Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Sự biểu hiện nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.27 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu.....……………………………………………………………………..1
Nội dung …………………………………………………………………………...2
Chương 1: Khái quát về quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành
những thay đổi về chất và ngược lại………………………………………………..2
1. Khái niệm quy luật…………………………………………………………….2
2. Phân loại……………………………………………………………………….2
3. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi
về chất và ngược lại………………………………………………………………...2
Chương 2: Sự biểu hiện nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật
chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược
lại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam…………………………5
1.Tính tất yếu của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam………………5
2. Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta giai đoạn 1975 đến 1986……...7
3. Thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta giai đoạn từ 1986 đến nay……8
4. Bài học được rút ra từ quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam…...11
Kết luận…………………………………………………………………………..12
Danh mục tài liệu tham khảo.
1


LỜI MỞ ĐẦU
Từ hàng ngàn năm về trước, con người đã phần nào đoán nhận được tính trật
tự và tính lặp lại của các hiện tượng. Điều đó đã in vào tư duy của con người về sự
tồn tại có tính quy luật nào đó của thế giới khách quan.Với tư cách là một khoa học
về mối liên hệ phổ biến và sự phát triền, phép biện chứng duy vật nghiên cứu
những quy luật chung nhất, tác động trong toàn bộ các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, tư
duy và con người. Đó là: quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành
những thay đổi về chất và ngược lại; quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt
đối lập; quy luật phủ định của phủ định. Nội dung của ba quy luật này đã được
Ph.Ăngghen trình bày trong Chống Đuyrinh và cũng đã được nhiều tác giả sau này


trình bày lại trong nhiều tài liệu khác. Tuy nhiên, sự trình bày về ba quy luật ấy vẫn
còn có những nội dung cần được bàn luận thêm; nhiều vấn đề còn có ý kiến khác
nhau, thậm chí có ý kiến phủ nhận quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng
thành những thay đổi về chất và ngược lại. Điều đó đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu
để làm sáng tỏ hơn các quy luật của phép biện chứng nói chung và quy luật chuyển
hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại. Do đó
chúng em lựa chọn đề tài: “ Sự biểu hiện nội dung và ý nghĩa phương pháp luận
của quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những sự thay đổi
về chất và ngược lại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”.
Do điều kiện thời gian cũng như sự am hiểu về vấn đề này còn hạn chế, nên
bài viết không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô và
các bạn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !

2


NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát về quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về
lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại
1. Khái niệm quy luật:
“ Quy luật” là sản phẩm của tư duy khoa học phản ánh sự liên hệ của các sự
vật, về tính chỉnh thể của chúng. V.I.Lênin viết: “Khái niệm quy luật là một trong
những giai đoạn của sự nhận thức của con người về tính thống nhất và về liên hệ,
về sự phụ thuộc lẫn nhau và tính chỉnh thể của quá trình thế giới”.
Với tư cách là cái tồn tại ngay trong hiện thực, quy luật là mối liên hệ bản
chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng, giữa các đối tượng,
giữa các nhân tố tạo thành đối tượng, giữa các thuộc tính của các sự vật cũng như
các thuộc tính của cùng một sự vật, hiện tượng.
2. Phân loại:

Các quy luật hết sức đa dạng, muôn vẻ. Chúng khác nhau về mức độ phổ
biến, về phạm vi bao quát, về tính chất, về vai trò của chúng đối với quá trình vận
động và phát triển của sự vật.
Các quy luật cơ bản, phổ biến của phép biện chứng phản ánh quá trình vận
động và phát triển từ những phương diện cơ bản nhất của nó: Quy luật chuyển hóa
từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại cho biết
phương thức của sự vận động và phát triển; quy luật thống nhất và đấu tranh của
các mặt đối lập làm sáng tỏ nguồn gốc của sự vận động và phát triển; quy luật phủ
định của phủ định cho biết khuynh hướng của quá trình phát triển qua việc làm
sáng tỏ mối liên hệ giữa những nấc thang khác nhau của quá trình đó.
3. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự
thay đổi về chất và ngược lại:
a) Phạm trù chất và lượng:
Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có
của sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó mà
không phải là cái khác. Tính quy định này được thể hiện thông qua các thuộc tính.
3


