Tải bản đầy đủ (.pptx) (24 trang)

Slide thuyết trình cạnh tranh cá nhân và kết quả học tập của sinh viên thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.63 KB, 24 trang )

Nhóm 5
- Trương Đức Vinh
- Vương Anh Trọng
- Phan Quốc Trọng
- Kiều Nguyễn Trường Giang
- Nguyễn Hoàng Khang


Chủ đề 5: Cạnh tranh cá nhân và kết quả học tập của sinh
viên Thành Phố Cần Thơ .
Bài tập 1: Vấn đề nghiên cứu, lợi ích nghiên cứu,mục tiêu
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Bài tập 2: Xác định cơ sở lý luận, và mô hình nghiên cứu đối
với đề tài


Vấn đề nghiên cứu: vấn đề cạnh tranh cá nhân và kết quả học
tập của sinh viên trong lĩnh vực giáo dục ở Thành Phố Cần Thơ.

Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu chung: Tìm hiểu thực trạng, kết quả cạnh tranh cá

nhân và kết quả học tập của sinh viên ở Tp. Cần Thơ.


 Mục tiêu cụ thể:
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc cạnh tranh cá nhân và
kết quả học tập của sinh viên tp cần thơ.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc cạnh tranh
cá nhân và kết quả học tập của sinh viên tp cần thơ.
- Từ kết quả nghiên cứu đưa ra một số giải pháp thích hợp để nâng


cao tính cạnh tranh cá nhân và kết quả học tập của sinh viên tp cần
thơ.


Phạm vi nghiên cứu: địa bàn Tp. Cần Thơ
Lợi ích nghiên cứu:
- Nhận dạng, xác định các cơ hội của vấn đề cạnh tranh cá
nhân và kết quả học tập của sinh viên Tp. Cần Thơ.
- Thiết lập, điều chỉnh đánh giá các cơ hội của vấn đề cạnh
tranh cá nhân và kết quả học tập của sinh viên Tp.Cần Thơ.


 Cạnh tranh cá nhân, theo Houston (2002), cạnh tranh cá nhân là một
khái niệm phổ biến trong lĩnh vực tâm lý học và là một khái niệm
đóng vai trò quan trọng trong quan hệ xã hội con người. Các nghiên
cứu trong lĩnh vực cạnh tranh cá nhân cho rằng con người sống trong
xã hội tin rằng để đạt được thành công trong cuộc sống và đạt được
những thành quả về vật chất cũng như danh tiếng, địa vị xã hội, họ
cần phải làm việc cật lực, nghĩa là họ có định hướng cạnh tranh. Có
nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về cạnh tranh cá nhân, có
nghĩa tiêu cực hay tích cực.


Theo Horney (1937), cạnh tranh là cạnh tranh thắng thế, nói
lên đặc tính của một cá nhân mà người này có một nhu cầu
là phải đạt được mục tiêu của mình ( thắng thế) bằng mọi
giá trong cuộc sống. Quan điểm cạnh tranh của Horney
mang nhiều hàm ý tiêu cực của cạnh tranh đó là kết quả
của môi trường sinh sống quá đề cao tính cá nhân.



 Theo Sampson (1977) cho rằng, thái độ cạnh tranh như vậy là có hại cho xã hội,
ông cho rằng những người có quan điểm cạnh tranh này luôn luôn tách biệt cái
tôi của mình với người khác trong xã hội. Họ cho rằng thành công của họ tách
biệt với thành công của những người khác trong xã hội. Những người có thái độ
cạnh tranh thắng thế theo đuổi quan điểm “ kẻ thắng người thua”.

