Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị tại công ty nhiệt điện nghi sơn 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

------------------------------

NGUYỄN ANH TUẤN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY
NHIỆT ĐIỆN NGHI SƠN 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

------------------------------

NGUYỄN ANH TUẤN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY
NHIỆT ĐIỆN NGHI SƠN 1

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ


CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN
TS. NGUYỄN VĂN NGHIẾN

Hà Nội - 2016


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh “MỘT SỐ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ TẠI CÔNG
TY NHIỆT ĐIỆN NGHI SƠN 1” là công trình do em tìm hiểu, nghiên cứu,
không hề có sự sao chép hoặc sử dụng các nội dung sẵn có trong các luận văn,
đồ án khác. Các số liệu trong luận văn là số liệu trung thực. Nếu các thầy cô phát
hiện có sự sao chép nội dung từ các luận văn khác, em xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm trƣớc các thầy cô giáo Viện Kinh tế và Quản lý – Trƣờng Đại học Bách
khoa Hà Nội.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Học viên

Nguyễn Anh Tuấn


i


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ................................................................... v
Danh mục các bảng .................................................................................................. vi
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ MÁY MÓC THIẾT BỊ ...... 4
1.1.

Khái niệm máy móc thiết bị ............................................................................. 4

1.1.1. Theo quan điểm chung ............................................................................... 4
1.1.2. Theo quan niệm của triết học ..................................................................... 4
1.1.3. Dƣới góc độ vốn ......................................................................................... 4
1.1.4. Dƣới góc độ khác........................................................................................ 5
1.2.

Vai trò của máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất của Công ty ................ 5

1.3.

Phân loại máy móc thiết bị ............................................................................... 7

1.3.1. Phân loại theo tính chất tài sản ................................................................... 7

1.3.2. Phân loại theo công năng sử dụng .............................................................. 8
1.3.3. Phân loại theo mức độ mới cũ của máy, thiết bị ........................................ 9
1.4.

Những tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị .......................... 9

1.4.1. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng về mặt hiện vật ............................ 9
1.4.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng về mặt giá trị.............................. 10
1.4.3. Hiệu quả thiết bị tổng thể (OEE) .............................................................. 12
1.5.

Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị ................... 16

1.5.1. Nhóm nhân tố bên trong của doanh nghiệp .............................................. 17
1.5.2. Nhân tố thuộc môi trƣờng bên ngoài ........................................................ 20
1.6.

Kết luận chƣơng ............................................................................................. 22

ii


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG MÁY MÓC
THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN NGHI SƠN 1 .................................... 23
2.1.


Tổng quan về Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn 1 ............................................... 23

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn 1 ......... 23
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn 1 .................. 26
2.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn 1 ................... 27
2.2.

Thực trạng sử dụng máy móc tại Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn 1 ................ 30

2.2.1. Tình hình máy móc thiết bị tại Công ty.................................................... 31
2.2.2. Phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu sử dụng máy móc thiết bị tại
Công ty..... ................................................................................................................. 35
2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị tại Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn
1..................... ............................................................................................................ 46
2.3.1. Phối hợp, phân công giữa các đơn vị trong quá trình sửa chữa thƣờng
xuyên tại Công ty ...................................................................................................... 46
2.3.2. Công tác bảo dƣỡng sửa chữa máy móc thiết bị tại Công ty.................... 56
2.3.3. Công tác đầu tƣ và đổi mới máy móc thiết bị tại Công ty........................ 60
2.3.4. Kết quả đạt đƣợc ....................................................................................... 62
2.3.5. Hạn chế và nguyên nhân........................................................................... 63
2.4.

Kết luận chƣơng ............................................................................................. 66

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MÁY
MÓC THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN NGHI SƠN 1 ......................... 67
3.1.

Định hƣớng phát triển của Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn 1........................... 67


3.1.1. Định hƣớng phát triển chung .................................................................... 67
3.1.2. Mục tiêu và yêu cầu của công tác quản lý máy móc thiết bị.................... 67

iii


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị tại Công ty
Nhiệt điện Nghi Sơn 1 ............................................................................................... 68
3.2.1. Tăng cƣờng công tác bảo dƣỡng, sửa chữa máy móc thiết bị của Công ty
Nhiệt điện Nghi Sơn 1 ............................................................................................... 68
3.2.2. Diễn tập xử lý sự cố trong công tác vận hành .......................................... 72
3.2.3. Tăng cƣờng đầu tƣ cải tiến nâng cao năng lực công nghệ của máy móc
thiết bị........................................................................................................................ 77
3.2.4. Tăng cƣờng đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý và công nhân
trực tiếp sản xuất ....................................................................................................... 79
3.2.5. Thi đua ca vận hành an toàn kinh tế ......................................................... 83
3.3.

Kết luận chƣơng ............................................................................................. 85

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 88
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 89

iv



Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
CBCNV

Cán bộ công nhân viên

EVNTPC Nghi Sơn 1

Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn 1

EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

KPI

Chỉ số đo lƣờng kết quả hoạt động

MFT (Master Fuel Trip)

Tín hiệu dừng lò khẩn cấp

MMTB

Máy móc thiết bị


OEE

Hiệu suất thiết bị tổng thể

TKLM

Trƣởng kíp lò máy

VTTB

Vật tƣ thiết bị

v


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội

Danh mục các bảng
Bảng 2.1: Tóm tắt về Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn 1 ..............................................23
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp các mốc tiến độ chính xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Nghi
Sơn 1..........................................................................................................................25
Bảng 2.3. Thông tin thời gian làm việc tổ máy 01 của 6 tháng đầu năm 2016 ........36
Bảng 2.4. Thông tin thời gian làm việc tổ máy 01 của 6 tháng đầu năm 2016 ........36
Bảng 2.5. Số liệu thống kê 6 tháng đầu năm của lò hơi ............................................37
Bảng 2.6. Bảng tồng hợp tổn thất .............................................................................38
Bảng 2.7. Bảng tồng hợp tổn thất .............................................................................39
Bảng 2.8. Số liệu thống kê 6 tháng đầu năm của tuabin – máy phát ........................40
Bảng 2.9. Số liệu thống kê 6 tháng đầu năm của trạm 220kV ..................................42

