Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

Sử dụng nước (môn kinh tế tài nguyên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.98 KB, 18 trang )

Chương 4

SỬ DỤNG NƯỚC
• Nước là một TNTN có thể phục hồi hoặc cạn
kiệt, phụ thuộc nguồn nước và cách sử dụng.
• Nguồn nước có thể từ nước mặt và nước ngầm.



Nước mặt: hồ, sông, suối và biển => những nguồn nước có thể phục hồi, được cung cấp
bởi chu trình nước của trái đất.
Nước ngầm được tích lũy trong hàng trăm ngàn năm ở những tầng aquifer dưới mặt đất
nằm giữa những lớp đá. Nước ngầm về cơ bản là một tài nguyên có thể cạn kiệt, mặc dù
một tỉ lệ nhỏ (ít hơn 5%) có thể khai thác mỗi năm và được làm đầy lại qua quá trình
thẩm thấu của nước mưa hay tuyết tan vào các tầng đất đá.

1


Định giá và sử dụng nước hiệu quả
• Nước ngầm




Có thể là một TNTN có thể PH hoặc không thể PH.
Các tầng nước ngầm được tái tạo qua sự thẩm thấu của nước mưa hay tuyết tan chảy. Nếu tốc độ
sử dụng nước ngầm <= tốc độ nạp lại, việc sử dụng có thể bền vững vô hạn. Ngược lại thì nước
ngầm là một tài nguyên không thể phục hồi.
Nước ngầm cũng có thể là một TN tự do sử dụng nếu các quyền sở hữu không được thiết lập. Kết
quả sẽ làm cạn kiệt không hiệu quả tầng nước theo thời gian.



Những người sử dụng trước sẽ có chi phí nước rẻ vì
trữ lượng nước ngầm lớn nên chi phí bơm nước ra sẽ
thấp => họ sẽ có động cơ để tiêu thụ quá nhiều nước
so với mức hiệu quả.
• Những người sử dụng sau sẽ chịu chi phí bơm nước
cao hơn vì trữ lượng giảm xuống, là những người có
thể có nhu cầu về nước cao hơn .


2


 Nước mặt:
Hình 3.10 cho thấy hai đường cầu về nước mặt. D U : nhu cầu nước ở vùng
đô thị. DR: nhu cầu nước ở vùng nông thôn.
Nếu giá nước bằng 0 thì tổng cầu nước sẽ là OU O + WRO cao hơn lượng
cung có sẵn OW => không phải là một tình huống bền vững => Phải có
cách phân phối nước khác.
• Hiệu quả kinh tế đòi hỏi giá trị biên của đơn vị nước cuối cùng đối với
những người tiêu dùng khác nhau bằng với chi phí cung nước biên.
Trong mô hình đơn giản này, cung nước thì hoàn toàn không co dãn. Vì
vậy, cầu xác định giá. Một cân bằng hiệu quả ở nơi D R = DU. Giá cân
bằng là P*.
• Ở bất kỳ phân phối nước nào khác giữa những người sử dụng, giá trị biên
của một người sẽ cao hơn giá trị biên của người kia nên nước có thể được
tái phân phối từ người định giá trị nước thấp sang người định giá trị cao
và cải thiện tổng phúc lợi xã hội.

3



$
DU

A

DR
B

P*

O

P*

RO

W’

W*

UO

W

Hình 3.10: Trong một thị trường nước hiệu quả, tình trạng cân bằng đạt
được khi giá trị biên của nước của những người tiêu dùng khác nhau là
bằng nhau. Đó là nơi DU cắt DR tại giá P*. Khi tổng cung nước là W,
người sử dụng nước ở nông thôn sẽ sử dụng lượng nước W*W và thành

thị OW*. Bất kỳ cách phân bố nào khác đều là không hiệu quả và sẽ dẫn
đến giảm phúc lợi xã hội.

