Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi về sức khỏe sinh sản của học sinh trường trung học phổ thông hai bà trưng, thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (896.64 KB, 69 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chính xác và
chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Tuyền
Bằng tất cả tấm lòng tôi xin gửi lời cảm ơn này đến:
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Y-Dược Huế
- Phòng Đào tạo Đại học, Trường Đại học Y-Dược Huế
- Ban chủ nhiệm và các thầy cô khoa Y tế Công cộng
Trường Đại học Y-dược Huế
- Thư viện Trường Đại học Y-Dược Huế, Thư viện Khoa
Y tế Công Cộng Trường Đại học Y Dược Huế
- Ban Giám hiệu Trường Trung học phổ thông Hai Bà
Trưng, Thành phố Huế
- Các giáo viên chủ nhiệm và các em học sinh Trung
học phổ thông Hai Bà Trưng, Thành phố Huế
Đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô TS
Đoàn Vương Diễm Khánh, người đã truyền đạt cho tôi
nhiều kinh nghiệm, kiến thức trong học tập cũng như đã
hướng dẫn tận tình để tôi có thể hoàn thành luận văn.
Lời cuối cùng tôi xin gởi đến ba mẹ, anh chị em trong
gia đình, những người bạn thân thiết đã sát cánh, động
viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và trong
cuộc sống!
Huế, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Tuyền
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLTQĐTD : Bệnh lây truyền qua đường tình dục


BPTT : Biện pháp tránh thai
QHTD : Quan hệ tình dục
SAVY : Survey Assessment of Vietnamese Youth
(Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam)
SKSS : Sức khỏe sinh sản
THPT : Trung học phổ thông
VTN : Vị thành niên
WHO : World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế Giới)
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe sinh sản là một vấn đề đang ngày càng trở nên cấp thiết đối
với xã hội nói chung và sức khỏe con người nói riêng mà đặc biệt là phụ nữ.
Ngày nay, khi nói đến sức khỏe sinh sản không chỉ gói gọn trong vấn đề kế
hoạch hóa gia đình hay bệnh lây truyền qua đường tình dục cho các cặp vợ
chồng trong diện sinh đẻ. Mà còn nhấn mạnh đến một khía cạnh hết sức quan
trọng, đó là sức khỏe sinh sản vị thành niên. Lứa tuổi đang bộc lộ nhiều vấn
đề liên quan đến sức khỏe sinh sản cần được quan tâm [17].
Tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang tuổi
trưởng thành. Ở lứa tuổi này cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh về mặt tâm sinh
lý. Ngoài ra, sự thiếu hiểu biết, thái độ, hành vi chưa đúng về sức khỏe sinh
sản là nguyên nhân của nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế xã
hội. Cùng với xu thế hội nhập, thanh thiếu niên có cơ hội tiếp cận với nhiều
nền văn hóa khác nhau, bên cạnh những yếu tố tích cực thì vẫn có những quan
điểm thiếu lành mạnh đe dọa đến sức khỏe. Lứa tuổi còn quá nhỏ, chưa được
trang bị kinh nghiệm và kỹ năng sống, dễ bị tác động bởi những yếu tố tiêu
cực của xã hội. Hơn nữa, hiện nay xã hội vẫn còn quan điểm giáo dục sức
khỏe sinh sản, tình dục cho các em là “vẽ đường cho hươu chạy”, vì vậy việc
giáo dục các nội dung này trong gia đình, nhà trường còn hạn chế [8].
Sau nhiều năm triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản cho

lứa tuổi vị thành niên, song kết quả đạt được vẫn còn thấp. Theo báo cáo của
Bộ Y tế và Hội Liên Hiệp Thanh niên Việt Nam, người trong độ tuổi vị thành
niên chiếm 1/4 tổng dân số, 50% trong số này chưa có kiến thức đầy đủ về
sinh lý tuổi dậy thì và các hoạt động tình dục, mang thai [17]. Nhiều thống kê
cho thấy có sự gia tăng rõ rệt các vấn đề như mang thai sớm, mang thai ngoài
ý muốn, nạo phá thai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả
HIV/AIDS ở vị thành niên ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Theo
2
số liệu của Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, tỷ lệ vị thành niên có thai trong tổng
số người mang thai tăng liên tục qua các năm: Năm 2010 là 2,9%; năm 2011
là 3,1% và đến năm 2012 là 3,2% tương ứng với tỷ lệ phá thai ở lứa tuổi này
là 2,2% năm 2010; 2,4% năm 2011 và 2,3% năm 2012 [25], [42]. Ở nước ta
tính đến 2003 có 8,3% trong số người nhiễm HIV/AIDS ở lứa tuổi vị thành
niên từ 15-19 tuổi [37].
Riêng tại Huế, theo một nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành niên
năm 2003 của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế cho thấy: vị thành
niên hiểu biết chung về dấu hiệu dậy thì khá cao 98,6%; biết về nguyên nhân
có thai cao 96%; 75,4% biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Nhưng 54,5% học sinh không hiểu biết về thời điểm có thai [27]. Là một
trường nằm trên địa bàn thành phố Huế, các em học sinh trường Trung học
phổ thông Hai Bà Trưng cần được quan tâm về chăm sóc giáo dục sức khỏe
sinh sản bởi lẽ các em là những chủ nhân tương lai của đất nước và chính đây
là lực lượng đi đầu trong các hoạt động truyền thông về sức khỏe sinh sản vị
thành niên trong cộng đồng.
Vì vậy, nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi sức khỏe sinh sản và
tìm hiểu các yếu tố liên quan của đối tượng này sẽ là một bằng chứng khoa
học quan trọng, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách, chương trình
liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản ở tuổi vị thành niên ở thành phố
Huế nói riêng và Việt Nam nói chung. Xuất phát từ những lí do trên, chúng
tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi về sức khỏe

