Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

DINH HUONG DAY DOC HIEU CAC VAN BAN SU THI TRONG CHUONG TRINH NGU VAN 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.51 KB, 10 trang )

CHUYÊN ĐỀ:
ĐỊNH HƯỚNG DẠY ĐỌC - HIỂU CÁC VĂN BẢN SỬ THI TRONG
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 THPT
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu khoa học, nhà giáo dục đã có
nhiều tìm tòi về phương diện lí thuyết cũng như thực hành ứng dụng và đã thu được
những kết quả đáng ghi nhận mang lại một diện mạo mới cho môn văn trong nhà trường.
Song, việc đổi mới dạy học Ngữ văn trong nhà trường không phải đã được thực hiện
một cách đồng bộ và triệt để. Vấn đề về phương pháp vẫn còn nhiều khoảng trống, cần
tiếp tục nghiên cứu bổ sung. Một trong những khoảng trống ấy là vấn đề đọc - hiểu văn
bản sử thi trong nhà trường phổ thông hiện nay.
Nếu các thể loại văn học dân gian như truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười,
tục ngữ, ca dao đã có mặt ở cấp Tiểu học, THCS thì thể loại sử thi phải đến chương trình
phổ thông (cụ thể là trong chương trình Ngữ văn 10 THPT) mới được đưa vào dạy học.
Là loại hình văn học dân gian ra đời khi xã hội đã thoát thai bầy đàn nguyên thuỷ, sử thi
có cách tư duy và xây dựng nhân vật khác với các loại hình văn học dân gian ra đời sau
này. Chúng ta không thể đánh đồng việc đọc - hiểu các văn bản sử thi cũng như những
thể loại tự sự của văn học dân gian khác. Việc nghiên cứu những đặc trưng của sử thi từ
trước đến nay là một vấn đề tốn nhiều thời gian, khó khăn, hóc búa đối với nhiều nhà
nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, là học sinh THPT với vốn kiến thức có hạn, kĩ năng tiếp
thu vấn đề chưa cao tất yếu sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận với các văn bản này
trong chương trình.
Hiện nay, do sự đổi mới nội dung chương trình SGK, nên phương pháp dạy học văn
cũng phải thay đổi. Chương trình Ngữ văn hiện nay, tổ chức sắp xếp các văn bản thành
các cụm thể loại, nên rất thuận tiện cho giáo viên dạy học theo đặc trưng thể loại. Bên
cạnh đó, chương trình còn được biên soạn theo hướng tích hợp. Trước những điều kiện
mới, việc hướng dẫn dạy đọc hiểu văn bản sử thi có ý nghĩa tháo gỡ những vướng mắc
1


và giúp cho giáo viên, học sinh đỡ lúng túng, bỡ ngỡ khi dạy học theo chương trình đổi


mới.
Hi vọng chuyên đề Định hướng dạy đọc - hiểu văn bản sử thi trong chương
trình Ngữ văn 10 THPT sẽ góp những ý kiến của bản thân giúp giáo viên và học sinh
có những cơ sở tiến hành việc đọc - hiểu các văn bản sử thi một cách có hiệu quả nhất.
Qua đây, chúng tôi cũng mong muốn góp một phần, dù rất nhỏ vào việc đổi mới phương
pháp dạy học Ngữ văn và tạo nên hứng thú cho học sinh khi học môn học này.

