đời sống xã hội. Khách hàng đến với người tư vấn
thường mong muốn chia sẻ về câu chuyện của họ và sau đó là mong nhận được
các ý kiến tư vấn. Việc nói ra câu chuyện của họ là nhu cầu cần thiết đối với
người tư vấn, nhưng rất nhiều khách hàng thường nhắc đi nhắc lại nhiều lần câu
chuyện của họ, nhiều khi khách hàng cũng có thể cung cấp những thông tin gây
nhầm lẫn; thậm chí còn mâu thuẫn với chính thông tin mình vừa nói trước đó ít
phút. Vì vậy, để có thể kiểm soát buổi tư vấn và khai thác thông tin từ khách
hàng có hiệu quả nhất thì người tư vấn cần đặt ra những câu hỏi .
Kỹ năng đặt câu hỏi được xem là một bước quan trọng khi tư vấn cho
khách hàng. Gắn liền với những thông tin khách hàng cung cấp và yêu cầu đề
nghị cung cấp dịch vụ pháp lý của khách hàng là những dạng câu hỏi để người
tư vấn khai thác những thông tin cần và đủ cho quá trình tư vấn tiếp theo. Việc
chuẩn bị bảng hỏi sẽ giúp người tư vấn thu được những thông tin thực sự hữu
ích, có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ việc giúp người tư vấn tránh những câu
hỏi dài dòng, khó hiểu, không liên quan nhiều đến vụ việc.
Kỹ năng phân tích hồ sơ
3.
Phân tích hồ sơ là việc làm của các nhà tư vấn trong việc đánh giá, xác định
vấn đề cần quan tâm, lựa chọn những tình tiết có điểm nhấn để xoáy sâu vào
bản chất của vấn đề, từ đó nhìn nhận ra hướng giải quyết có lợi nhất cho đương
sự của mình. Cũng giống như đa số các vụ việc khác, khi nghiên cứu hồ sơ vụ
việc của A, người tư vấn cần phải thực hiện các bước sau:
-
Bước 1: Đọc sơ bộ, đọc lướt.
Bước 2: Sắp xếp hồ sơ, tài liệu: có thể sắp xếp hồ sơ, tài liệu mà khách
hàng cung cấp theo từng phần cụ thể.
Nhóm 5 – Lớp N04-TL2 KNTVTLVHN&GĐ
5
-
4.
-
-
-
5.
Bước 3: Đọc chi tiết: khi đọc tài liệu, người tư vấn cần xác định loại tài
liệu nào ưu tiên đọc trước, khi đọc cần tìm ra những điểm mấu chốt,
quan trọng, có liên quan mật thiết đến việc giải quyết yêu cầu của khách
hàng.
Bước 4: Sau khi đọc chi tiết tài liệu, người tư vấn cần tóm lược lại vụ
việc nhằm khái quát hóa vụ việc của khách hàng.
Kỹ năng tìm các quy định pháp luật áp dụng
Bước 1: Xác định các văn bản pháp luật thuộc phạm vi tra cứu và
khoanh vùng các văn bản có chứa các văn bản quy phạm pháp luật cần
tra cứu.Sau khi đã xác định được vấn đề pháp lý của vụ việc, cần tiến
hành tìm kiếm nguồn luật để giải quyết.
Bước 2: Kiểm tra, rà soát các văn bản trong nhóm văn bản đã tập hợp
để xác định quy phạm, nhóm quy phạm pháp luật để điều chỉnh quan hệ
khách hàng đang có vướng mắc.
Bước 3: Tập hợp, phân tích, nghiên cứu, xác định định hướng viện dẫn,
sử dụng các quy phạm pháp luật điều chỉnh vụ việc của khách hàng
theo các hướng có lợi nhất.
