Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Thái độ và hành vi tái sinh sản của người dân Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 177 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐOÀN KIM THẮNG

THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI TÁI SINH SẢN
CỦA NGƢỜI DÂN HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI – 2016


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐOÀN KIM THẮNG

THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI TÁI SINH SẢN
CỦA NGƢỜI DÂN HÀ NỘI
Chuyên ngành Xã hội học
Mã số: 62 31 03 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Hữu Minh

HÀ NỘI - 2016




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong Luận án trung thực và chƣa ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các trích dẫn chỉ rõ nguồn tài liệu và tác giả.
Tác giả Luận án
Đoàn Kim Thắng


LỜI CÁM ƠN
Tôi bày tỏ sự cám ơn chân thành tới Lãnh đạo Viện Xã hội học, Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Khoa Xã hội học, Cơ sở đào tạo Học
viện Khoa học xã hội, Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa
học xã hội Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi đƣợc học tập
các Chƣơng trình nghiên cứu sinh tại Học viện và hoàn thành Luận án này.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn các địa phƣơng xã/phƣờng của Hà Nội
đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình điền giã, khảo sát,
thu thập tƣ liệu để viết Luận án trong giai đoạn 2010-2014; và chân thành
cám ơn Viện nghiên cứu Gia đình và Giới đã cho phép tôi sử dụng một phần
số liệu của cuộc điều tra nghiên cứu Gia đình năm 2010 để làm đối chứng viết
Luận án.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy hƣớng dẫn
GS.TS Nguyễn Hữu Minh, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong việc định
hƣớng nội dung nghiên cứu, phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu, thu thập tƣ
liệu và những ý tƣởng khoa học để tôi có thể hoàn thành tốt Luận án nghiên
cứu này.
Cuối cùng và hết sức quan trọng, đó là sự động viên của gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp đã luôn tạo sức mạnh, nguồn cảm hứng cho tôi hoàn thành
Luận án./.

Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2015
Nghiên cứu sinh
Đoàn Kim Thắng


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của luận án
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
2.2. Nhiệm vụ
2.3. Giả thuyết nghiên cứu
3 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
3.2. Phạm vi nghiên cứu
4 Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp luận
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.2.1. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu
4.2.2. Phƣơng pháp định lƣợng
4.2.3. Phƣơng pháp định tính
4.2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp
5 Đóng góp mới của luận án
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
7 Cơ cấu của luận án
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THÁI ĐỘ VÀ
HÀNH VI TÁI SINH SẢN

1 Nghiên cứu có liên quan đến thái độ và hành vi tái sinh sản trên
thế giới và Việt Nam
1.1. Thực trạng tình hình nghiên cứu
1.2. Xu hƣớng
1.3. Các yếu tố tác động đến thái độ và hành vi sinh đẻ
2 Nghiên cứu liên quan đến hành vi dân sô và kế hoạch hóa gia

1
5
5
5
6
7
7
7
7
7
7
7
8
12
12
12
13
13
14
15

16
16

18
20
29


đình đƣợc tiến hành tại Hà Nội
2.1. Thực trạng tình hình nghiên cứu
2.2. Xu hƣớng
2.3. Các yếu tố tác động đến thái độ và hành vi sinh đẻ
CHƢƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
1 Các quan điểm lý thuyết
1.1. Lý thuyết động lực sinh học
1.2. Lý thuyết động lực xã hội
1.3. Lý thuyết động lực kinh tế: so sánh chi phí và lợi ích
1.4. Thuyết ý tƣởng về văn hóa
2 Một số lý thuyết xã hội học áp dụng trong luận án
2.1. Lý thuyết cơ cấu chức năng
2.2. Lý thuyết hành vi
2.3. Lý thuyết hành động xã hội
2.4. Lý thuyết dân số và quá độ dân số
2.5. Các phƣơng pháp tiếp cận khác đối với sự quá độ dân số
3 Hệ thống các khái niệm
3.1. Khái niệm về thái độ
3.2. Khái niệm về hành vi
3.3. Hành vi xã hội
3.4. Hành vi con ngƣời
3.5. Khái niệm tái sinh sản
3.6. Hành vi tái sinh sản
3.7. Địa vị xã hội và địa vị phụ nữ

4 Khung phân tích
CHƢƠNG III. THÁI ĐỘ TÁI SINH SẢN CỦA NGƢỜI DÂN HÀ
NỘI
1 Giới thiệu chung về dân số và phát triển Hà Nội
1.1. Quy mô dân số
1.2. Cơ cấu dân số
1.3. Cơ cấu dân số theo độ tuổi

29
30
33

37
37
39
39
40
41
41
43
46
51
53
54
54
56
57
57
58
58

58
60

64
64
67
69


2
3

Đặc điểm nhân khẩu – xã hội đối tƣợng nghiên cứu tại Hà Nội
Thái độ về số con và sinh đẻ
3.1. Thái độ về số con và nhu cầu sinh đẻ
3.2. Mong muốn về sinh con và thiên vị giới tính
3.3. Phân tích hồi quy kiểm định sở thích sinh con trai

Tiểu kết chƣơng III
CHƢƠNG IV. HÀNH VI TÁI SINH SẢN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC
ĐỘNG
4.1 Hiểu biết và sử dụng các biện pháp tránh thai
4.2 Hành vi tái sinh sản
4.2.1. Hành vi sinh đẻ - áp lực từ phía các thành viên trong gia
đình
4.2.2. Hành vi sinh đẻ - áp lực từ phía cộng đồng
3.2.3. Giá trị đứa con - nhân tố tác động đến hành vi sinh đẻ
4.3 Tác động của một số yếu tố kinh tế - xã hội đến thái độ và hành
vi tái sinh sản của ngƣời dân Hà Nội
4.3.1. Tác động của yếu tố kinh tế

