Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Xác định được các yếu tố liên quan đến năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcom Bank)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.88 KB, 22 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1/Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ
nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt
Nam (Techcom Bank)

2/ Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong trong phạm vi nhất định về mặt thời
gian, không gian và lãnh vực nghiên cứu.
Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2010-2015
Phạm vi không gian: Hệ thống Ngân Hàng Quốc Doanh và TMCP tại Việt Nam
Lãnh vực nghiên cứu: Ngân hàng

3/ Mục đích và mục tiêu nghiên cứu:
3.1/Mục đích nghiên cứu:
Mục đích: là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong nghiên cứu mà người nghiên
cứu mong muốn để hoàn thành, nhưng thường thì mục đích khó có thể đo lường hay định lượng.
Nói cách khác, mục đích là sự sắp đặt công việc hay điều gì đó được đưa ra trong nghiên cứu. Mục
đích trả lời câu hỏi "nhằm vào việc gì?", hoặc "để phục vụ cho điều gì?" và mang ý nghĩa thực tiển
của nghiên cứu, nhắm đến đối tượng phục vụ sản xuất, nghiên cứu.
Mục đích của đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
(Techcom Bank)
3.2/ Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu: là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn
thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được.
Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch
nghiên cứu đã đưa ra, và là điều mà kết quả phải đạt được. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?”.
1



Mục tiêu của đề tài: có 2 mục tiêu
Xác định được các yếu tố liên quan đến năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương
Việt Nam (Techcom Bank)
Xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố từ đó xây dựng chiến lược phát triển phù hợp cho
Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcom Bank)

4/ Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:
4.1/ Khách thể nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu là hệ thống sự vật tồn tại khách quan trong các mối liên hệ mà người nghiên
cứu cần khám phá, là vật mang đối tượng nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu chính là nơi chứa
đựng những câu hỏi mà người nghiên cứu cần tìm câu trả lời.
Khách thể nghiên cứu của đề tài: Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcom Bank)
4.2/ Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là bản chất sự vật hoặc hiện tượng cần được xem xét và làm rõ trong nhiệm
vụ nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Năng lực cạnh tranh

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP
KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

2


1.1. Tổng quan tình hình kinh tế thế giới – Việt Nam trong thời gian qua
Đã bước qua năm 2015 nhưng châu Âu vẫn chìm trong khủng hoảng nợ, Trung
Quốc và Mỹ tăng trưởng chậm chạp, nước Nhật chưa hoàn toàn phục hồi sau thảm họa
động đất, sóng thần hồi đầu năm, lạm phát hoành hành ở khắp mọi nơi. Triển vọng kinh tế
toàn cầu 2016 sẽ là rất bấp bênh.

Nhìn lại năm 2015 một năm khó khăn với nền kinh tế toàn cầu. Tại Mỹ - nền kinh
tế hùng mạnh nhất thế giới lần đầu tiên bị hãng thẩm định tài chính quốc tế S&P hạ cấp tín
nhiệm tín dụng từ mức AAA xuống mức AA+. Vì không muốn rơi vào cảnh vỡ nợ, sau Hy
Lạp và Ailen, Bồ Đào Nha đã phải ngửa tay cầu viện, chấp nhận những điều kiện ngặt
nghèo bên cho vay đưa ra. Danh sách những nước rơi vào khủng hoảng nợ công châu Âu
còn có thể kéo dài với những cái tên nằm trong nhóm nguy cơ cao như Italia, Tây Ban
Nha.
Các nền kinh tế mới nổi, vốn được coi là động lực tăng trưởng toàn cầu, cũng “lao
đao” vì vấn đề tài chính của phương Tây. Nợ công của Châu Âu và chính sách siết chặt tài
chính ở Mỹ đang thu hẹp thị trường xuất khẩu của Trung Quốc, trong khi bản thân Bắc
Kinh cũng đang đối mặt với các vấn đề của chính mình như lạm phát cao, chi tiêu tiêu
dùng hạn hẹp, nợ xấu của các địa phương.
Trong khi đó tỉ lệ thất nghiệp ở các nước Châu Âu và Mỹ vẫn duy trì ở mức cao,
lạm phát tăng cao, đời sống khó khăn nên nhiều cuộc biểu tình của dân chúng đã nổ ra ở
nhiều nước. Và việc tiền tệ mất giá là một trong những vấn đề lớn. Các quốc gia không thể
đồng loạt giảm giá tiền tệ và cải thiện cán cân xuất khẩu. Bởi vậy, mỗi quyết định của một
quốc gia sẽ tác động đến nhiều đối tác thương mại toàn cầu và chắc chắn sẽ vấp phải
những phản đối không nhỏ.
Trong bối cảnh lạm phát, hầu hết các quốc gia lựa chọn chính sách thắt chặt tiền tệ
để kiềm chế tốc độ tăng phi mã của chỉ số này.Tuy nhiên, những chính sách tiền tệ (CSTT)
đang ngày càng trở nên ít hiệu quả hơn.Vấn đề này đã thực sự nghiêm trọng đối với những
nền kinh tế phát triển và cũng là vấn đề khó đối với các quốc gia còn lại.
Và nền kinh tế Việt Nam trong năm 2015 cũng đối mặt với một loạt khó khăn và
thách thức: lạm phát tăng trở lại; kinh tế vĩ mô còn nhiều bất ổn; lãi suất tăng cao; doanh
nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh do tín dụng thu hẹp; tỷ giá có những
thời điểm biến động phức tạp, đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài có chiều hướng
chững lại do các chính sách thắt chặt tiền tệ và đầu tư công…Bằng việc triển khai đồng bộ
các giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội
theo Nghị quyết số 11/NQ - CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ; nhờ vậy, từ giữa năm
kinh tế vĩ mô đã có chuyển biến tích cực, lạm phát dần được kiểm soát, cán cân thanh toán

quốc tế được cải thiện…Và trong năm 2015, ngành ngân hàng cũng phải đối mặt với
không ít khó khăn, thử thách như: nợ xấu tăng cao, thanh khoản căng thẳng ở một số ngân
hàng, lãi suất, tỷ giá và giá vàng biến động phức tạp. Trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Chính
phủ, NHNN đã kịp thời có các giải pháp quyết liệt nhằm ổn định thị trường tiền tệ, kiểm
soát tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, tăng cường các biện pháp thanh tra, giám sát, bảo
đảm an toàn hoạt động ngân hàng. NHNN chủ trương tái cơ cấu hệ thống ngân hàng bằng
việc hợp nhất, sáp nhập các ngân hàng hoạt động yếu kém, nhằm đảm bảo tính minh bạch
của toàn hệ thống.


