Tải bản đầy đủ (.ppt) (55 trang)

Bài 2 sinh trưởng và phát triển (bài giảng quản lý tài nguyên rừng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 55 trang )

BÀI 2
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG


1. Sinh trưởng và phát triển

Sinh trưởng của cây rừng
là sự tăng lên về kích
thước và khối lượng của
cây, có liên quan đến sự
hình thành các cơ quan
và tế bào mới.
.


1. Sinh trưởng và phát triển

Phát triển (cá thể) là qúa trình
biến đổi về chất lượng của
các chất chứa trong tế bào và
qúa trình tạo hình (phát sinh
các cơ quan, bộ phận, thành
phần cấu trúc mới).


1. Sinh trưởng và phát triển
Rừng sinh trưởng và phát triển
tuân theo các quy luật nhất định.
Có các biện pháp lâm sinh

Acceleration: nhanh


Inflection point: điểm uốn
Deceleration: chậm lại
Steady state: trạng thái ổn định


1. Sinh trưởng và phát triển
Sinh trưởng và phát triển:
•Không có sinh trưởng sẽ
không có phát triển
•Phát triển là tiền đề của sinh
trưởng.
•Sinh trưởng của cá thể cây
tạo tiền đề cho sinh trương
quần thể rừng.


1.1. Tốc độ sinh trưởng của cây rừng
Các năm đầu: rễ và tán cây chưa hoàn chỉnh nên tốc
độ sinh trưởng chậm.
Tốc độ sinh trưởng nhanh dần và đến cỡ tuổi nhất
định thì tốc độ sinh trưởng lại chậm.
Loài cây ưa sáng sinh trưởng nhanh, nhất là trong giai
đoạn đầu, đời sống ngắn.
Loài cây chịu bóng, sinh trưởng chậm trong giai đoạn
đầu đời, đời sống dài, thời gian sinh trưởng kéo dài hơn
và có kích thước cực đại lớn hơn các loài cây ưa sáng.


1.1. Tốc độ sinh trưởng của cây rừng


Theo điều kiện và đặc điểm và đặc điểm sinh trưởng của cây
rừng có thể phân chia 4 dạng cơ bản sau đây:
a.1. Cây tiên phong tạm thời: Các cây ưa sáng, đời sống ngắn,
sinh trưởng nhanh ngay từ các ngày đầu, kích thước nhỏ.
a.2. Cây tiên phong định cư: Các cây ưa sáng, đời sống dài,
cây sinh trưởng nhanh ngay từ các ngày đầu, kích thước lớn.


1.1. Tốc độ sinh trưởng của cây rừng
a.3. Cây chịu bóng, sống dưới tán rừng: Các cây sinh
trưởng chậm, kích thước nhỏ.
a.4. Cây chịu bóng tầng trên: Cây sinh trưởng chậm,
kích thước lớn, đời sống dài.
Phân loại các các dạng sinh trưởng là cơ sở quan
trọng để lựa chọn sự phối hợp các loài cây trồng rừng
hỗn loài.


1.1. Tốc độ sinh trưởng của cây rừng


1.2. Sinh trưởng chiều cao của rừng

•Sinh trưởng chiều cao cây rừng bắt đầu từ lúc chồi
ngọn hoạt động cho đến khi hình thành chồi ngọn mới.
•Ở VN, mùa sinh trưởng của rừng bắt đầu từ mùa xuân.
Một số loài cây sinh trưởng chiều cao liên tục quanh
năm. Thí dụ: Lim xanh, Sến, Giẻ, ...



1.2. Sinh trưởng chiều cao của rừng
•Một số loài chỉ tập trung vào số ít ngày xuân,
sau đó ngừng sinh trưởng và bắt đầu sinh ra
một vòng cành (nhóm cây sinh trưởng không
liên tục). VD: Cây Bàng
•Có loài có hiện tượng “tái sinh trưởng”: 2 - 3 đợt
sinh trưởng chiều cao/năm. Ở nước ta, đợt tái
sinh trưởng lần thứ hai thường vào mùa mưa.


1.3. Sinh trưởng đường kính của cây rừng

Thời kỳ sinh trưởng mạnh về
đường kính có thể đến cùng một
lúc hoặc muộn hơn và kéo dài so
với thời kỳ sinh trưởng chiều cao
mạnh nhất.

Các loài cây rụng lá sống trong
hoàn cảnh khí hậu theo muà rõ rệt,
hình thành mỗi năm một vòng gỗ .


1.3. Sinh trưởng đường kính của cây rừng

Ở VN: Thông, Bồ đề, Mỡ ...
thể hiện quy luật vòng năm
tương đối rõ ràng, năm hạn
hán tạo vòng năm giả.


Các cây thường xanh sống
nơi khí hậu ít theo mùa thì
vòng năm thường không rõ.


1.4. Sinh trưởng thể tích của cây rừng
•Tăng trưởng là tốc độ tăng lượng sinh trưởng
trong một khoảng thời gian nhất định.
•Điểm cực đại tăng trưởng của cây rừng trùng
với điểm cực đại của sinh trưởng thể tích cây
rừng.
•Thời gian tăng trưởng cây rừng đạt max là cây
rừng có năng suất sinh trưởng cao nhất


1.4. Sinh trưởng thể tích của cây rừng (tt)
-Loài cây ưa sáng trong các năm đầu có lượng tăng trưởng
cao, thời gian tăng trưởng cực đại đến lớn, sau đó giảm
nhanh.
-Cây chịu bóng, trong các năm đầu có lượng tăng trưởng
thấp, thời gian tăng trưởng cực đại đến muộn, sau đó giảm
dần và chậm hơn so với cây ưa sáng.
- Cùng một loài cây, trong các hoàn cảnh sống khác nhau
thì lượng tăng trưởng cũng khác nhau: lượng tăng trưởng
cực đại của cây thuần loại ở điều kiện lập địa tốt sẽ đến
sớm và lớn hơn so với rừng cây tương tự ở điều kiện lập
địa xấu.