Bảng 2.10. Số liệu thống kê 6 tháng đầu năm của hệ thống cung cấp than ..............42
Bảng 2.11. Số liệu thống kê 6 tháng đầu năm của hệ thống cung cấp dầu ...............43
Bảng 2.12. Số liệu thống kê 6 tháng đầu năm hệ thống cung cấp nƣớc ...................44
Bảng 2.13. Kết quả OEE của tổ 1 và tổ 2 .................................................................45
Bảng 3.1. Bảng tống hợp các van hệ thống lò hơi ....................................................71

Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Hình 2.1. Sơ đồ công nghệ nhà máy ......................................................................... 35

Phụ lục
Phụ lục 01 - Bảng theo dõi bảo dƣỡng sửa chữa định kỳ theo khuyến cáo Nhà thầu89
Phụ lục 02 - Bảng kế hoạch bảo dƣỡng sửa chữa hàng tháng ................................ 105
Phụ lục 03 - Bảng số theo dõi vật tƣ tiêu hao hằng tháng....................................... 107
Phụ lục 04 – Bảng báo cáo thực hiện công việc bảo dƣỡng sửa chữa hàng tháng . 108
Phụ lục 05 – Bảng kế hoạch sửa chữa bảo dƣỡng trong đợt dừng tổ máy.............. 110

vi


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986) đã đƣa ra luận
điểm: “ Kinh nghiệm thực tế nhiều năm qua cho thấy, trong bƣớc đầu công nghiệp
hoá xã hội chủ nghĩa, vai trò của năng lƣợng cực kỳ quan trọng, quyết định nhịp độ
phát triển của toàn bộ nền kinh tế”; và khẳng định: “Điện là ngành kinh tế hạ tầng
quan trọng, có vai trò đi đầu trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nƣớc”.

Từ quan điểm của Đảng, ngay trong giai đoạn đầu của công đoạn đổi mới
đến nay ngành điện luôn phát triển nhanh về nguồn điện và hệ thống truyền tải.
Ngày 10/11/2015, Quốc hội đã thông qua Nghị Quyết về kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội năm 2016 với chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) tăng khoảng 6,7% so
với năm 2015. Trên cơ sở sản lƣợng điện đầu nguồn, Trung Tâm điều độ hệ thống
điện Quốc Gia đã dự báo phụ tải hệ thống điện quốc gia năm 2016 theo phƣơng án
cơ sở là 182,62 tỷ kWh. Việc đảm bảo nguồn điện năm 2016 phụ thuộc chủ yếu vào
việc vận hành ổn định, tin cậy của các tổ máy. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả máy
móc thiết bị vô cùng quan trọng. Để đạt đƣợc điều này, chúng ta cần đặc biệt quan
tâm đến công tác duy tu bảo dƣỡng, thay thế thiết bị.
Hiện nay, Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn 1 đã đƣợc cấp chứng chỉ tạm thời và
đƣợc các cấp chính quyền cấp phép để tiến hành phát điện thƣơng mại. Đội ngũ
CBCNV trong đơn vị đã tích lũy đƣợc những kinh nghiệm chuyên môn cũng nhƣ
công tác quản lý nhất định, có truyền thống đoàn kết gắn bó, có ý thức vƣợt lên khó
khăn, có tính kỷ luật và tác phong công nghiệp cao. Môi trƣờng và điều kiện làm
việc đƣợc nâng cao, cải thiện tạo ra động lực cho CBCNV tiếp tục nổ lực, phấn đầu
hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Nhiệt
điện Nghi Sơn 1 bƣớc đầu ổn định công tác nhân sự, quản lý vận hành tốt dây
chuyền sản xuất, các nội dung nổi bật đã hoàn thành bao gồm: Công tác tổ chức và
đào tạo, công tác kế hoạch quản lý vật tƣ thiết bị, công tác quản lý vận hành sản
xuất nhà máy, Công tác tài chính kế toán, công tác an toàn vệ sinh môi trƣờng lao
động và phòng chống cháy nổ bão lụt, đảm bảo điều kiện làm việc, ăn ở cho

1


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội


CBCNV, công tác bảo dƣỡng sửa chữa và quản lý thiết bị, công tác phối hợp hoạt
động với các tổ chức đoàn thể. Trong đó, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật mà EVN giao
đã đƣợc Công ty hoàn thành xuất sắc, để làm đƣợc điều đó công tác bảo dƣỡng sửa
chữa (đột xuất, thƣờng xuyên theo kế hoạch) đƣợc Phòng Kỹ thuật và các Phân
xƣởng phối hợp và tiến hành một cách khoa học và chặt chẽ, tuy nhiên thời gian này
vẫn đang trong quá trình bảo hành của Nhà thầu nên một số nội dung công việc liên
quan đến thiết bị, đến quá trình sản xuất đang bị hạn chế.
Chính vì các lý do trên nên tôi quyết định lựa chọn đề tài “Một số giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị tại Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn
1”.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm một số mục đích sau:

- Khảo sát đƣợc tình hình sản xuất và công tác bảo trì của Công ty.
- Tính toán đƣợc chỉ số hiệu quả thiết bị tổng thể (OEE) hiện tại của Công
ty.