Có thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Thuộc tính cơ bản quy định chất của sự vật.
Nếu thuộc tính cơ bản mất đi thì chất của sự vật thay đổi. Trong quá trình tồn tại
của sự vật, có những thuộc tính không cơ bản mới nảy sinh và có những thuộc tính
không cơ bản mất đi nhưng chất của sự vật không thay đổi. Thuộc tính chỉ bộc lộ
thông qua quan hệ với sự vật khác. Trong sự vât, hiện tượng, chất không tách rời
với lượng.
Lượng là một phạm trù triết học để chỉ tính quy định vốn có của sự vật biểu
thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật
cũng như của các thuộc tính vốn có của nó.Trong thực tế, lượng có thể xác định
bằng những đơn vị đo lường cụ thể và chính xác như chiều dài, khối lượng…
Song, có những tính quy định về lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng và

khái quát như trình độ giác ngộ cách mạng của con người, trình độ phát triển của
một xã hội…
b) Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và
lượng. Hai mặt đó không thể tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện
chứng. Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn đến sự chuyển hóa về chất của sự vật,
hiện tượng. Tuy nhiên không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đến sự
thay đổi về chất. Giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi được
gọi là độ.
Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về
lượng. Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến sự thay
đổi về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm
nút, với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn tới sự ra đời của chất mới. Đây
chính là bước nhảy trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển; đồng thời, đó
cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận
động và phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng. Trong thế giới luôn luôn diễn ra
4


quá trình biến đổi tuần tự về lượng dẫn đến bước nhảy về chất, tạo ra một đường
nút vô tận, thể hiện cách thức vận động và phát triển của sự vật từ thấp đến cao.
c) Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ quy luật
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại trong
tính quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau, do đó, trong nhận
thức và thực tiễn cần phải coi trọng cả hai loại chỉ tiêu về phương diện chất và
lượng, tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật, hiện tượng.
Vì những thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng có khả năng tất yếu chuyển
hóa thành những thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng và ngược lại, do đó, trong
hoạt động nhận thức và thực tiễn, tùy theo mục đích cụ thể, cần từng bước tích lũy

về lượng để có thể làm thay đổi về chất; đồng thời, có thể phát huy tác động của
chất mới theo hướng làm thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng.
Trong công tác thực tiễn cần phải khắc phục tư tưởng nôn nóng, tả khuynh;
mặt khác, khắc phục tư tưởng bảo thủ hữu khuynh trong công tác thực tiễn. Tả
khuynh chính là hành động bất chấp quy luật, chủ quan, duy ý chí, không tích lũy
về lượng mà chỉ chú trọng thực hiện những bước nhảy liên tục về chất. Hữu
khuynh là sự biểu hiện tư tưởng bảo thủ, trì trệ, không dám thực hiện bước nhảy
mặc dù lượng đã tích lũy tới điểm nút và quan niệm phát triển chỉ đơn thuần là sự
tiến hóa về lượng.
Trong thực tiễn cần phải có sự vận dụng linh hoạt các hình thức của bước
nhảy cho phù hợp với từng điều kiện, từng lĩnh vực cụ thể. Phải nâng cao tính tích
cực, chủ động của chủ thể để thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng đến chất một
cách có hiệu quả nhất.
Chương II: Sự biểu hiện nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy
luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất
và ngược lại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
1.Tính tất yếu của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
5


Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, lịch sử loài người sẽ trải qua năm
hình thái kinh tế xã hội và hình thái cuối cùng là xã hội chủ nghĩa hay cao hơn là
xã hội cộng sản. Vì vậy, chủ nghĩa xã hội là mục đích hướng tới của xã hội loài
người.
Theo quy luật phát triển không ngừng của lịch sử, sự ra đời của chế độ xã hội
mới bao giờ cũng tiến bộ hơn chế độ xã hội cũ. Do đó, việc đi lên chủ nghĩa xã hội
là phù hợp với quy luật khách quan của lịch sử nhân loại.
Ở nước ta, vấn đề lựa chọn con đường phát triển bỏ qua thời kì tư bản chủ
nghĩa đã manh mún xuất hiện từ những năm 20 của thế kỷ XX, khi chủ nghĩa yêu
nước truyền thống Việt Nam đã bắt gặp con đường Cách mạng tháng Mười Nga

(1917). Con đường đó đã được chứng minh qua thực tiễn đấu tranh cách mạng và
nhất là từ khi Nguyễn Ái Quốc tiếp cận với “Bản sơ thảo lần thứ nhất những luận
cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin đăng trên báo Nhân đạo của Đảng
Xã hội Pháp. Từ đó, Người đi đến kết luận: “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc,
không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản; rằng chỉ có chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và
những người trên thế giới khỏi ách nô lệ. Để có được bước nhảy cách mạng đó,
nhằm đưa đất nước Việt Nam sang một chế độ mới (“chất” mới) là chế độ xã hội
chủ nghĩa, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo
đã xác định đường lối của Đảng là tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổ
địa cách mạng đi tới xã hội cộng sản. Đó là sự lựa chọn con đường đúng đắn và
sáng tạo của Đảng khi đã kết hợp giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Điều
này đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo tầng lớp nhân dân, phù hợp với quan
điểm của chũ nghĩa Mác- Lênin.
Khoảng thời gian từ khi Đảng ra đời cho đến trước cách mạng tháng Tám
1945 đã xảy ra sự biến đổi về lượng nhưng chưa dẫn đến sự biến đổi về chất
(khoảng thời gian này được gọi là độ). Qua diễn biến của cuộc Cách mạng tháng
Tám, ta có thể nhận thấy điểm nút chính là việc giành được chính quyền ở Thủ đô
6


Hà Nội ngày 19/8/1945. Cách mạng tháng Tám 1945 thành công chính là bước
nhảy để dẫn đến sự ra đời của chất mới: nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.
Việc giành được độc lập chính là điều kiện tiên quyết để đi lên xây dựng Chủ
nghĩa xã hội.
Trải qua 9 năm kháng chiến chống Pháp(1945-1954) nhân dân ta cũng giành
được thắng lợi bằng chiến thắng lịch sự Điện Biên Phủ và hiệp định Giơ-ne-vơ về
chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Sau hiệp định Giơ-ne-vơ
1954 nước ta bị chia cắt 2 miền, mỗi miền có nhiệm vụ cách mạng khác nhau.
Miền Bắc tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất, cải cách ruộng đất và bắt đầu đặt nền

móng cho việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho Chủ nghĩa xã hội. Miền Nam
tiếp tục tiến hành kháng chiến chống Mĩ cứu nước nhằm thu giang sơn về một mối.
Năm 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi, đất nước được thống nhất. Giờ đây,
cả nước sẽ cùng chung tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội mà nhiệm vụ đầu tiên tối
quan trọng chính là hoàn thành thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.
2. Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta giai đoạn 1975 đến 1986
Đảng và Nhà nước ta cứ tưởng rằng sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam,
thống nhất đất nước, thì chúng ta sẽ có một nước xã hội chủ nghĩa đích thực, bởi
theo suy nghĩ của những nhà lãnh đạo thì: đế quốc, thực dân chúng ta cũng có thể
đánh bại thì không lí do gì mà đói nghèo lại không và cho rằng chúng ta có thể dễ
dàng tiến lên Chủ nghĩa xã hội, bỏ qua thời kì Tư bản chủ nghĩa. Đảng và Nhà
nước chưa nhận thấy được con đường mà mình lựa chọn sẽ gặp rất nhiều khó khăn
và thử thách mà cho rằng việc thực hiện thành công con đường mà mình lựa chọn
chỉ là vấn đề thời gian. Đây là suy nghĩ cho thấy sự chủ quan, nóng vội, duy ý chí.
Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta cần phải hiểu lượng mới ở đây chính là thời kì quá
độ lên Chủ nghĩa xã hội bởi chính trong thời gian này, chúng ta sẽ thấy rõ được sự
biến chuyển trong các lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, xã hội, văn hóa
giáo dục… Vậy nên việc lựa chọn con đường của Đảng và Nhà nước đòi hỏi chúng
7


