Tải bản đầy đủ (.ppt) (46 trang)

Slide các nguyên tắc và phương pháp quản lý TNMT (môn kinh tế tài nguyên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.94 KB, 46 trang )

Ch2: Các nguyên tắc và phương pháp quản lý
TNMT

Kinh tế học
• Quan tâm đến những hàm ý của khái niệm khan
hiếm.
• Sự khan hiếm có khắp mọi nơi, và điều này có nghĩa
là chúng ta phải:
– chọn lựa
– quản lý cái chúng ta có
– chấp nhận sự đánh đổi giữa những mục tiêu có thể

1


Sự đánh đổi và chi phí
• Chi phí cơ hội là cái mà chúng ta phải từ bỏ để đạt được một
điều gì đó.
• Nông dân, cũng như các cơ quan chính quyền, đều phải đối
mặt với chi phí cơ hội.
• Chi phí cơ hội là số đo sự đánh đổi mà các cá nhân và xã hội
phải đối mặt.

2


Sản phẩm 1

Chi phí cơ hội dựa trên hai hoạt động có
thể có (đầu ra)


Đường giới hạn khả năng sản xuất
Lượng sản phẩm 2 bị từ bỏ để có
lượng tăng lên của sản phẩm 1
Sản phẩm 2
3


CHI PHÍ CƠ HỘI
• Ví dụ về chi phí cơ hội

– Sử dụng đất để trồng lúa hay trồng cây ăn trái
– Làm việc trong nông trại hay kiếm việc làm bên
ngoài
– Dành nguồn lực công cho việc quản lý sự chảy
tràn thuốc sâu hay để quản lý sự phá rừng
– Chi phí cơ hội có thể bao gồm nguồn lực vật chất,
sức lao động, thời giờ và tiền bạc.

4


CƠ CHẾ PHÂN PHỐI
• Để đáp ứng với sự khan hiếm, xã hội tìm cách phân phối – hay
chia phần – nguồn lực (tất cả mọi nguồn lực, không chỉ tài
nguyên thiên nhiên) giữa những cách sử dụng cạnh tranh nhau.
• Phần lớn kinh tế học quan tâm tới việc tìm hiểu tác động của
những cách phân phối TN khan hiếm khác nhau.

5



PHÂN PHỐI (CHIA PHẦN)
• Các cơ chế phân phối thường gặp

– sắp hàng/chờ đợi (“đến trước được phục vụ
trước”)
– ngẫu nhiên/xổ số/cơ may
– hành chánh/quan liêu
– dùng sức mạnh
– phong tục và truyền thống xã hội
– thị trường và giá cả

6


SẮP HÀNG
Cơ chế phân phối này bắt người ta phải chờ đợi đến lượt
(bằng cách sắp hàng, lấy vé, giữ chổ trong một hàng).
Phương pháp phân phối này có thể được sử dụng để
phân phối:
• chổ ngồi trên xe buýt
• chổ ngồi trong nhà hàng (hoặc là đi vào hoặc giữ chổ trước)
• quyền sử dụng nước sông (người sử dụng ở thượng lưu “đến
đó trước tiên”)
• quyền sử dụng một trữ lượng cá “tiếp cận tự do” (phần
thưởng để dành cá lại thì nhỏ nếu có ai khác có cơ may lấy đi
số cá này)
7



CƠ MAY
Cơ may được sử dụng trong những trường hợp khác nhau
khi người ta có được cái gì một cách ngẫu nhiên.
Xổ số là một ví dụ, chọn lựa người thắng giải một
cách ngẫu nhiên.
Các hình thức đánh bài cũng tương tự như vậy.
Thỉnh thoảng TNTN có thể được phân phối (một phần)
theo ngẫu nhiên – khám phá một mỏ tài nguyên mà bạn
có thể tuyên bố quyền sở hữu. Việc này thường kết hợp
cơ may với “đến trước được trước” nếu bạn có quyền
thăm dò trong một vùng (bạn là người đầu tiên đến đó và
tìm kiếm).
8


HÀNH CHÁNH
• Nhiều vấn đề phân phối được điều khiển bằng các luật lệ hoặc
qui định chính thức, trong đó các hệ thống chính trị - hành
chánh - tư pháp được thiết lập để phân phối TN.
Ví dụ: Các qui tắc nói rằng ai có thể tiếp cận hàng hoá hoặc
dịch vụ gì.
• Trong nhiều quốc gia, các chính phủ cung cấp hàng hoá hoặc
dịch vụ cho một số bộ phận nhân dân.