1.2. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Techcombank có cổ đông chiến lược là ngân hàng HSBC với 20% cổ phần. Với
mạng lưới hơn 300 chi nhánh, phòng giao dịch trên 44 tỉnh và thành phố trong cả nước, dự
kiến đến cuối năm 2015, Techcombank sẽ tiếp tục mở rộng, nâng tổng số Chi nhánh và
Phòng giao dịch lên trên 360 điểm trên toàn quốc. Techcombank còn là ngân hàng đầu tiên
và duy nhất được Financial Insights tặng danh hiệu Ngân hàng dẫn đầu về giải pháp và ứng
dụng công nghệ. Hiện tại, với đội ngũ nhân viên lên tới trên 7.800 người, Techcombank
luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ dành cho khách hàng. Techcombank hiện
phục vụ trên 2,3 triệu khách hàng cá nhân, trên 66 .000 khách hàng doanh nghiệp.
Trong những năm qua, Techcombank luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên 8%. Đặc
biệt là tỷ lệ nợ xấu trong những năm qua luôn dưới 3%. Điều này đã khẳng định tính chất
an toàn và hiệu quả của Techcombank.
TẦM NHÌN: Trở thành ngân hàng và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam


SỨ MỆNH:
Trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy nhất của khách
hàng nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng và dựa trên




cơ sở luôn coi khách hàng làm trọng tâm.
Tạo dựng cho cán bộ nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất với nhiều cơ



hội để phát triển năng lực, đóng góp giá trị và tạo dựng sự nghiệp thành đạt.
Mang lại cho cổ đông những lợi ích hấp dẫn, lâu dài thông qua việc triển khai
một chiến lược phát triển kinh doanh nhanh mạnh song song với việc áp dụng các thông lệ
quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế.
GIÁ TRỊ CỐT LÕI:
Giá trị Techcombank cam kết mang lại cho khách hàng trong nhiều năm qua.
1. Khách hàng là trên hết có nghĩa là mỗi việc chúng ta làm chỉ có giá trị khi thực sự
mang lại lợi ích cho khách hàng, đồng nghiệp.
2. Liên tục cải tiến để luôn dẫn đầu.
3. Tinh thần phối hợp vì ở Techcombank, bạn sẽ không có kết quả tốt nếu không phối
hợp.
4. Phát triển nhân lực vì con người với năng lực cao sẽ tạo lợi thế cạnh tranh và thành
công vượt trội cho tổ chức.
5. Cam kết hành động để vượt qua khó khăn và đạt được thành công lớn.

Sau đây là một số cột mốc đáng chú ý của Techcombank :




1994 – 1995: Thành lập Chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá
trình phát triển nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn.




1998: Trụ sở chính được chuyển sang Toà nhà Techcombank, 15 Đào Duy Từ, Hà
Nội.



2001 : Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu
trên thế giới Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm Ngân
hàng GLOBUS cho toàn hệ thống Techcombank nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn
nhu cầu của khách hàng.



2003: Triển khai thành công hệ thống phần mềm Globus trên toàn hệ thống vào
ngày 16/12/2003. Tiến hành xây dựng một biểu tượng mới cho ngân hàng.



2004: Ngày 13/12/2004 Ký hợp đồng mua phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ
với Compass Plus.



Ngày 03/12/2005: Nâng cấp hệ thống phần mềm Globus sang phiên bản mới nhất
Tenemos T24 R5.



Tháng 8/2006: Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã công bố

xếp hạng tín nhiệm của Techcombank, ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam
được xếp hạng bởi Moody’s.



Tháng 8/2006: Đại hội cổ đông thường niên thông qua kế hoạch 2006 – 2010; Liên
kết cung cấp các sản phẩm Bancassurance với Bảo Việt Nhân Thọ.



2007: HSBC tăng phần vốn góp lên 15% và trực tiếp hỗ trợ tích cực trong quá trình
hoạt động của Techcombank.



2008 Ra mắt Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Techcombank AMC



Tháng 09/2008: Tăng tỷ lệ sở hữu của đối tác chiến lược HSBC từ 15% lên 20%



2009: Bắt đầu khởi động chiến lược chuyển đổi với sự hỗ trợ của nhà tư vấn hàng
đầu thế giới McKinsey.



2010: Triển khai các chương trình chuyển đổi chiến lược tổng thể, công bố tầm
nhìn sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của Techcombank. Đồng thời thực hiện việc tái

cấu trúc mô mình kinh doanh và quản lý và chuyển đổi văn hóa doanh nghiệp



Năm 2012: Chuyển hội sở tới tòa nhà Vincom, trung tâm thủ đô Hà Nội.Nhận 20
giải thưởng quốc tế trong vòng 2 năm, đáng chú ý là các giải thưởng Ngân hàng tốt
nhất Việt Nam được trao bởi The Asset, the Asian banker.



Năm 2013: Ra mắt hội sở miền Nam tại tòa nhà hạng A trung tâm TPHCM , số 911 Tôn Đức Thắng, thể hiện sự cam kết cung cấp sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho
khách hàng miền Nam

1.2.2. Các danh hiệu đạt được
Trong quá trình xây dựng và phát triển,với những nỗ lực không ngừng nhằm cài
tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, đồng
thời đầu tư không ngừng vào công nghệ, cũng như các hoạt động từ thiện đóng góp cho xã
hội và phát triển thương hiệu, Techcom Bank đã vinh dự nhận được sự ghi nhận xứng đáng
từ cộng đồng thông qua các giải thưởng và danh vị cao quý như:“Thương mại Dịch vụ -


Top Trade Services 2007” - giải thưởng dành cho những doanh nghiệp tiêu biểu, hoạt động
trong 11 lĩnh vực Thương mại Dịch vụ mà Việt Nam cam kết thực hiện khi gia nhập WTO
do Bộ Công thương trao tặng, Ngân hàng xuất sắc trong hoạt động thanh toán quốc tế” do
ngân hàng Wachovina trao tặng năm 2009, giải thưởng “Ngôi sao quốc tế dẫn đầu về quản
lý chất lượng” (International Star for Leadership in Quality Award) do BID – Tổ chức
Sáng kiến Doanh nghiệp quốc tế trao tặng năm 2010, “The Best Bank in Vietnam” - Ngân
hàng tốt nhất Việt Nam năm 2011; “The Best Cash Management Bank in Vietnam” - Ngân
hàng quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam năm 2012 và “The Best Trade Bank in Vietnam” Ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2013 do Tạp chí Alpha South East
Asia trao tặng và nhiều giải thưởng quốc tế danh giá được trao tặng năm 2014.