4


• Rất ít hệ thống phân phối nước có sự định giá hiệu quả như
vậy. Tại sao?
– Thiếu một thị trường cạnh tranh về nước được cung trực tiếp cho các hộ. Để có một thị trường


cạnh tranh về nước, cần phải giao quyền sở hữu một cách rõ ràng để từ đó có người mua và người
bán. Nhưng quyền về nước không hoạt động theo cách này ở nhiều nơi trên thế giới. Chủ thuyết
người đến trước chiếm quyền sở hữu tồn tại trong nhiều quốc gia.
Nguyên tắc “đến trước, sử dụng trước” gây ra lãng phí kinh tế. Giả sử người tiêu dùng nông thôn
có quyền ưu tiên. Họ sẽ tiêu dùng nước cho tới khi nhu cầu về nước đã thỏa mãn. Họ sẽ tiêu dùng
số lượng nước ROW, chỉ để lại ORO cho người đô thị. Sự lãng phí kinh tế xảy ra vì với những
lượng nước nằm bên trái W*, người tiêu dùng đô thị định giá trị nước cao hơn người nông thôn.
Phần mất mát ROAB do người sử dụng ở đô thị gánh chịu vì lượng nước ROW* giờ đây do người
nông thôn sử dụng. Khi có thị trường để mua bán các quyền về nước này, loại lãng phí kinh tế này
sẽ không xảy ra.

5


• Các chính phủ kiểm soát việc cung nước trong
nhiều quốc gia. Họ thường không phân phối nước
trên cơ sở hiệu quả kinh tế mà sử dụng những tiêu
chuẩn khác, ví dụ công bằng.
Giả sử người sử dụng nông thôn đòi hỏi nước để

tưới hoa màu. Chính phủ có thể cho rằng việc tưới
nước quan trọng hơn nhu cầu nước sinh hoạt của
người đô thị. Họ có thể đáp ứng bằng cách tính giá
nước thấp hơn cho người nông thôn so với người đô
thị. Điều này khác xa với giải pháp phân phối hiệu
quả, và người sử dụng nông thôn tiêu thụ tương đối
nhiều nước hơn người sử dụng đô thị.

6


• Tính hiệu quả cũng khó đạt được nếu lượng cung
nước thay đổi theo điều kiện khí hậu.
Giả sử có một trận hạn hán và lượng cung nước
giảm xuống W’, Bây giờ không có mức giá nào làm
cho DU = DR. Nói cách khác, người sử dụng giá trị
cao (người thành thj) sẽ có thể trả giá vượt những
người sử dụng nông thôn cho lượng nước có sẵn.
Các chính phủ thì không chắc cho phép thị trường
đạt tới một cân bằng ở đó một nhóm người không
đủ khả năng mua nước. Do đó thị trường không hẵn
là một cơ chế lý tưởng để phân phối một hàng hóa
quan trọng như nước.

7


• Lý thuyết về sử dụng và định giá nước có hiệu quả
kinh tế (lợi ích biên = chi phí biên) hầu như không
xảy ra trên thực tế. Thị trường nước không phải ở

đâu cũng có. Có hai lý do chính.



Trước hết, nếu giá nước được chọn ở nơi tổng cầu bằng chi phí biên cung nước, người cung
nước sẽ thu được thặng dư sản xuất. Đó là diện tích P*AB trong Hình 3.11. Chính quyền địa
phương là người cung cấp nước chính trong nhiều quốc gia. Các qui định pháp lý thường không
cho phép họ thu khoản thặng dư này.
Thứ nhì, việc định giá nước có thể không tiến bộ. Những người có thu nhập thấp có thể không có
khả năng mua nước với giá cả thị trường, hoặc phải chi một phần lớn thu nhập của họ để mua
nước.