Kỹ năng xác định phương án tư vấn
Mô tả phương án: Sau khi tiến hành phân tích vụ việc, đối chiếu với các quy
định của pháp luật, tư vấn viên đã nhìn thấy được các phương án có thể áp dụng
cho trường hợp của khách hàng. Khi tìm kiếm phương án, điều quan trọng nhất
là phải đánh giá các khả năng khác nhau có thể xảy ra trên cơ sở xem xét chúng
dưới góc độ logic pháp lý và thực tiễn, bằng cách dự đoán những hậu quả ngắn
hạn và dài hạn của từng phương án, đối chiếu với mong muốn khách hàng.
Định hướng cho khách hàng: Sau khi đã xác định được các giải pháp, nhiệm
vụ tiếp theo của tư vấn viên là định hướng và thuyết phục khách hàng lựa chọn
giải pháp tức là tìm cách đàm phán, thuyết phục khách hàng.
Đối với những trường hợp kết luận chưa chắc chắn, ví dụ như liên quan
đến một vụ việc mà sự thắng thua phụ thuộc phần nhiều vào chứng cứ sẽ tìm
được trong tương lai, tư vấn viên cần cố gắng trình bày sự việc thật sáng tỏ và
giải thích cho khách hàng những yếu tố khiến cho câu trả lời không dứt khoát.
Tránh tình trạng trả lời theo kiểu: " về điểm này, tôi không biết" vì cách nói này
có thể làm cho khách hàng hiểu lầm rằng tư vấn viên thiếu hiểu biết, hoặc chưa
nghiên cứu kĩ hồ sơ của họ. Kinh nghiệm xử lý câu trả lời không chắc chắn là tư
vấn viên nên phân tích các khả năng khác nhau có thể xảy ra, hậu quả pháp lý
Nhóm 5 – Lớp N04-TL2 KNTVTLVHN&GĐ
6
của từng khả năng đó, các phương án có thể sử dụng để thay đổi tình thế hay
những cơ may thành công và rủi ro có thể gặp phải đối với từng phương án.
Lựa chọn chiến thuật: Cuối cùng sau khi lựa chọn được giải pháp thì cũng
cần phải làm rõ với khách hàng cách thức tiến hành phương án đó, các chiến
thuật có thể được áp dụng.
III.
1.
Tình huống cụ thể:
Vấn đề của sự việc và yêu cầu của khách hàng.
Vụ việc này xuất phát từ sự mâu thuẫn giữa bố dượng và A khi A liên tục là
nạn nhân của bạo lực gia đình do hành vi của bố dượng gây ra. Với tâm lý muốn
tránh xa bố dượng với những trận bạo hành, A rất mong muốn được chuyển ra
sống hoặc kết hôn cùng với bạn trai. Đối với A, mong muốn này như một sự
giải thoát với cuộc đời của chính mình.
Lúc này, A đang mang thai 4 tháng. Theo quy định của pháp luật và theo
quan niệm của đạo đức xã hội, việc A mang thai khi chưa lập gia đình và ở độ
tuổi vị thành niên là một việc làm hoàn toàn trái đạo đức và gây khó khăn cho
sự phát triển của xã hội.
A mong muốn khi con mình được sinh ra, con của A có thể được làm giấy
khai sinh và muốn con mình có một cuộc sống như bao đứa trẻ bình thường
khác.
2.
a.
-
Lập kế hoạch tư vấn:
Những vấn đề cần chú ý.
Thời điểm A đến tư vấn:
Khi đến tư vấn, A chỉ mới 16 tuổi, nhận thức về pháp luật cũng như hiểu biết
về cuộc sống không nhiều.
A là nạn nhân của bạo lực gia đình do hành vi bạo lực của bố dượng gây ra
khiến A bị tổn thương cả về thể xác và tinh thần một cách sâu sắc.
A đang mang thai 4 tháng ở độ tuổi vị thành niên, nhận thức về cuộc sống
hôn nhân và gia đình đều rất sơ khai, sức khỏe và tinh thần chưa thực sự sẵn
sàng để làm mẹ.