- Phân tích và đánh giá chỉ số hiệu quả thiết bị tổng thể (OEE).
- Đƣa ra những đề xuất mới nhằm nâng cao chỉ số hiệu quả thiết bị tổng
thể của Công ty.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động duy tu bảo dƣỡng nâng cao
hiệu suất máy móc thiết bị của Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn 1.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian nghiên cứu: Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 – Xã Hải Hà,
huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
- Về thời gian nghiên cứu: Trong một số năm gần đây.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Thu thập thông tin về các phƣơng pháp nâng cao chỉ số hiệu quả thiết bị

tổng thể thông qua tài liệu và căn cứ tình hình thực tế ở Công ty để áp dụng.

- Vận dụng những kiến thức về quản lý kỹ thuật để tính toán chỉ số khả

2


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội

năng sẵn sàng, chỉ số chất lƣợng, hiệu suất …nhằm hỗ trợ tính toán chỉ số hiệu quả
thiết bị tổng thể.

- Phân tích chỉ số hiệu quả thiết bị tổng thể (OEE) hiện tại.
- Đề ra chiến lƣợc cho Công ty phù hợp với yêu cầu thực tế để đem lại lợi
ích tốt nhất nhằm nâng cao chỉ số hiệu quả thiết bị tổng thể.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba
chƣơng:
Chƣơng I: Cơ sở lý thuyết về quản lý máy móc thiết bị.
Chƣơng II: Thực trạng công tác quản lý sử dụng máy móc thiết bị của Công
ty Nhiệt điện Nghi Sơn 1.
Chƣơng III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị tại
Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn 1.

3


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh


Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ MÁY MÓC THIẾT BỊ

1.1.

Khái niệm máy móc thiết bị

1.1.1. Theo quan điểm chung
Máy móc là vật đƣợc chế tạo gồm nhiều bộ phận dùng để thực hiện chính
xác một hoặc nhiều công việc chuyên môn nào đó. Trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp tùy từng ngành nghề khác nhau mà trang bị các máy móc thiết bị
thích hợp khác nhau.
Thiết bị là tổng thể những máy móc, dụng cụ phụ tùng cho một hoạt động
nào đó. Bộ phận quan trọng nhất về máy móc thiết bị của doanh nghiệp là thiết bị
gia công gồm tất cả các máy công cụ, dụng cụ thiết bị phụ trợ và các thiết bị khác
sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, xử lý, kiểm tra và bao gói chi tiết gia công hay
sản phẩm.
1.1.2. Theo quan niệm của triết học
Máy móc thiết bị là tƣ liệu lao động là những vật hay phức hợp những vật
thể nối con ngƣời vào đối tƣợng lao động, làm thay đổi hình thức tự nhiên của đối
tƣợng lao động để biến đổi những đối tƣợng lao động đó thành sản phẩm thỏa mãn
nhu cầu đa dạng của con ngƣời.
1.1.3. Dƣới góc độ vốn
Máy móc thiết bị là tài sản cố định, là cơ sở vật chất kỹ thuật của mỗi doanh
nghiệp. Đó chính là hình thái vật chất của vốn cố định, một loạt vốn lớn chiếm tỷ
trọng cao trong tổng số vốn dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Trƣớc khi bắt đầu mỗi quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nhất
thiết phải có sự đầu tƣ vốn lớn mà chủ yếu là để mua sắm máy móc thiết bị, lắp đặt

dây chuyền công nghệ. Bên cạnh đó, máy móc thiết bị còn có tính chất đặc trƣng là
tham gia vào quá trình sản xuất và giá trị của nó chuyển dần vào giá trị của sản
phẩm. Do vậy mà vốn cố định thƣờng có giá trị rất lớn, nó ảnh hƣởng trực tiếp đến
quá trình chu chuyển vốn và quyết định hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

4


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội

1.1.4. Dƣới góc độ khác
Máy móc thiết bị chính là năng lực sản xuất dùng để phát triển quy mô của
doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp xây lắp thì máy móc thiết bị còn là điều
kiện để tham gia đấu thầu các công trình. Máy móc thiết bị sẽ quyết định doanh
nghiệp sẽ sản xuất những sản phầm gì? Số lƣợng bao nhiêu? Và hiệu quả nhƣ thế
nào?
Trong quá trình sử dụng thì giá trị của máy móc thiết bị sẽ giảm dần, nhƣng
hình thái vật chất của nó không thay đổi mà vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu. Sự
giảm dần về giá trị máy móc thiết bị là do hao mòn sinh ra bởi lẽ máy móc thiết bị
tham gia vào nhiều quá trình sản xuất và giá trị của nó đƣợc chuyển dần vào giá trị
sản phẩm. Khi đã chuyển hết giá trị vào giá trị của sản phầm thì chính là lúc máy
móc thiết bị cần đƣợc cải tiến thay thế. Để đánh giá tài sản cố định của doanh
nghiệp trong thực tế ngƣời ta sử dụng các phƣơng pháp và chỉ tiêu khác nhau nhƣng
nhìn chung có thể đánh giá trên hai chỉ tiêu cơ bản là thời gian hoạt động và giá trị
của tài sản cố định.
Tóm lại, máy móc thiết bị là những tƣ liệu lao động cơ bản, là hình thái vật
chất của vốn cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh do nó có một vai trò
rất quan trọng trong quá trình sản xuất và tái sản xuất, trên cơ sở đó sẽ quyết định

hiệu quả kinh doanh tổng hợp của mỗi doanh nghiệp
1.2.