sinh sản của học sinh Trường Trung học phổ thông Hai Bà Trưng, thành
phố Huế” với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi về sức khỏe sinh sản của học sinh
trường Trung học phổ thông Hai Bà Trưng, thành phố Huế.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và hành vi về sức
khỏe sinh sản của nhóm đối tượng nghiên cứu.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI NIỆM VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ SỨC KHỎE SINH
SẢN VỊ THÀNH NIÊN
1.1.1. Khái niệm chung vị thành niên
1.1.1.1. Khái niệm
Vị thành niên (VTN) là giai đoạn trong quá trình phát triển của con
người với đặc điểm lớn nhất là sự tăng trưởng nhanh chóng để đạt đến sự
trưởng thành về cơ thể, sự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm xã hội và định hình
nhân cách để có thể lãnh trách nhiệm đầy đủ trong cuộc sống sau này. Giai
đoạn này được hiểu một cách đơn giản là giai đoạn: sau trẻ con và trước
người lớn” [17].
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì VTN là người
trong lứa tuổi từ 10 đến 19, thanh niên là những người trong độ tuổi từ 15 đến
24 và thanh niên trẻ là những người trong độ tuổi từ 10 đến 24 [5], [19], [28].
Và tuổi vị thành niên chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn tiền VTN: 10-13 tuổi;
giai đoạn trung VTN: 14-16 tuổi; giai đoạn hậu VTN: 17-19 tuổi [19]. Độ tuổi
15-19 là giai đoạn thay đổi một cách toàn diện cả về tâm sinh lý và tình cảm
của mỗi cá nhân. Sự xuất hiện tình yêu, tình dục ở VTN Việt Nam hiện nay
chủ yếu rơi vào nhóm tuổi này [11].
Cùng với sự gia tăng dân số, số lượng nhóm tuổi VTN ngày càng tăng
cao nhất là ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, VTN chiếm 1/4
dân số, tức có khoảng 1,2 tỉ là VTN [28], [36], [41]. Theo tổng điều tra dân số

ngày 1 tháng 4 năm 2009 ở Việt Nam hiện nay có 18,7% VTN từ 10-19 tuổi,
khoảng 16,064 triệu người và ở Thừa Thiên Huế VTN có khoảng 242.537
người chiếm 22,3 % [3], [15].
1.1.1.2. Các đặc trưng của tuổi dậy thì
4
Tuổi dậy thì diễn ra ở tất cả mọi người và là giai đoạn đầu của VTN,
đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong đời một con người. Đây chính là giai
đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn [19]. Đặc trưng cơ bản của nhóm
VTN có thể được xác định bởi những biến đổi thường xuyên, liên tục, mạnh
mẽ của ba mặt: Thể chất, tâm lý, tình cảm, nhận thức và sau đó là hành vi. Sự
nhận biết một cách đúng đắn và khoa học về những đặc trưng cơ bản của tuổi
VTN là hết sức quan trọng đối với việc quan tâm chăm sóc và giáo dục lứa
tuổi này. Sự biến đổi về thể chất, tâm sinh lý của tuổi VTN đến sớm hay
muộn phụ thuộc vào từng người, từng giới, đời sống vật chất, tinh thần, môi
trường, khí hậu, thành thị hay nông thôn [38].
Tuổi dậy thì ở các em nữ bắt đầu từ tuổi 8-12 và nam từ 10-14 tuổi và
kết thúc khoảng lứa tuổi 16-18 đối với nữ và từ 18-20 đối với nam [7]. Ở nữ
giới bắt đầu dậy thì sớm hơn nam giới khoảng 1-2 năm, ở thành thị sớm hơn ở
nông thôn 1-2 năm. Sự thay đổi đặc trưng nhất của VTN ở tuổi dậy thì về thể
chất là sự xuất hiện hành kinh ở nữ và mộng tinh ở nam [36].
1.1.2. Khái niệm và nội dung về sức khỏe sinh sản và sức khỏe sinh sản vị
thành niên
1.1.2.1. Khái niệm sức khỏe sinh sản
Theo Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển ở Cairo, 1994: “Sức
khỏe sinh sản (SKSS) là một sự thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và
xã hội, không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hoặc tàn phế của hệ thống
sinh sản”. Điều này cũng hàm ý là mọi người, kể cả nam và nữ đều có quyền
được nhận thông tin và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các biện pháp
kế hoạch hóa gia đình an toàn, có hiệu quả bảo đảm cho các cặp vợ chồng cơ
may tốt nhất để sinh được đứa con lành mạnh” [34].

5
1.1.2.2. Nội dung chủ yếu của sức khỏe sinh sản
Định nghĩa về SKSS trên được chấp nhận tại Hội nghị Quốc tế về
Dân số và phát triển ở Cairo-Ai Cập tháng 4/1994; Việt Nam đã công
nhận, cam kết thực hiện và chi tiết hóa thành 10 nội dung theo những vấn
đề ưu tiên sau đây:
1. Làm mẹ an toàn
2. Kế hoạch hóa gia đình
3. Giảm nạo hút thai và nạo hút thai an toàn
4. SKSS vị thành niên
5. Các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản
6. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục kể cả HIV/AIDS
7. Ung thư vú và các ung thư của bộ máy sinh dục khác
8. Vô sinh
9. Giáo dục tình dục học
10. Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về SKSS [9], [36].
1.1.2.3. Nội dung sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên trẻ
Là những nội dung nói chung của SKSS nhưng được ứng dụng phù hợp
cho lứa tuổi vị thành niên và thanh niên trẻ [19]. Nội dung ưu tiên Thông tin-
Giáo dục-Truyền thông về sức khỏe sinh sản vị thành niên [17]:
∗ Đặc điểm và dấu hiệu của tuổi dậy thì
∗ Sự phát triển tâm sinh lý tuổi VTN
∗ Tình yêu và tình bạn
∗ Tình dục lành mạnh và tình dục an toàn
∗ Phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLTQĐTD) kể
cả HIV/AIDS.
1.1.2.4. Các dịch vụ y tế về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên
Các cơ sở y tế khi cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS cho vị thành niên:
Cung cấp các dịch vụ về chăm sóc SKSS (cả phòng và chữa bệnh) cho vị
thành niên (đã kết hôn và chưa kết hôn). Các dịch vụ này bao gồm:

∗ Tư vấn về SKSS, tình dục, các biện pháp tránh thai
6
∗ Chăm sóc cho vị thành niên mang thai và sinh đẻ
∗ Phá thai an toàn
∗ Xử lý các nhiễm khuẩn đường sinh sản/BLTQĐTD [4].
1.2. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI
1.2.1. Khái niệm về kiến thức
Kiến thức là nhận ra ý nghĩ, bản chất, lý lẽ của việc, bằng sự vận dụng
trí tuệ. Hiểu biết được ý nghĩ, tình cảm, quan điểm của người khác, về tình
hình, lĩnh vực nào đó [43]. Có kiến thức là nhờ một quá trình thông qua giáo
dục, thông tin, truyền thông, bằng cách tác động bởi các yếu tố bên ngoài và
bằng ngay chính năng lực của bản thân con người [33].
1.2.2. Khái niệm về thái độ
Thái độ là những biểu hiện bên ngoài bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói,
hành động của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hoặc về sự việc nào đó (thái độ
đồng tình, không đồng tình, ủng hộ hay không ủng hộ, hoặc im lặng ). Nó là
cách nghĩ, cách nhìn và các hành động theo một hướng nào đó trước một vấn
đề, một tình hình [43].
1.2.3. Khái niệm về hành vi
Hành vi của con người là những ứng xử trong những tình huống, hoàn
cảnh cụ thể và chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Một cá nhân muốn
có hành vi tốt cần có kiến thức (hiểu biết đầy đủ về hành vi đó), có niềm tin
và thái độ tích cực muốn thay đổi theo chiều hướng có hành vi tốt, có kỹ năng
thực hiện hành vi đó, có các nguồn lực để có thể thực hiện hành vi đó và đồng
thời phải có sự ủng hộ, sự ủng hộ để duy trì hành vi đó lâu dài [43].
Theo ảnh hưởng của hành vi, chúng ta thấy có hai loại hành vi, đó là
các hành vi có lợi cho sức khỏe và các hành vi có hại cho sức khỏe. Bên cạnh
những hành vi có lợi và có hại cho sức khỏe, chúng ta còn thấy một số hành
vi không có lợi và không có hại cho sức khỏe [33].
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN

VÀ THANH NIÊN TRẺ
7
1.3.1. Các nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành niên trên thế giới
1.3.1.1. Vấn đề quan hệ tình dục, có thai, nạo hút thai, sinh đẻ ở vị thành niên
Trên thế giới, các nghiên cứu về SKSS vị thành niên đã được tiến hành
từ sau năm 1975 tại các nước thuộc các khu vực khác nhau như Châu Á, Châu
Phi, Châu Mỹ, Châu Âu Quan hệ tình dục (QHTD) sớm là vấn đề xã hội ở
nhiều nước: Thái Lan hơn 60% thanh thiếu niên nam có quan hệ tình dục với
bạn gái hoặc gái điếm. Ở Mỹ, ở tuổi 15 có 1/4 nữ và 1/3 nam có hoạt động tình
dục, đến tuổi 17 thì tỷ lệ này tăng lên 50% cho nữ và 60% cho nam [39].
Phụ nữ VTN có thai và sinh đẻ sớm muộn tùy theo vùng, quốc gia khác
nhau và ngay trong mỗi quốc gia cũng có sự khác nhau giữa các vùng. Ở
Châu Phi trên 1/2 và Mỹ La tinh thì trên 1/3 có thai trước tuổi 20. Mỹ là nước
có tỷ lệ nữ VTN có thai sớm cao nhất trong các nước phát triển và có khoảng
20% phụ nữ đẻ trước tuổi 20 [28]. VTN ngày nay trên Thế giới có hoạt động
tình dục sớm hơn nhiều so với các thế hệ trước đây. Điều này được giải thích
do đô thị hóa nhanh, phát triển thông tin đại chúng và mất dần vai trò truyền
thống [47]. Tình trạng nạo phá thai ở phụ nữ chưa chồng và ở VTN khá cao,
đặc biệt ở những nước công nghiệp phát triển. Ở Mỹ có 4 ca nạo phá thai
trong 10 thai nghén tuổi VTN và chiếm 1/4 tổng số phá thai [16].
1.3.1.2. Vấn đề các bệnh lây qua đường tình dục và HIV/AIDS
QHTD sớm, QHTD trước hôn nhân, QHTD không được bảo vệ là nguy
cơ làm tăng các viêm nhiễm bộ phận sinh dục, lây truyền qua đường tình dục.
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới thì hàng năm có trên 250 triệu
người mới bị bệnh lây truyền qua đường tình dục mà tỷ lệ cao nhất là ở tuổi
20-24, thứ hai là tuổi 15-19. Theo số liệu của WHO trên thế giới có khoảng
1/20 vị thành niên nhiễm các BLTQĐTD mỗi năm [28], [39].
Tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS có nguy cơ ngày càng tăng nhất là
VTN, nhiều người lây nhiễm, mắc AIDS từ khi còn ở tuổi này. Thế giới có
khoảng 15 triệu người nhiễm HIV cao nhất ở nhóm tuổi từ 15-25 cho nam

