Tải bản đầy đủ (.ppt) (50 trang)

Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 50 trang )

HỆ SINH THÁI
RỪNG TRÊN NÚI ĐÁ VÔI


1. GIỚI THIỆU
• Núi đá vôi thường có lớp đất phong hoá mỏng, ít mùn, sườn
dốc, trừ chỗ nứt rạn và trũng. Đất đá vôi phong hoá được
gọi là renzina (rendzina), màu đen, có ít mùn. Số loài cây
mọc ở đây thích nghi với điều kiện đất kiềm.
• Rừng núi đá vôi bao gồm các kiểu rừng kín thường xanh và
nửa rụng lá phân bố ở vành đai nhiệt đới trong điều kiện
đặc biệt đất đá vôi.


1. GIỚI THIỆU
• Rừng thường có 2 tầng gỗ, tầng trên không liên tục, cao 1520 m, có khi đến 25m. Cây rừng mọc tương đối chậm, có rễ
phơi trần ôm các tầng đá lớn và ăn sâu vào các khe nứt,
thường gặp trên các sườn đá dốc đứng, các thung đá vôi có
lớp đất mỏng.
• Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi Việt Nam là một bộ phận
lãnh thổ có nguồn gốc phát sinh, phát triển trên nền đá mẹ
là đá vôi, hình thành các kiểu thảm thực vật thường xanh, lá
rộng, lá kim hoặc hỗn giao lá rộng, lá kim cùng với hệ động
vật đặc thù mà không phải bất kỳ nơi nào cũng có.


Núi đá vôi

Núi đá vôi ở miền nam Trung Quốc tỉnh
Yunnan
Vách núi đá vôi bên bờ biển đồng


bằng Nullarbor, Australia


Núi đá vôi

Các đảo đá vôi ở vịnh Hạ Long

Cửa hang đá vôi ở Thuận Châu
(Sơn La)


2. PHÂN BỐ
• 24 tỉnh và thành phố VN nhưng chủ yếu tập trung ở các tỉnh
phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
• Các tỉnh có núi đá vôi là: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa
Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải
Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình.


2. PHÂN BỐ
• Về phía nam, chỉ phân bố rải rác ở
Hà Tiên (Kiên Giang).
• Diện tích rừng núi đá ở Việt Nam
có 1.152.200 ha, trong đó diện tích
rừng che phủ 396.200 ha (34,45%),
(Viện Điều tra Quy hoạch rừng,
1999)



Lạng Sơn

Quảng Bình

Quảng Ninh
Kiên Giang


2. PHÂN BỐ
1.Nguồn gốc hình thành:
• Rừng trên núi đá vôi là rừng sinh trưởng và phát triển trên
núi đá vôi.
• Núi đá được hình thành từ các trầm tích hàng triệu năm
trước bởi các sinh vật có nguồn gốc từ biển.
• Sau hàng vạn năm, mưa gió đã kiến tạo nên núi đá vôi phủ
lên mình nó là những cánh rừng với sự đa dạng sinh học về
giống loài.


2. PHÂN BỐ


2. PHÂN BỐ
Nguyễn Huy Phồn và cộng sự (1999) đã phân vùng núi đá vôi
thành 5 vùng như sau :
- Vùng Cao Bằng - Lạng Sơn
- Vùng Tuyên Quang - Hà Giang
- Vùng Tây Bắc - Tây Hoà Bình - Thanh Hoá
- Vùng Trường Sơn Bắc
- Vùng quần đảo



3. Điều kiện sinh thái
• Nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 20oC. Nhiệt độ
trung bình tháng cao nhất của vùng núi đá vôi Việt Nam là
tháng 6 và tháng 7, tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1.
• Chế độ mưa và độ ẩm: theo đai độ cao thì vùng núi đá vôi có
những chế độ mưa khác nhau, đai thấp có chế độ mưa ẩm
với lượng mưa trung bình năm từ 1200 - 2500mm, độ ẩm
không khí trung bình 85%. Hiện nay chưa có số liệu khí hậu
ở vành đai núi cao.


3. Điều kiện sinh thái
Thổ nhưỡng:
• Ở đai thấp, khu vực núi đá hình thành trên nền đá mẹ là đá
vôi mà thành phần cơ giới nặng là đất đỏ hung nhiệt đới.
• Địa chất đai cao cũng giống như ở đai thấp nhưng phong
hóa trên đá vôi và đôlômít. Ở những nơi có hiện tượng xói
mòn xảy ra, thành phần thổ nhưỡng là đất đen.


