Tải bản đầy đủ (.ppt) (41 trang)

SLIDE THANH TRA, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU nại, KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH, tố cáo và xử lý VI PHẠM PHÁP LUẬT về đất ĐAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.25 KB, 41 trang )

CHƯƠNG 9
THANH TRA, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP,
KHIẾU NẠI, KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH, TỐ
CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ ĐẤT ĐAI


9.1. Thanh tra đất đai
9.1.1. Khái niệm
Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh
giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối
với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm
vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành
chính và thanh tra chuyên ngành.
- Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ
quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực
hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn
được giao.


9.1.1. Khái niệm
- Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành,
lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong
việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định
về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc
ngành, lĩnh vực đó.
Thanh tra chuyên ngành đất đai là hoạt động


thanh tra của CQNN có thẩm quyền đối với cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong việc:
(i) Chấp hành pháp luật về đất đai;
(ii) Quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý
thuộc lĩnh vực đất đai.


9.1.2. Quy định hiện hành về thanh tra đất đai
9.1.2.1. Chủ thể thanh tra

Là CQ thanh tra chuyên ngành về đất đai. Hệ
thống cơ quan thanh tra này được tổ chức trong
hệ thống CQQL ĐĐ chuyên ngành là cơ quan Tài
nguyên môi trường.


9.1.2.2. Nội dung thanh tra và nhiệm vụ của thanh
tra đất đai
a) Nội dung thanh tra chuyên ngành đất đai:
- Việc chấp hành PL về ĐĐ của UBND các cấp;
- Việc chấp hành PL về ĐĐ của NSDĐ và của tc,
cá nhân khác có liên quan;
- Việc chấp hành các quy định về chuyên môn,
nghiệp vụ trong lĩnh vực ĐĐ.


b) Việc thực hiện thanh tra chuyên ngành ĐĐ có
các nhiệm vụ sau đây:
- Thanh tra việc chấp hành PL của CQNN, NSDĐ
trong việc QL, SD ĐĐ;

- Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền
hoặc kiến nghị CQNN có thẩm quyền xử lý VPPL
ĐĐ.
c) Về quyền và nghĩa vụ của trưởng đoàn thanh
tra, thanh tra viên, công chức làm công tác thanh
tra chuyên ngành đất đai, quy trình tiến hành
thanh tra chuyên ngành đất đai thực hiện theo
quy định của pháp luật về thanh tra.


9.2. Giải quyết tranh chấp đất đai
9.2.1. Khái niệm
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa
vụ của NSDĐ giữa hai hoặc nhiều bên trong quan
hệ đất đai.
Các dạng tranh chấp về đất đai phổ biến:
- Tranh chấp đòi lại đất;
- Tranh chấp QSDĐ khi ly hôn;
- Tranh chấp HĐ giao dịch QSDĐ;
- Tranh chấp thừa kế QSDĐ;
- Tranh chấp tài sản gắn liền với đất.


9.2.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai
9.2.2.1.Nguyên tắc đất đai đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và
thống nhất quản lý.
9.2.2.2. Nguyên tắc khuyến khích việc tự thương
lượng hòa giải các tranh chấp đất đai
9.2.2.3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai

phải nhằm ổn định đời sống, sản xuất của người
sử dụng đất, kết hợp với việc thực hiện chính
sách kinh tế xã hội của Nhà nước


9.2.3. Trình tự, thủ tục và thẩm quyền giải quyết
tranh chấp đất đai
9.2.3.1. Hòa giải tranh chấp tại UBND cấp xã
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp
xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45
ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải
quyết tranh chấp đất đai.
Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh
chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên
tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi
là việc hòa giải không thành.


9.2.3.2. Thẩm quyền và trình tự, thủ tục giải quyết
tranh chấp của cơ quan hành chính
a) Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của cơ quan
hành chính
Tranh chấp đất đai mà đương sự không có GCN
hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định
tại Điều 100 của LĐĐ 2013 thì đương sự được lựa
chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh
chấp đất đai theo quy định sau đây:
- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND
cấp có thẩm quyền theo quy định pháp luật đất
đai.