giới và ở nữ nhóm tuổi 25-35 [28]. Muốn làm chậm tốc độ lây nhiễm HIV thì
8
cần phải thay đổi hành vi tình dục của những người trẻ tuổi vì đây là một
trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục [5].
1.3.1.3. Các nguy cơ về sức khỏe và hậu quả về kinh tế, xã hội của vấn đề
thai nghén và sinh đẻ ở tuổi vị thành niên
Các thai nghén và sinh đẻ ở VTN hầu như không có chuẩn bị, do vậy
các biến chứng và tai biến do thai nghén ở VTN cao hơn nhiều tuổi trên 20 dù
có chồng hay không [4]. Tỷ lệ tử vong ở bà mẹ VTN cao hơn 1,5 lần so với
nhóm tuổi 20-29 [46]. Tử vong sơ sinh cũng rất cao trong những bà mẹ
VTN hơn 30% cho những phụ nữ 15-19 tuổi [49]. Đẻ non, sẩy thai tự
nhiên, thai chết lưu cũng như thai kém phát triển trong tử cung cũng
chiếm tỷ lệ cao hơn [40].
Ngoài tác động xấu của thai nghén đến sức khỏe, nữ VTN có thai ngoài
ý muốn còn có những hậu quả về kinh tế, xã hội [40]. Thai nghén sớm dưới
20 tuổi làm hạn chế khả năng học tập và nguy cơ khó kiếm việc làm thích hợp
[5], [21]. Xã hội phải chi trả các dịch vụ về y tế, xã hội, trợ cấp khó khăn cho
cả mẹ và con [18]. Các vấn đề tệ nạn xã hội cũng tăng cao như mại dâm, ma
túy. Sinh đẻ ở độ tuổi VTN làm tốc độ tăng dân số nhanh hơn [32].
1.3.2. Các nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành niên tại Việt Nam và
tỉnh Thừa Thiên Huế
1.3.2.1. Vấn đề quan hệ tình dục, có thai, nạo hút thai, sinh đẻ ở vị thành niên
- Quan hệ tình dục trước hôn nhân và nạo hút thai: QHTD trước hôn
nhân, và tình trạng có thai ở VTN ngày càng tăng, nhưng lại chưa có ý thức
sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) để hạn chế thai nghén. Theo nghiên cứu
của Bộ Y tế và WHO năm 2002 cho thấy có 11,2% VTN có QHTD nhưng chỉ
có 33,9% trong số đó có sử dụng BPTT [4].
Kết quả điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam
(SAVY) năm 2003 cho thấy: 19,8% nam thành thị, 2,6% nữ thành thị và 13,6%
nam nông thôn, 2,2% nữ nông thôn trong độ tuổi 18-25 có quan hệ tình dục

trước hôn nhân [10]. Theo một nghiên cứu của Hoàng Thị Tâm năm 2003 về
9
học sinh Trung học phổ thông (THPT) thành phố Huế, trong số VTN được
nghiên cứu có 0,4% đã có quan hệ tình dục [27].
Theo Liên hiệp quốc, Việt Nam là 7 trong 10 nước có tỷ lệ nạo hút thai
cao trên Thế giới [44]. Hiện nay ước tính mỗi năm Việt Nam có khoảng
70.000 ca nạo phá thai ở tuổi VTN [11]. Theo một nghiên cứu chất lượng
chăm sóc sức khỏe sinh sản – kế hoạch hóa gia đình ở Huế năm 1998 cho
thấy có 5,9% số người đến nạo hút thai chưa chồng [40]. Một khảo sát của Ủy
ban Dân số, gia đình và trẻ em Thừa Thiên Huế cho biết tình hình nạo hút thai
ở phụ nữ chưa chồng ngày càng tăng, từ 18,5% (năm 2000) lên 22,4% (năm
2002) trong đó tỷ lệ nạo hút thai ở nữ dưới 19 tuổi chưa chồng cũng tăng từ
1,2% (năm 2000) lên 1,3% (năm 2002) tính trên tổng số đến nạo hút thai [38].
- Tình hình mang thai, sinh đẻ: Trong cả nước theo tài liệu Bộ Y tế có
3,7% số sinh đẻ được đăng ký ở phụ nữ dưới 18 tuổi và 15% số trẻ trên toàn
quốc do các bà mẹ dưới 19 tuổi sinh ra. Số phụ nữ tử vong do thai sản ở tuổi
dưới 20 và trên 35 chiếm tỷ lệ cao nhất [18].
1.3.2.2. Vấn đề các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS
Theo điều tra tại Hải Phòng cho thấy còn 25,5% vị thành niên không
biết các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tỷ lệ biết cách phòng tránh thì có
67,6% trả lời hơn hai biện pháp phòng tránh. Tỷ lệ không biết một biện pháp
phòng tránh nào là 28,8% [2].
Theo nghiên cứu của SAVY1 tỷ lệ thanh thiếu niên đã từng nghe nói đến
bệnh lây truyền qua đường tình dục cao nhất viêm gan B 72,2%; lậu 62,8%;
giang mai 61,9%; trùng roi 24,5%; sùi mào gà 21,8%; mụn rộp 20,7%; hột
xoài 15,1%; hạ cam 10,4%; chlammydia 7,2% [10]. Tại thành phố Huế,
theo một nghiên cứu của Hoàng Thị Tâm năm 2003 về thực trạng kiến
thức, thái độ, hành vi sức khỏe sinh sản của học sinh THPT, tỷ lệ hiểu biết
về BTLQĐTD là 75,4% [27].
Một kết quả đáng khích lệ 97% thanh thiếu niên cho biết có nghe nói

