Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

CHƯƠNG TRÌNH dạy NGHỀ MAY CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.54 KB, 43 trang )

CÔNG TY TNHH
DICH VỤ &TM CẨM HOÀNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH
CHI TIẾT NGHỀ MAY CÔNG NGHIỆP
Tên nghề: May công nghiệp
Trình độ đào tạo: Đào tạo thường xuyên dưới 03 tháng.
Đối tượng tuyển sinh: Lao động trong độ tuổi, có sức khỏe, trình độ học vấn phù
hợp với nghề cần học.
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 05
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ đào tạo thường xuyên dưới 3 tháng.
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Trình bày được kiến thức các môn cơ sở như: Vật liệu may, An toàn lao
động, Vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ để thực hiện các nhiệm vụ cơ bản
của nghề may công nghiệp.
+ Hiểu được tính chất cơ bản của một số nguyên vật liệu sản xuất ra các sản
phẩm may.
+ Biết được nguyên lý vận hành đảm bảo an toàn, tính năng, tác dụng và bảo
quản một số thiết bị cơ bản trên dây chuyền may công nghiệp.
+ Nắm được phương pháp may chi tiết và lắp ráp các chi tiết trên sản phẩm
may thông dụng; kiểm tra được sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu may công
nghiệp.
+ Hiểu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của lao động nghề may công nghiệp về an
toàn, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ.


+ Nắm được kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp.
- Kỹ năng:
+ Sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ phụ trợ trên trên dây chuyền may
công nghiệp như máy may 1 kim; máy vắt sổ 2 kim 5 chỉ; máy cuốn ống; máy thùa
khuyết; máy đính bọ, đính cúc...
+ Vận hành thiết bị an toàn và đúng quy trình kỹ thuật để thực hiện may các
đường may cơ bản như đường vắt sổ; đường may can; đường may viền; đường may
cuốn; đường may mí; đường may lộn; đường may diễu; đường may tra; thùa khuyết;
đính cúc đúng yêu cầu kỹ thuật.
+ May các chi tiết trên sản phẩm áo sơ mi hoặc quần âu như may ly chiết; may
nẹp; may túi; may thép tay; may măng séc; may cổ; may cửa khoá quần; may cạp
quần đạt yêu cầu chất lượng của tài liệu kỹ thuật.


+ May lắp ráp các cụm chi tiết trên sản phẩm áo sơ mi hoặc quần âu như may
vai; tra cổ; tra tay; may sườn; tra măng séc; tra cạp quần; may giàng quần; may đũng;
thùa khuyết đính cúc đạt yêu cầu chất lượng của tài liệu kỹ thuật.
+ Có khả năng làm việc độc lập trên các công đoạn lắp ráp sản phẩm sơ mi
quần âu.
+ Thực hiện các biện pháp an toàn và vệ sinh công nghiệp trong sản xuất.
- Thái độ:
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật, thái độ học tập và rèn luyện nghiêm túc.
+ Có tinh thần trách nhiệm với công việc
2. Cơ hội việc làm:
- Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo sơ cấp nghề May công nghiệp, học sinh
có thể trực tiếp tham gia sản xuất trên các dây chuyền may của các Doanh nghiệp
hoặc làm việc độc lập tại cơ sở do cá nhân tự tổ chức sản xuất.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU :

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: dưới 03 tháng
- Thời gian học tập: 11,5 tuần
- Thời gian thực học: 300 giờ
- Thời gian ôn và kiểm tra hết môn học, mô đun và kết thúc khoá học: 30giờ
(Trong đó kiểm tra kết thúc khoá học 03 giờ).
2. Phân bổ thời gian học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 300 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 39 giờ; Thời gian học thực hành: 261 giờ.
III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN
BỔ THỜI GIAN:

Mã MH,

MH 01
MĐ 02
MĐ 03
MĐ 04
MĐ 05

Tên môn học, mô đun
Các vấn đề cơ bản về may CN
Vận hành thiết bị may
May các đường may máy cơ bản
May áo sơ mi
May quần âu
Tổng cộng

Thời gian đào tạo (giờ)
Trong đó
Tổng

số

LT

TH

KT

36
18
30
120
96

18
03
03
09
06

16
15
27
104
84

2
0.5
0.5
6

6

300

39

246

15


IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP:
1. Hướng dẫn sử dụng các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bổ thời
gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề:
- Chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề được xác định dựa
trên phiếu phân tích nghề, phân tích công việc nghề May công nghiệp.
- Căn cứ nội dung phiếu phân tích nghề để xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ
cần thiết phải đưa vào chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khoá học:
Số
TT

Môn kiểm tra
Kiến thức, kỹ năng nghề:
Mô đun tích hợp lý thuyết và
thực hành

Hình thức kiểm tra

Viết
Bài kiểm tra tích hợp lý
thuyết và thực hành

Thời gian
Không quá 90 phút
Không quá 180 phút


- Đảm bảo sản phẩm được vệ sinh sạch sẽ theo
tiêu chuẩn kỹ thuật

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học : Các vấn đề cơ bản về May công nghiệp
Mã số môn học : MH 01


CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MAY CÔNG NGHIỆP
Mã số của môn học: MH 01
Thời gian môn học: 36 giờ
(Lý thuyết: 21giờ ; thực hành: 15giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔN HỌC:
- Vị trí:
Là môn học cơ sở, trong chương trình các môn học bắt buộc đào tạo nghề May
công nghiệp nhằm trang bị cho người học kiến thức về an toàn lao động, nguyên vật
liệu may và chất lượng sản phẩm trong sản xuất may công nghiệp.
- Tính chất:
+ An toàn lao động mang tính pháp luật, tính khoa học và tính quần chúng.
+ Vật liệu may là phần bổ trợ cho mô đun may áo sơ mi, mayquần âu

+ Chất lượng sản phẩm là phần chuyên môn bổ trợ cho mô đun nghề may áo
sơ mi, quần âu có kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:
- Trình bày được nội dung cơ bản của công tác bảo hộ và an toàn lao động
trong ngành may
- Tuân thủ các biện pháp kỹ thuật an toàn khi sử dụng thiết bị và biện pháp
phòng chống cháy nổ trong ngành may.
- Sơ cứu được nạn nhân khi xảy ra tai nạn lao động;
- Nhận biết vật liệu may và xác định tính chất chung của nguyên phụ liệu,
- Phân biệt mặt trái, phải của nguyên phụ liệu và nhận biết một số lỗi của
nguyên phụ liệu
- Trình bày được các khái niệm, vai trò và tầm quan trọng về chất lượng và
quản lý chất lượng
- Hiểu lợi ích của việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 trong công tác
quản lý chất lượng
- Biết được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, và nhận biết được
một số lỗi thường gặp trên chuyền may công nghiệp
- Xác định được tầm quan trọng của công tác vệ sinh nhà xưởng và vệ sinh đối
với sản phẩm may công nghiệp.
- Rèn tính tự giác, tích cực trong học tập và làm việc;
- Rèn tính cẩn thận, linh hoạt trong quá trình lựa chọn, phân loại vật liệu may.
- Rèn luyện ý thức trách nhiệm trong quản lý chất lượng sản phẩm tại công đoạn
may
III. NỘI DUNG MÔN HỌC
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Thời gian
Số
TT


I

Tên chương, mục

Tổng
số

Phần 1: An toàn lao động
Nội dung cơ bản về công tác bảo hộ lao

12
2


TH Bài Kiểm
thuyết
tập
tra*

6
2

5

1


động và an toàn lao động
- Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao
động và an toàn lao động

- Nội dung, tính chất của công tác bảo hộ lao
động và an toàn lao động
- Định nghĩa và phân loại tai nạn lao động
- Điều kiện lao động và các yếu tố nguy
hiểm, có hại trong lao động
- Tìm hiểu hệ thống luật pháp quy định về
bảo hộ lao động và an toàn lao động.
- Quản lý của nhà nước về bảo hộ, an toàn
lao động
- Quyền và nghĩa vụ của người lao động và
người quản lý lao động

II

Các kiến thức cơ bản về an toàn lao
động trong vận hành các thiết bị ngành
may

4

2

1

1

3

1.5


1.5

3

1.5

1.5

12
2

5,5
1

5,5
1

1

4

2

1

1

- Đặc điểm cơ bản của các loại thiết bị sử
dụng trong ngành may công nghiệp.
- An toàn lao động trong khi vận hành một số

thiết bị trong ngành may
- Môi trường an toàn trong sản xuất sản phẩm
may
- Phương pháp sơ cứu một số tai nạn trong
quá trình lao động sản xuất

III

Kỹ thuật an toàn về điện
- Khái niệm cơ bản về an toàn điện
- Môi trường làm việc có ảnh hưởng đến tai
nạn điện
- Các nguyên nhân và biện pháp đề phòng tai
nạn điện
- Phương pháp sơ cứu tai nạn điện giật

IV

Phòng chống cháy nổ
- Mục đích, ý nghĩa về công tác phòng chống
cháy nổ
- Tìm hiểu nguyên nhân gây ra cháy nổ
- Các biện pháp và phưong tiện phòng tránh
tai nạn do cháy nổ gây ra

V

Phần 2:Vật liệu may
Nhận biết một số loại vật liệu may
- Khái niệm về nguyên liệu, phụ liệu may

- Phân loại nguyên liệu, phụ liệu dùng trong
sản xuất may công nghiệp
- Thực hành nhận biết nguyên phụ liệu trong
sản xuất may công nghiệp

VI

Xác định tính chất chung của nguyên
phụ liệu may


- Tính chất chung
- Giới thiệu các giai đoạn biến đổi tính chất
vải dưới tác dụng của nhiệt độ

VII

Xác định mặt trái, mặt phải của nguyên
phụ liệu may

3

1.5

1.5

3

1.5


1.5

12
2

5.5
2

5.5

1

2

2

6

1

4.5

0.5

3

1.5

1.5


- Xác định mặt trái, mặt phải của vải
- Thực hành nhận biết mặt trái, mặt phải của
một số nguyên phụ liệu

VIII

Nhận biết một số lỗi của nguyên liệu,
phụ liệu may
- Tìm hiểu một số lỗi trên nguyên liệu, phụ
liệu may
- Thực hành xác định một số lỗi trên nguyên
liệu, phụ liệu thường gặp trong sản xuất may
công nghiệp.