8


$

Tổng cầu về nước
MC

C

A

P*
DL

B
O


WL

Nước

Hình 3.11. Các công ty nước không được định giá nơi
MC bằng đường tổng cầu vì điều này sẽ sinh ra thặng
dư P*AB. Những người thu nhập thấp có thể phải chi
phần lớn thu nhập của họ cho nhu cầu nước.
9


Phân phối và định giá nước trên thực tế
• Nước sinh hoạt


Việc cung cấp nước uống và sinh hoạt đòi hỏi việc xây dựng cơ sở hạ tầng đáng kể.
Trước hết, nước phải được lấy từ một nguồn (hồ, hồ chứa, sông, biển). Việc này thường do các
chính phủ làm.
Kế tiếp, nước cần phải được lọc. Có một độc quyền tự nhiên trong việc phân phối nước. Hệ
thống cấp nước thường thuộc sở hữu nhà nước, với nhiệm vụ là xây dựng và bảo trì hệ thống
ống nước. Điều này làm phức tạp việc định giá nước, vì giá nước phải bù đắp chi phí lấy nước,
lọc, và phân phối. Ở đây ta chỉ xem xét việc cấp nước bởi hệ thống cấp nước đô thị.

10


• Có hai hình thức định giá: giá như nhau, không phụ
thuộc vào lượng nước tiêu thụ; và giá đơn vị dựa
trên lượng nước tiêu thụ. Trong thực tế, cả hai cách
định giá này đều không đạt hiệu quả.

– Mức giá như nhau có nghĩa là người tiêu thụ có thể sử dụng nước bao nhiêu tùy thích
mà không cần quan tâm đến giá nước => sử dụng nước nhiều hơn mức cần thiết. Việc
sửa chữa tình trạng này đòi hỏi việc lắp đặt các đồng hồ đo nước. Chi phí làm việc
này có thể là khá cao. Tuy nhiên, khi dân số gia tăng và gây áp lực trên các hệ thống
lấy nước, lọc, và phân phối, việc không đo lượng nước tiêu thụ là một vấn đề ngày
càng lớn và rõ ràng góp phần vào việc sử dụng nước không bền vững.

11






Các đô thị có đo lượng nước thường sử dụng những chính sách định giá cũng không hiệu quả.
Họ không được định giá cao để kiếm lời nhiều. Họ cũng không muốn định giá nước cao đến
nỗi những người sử dụng có thu nhập thấp không đủ khả năng để mua nước. Kết quả là giá
nước thường được xác định thấp hơn mức giá thị trường cân bằng.
Một thông lệ là định giá ở mức chi phí trung bình => không phản ánh chi phí cơ hội của việc
sử dụng nước. Hơn nữa, chi phí trung bình thường được dựa trên chi phí thực tế của việc
cung nước. Các chi phí thực tế thường sẽ thấp hơn nhiều các chi phí của việc cải tạo và nâng
cao năng lực các hệ thống phân phối mới để thích nghi với sư tăng trưởng đô thị.

12


• Những chi phí xây dựng và thay thế này sẽ được
trang trải bằng:






nguồn thu phí từ người tiêu dùng,
tăng thuế tài sản ở địa phương,
nợ (nếu điều này được cho phép ở mức độ địa phương), hoặc
yêu cầu trợ cấp từ các cấp chính quyền cao hơn
Từ đó nảy sinh một số vấn đề không hiệu quả:

 người không dùng nhiều nước trợ cấp cho người dùng nhiều, và
 người sử dụng tương lai trợ cấp cho người sử dụng hiện tại.

• Quan điểm chung là mức giá không phản ánh chi
phí cơ hội sẽ trợ giá người tiêu dùng rất nhiều và
không khuyến khích sự tiết kiệm nước.

13


• Một cách định giá thông thường khác là tính giá
giảm dần theo lượng nước tiêu thụ. Cách làm không
hiệu quả này khuyến khích sự tiêu thụ nước quá độ.
Những người tiêu thụ nước ít trợ cấp cho những
người tiêu thụ nước nhiều.
• Như đã đề cập, chi phí nâng cấp hệ thống cấp nước
là cao. Với chi phí như vậy, chính sách định giá
nước theo khối hiệu quả nên là tăng dần.

14



• Chính sách định giá nước tăng dần có một số lợi
điểm so với những chính sách khác.