 Một quan điểm khác về cạnh tranh cá nhân, đó là cạnh tranh phát triển. Theo lý
thuyết của Ryckman and Hamel ( 1992), Ross (2013) và Ryckman (1997) thì
cạnh tranh phát triển dùng để chỉ những người mà họ, cạnh tranh là để tự phát
triển khả năng của mình. Cạnh tranh phát triển đem lại nhiều lợi ích cho cá nhân
và xã hội ( Sampson, 1977)


 Khác với những những người có quan điểm cạnh tranh thắng thế, những
người có quan điểm cạnh tranh phát triển có xu hướng là cá nhân của họ
không thể tách rời khỏi những người khác, thành công của họ không thể
tách biệt với thành công của những người khác trong xã hội. Lý thuyết của
Ryckman (1977), những người có xu hướng cạnh tranh phát triển thường
quan tâm đến những cảm xúc, quyền lợi của người khác, có có xu hướng
hợp tác và đối xử với người khác trên tinh thần bình đẳng. Ngược lại những
người có xu hướng cạnh tranh thắng thế thì không có quan điểm như vậy.


 Theo Sampson (1997), những người có quan điểm cạnh tranh thắng
thế luôn đặt trông tâm vào giá trị cá nhân của chính mình và luôn
phân biệt mình với những người khác. Theo Ross (2003) và Ryckman
(1997), để thành công trong một xã hội, mọi người điều phải cạnh
tranh để tạo dựng vị trí của mình trong xã hội đó, từ đó hình thành
hai nhóm người theo quan điểm cạnh tranh khác nhau (cạnh tranh

thắng thế và cạnh tranh phát triển). Hai quan điểm cạnh tranh là
thành phần của định hướng thành công của mỗi cá nhân trong xã
hội, luôn tồn tại song hành và đan xen nhau trong mỗi cá nhân.


 Khái niệm học tập 
Hoạt động học tập của sinh viên là hoạt động chuyên hướng vào
chiếm 
lĩnh tri thức khoa học, kĩ năng kĩ xảo và thái độ tương ứng cũng như
những tri 
thức của chính bản thân hoạt động học (phương pháp học) để tạo
ra sự phát 
triển tâm lý của sinh viên nhằm đáp ứng yêu cầu của một nghề
nghiệp trong 
tương lai (Nguyễn Văn Lượt, 2007)


Điểm trung bình đươc xác định theo thang điểm 4 và được
xác định như sau:

Xuất sắc: 3,6 – 4,0
Giỏi: 3,2 – 359
Khá: 2,5 – 3,19
Trung bình: 2,0 – 2,49
Trung bình yếu: 1,0 – 1,99
Kém: < 1,0


Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên


 Mô hình của TS. Nguyễn Phương Nga &TS. Bùi Trung Kiên (2005) bao 
gồm 5 nhóm yếu tố:

2) Chương trình
môn học

1) Cơ sở vật chất

3) Phương 
pháp giảng dạy

4) Kiểm tra đánh

5) Năng lực của sinh

giá

viên đến hiệu quả 
môn học.


 Mô hình của Th.s Nguyễn Quốc Nghi & Lê Thị Diệu Hiền, Tạp chí khoa học số 3(21), 2011,
Đại học Cần Thơ nghiên cứu “Xác định các nhân tố dẫn 
đến tình trạng học kém của sinh viên trường Đại học Cần Thơ”. Với 3 nhóm nhân tố chính
là:

(1) Nhân tố thuộc về cá nhân

(2) Nhân tố thuộc về nhà trường


(3) Nhân tố thuộc về gia đình và xã hội. 


Mô hình của Võ Thị Tâm (2010) với 5 nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên bao gồm:

1) Động cơ học
tập

5) Phương pháp

2) Kiên định học

học tập. 

tập

4) Ấn tượng
trường học

3) 
Cạnh tranh học
tập


Kết quả nghiên cứu tình huống tại đại học Islamia tại
Pakistan cho thấy hầu hết các nhân tố đều có ý nghĩa
thống kê ở độ tin cậy 90%, 95%, 99%. Muhamad Daniyal &
ctg sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng
có độ tuổi từ 19- 21, từ 22- 25 và từ 25 tuổi trở lên. Tác giả
muốn mẫu nghiên cứu đại diên tốt nhất tổng thể gồm độ

tuổi cũng như tất cả các khoa ở trường Islamia.