IX

Phần 3: Chất lượng sản phẩm
Giới thiệu chung về chất lượng và quản
lý chất lượng sản phẩm may công
nghiệp
- Khái niệm chung về chất lượng
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng.
- Định nghĩa về quản lý chất lượng, vai trò
và chức năng của quản lý chất lượng.
- Tầm quan trọng của chất lượng đối với các
Doanh Nghiệp Việt Nam.
- Một số yêu cầu cần thiết phải có một hệ
thống quản lý chất lượng trong Doanh nghiệp

X


Giới thiệu hệ thống tiêu chuẩn ISO
9000
- Khái niệm và đặc điểm hệ thống tiêu chuẩn
ISO 9000
- Nội dung cơ bản của hệ thống tiêu chuẩn
- Lợi ích của việc áp dụng hệ thống tiêu
chuẩn ISO 9000

XI

Phương pháp kiểm tra chất lượng sản
phẩm trên chuyền may mặc
- Nguyên tắc kiểm tra chất lượng sản phẩm
may
- Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm
từng công đoạn trong chuyền may công
nghiệp
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm may
- Một số lỗi thường gặp trong công tác kiểm
tra chất lượng trên chuyền may

XII

Công tác an toàn vệ sinh sản phẩm may
công nghiệp


- Tìm hiểu tầm quan trọng của công tác vệ

sinh công nghiệp đối với sản phẩm may trong
sản xuất
- Quy trình kiểm tra vệ sinh công nghiệp
trong từng công đoạn sản xuất
- Tìm hiểu một số yếu tố vệ sinh công nghiệp
có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và
người lao động

Cộng

36

18

16

2

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính
vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:
Phần 1: AN TOÀN LAO ĐỘNG
Chương 1: Nội dung cơ bản về công tác bảo hộ lao động và an toàn lao động
Mục tiêu:
- Trình bày ý nghĩa và tính chất, nội dung của công tác bảo hộ lao động và an
toàn lao động;
- Phân tích được các nguyên nhân gây ra tai nạn lao động
- Có ý thức tự giác trong việc thực hiện các biện pháp bảo hộ và an toàn lao
động
Thời gian: 1,5 giờ

1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động và an toàn lao động
2. Nội dung, tính chất của công tác bảo hộ lao động và an toàn lao động
3. Định nghĩa và phân loại tai nạn lao động
4. Điều kiện lao động và các yếu tố nguy hiểm, có hại trong lao động
5. Tìm hiểu hệ thống luật pháp quy định về bảo hộ lao động và an toàn lao động.
6. Quản lý của nhà nước về bảo hộ, an toàn lao động
7. Quyền và nghĩa vụ của người lao động và người quản lý lao động
Chương 2: Các kiến thức cơ bản về an toàn lao động trong vận hành các thiết
bị ngành may
Mục tiêu:
- Trình bày được biện pháp an toàn khi sử dụng các loại thiết bị máy may
- Nhận biết và lựa chọn môi trường sản xuất thích hợp để sản xuất sản phẩm
may và đảm bảo an toàn lao động.
- Có ý thức tự giác trong việc thực hiện an toàn lao động, trong vận hành thiết
bị
Thời gian: 04 giờ
1. Đặc điểm cơ bản của các loại thiết bị sử dụng trong ngành may công nghiệp.
2. An toàn lao động trong khi vận hành một số thiết bị trong ngành may
3. Môi trường an toàn trong sản xuất sản phẩm may
4. Phương pháp sơ cứu một số tai nạn trong quá trình lao động sản xuất
Chương 3: Kỹ thuật an toàn về điện
Mục tiêu:


- Trình bày được khái niệm an toàn khi sử dụng các thiết bị điện.
- Hiểu được các nguyên nhân gây ra tai nạn về điện trong môi trường làm việc
sử dụng các thiết bị điện ngành may.
- Thực hiện các biện pháp sơ cứu người bị tai nạn về điện đúng quy trình và
đúng phương pháp.
Thời gian: 03 giờ

1. Khái niệm cơ bản về an toàn điện
2. Môi trường làm việc có ảnh hưởng đến tai nạn điện
3. Các nguyên nhân và biện pháp đề phòng tai nạn điện
4. Phương pháp sơ cứu tai nạn điện giật.
Chương 4: Phòng chống cháy nổ
Mục tiêu:
- Trình bày được các vấn đề cơ bản dẫn đến cháy nổ.
- Phân tích được các nguyên nhân gây cháy nổ.
- Có ý thức thực hiện tốt các biện pháp phòng chống cháy nổ
Thời gian: 03 giờ
1. Mục đích, ý nghĩa về công tác phòng chống cháy nổ
2. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra cháy nổ
3. Các biện pháp và phương tiện phòng tránh tai nạn do cháy
nổ gây ra
Phần 2: VẬT LIỆU MA
Chương 5: Nhận biết một số loại vật liệu may
Mục tiêu:
- Phương pháp phân loại các vật liệu trong ngành may
- Xác định được một số loại nguyên liệu, phụ liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ,
trong sản xuất may công nghiệp.
- Rèn luyện tính cẩn thận trong quá trình lựa chọn vật liệu ngành may
Thời gian: 1,5 giờ
1. Khái niệm về nguyên liệu, phụ liệu may
2. Phân loại nguyên liệu, phụ liệu dùng trong sản xuất may công nghiệp
2.1 Nguyên liệu chính
2.2 Vật liệu phụ
3. Thực hành nhận biết nguyên phụ liệu trong sản xuất may công nghiệp
Chương 6: Xác định tính chất chung của nguyên phụ liệu may
Mục tiêu:
- Biết được tính chất chung của nguyên phụ liệu May