-
Mục tiêu đề ra
Nhóm 5 – Lớp N04-TL2 KNTVTLVHN&GĐ
7
Tư vấn cho A hiểu quyền lợi của mình là được sống một cuộc sống không có
bạo lực, không có sự hành hạ về thể xác cũng như về tinh thần. Giúp A định
hướng được những cách sử xự tốt nhất đối với bố dượng của mình.
Tư vấn cho A hiểu việc sống chung như vợ chồng ở độ tuổi này mang nhiều
bất cập như thế nào, quyền và nghĩa vụ của A cũng như bạn trai của A khi hai
người thực sự có ý định sống chung như vợ chồng với nhau.
Giúp A hiểu được rằng quy định của pháp luật là không cho phép A kết hôn
khi A chưa đủ 18 tuổi. Tuy nhiên, phải giải thích rằng, A hoàn toàn có quyền
kết hôn với bạn trai của mình khi 2 người đã đủ điều kiện để tiến hành kết hôn.
Tư vấn về vấn đề A đang mang thai, quyền lợi và nghĩa vụ của A, cũng như
con của A khi chào đời và việc đăng ký giấy khai sinh cho con của A phải tiến
hành như thế nào, bao gồm những thủ tục gì.
b.
Lập danh sách các câu hỏi đối với chị A:
* Thứ nhất, về vấn đề chị A là nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình do bố
dựng gây ra, để làm rõ hơn vấn đề này thì cần phải có một số câu hỏi cho chị A
như sau:
1. Bố dượng và mẹ chị kết hôn với nhau từ khi nào? Họ có đi đăng ký kết
hôn không hay chỉ là sống chung với nhau không đăng ký kết hôn?
2. Từ khi nào mà bố dượng của chị có hành vi bạo lực gia đình với chị?
VÀ hành vi này có thường liên tục hay không?
3. Mẹ chị có biết chuyện chị bị bạo lực gia đình do bố dương gây ra chưa?
Ngoài mẹ chị ra biết ra còn có ai biết việc này hay không?Mẹ chị có thái độ như
thế nào khi thấy ông ấy có hành vi bạo lực gia đình với chị? Mẹ chị có làm gì để
giúp đỡ chị không?
4. Thái độ của bố dượng chị trước và sau khi có hành vi bạo lực gia đình
với chị như thế nào?
Nhóm 5 – Lớp N04-TL2 KNTVTLVHN&GĐ
8
5. Mỗi lần bố dượng có hành vi bạo lực gia đình với chị, chị đã làm gì để
bảo vệ bản thân mình?
6. Có bao giờ chị tố giác hành vi bạo lực của bố dượng trước cơ quan chức
năng như công an xã, UBND xã không?
* Thứ hai, về vấn đề sống chung và kết hôn với bạn trai cần có những câu
hỏi sau:
1. Chị mang thai từ khi nào? Trước khi tròn 16 tuổi hay qua tuổi 16 rồi?
2. Hiện tại chị đã mang thai 4 tháng, việc mang thai đã có dự liệu trước hay
do không thực hiện các biện pháp tránh thai?
3. Gia đình chị có biết việc chị mang thai đứa bé hay không?
4. Bạn trai chị và gia đình của anh ấy tỏ thái độ như thế nào khi biết chị
đang mang thai?
* Thứ ba, về vấn đề khai sinh cho con cần có những câu hỏi sau:
1. Bạn trai của chị có mong muốn được ghi tên vào Giấy khai sinh với tư
cách là cha của đứa bé không?
2. Bạn trai chị bao nhiêu tuổi ?
3. Bạn trai chị có muốn nhận con hay không ?
3. Tư vấn cụ thể
Chào chị! với mong muốn được chung sống hoặc kết hôn với bạn trai của
mình để không phải sống chung trong gia đình với bố dượng nữa của chị chúng
tôi tư vấn cho chị như sau:
Thứ nhất, về việc chị là nạn nhân của việc bạo lực gia đình do hành vi
bố dượng chị gây ra.
