Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, phản ánh bản
chất củas chế độ xã hội. Do vậy để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, đồng
thời động viên được sự đóng góp của toàn dân trong việc tạo ra một nguồn
lực tài chính đủ mạnh để phát triển kinh tế, xây dựng đất nước đòi hỏi phải
thực hiện vấn đề quản lý thuế một cách hiệu quả.Trong những vấn đề về
quản lý thuế thì thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về thuế có
tầm quan trọng đặc biệt trong việc đảm bảo nguồn thu chủ yếu của ngân
sách nhà nước. Vì thanh tra, kiểm tra là hoạt động tất yếu của quản lý nhà
nước nói chung và quản lý về thuế nói riêng. Thanh tra, kiểm tra thuế có
mục tiêu đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp, phát hiện
những hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế trên cơ sở đócó
biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật
thuế. Thực tiễn cho thấy nếu họat động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
pháp luật thuế được thực hiện một cách nghiêm túc, có hiệu quả sẽ làm tăng
tính tự giác tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Ngược lại, nếu hoạt
động này lỏng lẻo, không được coi trọng sẽ là điều kiện làm lan nhanh sự
không tuân thủ pháp luật, hậu quả không chỉ thiệt hại đến ngân sách nhà
nước mà còn tạo ra sự bất công đối với người chấp hành tốt nghĩa vụ thuế.
Do đó, nhận định về thực trạng cũng như những vấn đề cần hoàn thiện ở
Việt Nam hiện nay là một nội dung cần được quan tâm một cách nghiêm
túc..
I; THỰC TRẠNG VỀ THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
PHÁP LUẬT THUẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NÀY.
1)Thực trạng pháp luật về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật
thuế ở Việt Nam hiện nay
Vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế được quy định
tại Luật quản lý thuế năm 2006 ( Chương X và Chương XII) và hướng dẫn thi
hành tại Nghị định của chính phủ số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định
chi tiết một số vấn điều của luật quản lý thuế.
Trước đây, việc kiểm tra, thanh tra thuế ở nước ta được thực hiện
trên cơ sở các quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra nói chung. Do
đó, chưa thực sự tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động thanh tra,
kiểm tra thuế diễn ra một cách hiệu quả. Việc luật quản lý thuế đã dành
nguyên chương X từ điều 73 đến điều 87 quy định về thanh tra, kiểm tra
thuế đã khắc phục được những hạn chế pháp luật trước đây, tạo được một
nền tảng pháp lý vững chắc cho hoạt động thanh tra, kiểm tra đạt được hiệu
quả đáng kể. Cụ thể, các vấn đề về thanh tra, kiểm tra thuế được quy định
khá đầy đủ và chi tiết, bao gồm: Nguyên tắc kiểm tra, thanh tra thuế; Xử lý
kết quả kiểm tra, thanh tra thuế; Quy định về các họat động kiểm tra thuế;
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động kiểm tra thuế; các
trường hợp thanh tra thuế; Quyết định thanh tra thuế; Thời hạn thanh tra
1
thuế; Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra thuế; nghĩa
vụ và quyền của đối tượng thanh tra thuế, các biện pháp áp dụng trong
thanh tra thuế đối với trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế. Có
thể nói pháp luật về cơ bản quy định khá cụ thể và hợp lý về vấn đề này,
hoàn thiện đáng kể các quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế.
Cụ thể:
Thứ nhất, Luật quản lý thuế đã quy định các nguyên tắc cơ bản về
thanh tra, kiểm tra thuế nhằm định hướng cho việc đổi mới, nâng cao hiệu
quả của công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Bao gồm 3 nguyên tắc: 1)Thanh
tra, kiểmt tra thuế được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu
liên quan đến người nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người
nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp
luật vê thuế; 2) Không cản trở họat động bình thường của cơ quan, tổ
chức,cá nhân là người nộp thuế; 3) Tuân thủ quy định của Luật quản lý
thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan. Theo tinh thần các
nguyên tắc trên có thể thấy pháp luật đã xác định được đối tượng thanh tra
kiểm tra một cách tập trung, không dàn trải, đó là chú ý vào các đối tượng
nghi ngờ là có vấn đề. Đồng thời, đảm bảo hoạt động cho các đối tượng bị
thanh tra, kiểm tra…
Thứ hai, pháp luật quản lý thuế đã có sự phân biệt giữa việc thanh tra
và kiểm tra thuế. Theo đó, kiểm tra thuế là công việc thường xuyên mang
tính nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế được thực hiện ngay tại trụ sở của
cơ quan quản lý thuế hoặc tại trụ sở của người nộp thuế. Nội dung của kiểm
tra thuế là kiểm tra sự đầy đủ,chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ
sơ thuế nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế.