4.3.2. Tác động của các yếu tố văn hóa - xã hội
4.3.3. Tác động của giá trị đứa con đến sinh đẻ
4.3.4. Tác động từ gia đình
4.3.5. Địa vị phụ nữ
Tiểu kết chƣơng IV
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

70
70
70
82
101
104

107
112
115
122
124
127
128
130
134
136
138

140
144
144
148
151
153
161


CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT
N

Số
: lƣợng mẫu khảo sát

LHQ

Liên
:
hợp quốc

SRB

Tỷ
: số giới tính khi sinh

TFR

Tổng
:

tỷ suất sinh

IFG

Viện
:
nghiên cứu Gia đình và Giới

MDGs

Mục
:
tiêu thiên niên kỷ

BPTT

Biện
:
pháp tránh thai

TĐTDS

Tổng
:
điều tra Dân số

TCTK

Tổng
:

cục thống kê

BĐDS-KHHGĐ

Biến động Dân số và Kế hoạch hóa gia đình

UNFPA

Quỹ
: Dân số Liên hợp quốc

VNDHS

Điều
:
tra Dân số và Sức khỏe

VNICDS

Điều
:
tra Nhân khẩu học giữa kỳ

DS-KHHGĐ

Dân
: số - Kế hoạch hóa gia đình

Cách đọc trích dẫn tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo, trích dẫn đƣợc đánh số thứ tự từ 1 đến n. Trong luận án

các công trình đƣợc tham khảo, trích dẫn đƣợc đánh số đặt trong ngoặc vuông
[ ]. Chẳng hạn, viết “[9]” nghĩa là tài liệu đƣợc trích dẫn đứng ở thứ tự 9 trong
danh mục Tài liệu tham khảo ở cuối luận án. Độc giả chỉ cần tìm đến số thứ
tự 9 trong danh mục Tài liệu tham khảo để có thông tin chi tiết về tài liệu này.


MỤC LỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HỘP
BẢNG
Bảng 1: Đặc điểm nhân khẩu - xã hội ngƣời đƣợc phỏng vấn 2010 – 2011 ........ 9
Bảng 2: Đặc điểm nhân khẩu - xã hội ngƣời đƣợc phỏng vấn 2013 – 2014 ...... 11
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu về dân số của Hà Nội giai đoạn 2008 – 2014........... .64
Bảng 3.2: Tỷ lệ phụ nữ Hà Nội sinh con thứ 3 trở lên theo đơn vị hành chính . 67
Bảng 3.3: Tƣơng quan các nhóm tuổi với tỷ lệ đánh giá “ Con cái là niềm vui
hạnh phúc gia đình” ........................................................................................... .73
Bảng 3.4: Tƣơng quan với địa bàn sinh sống với tỷ lệ đánh giá “Con cái là
niềm vui hạnh phúc gia đình” ............................................................................. 74
Bảng 3.5: Tƣơng quan địa bàn sinh sống với “Con cái là yếu tố kéo dài cuộc
sống của bố mẹ” ................................................................................................. 75
Bảng 3.6: Tƣơng quan trình độ học vấn và “Con cái là yếu tố kéo dài cuộc
sống của bố mẹ” .................................................................................................. 75
Bảng 3.7: Tƣơng quan nhóm tuổi và “Con cái là nhân tố củng cố quan hệ giữa
vợ chồng” ............................................................................................................ 76
Bảng 3.8: Tƣơng quan địa bàn sinh sống và “ Con cái ngƣời chăm sóc bố mẹ
khi về già” .......................................................................................................... 77
Bảng 3.9: Tƣơng quan với nhóm tuổi ngƣời đƣợc hỏi và “ Có con để làm hài
lòng bố mẹ hai bên” ........................................................................................... 79
Bảng 3.10: Tƣơng quan với nhóm tuổi ngƣời đƣợc hỏi và “Có con để làm hài
lòng bố mẹ hai bên” ........................................................................................... 79
Bảng 3.11 :Con cái là cầu nối giữa tổ tiên, thế hệ đang sống và tƣơng lai
tƣơng quan với nhóm tuổi .................................................................................. .80

Bảng 3.12 : Số con mong muốn tƣơng quan với nghề nghiệp ngƣời đƣợc hỏi.. 83
Bảng 3.13 :Mong muốn về số con tƣơng quan với số con hiện có .................... 84
Bảng 3.14: Mong muốn về sinh con theo nhóm tuổi ngƣời đƣợc hỏi. .............. .85
Bảng 3.15: Tƣơng quan giữa nhóm tuổi và số con mong muốn ......................... 89
Bảng 3.16: Tƣơng quan giữa thành phần tôn giáo và số con mong muốn ......... 90
Bảng 3.17:Tƣơng quan giữa thành phần tôn giáo và số con trai/gái. ................ 91
Bảng 3.18:Tƣơng quan giữa số con đã có và giới tính con cái. ......................... .92
Bảng 3.19: Ngƣời chịu trách nhiệm chính chăm sóc cha mẹ lúc về già tƣơng
quan với địa bàn khảo sát. ................................................................................... 96