- Khởi kiện tại TAND có thẩm quyền theo quy định
của PL về TTDS.


Việc QQTCĐĐ được CQHC thực hiện như sau:
a.1. Tranh chấp giữa HGĐ, CN, cộng đồng dân cư
với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết;
nếu không đồng ý thì có quyền KN Chủ tịch UBND
cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại TAND theo PL TTHC;
a.2. Tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức,
CS tôn giáo, người VN định cư ở nước ngoài, DN
có vốn ĐTNN thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải
quyết; nếu không đồng ý thì có quyền KN Bộ
trưởng Bộ TNMT hoặc khởi kiện tại TAND theo PL
TTHC;
a.3. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
ĐĐ phải ra QĐ QQTCĐĐ. QĐ QQTCĐĐ có hiệu lực
thi hành phải được các bên tranh chấp chấp hành.
Nếu không sẽ bị cưỡng chế thi hành.


Căn cứ để giải quyết tranh chấp ĐĐ trong t/h các
bên tranh chấp không có giấy tờ về QSDĐ; cưỡng
chế thi hành QĐ giải quyết tranh chấp đất đai, QĐ
công nhận hòa giải thành
- Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên
tranh chấp không có GCN hoặc không có một
trong các loại giấy tờ quy định thì việc giải quyết
tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ
sau:

(i) Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình SDĐ do
các bên tranh chấp ĐĐ đưa ra;
(ii) Thực tế S đất mà các bên tranh chấp đang sử
dụng ngoài S đất đang có tranh chấp và bình quân
diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;


(iii) Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất
đang có tranh chấp với QH, KH SDĐ;
(iv) Chính sách ưu đãi người có công của NN;
(v) QĐPL về giao đất, cho thuê đất, công nhận
QSDĐ.
- Căn cứ quy định về cưỡng chế thi hành QĐHC,
UBND cấp tỉnh quy định chi tiết việc cưỡng chế thi
hành QĐ GQTCĐĐ, QĐ công nhận hòa giải thành.


9.2.3.3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
của Tòa án nhân dân
a) Tranh chấp ĐĐ mà đương sự có GCN hoặc có
một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100
LĐĐ 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.
b) Tranh chấp ĐĐ mà đương sự không có GCN
hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định
tại Điều 100 LĐĐ 2013 và đương sự không nộp
đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp
có thẩm quyền mà lựa chọn hình thức khởi kiện
tại TAND có thẩm quyền theo quy định PL về
TTDS.



c) Trường hợp Chủ tịch UBND cấp huyện đã ban
hành QĐGQTC giữa HGĐ CN, cộng đồng dân cư
với nhau mà đương sự không đồng ý với QĐGQ và
cũng không KN đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh mà
lựa chọn hình thức khởi kiện tại TAND theo quy
định PL TTHC.
d) Trường hợp Chủ tịch UBND cấp tỉnh đã ban
hành QĐGQTC mà một bên tranh chấp là tổ chức,
CS tôn giáo, người VN định cư ở nước ngoài, DN
có vốn ĐTNN, và một bên hay các bên không đồng
ý với QĐGQTC và cũng không khiếu nại đến Bộ
trưởng Bộ TNMT mà lựa chọn hình thức khởi kiện
tại TAND theo quy định của PL TTHC.


9.2.3.4. Giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến
địa giới hành chính
Cũng như LĐĐ 2003 quy định việc giải quyết
tranh chấp ĐĐ liên quan đến địa giới hành chính
tại Điều 137, LĐĐ 2013 đã quy định về thẩm quyền
giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới
hành chính như sau tại Điều 29 như sau:
a) Tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị
hành chính cấp tỉnh thì do Quốc hội QĐ.
b) Tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị
hành chính dưới cấp tỉnh thì do UBTVQH QĐ.


9.3. Giải quyết khiếu nại

9.3.1. Khái niệm
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức
hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật
Khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền xem xét lại:
- QĐHC,
- HVHC.
của CQHCNN, của người có thẩm quyền trong
CQHCNN hoặc QĐ kỷ luật cán bộ, công chức
khi có căn cứ cho rằng QĐ hoặc HV đó là trái
pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp
của mình.