Thanh tra thus là kiểm tra đối tượng nộp thuế ở mức độ cao hơn, toàn diện
hơn. Thanh tra thuế được thực hiện định kỳ đối với người nộp thuế lớn,
ngành nghề kinh doanh đa dạng, quy mô lớn và phức tạp hoặc đối với người
nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế và thanh tra để giải quyết các
khiếu nại, tố cáo về thuế hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý
thuế các cấp hoặc bộ trưởng Bộ tài chính.
Thứ ba, Luật quản lý thuế xác định một cách rõ ràng, minh bạch
quyền, nghĩa vụ của đối tượng thanh tra, kiểm tra thuế và nhiệm vụ, quyền
hạn của các chủ thể có thẩm quyền. Điều này tạo cơ sở quan trọng cho hoạt
động thanh tra, kiểm tra có hiệu quả
Thứ tư, pháp luật thuế quy định rõ về nội dung của công tác kiểm tra
thuế. Cụ thể bao gồm kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế và kiểm tra tại trụ sở
của người nộp thuế (quy định chi tiết tại Điều 77, 78 Luật quản lý thuế
2006). Đồng thời vấn đề về những nội dung thanh tra thuế cũng được Luật
quản lý thuế quy định khá chi tiết và hợp lý bao gồm chỉ rõ đối tượng thanh
tra thuế, có sự phân tách hai loại thanh tra thuế là thanh tra thuế theo kế
2
hoạch và thanh tra thuế không theo kế hoạch với các đối tượng được xác
định rõ.
Thứ năm, Luật quản lý thuế còn quy định rõ các biện pháp áp dụng
trong thanh tra đối với trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế. Khi
có người nộp thuế có đủ dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế liên quan đến tổ
chức, cá nhân khác hoặc khi dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế có tính chất
phức tạp thì người có thẩm quyền có quyền áp dụng các biện pháp sau: Thu
thập thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế; Tạm giữ tài
liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế; Khám nơi cất
giữ tài liệu ,tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
Thứ sáu, Luật quản lý thuế quy định khá cụ thể về việc xử lý kết quả
kiểm tra, thanh tra thuế. Cụ thể: Căn cứ vào kết quả thanh tra, kiểm tra
thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi
phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền ra
quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Trường hợp
kiểm tra, thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế, có dấu hiệu tội
phạm thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện cơ quan
quản lý thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy
định của pháp luật tố tụng hình sự. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm
phối hợp với cơ quan điều tra trong việc thực hiện điều tra tội phạm về thuế
theo quy định củ pháp luật
Các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật thuế cũng được
quy định khá hợp lý và cụ thể:
+ Luật quản lý thuế chỉ rõ 4 hành vi vi phạm pháp luật về thuế của
người nộp thuế bao gồm: Vi phạm các thủ tục thuế; Chậm nộp tiền thuế:
Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được
hoàn; Trốn thuế, gian lận thuế. Đồng thời pháp luật cũng quy định rõ các
hành vi vi phạm của cơ quan quản lý thuế, cán bộ công chức quản lý thuế;
Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, người bảo lãnh tiền nộp
thuế; tổ chức,cá nhân có liên quan. Như vậy, có thể thấ pháp luật đã bao
quát hầu như các đối tượng có thể vi phạm pháp luật về thuế cũng như các
hành vi vi phạm pháp luật về thuế mà các đối tượng này có thể mắc phải
+ Quy định các nguyên tắc, thủ tục để xử lý vi phạm pháp luật thuế. Quy
định này tạo cơ sở quan trọng cũng như định hướng đúng đắn trong việc xử lý vi
phạm pháp luật thuế.