2. Sinh trưởng của rừng

Sinh trưởng của rừng
không những bị tính di
truyền hoàn cảnh sống
chi phối, mà còn chịu tác
động mạnh mẽ do tốc
độ phân hóa, tỉa thưa tự
nhiên và quy luật kết
cấu của rừng.


2.1. Phân hóa tự nhiên
•Phân hóa và tỉa thưa tự nhiên là hiện tượng mang tính phổ
biến trong quá trình sinh trưởng của rừng.
•Một số cây rừng sinh trưởng mạnh, cao lớn, cành lá sum
xuê, ngược lại một số cây rừng sinh trưởng chậm, nhỏ bé,
tán lá hẹp.
•Nguyên nhân của hiện tượng phân hóa là do tính di truyền
và điều kiện môi trường sống tạo nên.
•Các hiện tượng này sẽ tạo ra một khoảng cách phân hóa
giữa các cây rừng.


2.1. Phân hóa tự nhiên

•Sau khi rừng đá khép tán, cuộc đấu tranh sinh tồn giữa
các cá thể cây rừng diễn ra càng mạnh mẽ nhằm tranh
giành ánh sáng, độ ẩm và chất dinh dưỡng trong đất.
•Các cây ở tầng trên cao to chèn ép các cây ở tầng dưới
thấp bé hơn.
•Tuổi rừng càng cao thì nhu cầu không gian, dinh dưỡng

của mỗi cây rừng càng lớn, cuộc đấu tranh sinh tồn diễn ra
càng gay gắt.


2.1. Phân hóa tự nhiên (tt)

•Quá trình phân hóa và tỉa thưa tự
nhiên diễn ra cả ở rừng tự nhiên
và rừng trồng.
•Đối với rừng tự nhiên hỗn giao,
cuộc đấu tranh sinh tồn giữa các
loài cây càng diễn ra khốc liệt.
•Cường độ tỉa thưa tự nhiên phụ
thộc vào loài cây, điều kiện sống
và mật độ gây trồng.

Sự phân tầng thực vật
(ebook.edu.vn)


2.2. Phân cấp cây rừng
PP của nhà lâm học Đức G.Krap (1984)
-Cấp I: các cây sinh trưởng tốt nhất, chiều cao và đường
kính lớn nhất, tán cây rất to và vượt khỏi tán rừng.
- Cấp II: các cây sinh trưởng tốt, tán cấy phát triển đều đặn,
kích thước chiều cao và đường kính của cây nhỏ hơn cây
cấp I một ít. Số lượng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số cây của
rừng.
-



2.2. Phân cấp cây rừng

-Cấp III: các cây sinh trưởng TB, kích thước tán cây, chiều
cao và đường kính TB.
-Tán cây vẫn tham gia vào tầng rừng chính.
-Là nhóm cây trung gian giữa nhóm cây chiếm ưu thế và
nhóm cây bị chèn ép.


2.2. Phân cấp cây rừng (tt)
-Cấp IV: các cây sinh trưởng yếu, bị chèn ép, tán cây vươn
đến phía dưới của tầng rừng chính, tán hẹp hoặc lệch.
-Nhóm cấp IV được chia làm 2 nhóm nhỏ:
+ IV a: các cây có tán hẹp nhưng xòe đều, tán cây còn
được chiếu sáng bởi các lỗ trống của tán rừng chính.
+ IV b: các cây tán lệch, tán thấp ở dưới tán rừng, không
được chiếu sáng.
-


2.2. Phân cấp cây rừng (tt)

-Cấp V: gồm các cây sinh trưởng xấu, nằm hoàn toàn dưới
tán rừng, nhóm cấp V cũng chia ra 2 nhóm:
+ Va: gồm các cây tán lá còn sống.
+ Vb: Gồm các cây đang chết hoặc sắp chết.
PP phản ánh được tình hình phân hóa cây rừng với tiêu
chuẩn rõ ràng, dễ áp dụng.
Chỉ áp dụng được cho loại rừng cây gỗ thuần loại và đều

tuổi.


2.3. Sinh trưởng và tăng trưởng của rừng (lâm phần)

•Sinh trưởng của cây rừng là cơ sở tạo nên sinh trưởng
của cả rừng
• Sinh trưởng của từng cây và của rừng có quan hệ mật
thiết với nhau


2.3. Sinh trưởng và tăng trưởng của rừng (lâm phần)

Cũng có trường hợp sinh trưởng của từng cây rừng và của
cả rừng theo quan hệ đối nghịch:
Rừng có mật độ thưa thì cây rừng sinh trưởng nhanh do
thỏa mãn nhu cầu sống, nhưng sản lượng của cả rừng loại
thấp do tổng số cây ít.
Do đó trong kinh doanh rừng phải điều tiết mật độ hợp lý,
để cây rừng sinh trưởng nhanh mà sản lượng cả rừng cũng
cao.


×