Vai trò của máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất của Công ty
Sự phát triển của máy móc thiết bị đã làm cho sản xuất từ chỗ thủ công tiến

đến nửa cơ khí, cơ khí toàn bộ và đỉnh cao là tự động hoá quá trình sản xuất. Điều
đó đã làm cho sức sản xuất tăng lên không ngừng, sản phẩm ngày càng phong phú
và đa dạng hơn chính là nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại.
Máy móc thiết bị là cơ sở vật chất của quá trính sản xuất và nhƣ vậy mà
doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tính chất đặc
điểm và quy mô sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống máy móc thiết bị ở
doanh nghiệp. Từ chỗ quyết định đến quá trình sản xuất, tác động đến hệ thống tổ
chức sản xuất, đến quyết định và chi phối hệ thống tổ chức quản lý trong doanh

5


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội

nghiệp. Hệ thống tổ chức quản lý xây dựng trên cơ sở vật chất kỹ thuật sẽ đảm bảo
phát huy hết khả năng hiện có của doanh nghiệp để phục vụ cho quá trình sản xuất.
Máy móc thiết bị của doanh nghiệp quyết định tính chất đặc điểm sản phẩm
sản xuất ra. Sản phẩm làm ra với chất lƣợng cao, khối lƣợng lớn cũng phụ thuộc
chủ yếu vào máy móc thiết bị ở doanh nghiệp. Hệ thống máy móc thiết bị tiên tiến,
hiện đại sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển sản xuất.
Đầu tƣ vào máy móc thiết bị tiến tiến vào sản xuất sẽ giảm bớt sức lao động,
tiến tới thay dần sức lao động. Trong quá trình sản xuất, nhờ trình độ khoa học phát

triển, nhiều loại máy móc thiết bị đƣợc chế tạo ra với những tính năng kỹ thuật cao
đã làm phạm vi thay thế của máy móc thiết bị cho sức lao động của công nhân tăng
lên. Máy móc thiết bị thay thế ngƣời lao động làm tăng năng lực sản xuất và chất
lƣợng sản phẩm, thời gian gia công chế tạo rút ngắn, quá trình sản xuất diễn ra
nhanh chóng. Sản phẩm đƣợc sản xuất ra nhiều hơn sẽ là điều kiện thuận lợi cho
việc nâng cao đời sống ngƣời lao động. Ngƣời lao động sẽ có nhiều khả năng để
phát triển trí lực và sức lực của mình phục vụ cho sản xuất đƣợc tốt hơn, tự động
hoá là bƣớc phát triển cao nhất của cơ khí hoá cho phép ngƣời lao động hoàn toàn
làm chủ quá trình sản xuất. Ngƣời lao động giờ đây thay vì cùng máy gia công, sản
xuất sản phẩm đã tách riêng ra khỏi quá trình này để thực hiện công tác kiểm tra,
theo dõi sự hoạt động của máy móc thiết bị, điều chỉnh máy móc thiết bị cho phù
hợp, còn máy móc thiết bị sẽ tự động sản xuất từ khâu đầu đến khâu cuối.
Đạt đến trình độ tự động hoá máy móc thiết bị không chỉ làm giảm nhẹ lao
động mà tiến tới thay thế lao công ngƣời công nhân.
Hệ thống máy móc thiết bị đang hoạt động theo những dây chuyền công
nghệ tiên tiến sẽ đẩy nhanh quá trình chế tạo sản phẩm, thời gian sản xuất đƣợc rút
ngắn, làm cho năng suất lao động đƣợc nâng cao.
Nhờ có sự tham gia của máy móc thiết bị trong sản xuất, sản phẩm sản xuất
ra ngày càng nhiều, doanh nghiệp đạt đƣợc lợi nhuận cao có điều kiện tích luỹ để
mở rộng sản xuất hơn trƣớc, sản xuất sẽ đƣợc phát triển cả về chiều rộng và chiều
sâu.

6


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội

Hoạt động của máy móc thiết bị sẽ tạo điều kiện khuyến khích khả năng sáng

tạo của ngƣời công nhân, cũng nhờ đó mà sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng đa
dạng. Doanh nghiệp có khả năng cung cấp một khối lƣợng sản phẩm lớn hơn trƣớc
với mẫu mã phong phú, chất lƣợng cao thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của ngƣời
tiêu dùng.
Nhƣ vậy, máy móc thiết bị đóng vai trò rất lớn trong quá trình sản xuất. Sử
dụng máy móc thiết bị tốt sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, sản phẩm làm ra nhiều
hơn, doanh nghiệp có điều kiện tích luỹ, đầu tƣ mở rộng sản xuất, nên việc quan
tâm đến sử dụng máy móc thiết bị trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng.
Doanh nghiệp cần phải thực hiện các biện pháp nhất định để nâng cao hiệu quả sử
dụng máy móc thiết bị đảm bảo cho chúng phát huy hết công suất trong sản xuất.
1.3.

Phân loại máy móc thiết bị
Trên thực tế có rất nhiều cách phân loại máy móc thiết bị khác nhau, việc

phân loại này phụ thuộc vào những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho công tác
định giá.
1.3.1. Phân loại theo tính chất tài sản
1.3.1.1.

Máy, thiết bị chuyên dùng

Đây thƣờng là những loại máy, thiết bị đƣợc sử dụng cho những nhiệm vụ
đặc thù, có tính chuyên biệt, do vậy chúng thƣờng ít hoặc không đƣợc giao dịch,
mua bán phổ biến trên thị trƣờng, nên việc thu thập thông tin về giá cả thị trƣờng
của những loại máy, thiết bị chuyên dùng thƣờng rất khó khăn, nhiều khi không có
thông tin giao dịch thị trƣờng.
1.3.1.2.