+ Điều 105 đến 108 của Luật quản lý thuế đã xác định cụ thể các hành vi
trong từng nhóm hành vi vi phạm pháp luật thuế và các chế tài áp dụng. Cách
thức cử lý đối với các đối tượng có thẩm quyền, Ngân hàng thương mại, tổ chức
tín dụng khác, người bảo lãnh tiền nộp thuế; tổ chức,cá nhân có liên quan cũng
được xác định khá rõ ràng
3
+ Vấn đề về thẩm quyền xử phạt, thời hiệu xử phạt và miễn xử phạt
cũng được đề cập đến và quy định khá hợp lý.
Như vậy, về cơ bản có thể thấy vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lý vi
phạm pháp luật thuế được quy định khá đầy đủ, cụ thể, đáp ứng được yêu cầu
pháp lý đặt ra đối với vấn đề này.Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số quy định
chưa thực sự hợp lý và cần phải làm rõ hơn. Pháp luật về thanh tra, kiểm tra
và xử lý vi phạm thuế vẫn có những lỗ hổng nhất định cần được hoàn thiện.
Điều này bộc lộ rõ trong quá trình áp dụng pháp luật trong vấn đề này trong
thời gian qua
2) Thực trạng triển khai thanh tra, kiểm tra và sử lý vi phạm pháp luật thuế ở
Việt Nam hiện nay
Trong thời kỳ trước khi Luật quản lý thuế năm 2006 được thông qua, do cơ
sở pháp lý cho hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế bộc
lộ nhiều vấn đề “yếu kém” nên họat động này thực sự chưa phát huy được vai
trò, hiệu quả của nó, chưa thể là công cụ hữu hiệu để ngăn ngừa các hành vi vi
phạm pháp luật thuế như các hành vi trốn thuế, lậu thuế…Chỉ nhìn số liệu thống
kê từ năm 1999 đến năm 2005 chỉ phát hiện 30% số vụ có trốn lậu thuế trong
tổng số 915.993 vụ thanh tra, kiểm tra có thể thấy được thực trạng công tác này
trong thời kỳ trước. Hiện nay, với cơ sở pháp lý cho họat động thanh tra, kiểm
tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế được hoàn thiện so với thời kỳ trước và nhiều
yếu tố tích cực khác thực trạng triển khai việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi
phạm pháp luật về thuế ở Việt Nam hiện nay đã có những cải thiện đáng kể, thực
sư phát huy được phần nào vai trò của hoạt động này trong quản lý thuế. Cụ thể:
Chỉ sau một năm Luật quản lý thuế có hiệu lực, theo đánh giá của các
chuyên gia vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế đã đạt
được một số kết quả nhất định như: Ý thức của người nộp thuế trong việc kê
khai, nộp thuế tự giác và kịp thời hơn, do đó kết quả thu ngân sách ở hầu hết các
địa phương chuyển biến tốt hơn. Tổng thu ngân sách 6 tháng cuối năm 2007 tăng
31,5% so với 6 tháng đầu năm 2007 (chưa thực hiện Luật QLT). Tổng thu ngân
sách 6 tháng đầu năm 2008 tăng 37,8% so với cùng kỳ 2007... Theo VOV trong
6 tháng đầu năm 2011, số thu Ngân sách Nhà nước do ngành Thuế quản lý ước
đạt gần 300.000 tỷ đồng, bằng 55,3% so dự toán, tăng 24,4% so cùng kỳ năm
trước.50/63 địa phương trên cả nước có số thu đạt hơn 52% dự toán pháp lệnh.