- Xác định được khả năng chịu nhiệt của vải
- Rèn luyện tính cẩn thận trong quá trình sử dụng bàn là trên một số nguyên
liệu vải
Thời gian: 04 giờ
1. Tính chất chung
1.1. Tính chất hình học


1.2. Tính chất cơ học
1.3. Tính chất lý học
1.4. Tính chất nhiệt học
1.5. Tính chất hóa học
2. Giới thiệu các giai đoạn biến đổi tính chất vải dưới tác dụng của nhiệt độ
2.1. Tìm hiểu khả năng chịu nhiệt của một số loại nguyên liệu
2.2. Tìm hiểu khả năng chịu nhiệt của một số loại phụ liệu
2.3. Thực hành phương pháp sử dụng nhiệt bàn là trên một số nguyên phụ liệu
thường gặp
Chương 7: Xác định mặt trái, mặt phải của nguyên phụ liệu may
Mục tiêu:
- Phương pháp phân biệt mặt trái, mặt phải của nguyên liệu, phụ liệu thường
được sử dụng trong sản xuất may công nghiệp.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong quá trình học tập
Thời gian: 03 giờ
1. Xác định mặt trái, mặt phải của vải
1.1. Xác định mặt trái, mặt phải của vải dệt thoi
1.2. Xác định mặt trái, mặt phải của vải dệt không dệt
1.3. Xác định mặt trái, mặt phải của một số loại phụ liệu, nhãn mác
2. Thực hành nhận biết mặt trái, mặt phải của một số nguyên phụ liệu
Chương 8: Nhận biết một số lỗi của nguyên liệu, phụ liệu may
Mục tiêu:

- Phương pháp nhận biết lỗi của nguyên liệu, phụ liệu may
- Xác định được một số lỗi trên vải, các phụ liệu thường gặp trong sản xuất
may công nghiệp
- Rèn luyện tính linh hoạt sáng tạo trong quá trình lựa chọn nguyên vật liệu
may
Thời gian: 03 giờ
1. Tìm hiểu một số lỗi trên nguyên liệu, phụ liệu may
1.1. Kiểm tra lỗi trên vải
1.2. Kiểm tra lỗi trên phụ liệu may
2.Thực hành xác định một số lỗi trên nguyên liệu, phụ liệu thường gặp trong sản xuất
may công nghiệp.
Phần 3: CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Thời gian: 12 giờ
Chương 9: Giới thiệu chung về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm
may công nghiệp
Mục tiêu:
- Trình bày được các khái niệm, vai trò về chất lượng và quản lý chất lượng
- Xác định được tầm quan trọng của chất lượng và quản lý chất lượng trong
Doanh nghiệp may
- Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật trong học tập
Thời gian: 1,5 giờ


1. Khái niệm chung về chất lượng
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng.
3. Định nghĩa về quản lý chất lượng, vai trò và chức năng của quản lý chất lượng.
4. Tầm quan trọng của chất lượng đối với các Doanh Nghiệp Việt Nam.
5. Một số yêu cầu cần thiết phải có một hệ thống quản lý chất lượng trong Doanh
nghiệp
Chương 10: Giới thiệu hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000

Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm, đặc điểm của hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000.
- Phân tích được lợi ích của việc áp dụng ISO 9000
- Rèn luyện ý thức làm việc theo hệ thống
Thời gian: 1,5giờ
1. Khái niệm và đặc điểm hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000
2. Nội dung cơ bản của hệ thống tiêu chuẩn
3. Lợi ích của việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000
Chương 11: Phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm trên chuyền may mặc
Mục tiêu:
- Trình bày nguyên tắc kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Phân tích được quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Rèn luyện ý thức tuân thủ quy trình kiểm tra chất lượng sản
Thời gian: 06 giờ
1. Nguyên tắc kiểm tra chất lượng sản phẩm may
2. Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm từng công đoạn trong chuyền may công
nghiệp
3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm may
4. Một số lỗi thường gặp trong công tác kiểm tra chất lượng trên chuyền may
Chương 12: Công tác an toàn vệ sinh sản phẩm may công nghiệp
Mục tiêu:
- Trình bày được tầm quan trọng của công tác vệ sinh công nghiệp với sản
phẩm may
- Phân tích được các yếu tố của công tác vệ sinh công nhiệp ảnh hưởng đến
người lao động và chất lượng sản phẩm trong hoạt động sản xuất
- Có ý thức tự giác trong việc thực hiện công tác vệ sinh công nghiệp
Thời gian: 03 giờ
1.Tìm hiểu tầm quan trọng của công tác vệ sinh công nghiệp đối với sản phẩm may
trong sản xuất
2.Quy trình kiểm tra vệ sinh công nghiệp trong từng công đoạn sản xuất