ta cần có một thời kì quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ
chức kinh tế xã hội có tính chất quá độ.
Trong bối cảnh giữa những năm 70 của thế kỉ XX khi mà vừa bước ra khỏi
chiến tranh, đất nước còn gặp vô vàn những khó khăn khi nền kinh tế chủ yếu vẫn
là sản xuất nhỏ lẻ, lại bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng. Nhiệm vụ chủ yếu là
cải tạo quan hệ sản xuất, tổ chức lại sản xuất và qui mô hợp tác xã, áp dụng mô
hình Chủ nghĩa xã hội của Liên Xô, với hi vọng nhanh chóng xây dựng thành công
Chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã bộc lộ tư tưởng chủ quan, nóng vội. Điều này dẫn
đến mục tiêu của Đại hội IV của Đảng đề ra là :” Xây dựng một bước cở sở vật

chất kĩ thuật của Chủ nghĩa xã hội, bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới trong
cả nước, mà bộ phận chủ yếu là cơ cấu công-nông nghiệp và cải thiện một bước
đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động” không thể thực hiện được.
Tiếp đó đến Đại hội V đề ra chủ trương lớn: tập trung phát triển nông nghiệp, nông
nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, phát triển
một số ngành công nghiệp nặng then chốt… Tuy vậy Đại hội V vẫn tiếp tục thực
hiện đường lối do Đại hội IV vạch ra và nó đã không phản ánh đầy đủ được sự
thay đổi của tình hình kinh tế cũng như xã hội của nước ta trong thời điểm đó.
Chính do không tôn trọng quy luật phát triển khách quan của lịch sử, nóng
vội, chủ quan nên tình hình kinh tế xã hội nước ta những năm 80 của thế kỉ XX vô
cùng bế tắc và lâm vào tình trạng khủng hoảng. Mặc dù có đạt được 1 số thành tựu
nhất định trong các lĩnh vực nhưng nó không đủ sức để dưa đất nước thoát khỏi
tình trạng khủng hoảng. Từ đầu năm 1985 đến cuối năm 1986, tình trạng khủng
hoảng ngày càng trở nên trầm trọng, đời sống nhân dân khó khăn đến cùng cực, tệ
nạn xã hội tràn lan, nhân dân cảm thấy họ không thể sống như cũ được. Đây chính
là thời điểm đánh dấu sự biến đổi lớn về chất sau một quá trình tích lũy về lượng.
Đến thời điểm này, chúng ta cần có một bước nhảy để có thể vượt qua tình trạng
hiện tại. Đảng và Nhà nước ta đã kịp thời nhận thức được vấn đề đó và tiến hành
8


Đại hội Đảng lần thứ VI để có thể đề ra những chính sách nhằm khắc phục tình
trạng hiện tại. Đại hội Đảng lần thứ VI chính là bước nhảy để chúng ta có thể đến
gần hơn với việc xây dựng thành công cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.
3. Thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta giai đoạn từ 1986 đến
nay
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã vạch ra đường lối:
“Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa nước nhà, xây dựng cơ sở vật chất kĩ
thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên thành sản
xuất lớn xã hội chủ nghĩa, kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và