4. Cấu trúc tổ thành thực vật
• Hệ thực vật vùng núi đá vôi mang tính chất pha trộn nhưng
đặc trưng cơ bản là thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam
Trung Hoa, đồng thời cũng chịu nhiều ảnh hưởng của các
luồng thực vật khác.
• Thảm thực vật trên núi đá vôi Việt Nam phân bố không liên
tục tập trung ở vành đai 300 - 1200m so với mặt nước biển.



4. Cấu trúc tổ thành thực vật
• Bao gồm các kiểu phụ thuộc kiểu
rừng kín thường xanh và nửa rụng
lá phân bố ở vành đai nhiệt đới
trong điều kiện đặc biệt đất đá vôi.
• Hệ sinh thái núi đá vôi có năng
suất sinh học thấp, tốc độ tăng
trưởng của cây trên núi đá vôi rất
chậm.


4. Cấu trúc tổ thành thực vật
Hệ thống thảm thực vật núi đá vôi phân bố theo độ cao như
sau:
a) Đai thấp dưới 700m:
Thảm thực vật ít bị tác động:
• Rừng kín thường xanh chân núi đá vôi
• Rừng kín thường xanh sườn núi đá vôi
• Rừng kín thường xanh đỉnh núi đá vôi


4. Cấu trúc tổ thành thực vật
Thảm thực vật bị tác động:
• Rừng thứ sinh thường xanh núi đá vôi
• Trảng bụi và trảng cỏ thường xanh núi đá vôi
• Thảm thực vật trên đất phi đá vôi: xen giữa các núi đá vôi
• Rừng thường xanh trên đất phi đá vôi
• Trảng cây bụi và trảng cỏ thung lũng núi đá bán ngập nước
và ngập nước



4. Cấu trúc tổ thành thực vật
b) Đai cao trên 700m:
Thảm thực vật ít bị tác động:
• Rừng cây lá rộng thường xanh thung lũng và chân núi đá
vôi
• Rừng cây lá rộng thường xanh sườn núi đá vôi
• Rừng hỗn giao cây lá rộng lá kim núi đá vôi
• Rừng lùn cây lá rộng đỉnh núi đá vôi


4. Cấu trúc tổ thành thực vật
Thảm bị tác động:
• Rừng thứ sinh núi đá vôi
• Trảng cây bụi trên núi đá vôi
• Thảm thực vật quanh hồ Caxtơ:
• Thảm thực vật nhân tác


4. Cấu trúc tổ thành thực vật


Hệ thực vật





Tầng ưu thế cao 15 - 20 m với một số loài cây gỗ quý như

nghiến, đinh, lát hoa, trai, pơ mu, kim giao núi đá.
Tầng dưới: Dâu tằm, mạy tèo, ôrô núi, đa. Ngoài ra, có một số
loài dây leo.
Tầng cỏ phủ mặt đất gồm nhiều loài trong họ Gai, Cà phê, Loa
kèn trắng.
Ngoài ra, rừng trên núi đá vôi còn là nơi có nhiều loài cây
cảnh, phần lớn thuộc họ Lan.


Hệ thực vật



Thực vật phát triển đa dạng về loài bao gồm các
loài cây lá kim và các loài cây lá rộng.



Đại diện của các ngành thực vật đều xuất hiện bao
gồm. Ngành Thông đất (Lycopodiophyta), Ngành
dương xỉ (Polypodiophyta), Ngành Thông
(Pinophyta) Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), với
2 lớp: lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) và lớp Hành
(Liliopsida).


Đa dạng sinh học rừng núi đá vôi

Trinh nữ


Ô rô

Thông Pà Cò

Huyết giác


Đa dạng sinh học rừng núi đá vôi
Rẻ lá quạt

Dướng

Vàng anh


Hệ thực vật
Theo sách “Thông Việt Nam, nghiên cứu hiện trạng bảo
tồn 2004”, nước ta hiện nay có 33 loài thông được xếp vào
danh sách các loài bị đe dọa tuyệt chủng cấp thế giới và quốc
gia. Trong số 33 loài này, có 16 loài chỉ gặp trên núi đá vôi
mà không gặp ở bất kỳ nơi nào khác.


×