9.3.2. Thẩm quyền và thủ tục giải quyết khiếu nại,
khiếu kiện về đất đai
- NSDĐ, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
đến SDĐ có quyền khiếu nại, khởi kiện QĐHC hoặc
HVHC về quản lý đất đai.
- Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại QĐHC,
HVHC về đất đai thực hiện theo quy định của pháp
luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu
kiện QĐHC, HVHC về đất đai thực hiện theo quy
định của pháp luật về TTHC.


9.4. Giải quyết tố cáo

- Cá nhân có quyền tố cáo VPPL về QL SD ĐĐ.
- Việc giải quyết tố cáo VPPL về QL SD ĐĐ thực

hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.


Quyền và nghĩa vụ chủ yếu của người tố cáo
- Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các
thông tin cá nhân khác của mình;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập;
- Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
- Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung
cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố
cáo mà mình có được;
- Chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo của mình;
- Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai
sự thật của mình gây ra.


9.5. Xử lý vi phạm về đất đai
9.5.1. Khái niệm
HVVPPL đất đai là những HV được thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý trái với QĐPL đất đai.
9.5.2. Xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp
luật về đất đai
- Người có HVVPPL về đất đai thì tùy theo tính
chất, mức độ vi phạm mà bị XLHC hoặc bị truy
cứu TNHS theo QĐPL.
- Người có HVVPPL về đất đai mà gây thiệt hại cho
NN, cho người khác, ngoài việc bị xử lý theo QĐPL
còn phải bồi thường theo mức thiệt hại thực tế
cho NN hoặc cho người bị thiệt hại



9.5.3. Xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp
luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực
đất đai
9.5.3.1. Đối tượng bị xử lý vi phạm
a) Người đứng đầu tổ chức, Thủ trưởng CQ có
thẩm quyền QĐ về QLĐĐ mà có HVVPPL về đất đai.
b) CB CC thuộc cơ quan QLĐĐ các cấp và cán bộ
địa chính cấp xã có HVVP các quy định về trình tự,
thủ tục hành chính trong QLĐĐ.
c) Người đứng đầu tổ chức, CB CC, viên chức,
nhân viên của tổ chức được NN giao đất để QL
thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 8
của LĐĐ 2013 có HVVPPL ĐĐ đối với đất được giao
để QL.


9.5.3.1. Xử lý đối với người có hành vi vi phạm
pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh
vực đất đai
a) Xác định hành vi VPPL ĐĐ khi thi hành công vụ
trong lĩnh vực ĐĐ.
a.1. Vi phạm quy định về hồ sơ và mốc địa giới
hành chính bao gồm các hành vi sau:
(i) Làm sai lệch sơ đồ vị trí, bảng tọa độ, biên bản
bàn giao mốc địa giới hành chính;
(ii) Cắm mốc địa giới hành chính sai vị trí trên
thực địa.



a.2. Vi phạm quy định về QH, KH SDĐ bao gồm:
(i) Không tổ chức lập, điều chỉnh QH, KHSDĐ
kịp thời theo quy định;
(ii) Không thực hiện đúng quy định về tổ chức
lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập QH,
KHSDĐ ;
(iii) Không công bố QH, KHSDĐ; không công
bố việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ việc thu hồi
hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích
đất ghi trong KHSDĐ mà sau 03 năm chưa có
quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép
chuyển mục đích sử dụng đất; không báo cáo
thực hiện QH, KHSDĐ .


a.3. Vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất,
chuyển mục đích SDĐ bao gồm:
(i) Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất không đúng
vị trí và S đất trên thực địa;
(ii) Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất, cho phép
chuyển mục đích SDĐ không đúng thẩm quyền,
không đúng đối tượng, không phù hợp với
KHSDĐ hàng năm cấp huyện đã được CQNN có
thẩm quyền phê duyệt;
(iii) Giao lại đất, cho thuê đất trong khu công
nghệ cao, khu kinh tế, cảng hàng không, sân bay
dân dụng không phù hợp với QHXD đã được
CQNN có thẩm quyền phê duyệt.



×