hoàn thiện quan hệ sản xuất mới”.
Đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trước hết cần xác định
rằng: phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp là tiêu
điểm của cuộc đấu tranh giữa định hướng xã hội chủ nghĩa và con đường tự phát đi
lên tư bản chủ nghĩa, đồng thời cũng là vấn đề nan giải nhất về mặt lý luận cũng
như thực tiễn . Cuộc đấu tranh đó ngày càng trở nên phức tạp đối với một nước
đang từ nền kinh tế tiểu nông, lạc hậu quá độ lên chủ nghĩa xã hội như nước ta.
Đại hội VI của Đảng đã đề ra đường lối phát triển thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, đó là sự đổi mới con đường, biện pháp, bước đi của cách mạng
Việt Nam trong giai đoạn mới, thử nghiệm những hình thức kinh tế phù hợp với
thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất và đem lại hiệu quả kinh tế thực sự .
Với đường lối phát triển đó chúng ta đã phải xác định đúng Chất mà chúng ta
phải có tương ứng với Lượng thực tế của đất nước. Đó là:
Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường dưới sự điều
tiết của nhà nước. Điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế theo hướng coi trọng công nghiệp
hóa nông nghiệp nông thôn , phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và
hàng xuất khẩu đồng thời xây dựng một số nhà máy công nghiệp nặng như : năng
lượng, luyện kim, hóa chất…

9


Thực chất điều chỉnh cơ cấu kinh tế là cụ thể hóa nội dung chính của công
nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế ở nhiều
loại hình thị trường: hàng hóa và dịch vụ, lao động, tài chính và tiền tệ…
Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại bằng cách thực hiện chính
sách “mở cửa “để thu hút vốn và khoa học kỹ thuật từ nước ngoài, đa phương hóa
quan hệ kinh tế đối ngoại từng bước gắn liền nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế
thế giới, thị trường trong nước và thị trường thế giới theo nguyên tắc bình đẳng
cùng có lợi đảm bảo chủ quyền dân tộc, an ninh quốc gia …

Những chủ trương chính sách trên nhằm đẩy mạnh thương mại quốc tế và thu
hút vốn đầu tư nước ngoài, kết hợp các nguồn lực bên trong và nguồn lực bên
ngoài nhằm phát triển kinh tế.
Từ những đổi mới về Chất cho phù hợp với Lượng của nền kinh tế, chúng ta
đã đạt được rất nhiều thành tựu về lượng trong quá trình công nghiệp hóa – hiện
đại hóa đất nước:
Năm 2006, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao với GDP tăng 8.17 %.
Nông nghiệp phát triển khá mạnh với giá trị sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản
2001-2005 tăng 5.4 %/ năm, công nghiệp xây dựng tăng 10,2 %/năm , tổng mức
lưu chuyển hàng hóa tăng 14,4%, vốn ODA và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) tiếp tục tăng mạnh…
Thành quả bước đầu mà quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm được
chính là sự chuyển biến căn bản về lượng để tạo ra sự chuyển biến mới về chất.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỉ trọng khu vực II, III
giảm tỉ trọng khu vực I. Cơ cấu sở hữu và các thành phần kinh tế được mở rộng:
khu vực Nhà nước mặc dù còn chiếm tỉ trọng lớn song đang có xu hướng giảm tỉ
trọng, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài nhà nước có xu hướng
tăng tuy nhiên vẫn còn chiếm tỉ trọng nhỏ. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu chế xuất …
Quan hệ kinh tế quốc tế được mở rộng, việc thực hiện các cam kết về khu vực
mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, tổ
10


chức thành công APEC, gia nhập WTO và các hiệp định hợp tác đa phương song
phương khác đã tạo ra bước phát triển mới cho kinh tế nước ta.
Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, các công tác bảo vệ
môi trường, giáo dục đào tạo được chú ý hiện đại hóa, phát triển kinh tế được sử
dụng để giải quyết các vấn đề xã hội: tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị năm 2005 giảm
xuống chỉ còn 5,3%, thiếu việc làm ở nông thôn là 19,4%, mỗi năm giải quyết