9


SỨC MẠNH
• Có khi sự phân phối được thực hiện bằng cách dùng bạo lực
(bất hợp pháp) – đặc biệt khi có liên quan đến hàng hóa hoặc

dịch vụ bất hợp pháp. Một lần nữa, điều này thường được kết
hợp với các cơ chế chia phần khác. (Chợ đen và bạo lực
thường đi với nhau)

10


PHONG TỤC VÀ TRUYỀN THỐNG XÃ HỘI

• Một số hàng hoá và dịch vụ có những kết hợp truyền thống với
tập quán địa phương có nghĩa là các cách phân phối chúng
được phát triển liên quan đến những phương tiện phân phối và
chia phần không chính thức.

11


THỊ TRƯỜNG VÀ GIÁ CẢ
• Phần lớn kinh tế học phân tích cách thị trường hoạt động như
là công cụ phân phối/chia phần. Cơ chế chia phần chủ yếu sử
dụng hệ thống thị trường là giá cả – giá cao hơn khiến người
ta cung cấp hàng nhiều hơn (“cung”), nhưng cũng tiêu thụ ít
hơn (“cầu”).
• Khi có sự thiếu hụt, giá có khuynh hướng tăng lên, dẫn tới
một số lượng lớn hơn được sản xuất và sụt giảm một ít trong
tiêu thụ – tác dụng kết hợp làm mất sự thiếu hụt.
• Tương tự khi có quá nhiều hàng trên thị trường, giá cả giảm
xuống khuyến khích người tiêu thụ mua nhiều hơn, trong khi
người sản xuất có động cơ để giảm sản xuất.
• Giá cân bằng làm cân bằng cung và cầu – nhưng hãy chú ý

rằng nếu không có sự khan hiếm, thì không cần có giá cả.

12


Cung, cầu và cân bằng thị trường
Giá
Cung

P*

Cầu
Q*

Số lượng
13


HIỆU QUẢ KINH TẾ
• Hiệu quả kỹ thuật – đạt được sản lượng tối đa với đầu vào
nhất định.
• Hiệu quả kinh tế – đạt được giá trị đầu ra lớn nhất với những
đầu vào nhất định. (Phân phối nguồn lực cho những cách sử
dụng có giá trị cao nhất.)
• Hiệu quả kinh tế cần hiệu quả kỹ thuật, nhưng hiệu quả kỹ
thuật không tự động hàm ý có hiệu quả kinh tế.

14



BẤT HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÁC CƠ
CHẾ PHÂN PHỐI
Các cơ chế phân phối khác nhau có những hàm ý khác nhau về
hiệu quả.
• Sắp hàng thì thường không phải là một cách phân phối TN hiệu
quả, vì “thời gian chờ đợi” là thời gian đã có thể sử dụng theo cách
khác. (Người sắp hàng và không nhận được gì thì mất thời gian sắp
hàng mà chẳng nhận được gì ).
• Cơ may không cung cấp một cách để phân phối TN cho những
cách sử dụng có giá trị cao nhất.
Nó có thể được coi là “công bằng” vì nó không phân biệt dựa trên
thu nhập hay tài sản. Nhưng nó không hiệu quả.
• Hành chánh:
Phương tiện phân phối theo hành chánh thường không được thiết
kế để đạt kết quả có hiệu quả. Những người thiết kế các qui tắc
phân phối có thể có những mục tiêu khác với hiệu quả.
15


• Thị trường và giá cả có thể là những cơ chế hữu ích
để đạt những kết quả có hiệu quả. Người cung cấp có
một động cơ để tối thiểu hoá chi phí sản xuất, và cơ
chế giá cả hướng hàng hoá và dịch vụ tới những cách
sử dụng được định giá cao nhất (được phản ánh bởi
sự sẵn lòng trả tiền của người tiêu thụ).
• Tuy nhiên, các đặc tính hiệu quả của thị trường phụ
thuộc vào một số giả định.

16



THỊ TRƯỜNG VÀ BẤT HIỆU QUẢ
• Tại sao thị trường có thể không hiệu quả:
– Cấu trúc thị trường (thị trường không cạnh tranh, ví du kiểm soát
độc quyền một tn tạo ra một ảnh hưởng trên giá thị trường)
– Tác dụng ngoại tác (“externalities”)
– Hàng hoá có thể được tiêu thụ bởi nhiều người (“hàng hoá công
cộng”)
– Quyền sở hữu được xác định không rõ ràng
– Các vấn đề về thông tin và phối hợp
• Nhiều TNTN phải chịu một số vấn đề này và như vậy trong khi thị
trường có thể là công cụ hữu ích về phân phối TN thiên nhiên, thì
thường là thông tin, sự phối hợp, ngoại tác và quyền sở hữu là nguyên
nhân sinh ra bất hiệu quả.