1.2.3. Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu
Techcombank phấn đấu trở thành một NHTM đa năng hàng đầu Việt Nam, với tầm
nhìn trở thành “Ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam” dựa trên nền tảng
công nghệ hiện đại với nguồn nhân lực chuyên nghiệp đầy tâm huyết, các kênh phân phối
đa dạng cùng các sản phẩm phong phú và năng động của một ngân hàng hiện đại.
Các sản phẩm dịch vụ chính của Techcombank gồm:
- Dịch vụ cho Khách hàng cá nhân: Nhóm sản phẩm tài khoản, Nhóm sản phẩm tiết

kiệm, Nhóm sản phẩm thẻ, Nhóm sản phẩm cho vay, Kênh giao dịch đa dạng.
- Dịch vụ cho Khách hàng doanh nghiệp:Tiền gửi, tín dụng, quản lý tiền tệ và thanh
khoản,tài trợ thương mại và bảo lãnh,thanh toán quốc tế, ngoại hối và phòng ngừa rủi ro.
- Sản phẩm - dịch vụ khác: Dịch vụ Ngân hàng điện tử và các dịch vụ khác.

Các sản phẩm, dịch vụ trên được phân loại thành các mảng hoạt động kinh doanh
chính sau: Hoạt động huy động vốn; Hoạt động tín dụng; Hoạt động cung ứng dịch vụ
ngân hàng; Hoạt động kinh doanh ngoại hối; Hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng
khoán; Hoạt động khác.


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM


Tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng có nhiều bước tiến vượt bậc về quy mô, mạng
lưới hoạt động, công nghệ, vốn…hiệu quả và chất lượng hoạt động được cải thiện đáng
kể.Với chủ trương phát triển thị trường tài chính tiền tệ của Chính phủ, ngành ngân hàng
luôn được tạo điều kiện để tự thân phát triển và tiếp cận với trình độ hiện đại của thế giới.
Tình hình cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng ngày càng khắc nghiệt hơn.Tương
quan lợi thế giữa khối NHTM quốc doanh và ngoài quốc doanh dần được rút ngắn, thể
hiện qua sự vươn lên của một số ngân hàng cổ phần và sự có mặt ngày càng nhiều chi

nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Hệ thống ngân hàng chịu sự cạnh tranh gay gắt
từ các định chế tài chính khác: công ty tài chính, quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ phát triển, công ty
bảo hiểm…Đến cuối năm 2015, sau gần 10 năm chấn chỉnh, củng cố, đổi mới, phát triển,
nâng cao năng lực cạnh tranh...hệ thống ngân hàng Việt Nam bao gồm 1 ngân hàng phát
triển, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 5 NHTM nhà nước (kể cả 2 NHTM nhà nước đã
được cổ phần hóa có cổ phần chi phối của Nhà nước), 37 NHTM cổ phần, 50 chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 18
công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính, 1 Quỹ tín dụng Trung ương, 1.083 quỹ tín
dụng nhân dân cơ sở và 1 tổ chức tài chính vi mô.
Đến cuối tháng 2 năm 2016, NHNN đã tiến hành phân loại TCTD thành 4 nhóm và
giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng nhóm một. Tiêu chí phân loại nhóm các ngân
hàng căn cứ theo quy mô vốn, chất lượng tài sản Nợ - Có, năng lực quản trị điều hành, chất
lượng hoạt động, quản trị rủi ro, năng lực của người đứng đầu TCTD, việc tuân thủ các
quy định trong quá trình hoạt động…Với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của nhóm 1 tối đa là
17%, nhóm 2 tăng trưởng tối đa 15%, nhóm 3 tăng trưởng tối đa 8% và nhóm 4 không
được tăng trưởng. Trong đó, nhóm 1 là những TCTD hoạt động tương đối an toàn, ổn định.
Nhóm 2 và 3 cũng dựa trên các tiêu chí đó nhưng ở mức thấp hơn, còn các ngân hàng mất
khả năng thanh toán, nguy cơ đổ vỡ, đang phải cơ cấu lại sẽ không cho tăng trưởng tín
dụng được xếp vào nhóm 4, nhóm thấp nhất theo phân loại của NHNN. Các ngân hàng
thuộc nhóm 4 có nhiệm vụ tập trung thu hồi nợ cũ và cho vay một số khoản mới nhưng
không làm tăng tín dụng. Và sự phân nhóm này tạo ra một sự cạnh tranh giữa các ngân
hàng, qua vị trí đã được phân nhóm. Các ngân hàng sẽ phải tập trung đến việc quản lý
thanh khoản, quản trị rủi ro, kiểm soát tăng trưởng tín dụng, kiềm chế nợ xấu…để có chất
lượng hoạt động tốt nhất, để củng cố vị trí nếu đã tốt và cải thiện nếu chưa tốt. Theo đó:
Bảng 2.1 :Bảng phân nhóm các NHTM
Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Habubank