 Tác giả (Muhamad Daniyal & ctg , 2011)tập trung chủ yếu vào những yếu tố về nhân
khẩu học, tác giả đưa ra mô hình gồm 8 yếu tố có tác động đến kết quả học tập của
sinh viên gồm:

(1) Thu nhập gia đình
(2) Trình độ của cha
(3) Trình độ của mẹ
(4) Quy mô gia đình
(5) Những động cơ thúc đẩy của cha và mẹ
(6) Những hoạt động ngoại khóa
(7) Chuẩn mực của giảng viên
(8) Sự thích thú đối với môn học.


Theo cơ sở lý thuyết ta có mô hình nghiên cứu như sau:

Định hướng cạnh tranh
- Cạnh tranh thắng thế
- Cạnh tranh phát triển

Nhân tố ảnh hưởng

Xu hướng học tập


Diễn giải mô hình


 Cạnh tranh thắng thế: Thang đo
Tôi luôn muốn đặt các mối quan hệ của tôi trong bối cảnh cạnh tranh.
Được sự tôn vinh của người khác là lý do quan trọng để tôi tham gia cạnh tranh
Tôi cảm nhận thấy ganh tị khi đối thủ( hay người xung quanh) nhận được giải
thưởng( hay điều tốt đẹp hơn)
Nếu có thể quấy nhiễu đối thủ để thắng thế, tôi sẵn sàng làm điều này.
Những người bỏ cuộc trong cạnh tranh là những người yếu đuối.
Xã hội này là cạnh tranh, nếu tôi không thắng họ, thì họ sẽ thắng tôi.


 Cạnh tranh phát triển: Thang đo
Tôi thích tham gia vào các cuộc cạnh tranh vì nó giúp tôi có cơ hội khám phá khả năng
của tôi
Cạnh tranh giúp tôi phát triển khả năng của bản thân.
Cạnh tranh là công cụ có giá trị giúp tôi học hỏi từ chính mình và người khác
Tôi thích cạnh tranh vì nó làm cho tôi và đối thủ gần gũi hơn trong cộng đồng
Thông qua cạnh tranh tôi thấy mình làm việc hiệu quả hơn
Thông qua cạnh tranh tôi thấy mình đóng góp nhiều hơn cho xã hội


 Nhân tố ảnh hưởng: Thang đo
Cơ sở vật chất tốt giúp cho việc học trở nên tốt hơn
Phương pháp giảng dạy tốt giúp sinh viên phát huy được tối đa năng lực.
Kiểm tra đánh giá giúp đánh giá năng lực của bản thân.
Năng lực của sinh viên giỏi giúp bản thân sinh viên tiếp thu tốt những kiến
thức.


 Xu hướng học tập: Thang đo
Có 88,8% SV muốn các bài giảng của giảng viên gồm cả những tri thức mới

không có trong giáo trình;

 73,3% SV thích được giảng viên giao làm những bài tiểu luận để giúp họ phát
triển khả năng suy nghĩ độc lập, tư duy phê phán;

 82,4% SV thích giảng viên hỏi, khuyến khích SV đặt câu hỏi, hướng dẫn SV đào
sâu suy nghĩ để hiểu bản chất hơn là thuyết trình suốt cả tiết học;

 85,6% SV muốn khi bắt đầu mỗi môn học, giáo viên nêu yêu cầu, hướng dẫn
phương pháp học, tài liệu tham khảo và cách khai thác thông tin từ các tài liệu
tham khảo này.


 79,2% SV mong muốn các môn học có nhiều giờ tự học (có hướng dẫn và
giải đáp thắc mắc) hơn so với hiện nay.

 Tuy nhiên, khi đưa ra con số chỉ có 34,7% SV thích hỏi và đưa ra những
quan điểm của cá nhân, ông Khanh có dự báo rằng những đổi mới về
phương pháp dạy và học theo hướng tích cực hoá người học có thể sẽ
gặp những khó khăn đáng kể do nếp nghĩ và các thói quen học thụ động
đã định hình ở một bộ phận lớn SV hiện nay.

 Nguồn: PGS.TS Nguyễn Công Khanh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 


Cám ơn thầy các bạn đã theo dõi !




×