2. Giải quyết vấn đề: Định hướng dạy đọc – hiểu các văn bản sử thi
trong chương trình Ngữ văn 10 THPT
2.1 Đọc - hiểu sử thi theo đặc trưng thể loại
Văn học dân gian có nhiều thể loại khác nhau. Mỗi thể loại lại có cách tiếp nhận
riêng, không giống nhau. Vì vậy, giáo viên khi tổ chức đọc - hiểu văn bản ở những thể
loại nào, cần chú ý tới đặc trưng của chúng để tránh sự ngụy biện và nhầm lẫn. Là loại
hình văn học dân gian ra đời khi xã hội đã thoát thai bầy đàn nguyên thuỷ, sử thi có cách
tư duy và xây dựng nhân vật khác với các loại hình văn học dân gian ra đời sau này.
Chúng ta không thể đánh đồng việc đọc - hiểu các văn bản sử thi cũng như những thể
loại tự sự của văn học dân gian khác trong chương trình. Người giáo viên cần đặt những
văn bản này trong đặc trưng thể loại và có sự so sánh, đánh giá với các thể loại khác.
Nhiều vấn đề sử thi không thể giảng dạy theo tư duy phân tích của thần thoại, truyền
thuyết mà phải bắt nguồn từ tư duy suy luận đặc thù của sử thi. Hơn nữa, các văn bản sử
thi trong chương trình là những văn bản tiêu biểu cho sử thi của các dân tộc, lại được bố
trí thành từng cụm. Đây là một thuận lợi cho việc tổ chức đọc - hiểu văn bản sử thi theo
đặc trưng thể loại.
Với những yêu cầu như vậy, chúng tôi muốn đưa ra cách tiếp cận sử thi phải xuất
phát từ đặc trưng thể loại. Dưới đây là một số hướng dẫn dạy đọc - hiểu văn bản sử thi
theo đặc trưng thể loại:

2



2.1.1 Hướng dẫn học sinh đọc - kể văn bản sử thi.
Có thể nói, đây là bước đầu của quá trình thâm nhập văn bản. Nó không chỉ có tác
dụng rất lớn quyết định tới việc tạo ấn tượng thẩm mĩ cho học sinh về văn bản, khơi gợi
ở người học sự tiếp nhận tích cực, tạo sự chú ý, tâm thế ổn định trước khi bước vào tìm
hiểu văn bản, mà còn góp phần tạo nên tâm thế, không khí sử thi. Đối với các văn bản sử
thi dùng để kể chứ không phải để đọc, nó luôn gắn liền với môi trường diễn xướng, dùng
để kể trong dân gian như các sử thi Tây Nguyên hay Iliát và Ôđixê của Hô-me-rơ - được
kể nhiều trong dân gian. Nhiều văn bản mang tính chất kịch. Trong quá trình tổ chức
đọc cho học sinh, giáo viên phải tuỳ vào từng văn bản để có cách đọc - kể phù hợp.
Sử thi Tây Nguyên được đặc trưng bởi lối kể khan. Vào ban đêm, mọi người trong
buôn làng tập trung lại trong không gian nhà Rông bên ánh lửa, Sử thi anh hùng Tây
Nguyên được trình diễn chỉ bởi một nghệ nhân hát - kể. Nhưng giọng của nghệ nhân lại
luôn biến hoá qua từng vai kể: khi thì lời của nhân vật này, nhân vật kia trong tác phẩm,
khi thì lời của người kể chuyện. Điều này giúp tăng cường tính kịch – tính sân kháu của
lối trình diễn sử thi. Đặc điểm này chính là cơ sở để khi tổ chức đọc - hiểu đoạn trích
Chiến thắng Mtao Mxây, giáo viên có thể phân vai cho một số học sinh đọc lời của các
nhân vật, cần có thêm một học sinh đọc phần lời của người kể chuyện - loại lời của nhân
vật này cần được chú ý. Bởi đây cũng là một phương tiện nghệ thuật để biểu hiện thái
độ, tình cảm của cộng đồng người Êđê đối với nhân vật người anh hùng sử thi. Tuy
nhiên đoạn trích khá dài, giáo viên không nên dành quá nhiều thời gian trên lớp cho việc
đọc văn bản của học sinh, chỉ cần cho học sinh đọc một đoạn đối thoại giữa hai tù
trưởng, và một phần của đoạn cuối văn bản (lời người kể chuyện). Đối với đoạn trích
Uy-lít-xơ trở về cỏ thể chuyển thể thành dạng đối thoại kịch được, giáo viên có thể chọn
học sinh phân các vai trong cảnh nhận mặt. Ở đây, cần thể hiện đúng tâm trạng của các
nhân vật nên khi đọc cần thiết phải đúng giọng, có diễn cảm. Tương tự, giáo viên hướng
dẫn học sinh đọc phân vai, diễn cảm đúng sự phát triển kịch tính của sự kiện, đúng sắc
thái những xung đột nội tâm, chuyển biến tâm trạng của các nhân vật trong khi đọc hiểu văn bản Rama buộc tội.
3