Nhóm 4

1

Vietcombank

DongAbank

TrustBank

2

BIDV

NamAbank

VietABank

3

Vietinbank

DaiAbank

GPBank

4


ACB

Southernbank

Tienphongbank

5

Sacombank

OCB

SCB

6

Eximbank

ABBank

Saigonbank


7

Techcombank

PG bank

8


VPbank

KienLongbank

9

VIB

Lienvietpostbank

10

SeAbank

BaoVietbank

11

MaritimeBank

MDB

12

MHB

OceanBank

13


MB

Navibank

14

Agribank

Westernbank

15

SHB

VietCapitalBank

16

BacABank

(Nguồn: Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng tháng 4/2016 của Vietinbankcapital)
Còn Ngân hàng Phát triển TP.HCM (HDBank) chỉ được phép tăng trưởng tín dụng
tối đa 10% do vi phạm trần lãi suất huy động 2015.
Chính sự chia nhóm các ngân hàng giúp xác định đối thủ cạnh tranh của Maritime
Bank là các ngân hàng thuộc Nhóm 1 - Những ngân hàng hoạt động tương đối lành mạnh,
an toàn được tăng chỉ tiêu tín dụng với mức cao nhất. Do đó, để xét thực trạng năng lực
cạnh tranh của Techcombank thì ta sẽ so sánh các chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh của
Techcombank với các đối thủ cạnh tranh này.
2.1. Về năng lực tài chính

2.1.1 Vốn tự có
Vốn tự có là yếu tố tạo nên sức mạnh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị
trường, vì nó thể hiện năng lực tài chính vốn tự có của chính bản thân NHTM.Vốn tự có
không chỉ là cơ sở, là tiền đề để phát triển các nguồn vốn khác mà còn đóng vai trò quan
trọng trong việc bảo vệ ngân hàng trước những rủi ro, các chủ nợ (người gửi tiền).Chính vì
vậy, trong quá trình hoạt động của mình, các NHTM đều quan tâm đến việc tăng vốn tự có.
Do vốn điều lệ chiếm phần lớn trong vốn tự có của ngân hàng nên ở bài khóa luận
này tập trung phân tích đánh giá năng lực tài chính về vốn tự có của ngân hàng thông qua
việc phân tích, đánh giá vốn điều lệ.
Được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, trải qua 18 năm
hoạt động, đến nay Techcombank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ
phần hàng đầu Việt Nam, nguồn vốn điều lệ tăng mạnh một cách rõ rệt. Đến năm 2015,
Techcombank trở thành một trong mười ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt
Nam với số vốn đều lệ gần gấp 3 lần so với con số 3000 tỷ đồng - mức vốn pháp định của
các NHTM cổ phần phải đạt được vào ngày 31 tháng 12 năm 2015 theo Nghị định số
10/2015/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 141/2006/NĐ-CP
về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các TCTD.
Biểu đồ 2.2: Quá trình tăng vốn điều lệ qua các năm của Techcombank
(ĐVT: Tỷ đồng)


(Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank qua các năm)
Nguồn vốn điều lệ của Techcombank tăng mạnh qua các năm. Trải qua hơn 18 năm
hoạt động,vốn điểu lệ của Techcombank tăng lên 440 lần. Tính đến cuối năm 2009 vốn
điều lệ đã là 5.400 tỷ đồng. Sau đó tới cuối năm 2015 thì con số này đã lên tới 8.788 tỷ
đồng. Lý do tăng vốn là nhằm giải quyết bài toán nâng cao năng lực tài chính và chất
lượng dịch vụ để tiếp cận theo các tiêu chuẩn quốc tế, buộc phải bổ sung thêm vốn, nhằm
nâng cao tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn Basel; đồng thời thu hẹp khoảng cách
về năng lực tài chính, công nghệ của các NHTM Việt Nam với NHTM trong khu vực; tăng
vốn là để có đủ chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ phát triển mạng lưới tranh thủ

chiếm lĩnh thị phần. Do vậy, việc tăng vốn điều lệ là một việc làm tất yếu, vì nếu quy mô
vốn ít sẽ rất khó nâng cao năng lực cạnh tranh trên sân chơi tự do. Vốn ít đồng nghĩa chấp
nhận tụt hậu trong cuộc cạnh tranh khốc liệt hiện nay.Hơn nữa ít vốn thì không thể nào mở
rộng kinh doanh, phát triển công nghệ và đa dạng hoá sản phẩm.
Biểu đồ 2.3: Vốn điều lệ của một số NHTM năm 2015
( ĐVT: Tỷ đồng )

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng năm 2015)
Ngoài bốn NHTM Nhà nước có vốn lớn nhất (BIDV, VietinBank và Vietcombank
tuy đã cổ phần hóa nhưng cổ đông Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối) thì so với các
NHTM cổ phần khác thì Techcombank có vốn điều lệ khá lớn, với lợi thế này sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh và phục vụ cho nhu cầu mở rộng
mạng lưới kinh doanh cũng như dự định đầu tư phát triển công nghệ, nhân sự. Trong năm
2016, vốn điều lệ của Techcombank sẽ tăng lên mức 8.848 tỷ đồng. Điều đó sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho Techcombank nâng cao năng lực hoạt động, khả năng cạnh tranh, tạo cơ
sở bứt phá, phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả. Đồng thời, việc tăng vốn điều lệ sẽ tạo
nguồn cổ phiếu để tặng thưởng cho cán bộ nhân viên có thành tích xuất sắc. Đây là một
chính sách quan trọng của ngân hàng nhằm duy trì, phát triển nguồn nhân lực có trình độ
cao, dày dạn kinh nghiệm, có tầm nhìn xa để chuẩn bị cho hành trình phát triển cũng như
thành công xa hơn của Techcombank trong 10 năm tới.


1.3.1.2. Khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của ngân hàng, đồng thời
cũng phản ánh một phần kết quả cạnh tranh của ngân hàng. Thường thì chỉ số được quan
tâm để đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là ROA (tỷ suất lợi nhuận
trên tổng tài sản có) và ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu). Trong đó, chỉ tiêu
ROA cho thấy chất lượng của công tác quản lý tài sản Có trong ngân hàng.ROA càng lớn
cho thấy công tác quản trị tài sản Có tốt và ngược lại.Còn chỉ tiêu ROE cho thấy hiệu quả
sử dụng vốn của ngân hàng, khả năng sinh lời trên một đồng vốn của ngân hàng càng lớn,