Máy, thiết bị thông thường, phổ biến


Đây là những máy, thiết bị đƣợc sử dụng khá phổ thông trên thị trƣờng, do
vậy cũng thƣờng xuyên đƣợc trao đổi, mua bán trên thị trƣờng, nên việc thu thập
thông tin về giao dịch, giá cả tƣơng đối thuận lợi.
Cách phân loại này giúp cho việc lựa chọn đúng phƣơng pháp định giá. Ta có
thể thấy rằng với máy, thiết bị chuyên dùng trong nhiều trƣờng hợp phải sử dụng cơ
sở định giá là giá trị phi thị trƣờng với phƣơng pháp chi phí, còn trong trƣờng hợp

7


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội

là máy, thiết bị thông thƣờng, phổ biến sử dụng giá thị trƣờng và phƣơng pháp định
giá phổ biến là phƣơng pháp so sánh trực tiếp.
1.3.2. Phân loại theo công năng sử dụng
Cách phân loại này tƣơng đối phổ biến, nhất là công tác hạnh toán kế toán,
theo tiêu thức này máy, thiết bị đƣợc phân ra:
1.3.2.1.

Máy, thiết bị động lực

Máy phát động lực; máy phát điện; máy biến áp và thiết bị nguồn điện; máy
móc, thiết bị động lực khác.
1.3.2.2.

Máy, thiết bị công tác


Máy công cụ, cẩu trục, máy bơm, thiết bị gia công bề mặt chống gỉ và ăn
mòn kim loại, thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hóa chất, máy móc thiết bị
chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành sứ, thủy tinh, thiết bị chuyên dùng
sản xuất các linh kiện và điện tử, quang học, cơ khí chính xác, máy móc thiết bị
dùng trong sản xuất da, in văn phòng phẩm, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử,
tin học và truyền hình.
1.3.2.3.

Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm

Thiết bị đo lƣờng, thử nghiệm các đại lƣợng cơ học, nhiệt học; thiết bị quang
học và quang phổ; thiết bị điện và điện tử; thiết bị đo và phân tích lý hóa; thiết bị và
dụng cụ đo phóng xạ; thiết bị chuyên ngành đặc biệt; khuôn mẫu dùng trong công
nghiệp đúc; các thiết bị đo lƣờng thí nghiệm khác.
1.3.2.4.

Thiết bị và phương tiện vận tải

Phƣơng tiện vận tải đƣờng bộ, phƣơng tiện vận tải đƣờng sắt, phƣơng tiện
vận tải đƣờng thủy, phƣơng tiện vận tải đƣờng không; thiết bị vận chuyển đƣờng
ống, phƣơng tiện bốc dỡ; thiết bị và phƣơng tiện vận tải khác.
1.3.2.5.

Dụng cụ quản lý

Thiết bị tính toán, đo lƣờng, máy móc thiết bị thông tin, điện tử và phần mềm
tin học phục vụ quản lý, phƣơng tiện và dụng cụ quản lý khác.

8



Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội

Phân loại theo cách này giúp cho việc chọn nhóm chuyên gia có thể am hiểu
chuyên sâu về máy, thiết bị và tạo điều kiện để cập nhật, theo dõi đánh giá động thái
vận hành, cũng nhƣ nắm các số liệu lịch sử.
1.3.3. Phân loại theo mức độ mới cũ của máy, thiết bị
Theo tiêu thức này có:
1.3.3.1.

Máy, thiết bị mới

Máy, thiết bị mới là các máy, thiết bị đƣợc mua sắm mới hoặc chế tạo mới,
chƣa từng đƣợc đƣa vào sử dụng.
1.3.3.2.

Máy, thiết bị cũ

Máy, thiết bị cũ là các máy, thiết bị đã từng đƣợc qua sử dụng.
Việc phân loại này cũng có ý nghĩa trong việc đánh giá sát thực chất lƣợng
của máy móc thiết bị.
1.4.

Những tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị
Trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp muốn đánh giá đƣợc hiệu quả sử

dụng máy móc thiết bị thì cần phải căn cứ vào một số chỉ tiêu đánh giá sau đây:
1.4.1. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng về mặt hiện vật

1.4.1.1.

Mức độ sử dụng số lượng máy móc thiết bị

Trong quá trình sản xuất kinh doanh để biết đƣợc doanh nghiệp làm ăn có
hiệu quả hay không các nhà quản lý thƣờng căn cứ vào số lƣợng máy móc thiết bị
tham gia hoạt động trong sản xuất. Nhƣng để có một lƣợng máy móc thiết bị hoạt
động đúng với khả năng của doanh nghiệp hiện có thì đòi hỏi phải có một đội ngũ
cán bộ kỹ sƣ có trình độ chuyên môn giỏi để quản lý sử dụng chúng có hiệu quả.
Hệ số sử dụng thiết bị hiện có:

Chỉ tiêu này đánh giá số máy móc thiết bị thực tế hiện có trong doanh nghiệp
đã đƣợc sử dụng là bao nhiêu, tỷ số này càng gần tới một càng tốt.

9


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội

Khi đã đánh giá đƣợc các chỉ tiêu nêu trên, ngƣời ta tiến hành so sánh chúng
giữa các năm để biết đƣợc mức độ sử dụng số lƣợng máy móc thiết bị để điều chỉnh
cho hợp lý.
1.4.1.2.

Mức độ sử dụng về thời gian

Để đánh giá mức độ sử dụng về thời gian làm việc của máy móc thiết bị
ngƣời ta thƣờng căn cứ vào công thức sau:


Chỉ tiêu này phản ánh thời gian thực tế làm việc, tỷ số này càng gần 1 càng
tốt.
1.4.1.3.

Mức độ sử dụng về công suất

Để đánh giá mức độ sử dụng về công suất của máy móc thiết bị ngƣời ta
thƣờng dùng công thức.

Chỉ tiêu này nói lên công suất thực tế làm việc so với công suất thiết kế là
bao nhiêu, tỷ số này càng gần tới 1 càng tốt.
1.4.1.4.