Như chúng ta đã biết, sử thi anh hùng có tính chất nguyên hợp, trong đó bao gồm
cả các yếu tố nghệ thuật của ngôn ngữ văn xuôi, ngôn ngữ thơ ca, âm nhạc và cả ngôn
ngữ sân khấu nữa. Chính việc hướng dẫn học sinh đọc - kể văn bản sử thi, sẽ giúp các
em tiếp nhận văn bản có hiệu quả hơn.
2.1.2 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiểu nhân vật sử thi.
Sử thi là loại hình văn học dân gian ra đời từ khi xã hội đã thoát thai bầy người
nguyên thuỷ, nó có cách tư duy và xây dựng nhân vật khác với các thể loại văn học dân
gian ra đời sau này. Khi tổ chức đọc - hiểu sử thi, giáo viên phải xuất phát từ đặc trưng
này để có cách nhìn nhận, phân tích nhân vật đúng với đặc trưng thể loại.
Trước hết là nhân vật sử thi là con người của sự hoàn thiện, hoàn mĩ. Một Đăm Săn
tài năng, bản lĩnh, dũng cảm phi thường và sức mạnh vô địch trong đoạn trích Chiến
thắng Mtao Mxây. Một Uy-lít-xơ muôn vàn trí xảo, một Pê-nê-lốp thận trọng, khôn
ngoan qua cảnh đoàn tụ vợ chồng sau hai mươi năm xa cách trong đoạn trích Uy-lít-xơ
trở về - đó là vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người Hi Lạp. Bên cạnh đó, họ còn là kết tinh
vẻ đẹp của cả cộng đồng, gắn liền với cuống nhau của cộng đồng. Vì thế, khi tổ chức
đọc - hiểu cho học sinh, giáo viên phải luôn chỉ ra cho học sinh thấy được mọi hành
động, việc làm của của người anh hùng đều nhìn dưới cái nhìn của cộng đồng. Từ Đăm
Săn qua cuộc chiến dành lại vợ, hay Rama ruồng rẫy vợ trước mặt cộng đồng,… tránh
suy diễn làm mất đi ý nghĩa đích thực hình tượng nhân vật sử thi. Bản chất thẩm mĩ của
thể loại sử thi phải ca ngợi những phẩm chất anh hùng của thời đại anh hùng qua việc
xây dựng các nhân vật kì vĩ. Sức mạnh Đăm Săn là sức mạnh phi thường. Hành động
của nhân vật trong giao tranh đều là những hành động anh hùng. Nhân vật được đưa vào
những biến cố để thể hiện tính cách. Ở đây, Đăm Săn luôn được so sánh với những nhân
vật phản diện, so sánh về chân dung, sức mạnh, tính cách. Tất cả mọi hành động của
nhân vật đều thể hiện ước mơ của cộng đồng
Dù Đăm Săn đánh Mtao Mxây, Mtao Grư hay đi chặt cây thần, đi bắt nữ thần mặt
trời thì cũng đều nhằm làm rõ, khẳng định khát vọng của con người – khát vọng người
anh hùng, đó cũng chính là tộc người Êđê muốn chế ngự thiên nhiên, phát triển và bảo
4