Bảng 3.20: Ngƣời chịu trách nhiệm chính chăm sóc cha mẹ lúc về già, tƣơng
quan với các thế hệ trong gia đình. .................................................................... .97
Bảng 3.21: Mô hình hồi quy logistic sở thích về con rai. ................................ .103
Bảng 4.1: Thực hành sử dụng các biện pháp tránh thai.. .................................. 111
Bảng 4.2: Sử dụng biện pháp tránh thai tƣơng quan với số con hiện có. ......... 112
Bảng 4.3: Ý kiến ngƣời đƣợc hỏi về đẻ con trai, con gái.. ............................... 113
Bảng 4.1: Số con mong muốn của phụ nữ theo nhóm tuổi qua các cuộc điều
tra gần đây ........................................................................................................ .117
Bảng 4.2: Tƣơng quan nghề nghiệp và số con mong muốn ............................. 125
Bảng 4.3: Tỷ lệ phụ nữ muốn thêm con theo số con hiện có ............................ 126
Bảng 4.4: Tƣơng quan số thế hệ với ngƣời chịu trách nhiệm trong việc chăm
sóc cha mẹ già .................................................................................................. .125
Bảng 4.5: Tƣơng quan giữa số con hiện có với mong muốn đẻ thêm con ....... 127
Bảng 4 6: Tƣơng quan giữa độ tuổi và học vấn với số con đã từng sinh của
phụ nữ Hà Nội… ............................................................................................... 133
BIỂU
Biểu 3.1: Mong muốn về sinh con theo tình trạng hôn nhân ngƣời đƣợc hỏi.... 86
Biểu 3.2: Tƣơng quan giữa số con hiện có và số con mong muốn ..................... 88
Biểu 3.3: Lý do sinh con ..................................................................................... 93

Biểu 3.4: Thái độ khi chƣa đủ số con tƣơng quan với số con hiện có ............. .100
Biểu 4.1: Thời gian sử dụng biện pháp tránh thai. ........................................... .110
Biểu 4.2: Tƣơng quan giữa giới tính ngƣời đƣợc hỏi về việc phải đẻ khi chƣa
có con trai ......................................................................................................... 114
Biểu 4.3: Tƣơng quan giữa giới tính ngƣời đƣợc hỏi về việc phải đẻ khi chƣa
có con gái ........................................................................................................ .114
Biểu 4.4: Tƣơng quan sống chung với bố mẹ hai bên và phải đẻ khi chƣa có
con trai ............................................................................................................. .119
Biểu 4.5: Tƣơng quan sống chung với bố mẹ hai bên và phải đẻ khi chƣa có
con gái .............................................................................................................. 120
HỘP
Hộp 4.1: Nữ 35 tuổi, ngƣời ngoại tỉnh lấy chồng Hà Nội ................................ 121
Hộp 4.2: Nam 35 tuổi, 3 con gái ....................................................................... 123


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Việt Nam đang ở giai đoạn hạ thấp nhanh chóng mức sinh, với tổng tỷ
suất sinh năm 1989 là 2,33 con đã giảm xuống 2,05 con mỗi phụ nữ trong
vòng hơn 20 năm qua (1989 - 2012). Sự hạ thấp này chủ yếu là kết quả của
việc chính phủ Việt Nam đã dành ƣu tiên cao cho công cuộc giảm mức sinh
và hãm đà gia tăng dân số kể từ khi đất nƣớc hoàn toàn thống nhất vào năm
1975. Tuy nhiên, năm 2013 tổng tỷ suất sinh lại tăng đôi chút với 2,10 con/
phụ nữ và chỉ giảm rất ít vào năm 2014 (2,09 con/phụ nữ). Tỷ suất sinh thô
năm 2014 là 17,2‰ (tức 17,2 trẻ sinh ra sống trên 1000 ngƣời dân). Tỷ số
giới tính của trẻ em là 112,2 bé trai/100 bé gái, tăng so với mức 111,9 bé
trai/100 bé gái của năm 2011. Tỷ suất chết thô năm 2014 là 6,9‰; tỷ suất chết
của trẻ em dƣới 1 tuổi là 11,8‰; tỷ suất chết của trẻ em dƣới 5 tuổi là 22,4‰.
Mặc dù có những tiến bộ trong việc hạ thấp mức sinh, nhƣng mức độ gia tăng
dân số vẫn còn nhanh. Dân số trung bình cả nƣớc năm 2014 ƣớc tính 90,72

triệu ngƣời, tăng 1,06% so với năm 2013 [59].
Mặc dù có những tiến bộ trong việc hạ thấp mức sinh, nhƣng mức độ
gia tăng dân số vẫn còn nhanh, và ngƣời ta lo ngại về những hậu quả bất lợi
có thể xảy ra cho nền kinh tế Việt Nam. Theo cuộc điều tra dân số năm 1989,
Việt Nam có tỷ suất sinh thô là 30‰, tỷ suất tử là 8‰ và do đó tỷ lệ tăng
trƣởng tự nhiên là 2,2%. Năm 2014, tỷ suất sinh thô là 17,2 ‰ và tỷ suất tử là
6,9‰. Theo tỷ lệ này, số dân nƣớc ta năm 2014 là hơn 90,72 triệu ngƣời.
Kể từ khi công bố kết quả của tổng điều tra dân số tính đến ngày
1/4/2009 thì dân số Việt Nam là 85,8 triệu. Đến nay dân số đã đạt hơn 90
triệu ngƣời. Dự báo với mức sinh hiện nay thì dân số Việt Nam sẽ đạt 95,29
triệu vào năm 2019-102,7 triệu vào năm 2029 và 108,7 triệu vào năm 2049,