Hệ số đổi mới máy móc thiết bị

Căn cứ vào quá trình làm việc của máy, các nhà quản lý sẽ tiến hành đổi mới
trang thiết bị cho phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trƣờng và bắt kịp với nền công
nghiệp hoá hiện nay.

Sau khi đã tính đƣợc chỉ tiêu này các nhà quản lý biết đƣợc doanh nghiệp
mình đã đổi mới đƣợc số lƣợng máy móc thiết bị là bao nhiêu, từ đó có thể đánh giá
đƣợc hiệu quả làm việc của doanh nghiệp.
1.4.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng về mặt giá trị
Nhƣ chúng ta đã biết máy móc thiết bị là hình thái vật chất của vốn cố định.
Do đó khi chúng ta đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định ngƣời ta thƣờng đánh giá
thông qua hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị.
10



Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội

Xuất phát từ việc coi máy móc thiết bị là một yếu tố đầu vào của doanh
nghiệp ta sẽ tiến hành đánh giá bằng việc so sánh nó với các kết quả thu đƣợc trong
chu kỳ kinh doanh qua các chỉ tiêu sau:
1.4.2.1.

Năng suất của máy móc thiết bị

Công thức tính:

Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng giá trị bình quân máy móc thiết
bị bỏ ra kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
1.4.2.2.

Năng suất lao động

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết năng suất lao động của một ngƣời công nhân
trong một năm thì đem lại bao nhiêu doanh thu.
1.4.2.3.

Sức sinh lời của máy móc thiết bị

Ý nghĩa: Chỉ tiêu sức sinh lời của máy móc thiết bị cho biết một đồng
nguyên giá bình quân máy móc thiết bị sử dụng trong năm đem lại mấy đồng lợi
nhuận.
1.4.2.4.


Hiệu quả sử dụng lao động

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ một công nhân làm việc trong một năm thì
đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
1.4.2.5.

Khả năng hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết các khoản nộp ngân sách nhà nƣớc trong mỗi
năm đem lại bao nhiêu đồng giá trị máy móc thiết bị.

11


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội

1.4.3. Hiệu quả thiết bị tổng thể (OEE)
Hiệu quả thiết bị tổng thể (OEE) là một hệ thống các số liệu đánh giá và chỉ
ra làm thế nào để một hoạt động sản xuất đƣợc sử dụng có hiệu quả.
Đây là một công cụ đánh giá quan trọng trong các ngành công nghiệp. Thực
ra, ở bất cứ một doanh nghiệp có vốn đầu tƣ lớn thì việc cải thiện OEE là một
phƣơng pháp tối quan trọng để thúc đẩy việc cải thiện hiệu quả, gia tăng chất lƣợng
và giảm chi phí.
OEE là một phƣơng pháp kết hợp của tất cả 3 tiêu chí:

-

Chỉ số khả năng sẵn sàng


-

Hiệu suất sản xuất

-

Chỉ số chất lƣợng

OEE của một dây chuyền nhà máy cao khi:

-

Khả năng sẵn sàng của máy móc thiết bị trong nhà máy cao

-

Sản xuất với tốc độ chuẩn và gần đến chuẩn của thiết bị

-

Sản xuất với sản phẩm ít nhƣợc điểm và tối thiếu phế liệu

1.4.3.1.

Chỉ số khả năng sẵn sàng

Chỉ số khả năng sẵn sàng là tỷ lệ giữa thời gian thực sự tạo ra sản phẩm với
thời gian hoạt động có thể.


Vậy thời gian hoạt động theo kế hoạch là gì? Nó là tổng thời gian hoạt động
của máy trừ thời gian không hoạt động có kế hoạch.
Tổng thời gian hoạt động trong ca
Thời gian hoạt động theo kế hoạch

Thời gian không hoạt động có kế hoạch

Trong đó: Thời gian không hoạt động có kế hoạch bao gồm:

-

Nhà máy dừng sản xuất có kế hoạch trƣớc

-

Bảo trì máy móc có kế hoạch

-

Thử nghiệm có kế hoạch…

12


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội

Thời gian hoạt động thực tế là gì? Nó là tổng thời gian hoạt động của máy
trừ đi thời gian không hoạt động có kế hoạch và không hoạt động không có kế

hoạch.
Tổng thời gian hoạt động trong ca
Thời gian hoạt động theo kế hoạch

Không hoạt động có kế
hoạch

Thời gian hoạt động thực Thời gian không hoạt
động

tế

không



kế

hoạch
Trong đó: Thời gian không hoạt động không có kế hoạch bao gồm:

-

Máy hỏng

-

Bảo trì máy không có kế hoạch

-


Thử nghiệm không có kế hoạch

-

Những vấn đề dừng máy đột xuất khác…

1.4.3.2.

Hiệu suất sản xuất

Hiệu suất là tỷ lệ giữa sản lƣợng thực tế của máy khi hoạt động so với năng
suất thiết kế tối đa hay sản lƣợng tối đa trong điều kiện hoạt động liên tục.

1.4.3.3.

Chỉ số chất lượng

Chỉ số chất lƣợng là tỷ lệ giữa số lƣợng sản phẩm đáp ứng yêu cầu so với số
lƣợng sản phẩm đƣợc sản xuất.