Nhóm 5 – Lớp N04-TL2 KNTVTLVHN&GĐ
9
Điều đầu tiên là chị nên mạnh dạn nói rõ chuyện bố dượng đã có hành vi
bạo lực gia đình với chị cho mẹ chị biết để mẹ đưa ra hướng giải quyết để bảo
vệ quyền lợi của chị cũng như đưa ra phương án tốt nhất để chị không sống
cảnh bị bạo lực triền miên ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý của chị. Vì
chỉ có mẹ mới hiểu rõ hoàn cảnh gia đình và tình trạng của chị ngay lúc này và
là người thân yêu của chị sẽ không bỏ mặc chị và làm những gì tốt đẹp đối với
chị. Nếu chị cả mẹ chị không thể khuyên giải được bố dượng chị chấm dứt hành
vi bạo lực này thì chị có thể đến sống với ông bà hoặc họ hàng khác để tránh xa
bố dượng. Đây cách giải quyết tốt nhất, tránh phải đưa vụ việc ra cơ quan nhà
nước để giải quyết gây tổn thương đến đời sống tinh thần của nạn nhân bạo lực
gia đình, tốn thời gian trong việc thực hiện thủ tục pháp lý liên quan.
Trong trường hợp, chị không muốn đi ở sang nhà ông bà hay họ hàng khác
mà vẫn cùng với bố dượng nhưng không thể hòa giải được mối quan hệ này và
tình trạng bạo lực ngày càng trầm trọng ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của
chị thì chị có thể yêu cầu Uỷ ban Nhân dân hoặc Toà án nơi chị cư trú áp dụng
biện pháp cấm tiếp xúc đối với bố dượng. Hành vi dùng bạo lực gia đình của bố
dượng của A còn tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành
chính theo quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội;
phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình và bồi thường theo
quy định của pháp luật. Ngoài ra nếu hành vi có dấu hiệu hiệu hình sự, bố
dượng của A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ 2, về việc chị kết hôn với bạn trai. Theo Điều 8 Luật Hôn nhân và
Gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:
- Nam từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
Nhóm 5 – Lớp N04-TL2 KNTVTLVHN&GĐ
10
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại
các điểm a,b,c,d và khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân hiện hành.
Như vậy, về phía bạn trai của chị chúng tôi chưa xét có đủ điều kiện kết
hôn hay không nhưng hiện tại chị chưa đủ điều kiện đăng ký kết hôn, không thể
tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền vì chị mới 16 tuổi .Như
vậy có nghĩa là hiện tại theo quy định của pháp luật để có một hôn nhân hợp
pháp được pháp luật thừa nhận thì chị chưa đủ tuổi để kết hôn.
Thứ ba, về việc chung sống với bạn trai. Chúng tôi tư vấn cho chị như
sau:Nếu chị thực sự không thể sống trong gia đình cùng bố dượng được nữa và
vẫn muốn sống chung với bạn trai của mình mặc dù chưa đủ tuổi kết hôn thì
trường hợp này là sống chung như vợ chồng.Sống chung như vợ chồng là việc
nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng và không đăng ký kết hôn.Nếu chị
thực sự chọn việc chung sống như vợ chồng thì sau khi chị đủ 18 tuổi và bạn
trai chị đủ 20 tuổi trở lên thì anh chị phải đến UBND xã phường để đăng ký kết
hôn và trở thành vợ chồng theo đúng pháp luật. Về trường hợp nam nữ sống
chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì được quy định cụ thể tại các
Điều 14, Điều 15, Điều 16 Luật HN&GĐ năm 2014.