1


xếp thứ 3 các nƣớc đông dân nhất khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia,
Philippin) và thứ 13 so với thế giới.
Dân số Việt Nam đạt 90 triệu ngƣời đƣợc coi là sự kiện có ý nghĩa
quan trọng việc phát triển về nhân khẩu học, qui mô và cơ cấu dân số của
nƣớc ta hiện nay và trong tƣơng lai gần. Tăng dân số đang là vấn đề của toàn
cầu chủ yếu tập trung ở châu Á, châu Phi, là chiến lƣợc của mỗi quốc gia.
Dân số ổn định là cơ sở của một xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc, vì mục
tiêu của sự phát triển bền vững.
Năm 2013 dân số Việt Nam đạt xấp xỉ 90 triệu ngƣời là mốc đánh giá
nƣớc ta đã thực hiện vƣợt mức chỉ tiêu về chiến lƣợc dân số và sức khỏe sinh
sản giai đoạn 2011 - 2020. Qui mô dân số không vƣợt qua 93 triệu ngƣời vào
năm 2015 và 98 triệu ngƣời vào năm 2020.
Việt Nam đã bƣớc vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” từ năm 2007 (2
ngƣời trong độ tuổi lao động “cõng” 1 ngƣời phụ thuộc chƣa đến tuổi lao
động hoặc hết tuổi lao động). Theo dự báo giai đoạn “dân số vàng” ở nƣớc ta

sẽ kết thúc vào năm 2041. Với đặc điểm này, độ tuổi lao động ở Việt Nam
tăng từ 61% đến 70%, cả nƣớc có gần 50 triệu lao động chiếm khoảng trên
51% dân số. Việt Nam cần nắm bắt thời cơ này, một trong những việc cần
làm là đào tạo nghề có chất lƣợng cao để tạo sức cạnh tranh trên thị trƣờng
lao động trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sôi động. Đây
cũng chính là lợi thế rất lớn về lực lƣợng lao động hiện nay đối với sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Theo dự báo thời cơ thuận lợi này có
thể kéo dài từ 30 - 40 năm. Nhƣng bên cạnh của cơ hội tăng dân số thì cũng
đặt ra cho chúng ta nhiều thách thức cần đƣợc quan tâm đúng mức. Công tác
DS - KHHGĐ có những công việc lâu nay chúng ta vẫn triển khai có kết quả
nhƣ: giảm tỉ suất sinh, giảm tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên, thực hiện các biện
pháp tránh thai, bảo đảm sức khỏe sinh sản, sàng lọc thai nhi trƣớc sinh và
2


sau sinh thì hiện nay công tác Dân số - KHHGĐ đang đứng trƣớc những vấn
đề “nóng” phải đối mặt. Đó là già hóa dân số, vấn đề giảm sinh, vấn đề mất
cân bằng giới tính khi sinh. Ở Việt Nam ngay từ Tổng điều tra Dân số và Nhà
ở năm 1999 đã cho thấy “tỷ số giới tính khi sinh của toàn quốc là 107, nhƣng
ở nhiều nơi tỷ số này lại rất cao, nhƣ An Giang: 128; Kiên Giang: 125; Sóc
Trăng: 124; Trà Vinh: 124; Hải Dƣơng: 120; Thái Bình: 120...”. Đối với Hà
Nội, ở cả hai cuộc TĐTDS 1999 và TĐTDS 2009 số liệu đều cho thấy tỷ số
giới tính khi sinh nằm trong biên độ cao dao động từ 107-115 trẻ em trai/100
gái [9]. Tỷ số giới tính là một chỉ số nhân khẩu học phản ánh cơ cấu giới tính
của một quần thể dân số, trong đó tỷ số giới tính khi sinh (SRB) thƣờng đƣợc
các nhà nhân khẩu học quan tâm nhất. Tỷ số giới tính khi sinh đƣợc xác định
bằng số trẻ em trai đƣợc sinh ra trên 100 trẻ em gái. Tỷ số này thông thƣờng
là 103 đến 106/100. Duy trì chỉ số này trong giới hạn trên sẽ đảm bảo sự cân
bằng trong phát triển tự nhiên và xã hội của một quốc gia.
Hơn thế nữa, sự gia tăng nhƣ thế có thể làm tăng thêm sức ép dân số

trên đất đai, đặc biệt đối với những khu vực sản xuất lƣơng thực nhƣ đồng
bằng sông Hồng ở miền Bắc và đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam.
Cuộc vận động tích cực cho chƣơng trình kế hoạch hóa gia đình của
chính phủ Việt Nam tiến hành hơn 30 năm kể từ khi Ủy ban Quốc gia Dân số
và sinh đẻ kế hoạch đƣợc thành lập ngày 11/4/1984 theo Quyết định của Hội
đồng Bộ trƣởng (nay là Thủ tƣớng Chính phủ), mới đây đƣợc bổ sung thêm
một chính sách rõ ràng với định mức cho mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con
cho hầu hết mọi cặp vợ chồng. Trong những năm qua, Việt Nam cũng đã có
nhiều thay đổi quan trọng trong chính sách kinh tế của đất nƣớc. Chính sách
Đổi mới của chính phủ Việt Nam đã góp phần tăng nhanh sản xuất nông
nghiệp và thúc đẩy trao đổi kinh tế với các nƣớc khác, hứa hẹn sẽ đƣa đến
nhiều thay đổi tiếp theo trong tƣơng lai. Tuy nhiên, một mối lo ngại đang

3


đƣợc đặt ra là liệu mức độ kiểm soát của chính phủ đối với hoạt động kinh tế
gia đình có chiều hƣớng giảm sút, gắn liền với công cuộc đổi mới có thể vô
tình góp phần làm yếu đi khả năng của nƣớc ta trong việc duy trì và tiếp tục
những thành tựu của mình trong lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình nhằm hạ thấp
tỷ lệ sinh đẻ.
Mặt khác, những năm gần đây tại khu vực đồng bằng sông Hồng, Hà
Nội đang chịu áp lực gia tăng dân số, nhất là trong khu vực nội thành nhƣng
chất lƣợng lại thấp và không đồng đều giữa nội thành và ngoại thành, đây là
những thách thức đối với công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình của Thủ đô.
Số liệu thống kê cho thấy sau khi mở rộng địa giới hành chính, dân số
Thủ đô đạt trên 7,1 triệu ngƣời. Đặc biệt trong vòng 4 năm (2008 - 2011) dân
số Hà Nội đã tăng khoảng 43 vạn ngƣời, trong đó tăng dân số cơ học lên tới 5
vạn ngƣời/năm, chủ yếu thuộc các đối tƣợng trong độ tuổi lao động.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố có trên 30 dân tộc cƣ trú; trình độ dân