Điều quan trọng là nhận ra rằng việc cải thiện OEE không phải là mục tiêu
duy nhất. Dữ liệu về hai ca hoạt động sau đây minh họa cho điều này.
Ca 1

Ca 2

Chỉ số khả năng sẵn sàng

90.0%


95.0%

Hiệu suất sản xuất

95.0%

95.0%

13


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội

Chỉ số chất lƣợng

99.5%

96.0%

Hiệu quả thiết bị tông thể

85.1%

86.6%

(OEE)
Có thể nhận thấy rằng ca thứ hai hoạt động tốt hơn ca thứ nhất, vì OEE của

ca thứ hai là cao hơn. Tuy nhiên, rất ít công ty muốn thực hiện tăng 5% độ sẵn sàng
cho một sự suy giảm 3,5% về chất lƣợng. OEE không chỉ cung cấp một con số thần
kỳ, có cung cấp tới ba con số, tất cả chúng đều hữu dụng theo cách riêng của nó khi
một tính huống có thể thay đổi từ ngày này sang ngày khác. Nó cũng giúp hình
dung đƣợc hiệu suất trong những điều kiện đơn giản.
Mục đích của OEE
Bằng cách thực hiện một hệ thống có thể đo lƣờng và phân tích OEE, các
nhà sản xuất có thể cải thiện hiệu suất thiết bị, quy trình vận hành và quy trình bảo
trì. Sau đây là sáu loại tổn thất năng suất mà hầu hết đều đã xảy ra trong sản xuất.

-

Sự cố

-

Cài đặt và hiệu chỉnh

-

Dừng nhỏ

-

Tốc độ giảm

-

Từ chối khởi động


-

Từ chối sản xuất

Mục đích chính của bất kỳ sáng kiến OEE là trở thành nhà sản xuất hiệu quả
nhất trên thị trƣờng, giảm thiểu những thiệt hại chính nêu trên. Một OEE đẳng cấp
thế giới có một tỷ lệ OEE điểm chuẩn ít nhất là 85%. Tuy nhiên, nếu chỉ duy trì một
tỷ lệ 85% không đảm bảo ở trạng thái đẳng cấp thế giới. Mỗi thành phần của OEE
phải đảm bảo mức độ khác nhau của hiệu suất riêng lẻ; chỉ số khả năng sẵn sàng
nên ở mức 90%, hiệu suất nên đƣợc ở mức 95% và chỉ số chất lƣợng ở mức 99%.
Những tiêu chuẩn này cho phép các nhà sản xuất có một điểm tham chiếu để xác
định khi các thành phần này đáp ứng các mức độ chấp nhận đƣợc. Thay vì đƣa ra
quyết định duy trì hoạt tính dựa trên các báo cáo sự cố và các quyết định sản xuất
sản phẩm dựa trên lịch trình nhà máy, đo lƣờng OEE cho phép quyết định một cách

14


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội

chủ động dựa trên thông số, hiệu suất, hiệu quả và phân tích “việc hạn chế của công
đoạn thắt cổ chai”. Việc theo dõi OEE có thể giúp các nhà sản xuất phát hiện các
ảnh hƣởng của vấn đề thiết bị đồng thời cho phép họ nhìn thấy kết quả của nỗ lực
cải tiến của mình.
Tổng quan hơn, OEE cũng nắm bắt đƣợc lý do phát sinh thời gian chết (do
điều kiện máy móc, tình trạng vật chất, nhân viên sản xuất hoặc các vấn đề về chất
lƣợng) và có thể hoàn thiện toàn bộ nhà máy. Ở cấp độ nhà máy, số liệu OEE có thể
tƣơng quan với số liệu nhà máy khác để cung cấp thêm về KPI. Với công nghệ cấp

độ doanh nghiệp, chẳng hạn nhƣ với bảng điều khiển điều hành, các nhà quản lý có
thể theo dõi các số liệu nhà máy OEE và đi sâu xuống để tìm nguyên nhân gốc rễ
của vấn đề, cập nhật từng phút để có thể cải tiến quy trình thời gian thực tế.
Những lợi ích của doanh nghiệp
Thực hiện một hệ thống OEE đầy đủ mang lại lợi ích tài chính trực tiếp đến
hoạt động sản xuất. Một số lợi ích chính đƣợc liệt kê dƣới đây:

-

Giảm chi phí thời gian chết.

Khi một máy quan trọng không hoạt động, nó khiến cho các hoạt động của
các máy khác rơi vào tình trạng ngừng hoạt động theo. Điều này có thể ảnh hƣởng
tiêu cực đến các cam kết giao hàng cho khách hàng, từ đó tác động đến dòng tiền và
doanh thu.

-

Tăng hiệu suất hoạt động

Do điều kiện kinh tế, nhiều công ty sản xuất đã giảm biên chế đáng kể. Do
đó, các nhà sản xuất đang háo hức để tối ƣu hóa năng suất của lực lƣợng lao động
hiện có của họ. Một hệ thống OEE sẽ giúp đƣợc điều này, bởi vì nó không chỉ nắm
bắt đƣợc lý do thời gian chết trong điều hành, mà còn nắm bắt đƣợc dữ liệu về năng
suất. Với thông tin này, việc quản lý có thể đánh giá tốt hơn việc phân bố phù hợp
các nguồn lực dựa trên năng suất của nhân viên. Khi môi trƣờng kinh doanh đƣợc
cải thiện, hệ thống OEE có thể cho phép các nhà quản lý xác định năng lực bổ sung
trong lực lƣợng lao động hiện có thay vì thuê lao động mới.

-


Giảm chi phí chất lƣợng

15


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội

Chỉ số chất lƣợng là một tỷ lệ phần trăm của các sản phẩm tốt sản xuất đƣợc
so với tổng số sản phẩm sản xuất. Do đó, một hệ thống OEE phải nắm bắt đƣợc số
lƣợng tổng số các sản phẩm đã sản xuất, số lƣợng phế liệu, phế phẩm và các lý do
khuyết tật. Bởi vì thông tin này đƣợc ghi nhận tại một máy cụ thể nào đó, khả năng
này thực sự nắm bắt chất lƣợng trong mọi tình huống của sản xuất. Bằng cách theo
dõi dữ liệu chất lƣợng trong mọi tình huống bằng cách sử dụng OEE, các nhà quản
lý sản xuất có thể xác định nguyên nhân gốc rễ và loại bỏ chi phí phát sinh kết hợp
vơi tái chế phế liệu. Cải thiện sự tập trung vào chất lƣợng ở mọi giai đoạn của sản
xuất cũng làm giảm chi phí bảo hành.