Như vậy căn cứ vào những quy định trên chúng tôi cũng nói cho chị biết
những mặt hạn chế nếu chị lựa chọn chung sống với bạn trai mà không đăng ký
kết hôn:
Về quan hệ nhân thân:anh chị sẽ không có quyền và nghĩa vụ nhân thân
phát sinh với nhau trên cơ sở của pháp luật như nghĩa vụ yêu thương,chung
thủy,chăm sóc,giúp đỡ nhau.không phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng đối với nhau
và đương nhiên anh chị không có quyền đại diện cho nhau tham gia vào các
giao dịch .
Về quan hệ tài sản:Anh chị sẽ không có tài sản thuộc sở hữu chung hợp
nhất và nhiều nhưng lợi ích khác mà những cặp vợ chồng khác hợp pháp được
hưởng mà anh chị sẽ không được.Nếu anh chị sống chung mà không đăng ký
kết hôn thì về mặt pháp lý, anh chị không được công nhận là vợ chồng. Sau
này, nếu có tranh chấp phát sinh thì sẽ rất rắc rối và gây thiệt hại nhiều cho cả
vợ chồng và các con.
Mặc dù hiện tại chị đang mang thai 4 tháng,lại là nạn nhân của bạo lực gia
đình,chị muốn sống chung với bạn trai để không phải sống trong cùng gia đình
Nhóm 5 – Lớp N04-TL2 KNTVTLVHN&GĐ
11
với bố dượng mặt khác để con của chị sinh ra trong tình yêu thương đầy đủ của
cha mẹ thì sống chung với bạn trai trước rồi khi đủ tuổi anh chị đến cơ quan có
thẩm quyền đăng ký kết hôn và trở thành vợ chồng cũng đúng pháp luật. Tuy
nhiên, vì chị mới 16 tuổi chưa để chín chắn cũng như hiểu biết được cuộc sống
chung phức tạp như thế nào sẽ dẫn đến hậu quả về lâu về dài đối với chị, ảnh
hưởng đến cuộc sống chị sau này. Cho nên, chúng tôi khuyên chị không nên
sống chúng với bạn trai mà nên lựa chọn phương pháp sống với ông, bà hoặc
những người thân thích khác để chị được sống trong sự chăm sóc của người
thân tỏng gia đình và phát triển nhân cách, định hướng tốt cho tương lai của
mình. Như thế thì sẽ tránh được tình trạng giả sử sau này bạn trai bạn thay đổi
tâm tình bỏ rơi, mặc kệ bạn khi đó bạn sẽ bị ảnh hưởng tâm lý, cũng như danh
dự của bạn và khó khăn trong cuộc sống sau này của bạn. Phương pháp sống
chung bạn trai nên là phương pháp cuối cùng chị mới lựa chọn khi không còn
phương pháp nào khác để giải quyết tình trạng bạo lực gia đình đối với chị.
Thứ tư, Vấn về vấn đề khai sinh cho con chị chúng tôi xin được tư vấn
như sau:
Như vậy khai sinh là một quyền mà trẻ em sinh ra được hưởng không phân
biệt được sinh ra trong hoàn cảnh điều kiện nào kể cả là mẹ của đứa trẻ chưa đủ
tuổi kết hôn. Quyền này được quy định cụ thể tại Điều 11 Luật bảo vệ chăm sóc
giáo dục trẻ em năm 2004. Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc đăng ký
khai sinh cho con không bắt buộc phải có giấy chứng nhận đăng kí kết hôn của
cha mẹ và không phụ thuộc vào độ tuổi của cha mẹ. Do đó trong trường hợp
trên, chị và bạn trai tuy chưa kết hôn nhưng có thể đăng ký khai sinh cho con
theo đúng thủ tục quy trình do pháp luật quy định hoặc có thể nhờ người thân
tiến hành làm giấy khai sinh cho bé.