trí và mức sống của mỗi dân tộc, mỗi vùng khác nhau. Nhận thức về công tác
dân số - kế hoạch hóa gia đình, mức thụ hƣởng các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình cũng có khoảng cách và khác biệt giữa
các khu vực.
Trên thực tế, tại các huyện ngoại thành, tỷ lệ chênh lệch giới tính khi
sinh và tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên thƣờng rất cao. Theo Niên giám
Thống kê của Cục Thống kê thành phố Hà Nội, năm 2015 thì mặc dù tỷ lệ
sinh con thứ ba của phụ nữ Hà Nội năm 2014 có giảm so với năm 2013,
nhƣng những trọng điểm sinh con thứ ba vẫn cao, chủ yếu ở các huyện ngoại
thành mới nhƣ: Hoài Đức (15,59%); Thạch Thất (14,29%); Ứng Hòa
(12,63%); Đan Phƣợng (12,38%); Phú Xuyên (11,70%); và Ba Vì
(11,61%)...Huyện ngoại thành cũ nhƣ Đông Anh (9,07%), Gia Lâm (7,18%).
Các huyện ngoại thành khác tỷ lệ này dao động trong khoảng từ 5,84% đến
4


8,19%. Các đơn vị tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh cao cũng thƣờng ở
những khu vực này nhƣ: Gia Lâm, Ứng Hòa, Mê Linh…
Nâng cao chất lƣợng dân số, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về chất
lƣợng dân số là vấn đề đƣợc chính quyền và các ban ngành Hà Nội đặc biệt
quan tâm. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu thái độ và hành vi tái sinh sản
của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có một ý nghĩa hết sức quan trọng.
Xuất phát từ ý nghĩa trên, việc nghiên cứu thái độ và hành vi tái sinh
sản của cƣ dân Hà Nội là việc làm cần thiết. Việc nghiên cứu này nhằm góp
phần vào việc lập chính sách, phát triển các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cho
các cộng đồng dân cƣ, thúc đẩy sự giảm mức sinh cao đang còn duy trì trong
một số nhóm cƣ dân, nhằm ổn định mức sinh thay thế cũng nhƣ nâng cao chất
lƣợng dân số thủ đô. Đây cũng là một trong những mục tiêu đang đƣợc đặc
biệt chú trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô và của cả
nƣớc trong giai đoạn phát triển mới.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích của luận án
Mục đích của luận án là tập trung phân tích về thái độ và hành vi tái
sinh sản của ngƣời dân Hà Nội.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Để đạt đƣợc các mục đích nghiên cứu đề ra và thực hiện đƣợc nhiệm vụ
nghiên cứu của luận án, luận án cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
 Các yếu tố nào có ảnh hƣởng đến thái độ và hành vi tái sinh sản của
ngƣời dân Hà Nội?
 Mong muốn (sở thích) sinh con có quan hệ nhƣ thế nào với các yếu tố
về nhân khẩu của ngƣời dân (độ tuổi, quy mô gia đình, số con hiện có
và số con trai hiện có…)?
5


 Liệu thiên vị giới tính con cái có phải là nhân tố ảnh hƣởng dẫn tới duy
trì mức sinh cao trong các gia đình cƣ dân Hà Nội, đặc biệt là áp lực
đối với ngƣời phụ nữ?
 Số con hiện có, ý định sinh thêm con có mối liên quan chặt chẽ nhƣ thế
nào đến việc sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng trong
độ tuổi sinh đẻ?
 Có sự khác biệt hay không giữa khu vực nông thôn và đô thị; giữa
thành phần dân tộc trong thái độ và hành vi sinh đẻ của các nhóm dân
cƣ?
2.3. Giả thuyết nghiên cứu
Một trong những những nhiệm vụ quan trọng của luận án là đƣa ra đƣợc
những bằng chứng khoa học để xem xét các giả thuyết nghiên cứu. Trong
phạm vi của luận án này, các giả thuyết đƣợc đƣa ra dựa trên các câu hỏi
nghiên cứu nhƣ sau:



Giả thuyết 1: Các yếu tố về kinh tế - xã hội và văn hóa, đặc biệt

là văn hóa truyền thống có ảnh hƣởng đến thái độ và hành vi tái sinh sản của
ngƣời dân Hà Nội.


Giả thuyết 2: Mong muốn sinh con có quan hệ với các yếu tố về

nhân khẩu của ngƣời dân (độ tuổi, quy mô gia đình, số con hiện có và số con
trai hiện có…).


Giả thuyết 3: Thiên vị giới tính con cái là nhân tố tác động dẫn

tới duy trì mức sinh cao trong các gia đình cƣ dân Hà Nội, đặc biệt là áp lực
đối với ngƣời phụ nữ.


Giả thuyết 4: Số con hiện có, ý định sinh thêm con có mối liên

quan đến việc sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng trong độ
tuổi sinh đẻ.