vệ cộng đồng. Do đó, những cuộc chiến tranh của Đăm Săn với các bộ tộc khác chưa
phải là những cuộc chiến tranh giành lại vợ. Giành lại vợ chỉ là cái cớ để thực hiện khát
vọng của người anh hùng mà thôi. Giành lại vợ trong Đăm Săn là đầu mối dẫn đến hai
điều: bảo vệ danh dự của mình và bộ tộc; bảo vệ và phát triển bộ tộc. Nhân vật lí tưởng
trong sử thi là kết tinh sức mạnh, ý chí, khát vọng đạo đức của cả cộng đồng. Khi tổ
chức đọc - hiểu văn bản Rama buộc tội, giáo viên phải cho học sinh thấy được không chỉ
dừng lại ở một tình tiết oái oăm của câu chuyện chống ghen tuông, vợ oan ức mà quan
trọng hơn, đó là thử thách đạo đức. Rama và Xi-ta phải vượt lên xung đột ngặt nghèo
giữa tình cảm và bổn phận danh dự thể hiện phẩm chất của một người anh hùng, đức vua
mẫu mực, một người phụ nữ lí tưởng – tránh cái nhìn tiểu thuyết hoá đối với nhân vật sử
thi. Đây là những người anh hùng của chủ nghĩa anh hùng tập thể thời kỳ công xã thị
tộc. Nhận thức được điều này, để giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu nhân vật đúng
với đặc truưg thể loại của nó.
2.1.3 Cung cấp những tri thức về đời sống văn hoá, xã hội gắn liền với văn
bản.
Đọc - hiểu văn bản sử thi không chỉ tìm hiểu những vấn đề nghệ thuật có trong tác
phẩm mà giáo viên còn phải cung cấp những tri thức đời sống văn hoá, xã hội nơi nó
sinh thành. Một thực tế là các đoạn trích sử thi trong chương trình có rất nhiều nguồn
ngôn ngữ cổ (mà hiện còn xuất hiện rất ít trong ngôn ngữ hàng ngày). Nhiều danh từ chỉ
đồ vật, cây cối, cách diễn đạt… có lẽ chỉ còn trong kí ức của những nghệ nhân xưa.
Nhưng đây chính lại là đặc điểm quan trọng tạo nên không khí thời đại sử thi, rồi có
những điển tích riêng của từng dân tộc. Nếu giáo viên không có ý thức cung cấp những
tri thức về văn hoá, văn học của mỗi dân tộc thì rất khó để học sinh tiếp nhận văn bản
một cách thuận lợi.
Đọc - hiểu văn bản sử thi phải xuất phát từ nhiều góc độ, điểm nhìn. Bởi vì, bất cứ
một sáng tác văn học nào cũng có mối quan hệ khăng khít, gắn bó với đời sống phong
phú, đa dạng của nhân dân, dân tộc. Chính hiểu biết đầy đủ về đời sống văn hoá, xã hội
nơi văn bản sinh thành sẽ giúp học sinh cảm thụ sử thi sâu sắc hơn. Chẳng hạn khi tổ
5



chức đọc - hiểu văn bản Chiến thắng Mtao Mxây, giáo viên không chỉ nhìn nhận ở yếu
tố ngôn từ của tác phẩm mà chú ý tới các yếu tố phi ngôn từ khác, các điều kiện tồn tại,
diễn xướng trong đời sống văn hoá của nó, đặt tác phẩm sử thi trong quan hệ với văn
hoá dân gian, trong mối quan hệ khăng khít với xã hội - lịch sử, với đời sống vật chất và
đời sống văn hoá tinh thần của người Êđê. Ví dụ như tục nối dây là một tập tục hôn nhân
như thế nào, những buổi sinh hoạt cộng đồng của người dân Tây Nguyên, vai trò ý nghĩa
của tiếng cồng, tiếng chiêng,… Cung cấp những kiến thức về văn hoá con người Ấn Độ
- một Ấn độ hướng tới suy tư về quan hệ giữa con người nhỏ bé và vũ trụ mệnh mông,
quê hươg của tôn giáo. Họ luôn nhấn mạnh ý thức danh dự và bổn phận đạo lí. Rama
vào sinh ra tử để cứu Xi-ta nhưng sẵn sàng hi sinh tình yêu vì đòi hỏi danh dự bổn phẩn
của một đức vua mẫu mực. Xi-ta sẵn sàng hi sinh mạng sống để bản vệ, để chứng minh
cho danh tiết, đức hạnh của người phụ nữ lí tưởng. Một mặt tạo được sự hứng thú ban
đầu trong quá trình tiếp nhận văn bản. Mặt khác, trên cái nền đó học sinh dễ xâm nhập
văn bản hơn nhiều.
Việc cung cấp những tri thức về đời sống văn hoá xã hội gắn liền với văn bản là
một việc làm cần thiết trong dạy học ngày nay. Riêng đối với đọc - hiểu văn bản sử thi
thì càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Bởi thời đại ngày nay khác xa với thời điểm mà sử
thi ra đời về nhiều mặt. Để học sinh chiếm lĩnh một cách đầy đủ, cảm thụ sâu sắc những
những giá trị của sử thi thì quả là rất khó nếu như không cung cấp cho học sinh một số
hiểu biết về thời đại, lối tư duy xưa và dựng lại hoàn cảnh thời đại đó. Trước hết, giáo
viên phải cung cấp những nét văn hoá của con người, dân tộc mà nó sinh thành. Giáo
viên còn phải dựng lại không khí của thời đại. Nói như Mác là quá khứ tuyệt đối, sử thi
thể hiện một quá khứ oai hùng với những chiến công, sự kiện tiêu biểu liên quan đến
dân tộc, cộng đồng. Chính việc làm này cũng tạo nên tâm thế, không khí sử thi thuận lợi
trong giờ học đọc - hiểu văn bản.
2.2 Đọc - hiểu sử thi đáp ứng dạy học tích hợp
Một trong những đổi mới quan trọng của chương trình và SGK Ngữ Văn là lấy
quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo, để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn

6


SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy. Cho nên, bên cạnh việc đọc - hiểu văn
bản phải phù hợp với đặc trưng thể loại thì còn phải đáp ứng dạy học tích hợp. Tích hợp
ở đây được hiểu là sự gắn kết, phối hợp các lĩnh vực tri thức gần nhau của các phân môn
Văn, Tiếng Việt, Làm văn hay giữa các văn bản cùng một phân môn nhằm hình thành và
rèn luyện tốt các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Theo tinh thần này, khi tổ
chức dạy đọc - hiểu văn bản sử thi cho học sinh, giáo viên phải hình thành cho các em
năng lực vận dụng một cách tổng hợp các tri thức, kĩ năng không chỉ văn mà còn huy
động các kiến thức và kĩ năng khác. Trước hết là kiến thức Tiếng Việt, kiến thức Làm
văn và các kiến thức về văn hoá, lịch sử, xã hội,… khác nữa. Câu hỏi đặt ra ở đây là khi
áp dụng vào dạy học đọc - hiểu văn bản sử thi thì nên tổ chức như thế nào? Tuỳ theo loại
văn bản mà người giáo viên cần tích hợp những tri thức đọc - hiểu nào, mức độ và thời
điểm ra sao? Giáo viên phải luôn linh hoạt trong giờ dạy đọc - hiểu văn bản. Có hai kiểu
tích hợp: tích hợp dọc và tích hợp ngang.
Tích hợp dọc là tích hợp một đơn vị kiến thức và kĩ năng đã học trước đó theo
nguyên tắc đồng trục (còn gọi là vòng tròn đồng tâm hay vòng tròn xoáy ốc), cụ thể là
kiến thức, kĩ năng được học ở bài học, lớp học, bậc học sau bao hàm kiến thức và kĩ
năng ở bài học, lớp học, bậc học trước nhưng cao hơn và sâu hơn. Đối với kiến thức đã
dạy, vừa để củng cố ôn tập, đồng thời qua đó rèn luyện cho học sinh kiến thức và kĩ
năng vận dụng mọi kiến thức đã học để xử lí các vấn đề trước mắt. Đối với kiến thức sẽ
dạy, có thể giới thiệu ở chừng mực cần thiết cho sự hiểu biết tối thiểu về khía cạnh đang
được đề cập, đồng thời qua đó có thể khơi gợi trí tò mò, tinh thần ham hiểu biết của các
em và đặt cơ sở thuận lợi cho việc trình bày các kiến thức sẽ học ở bài sau.
Nếu như các thể loại văn học dân gian khác như truyền thuyết, cổ tích, tục ngữ, ca
dao đều đã được học ở các bậc học trước, thì sử thi là một thể loại lên đến bậc THPT
học sinh mới có điều kiên làm quen. Mặc dù, học sinh không có được những nền tảng cơ
bản về tri thức thể loại, không có được sự liên hệ với những kiến thức liên quan đã học
từ lớp dưới. Nhưng từ những tri thức về các thể loại khác, các em có sự so sánh đối

chiếu, đặt cơ sở thuận lợi cho việc trình bày các kiến thức sẽ học ở bài học sau. Chẳng
7