Cơ sở pháp lý về vấn để trên tại các quy định sau:
- Điều 13 Luật trẻ em 2016
Nhóm 5 – Lớp N04-TL2 KNTVTLVHN&GĐ
12
- Điều 13, 14,15,16 Luật hộ tịch 2014
- Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch
2014
Như vậy, Chị sẽ làm làm thủ tục để đăng kí khai sinh cho con tại ủy ban
nhân dân cấp xã nơi mình cư trú. Khi đăng ký khai sinh cho con, chị A sẽ phải
làm hồ sơ đăng ký khai sinh như sau:
- Giấy chứng sinh (do Bệnh viện, Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp). Nếu trẻ sinh ra
ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh thay bằng văn bản xác nhận của người làm
chứng. Nếu không có người làm chứng, người đi khai sinh làm giấy cam đoan
việc sinh là có thực.
- Sổ Hộ khẩu (hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, Giấy đăng ký tạm trú có
thời hạn của cha, mẹ trẻ.
- CMND/Hộ chiếu Việt Nam (bản chính và bản photo) của cha mẹ hoặc người
đi làm thay.
- Điền mẫu tờ khai đăng ký khai sinh (Mẫu TP/HT-2012- TKKS.1 quy định tại
Nghị định 06/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình
và chứng thực).
Vì chị A chưa làm thủ tục đăng kí kết hôn nên chị A có thể lựa chọn
đăng ký khai sinh cho bé theo quy định bằng một trong hai cách:
- Cách 1: Khai sinh cho con khi chưa xác định cha cho em bé, như vậy
phần người cha trên giấy khai sinh sẽ bỏ trống.
- Cách 2: Khai sinh cùng với việc bạn trai của A thực hiện thủ tục nhận
con.
Về thủ tục nhận cha cho con được quy định tạikhoản 1 Điều 25 của Luật
Hộ tịch 2014 và khoản 3 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Đầu tiên phải
xét đến điều kiện để đăng kí nhận cha, mẹ, nhận con ngoài giá thú như sau:
Nhóm 5 – Lớp N04-TL2 KNTVTLVHN&GĐ
13
- Người nhận và người được nhận là cha, mẹ, con phải còn sống vào thời
điểm đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện,
không có tranh chấp giữa những người có quyền, lợi ích liên quan đến việc nhận
cha, mẹ, con.
- Người con đã thành niên hoặc người giám hộ của người con chưa thành
niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự cũng được làm thủ
tục nhận cha, mẹ, con trong trường hợp cha, mẹ đã chết nếu việc nhận cha, mẹ
là tự nguyện không có tranh chấp giữa những người có quyền và lợi ích liên
quan đến việc nhận cha, mẹ.
- Trường hợp cha, mẹ của trẻ chung sống với nhau như vợ chồng, nhưng
không đăng ký kết hôn, người mẹ để con lại cho người cha và bỏ đi không xác
định được địa chỉ, thì người cha làm thủ tục nhận con, không cần phải có ý kiến
của người mẹ.
- Trường hợp con sinh ra trước ngày cha, mẹ đăng ký kết hôn và được
cha mẹ thừa nhận, thì tên của người cha sẽ được ghi ngay trong Giấy khai sinh
và Sổ đăng ký khai sinh của người con mà người cha không phải làm thủ tục
nhận con.
* Khi có đầy đủ các điều kiện trên, thì cần làm thủ tục nhận con, nhận cha mẹ
ngoài giá thú như sau:
- Người nhận cha, mẹ, con điền và nộp mẫu tờ khai về việc nhận cha, mẹ,
con tại tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người nhận hoặc
người được nhận là cha, mẹ, con. (Trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa
thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ
trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực
hành vi dân sự).
- Người đi đăng kí phải xuất trình các giấy tờ sau.
+ Bản chính hoặc bản sao Giấy khai sinh của người được nhận là con
(trong trường hợp nhận con); của người nhận cha, mẹ (trong trường hợp xin
nhận cha, mẹ).
+ Bản chính CMND, hộ khẩu của người nhận và người được nhận là cha,
mẹ, con.
Nhóm 5 – Lớp N04-TL2 KNTVTLVHN&GĐ
14
+ Các giấy tờ, tài liệu, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh
giữa người nhận và người được nhận có mối quan hê cha, mẹ, con (nếu có).