chứng tỏ hiệu suất và hiệu quả sử dụng đồng vốn trong ngân hàng đó càng cao.
Mặc dù trong năm 2015 - một năm kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều ngân hàng
vẫn công bố những con số lãi ngất ngưởng .Tuy nhiên, đó không phải toàn bộ bức tranh.
Thực tế là không ít ngân hàng đang chứng kiến lãi giảm, thậm chí giảm khá mạnh, đã có
nhiều ngân hàng không thể duy trì đà tăng trưởng như mong muốn.Tình trạng này xảy ra
không chỉ ở các ngân hàng nhỏ mà được ghi nhận tại cả những nhà băng thuộc nhóm G12
(gồm 12 NHTM lớn nhất). Theo báo cáo tài chính năm 2015 được kiểm toán bởi KPMG
thì lợi nhuận trước thuế của ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) chỉ đạt 848,9 tỷ đồng, giảm
gần 20% so với mức 1.051,23 tỷ đồng trong năm 2010 và chưa bằng một nửa mục tiêu
1.847 tỷ đồng được thông qua ĐHCĐ năm 2015. Và sự giảm mạnh này cũng thấy tại ngân
hàng Bảo Việt, năm 2015 lợi nhuận của ngân hàng này giảm tới 35,2%, chỉ đạt xấp xỉ
115,12 tỷ đồng, giảm 62,6 tỷ đồng so với mức 177,72 tỷ đồng của năm 2010. Dù vậy đây
vẫn chưa phải là ngân hàng gặp nhiều khó khăn nhất.Với mức giảm lợi nhuận hơn 50%,
ngân hàng Phương Nam mới đang là nhà băng có mức lợi nhuận sụt giảm mạnh nhất. Theo
báo cáo tài chính hợp nhất năm 2015, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này chỉ còn
248,4 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ năm trước, con số này là 532,2 tỷ đồng.
Trong Quý 4/2010, Techcombank đạt 1010,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng
98,4% so với mức 509,4 tỷ của Quý 4/2009. Lũy kế cả năm, LNST của Techcombank đạt
xấp xỉ 2.603 tỷ đồng, tăng 21,3% so với mức 1.700 tỷ đồng của năm 2009.Lợi nhuận sau
thuế năm 2015 của Techcombank cũng tăng trưởng khá mạnh với 51,5%, đạt mức 3.141 tỷ
đồng so với mức 2.073 tỷ đồng trong cùng kì năm 2010
Như vậy, sau năm 2010 khó khăn về lợi nhuận (không hoàn thành chỉ tiêu cả năm
dù đã có điều chỉnh), năm 2015 Techcombank đã có sự trở lại ấn tượng với vị thế là một
trong ba ngân hàng thương mại cổ phần dẫn đầu trong hệ thống (xét ở quy mô vốn, tổng tài
sản và lợi nhuận, không tính khối quốc doanh đã cổ phần), bên cạnh Ngân hàng Á châu
(ACB) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank).
Bảng 1.4: Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của Techcombank.
Chỉ tiêu

ĐVT


Vốn điều lệ
Vốn và các quỹ

Tỷ đồng

Năm 2008
3.165

Năm 2009
5.400

Năm 2010
6.932

Năm 2015
8.788

Triệu đồng

5.615.554

7.323.826

9.389.161

12.515.802

Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng


1.173.229

1.700.169

2.072.755

3.153.766

59.390.39
2
1,98%

92.581.50
4
1,84%

Tổng Tài sản

Triệu đồng

ROA

%

150.291.215 180.531.163
1,38%

1,75%



ROE

%

20,89%

23,21%

22,08%

25,20%

(Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm của Techcombank)
ROE và ROA các năm của Techcombank trong những năm qua luôn tốt. Năm
2009, ROE đạt 23,21%; năm 2010 là 22,08% , đến năm 2015 ROE là 25,2%.Năm 2015
đánh giá một năm đột phá trong hoạt động ngân hàng của Techcombank sau 18 năm phát
triển vững mạnh và ổn định ; ghi nhận kết quả tốt nhất của Techcombank trong lịch sử hoạt
động của mình trước tình hình bất ổn của nền kinh tế thế giới và tình hình phức tạp của nền
kinh tế trong nước.Sự thành công ấn tượng này không chỉ là một thành tích riêng lẻ mà sự
hợp thành của những kết quả và nỗ lực vượt trội. Techcombank cho triển khai chương trình
chăm sóc khách hàng dành cho hầu hết các sản phẩm tài chính cá nhân của ngân hàng giúp
ngân hàng chiếm được cảm tình cũng như sự tín nhiệm và lòng trung thành của khách
hàng, với mạng lưới sâu rộng, công nghệ tiên tiến nhất, cùng với kết quả kinh doanh vượt
trội qua các năm, ngân hàng đã thu hút 2,3 triệu khách, LNTT 4.221 tỷ đồng, nắm giữ vị trí
thứ nhất trong số các ngân hàng TMCP.
ROA và ROE trung bình của ngành ngân hàng 2015 là khoảng 1,2% và 15%. Nếu
so sánh hai chỉ số ROE và ROA của ngành ngân hàng với 21 ngành khác của nền kinh tế,
ROE của ngành ngân hàng chỉ ở mức trung bình (thứ 11/21), còn ROA thì ở mức thấp
nhất. Nếu so sánh với hệ thống ngân hàng ở các nước trong khu vực thì chỉ số ROA, ROE
của ngân hàng Việt Nam cũng còn “khiêm tốn”. Bởi, hệ số ROA bình quân của họ ở mức

4% - 6%, trong khi ở Việt Nam là hơn 0,8%; còn chỉ số ROE của các ngân hàng khu vực
Đông Nam Á là từ 14% - 15% và thế giới thường ở mức 17%.
Biểu đồ 1.5: ROA và ROE của một số ngân hàng năm 2015
( Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2015 của các ngân hàng)
1.3.1.3. Độ an toàn
Theo yêu cầu của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN của NHNN, các TCTD cần duy
trì tỷ lệ an toàn tối thiểu ở mức 9%. Hiện tại, nhiều NHTM Việt Nam có tỷ lệ an toàn vốn
nói trên phổ biến từ 8% - 11%. Trong khi đó, nhìn ra quốc tế cho thấy nhiều nước đã cho
áp dụng Basel II theo mức an toàn vốn tối thiểu là 12%. Do vậy, để bảo đảm tỷ lệ an toàn
vốn theo quy định đòi hỏi các TCTD là phải tăng vốn.
Năm 2015, Techcombank đã tăng vốn điều lệ từ 6.932 tỷ đồng lên 8.788 tỷ đồng
nhằm đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định. Hệ số CAR 2015 của Techcombank là
11,43%.
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ CAR của một số ngân hàng qua các năm


