Tải bản đầy đủ (.pptx) (29 trang)

Slide thuyết trình môn tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.29 MB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA CƠ BẢN-LUẬT KINH TẾ 10C
BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI
PHÓNG DÂN TỘC


1. Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc
a.Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng thuộc địa
* Tính chất của cách mạng ở thuộc địa
- Sự phân hóa giai cấp ở các nước thuộc địa phương Đông không giống như ở các
nước tư bản phương Tây
- Mâu thuẫn ở thuộc địa không giống như các nước phương Tây

- Mâu thuẫn chủ yếu ở các nước PT là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản
- Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội phương Đông là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với chủ
nghĩa thực dân
- Tính chất của cuộc đấu tranh cách mạng PĐ và PT cũng khác nhau do mâu thuẫn chủ yếu khác
nhau


- Các nước thuộc địa  đấu tranh giải phong dân tộc
(Các nước tư bản chủ nghĩa  đấu tranh giai cấp)
- Đối tượng của cách mạng thuộc địa là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động
- Cách mạng ở thuộc địa trước hết phải “ Lật đổ ách thông trị của đến quốc “ chứ
chưa phải là một cuộc cách mạng xóa bỏ sự tư hữu

- Yêu cầu cấp thiết của nhân dân các nước thuộc địa là độc lập tự do



Chống đế quốc
giành độc lập
cho dân tộc
Nhiệm vụ
của cách
mạng giải
phóng dân
tộc

Chống phong kiến,
đưa lại ruộng đất
cho nông dân,
dân chủ cho nhân
dân lao động


b. Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc

Giải phóng dân tộc, giành độc
lập cho dân tộc và thiết lập
chính quyền của nhân dân
tạo tiền đề cho giải phóng
giai cấp và cuối cùng là
giải phóng con người


2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi
phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
a. Rút bài học từ sự thất bại của con đường cứu nước trước đó

Các cuộc đấu tranh giành độc lập cuối thế kỷ XIX diễn ra theo hệ tư
tưởng phong kiến đều thất bại là do chưa có đường lối và phương pháp
cách mạng đúng đắn.


- Các cuộc đấu tranh giành độc lập đầu thế kỷ XX:
Con đường bạo động của Phan Bội Châu chẳng khác gì “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa
sau”;
Con đường của Phan Chu Trinh cũng chẳng khác nào “xin giặc rủ lòng thương”;
Con đường của Hoàng Hoa Thám thực tế hơn, nhưng vẫn mang nặng cốt cách phong kiến.

- Con đường của Nguyễn Thái Học theo hệ tư tưởng tư sản, đã chứng tỏ giai cấp tư sản Việt
Nam không đảm đương được sứ mệnh dân tộc.
Khâm phục tinh thần cách mạng của cha ông, nhưng Người không tán thành con đường cách
mạng của họ. Người xuất ngoại, đến nhiều quốc gia trên thế giới để tìm một con đường cứu
nước mới.


b. Cách mạng tư sản là không triệt để
Qua nghiên cứu cuộc cách mạng Mỹ năm 1776 và cách mạng Pháp năm 1789 đối với
Hồ Chí Minh cả 2 cuộc CM đều không triệt để, từ đó, Người khẳng định CM VN không
thể đi theo khuynh hướng dân chủ Tư sản.
c. Con đường giải phóng dân tộc
- Đến với CN Mác- Lênin và lựa chọn khuynh hướng chính trị vô sản. Người khẳng định “ muốn
cứu nước giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô
sản”.
- Cách mạng vô sản theo quan điểm của HCM có những nội dung sau


+ Tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc và dần dần từng bước

“ đi tới xã hội cộng sản”.
+ Lượng lượng lãnh đạo cách mạng là giai cáp công nhân là đọi
tiền phong của nó là ĐCS.
+ Lượng lượng cách mạng là khối đoàn kết toàn dân nồng cốt là liên minh
công nông, lao động trí óc.
+ Sự nghiệp Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới
nên phải đoàn kết quốc tế.


3. Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng
Cộng sản lãnh đạo
a) Cách mạng trước hết phải có Đảng
Người đã chỉ ra, muốn làm cách mệnh “trước hết phải làm cho dân chúng giác ngộ... phải giảng
giải lý luận và chủ nghĩa cho dân chúng hiểu”. “Cách mệnh phải hiểu phong triều thế giới, phải
bày sách lược cho dân... Vậy nên sức mệnh phải tập trung, muốn tập trung phải có đảng cách
mệnh”.


Trong “Đường Kách mệnh” Người khẳng định: “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để
trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô
sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái
có vững thuyền mới chạy”.
b) Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất
- Các lãnh tụ yêu nước tiền bối đã bước đầu nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của
chính đảng cách mạng.
+ Phan Chu Trinh nói: ngày nay, muốn độc lập, tự do phải có đoàn thể.
+ Phan Bội Châu đã tổ chức ra Duy Tân hội (1904) và Việt Nam Quang phục hội (1912).
+ Các nhà cách mạng có khuynh hướng tư sản đã lập ra Việt Nam Quốc dân Đảng



Nhưng tất cả các tổ chức cách mạng kiểu đó đều không thể đưa
cách mạng giải phóng dân tộc đi đến thành công, vì nó thiếu
đường lối chính trị đúng đắn, thiếu phương pháp cách mạng khoa
học và không có cơ sở rộng rãi trong quần chúng nhân dân.
- Đầu 1930, Người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một chính đảng của giai cấp công nhân và
dân tộc Việt Nam, lấy CNMLN “làm cốt”, có tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh và liên hệ mật
thiết với quần chúng.
+ Hồ Chí Minh là người chuẩn bị những điều kiện về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời,
đồng thời là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta.