Một là, nó khuyến khích sự sử dụng nước hiệu quả hơn, vì giá biên tăng từ khối đầu cho tới những
khối tiếp theo.
Hai là, nó có thể đối phó với sự tăng vọt về nhu cầu nước. Ví dụ, nếu cần có nguồn cấp nước phụ
trong mùa khô thì có thể thu tiền nước ở mức giá cao hơn. Điều này sẽ giúp trang trải những chi
phí bổ sung của việc cung nước và sẽ khuyến khích sự tiết kiệm.
Lợi ích thứ ba của việc định giá theo khối tăng dần là những người thu nhập thấp cũng có thể mua
được nước. Khối lượng nước ban đầu có thể dựa trên nhu cầu thiết yếu và được tính một mức giá
mà người có thu nhập thấp có thể mua được.

15


• Vấn đề sau cùng của việc định giá nước là các chính phủ
thường không phân biệt giữa những người sử dụng có chi
phí cao (sống ở vùng đồi núi hoặc người tiêu dùng mới mà
nhu cầu của họ cần nâng cấp hệ thống cấp nước)) và chi phí
thấp vì trả cùng đơn giá. Những người tiêu dùng cũ sẽ trợ
cấp cho những người tiêu dùng mới. Người sống trong vùng
không cần bơm trợ cấp cho người sống trong vùng cần bơm.
• Để đạt tới sự định giá nước hiệu quả, người tiêu dùng mới và
người có chi phí bơm nước phải trả những giá cao hơn. Việc
định giá theo chi phí trung bình như nhau hoặc theo khối đối
với tất cả các người sử dụng sẽ làm cho một vùng trông có

vẻ rẻ đối với những di dân hơn tình trạng thật sự về những
tác động của họ trên chi phí của việc cung nước.

16


Sử dụng nước trong nông nghiệp
• Nông nghiệp dùng rất nhiều nước, chủ yếu để tưới hoa màu. Giá cả
thường không phản ánh chi phí biên của việc cung nước vì việc
cung nước nông nghiệp được chính phủ trợ cấp. Chế độ sở hữu hiện
hành còn làm trầm trọng thêm sự không hiệu quả. Nước sử dụng
trong nông nghiệp thường gây ra những tác động tiêu cực cho môi
trường, ví dụ, đất bị mặn và các sông ngòi bị phú dưỡng hóa do
nước chảy tràn hoặc những vùng nước tưới chứa đầy phân bón.
• Việc trợ cấp nước đã dẫn tới sự chọn lựa hoa màu không hiệu quả
trong nông nghiệp. Việc định giá nước tưới hiệu quả sẽ dẫn đến
giảm sản lượng của những người sử dụng nước có giá trị thấp và
tăng sản lượng của những người có giá trị cao. Các chính phủ đã
nhận ra những vấn đề này và đang điều chỉnh từ từ giá nước và cho
phép một số thị trường hạn chế được hoạt động. Tuy nhiên, giá cả
vẫn còn cách xa mức hiệu quả (chi phí đầy đủ).

17


Sử dụng nước cho mục đích giải trí
• Người dùng nước để giải trí không lấy nước ra khỏi nguồn. Ví
dụ người chèo thuyền, câu cá, bơi lội, đi bộ, và ngắm chim. Họ
xem nước là môi trường sống của các sinh vật khác, hoặc để
ngâm mình vào nước.

• Vấn đề định giá ở đây là có rất ít cơ chế để tính giá cho họ để
có thể phản ánh giá trị biên của họ về nước. Sự khó khăn là thị
trường có thể không hoạt động do vấn đề tự do tiếp cận tài
nguyên nước.
• Sự khó khăn của việc định giá nước giải trí cũng có nghĩa là
nguồn cung nước cho các địa điểm giải trí có thể bị đe dọa bởi
nhu cầu ngày càng tăng của những người tiêu dùng nước. Điều
này sẽ làm giảm cách sử dụng nước cho giải trí.

18



×