hạn khi tổ chức kiểm tra bài cũ ở bài đọc - hiểu Chiến thắng Mtao Mxây giáo viên có thể
đặt câu hỏi Tóm tắt định nghĩa (mỗi thể loại cho từ 1 – 2 ví dụ minh hoạ) các thể loại tự
sự dân gian. Trong các thể loại đó, ở chương trình Ngữ Văn THCS, có loại thể loại nào
chưa được học? Tại sao sử thi lại được xếp vào thể loại tự sự dân gian? Vì sao không
thể xếp truyện Thánh Gióng hoặc Con Rồng cháu Tiên vào thể loại sử thi? Bên cạnh đó
các văn bản sử thi được sắp xếp bố trí thành cụm, đây là điều kiện thuận lợi cho việc tổ
chức đọc hiểu theo hướng tích hợp. Giáo viên phải linh hoạt, tuỳ vào thời lượng, thời
điểm cụ thể, có ý thức so sánh đối chiếu giữa các văn bản sử thi trong quá trình tổ chức
đọc - hiểu văn bản sử thi cho học sinh. Ví dụ cùng là sử thi anh hùng, nhưng Đăm Săn là
sử thi dân gian (sử thi cổ sơ) trong khi Ô-đi-xê và Ramayana là sử thi bác học (sử thi cổ
điển). Hô-me-rơ, Van-mi-ki đã sưu tầm, biên soạn, trau chuốt, hoàn thiện những chất
liệu sử thi vốn được truyền miệng qua nhiều thế kỉ, kết hợp những sáng tạo cá nhân làm
thành tác phẩm. Ô-đi-xê, Ramayana vì thế phong phú, phức tạp, sâu sắc, tinh tế hơn,
Đăm Săn chất phác, hồn nhiên hơn.
Hai đoạn trích Uy-lít-xơ trở về và Rama buộc tội đều là tình tiết áp chót của hai sử
thi Ô-đi-xê và Ramayana, nơi mà các nhân vật phải vượt qua thử thách cuối cùng, thử
thách lần này không phải do những trở ngại bên ngoài mà chủ yếu do những đòi hỏi tinh
thần của chính các thế lực bên ngoài mà chủ yếu do những đòi hỏi tinh thần của chính
các nhân vật. Thử thách trong Uy-lít-xơ trở về có tính chất một bài toán trí tuệ còn thử
thách trong Rama buộc tội có tính chất sự lựa chọn đạo đức. Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp
cũng như Rama và Xi-ta đều là những cặp nhân vật sánh đôi tri kỉ, khái quát lí tưởng
sống của Hi Lạp và Ấn Độ cổ đại. Nhưng trong khi người Hi Lạp nhấn mạnh qua Uy-lítxơ và Pê-nê-lốp phẩm chất trí tuệ thông minh, mẫn tiệp thì người Ấn Độ nhấn mạnh ở
Rama và Xi-ta ý thức danh dự và bổn phận đạo đức.
Khi tổ chức đọc - hiểu văn bản sử thi, phải giúp học sinh thấy được những câu
chuyện này không chỉ là quan hệ giữa những cá nhân mà đều khái quát những sự kiện,
những vấn đề lịch sử có ý nghĩa quan trọng đối với cả cộng đồng. Các anh hùng đều tập

trung ý chí, sức mạnh, lí tưởng, đạo đức của cả cộng đồng. Cả ba văn bản, về cơ bản,
8