6




Giả thuyết 5: Có sự khác biệt giữa khu vực nông thôn và đô thị;


giữa thành phần dân tộc trong thái độ và hành vi sinh đẻ của các nhóm dân
cƣ.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là thái độ và hành vi tái sinh sản của ngƣời dân
Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu nam và nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại một số xã, phƣờng của
Hà Nội trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2014.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp luận
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc thực hiện trong luận án này là phân tích
các số liệu thống kê sẵn có; số liệu từ cuộc nghiên cứu do tác giả tiến hành
năm 2014 tại Hà Nội. Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng nguồn số liệu từ
một số cuộc nghiên cứu định lƣợng, định tính do Viện Xã hội học, Viện Gia
đình và Giới (2010); Viện Phát triển xã hội (2010) nhƣ một cách để so sánh
với nguồn số liệu mà tác giả đã tiến hành thu thập.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để triển khai luận án, tác giả sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên
cứu nhƣ: Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu; phân tích thứ cấp các số
liệu từ các nghiên cứu trƣớc đó có liên quan đến chủ đề của luận án; phƣơng
pháp định lƣợng (phỏng vấn bằng bảng hỏi soạn sẵn); phƣơng pháp định tính
với kỹ thuật phỏng vấn sâu và nghiên cứu trƣờng hợp (case study) tại một số
xã/phƣờng của Hà Nội.
4.2.1. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu
7


Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu bao gồm các giai đoạn nhƣ: phân tích,

tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những lý thuyết cũng nhƣ những
công trình nghiên cứu thực tiễn của các tác giả trong và ngoài nƣớc và cá
nhân tác giả đã nghiên cứu từ năm 1985 đến nay. Các tài liệu phân tích sẽ
đƣợc phân chia thành nhiều mảng khác nhau, để tiện cho việc tham khảo về
biến đổi của kinh tế - xã hội; sự chuyển đổi của yếu tố văn hóa từ truyền
thống sang hiện đại; các chính sách kinh tế - xã hội và dân số; sự thay đổi các
chuẩn mực xã hội, trong đó có chuẩn mực về sinh sản...tới hành vi tái sinh sản
của ngƣời dân.
4.2.2. Phƣơng pháp định lƣợng (Phỏng vấn bằng bảng hỏi soạn sẵn)
Bên cạnh việc sử dụng nguồn số liệu thu thập đƣợc từ cuộc điều tra
năm 2010 về: “Nhận thức và thái độ về gia đình trên địa bàn thành phố Hà
Nội” do Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tiến hành, năm 2013-2014 tác giả
thực hiện một cuộc điều tra riêng với 300 mẫu tại Hà Nội bao gồm cả nông
thôn và đô thị.
Đối với cuộc điều tra do Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tiến hành
năm 2010-2011, phƣơng pháp chọn mẫu cụm đƣợc áp dụng để đảm bảo rằng
các cuộc khảo sát đại diện cho cuộc sống gia đình ngƣời Hà Nội. Cụ thể, các
cuộc khảo sát đƣợc tiến hành ở 24 xã/phƣờng thuộc 12 quận,huyện của 3 khu
vực khác nhau (8 phƣờng, 8 xã ven nội thành và 8 xã ngoại thành xa trung
tâm Hà Nội). Tại quận trung tâm: Ba Đình gồm các phƣờng (Ngọc Hà, Vĩnh
Phúc); quận Đống Đa (phƣờng Láng Hạ, Khƣơng Thƣợng); quận Hoàng Mai
(phƣờng Lĩnh Nam, Tân Mai); quận Cầu Giấy (phƣờng Trung Hòa, Dịch
vọng Hậu). Huyện giáp nội thành gồm: Từ Liêm (xã Thƣợng Cát, Tây Mỗ);
huyện Đông Anh (xã Liên Hà, xã Võng La); huyện Mê Linh ( xã Văn Khê, xã
Mê Linh); huyện Hoài Đức (xã Song Phƣơng, xã Yên Sở). Huyện xa nội
thành gồm: Chƣơng Mỹ (xã Phú Nghĩa, xã Hữu Văn); huyện Ứng Hòa (xã
8


Hoa Sơn, xã Hòa Xá); huyện Ba Vì (xã Châu Sơn, xã Phú Phƣơng); huyện

Quốc Oai (xã Đông Yên, xã Cộng Hòa).
Về các quận, huyện đƣợc lựa chọn, phƣơng pháp lấy mẫu ngẫu nhiên
đƣợc sử dụng cho các cuộc phỏng vấn. Về xã/phƣờng, lấy mẫu ngẫu nhiên hệ
thống với 50 mẫu đại diện của hộ gia đình đƣợc áp dụng tại 24 xã/phƣờng.
Tổng số có 1.219 ngƣời đƣợc hỏi trong độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, trong đó có
1.100 chƣa bao giờ lập gia đình đƣợc chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn.
Bảng 1. Đặc điểm nhân khẩu học – xã hội của mẫu phỏng vấn
năm 2010-2011 (%)
Đặc điểm nhân khẩu học – xã hội
N= 1.219
Nam
Giới
Nữ
18-29
Tuổi
30-39
40-49
50-64
65+
Nội thành
Địa bàn cƣ trú
Giáp ranh nội thành
Ngoại vi (huyện xa nội thành)
Đã kết hôn
Tình trạng hôn nhân
Chƣa kết hôn
Ly dị, ly thân
Góa
Làm việc làm đƣợc trả tiền
Việc làm chính

Làm việc không đƣợc trả tiền
Hƣu trí
Già, tàn tật
Không có việc (thất nghiệp)

9

Tỷ lệ (%)
45,9
54,1
14,5
18,0
20,7
37,3
9,5
33,3
33,2
33,5
82,2
9,8
2,0
6,1
56,0
20,6
13,4
2,4
0,4


Mức sống


Sống chung với bố mẹ
Số ngƣời trong gia đình

Nội trợ
Học sinh, sinh viên
Giàu, khá giả
Trung bình
Nghèo
Sống chung với bố mẹ hai bên
Không sống với bố mẹ hai bên
<=3 ngƣời
4-6 ngƣời
7-9 ngƣời
10 ngƣời trở lên