+ Giấy chứng tử của cha, mẹ trong trường hợp nhận cha, mẹ đã chết.
Thời hạn giải quyết và lệ phí:
- Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu
xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, UBND
xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ,
con thực hiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Trường hợp cần xác minh có thể
kéo dài thêm không quá 5 ngày.
- Lệ phí: 10.000 đồng
Một số lưu ý:
- Thẩm quyền đăng ký: UBND cấp xã, nơi cư trú của người nhận hoặc
người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng kí việc nhận cha, me, con.
- Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt,
trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết.
- Cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và
quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp
cho mỗi bên một bản chính quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Bản
sao quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên.
- Bổ sung, cải chính sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh của người
con:
+ Căn cứ vào quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, UBND cấp
xã, nơi đã đăng ký khai sinh cho người con ghi bổ sung phần khai về cha, mẹ
trong sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh của người con (nếu phần
khai về cha, mẹ trước đây để trống).
+ Trường hợp sổ đăng ký khai sinh đã chuyển lưu 1 quyển tại UBND
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thì UBND cấp xã thông báo cho
UBND cấp huyện để ghi tiếp việc bổ sung. Trường hợp phần khai về cha, mẹ
trong sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh của người con đã ghi tên
người khác, không phải là cha, mẹ đẻ, thì đương sự phải làm thủ tục cải chính
theo quy định.
Nhóm 5 – Lớp N04-TL2 KNTVTLVHN&GĐ
15
Thứ 5, có một vài lưu ý trong trường hợp bạn như sau:
- Nếu tính thời điểm hiện nay chị có thai 4 tháng mà chị vẫn chưa tròn 16
tuổi hoặc ngày chị bắt đầu có thai chị đang trong độ tuổi dưới 16 tuổi nhưng
hiện tại chị đang có thai 4 tháng đã đủ hoặc lớn hơn 16 tuổi, và bạn trai đủ 18
tuối thì bạn trai của sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự xử về Tội giao cấu
với trẻ em theo quy định tại Điều 115 Bộ Luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung
2009.
- Trong trường hợp chị muốn ghi tên của bạn trai vào giấy đăng kí khai
sinh cho con nhưng bạn trai không đồng ý, chị có thể khởi kiện bạn trai ra Tòa
án để giải quyết tranh chấp về xác định cha cho con.
C- KẾT LUẬN
Có thể thấy, từ trước đến nay, kết hôn sớm trong đó có tảo hôn luôn là
một vấn đề gây nhiều hệ lụy cho bản thân, gia đình, xã hội. Kết hôn sớm để
tránh bị bạo lực gia đình lại càng là một việc làm không nên. Vì vậy, trên đây là
phần tư vấn cho đương sự đề họ nắm được các quy định của pháp luật, hiểu rõ
được quyền lợi, nghĩa vụ cũng như các hệ lụy trước khi đương sự lựa chọn phát
sinh một quan hệ pháp luật. Chỉ bằng cách hiểu biết pháp luật thì chúng ta mới
có thể cân nhắc để lựa chọn một cách giải quyết đúng đắn. Hy vọng phần tư vấn
trên sẽ giúp ích cho đương sự.
Nhóm 5 – Lớp N04-TL2 KNTVTLVHN&GĐ
16
MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
2.
Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 2004;
3.
Bộ luật dân sự năm 2005;
4.
Luật hộ tịch năm 2014;
5. Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 về việc quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư
Nhóm 5 – Lớp N04-TL2 KNTVTLVHN&GĐ
17
pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp,
hợp tác xã;
6. Nghị định Số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Hộ tịch;
7. Nghị định 71/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
8.
Một số trang web:
•
/>ItemID=1951
•
/>
•
/>
Nhóm 5 – Lớp N04-TL2 KNTVTLVHN&GĐ
18