đều thể hiện những đặc điểm nghệ thuật của sử thi, đó là lối thể hiện tâm lí sử thi của
nhân vật (miêu tả tâm lí chủ yếu qua lời nói, hành động, dáng điệu, cử chỉ,…; miêu tả
thường ngắn gọn, không phân tích, mổ xẻ,…) Giáo viên luôn phải có ý thức so sánh đối
chiếu trong giờ học sao cho hợp lí, giúp các em khắc sâu kiến thức, cũng như có cái nhìn
liên hệ.
Trong khi đó, tích hợp ngang (tích hợp theo từng thời điểm) là tích hợp kiến thức
giữa ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn của bộ môn Ngữ văn, đồng thời tích hợp
kiến thức về văn hoá, xã hội, con người,… theo nguyên tắc đồng quy. Để tạo điều kiện
thuận lợi cho học sinh từ những hiểu biết cụ thể về văn bản khái quát nên những kiến
thức lí luận và ngược lại kiến thức lí luận trở thành công cụ để khám phá các văn bản cụ
thể trong chương trình, thì ngữ liệu ở các phần Tiếng Việt và làm văn đều là các văn bản
được lấy trong chương trình. Ví dụ thường các phần Luyện tập của phân môn khác đều
yêu cầu học sinh dùng những kiến thức lí luận đã học để soi sáng một khía cạnh trong
tác phẩm. Ví dụ trong bài Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự ở phần
Luyện tập có câu: Đọc đoạn trích Uy-lít-xơ trở về (trích sử thi Ô-đi-xê) anh (chị) hãy
cho biết:
- Hô-me-rơ kể chuyện gì?
- Ở phần cuối đoạn trích, tác giả đã chọn một sự việc quan trọng, đó là sự việc gì,
được kể bằng những chi tiết tiêu biểu nào? Có thể coi đây là một thành công của Hôme-rơ trong nghệ thuật kể chuyện không, vì sao?. Trong bài Tóm tắt văn bản tự sự ở
phần Luyện tập có câu: Có thể tóm tắt chuyện của những nhân vật nào trong đoạn trích
Uy-lít-xơ trở về? Hãy viết bản tóm tắt chuyện của một nhân vật trong đoạn trích đó. Các
văn bản sử thi cũng thường xuyên được lấy làm đề trong các bài viết. Như vậy, trong
quá trình tổ chức đọc - hiểu, giáo viên rất có điều kiện tích hợp, khắc sâu kiến thức cho
học sinh. Ngay từ bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam, giáo viên đã trang bị tri
thức đọc - hiểu về văn hoá dân gian, tri thức, tri thức về môi trường diễn xướng, tri thức
về đặc trưng thể loại, …sẽ là những tri thức cần thiết để học sinh tiếp nhận các văn bản

sử thi sau này. Sau này, trong bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam, học sinh lại có
9


điều kiện hệ thống, tích hợp thể loại lại một lần nữa. Ngoài ra, trước khi học sinh khám
phá văn bản sử thi, giáo viên nên dành ít phát giới thiệu đôi điều đặc trưng cơ bản nhất
về đất nước đó - những tri thức về đời sống xã hội, lịch sử, văn hoá… là hết sức quan
trọng khi đọc - hiểu văn bản sử thi.
Như vậy, dạy học văn bản sử thi đáp ứng dạy học tích hợp có nghĩa là khi dạy các
văn bản sử thi trong nhà trường THPT, giáo viên cần liên hệ với những kiến thức có liên
quan, liên hệ với các tri thức gần gũi thuộc các phân môtn Tiếng Việt, Làm văn. Mặt
khác, gắn đọc – hiêu văn bản sử thi với các tri thức về đời sống xã hội, văn hoá … của
các dân tộc đó.

3. Kết Luận
Đọc - hiểu văn bản sử thi là một vấn đề đang được các nhà nghiên cứu văn học, các
nhà giáo dục, những người giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở nhà trường
THPT quan tâm sâu sắc. Với đề tài: “Hướng dẫn dạy đọc - hiểu văn bản sử thi trong
chương trình ngữ văn 10 THPT”, hy vọng chuyên đề này sẽ có một ý nghĩa thiết thực
đối với giáo viên và học sinh trong quá trình đọc - hiểu văn bản cụ thể được đưa vào
trong chương trình mới. Góp phần giúp người giáo viên có thể hoàn thành được vai trò
giáo dục của mình trong việc tổ chức hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản, nâng cao
chất lượng dạy học.
Tuy nhiên do hạn chế về thời gian, năng lực, kinh nghiệm giảng dạy, chuyên đề của
chúng tôi mới là những định hướng mang tính chất khái quát, dừng lại ở một phạm vi
hẹp với những vấn đề cơ bản nhất. Rất mong được sự góp ý của các thầy cô để chuyên
đề được hoàn thiện hơn.

10




×