3,3
3,9
19,9
70,1
10,1
40,1
59,9
25,3
64,9
9,5
0,3

Nguồn: Viện nghiên cứu Gia đình và Giới. Khảo sát tại Hà Nội, 2011


Đối với cuộc điều tra riêng năm 2013-2014, tác giả tiến hành với số
mẫu phỏng vấn là 300 nam nữ có vợ/chồng trong độ tuổi sinh đẻ (15- 49 tuổi)
tại 3 xã nông thôn và 3 phƣờng đô thị Hà Nội. Phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên dựa trên danh sách các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại các xã,
phƣờng đã đƣợc lập trƣớc đó. Từ các danh sách đã đƣợc thống kê, chọn mỗi
xã/phƣờng 50 mẫu để phỏng vấn bảng hỏi. Đối với các phỏng vấn sâu, danh
sách đƣợc rút ra từ các phỏng vấn bảng hỏi đã phỏng vấn có vấn đề cần tìm
hiểu sâu. Tổng số có 30 phỏng vấn sâu, chiếm 10% so với tổng số mẫu khảo
sát. Các xã/phƣờng tại Hà Nội đƣợc tiến hành khảo sát bao gồm: Quận Hoàn
Kiếm, đại diện cho khu vực trung tâm Hà Nội (chọn phƣờng Phúc Tân); quận
Tây Hồ, đại diện cho khu vực gần trung tâm (chọn phƣờng Xuân La); quận
Thanh Xuân, đại diện cho khu xa trung tâm (chọn phƣờng Nhân Chính);
huyện Từ Liêm, đại diện cho khu vực ngoại thành cũ (chọn xã Cổ Nhuế);
huyện Sóc Sơn (chọn xã Nam Sơn), và huyện Ứng Hòa (chọn xã Hòa Xá) đại
diện cho khu vực ngoại thành mới đƣợc sáp nhập về Hà Nội năm 2008.
Lợi thế của nghiên cứu riêng này là đƣa ra một bức tranh đa dạng về
những ứng xử của ngƣời dân tại điểm nghiên cứu về thái độ và hành vi tái

10


sinh sản. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích, so sánh với các kết quả nghiên
cứu, các dữ liệu sẵn có khác, đặc biệt các khảo sát quy mô quốc gia để bổ
sung, làm rõ vấn đề mà luận án đề cập.
Bảng 2. Đặc điểm nhân khẩu học – xã hội của mẫu phỏng vấn
năm 2013-2014 tại Hà Nội (%)
Đặc điểm nhân khẩu học – xã hội
N= 300
Nam
Giới

Nữ
15 - 24
Tuổi
25 - 34
35 - 44
45 trở lên
Đô thị
Địa bàn cƣ trú
Nông thôn
Không tôn giáo nào
Tôn giáo
Đạo Phật
Đạo Thiên chúa
Tôn giáo khác
Nội trợ
Việc làm chính
Làm ruộng/vƣờn/tiểuThủ công
Công nhân
Cán bộ, công chức nhà nƣớc
Buôn bán
Khác
Sống chung với bố Sống chung với cha mẹ hai bên
mẹ
Không sống chung với cha mẹ hai bên
1 con
Số con hiện có
2 con
3 con
4 con trở lên
Nguồn: Khảo sát tại Hà Nội, 2014


11

Tỷ lệ (%)
13,5
86,5
17,4
32,6
38,8
11,2
50,0
50,0
41,7
51,4
5,1
1,8
16,7
26,5
16,3
20,7
17,7
2,0
35,3
64,7
19,8
64,0
15,5
0,7



Phƣơng pháp định lƣợng điều tra bằng bảng hỏi tập trung vào việc thu
thập các thông tin chung về các khía cạnh nhân khẩu học - xã hội của các cặp
vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, với các nội dung liên quan đến thái độ và
hành vi tái sinh sản của ngƣời dân.
Các thông tin thập đƣợc xử lý trên phần mềm SPSS 15.0, các thông số
và phép toán thống kê đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống
kê mô tả và phân tích thống kê suy luận.
4.2.3. Phƣơng pháp định tính (Phỏng vấn sâu)
Luận án tiến hành 30 phỏng vấn sâu bao gồm 15 nam và 15 nữ trong độ
tuổi sinh đẻ có vợ/chồng nhằm tìm hiểu sâu hơn và để lý giải, giải thích, đồng
thời khẳng định các vấn đề đƣợc nêu lên qua điều tra bảng hỏi trên diện rộng.
Thông tin từ các phỏng vấn sâu và nghiên cứu trƣờng hợp sẽ đƣợc xử lý bằng
phần mềm phân tích định tính NVIVO 8.0.
4.2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp (Case study)
Thực hiện phƣơng pháp này chủ yếu với các trƣờng hợp điển hình đƣợc
lựa chọn ra trong quá trình phỏng vấn bằng bảng hỏi tại các địa bàn nghiên
cứu. Thông qua phƣơng pháp này, nhằm tìm hiểu sâu hơn những vấn đề luận
án cần làm sáng tỏ về thái độ và hành vi tái sinh sản của ngƣời dân đô thị
cũng nhƣ nông thôn. Bên cạnh phỏng vấn sâu trƣờng hợp với phụ nữ, các
phỏng vấn trƣờng hợp cũng sẽ tiến hành với một số ngƣời chồng và ngƣời lớn
tuổi có uy tín trong cộng đồng để làm sáng tỏ thêm những giả thuyết mà luận
án đã nêu về thái độ và hành vi tái sinh sản của ngƣời dân Hà Nội.
5. Đóng góp mới của luận án
Nội dung của luận án đƣợc phân tích trên cơ sở thông tin đƣợc thu thập
từ bảng hỏi đƣợc thiết kế sẵn tìm hiểu về “Nhận thức và thái độ về gia đình”
năm 2010 do Viện nghiên cứu Gia đình và Giới (IFG) tiến hành năm 2010; và
12