17


TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
• Phân loại tài nguyên thiên nhiên

– Không phục hồi
• Lượng cung không thể được phục hồi trong bất kỳ một
khung thời gian hiện thực nào

– Có thể phục hồi
• Có thể phục hồi lại trong một khung thời gian cho phép
sự quản lý TN trên cơ sở liên tục
• Khả năng “sử dụng bền vững”


18


TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
• Quản lý một trữ lượng tài nguyên: tầm quan trọng của
thời gian
• Phân tích đơn giản sự phân phối TN là ở trong một
khung “tĩnh” (không xem xét yếu tố thời gian)
• Các vấn đề quản lý TN rõ ràng đòi hỏi sự xem xét trữ
lượng TN theo thời gian.
– Cũng phụ thuộc vào hệ thống “quyến sở hữu” hiện có
– Định nghĩa quyền sở hữu không rõ ràng có thể dẫn đến sự quản
lý sai.

19


PHÂN PHỐI TÀI NGUYÊN THEO THỜI GIAN
• Tất cả các loại vấn đề kinh tế (không chỉ có tài nguyên) đòi hỏi
phải phân tích sự phân phối nguồn lực theo thời gian

– Chọn lựa của người tiêu dùng: vay và cho vay
– Doanh nghiệp: thu lãi hoặc tái đầu tư (quyết định
đầu tư tối ưu)
– Chính phủ: phân tích lợi ích-chi phí các dự án công

20


PHÂN PHỐI TÀI NGUYÊN THEO THỜI GIAN

• Các điều kiện hiệu quả tĩnh đòi hỏi việc xem xét chi
phí cơ hội bây giờ của bất kỳ quyết định đã cho nào:
điều gì bị từ bỏ bây giờ để đạt được cái gì khác bây
giờ.
• Điều kiện hiệu quả liên thời gian đòi hỏi việc xem xét
điều gì bị từ bỏ bây giờ để đạt được điều gì trong
tương lai, hoặc ngược lại.
– Vì chúng ta không trực tiếp điều khiển sự sản xuất của các
TNTN mới nên sự chọn lựa tiêu dùng/sử dụng của chúng ta
bây giờ có những tác động tới tương lai.
21


Hiệu quả tĩnh
• Hiệu quả kinh tế là một tình trạng trong đó lợi ích ròng đối với xã
hội đạt tối đa.
• Hiệu quả tĩnh: Một hoạt động có hiệu quả tĩnh chỉ được xét theo
quan điểm của một thời kỳ duy nhất. Ví dụ:
– Trong mùa xuân một nông dân trồng một loại hoa màu, sau đó
thu hoạch và mang ra chợ.
– Một doanh nghiệp khai thác gỗ đốn một số cây năm nay và
cũng mang ra thị trường.
Những quyết định này là hiệu quả theo nghĩa tĩnh nếu chúng
được thực hiện sau khi xem xét những hậu quả phát sinh chỉ
cho năm nay.
• Một mức sản lượng có hiệu quả tĩnh là mức làm tối đa lợi ích ròng
của thời kỳ hiện tại.
22



MSB (lợi ích xã hội biên)
$
MSC (chi phí xã hội biên)

a

c

b

q*: mức sản lượng
hiệu quả xã hội,
sinh ra lợi ích xã
hội ròng tối đa (a)

d
q*

q1

Sản lượng

Hiệu quả xã hội tĩnh
23


Hiệu quả động (liên thời gian)
• Hiệu quả động chỉ tình trạng có hiệu quả khi được xem xét không
chỉ trong năm hiện tại mà còn cho tất cả các năm tương lai.
• Hiệu quả động đòi hỏi việc làm tối đa giá trị hiện tại của dòng

lợi ích ròng từ hiện tại đến tương lai.
• Nên hiệu quả động đòi hỏi việc chọn một chuỗi các số lượng sản
phẩm theo thời gian.
• Tiêu chí phải được tối đa hóa để tìm hiệu quả liên thời gian có thể
được viết như sau:
Giá trị hiện tại của lợi ích ròng = Lợi ích ròng năm 0 + Lợi
ích ròng năm 1*1/(1+r) + Lợi ích ròng năm 2 * 1/(1+r) 2 + …
• Suất chiết khấu đóng một vai trò quan trọng trong hiệu quả liên
thời gian

24


Năm hiện tại

Năm 1

Năm 2

MSB2

MSB1

MSB0

MSC2

MSC1
MSC0


$

Năm 3

MSB3

MSC3

NB3

NB2

NB1
NB0

q’2 q2
q’1 q1
q’0 q0

Sơ đồ lợi ích ròng theo thời gian
gắn với một chuỗi sản lượng

Nếu sản lượng
có liên hệ với
nhau qua thời
gian, ví dụ khai
thác mỏ, đường
sản lượng theo
thời gian có hiệu
quả động là q’0,

q’1, q’2, …
25


×