đến HIV/AIDS. Trong đó 52,2% có hiểu biết tốt; 39,3% trung bình và 8,5%
10
thấp [10]. Ở nước ta tính đến 30/04/2003 có 8,3% trong số 64.801 người
nhiễm HIV/AIDS ở lứa tuổi VTN từ 15-19 tuổi [37]. Tình hình nhiễm
HIV/AIDS tại Việt Nam đang có chiều hướng tăng đồng thời có xu hướng trẻ
hóa rõ rệt, nhóm tuổi từ 13-19 chiếm 5% vào năm 1997 đến 2002 tăng lên
8,3%. Nhóm từ 20-29 tăng lên khá nhanh từ 29% năm 1997 lên 55,6%năm
1999 và 59% năm 2002 [24].
1.4. VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển phía vùng Bắc Trung Bộ Việt
Nam. Diện tích 5.053,99 km
2
. Dân số 1.087.420 người, VTN từ 10-19 tuổi là
242.537 người [15]. Tỉnh có 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện với 152 phường,
xã, thị trấn. Thừa Thiên Huế là cố đô của triều Nguyễn nên chịu ảnh hưởng
nặng nề của tư tưởng, phong tục tập quán, lễ nghi phong kiến trong suy nghĩ,
lối sống của người dân nhất là vấn đề SKSS vị thành niên và thanh niên.
Trường THPT Hai Bà Trưng, thành phố Huế là một trong những ngôi
trường lớn ở miền Trung và trên toàn quốc. Được thành lập ngày 15 tháng 7
năm 1917, lúc đó trường mang tên Đồng Khánh. Từ năm 1981 đến nay
trường được đổi tên thành trường THPT Hai Bà Trưng. Hằng năm, Trường
Trung học phổ thông Hai Bà Trưng Huế đều ổn định ở mức độ cao về kết quả
tốt nghiệp Trung học phổ thông (99 - 100%) với nhiều học sinh đỗ loại giỏi,
khá; tỷ lệ đỗ vào Đại học (80 - 90%); tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi - khá (trên
60%); nhiều học sinh đạt giỏi cấp tỉnh; luôn dẫn đầu trong Hội khỏe Phù
Đổng toàn tỉnh. Trường Trung học phổ thông Hai Bà Trưng năm học 2013 -
2014 có 42 lớp với 1.819 học sinh.
Theo thông tin từ ban lãnh đạo nhà trường thời gian gần đây đã có khá
nhiều hoạt động giáo dục SKSS vị thành niên tại trường. Các em được tham
gia nhiều buổi ngoại khóa lồng ghép các hoạt động của nhà trường cùng với

việc giáo dục SKSS, giới tính.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
11
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh trường THPT Hai Bà Trưng năm học 2013-2014.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu này chúng tôi sử dụng công thức tính cỡ mẫu [20]:
n= Z
2
1-α/2
x
Trong đó :
- n: Cỡ mẫu tối thiểu cần thiết
- Z
1-α/2
: Giá trị Z thu được từ bảng Z tương ứng với giá trị α được chọn, ở
đây chúng tôi chọn α=5% nên giá trị Z
1-α/2
tương ứng là 1,96.
- Chọn p = 0,238 là tỉ lệ hiểu biết tốt về SKSS của học sinh theo nghiên cứu
của Lê Bá Tưởng về hiểu biết, thái độ và thực hành SKSS của học sinh
trường THPT huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010 [35].
- d: Khoảng sai lệnh cho phép giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ của quần
thể, chọn d= 0,05.
Thay các giá trị vào công thức trên ta có: n # 279.
Cỡ mẫu này được nhân với hệ số thiết kế là 2 và lấy thêm 10% số mẫu tối thiểu

phải có để dự trù các mẫu có thể bị mất. Cỡ mẫu cần thiết là n = 614.
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo khối lớp.
Trường Trung học phổ thông Hai Bà Trưng năm học 2013 - 2014 có 42
lớp với 1.819 học sinh (trung bình mỗi lớp có 43 học sinh) nên chúng tôi chọn
15 lớp để tiến hành thu thập số liệu (614/43).
Bước 1: Lập danh sách tên lớp theo khối và bốc thăm ngẫu nhiên 5 lớp ở mỗi
khối 10, 11, 12.
12
Bước 2: Chọn tất cả học sinh trong các lớp được chọn vào mẫu.
Tổng cộng có 630 học sinh trong đó khối lớp 10 là 200 học sinh, khối lớp 11
là 232 học sinh và khối lớp 12 là 198 học sinh.
2.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
- Liên hệ với Ban Giám hiệu nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp để
tạo điều kiện tiến hành.
- Cán bộ điều tra trực tiếp phát phiếu điều tra cho học sinh sau khi đã
giải thích rõ mục đích của cuộc điều tra, hướng dẫn về nội dung và cách ghi
thông tin trong phiếu điều tra. Học sinh tự điền vào phiếu điều tra, thu hồi lại
và kiểm tra phiếu sau khi học sinh điền xong.
2.4. NỘI DUNG VÀ BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU
2.4.1. Nghiên cứu các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
- Giới: Nam hay nữ.
- Tuổi: Theo năm sinh của đối tượng tính tới thời điểm điều tra. Chia thành 2
nhóm: Từ 16 tuổi trở xuống và trên 16 tuổi.
- Mức học vấn: Lớp học sinh đang học (10, 11, 12).
- Tôn giáo: Tôn giáo hiện tại của đối tượng. Chia thành 2 nhóm: Không tôn
giáo và có tôn giáo (Thiên chúa giáo, Phật giáo ).
- Môi trường sống trong quá trình học THPT: Sống với gia đình hay ở trọ.
- Kết quả học tập học kỳ vừa rồi: Xếp loại học tập của đối tượng loại giỏi,
khá, trung bình/yếu.