(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2015 của các ngân hàng)
Một số ngân hàng có hệ số CAR cao như SHB (13,37%), STB (13,18%), EIB
(12,94%). Điều này thể hiện mức độ an toàn cao của các tài sản ngân hàng trước các rủi ro
tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh đặc biệt trong điều kiện kinh tế bất ổn như hiện nay.
Và những NHTM lớn như: Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Sacombank, …đạt được
thành công trong việc nâng tỷ lệ CAR lên 9% vào năm 2015.Và Techcombank cũng đã
làm được điều đó. Ngay cả Agribank là ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu rất lớn cũng
như một số ngân hàng nhỏ đều không đạt được tỷ lệ tối thiểu này. Nếu so sánh hệ số CAR
của các NHTM Việt Nam so với khu vực thì còn thấp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương
thì CAR bình quân hiện nay là 13,1%, của khu vực Đông Á là 12,3% (CAR của Thái Lan
là 16%, CAR của Malaysia là 14,6%).
1.3.1.4. Chất lượng tài sản có
Nội dung hoạt động chủ yếu của một ngân hàng thể hiện ở phía tài sản Có thể hiện
trên bảng cân đối kế toán của nó. Quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản Có quyết định sự

tồn tại và phát triển của ngân hàng.Chất lượng tài sản Có là chỉ tiêu tổng hợp nói lên chất
lượng quản lý, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và triển vọng bền vững của một
ngân hàng. Phần lớn rủi ro trong hoạt động ngân hàng đều tập trung ở phía tài sản của nó,
nên cùng với việc đảm bảo có đủ vốn thì vấn đề nâng cao chất lượng tài sản Có là yếu tố
quan trọng đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn. Tỷ lệ nợ xấu là một tiêu chí cơ bản
để xem xét chất lượng tài sản của một ngân hàng.
Biểu đồ 1.7: Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng (2010 & 2015).


(Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm của các ngân hàng)
Tỷ lệ nợ xấu trung bình của ngành ngân hàng năm 2015 ở mức 3,3% trên tổng dư
nợ, cao hơn mức 2,14% vào cuối năm 2010.
Năm 2015, tỷ lệ nợ xấu của Techcombank là 2,83%, có tăng so với năm 2010
nhưng vẫn nằm trong mức dưới 3% theo quy định của NHNN. Hầu hết tỷ lệ nợ xấu cũng
như nợ nhóm 2 của các ngân hàng đã tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Riêng
HabuBank, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh từ 2,39% năm 2010 lên 4,69% năm 2015.
Giai đoạn 2009 - 2015 tăng trưởng tín dụng nóng cùng với việc cho vay lỏng lẻo đã
khiến cho tỷ lệ nợ xấu ngân hàng gia tăng. Các NHTM trong năm 2015 phải đối mặt với
rất nhiều khó khăn trong hoat động tín dụng, đặc biệt là thu hồi nợ từ phía khách hàng. Khi
kinh tế khó khăn, doanh nghiệp làm ăn bế tắc trước khủng hoảng và lạm phát, chi phí vào
tăng, đầu ra khó. Trong đó, một trong những khó khăn đẩy doanh nghiệp đến đường cùng
chính là sự gia tăng của lãi suất cho vay từ phía ngân hàng.Các ngân hàng đẩy mạnh lãi
suất huy động cao và đưa lãi suất cho vay lên mức 20% - 25%. Khó khăn với thị trường
chung, doanh nghiệp không có được sự hỗ trợ nào mà còn bị bồi thêm chi phí vốn tăng cao
nên sản xuất càng bế tắc. Đã có hàng ngàn doanh nghiệp phá sản và hàng chục ngàn doanh
nghiệp khác suy giảm sản xuất, hàng loạt doanh nghiệp tạm đóng cửa hay cầm chừng chờ
thời...Tất nhiên, khi doanh nghiệp không hoạt động, không có lợi nhuận thì không có khả
năng thanh toán nợ ngân hàng.Và những khoản vay của họ lần lượt được thành các khoản
nợ xấu.


1.3.2. Về năng lực hoạt động
1.3.2.1. Huy động vốn
Techcombank là Ngân hàng có sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhu cầu của dân cư
và tổ chức tín dụng cả bằng ngoại tệ và nội tệ và tập trung huy động vốn từ hai thị trường.


Thị trường I: huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư và thị trường II: huy động vốn từ
tổ chức tín dụng và các định chế tài chính.
Biểu đồ 2.8: Tình hình huy động vốn của Techcombank từ 2009 – 2015
(ĐVT: Triệu đồng)

( Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm của Techcombank)
Tính đến cuối năm 2015 huy động vốn thị trường I, gồm cả phát hành trái phiếu đạt
88,648 tỷ đồng (huy động tổ chức kinh tế và phát hành trái phiếu huy động vốn đạt 31,012
tỷ đồng, huy động dân cư đạt 57,636 tỷ đồng), chiếm 55,5% trong tổng nguồn vốn huy
động, cơ cấu nguồn vốn ổn định hợp lý, đáp ứng đủ nhu cầu vốn phục vụ kế hoạch phát
triển tín dụng và luôn tạo chủ động cho Techcombank trong hoạt động kinh doanh. Đồng
thời, Techcombank đã đầu tư hệ thống công nghệ tin học và công nghệ ngân hàng tiên tiến,
đảm bảo hoạt động an toàn nghiệp vụ và đó cũng là cơ sở thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi
trong dân cư.
Tiền gửi và tiền vay các TCTD năm 2015 là 48,133 tỷ đồng tăng 73,25% so với
đầu năm. Nguồn vốn này được Techcombank sử dụng chủ yếu tái đầu tư tiền gửi liên ngân
hàng và đầu tư tài chính khác nhằm đem lại lợi nhuận, đóng góp vào kết quả hoạt động của
Techcombank.