-

Tăng năng suất lao động

Một hệ thống OEE cho phép các phòng ban hoạt động mà không cần giấy tờ.
Thông thƣờng, các nhà khai thác cơ sở và các chuyên viên giám sát sử dụng một
lƣợng lớn thời gian ghi chú, phân tích và lập báo cáo lý do thời gian chết và nguyên
nhân gốc rễ bằng văn bản, sau đó giải thích các báo cáo này để quản lý. Một hệ
thống OEE sẽ nắm bắt và báo cáo thời gian chết và hiệu quả một cách tự động. Điều
này tiết kiệm thời gian bị mất trong các hoạt động báo cáo không có giá trị và cho

phép nhân viên tập trung vào các nhiệm vụ có giá trị hơn. Với OEE, tất cả mọi
ngƣời từ nhà máy đến các phòng họp đều đƣợc thông tin nhiều hơn, thƣờng xuyên
hơn và dễ dàng hơn.

-

Tăng năng lực sản xuất

Hiệu ứng ròng của việc cắt giảm thời gian chết của máy móc, năng suất của
ngƣời điều khiển cao hơn và giảm các khuyết tật là khả năng đạt đƣợc mức sản
lƣợng cao hơn với dùng một lƣợng tài nguyên.
1.5.

Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị

Hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị phản ánh trình độ quản lý và sử dụng
máy móc thiết bị của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thể hiện ở
việc tận dụng, tiết kiệm chi phí sửa chữa, sử dụng hợp lý và vận hành tốt máy móc
thiết bị. Theo số liệu thống kê của các nhà kinh tế thì hiện nay các doanh nghiệp
mới chỉ sử dụng khoảng 50% công suất thiết kế. Vấn đề đặt ra là làm sao trong giai
đoạn tới các doanh nghiệp phải tìm cách để huy động tối đa công suất máy móc

16


Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh

Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội

thiết bị phục vụ sản xuất. Muốn vậy các doanh nghiệp cần phải giải quyết tốt các

nhân tố cơ bản sau:
1.5.1. Nhóm nhân tố bên trong của doanh nghiệp
1.5.1.1. Trình độ lao động
Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển rất mạnh mẽ, nó tác động lớn đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị. Đối với
mỗi doanh nghiệp việc áp dụng kỹ thuật máy móc thiết bị hiện đại là điều kiện
quyết định để thắng trong canh tranh và tăng hiệu quả kinh tế. Đối với từng doanh
nghiệp việc trang bị máy móc thiết bị có ý nghĩa khác nhau, chỉ đầu tƣ mua sắm
không thôi thì chƣa đủ, vấn đề quan trọng là ngƣời lao động có hiểu đƣợc nguyên lý
hoạt động, có sử dụng đƣợc hay không. Bởi vì máy móc thiết bị dù có hiện đại tới
đâu cũng do con ngƣời chế tạo, không có lao động sáng tạo của con ngƣời sẽ không
có máy móc thiết bị đó. Mặt khác, kết quả của máy móc thiết bị mang lại cho doanh
nghiệp còn phụ thuộc vào nó có đƣợc sử dụng hiệu quả hay không, nghĩa là công
nhân có sử dụng đƣợc hay không, có tận dụng đƣợc công suất, tận dụng đƣợc
nguyên liệu hay không, và tránh lãng phí thậm chí hỏng hóc máy móc hay không.
Hàng loạt câu hỏi đặt ra về trình độ sử dụng ngƣời lao động mà các doanh nghiệp
quan tâm trƣớc khi đầu tƣ mua sắm máy móc thiết bị. Thực tế cho thấy các doanh
nghiệp nƣớc ta nhập tràn lan máy móc thiết bị, không chỉ máy móc thiết bị lạc hậu
mà còn các máy móc thiết bị khong phù hợp với trình độ của ngƣời lao động, dẫn
đến tốn kém trong đầu tƣ và lãng phí khi sử dụng và kết quả là hiệu quả không đƣợc
cao. Ngoài trình độ sử dụng thì hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị còn chịu ảnh
hƣởng của ý thức trách nhiệm, lao động có kỹ thuật chấp hành đúng nội quy về thời
gian, quy trình bảo dƣỡng, khả năng thích ứng với thay đổi, điều này phụ thuộc vào
doanh nghiệp có tạo ra đƣợc “Môi trƣờng văn hóa tích cực” làm cho mỗi cá nhân có
thể phát huy hết tài năng sức lực của mình, mỗi cá nhân cảm thấy tự hào khi đƣợc
làm việc trong một môi trƣờng tốt. Bƣớc sang thể kỷ 21, sƣ phát triển khoa học kỹ
thuật đã thúc đẩy sự phát triển của nên kinh tế tri thức, đặc trƣng có bản của nền
kinh tế tri thức là khoa học kết tinh trong sản phẩm rất cao, đòi hỏi lực lƣợng lao
động phải là lực lƣợng rất tinh nhuệ, có trình độ khoa học kỹ thuật cao, biết sử dụng
thành thạo các loại máy móc thiết bị. Điều này ngày nay càng khẳng định vai trò

của lực lƣợng lao động đối với việc nâng cao hiệu quả kinh tế kinh doanh nói
chung, hiệu quả sử dụng máy móc thiết bi nói riêng.
1.5.1.2. Trình độ công nghệ máy móc thiết bị
Công cụ lao động là phƣơng tiện mà con ngƣời dùng để tác động vào đối tƣợng
lao động. Quá trình phát triển sản xuất luôn gắn liền với quá trình phát triển công cụ
17


×