.
+ Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công
nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. => Đây là luận
điểm Người đã phát triển học thuyết MLN về Đảng Cộng sản, nhờ nó mà
Đảng Cộng sản Việt Nam có sự gắn bó chặt chẽ với nhân dân, với toàn
dân tộc trong mọi thời kỳ của cách mạng Việt Nam
- Ngay từ khi mới ra đời, Đảng do Hồ Chí Minh sáng lập đã qui tụ được lực lượng và sức mạnh của
toàn bộ giai cấp công nhân và cả dân tộc Việt Nam. Đó là một đặc điểm, đồng thời là ưu điểm của
Đảng. Nhờ đó, ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng
Việt Nam và trở thành nhân tố hàng đầu đảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam


4. Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao
gồm toàn dân tộc
a) Cách mạng là sự nghiệp của dân chúng bị áp bức

Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc "là việc chung cả dân chúng chứ không phải
việc một hai người”. Người phân tích: "dân tộc cách mệnh chưa phân giai cấp, nghĩa là sĩ, nông,
công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền". Trong lực lượng đó, công nông "là gốc cách

mệnh", "là người chủ cách mệnh"; "còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp
bức, song không cực khổ bằng công nông; 3 hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông
thôi"


Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của nhân dân trong khởi nghĩa vũ trang. Người
coi sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo vô tận của quần chúng là then chốt bảo
đảm thắng lợi. Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Người phê phán việc lấy ám sát
cá nhân và bạo động non làm phương thức hành động. Người khẳng định: "Dân khí
mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại".

b. Lực lượng CM giải phóng dân tộc
• Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc là toàn dân tộc
- Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã được Người xác định: lực lượng cách mạng
bao gồm cả dân tộc. (nội dung Cương lĩnh tham khảo sgk lịch sử 12)
+ Nguồn động lực của cách mạng là liên minh công nông. Trong đó giai cấp công nhân là giai cấp
lãnh đạo.


+ Ngoài ra còn có bạn đồng minh của cách mạng: chính là tầng lớp tiểu tư sản trí thức
cũng được Người chú trọng quan tâm.
+ Ngoài những lực lượng trên, những người N ở nước ngoài và những người nước
ngoài sinh sống ở VN cúng được HCM chủ trương đòan kết vì sự nghiệp giải phóng dân
tộc.

5. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sang tạo và có khả
năng dành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
a. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động sáng tạo
Các dân tộc thuộc địa cần dựa vào sức mình, chủ động trong đấu tranh giành độc lập: “Đem sức
ta mà giải phóng cho ta”.

Cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa còn có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng chính
quốc vì thuộc địa là khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa.



Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có
mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại
lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc

Bản án chế độ thực dân Pháp




Ý nghĩa:
Có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, góp phần bổ sung, phát triển
sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin. Luận điểm này thể hiện sự độc
lập, tự chủ, sang tạo trong tư duy lý luận của Hồ Chí Minh.
Là cơ sở nền tảng, kim chỉ nam cho Đảng ta trong quá trình tổ chức,
lãnh đạo nhân dân đứng lên làm cách mạng để tự giải phóng khỏi ách
áp bức bóc lột


6. Cách mạng giải phóng dân tộc phải tiến hành
bằng con đường cách mạng bạo lực
a. Tính tất yếu của bạo lực cách mạng
+ Cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành chính quyền và bảo vệ
chính quyền
+ Đánh giá đúng bản chất cực kì phản động của bọn đế quốc và tay sai, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “
Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng

chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính chính quyền và bảo vệ chính quyền”


+ Bạo lực trong tư tưởng Hồ Chí Minh là bạo lực của quần chúng, là sức mạnh tổng hợp
của quần chúng
+ Hình thức của bạo lực cách mạng bao gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ
trang
+ Hai yếu tố chính trị và quân sự
+ Hai lực lượng là lực lượng chính trị của quần chúng và lực lượng vũ trang của nhân dân
+ Trong chiến tranh cách mạng lực lượng vũ trang giữ vị trí quyết định trong việc tiêu diệt sinh
lực địch. Nhưng đấu tranh chính trị mới là yếu tố kết thúc chiến tranh một cách toàn diện vầ
phục tùng chính trị


b. Tư tưởng bạo lực cách mạng gắn bó hữu cơ với tư tưởng nhân đạo và hòa
bình
- Đối với Hồ Chí Minh việc tiến hành chiến tranh là giải pháp bắt buộc cuối cùng
Khi tiến hành tiến tranh vẫn tìm mọi cách vãn hồi hòa bình ngay để máu người Pháp và
Việt ngừng chảy. Những dòng máu đó đều quý như nhau. Chúng tôi mong đợi ở Chính
phủ và nhân dân Pháp một cử chỉ mang lại hòa bình. Nếu không chúng tôi bắt buộc phải
chiến đấu đến cùng để giải phóng hoàn toàn đất nước”
c. Hình thái bạo lực cách mạng
- Xuất phát từ tương quan lực lượng lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, Hồ Chí Minh chủ
trương tiến hành khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân


×