3. Tìm hiểu một số yếu tố vệ sinh công nghiệp có ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm và người lao động.
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔN HỌC:
- Giáo trình Môn học an toàn lao động, vật liệu may, chất lượng sản phẩm


- Mô hình, giáo cụ trực quan theo nội dung học
- Tài liệu tham khảo về an toàn lao động, vật liệu may, chất lượng sản phẩm
- Máy tính, máy chiếu
- Phòng học lý thuyết
- Thiết bị may, thiết bị điện dụng cụ chữa cháy, sơ cứu, quần áo bảo hộ lao động
- Mẫu vật liệu may thường gặp trong may công nghiệp.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
- Kiến thức: Đánh giá qua các bài kiểm tra tự luận về nội dung:
+ Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động và an toàn lao
động
+ Khái niệm, tính chất chung của nguyên phụ liệu may
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm may
- Kỹ năng: Đánh giá việc thực hiện các công việc qua các bài tập về nội dung
+ Sử dụng an toàn các phương tiện, thiết bị máy may và trang bị bảo hộ cá
nhân trong sản xuất
+ Phân loại nguyên phụ liệu may,xác định được mặt trái, mặt phải của vải
+ Xác định được các lỗi sai hỏng trên nguyên phụ liệu ngành may
+ Phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm trên chuyền may mặc.
+ Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm và vệ sinh công nghiệp
- Thái độ: Đánh giá thông qua “Sổ theo dõi người học”
+ Ý thức chấp hành nội quy học tập
+ Tác phong và trách nhiệm đối với công việc
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔN HỌC:
1. Phạm vi áp dụng chương trình:

- Chương trình sử dụng đào tạo cho học sinh trình độ sơ cấp nghề
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Kết hợp các phương pháp dạy học để học sinh dễ tiếp thu kiến thức và vận dụng vào
thực tế các quy tắc về:
- An toàn lao động trong sản xuất ngành may công nghiệp.
- Tổ chức làm bài tập thực hành nhận biết vật liệu may
- Kết hợp công tác quản lý chất lượng và vệ sinh công nghiệp
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- An toàn lao động khi vận hành một số máy may
- Các vấn đề cơ bản về cháy nổ và biện pháp phòng chống cháy nổ
- Nhận biết một số loại vật liệu may và tính chất chung của nguyên phụ liệu
- Xác định mặt trái, mặt phải của nguyên phụ liệu
- Phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm trên các công đoạn may
- Nhận biết một số lỗi thường gặp trên chuyền may công nghiệp.
4. Tài liệu cần tham khảo:
Tài liệu tham khảo về An toàn lao động
- Tài liệu “Luật phòng cháy và chữa cháy” – Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
- Tài liệu “Tập huấn công tác an toàn vệ sinh lao động ”- Tổng liên đoàn Lao động
Việt nam – Liên đoàn lao động Tp Hà nội.


- Tài liệu “ Tập huấn nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy ” – Công an thành phố Hà
Nội – Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy.
Tài liệu tham khảo về Vật liệu may
- Giáo trình Vật liệu May – Trường Cao đẳng công nghiệp Nam Định
- Giáo trình Vật liệu May – Trường Cao đẳng nghề Long Biên
- Giáo trình Vật liệu Dệt – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Tài liệu kỹ thuật – Tổng Công ty May 10
Tài liệu tham khảo về Chất lượng sản phẩm
- Giáo trình Quản lý chất lượng sản phẩm theo TQM và ISO – 9000 - Nhà xuất bản

KH & KT, 2000.
- Giáo trình Tiêu chuẩn hóa và quản lý chất lượng sản phẩm may - Trường Đại Học
Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên.
- Giáo trình Quản lý chất lượng trong Doanh Nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 9000 - PTS
Nguyễn Kim Định.
- Các tài liệu ISO, TCVN 2000 - Nguyễn Quốc Cừ.
- Giáo trình Quản lý chất lượng trang phục - Trường cao đẳng Kinh tế kỹ thuật công
nghiệp I.


CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Vận hành thiết bị may
Mã số mô đun: MĐ 02

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
VẬN HÀNH MỘT SỐ THIẾT BỊ MAY


Mã số của mô đun: MĐ 02
Thời gian mô đun: 18 giờ

(Lý thuyết: 03 giờ; Thực hành: 15 giờ)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
- Vị trí:
+ Mô đun Vận hành một số thiết bị may được bố trí học trước khi học các mô
đun công nghệ may của trình độ sơ cấp nghề
- Tính chất:
+ Mô đun Vận hành một số thiết bị may là mô đun cơ sở bắt buộc, lý thuyết
kết hợp với thực hành trên máy nhằm bổ trợ cho các mô đun công nghệ may