- Tuổi dậy thì của đối tượng: Tuổi hành kinh/mộng tinh lần đầu.
13
 Đặc điểm của gia đình đối tượng nghiên cứu
- Mức học vấn của bố mẹ đối tượng: Không biết đọc, không biết viết; biết đọc
biết viết; cấp 1; cấp 2; cấp 3; trung học/cao đẳng/đại học. Chia thành 2 nhóm:
Dưới THPT và từ THPT trở lên.
- Tình trạng hôn nhân của bố mẹ: Sống cùng nhau, ly hôn, ly thân hay đã mất.
Chia thành 2 nhóm: Sống cùng nhau và ly hôn/ly thân/đã mất.
- Kinh tế gia đình: Theo nhận định của đối tượng nghiên cứu so với những gia
đình xung quanh. Chia thành 3 nhóm: Nghèo, trung bình và khá giàu.
2.4.2. Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản
 Kiến thức về sức khỏe sinh sản
- Kiến thức về nội dung SKSS
- Kiến thức về dấu hiệu dậy thì
- Kiến thức về nguy hiểm của nạo phá thai và nơi nạo phá thai an toàn nhất
- Kiến thức về các biện pháp tránh thai
- Kiến thức về khả năng mang thai
- Kiến thức về các triệu chứng của các bệnh LTQĐTD
- Kiến thức về cách phòng tránh các bệnh LTQĐTD
- Kiến thức về các đường lây truyền HIV/AIDS
- Kiến thức về phòng bệnh HIV/AIDS
 Thái độ về sức khỏe sinh sản:
- Thái độ về phim ảnh sách báo có nội dung tình dục
- Thái độ cung cấp kiến thức về các biện pháp tránh thai
- Thái độ đối với hành vi nạo phá thai
- Thái độ đúng về quan hệ tình dục trước hôn nhân
 Hành vi về sức khỏe sinh sản:
- Hành vi chia sẻ khi có hành kinh/xuất tinh lần đầu với người thân
- Hành vi tâm sự với bố mẹ về sức khỏe sinh sản
- Hành vi tiếp cận các thông tin có liên quan đến sức khỏe sinh sản

14
- Hành vi yêu đương
- Hành vi quan hệ tình dục khác giới (trước hôn nhân), mức độ sử dụng BPTT
và các biện pháp đã sử dụng khi QHTD.
2.4.3. Nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi
về sức khỏe sinh sản của học sinh
- Yếu tố cá nhân (tuổi, giới, khối lớp, tôn giáo, môi trường sống trong quá
trình học tập, kết quả học tập )
- Yếu tố gia đình (mức học vấn của bố/mẹ, tình trạng hôn nhân của bố mẹ,
kinh tế gia đình )
2.5. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ
 Kiến thức về sức khỏe sinh sản: Đánh giá bằng cách trả lời được một ý
đúng sẽ được điểm của ý đó, nếu không biết là 0 điểm. Tùy theo mức độ
nghiêm trọng, tính phổ biến và tầm ảnh hưởng của vấn đề, chúng tôi cho điểm
theo trọng số tương ứng với 0,5; 1 và 1,5. Có 16 câu hỏi kiến thức về SKSS
(C10 đến C25) cụ thể như sau:
+ Các câu C10, C11, C16, C19, C20, C21 mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm,
riêng C11.1, C16.1, C21.1 trả lời đúng được 1 điểm.
+ Các câu C12.1, C13.2, C14.1, C15.4, C17, C22, C23, C25 mỗi ý trả lời
đúng được 1 điểm.
+ Các câu C18.2, C24 mỗi ý trả lời đúng được 1,5 điểm.
Điểm tối đa cho phần kiến thức là 46 điểm.
Phân loại kiến thức về SKSS:
- Đánh giá kiến thức cho từng câu hỏi: Tốt khi học sinh đạt trên 75% điểm từng
câu, còn lại là chưa tốt. Riêng C18, học sinh trả lời đáp án C18.2 đánh giá là
tốt, còn lại là chưa tốt. Đối với các câu C12, C13, C14, C15 học sinh trả lời các
đáp án C12.1, C13.2, C14.1 và C15.4 được đánh giá là có kiến thức đúng.
- Đánh giá kiến thức chung về SKSS: Tốt khi học sinh đạt trên 75% tổng
điểm kiến thức ( ≥34,5 điểm), còn lại là chưa tốt (<34,5 điểm).
15

 Thái độ về sức khỏe sinh sản: Có 8 câu hỏi thái độ về SKSS (C26, C27,
C28, C29, C30, C31, C32, C33) sẽ được chấm điểm dựa vào thang điểm
Likert từ 1 đến 5 tương ứng các mức độ: Rất không đồng ý, không đồng ý,
không có ý kiến, đồng ý, rất đồng ý.
Điểm tối đa cho phần thái độ là 40 điểm.
Phân loại thái độ về SKSS:
- Đánh giá thái độ cho từng câu hỏi: Đúng khi học sinh đạt từ 4- 5 điểm từng
câu (đồng ý, rất đồng ý), còn lại là chưa đúng.
- Đánh giá thái độ chung về SKSS: Đúng khi học sinh đạt trên 75% tổng điểm
thái độ ( ≥30 điểm), còn lại là chưa đúng (<30 điểm).
 Hành vi về sức khỏe sinh sản: Có 6 câu hỏi hành vi về SKSS (C34,
C35, C38, C39, C40, C41) cụ thể như sau:
+ Hành vi chia sẻ với người thân khi có dấu hiệu hành kinh/xuất tinh lần đầu:
Có chia sẻ với người thân được 1 điểm, không nói với ai cho 0 điểm.
+ Hành vi tâm sự với bố mẹ về sức khỏe sinh sản: Có tâm sự với bố mẹ được
1 điểm, không tâm sự cho 0 điểm.
+ Hành vi tiếp cận các thông tin về sức khỏe sinh sản: Thường xuyên được 1
điểm, thỉnh thoảng được 0,5 điểm và không tiếp cận cho 0 điểm.
+ Hành vi liên quan đến có và chưa có người yêu: Có người yêu cho 0 điểm,
chưa có người yêu được 1 điểm
+ Hành vi liên quan đến QHTD khác giới: Có QHTD cho 0 điểm, chưa
QHTD được 2 điểm.
+ Hành vi liên quan đến mức độ sử dụng BPTT khi QHTD: Có QHTD và sử
dụng thường xuyên BPTT được 1 điểm, có QHTD và sử dụng không thường
xuyên được 0,5 điểm, có QHTD và không sử dụng BPTT cho 0 điểm.
Điểm tối đa cho phần hành vi là 6 điểm.
Phân loại hành vi về SKSS:
16
Đánh giá hành vi chung về SKSS: Tốt khi học sinh đạt trên 75% tổng điểm
hành vi ( ≥4,5 điểm), còn lại là chưa tốt (<4,5 điểm).