Biểu đồ 2.9: Cơ cấu huy động vốn của Techcombank

( Nguồn: BCTC hợp nhất qua các năm của Techcombank)
Cơ cấu huy động vốn của Techcombank có sự thay đổi lớn từ năm 2009 đến 2015

với sự dịch chuyển việc huy động vốn tập trung vào thị trường I (chiếm 80,2%, 65,3% và
55,5% trong lần lượt các năm từ 2009 đến 2015). So với năm 2010 thì năm 2015 tốc độ
tăng trưởng huy động vốn của khoản tiền gửi và vay của các TCTD tăng 73,24% (Phụ lục
1) và đồng thời tỷ trọng của khoản mục này đều lần lượt tăng qua các năm (chiếm 13,3%,
22,5% và 30,1% trong các năm từ 2009 đến 2015).Đây là sự thay đổi tích cực từ việc
Techcombank đẩy mạnh chiến lược nhằm tối đa hóa lợi ích cho khối kinh tế và dân cư.
Về thị phần huy động vốn, với bề dày lịch sử hoạt động và truyền thống quan hệ
khách hàng, có quy mô lớn, mạng lưới trải rộng thì trong các ngân hàng nhóm 1, khối
NHTM Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn như: Thị phần của VietinBank (CTG) là 18,4%,
BIDV chiếm 12,5%, VCB chiếm 10,6%.


Biểu đồ 2.10: Thị phần huy động vốn của các ngân hàng Nhóm 1

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng năm 2015)
Do đó, để nâng cao thị phần huy động vốn của mình so với các NHTM khác thì
Techcombank cần tiếp tục tăng cường đầu tư về mạng lưới, nhân sự và truyền thông, sẵn
sàng cạnh tranh toàn diện trong cung cấp sản phẩm và dịch vụ, cả về hình ảnh và chất
lượng, để đổi lấy sự hài lòng của khách hàng, tạo nền tảng cho thị phần.
1.3.2.2. Tín dụng và đầu tư
Hoạt động tín dụng trong năm 2015 được Techcombank triển khai trên nguyên
tắc tuân thủ Nghị quyết số 11/NQ - CP của Chính phủ nhằm tiếp tục kiềm chế lạm phát,
giữ ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm tốt vấn đề an sinh xã hội.Tổng dư nợ tín dụng của
Techcombank năm 2015 đạt 63,451 tỷ đồng, bằng 119,9% so với đầu năm, trong đó tín
dụng doanh nghiệp vẫn chiếm chủ đạo là 65% tổng dư nợ, đạt mức dư nợ cuối năm 41,217
tỷ đồng, bằng 120% so với đầu năm. Tín dụng cá nhân đạt mức dư nợ cuối năm 22,234 tỷ
đồng, bằng 120,8% so đầu năm. Chất lượng tín dụng vẫn luôn được đảm bảo, nợ xấu từ
nhóm 3 - 5 là 1,793 tỷ đồng, chiếm 2,83% trên tổng dư nợ.Phần lớn cho vay ngắn hạn
chiếm 56% dư nợ cho vay tương đương 35,587 tỷ đồng.



Biểu đồ 2.11: Tình hình tăng trưởng tín dụng của Techcombank từ năm 2009 -2015
(ĐVT: Triệu đồng)

(Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm của Techcombank)
Thay vì tập trung vào cho vay cá nhân như nhiều ngân hàng khác, Techcombank
dành toàn bộ sản phẩm phục vụ khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.Techcombank đã
xây dựng đội ngũ Giám đốc Quan hệ Khách hàng chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm để
phục vụ nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, với quy trình phê duyệt vốn vay mới và
Trung tâm xử lý tín dụng tập trung, Techcombank cũng rút ngắn quy trình phê duyệt vốn
vay xuống nhanh nhất có thể. Kỹ thuật đánh giá tài sản bảo đảm được cải tiến nhằm giúp
khách hàng được định giá công bằng hơn và được vay vốn nhiều hơn. Trong năm 2015,
tăng trưởng tín dụng của Techcombank tăng 19,9% so với năm 2010 và cao hơn so với
tăng trưởng tín dụng của toàn ngành (12% - 13%).
Tổng dư nợ tín dụng của toàn ngành ngân hàng đến cuối năm 2015 khoảng 2.580
nghìn tỷ đồng và dựa vào số liệu dư nợ tín dụng đến 31/12/2015 của các ngân hàng được
công bố trên báo cáo tài chính, ta có thể tính được thị phần dư nợ tín dụng của các ngân
hàng nhóm 1 như sau:


Biểu đồ 2.12: Thị phần dư nợ tín dụng của các ngân hàng 2015.

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng năm 2015)
Cũng giống như ở lĩnh vực huy động thì thị phần cho vay của khối NHTM Nhà
nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Theo đó, VietinBank (CTG) chiếm thị phần lớn nhất là
16,5% (đứng sau Agribank), BIDV chiếm 15,4%, VCB chiếm 11,7%...Như vậy, 4 ngân
hàng này đang thống lĩnh thị trường cho vay, khi mà tổng số ngân hàng của Việt Nam hiện
khoảng gần 40 ngân hàng và 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (theo số liệu của NHNN).
So với các ngân hàng Nhóm 1 thì thị phần tín dụng của Techcombank vẫn còn chưa cao,
chỉ chiếm 3,6%.

Năm 2015, Techcombank luôn thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo đảm an
toàn kinh doanh theo quy định của NHNN tại Thông tư số 13/2010/TT-NHNN và các văn
bản sửa đổi, bổ sung, luôn đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ở mức trên 9%, tỷ lệ nợ xấu
dưới 3%. Tỷ lệ nợ xấu liên tục giảm và luôn nằm trong chuẩn quy định của NHNN ở cả
những thời kỳ tình hình kinh tế nhiều biến động. Năm 2015, kinh tếvĩ mô có rất nhiều khó
khăn, ảnh hưởng tiêu cực tới khối NHTM nhưng tỷ lệ nợ xấu của Techcombank vẫn được
giữ ở mức dưới 3%. Với những thành tích đã đạt được, cũng như mức tăng trưởng ổn định,
bền vững trong thời gian qua, Techcombank đã được NHNN tin tưởng cấp mức tăng
trưởng tín dụng trong năm 2016 là 17% và xếp hạng trong nhóm 1 – nhóm các ngân hàng
hoạt động an toàn, hiệu quả nhất Việt Nam. Theo kế hoạch, nguồn vốn được phép cho vay
này vẫn được Techcombank dành để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
 Về tình hình hoạt động đầu tư của Techcombank trong năm 2015 như sau:

Hoạt động đầu tư tài chính (tiền gửi liên ngân hàng, đầu tư chứng khoán, không bao
gồm hùn vốn cổ phần) tại thời điểm cuối năm 2015 đạt 91,533 tỷ đồng bằng 117,53 % số
dư cuối năm 2010; trong đó 43,191 tỷ đồng đầu tư tiền gửi liên ngân hàng và 48,342 tỷ
đồng đầu tư chứng khoán.
Đầu tư trái phiếu chính phủ và chứng khoán nợ khác đạt 48,342 tỷ đồng, tăng
16,729 tỷ đồng so với năm 2010; trong đó 43,823 tỷ đồng chứng khoán đầu tư sẵn sàng để
bán và 4,519 tỷ đồng chứng khoán kinh doanh. Trong năm 2015, Techcombank đã trích
24,6 tỷ đồng dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư
Tổng vốn góp, mua cổ phần tại thời điểm 31/12/2015 đạt 76,9 tỷ đồng, tăng 7,3 tỷ
đồng so với cuối năm 2010 và tuân thủ các quy định về tỷ lệ, giới hạn đầu tư góp vốn theo
quy định của NHNN. Trong năm 2015, Techcombank đã thực hiện việc hợp tác kinh
doanh trong các lĩnh vực như ngân hàng, tài chính, chứng khoán, bảo hiểm…để tăng
cường các kênh phân phối và mở rộng mạng lưới bán hàng. Ngoài các hoạt động trên,
Techcombankcòn thu được lợi nhuận từ việc thu gốc từ nợ đã xử lý rủi ro và thu lãi từ nợ
đã xử lý rủi ro thu từ cổ tức từ cổ phiếu là tài sản thế chấp, v.v.
1.3.2.3. Hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng
Với sự kết hợp giữa dịch vụ ngân hàng truyền thống và dịch vụ ngân hàng hiện đại

với công nghệ tiên tiến (ngân hàng điện tử, thẻ, v.v.), hoạt động cung ứng dịch vụ ngân
hàng đã góp phần quan trọng vào kết quả kinh doanh chung của toàn hệ thống
Techcombank. Đây là hoạt động có quan hệ chặt chẽ, là công cụ hỗ trợ để tăng trưởng các
hoạt động khác như huy động vốn, tín dụng đồng thời đem lại cho ngân hàng nguồn thu an
toàn với chi phí thấp


Bảng 1.13: Doanh thu cung ứng dịch vụ ngân hàng của Techcombank năm 2015
( ĐVT: Triệu đồng )
Doanh thu dịch vụ

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2015

461.488

690.557

835.419

Dịch vụ ủy thác và
đại lý

8.814

2.506


1.883

Dịch vụ bảo lãnh

85.571

159.776

143.190

Dịch vụ tư vấn

33.918

130.816

105.841

Dịch vụ khác

150.636

202.965

433.824

Tổng doanh thu

740.427


1.186.620

1.520.157

Tổng chi phí

99.368

256.820

369.803

Tổng lợi nhuận

641.059

929.800

1.150.354

Dịch vụ thanh toán và
tiền mặt

(Nguồn:Báo cáo tài chính qua các năm của Techcombank)
Từ năm 2009 đến năm 2015, cơ cấu chính tạo nên doanh thu dịch vụ cung ứng
ngân hàng là: dịch vụ thanh toán; dịch vụ từ nghiệp vụ bảo lãnh và dịch vụ khác. Trong đó,
năm 2015 doanh thu từ dịch vụ thanh toán chiếm 55 %, doanh thu dịch vụ bảo lãnh là 9,5
%, doanh thu dịch vụ tư vấn là 7 % và doanh thu từ dịch vụ khác chiếm 28,5 %. Hoạt động
thanh toán trong nước và quốc tế của Techcombank nhanh chóng và rất an toàn đáp ứng
đầy đủ nhu cầu thanh toán của khách hàng với thu phí từ dịch vụ thanh toán năm 2010 và

năm 2015 lần lượt đạt 690.557 triệu đồng và 835.419 triệu đồng. Doanh thu từ hoạt động
thanh toán năm 2015 tăng 21 % so với năm 2010. Sự tăng trưởng của hoạt động thanh toán
chứng tỏ uy tín, chất lượng dịch vụ của Techcombank ngày càng được củng cố, hệ thống
khách hàng ngày càng mở rộng và kiểm soát được sai sót trong công tác chuyển tiền.
Biểu đồ 2.14: Tình hình thu nhập và lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ qua các năm của
Techcombank
( ĐVT: Triệu đồng )


(Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm của Techcombank)
Trong năm 2015, Techcombank đã tập trung vào đổi mới chất lượng dịch vụ nhằm
tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Do đó, chất lượng dịch vụ tại các đơn vị
kinh doanh được nâng cao giúp thu hút thêm các khách hàng mới, tăng doanh thu về dịch
vụ cho các ngân hàng. Doanh thu về hoạt động dịch vụ năm 2015 đạt 1.520 tỷ đồng tăng
28,16% so với năm 2010


Biểu đồ 2.15: Hoạt động dịch vụ của các ngân hàng năm 2015
(Đơn vị: Tỷ đồng)

( Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng năm 2015)
Tuy trong những năm qua, Techcombank đã có những bước tiến đang kể trong hoạt
động dịch vụ của mình nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại. Để phát triển dịch vụ
ngân hàng hiện đại, bên cạnh sự nỗ lực của ngân hàng trong việc tăng vốn, đổi mới công
nghệ, đa dạng hóa và cá biệt hóa các sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, phát
triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động
kinh doanh, cần phải tạo ra sự hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức đơn vị có liên
quan; phải thực hiện quản lý thống nhất, bảo đảm tính đồng bộ và tiện ích trong việc cung
cấp dịch vụ tối ưu cho khách hàng. Như vậy, các dịch vụ ngân hàng mới có thể phát triển
và nhanh chóng trở thành những dịch vụ được khách hàng và ngân hàng chấp nhận như

một loại giao dịch không thể thiếu trong cuộc sống. Từ đó, nâng cao nguồn thu và phát
triển cho hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng.
1.3.3. Năng lực công nghệ



×