cuộc điều tra riêng của nghiên cứu sinh tiến hành năm 2013-2014 trên địa bàn

thành phố Hà Nội. Những thông tin về thái độ và hành vi về tái sinh sản của
các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ là một trong nhiều nội dung mà một số
cuộc điều tra trƣớc đó đã quan tâm. Tuy nhiên, những nghiên cứu trƣớc đó
chƣa có đƣợc đầy đủ những thông tin về các diễn biến của thái độ và hành vi
về tái sinh sản, mà chỉ có những thông tin về nhận thức và thái độ chung về
các vấn đề chung của gia đình, trong đó có sinh đẻ. Với luận án này, nỗ lực
của nghiên cứu sinh là đƣa ra đƣợc những câu trả lời/thông tin có khả năng
luận giải tốt nhất về đặc trƣng của các biến số độc lập và mối quan hệ của nó
đối với biến số phụ thuộc trong việc đo lƣờng thái độ và hành vi tái sinh sản
của ngƣời dân, qua đó có thể so sánh với số liệu của các cuộc điều tra trƣớc
đó. Mặt khác, trong lĩnh vực tái sinh sản có nhiều khía cạnh của lĩnh vực này
đƣợc coi là vô hại hoặc không đáng để ngƣời đƣợc hỏi quá lo ngại khi đƣợc
hỏi. Tuy nhiên, đối với những khía cạnh này chúng ta có lý do để tin rằng các
câu hỏi về thái độ có thể giúp các nhà nghiên cứu dự báo tƣơng lai của hành
vi dân số. Đặc biệt, đóng góp mới của luận án là đã tìm hiểu sâu hơn đƣợc các
thông tin về mối quan hệ giữa thái độ và hành vi tái sinh sản của ngƣời dân
Hà Nội thể hiện trong luận án này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu: “Thái độ và hành vi tái sinh sản của ngƣời dân Hà Nội”
của tác giả đóng góp vào tri thức luận chung của chuyên ngành Xã hội học
trong việc nghiên cứu vấn đề dân số - kế hoạch hóa gia đình. Thái độ và hành
vi tái sinh sản của con ngƣời đƣợc đặc trƣng bởi một cơ cấu phức tạp. Những
yếu tố cơ bản là các tiêu chuẩn giá trị sinh đẻ, nhu cầu về con cái, các động cơ
sinh đẻ, điều kiện sống và các biến số trung gian tác động đến hành vi sinh
sản nhƣ hôn nhân, tình dục, tránh thai, nạo thai... Yếu tố văn hóa tinh thần,

13



chuẩn mực xã hội là phƣơng tiện quan trọng để điều chỉnh các hành vi của cá
nhân. Các quan hệ gia đình thực sự là các quan hệ mềm dẻo, phản ánh trực
tiếp tác động của các điều kiện xung quanh tới hành vi của các cá nhân.
Có nhiều lý thuyết đƣợc áp dụng khi đề cập đến vấn đề dân số, sinh đẻ
và hành vi sinh sản nhƣ: Học thuyết ban đầu về dân số của Malthus (17661834), Học thuyết quá độ về dân số (Caldwell 1976; Coale 1975; Teitelbaum
1975)... Luận án này, về mặt lý luận góp phần hoàn thiện khái niệm “Hành vi
tái sinh sản” trong trƣờng hợp Việt Nam và kiểm tra tính đúng đắn của các
quan điểm lý thuyết và khả năng vận dụng các quan điểm lý thuyết nghiên
cứu về thái độ và hành vi tái sinh sản trong thực tiễn của Hà Nội, Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án đã cung cấp những hiểu biết mới về thái độ và hành vi tái sinh
sản của ngƣời dân Hà Nội. Có nhiều yếu tố tác động đến mức sinh, tuy nhiên
phân tích mối tƣơng quan giữa thái độ và hành vi tái sinh sản của ngƣời dân
là vấn đề có ý nghĩa để góp phần lý giải về việc duy trì mức sinh cao hay ổn
định của dân số. Đóng góp này có ý nghĩa về mặt xã hội. Mặt khác, nghiên
cứu của luận án cũng cho thấy việc vận dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên
cứu định tính và định lƣợng tỏ ra thích hợp trong nghiên cứu xã hội học dân
số - gia đình. Các bằng chứng từ thu thập bằng phƣơng pháp định lƣợng (nhƣ
số con mong muốn, thái độ về số con, và giới tính con cái, thái độ về quy mô
gia đình 1 hoặc 2 con...) đƣợc gắn kết với các bằng chứng thu thập từ phƣơng
pháp định tính góp phần giải mã cho thái độ và hành vi tái sinh sản của các vợ
chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại địa bàn nghiên cứu. Và, đặc biệt với Hà Nội địa bàn mà những năm gần đây đang duy trì tình trạng bất lợi về tỷ lệ giới tính
khi sinh, có ảnh hƣởng nhiều đến việc duy trì mức sinh cao trong các cặp vợ
chồng. Hơn nữa, về mặt hành chính, Hà Nội luôn đƣợc coi là cái nôi văn hóa

14


của đồng bằng sông Hồng và cái nôi đó cho đến ngày hôm nay vẫn quy định
mô hình phát triển của đất nƣớc Việt Nam.

7. Cơ cấu của luận án
Cơ cấu của luận án gồm: Phần mở đầu; nội dung; kết luận; kiến nghị và
danh mục tài liệu tham khảo.
Phần nội dung của luận án gồm 4 chƣơng: Chƣơng I: Tổng quan các
nghiên cứu về thái độ và hành vi tái sinh sản; Chƣơng II: Cơ sở lý luận và
phƣơng pháp nghiên cứu; Chƣơng III: Thái độ tái sinh sản của ngƣời dân Hà
Nội; Chƣơng IV: Hành vi tái sinh sản và các yếu tố tác động đến hành vi tái
sinh sản của ngƣời dân Hà Nội.

15


×