2.6. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Số liệu nghiên cứu được thu thập từ tháng 9/2013 đến tháng 10/2013.
2.7. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Thông tin trên phiếu hỏi được nhập vào máy trên phần mềm Epidata 3.1
- Sau khi nhập xong, chuyển sang SPSS để xử lý và phân tích số liệu.
- Luận văn này sử dụng test χ
2
để so sánh sự khác biệt giữa 2 hay nhiều tỷ lệ.
2.8. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
- Tất cả những học sinh tham gia nghiên cứu đều được hỏi ý kiến và đồng ý tự
nguyện tham gia nghiên cứu.
- Không ghi tên cá nhân vào phiếu điều tra, đảm bảo tuyết đối bí mật đời tư
của các em học sinh sau khi thu thập thông tin qua phiếu điều tra.
2.9. HẠN CHẾ SAI SỐ
- Đề tài nghiên cứu có nhiều nội dung khá nhạy cảm đối với lứa tuổi học sinh,
để hạn chế sai số khi thu thập thông tin, bộ câu hỏi được soạn sẵn và chuyển
tới trực tiếp học sinh tự ghi vào phiếu và thu lại ngay.
- Sau khi trình bày lí do, hướng dẫn cách điền vào phiếu câu hỏi, các em
không cần ghi tên cá nhân và các thông tin cá nhân được cam đoan giữ kín.
- Khi thu thập thông tin sẽ chia thành 2 nhóm: Nhóm nam và nhóm nữ ngồi
riêng để tạo không khí thoải mái và tự nhiên nhằm khai thác thông tin đầy đủ
và chính xác.
17
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm cá nhân đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu
STT Đặc điểm n %
1 Giới

Nam
Nữ
247
383
39,2
60,8
2 Tuổi
≤ 16
> 16
393
237
62,4
37,6
3 Khối lớp
Lớp 10
Lớp 11
Lớp 12
200
232
198
31,8
36,8
31,4
4 Tôn giáo
Không
Có
246
384
39,0
61,0

5 Môi trường sống
Sống với gia đình
Ở trọ
543
87
86,2
13,8
6 Kết quả học tập
Giỏi
Khá
Trung bình/yếu
186
366
78
29,5
58,1
12,4
Tỷ lệ học sinh nữ cao hơn học sinh nam; độ tuổi từ 15 đến 19; tỷ lệ học
sinh các lớp 10, 11, 12 gần tương đương nhau; 61,0% số học sinh có tôn giáo.
Tỷ lệ học sinh sống với gia đình là 86,2%; kết quả học tập chủ yếu là
giỏi và khá gần 87,6%.
Bảng 3.2. Đặc điểm về tuổi dậy thì của đối tượng nghiên cứu
Đối
tượng
n
Hành kinh/mộng tinh
n % p
Tuổi có lần
đầu SD
)

p
Nam 247 236 95,6
p < 0,05
13,6 ± 1,1
p <0,05
Nữ 383 380 99,2 12,8 ± 1,2
Chung 630 616 97,8 13,1 ± 1,2
18
Tỷ lệ đã có hành kinh ở nữ cao hơn tỷ lệ đã mộng tinh ở nam. Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05); tuổi trung bình có hành kinh lần đầu ở
nữ thấp hơn tuổi trung bình mộng tinh ở nam. Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê (p<0,05).
3.1.2. Đặc điểm của gia đình đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.3. Đặc điểm của gia đình đối tượng nghiên cứu
STT Đặc điểm n %
1 Học vấn bố
Không biết đọc, không biết viết
Biết đọc biết viết
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Trung học/cao đẳng/đại học
3
21
17
68
176
345
0,4
3,3

2,7
10,8
28,0
54,8
2 Học vấn mẹ
Không biết đọc, không biết viết
Biết đọc biết viết
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Trung học/cao đẳng/đại học
3
15
30
99
145
338
0,4
2,4
4,8
15,7
23,0
53,7
3
Tình trạng
hôn nhân
của bố mẹ
Sống cùng nhau
Ly hôn, ly thân, bố/mẹ mất
586

44
93,0
7,0
4
Kinh tế gia
đình
Nghèo
Trung bình
Khá, giàu có
35
310
285
5,6
49,2
45,2
Trình độ học vấn của bố mẹ học sinh rất cao. Học vấn bố hầu hết là từ
THPT trở lên chiếm 82,8%. Trình độ học vấn mẹ từ THPT trở lên là 76,7%,
song vẫn còn 0,4% bố/mẹ không biết đọc, không biết viết.
Đa số bố mẹ của học sinh sống cùng nhau chiếm 93,0%. Theo đánh giá
của học sinh, kinh tế gia đình thuộc loại trung bình là 49,2%, khá giàu là
45,2% và nghèo chiếm tỷ lệ 5,6%.
19
3.2. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
CỦA HỌC SINH
3.2.1. Kiến thức về sức khỏe sinh sản
3.2.1.1. Kiến thức về sức khỏe sinh sản, tuổi dậy thì, nạo phá thai và biện
pháp tránh thai
Bảng 3.4. Kiến thức về các nội dung sức khỏe sinh sản, tuổi dậy thì, nạo phá
thai và biện pháp tránh thai
Kiến thức n %