Bên cạnh việc hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, ngành Thuế đã đẩy
mạnh thanh tra, chống thất thu ngân sách. Toàn ngành đã thực hiện thanh, kiểm
tra 7.262 đơn vị, truy thu 1.733 tỷ đồng vào Ngân sách Nhà nước. Kiểm tra
516.651 hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế, ngành Thuế đề nghị điều chỉnh
7.161 hồ sơ, tăng nghĩa vụ thuế 153 tỷ đồng.... 6 tháng cuối năm ngành Thuế sẽ
tăng cường thanh, kiểm tra, chống thất thu thuế, quản lý nợ đọng thuế. Ngành sẽ
xử lý triệt để số nợ ảo, bảo đảm hoàn thành vượt mức 10% số thu ngân sách nhà
nước năm 2011. Như vậy, có thể thấy, hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi
4
phạm pháp luật thuế hiện nay đã từng bước được đẩy mạnh thực hiện và thực
hiện ngày càng nghiêm túc có hiệu quả. Hoạt động thanh tra, kiểm tra thực sự là
công cụ hữu hiệu để phát hiện các sai phạm trong việc thực hiện pháp luật thuế,
trên cơ sở đó răn đe, ngăn ngừa và xử lý các hành vi tiêu cực như gian lận thuế,
lậu thuế, trốn thuế, nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời
nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của người dân.Hoạt động thanh tra, kiểm
tra thuế được triển khai thường xuyên,kết hợp hiệu quả với hoạt động thanh tra,
kiểm tra một số lĩnh vực khác và phát hiện được nhiều sai phạm về thuế. Ví dụ
như: Theo số liệu Finance Online cung cấp thì năm 2010, Cục Thuế các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương đã phối hợp với Thanh tra Bộ kiểm tra về giá
bán và chi phí sản xuất điện tại 16 Công ty phát điện ngoài Tập đoàn Điện lực
Việt Nam.Qua thanh tra đã phát hiện một số tồn tại, sai phạm của doanh nghiệp
trong việc kê khai, nộp các khoản thuế vào NSNN. Cụ thể:
Thứ nhất, một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài được ưu đãi thuế nhập
khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng chưa thực hiện được điều kiện ưu đãi
như đã đăng ký; Một số doanh nghiệp được cấp Giấy phép ưu đãi đầu tư miễn
thuế, giảm thuế TNDN cao hơn mức quy định; Có doanh nghiệp xác định chưa
đúng điều kiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp dẫn đến thất thu NSNN.
Thứ hai, việc hướng dẫn xác định khoản phí bản quyền để xác định trị giá
hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu và thực hiện tính thuế nhập khẩu chưa cụ
thể, rõ ràng dẫn đến các doanh nghiệp chưa kê khai và nộp NSNN.
Thứ ba, một số mặt hàng được phân phối đến người tiêu dùng thông qua các
hộ kinh doanh áp dụng cơ chế thuế khoán, đồng thời chưa có cơ chế quản lý giá
của các doanh nghiệp đầu mối dẫn đến các hộ kinh doanh tăng giá bán nhưng kê
khai doanh thu thấp làm thất thu NSNN.
Thứ tư, việc ban hành giá tính thuế tài nguyên theo thẩm quyền của UBND
các tỉnh, thành phố nhiều bất cập. Có địa phương đã ban hành quyết định để
doanh nghiệp thực hiện, có địa phương chưa ban hành quyết định dẫn đến các
doanh nghiệp áp dụng giá tạm tính; giá tính thuế tại các địa phương cao, thấp
khác nhau, đối với địa phương chưa ban hành quyết định giá chính thức có tình
trạng mỗi doanh nghiệp khai giá tạm tính khác nhau.
Họat động thanh tra, kiểm tra được thực hiện một cách hiệu quả, từng
bước xác định đúng đối tượng thanh tra, kiểm tra để tránh các phiền hà có thể
đem lại. Kết quả này thể hiện rõ qua con số: năm 2007, tổng số doanh nghiệp
toàn ngành đã tiến hành thanh tra và kiểm tra tăng khoảng 25% so với năm 2006
nhưng số thuế truy thu tăng gấp 1,3 lần so với cùng kỳ năm 2006.( Theo số liệu
tại />chung-tay.html#ixzz1eAksVIGn)
Xây dựng được các kế hoạch thanh tra, kiểm tra nhằm định hướng,
khoanh vùng cho hoạt động thanh tra, kiểm tra có hiệu quả.
5