được vấn đề việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động, giảm tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ trẻ
em suy dinh dưỡng chỉ còn 24%…
4. Bài học được rút ra từ quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam
Từ những vấn đề phân tích ở trên chúng ta thấy rằng việc nhận thức được sự
thay đổi về lượng dẫn đến sự chuyển hóa về chất và sự tác động trở lại của chất là
rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động nhận thức
cũng như thực tiễn trong thời kì quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Dựa
trên việc hiểu biết đúng đắn vị trí, vai trò và ý nghĩa của sự thay đổi đó chúng ta
kịp thời biến tính tiến hóa thành tính cách mạng. Xem xét tiến hoá và cách mạng
trong mối quan hệ biện chứng là một trong những phương pháp luận trong việc đề
ra những vấn đề có tính chiến lược và sách lược của Đảng nhằm cải tạo xã hội
bằng cách mạng. Hiểu đúng đắn mối quan hệ đó đồng nghĩa với việc tạo cơ sở
chống lại chủ nghĩa cải lương, tư tưởng bảo thủ hữu khuynh cũng như tư tưởng
nôn nóng tả khuynh. Từ những thay đổi về chất, chúng ta phải biết phát huy tác
động của chất mới theo hướng tạo ra những thay đổi căn bản về lượng theo hướng
tích cực hơn.
Nhưng việc lựa chọn con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội bỏ qua thời kì Tư
bản chủ nghĩa là một con đường đầy rẫy những chông gai và thử thách. Nó đòi hỏi
Đảng, Nhà nước cùng với nhân dân cần phải chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất để có
thể đi đến thành công. Điều này đồng nghĩa với việc cần có quá trình tích lũy đầy
đủ về lượng để có thể tạo ra sự biến đổi về chất nghĩa là xây dựng thành công Chủ
11


nghĩa xã hội. Vậy nên trong quá trình tích lũy về lượng cần vận dụng linh hoạt các
hình thức của bước nhảy cho phù hợp với từng điều kiện, từng lĩnh vực cụ thể.

KẾT LUẬN
Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và

lượng. Hai mặt đó không thể tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện
chứng. Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển hóa về chất của sự vật
hiện tượng, do đó trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, tùy theo mục đích cụ thể
cần từng bước tích về lượng để có thể làm thay đổi về chất; đồng thời có thể phát
huy tác động của chất mới theo hướng làm thay đổi về lượng của sự vật, hiện
tượng.
Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng quy luật, sự biến đổi, tác động trong mối
quan hệ giữa chất và lượng trong sự nghiệp cách mạng, giải phóng dân tộc, xây
dựng, phát triển, bảo vệ tổ quốc và củng cố an ninh quốc phòng. Đưa đất nước ta
ngày càng đi lên phát triển theo con đường đã chọn, tiến hành công nghiệp hóahiện đại hóa đất nước,làm cho dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn
minh, tạo cơ sở vật chất xã hội chủ nghĩa tạo tiền đề để củng cố khối liên minh giai
cấp công nhân, nông dân và tri thức, xây dựng nền văn hóa mới con người mới xã
hội chủ nghĩa củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất, làm cho sản xuất không
ngừng phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Bởi vậy
chúng ta càng thấy rằng những quan điểm cách mạng và khoa học của Mác-Lê nin
là tư tưởng đúng đắn để chúng ta vận dụng cho sự của đất nước. Đặc biệt, đó là
quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự biến đổi về
chất, đó là những chuyển hóa tạo nên sự phát triển của sự vật hiện tượng.

12


Danh mục tài liệu tham khảo
1. PGS.TS Nguyễn Viết Thông chủ biên, 2013. Giáo trình những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác-Lênin. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
2. Hội đồng Đội Trung Ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn
khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, 2001. Giáo trình Triết học MácLênin. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, trang: 299-317.
3. Trần Thị Thúy Hồng chủ biên, 2001. Những nội dung cơ bản của triết học MácLênin qua các tác phẩm kinh điển. Hà Nội: Nhà xuất bản Công an nhân dân, trang:
339-361.
4. V.I.Lênin: Toàn tập. Nhà xuất bản Tiến bộ. Mátxcova, 1981. Trang: 159-160.


13



×