II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN
- Trình bày được quy tắc vận hành, vệ sinh một số loại máy may công nghiệp
cơ bản: 1 kim, vắt sổ 2 kim 5 chỉ, thùa khuy, đính cúc
- Vận hành, vệ sinh được một số loại máy may công nghiệp cơ bản: 1 kim, vắt
sổ 2 kim 5 chỉ, thùa khuy, đính cúc đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo an toàn lao động
- Hiệu chỉnh được các loại đường may theo quy trình công nghệ
- Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức bảo quản thiết bị và tác phong công nghiệp
III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số
TT

1
2
3
4
5

Tên các bài trong môđun

Sử dụng máy 1 kim
Sử dụng máy vắt sổ 2 kim 5 chỉ
Sử dụng máy cuốn ống
Sử dụng máy thùa khuyết
Sử dụng máy đính cúc
Cộng

2. Nội dung chi tiết:


Tổng
số

Thời gian
Thực

hành, Kiểm
thuyế
bài
tra*
t
tập

07
03
04
1,5
1,5

01
01
0.5
0,5
0,5

06
02
03
01
01


0.5

17

3,5

13

0,5


Bài 1: Sử dụng máy may 1 kim
Thời gian: 08 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được quy tắc vận hành, hiệu chỉnh và vệ sinh máy
- Vận hành máy may 1 kim đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn.
- Hiệu chỉnh được đường may máy 1 kim theo yêu cầu kỹ thuật.
- Biết vệ sinh và bảo quản thiết bị máy
- Rèn luyện tính cận thận, tác phong công nghiệp trong học tập.
1. Giới thiệu máy may 1 kim
2. Vận hành máy may 1 kim
2.1. Quy tắc vận hành và hiệu chỉnh máy
2.2. Thao tác vận hành và cách hiệu chỉnh mũi chỉ
2.3. Giới thiệu một số hỏng hóc thông thường và biện pháp phòng tránh
3. Ứng dụng may căn chỉnh đường may trên vải tập
4. Vệ sinh máy may 1 kim
Bài 2: Sử dụng máy vắt sổ 2 kim 5 chỉ
Thời gian: 03 giờ
Mục tiêu:

- Trình bày được quy tắc vận hành, hiệu chỉnh và vệ sinh máy
- Vận hành máy 2 kim 5 chỉ đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn
- Hiệu chỉnh được đường may máy 2 kim 5 chỉ theo yêu cầu kỹ thuật.
- Biết vệ sinh và bảo quản thiết bị máy
- Rèn luyện tính cận thận, tác phong công nghiệp trong học tập.
1. Giới thiệu máy 2 kim 5 chỉ
2. Vận hành máy 2 kim 5 chỉ
2.1. Quy tắc vận hành và hiệu chỉnh máy
2.2. Thao tác vận hành và cách hiệu chỉnh mũi chỉ
1.3. Giới thiệu một số hỏng hóc thông thường và biện pháp phòng trách
3. Ứng dụng may căn chỉnh đường may trên vải tập
4. Vệ sinh máy 2 kim 5 chỉ
Bài 3: Sử dụng máy cuốn ống
Thời gian: 04 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được quy tắc vận hành, hiệu chỉnh và vệ sinh máy
- Vận hành máy cuốn ống đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn
- Hiệu chỉnh được đường may máy cuốn ống theo yêu cầu kỹ thuật.
- Biết vệ sinh và bảo quản thiết bị máy
- Rèn luyện tính cận thận, tác phong công nghiệp trong học tập.
1. Giới thiệu máy cuốn ống
2. Vận hành máy cuốn ống
2.1. Quy tắc vận hành và hiệu chỉnh máy
2.2. Thao tác vận hành và cách hiệu chỉnh mũi chỉ
2.3. Giới thiệu một số hỏng hóc thông thường và biện pháp phòng trách
3. Ứng dụng may căn chỉnh đường may trên vải tập


4. Vệ sinh máy cuốn ống
Bài 4: Sử dụng máy thùa khuyết

Thời gian: 1,5 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được quy tắc vận hành, hiệu chỉnh và vệ sinh máy
- Vận hành máy thùa khuyết đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn
- Hiệu chỉnh được khuyết thùa theo yêu cầu kỹ thuật.
- Biết vệ sinh và bảo quản thiết bị máy
- Rèn luyện tính cận thận, tác phong công nghiệp trong học tập.
1. Giới thiệu máy thùa khuyết
2. Vận hành máy thùa khuyết
2.1. Quy tắc vận hành và hiệu chỉnh máy
2.2. Thao tác vận hành và cách hiệu chỉnh mũi chỉ
2.3. Giới thiệu một số hỏng hóc thông thường và biện pháp phòng trách
3. Ứng dụng căn chỉnh khuyết thùa trên vải tập
4. Vệ sinh máy thùa khuyết
Bài 5: Sử dụng máy đính cúc
Thời gian: 1,5 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được quy tắc vận hành, hiệu chỉnh và vệ sinh máy
- Vận hành máy đính cúc đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn
- Hiệu chỉnh được cúc đính theo yêu cầu kỹ thuật.
- Biết vệ sinh và bảo quản thiết bị máy
- Rèn luyện tính cận thận, tác phong công nghiệp trong học tập.
1. Giới thiệu máy đính cúc
2. Vận hành máy đính cúc
2.1. Quy tắc vận hành và hiệu chỉnh máy
2.2. Thao tác vận hành và cách hiệu chỉnh mũi chỉ
2.3. Giới thiệu một số hỏng hóc thông thường và biện pháp phòng trách
3. Ứng dụng căn chỉnh đính cúc trên vải tập
4. Vệ sinh máy đính cúc
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:

- Chương trình mô đun Vận hành một số thiết bị may;
- Giáo trình mô đun Vận hành một số thiết bị may;
- Phòng học thực hành và các loại thiết bị, máy may có liên quan đến môn học;
- Dụng cụ học tập, thoi, suốt, vải, chỉ, phấn.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
Kiến thức: Đánh giá qua các bài kiểm tra về nội dung:
+
Cách xử lý các tình huống thường xảy ra khi sử dụng máy;
+
Trắc nghiệm khách quan phương pháp vận hành thiết bị may.
Kỹ năng: Đánh giá việc thực hiện các công việc qua các bài tập về nội dung:


Kiểm tra đánh giá kỹ năng thực hành, thao tác vận hành và vệ sinh thiết bị
đúng kỹ thuật, an toàn;
+
Hiệu chỉnh được các loại đường may theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
+


CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun : May các đường may máy cơ bản
Mã số mô đun : MĐ 03

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
MAY CÁC ĐƯỜNG MAY MÁY CƠ BẢN


Mã số của mô đun: MĐ 03
Thời gian mô đun: 30 giờ


(Lý thuyết: 03 giờ; Thực hành: 27 giờ)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔ ĐUN:
- Vị trí:
+ Mô đun May các đường may máy cơ bản là mô đun chuyên môn nghề, được
bố trí học trước khi học các mô đun May áo sơ mi và May quần âu của trình độ sơ
cấp nghề.
- Tính chất:
+ Mô đun may các đường may máy cơ bản là mô đun mang tính tích hợp giữa
lý thuyết và thực hành
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
- Phân biệt được các loại đường may máy cơ bản
- Vận hành và sử dụng máy may 1 kim thành thạo
- May được các kiểu đường may cơ bản đúng quy trình công nghệ, kỹ thuật,
thao tác
- Ứng dụng được các đường may cơ bản để may sản phẩm áo sơ mi và quần âu
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong công nghiệp
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Số
TT
Tên các bài trong mô đun
1
2
3
4
5
6
7


May đường may can
May đường may viền
May đường may cuốn
May đường may mí
May đường may lộn
May đường may diễu
May đường may tra

Tổng số
06
03
06
03
03
03
06

Thời gian

Thực
thuyết hành
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5


05
2,5
05
2,5
2,5
2,5
5,5

Kiểm
tra*
0,5
0,5

Cộng
30
3,5
25,5
01
*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính
vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: May đường may can
Thời gian: 06 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may các loại
đường may can


- May được các loại đường may can đúng quy trình công nghệ, kỹ thuật, thao
tác

- Vận hành và sử dụng máy may 1 kim thành thạo
- Ứng dụng được đường may can để may sản phẩm áo sơ mi và quần âu
- Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập
1. Đường may can rẽ diễu đè hai đường
1.1. Khái niệm
1.2. Yêu cầu kỹ thuật
1.3. Quy cách đường may
1.4. Phương pháp may
2. Đường may can giáp
2.1. Khái niệm
2.2. Yêu cầu kỹ thuật
2.3. Quy cách đường may
2.4. Phương pháp may
3. Các dạng sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh
4. Ứng dụng
5. Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Bài 2: May đường may viền
Thời gian: 03 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may các loại
đường may viền
- May được các đường may viền đúng quy trình công nghệ, kỹ thuật, thao tác
- Vận hành và sử dụng máy may 1 kim thành thạo
- Ứng dụng được đường may viền để may sản phẩm áo sơ mi và quần âu
- Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập
1. Đường may viền cuốn kín
1.1. Khái niệm
1.2. Yêu cầu kỹ thuật
1.3. Quy cách đường may
1.4. Phương pháp may

2. Đường may viền bọc kín
2.1. Khái niệm
2.2. Yêu cầu kỹ thuật
2.3. Quy cách đường may
2.4. Phương pháp may
3. Các dạng sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh
4. Ứng dụng
5. Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Bài 3: May đường may cuốn
Thời gian: 06 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may các loại
đường may cuốn


- May được các đường may cuốn đúng quy trình công nghệ, kỹ thuật, thao tác
- Vận hành và sử dụng máy may 1 kim thành thạo
- Ứng dụng được đường may cuốn để may sản phẩm áo sơ mi và quần âu
- Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập
1. Đường may cuốn đè một đường
1.1. Khái niệm
1.2. Yêu cầu kỹ thuật
1.3. Quy cách đường may
1.4. Phương pháp may
2. Đường cuốn hai đường song song
2.1. Khái niệm
2.2. Yêu cầu kỹ thuật
2.3. Quy cách đường may
2.4. Phương pháp may
3. Các dạng sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh

4. Ứng dụng
5. Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Bài 4: May đường may mí
Thời gian: 03 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may đường may

- May được đường may mí đúng quy trình công nghệ, kỹ thuật, thao tác
- Vận hành và sử dụng máy may 1 kim thành thạo
- Ứng dụng được đường may mí để may sản phẩm áo sơ mi và quần âu
- Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập
1. Đường may mí
1.1. Khái niệm
1.2. Yêu cầu kỹ thuật
1.3. Quy cách đường may
1.4. Phương pháp may
3. Các dạng sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh
4. Ứng dụng
5. Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Bài 5: May đường may lộn
Thời gian: 03 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may đường may
lộn
- May được đường may lộn đúng quy trình công nghệ, kỹ thuật, thao tác
- Vận hành và sử dụng máy may 1 kim thành thạo
- Ứng dụng được đường may lộn để may sản phẩm áo sơ mi và quần âu
- Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập
1. Đường may lộn
1.1. Khái niệm



1.2. Yêu cầu kỹ thuật
1.3. Quy cách đường may
1.4. Phương pháp may
3. Các dạng sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh
4. Ứng dụng
5. Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Bài 6: May đường may diễu
Thời gian: 03 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may đường may
diễu
- May được đường may diễu đúng quy trình công nghệ, kỹ thuật, thao tác
- Vận hành và sử dụng máy may 1 kim thành thạo
- Ứng dụng được đường may diễu để may sản phẩm áo sơ mi và quần âu
1. Đường may diễu
1.1. Khái niệm
1.2. Yêu cầu kỹ thuật
1.3. Quy cách đường may
1.4. Phương pháp may
3. Các dạng sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh
4. Ứng dụng
5. Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Bài 7: May đường may tra
Thời gian: 06 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may đường may
tra
- May được các đường may tra đúng quy trình công nghệ, kỹ thuật, thao tác

- Vận hành và sử dụng máy may 1 kim thành thạo
- Ứng dụng được các đường may tra để may sản phẩm áo sơ mi và quần âu
- Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập
1. Đường may tra lật mí lọt khe
1.1. Khái niệm
1.2. Yêu cầu kỹ thuật
1.3. Quy cách đường may
1.4. Phương pháp may
2. Đường may tra cặp mí
2.1. Khái niệm
2.2. Yêu cầu kỹ thuật
2.3. Quy cách đường may
2.4. Phương pháp may
3. Các dạng sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh
4. Ứng dụng
5. Kiểm tra chất lượng sản phẩm


IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
- Dụng cụ và trang thiết bị
+ Máy may công nghiệp 1 kim;
+ Kéo, thước, phấn, thoi, suốt, kim máy;
+ Máy tính, máy chiếu, phấn bảng.
- Nguyên phụ liệu: Để cho học sinh thực tập và giáo viên may mẫu
+ Bán thành phẩm, chỉ may
- Tài liệu:
+ Chương trình Mô đun Các đường may máy cơ bản;
+ Giáo trình Công nghệ may Các đường may máy cơ bản;
+ Tài liệu tham khảo.
- Các nguồn lực khác:

+ Phòng thực hành may;
+ Bảo hộ lao động nghề may.
- Kiến thức đã có:
+ Vận hành sử dụng thiết bị may;
+ Kiến thức về Vật liệu may;
+ Hiểu biết về điện công nghiệp và an toàn lao động.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Phương pháp đánh giá
- Lý thuyết (viết): Sử dụng các câu hỏi về quy cách, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp
may, ứng dụng của các đường may để kiểm tra mức độ tiếp thu bài học của học sinh;
- Thực hành: Sử dụng các dạng bài tập may các đường may trong chương trình mô
đun đã học.
2. Nội dung đánh giá:
- Kiến thức:
+ Quy cách – Yêu cầu kỹ thuật, phương pháp may và ứng dụng của các đường
may;
+ Điểm lý thuyết được ghi vào bảng điểm tổng kết kết thúc mô đun.
- Kỹ năng: Đánh giá qua các bài tập thực hành đối với nội dung đã học
+ May được các đường may đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật;
+ Điểm thực hành được ghi vào bảng điểm tổng kết kết thúc mô đun.
- Thái độ: Đánh giá thông qua “Sổ theo dõi người học” về các nội dung
+ Có ý thức chấp hành nội quy học tập, thái độ học tập nghiêm túc;
+ Có tác phong nhanh nhẹn, tinh thần trách nhiệm đối với tập thể lớp;
+ Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận, tiết kiệm nghuyên phụ liệu.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình
- Chương trình Mô đun Các đường may máy cơ bản sử dụng để giảng dạy trình độ sơ
cấp nghề: May công nghiệp
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo
- Phương pháp giảng dạy mang tính tích hợp giữa giảng dạy lý thuyết và thực hành,

kết hợp các phương pháp dạy học thuyết trình, phân tích, trực quan, đàm thoại, thao


tác mẫu, trong đó chú trọng là hướng dẫn thực hành, để học sinh dễ tiếp thu bài và
vận dụng kiến thức lý thuyết vào làm các bài tập thực hành có hiệu quả.


×