Các nội dung về sức khỏe
sinh sản
Tốt
Chưa tốt
101
529
16,0
84,0
Dấu hiệu tuổi dậy thì
Tốt
Chưa tốt
355
275
56,3
43,7
Các nguy hiểm của nạo phá thai
Tốt
Chưa tốt
236
394
37,6
62,4
Nơi nạo phá thai
Tốt
Chưa tốt
514
116
81,6
18,4
Các biện pháp tránh thai

Tốt
Chưa tốt
172
458
27,3
72,7
Kiến thức về các nội dung của SKSS là rất thấp chỉ 16,0% có kiến thức
tốt; kiến thức tốt về các dấu hiệu tuổi dậy thì là 56,3%;
Chỉ có 37,6% học sinh kiến thức tốt các nguy hiểm của nạo phá
thai; tuy nhiên, hiểu biết đúng về nơi nạo phá thai an toàn khá tốt 81,6%.
Tỷ lệ kiến thức tốt về các biện pháp tránh thai thấp chỉ 27,3%.
Biểu đồ 3.1. Kiến thức về các loại biện pháp tránh thai
20
Bao cao su và thuốc tránh thai là hai biện pháp tránh thai đươc học sinh
biết đến nhiều nhất chiếm lần lượt là 83,2% và 73,8%.
3.2.1.2. Kiến thức về khả năng mang thai
Biểu đồ 3.2. Kiến thức đúng về khả năng có thai trong quan hệ tình dục
Có 64,6% học sinh cho rằng có thể mang thai trong lần QHTD đầu tiên;
55,1% biết rằng không thể mang thai nếu QHTD khi chưa có kinh lần đầu;
35,6% học sinh hiểu biết đúng về số lần QHTD không dùng BPTT có khả
năng có thai; tỷ lệ học sinh biết về thời điểm dễ có thai nhất rất thấp chỉ 7,8%.
3.2.1.3. Kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục,HIV/AIDS
Bảng 3.5. Kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS
Kiến thức n %
Các dấu hiệu của bệnh lây
truyền qua đường tình dục
Tốt
Chưa tốt
201
429

31,9
68,1
Phòng tránh các bệnh lây truyền
qua đường tình dục
Tốt
Chưa tốt
378
252
60,0
40,0
Các đường lây truyền của
HIV/AIDS
Tốt
Chưa tốt
528
102
83,8
16,2
Cách phòng tránh HIV/AIDS
Tốt
Chưa tốt
434
196
68,9
31,1
Tỷ lệ có kiến thức tốt về các dấu hiệu của BLTQĐTD và cách phòng
tránh BLTQĐTD lần lượt là 31,9%; 60%. Tỷ lệ kiến thức tốt các đường lây
truyền của HIV/AIDS và cách phòng tránh HIV/AIDS khá cao; lần lượt là
83,8% và 68,9%.
21

3.2.1.4. Phân loại kiến thức chung về sức khỏe sinh sản
Biểu đồ 3.3. Phân loại kiến thức về sức khỏe sinh sản
Nhìn chung, mức kiến thức tốt về sức khỏe sinh sản của học sinh
còn thấp chỉ 25,9%.
3.2.2. Thái độ về sức khỏe sinh sản
3.2.2.1. Thái độ về những kênh thông tin có nội dung tình dục, cung cấp kiến
thức các biện pháp tránh thai và việc nạo phá thai
Bảng 3.6. Thái độ về phim ảnh sách báo có nội dung tình dục, về cung cấp
kiến thức các biện pháp tránh thai và việc nạo phá thai
Thái độ n %
Về phim ảnh sách báo có nội
dung tình dục
Đúng
Chưa đúng
305
325
48,4
51,6
Về cung cấp kiến thức các biện
pháp tránh thai
Đúng
Chưa đúng
523
107
83,0
17,0
Đối với hành vi nạo phá thai
Đúng
Chưa đúng
280

350
44,4
55,6
Tỷ lệ học sinh có thái độ đúng về phim ảnh sách báo có nội dung tình
dục và hành vi nạo phá thai mức trung bình lần lượt là 48,4% và 44,4%; tỷ lệ
học sinh có thái độ đúng về cung cấp kiến thức các BPTT khá cao 83%.
3.2.2.2. Thái độ đúng của học sinh về quan hệ tình dục trước hôn nhân
22
Biểu đồ 3.4. Thái độ đúng của học sinh về quan hệ tình dục trước hôn nhân
Tỷ lệ học sinh có thái độ đúng về QHTD trước hôn nhân chưa cao.
3.2.2.3. Phân loại thái độ chung về sức khỏe sinh sản
Bảng 3.7. Phân loại thái độ về sức khỏe sinh sản
Phân loại thái độ chung về sức khỏe sinh sản n %
Đúng
Chưa đúng
247
383
39,2
60,8
Nhìn chung tỷ lệ học sinh có thái độ đúng về SKSS còn thấp 39,2%.
3.2.3. Hành vi về sức khỏe sinh sản
3.2.3.1. Hành vi chia sẻ một số vấn đề về sức khỏe sinh sản của học sinh
Bảng 3.8. Chia sẻ về sức khỏe sinh sản
Hành vi n %
Chia sẻ với người thân khi có dấu
hiệu mộng tinh/hành kinh đầu tiên
(n=616)
Có
Không
443

173
71,9
28,1
Tâm sự với bố mẹ về sức khỏe
sinh sản
Có tâm sư
Không tâm sự
268
362
42,5
57,5
Tiếp cận các thông tin về sức khỏe
sinh sản
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không tiếp cận
100
395
135
15,9
62,7
21,4
Tỷ lệ học sinh chia sẻ với người thân khi có dấu hiệu mộng tinh/hành
kinh lần đầu tiên khá cao (71,9%); tỷ lệ học sinh có tâm sự với bố mẹ về SKSS

×